TIKTOK
English Español Português عربي Deutsch Français हिन्दी Italiano Indonesia

Youtube to MP3 Downloader

Download and convert YouTube videos to MP3 with our fast and easy audio converter. Our service is free and no account is needed.

T4VIETNAM.com - Stand Up For Our Country- Contact #VSA Vietnamese Student Association At Your School

  • Added by: T4VIETNAMcom
MEGA FUNK - AS MELHORES JULHO 2024 (Dj Dudu RS)
  • MEGA FUNK - AS MELHORES JULHO 2024 (Dj Dudu RS)

  • Downloads: 38
Zuchu -  Kwikwi (Dance Video)
  • Zuchu - Kwikwi (Dance Video)

  • Downloads: 29
Projeto 1+1 - Péssimo Negócio/Não Posso Dizer Adeus/Sorria/Pra Ver O Sol Brilhar | PAGODE DO MAIS
  • Projeto 1+1 - Péssimo Negócio/Não Posso Dizer Adeus/Sorria/Pra Ver O Sol Brilhar | PAGODE DO MAIS

  • Downloads: 24
Nyasia “I’m The One” (I’m The Club Version) Latin Freestyle Music 1992
  • Nyasia “I’m The One” (I’m The Club Version) Latin Freestyle Music 1992

  • Downloads: 24
SERESTA DO HC 7.0 COMPLETO - Heitor Costa
  • SERESTA DO HC 7.0 COMPLETO - Heitor Costa

  • Downloads: 21
LOVEBITES / When Destinies Align [4K MUSIC VIDEO]
  • LOVEBITES / When Destinies Align [4K MUSIC VIDEO]

  • Downloads: 20
Vou Tomar Um Pingão _Pagode Em Brasília _Bebo Pra Carai _ Edy Britto _ Samuel (DVD SERTANEJO NATTOS)
  • Vou Tomar Um Pingão _Pagode Em Brasília _Bebo Pra Carai _ Edy Britto _ Samuel (DVD SERTANEJO NATTOS)

  • Downloads: 20
Lentes de contato
  • Lentes de contato

  • Downloads: 20
Chanakya - Rishab Rikhiram Sharma (Official Music Video) [Out Now!]
  • Chanakya - Rishab Rikhiram Sharma (Official Music Video) [Out Now!]

  • Downloads: 20
Is It OK If I Call You Mine?
  • Is It OK If I Call You Mine?

  • Downloads: 19
Brass-A-Holics -
  • Brass-A-Holics - "Get It In" Feat. Heata Best

  • Downloads: 19
Lady Gaga - Disease (Official Music Video)
  • Lady Gaga - Disease (Official Music Video)

  • Downloads: 18
Can We Agree
  • Can We Agree

  • Downloads: 18
LOVEBITES / Stand And Deliver (Shoot 'em Down) [Live Video from Knockin' At Heaven's Gate - Part II]
  • LOVEBITES / Stand And Deliver (Shoot 'em Down) [Live Video from Knockin' At Heaven's Gate - Part II]

  • Downloads: 17
Maxixe no Pé de Serra Nordeste Nordestino
  • Maxixe no Pé de Serra Nordeste Nordestino

  • Downloads: 17
The breaks - Kurtis Blow (HQ)
  • The breaks - Kurtis Blow (HQ)

  • Downloads: 17
Dj Gonchix (VHpro-Rswan) - Latvian Big Party 2020
  • Dj Gonchix (VHpro-Rswan) - Latvian Big Party 2020

  • Downloads: 16
Καίτη Γαρμπή - Ένταλμα συλλήψεως - Official Video Clip
  • Καίτη Γαρμπή - Ένταλμα συλλήψεως - Official Video Clip

  • Downloads: 15
Joao Neto & Frederico - Pura Magia
  • Joao Neto & Frederico - Pura Magia

  • Downloads: 14
Britney Spears - Piece Of Me (BL's Extended Mix)
  • Britney Spears - Piece Of Me (BL's Extended Mix)

  • Downloads: 13
@FreeVietKhang8
@FreeVietKhang8
Bức điện ngày 2-3-1954 của Zhou Enlai ra lệnh cho tay sai Việt gian CS : " Nếu muốn đình chiến, tốt nhất nên có một giới tuyến tương đối cố định, có thể bảo đảm được một khu vực tương đối hoàn chỉnh. Trên thực tế, giới tuyến đình chiến hôm nay có thể trở thành ranh giới chia cắt trong ngày mai ... Đường giới tuyến này càng xuống phía Nam càng tốt. Có thể tham khảo vĩ tuyến 16 độ bắc ".
Ngày 23-6-1954, Zhou Enlai bí mật gặp riêng trưởng phái đoàn Anh, Pháp, và nói rõ là ông chấp nhận đình chiến trước rồi sau mới bàn việc chính trị, đồng thời sẽ thúc đẩy Việt Minh chấm dứt can thiệp vào nội tình ở Miên và Lào, xa hơn là giải pháp chia đôi Việt Nam.
Đầu tháng 7 năm 1954, Zhou Enlai trở lại Liễu Châu gặp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, đây phải là cuộc họp gay go và là một sự bắt ép rất nặng vì theo Hồi ký của Võ Nguyên Giáp cuộc họp này kéo dài hai ngày. Trong khi bài thuyết trình của Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh đến thế chủ động của quân đội Việt Minh với trên bản đồ " cả miền Bắc và miền Trung Việt Nam hầu như toàn màu đỏ" thì Zhou Enlai chỉ nói tới tình hình Hội Nghị Genève với những dữ kiện làm cho chúng tôi (Hồ và Giáp) đều ngỡ ngàng ".
Nhà thơ Việt Phương, thư ký của Phạm Văn Đồng từng kể : " Khi bàn thảo về Hiệp định Genève, Bộ Chính trị của ta chỉ đồng ý lấy vĩ tuyến 16 là ranh giới cuối cùng của khu phi quân sự tạm thời giữa hai miền Nam -- Bắc trong thời gian chờ tổng tuyển cử. Nhưng TQ với sự ảnh hưởng của mình, đã khăng khăng ép ta phải đồng ý chọn vĨ tuyến 17. Khi chúng tôi bàn bạc vấn đề này với TQ, họ đã nói : " Chúng tôi là tướng ngoài mặt trận. Các đồng chí hãy để cho chúng tôi tùy cơ ứng biến ". Khi nói như thế, người TQ đã tự cho mình quyền định đoạt số phận của người Việt Nam.
Ngày 20-7-1954, Hồ Chí Minh dưới áp lực của Zhou Enlai đã đồng ý ký kết Hiệp định Genève 1954 chia lãnh thổ Việt Nam thành hai miền, tạo ra vùng đệm an toàn cho TQ viện trợ súng đạn để VGCS thực hiện kế hoach hiểm độc dài hạn của họ " TQ đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng ."
Dẫn đến 20 năm nội chiến đẫm máu 7 triệu xác chết dưới các khẩu hiệu của Hồ Chí Minh : Đánh Cho Mỹ Cút, Đánh Cho Ngụy Nhào ; Đánh Mỹ Cứu Nước !
Đến nay người dân Việt Nam vẫn chưa mở mắt ra để thấy TQ cai trị Việt Nam qua trung gian VGCS.
Việt gian CS CÕN, Việt Nam MẤT
Việt gian CS MẤT, Việt Nam CÒN
Source: "VSA Vietnamese Student Association" http://thediplomat.com/category/blogs/
@T4VIETNAMcom
@T4VIETNAMcom
Ngày 7-1-1959, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Như vậy là ở Đông Nam Châu Á, chúng tôi đã đứng ở tiền đồn của mặt trận dân chủ và hoà bình toàn thế giới chống lại chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh.” (HCMTT, tập 8, trang 258).
Ý tưởng đó cũng đã lại được chính miệng Tổng Bí Thư Lê Duẩn công khai xác định: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung Quốc”.
Như vậy đã rất rõ ràng hiển nhiên rằng mục đích tối hậu cũa hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ chỉ là vì nhu cầu bành trướng của chủ nghĩa CS quốc tế mà thôi.
.
'VN cần Đổi Mới 2 và cải cách thể chế'
    BBC | 2015-08-25
Sau 70 năm Cách mạng Tháng Tám và gần 30 năm cuộc Đổi Mới khởi xướng từ Đại hội lần thứ sáu của Đảng Cộng sản, Việt Nam nay đang có nhu cầu 'cấp bách' tiến hành một cuộc ' Đổi Mới lần hai' về cải cách kinh tế - xã hội và thể chế.

Ý kiến trên được một nhà phân tích kinh tế, chính trị Việt Nam đưa ra bên lề một Hội thảo tư tại Đại học Humboldt, CHLB Đức trong dịp Hè 2015.

Trao đổi với BBC tại Berlin, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nêu quan điểm:

"Việt Nam hiện nay đang đứng trước một yêu cầu rất cơ bản và cấp bách là đổi mới lần thứ hai, mà trong đó trọng tâm là cải cách thể chế.

"Một là Việt Nam đang hội nhập rất sâu và thể chế của Việt Nam có nhiều điểm chưa tương thích với thể chế mà Việt Nam đang hội nhập.

"Điều thứ hai cũng quan trọng là với thể chế hiện nay của Việt Nam, thì xếp hạng của Việt Nam về 'môi trường kinh doanh' của Ngân hàng Thế giới về 'năng lực cạnh tranh' của Diễn đàn Kinh tế thế giới và về 'chỉ số cảm nhận tham nhũng' của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đều rất thấp và chậm có cải tiến."

Trở ngại chính

Trước câu hỏi đâu là trở lực chính cho một cuộc đổi mới, cải cách lần thứ hai về kinh tế, thể chế, nếu có ở Việt Nam trong thời gian tới đây, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho hay:

"Trở ngại chính cho cuộc cải cách lần thứ hai ấy là có một số người hiện nay đã hình thành các lợi ích nhóm và những người ấy có chức, có quyền.

"Họ dùng quyền, chức vụ của họ để thu lợi một cách bất chính và lợi ích nhóm một cách bất chính đó đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra, nhưng cho đến nay chưa thấy đã làm được những động tác gì để giảm lợi ích nhóm và kiểm soát lợi ích nhóm.

"Và chính những người này là những người hiện nay đang trì hoãn, cản trở hoặc không muốn thực hiện cải cách thể chế."

Khi được hỏi đâu là nút bấm chính mà Việt Nam cần nhấn vào đó để khai mở và khởi động cuộc cải cách lần thứ hai này, nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam dưới thời các ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói:

"Cuộc cải cách hai đó, cái nút bấm đó phải là quyết định của Quốc hội cải cách một cách rất cơ bản mô hình thể chế của Việt Nam hiện nay, phải đảm bảo có các tổ chức giám sát độc lập để giám sát quyền lực, để giám sát bộ máy, giám sát việc chi tiêu của chính phủ và giám sát việc đầu tư công một cách độc lập.

"Và người dân có thể tham gia. Vì Chính phủ Việt Nam hiện nay tuyên bố là chính quyền 'của dân, do dân, vì dân' và 'dân biết, dân làm, dân tham gia', nhưng hiện nay không có luật tiếp cận thông tin thì người dân biết gì?"

Giám sát độc quyền

Và nhà phân tích nhấn mạnh thêm khi đưa ra một ví dụ về ai giám sát các tổ chức độc quyền ở Việt Nam hiện nay.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói: "Cần phải có một bộ máy trực tiếp và độc lập để giám sát, chứ nếu không có bây giờ ai giám sát công ty độc quyền?

"Bây giờ cũng lại Bộ ấy vừa quản lý nhà nước, vừa là chủ sở hữu lại vừa giám sát mấy ông độc quyền.

"Ông độc quyền thì ông có quyền của ông ấy, tài chính của ông ấy, tiền bạc của ông ấy rất lớn, thế còn dân đông đảo như thế này, thì dân biết gì? Chả biết gì cả, lại cũng không có quyền, cho nên dân trở thành một đa số im lặng.

"Còn một số thiểu số hết sức có quyền lực và có khả năng chạy đến nói với ông này, nói với ông kia, rồi lobby (vận động hành lang) các chính sách, các luật pháp, các dự án đầu tư công...

"Và Việt Nam chưa có luật về lobby, tức là không biết những ai được ảnh hưởng gì tới những quyết định của Chính phủ. Đầy là những điều mà chúng ta (Việt Nam) cần phải làm trong thời gian sắp tới đây.

"Và điều ấy không dễ dàng bởi vì nó sẽ hạn chế, thậm chí nó tước bỏ lợi ích nhóm của một số người, nhưng một số người hiện nay giàu lên rất nhanh vì người ta có quyền ăn chênh lệch giá đất, vì là người ta cho phép ai đó đốn hết gỗ ở Tây Nguyên đi.

"Vì là người ta cho phép ai đó được khai thác mỏ, tài nguyên, rồi sau đó (tài nguyên) mỏ đó được xuất đi đâu cũng không rõ ràng."

Nhân tố hy vọng

Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội 6 đã khởi động cuộc đổi mới kinh tế và thể chế, trước câu hỏi liệu Đại hội lần thứ 12 tới đây 'có dám' đưa ra một cuộc đổi mới hai mang tính chất lịch sử hay không, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nêu quan điểm:

"Hiện nay đang có những nhân tố để chúng ta có thể hy vọng, nhân tố rất quan trọng là chuyến thăm lịch sử của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ và được Tổng thống Obama đón tiếp rất trọng thị ở phòng Bầu dục và trong đó hai bên đã có cam kết tôn trọng lẫn nhau.

"Và Việt Nam cam kết sẽ gia nhập Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu gia nhập cái đó, Việt Nam phải tôn trọng một số cam kết về mặt nhân quyền, về mặt tự do được thành lập công đoàn.

"Và nhân quyền ở đây không có cái gì to tát, cũng không có câu chuyện gì là diễn biến hòa bình cả, đấy là quyền của người dân được biết thông tin.

"Đấy là quyền của người dân được phát biểu ý kiến, đấy là quyền của người dân được biểu tình; như là đốn cây xanh ở Hà Nội thì người dân có quyền đi biểu tình để phản đối việc đốn cây xanh ấy. Tất cả điều đó không có gì ghê gớm cả và một quyền nữa là quyền lập hội.

"Tất cả quyền đó, Hiến pháp Việt Nam đã có quy định, nhưng đến bây giờ chưa có luật, thì hy vọng Đại hội 12 này sẽ có một bước chuyển biến và thừa nhận những quyền đó, thực thi Hiến pháp mà chính Quốc hội Việt Nam đã thông qua," Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói với BBC.

Quý vị có thể theo dõi toàn văn nội dung cuộc phỏng vấn của BBC với TS. Lê Đăng Doanh trên kênh YouTube của chúng tôi tại đây.
Việt Nam đang rất cần cuộc 'đổi mới lần hai'  https://www.youtube.com/watch?v=qYSb9Tl8vDA
.
___
.
Một cuộc cách mạng vô nghĩa
    Lê Diễn Đức - RFA http://www.rfavietnam.com/blog/95 Vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, công chức Hà Nội được lệnh của Khâm Sai Phan Kế Toại tổ chức một cuộc mít tinh ở trước Nhà Hát Lớn Hà Nội.

Hàng ngàn người với lá cờ vàng ba sọc đỏ (có sọc giữa dứt quãng, cờ Quẻ Ly) xuống đường mừng ngày độc lập, sau khi Đế quốc Nhật Bản tuyên bố "trao trả độc lập cho Việt Nam".

Hoàng đế Bảo Đại trong ngày 11 ttháng 3 năm 1945 đã tuyên bố độc lập và thành lập chính quyền mới, với chính thể quân chủ lập hiến do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng. Tên nước được gọi là Đế quốc Việt Nam.

Bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ ban công của nhà hát xuống, một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh và hát bài Tiến Quân Ca. Cuộc biểu tình của công chức biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh.

Nhạc sĩ Tô Hải, một người còn sống ở Sài Gòn, nhân chứng sống cho sự kiện ấy, mô tả lại, như thế.

Hai ngày sau, tức là 19 tháng 8, Việt Minh đứng ra tổ chức một cuộc mít-tinh lớn, cũng ở trước nhà hát Lớn Hà Nội. Sau đó, đoàn người đến chiếm phủ Khâm sai đại thần. Khâm Sai Phan Kế Toại đầu hàng, cờ quẻ Ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên.

Sau khi Việt Minh cướp được chính quyền tại Hà Nội và nhiều nơi khác, Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim ở Huế nộp đơn xin từ chức.

Ngày 22 tháng 8, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị. Bảo Đại chấp nhận và tuyên bố "Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban cách mạng, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban (Việt Minh) sớm tới Huế, để nhận bàn giao".

Hoàng đế Bảo Đại lúc bấy giờ đã nói một câu nổi tiếng: "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".

Thế là cách mạng tháng 8 thành công! Một cuộc cách mạng không có xung đột vũ trang, chẳng có tên thực dân Pháp hay phát xít Nhật nào trên đường phố Hà Nội, không một người chết. Việt Minh đã cướp chính quyền dễ như trở bàn tay, bằng lợi dụng được tình thế giao thời hỗn loạn của lịch sử khi phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh vô điều kiện và đang lúng túng chờ quân đồng minh tới giải giáp.

Và chỉ sau khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, Hồ Chí Minh cùng với các nhà lãnh đạo khác của Đảng Cộng Sản Việt Nam mới từ Tân Trào trở về Hà Nội và ngày 2 tháng 9 độc tuyên ngôn độc lập. Nhà nuớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời.

Mặc dù tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, mang tiếng là Chính phủ thân Nhật, bù nhìn, nội các của Thủ tướng Trần Trọng Kim đã làm được những quan trọng như :

- Thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ trước đó bao gồm đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và các đảng phái quốc gia, đồng thời cho phép các tổ chức, hội đoàn chính trị được hoạt động công khai.

- Tuyên bố nước Việt Nam đôc lập, và hủy bỏ Hiệp ước Bảo hộ 1884 (Hòa ước Patenôtre).

-  Thống nhất về mặt danh nghĩa, đưa đất Nam Kỳ trở lại với nguồn cội Việt Nam.

- Thay chương trình học bằng tiếng Pháp chuyển sang học bằng tiếng Việt. Hành chánh được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ...

Việt Minh là tên gọi tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh, liên minh chính trị do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941 với mục đích "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập".

Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để đối phó với chủ trương tiêu diệt đảng của Pháp, Trung Hoa Dân Quốc và các đồng minh của họ, nhưng thực chất vẫn nắm vai trò lãnh đạo. Đến tháng 3 năm 1951 khi Việt Minh bị giải tán và Đảng Cộng Sản trở lại đúng với vị trí của họ.

Mục đích của Việt Minh trong sáng, rõ ràng đã đánh đúng vào lòng yêu nước, tinh thần chống Pháp, Nhật, nên tập hợp được lực lượng quần chúng đông đảo. Khi Pháp trở lại Đông Dương, Việt Minh tiếp tục cuộc vận động, lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến 9 năm và làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

Theo Hiệp định Geneva 1954, Việt Nam bị chia thành hai phần, từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc miền Bắc Cộng Sản, từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc Việt Nam Cộng Hoà.

Đảng Cộng Sản Việt Nam giành độc quyền cai quản trên toàn miền Bắc, thực hiện Cải cách Ruộng đất vô nhân đạo làm chết oan hàng trăm ngàn người, bắt nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, thực thi chính sách kiểm duyệt, quản lý hộ khẩu, phân phối lương thực, chất đốt, cải tạo công thương, v.v... Một nhà nước không được dân bầu ra thông qua bầu cử tự do như Cương lĩnh của Việt Minh đã xác định.

Một chế độ bạo lực và khủng bố ngự trị trên toàn miền Bắc. Tất cả những tiếng nói bất đồng chính kiến hay phản kháng chế độ đều bị vùi dập và đàn áp dã man. Một bộ máy tuyên truyền, giáo dục khổng lồ của chế độ sử dụng hết công suất nhồi sọ con người ngay từ khi còn bé.

Giờ đây người ta mới hiểu ra rằng, tại sao ngay từ cuộc cách mạng tháng Tám, Việt Minh đã lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ. Rõ ràng đây một cuộc khởi nghĩa cướp đoạt quyền lực và tiếm quyền có ý thức nhằm áp đặt hệ thống chinh trị cộng sản chuyên quyền.

Cũng với chế độ này, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đảng Cộng Sản Việt Nam nhuộm đỏ toàn quốc. Với chiêu bài đánh đuổi ngoại xâm, họ đã đưa dân tộc vào một cuộc chiến đẫm máu và dai dẳng và cưỡng chiếm miền Nam.

Cụ Lê Hiền Ðức, một người đi theo cách mạng từ lúc còn nhỏ, một công dân chống tham nhũng nổi tiếng, đã viết bài “Phản cách mạng đã rõ ràng” sau khi chứng kiến vụ cưỡng chế đất đai của nông dân Văn Giang, Hưng Yên:

“Cuộc cách mạng mà lớp người chúng tôi đã tham gia 60-70 năm trước nay đã bị phản bội một cách trắng trợn, triệt để. Công hữu, sở hữu toàn dân chỉ là chiêu bài để tư hữu hoá, tư nhân hoá, biến của chung thành của riêng”.

“Ðảng Cộng Sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam thừa nhận ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai rất tròng tréo, rắc rối, có nhiều thiếu sót và mâu thuẫn nhau. Nhưng ai là tác giả của chúng? Chính là họ. Ai được hưởng lợi từ chúng? Cũng chính là họ”.

Ông Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đã phải cay đắng nói: "Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay".

Công nhân, giai cấp mà ĐCSVN gọi là đội quân tiên phong, trở thành lực lượng bần cùng của xã hội, bị các ông chủ tư bản bóc lột nặng nề, đồng lương không đủ sống, điều kiện làm việc khắc khổ.

Cuộc cách mạng tháng Tám trở nên vô nghĩa và mục đich của nó bị đảo ngược. Những kẻ cầm quyền mặc sức tham nhũng, ăn chặn. Bằng đồng tiền ăn cắp và ăn cướp, họ sống xa hoa trên sự nghèo đói của người lao động. Bất công, bất bình đẳng và suy thoái đạo đức xã hội nghiêm trọng, tệ hại còn hơn chế độ thực dân cũ.

Giống như đất nước Ba Lan sau Chiến tranh Thế giới II, thoát hiểm hoạ phát xít Đức thì bị hoạ cộng sản chụp xuống. Chế độ cộng sản dối trá, tàn nhẫn, tước đoạt quyền tự do của con người đến mức sau khi lật đổ nó vào năm 1989, Hiến pháp dân chủ cấm mọi hình thức tuyên truyền và hoạt động của chủ nghĩa Cộng sản.

Tất cả những điều tôi phân tích trên đây tương tự như nhận định của luật sư Nguyễn Văn Đài (trên trang Facebook), một nhà hoạt động dân chủ, đang sống ở Hà Nội:

"Làm cách mạng để xây dựng lên chế độ độc đảng toàn trị, không có tự do, dân chủ và nhân quyền. Đó là một cuộc cách mạng vô nghĩa và thất bại. Bởi chúng ta đã thay thế sự cai trị văn minh của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị độc ác, tàn bạo, tham lam của giặc nội xâm".
.
___
.
Trao đổi thư tín với thính giả 21.08.2015  http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-082115-08212015113151.html
    Hòa Ái, phóng viên RFA | 2015-08-21
VN đang chuẩn bị đón mừng ngày lễ Quốc khánh nước CHXHCNVN mùng 2 tháng 9 và trong những ngày vừa qua người dân thủ đô cảm thấy bất bình trước một Hà Nội sặc sỡ màu hoa Trung Quốc. Mở đầu chương trình hôm nay, Hòa Ái trích đăng ý kiến của quý khán thính giả cùng độc giả gửi về xoay quanh vụ việc này. Trước hết là chia sẻ của một thính giả từ Hà Nội:

“Tôi không ước lượng được bao nhiêu thùng hoa của Trung Quốc trang trí trên đường phố Hà Nội dịp này. Nhưng theo báo chí và theo tôi nghĩ thì có thể là cả 100%. Bởi hiện tại chưa có làng hoa nào cung cấp hoa cho đường phố Hà Nội, như vậy hoa ở đâu ra? Làm thế có nên không, bởi tiền mua hoa là từ thuế của dân và lúc này quan hệ Việt-Trung đang rất nhạy cảm. Phải tuyệt đối ngăn chặn hàng hóa của Trung Quốc sang Việt Nam nhưng chúng ta lại đi ngược lại tinh thần của nhân dân, thậm chí là chủ trương cũng đi ngược lại. Nếu một nhà nước, một chính phủ có trách nhiệm thì phải xem lại, không thể để cứ làm manh mún như vậy, đến khi nó vỡ xòa ra rồi thì không thể làm gì được nữa. Làm như thế là vô trách nhiệm, thậm chí có thể xếp nó vào diện phản động.”

“Tại sao kêu gọi người VN dùng hàng VN mà lãnh đạo lại xài hàng Trung Quốc?”

“Tội nghiệp những người trồng hoa Việt! Đành nhường chỗ cho hoa nhập từ Trung cộng thôi!”

“Rẻ thì mua. Tinh thần dân tộc rất quý nhưng kinh tế cũng là điều đáng quan tâm”.

“Vậy mà nói yêu nước là thúc đẩy ngành sản xuất hoa của nước nhà?”

“Bài hát tặng anh hùng liệt sĩ còn hát quốc ca của Trung Quốc được chứ mấy cái bông cái hoa chỉ sử dụng có vài ngày  mua của ai mà chả được. Mua xa một chút để kiếm chác đó mà”.

“Trang trí là do Công ty Công viên. Vừa rồi kế hoạch chặt cây bị dở dang vì người dân phản đối nên giờ nhập hoa lạ về để kiếm thêm bù vào việc chặt cây chưa đủ”.

“Dễ hiểu thôi, hoa Trung Quốc rẻ mà không rõ nguồn gốc thì lại càng không rõ giá gốc là bao nhiêu nên tha hồ thổi giá giống như ụ nổi Vinalines. Bí mật luôn là thứ được áp dụng trong kinh doanh ở đất nước VN này, chẳng hạn như cây Mỡ trên đường Nguyễn Chí Thanh mãi mới bị phanh phui là cây Mỡ chứ đầu tiên nó là Vàng tâm”.

“Ai nói gì thì nói, ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi, lời nói gió bay. Xong lễ, hoa tàn, chỉ còn lại cái gì nằm trong túi mới quan trọng”.

“Toàn những người lãnh đạo không biết thẹn cũng chẳng biết nhục”.

“Hết tàu lạ, cờ lạ, nhạc lạ…Rồi sẽ có chủ tịch lạ”.

“Không lẽ bị Hán hóa?”

“Người VN ưu tiên dùng hàng Trung cộng là đúng thôi. Lãnh đạo đã quy phục thì dân đen xin nhập quốc tịch mẫu quốc là vừa”.

Nhân dịp lễ Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm nay, liên quan đến đợt đặc xá tù nhân ở VN, dư luận trong và ngoài nước quan tâm thông tin về tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần từ chối làm đơn xin định cư ở Hoa Kỳ theo đề nghị của công an VN. Tiếp theo trong chương trình, Hòa Ái trích đăng các ý kiến liên quan:

“Nếu xét có tội thì ở tù, không có tội phải thả ngay lập tức và bồi thường oan sai. Không thể mang sinh mệnh của công dân ra đánh đổi cái này, cái kia được”.

“Rất sáng tạo, một vốn bốn lời. Cứ bắt người dân bất đồng chính kiến rồi sau đó mặc cả với các cường quốc phương Tây để thả người. Khi thả đem về 1 mớ quyền lợi lại được khen có cải thiện nhân quyền”.

“Tù nhân lương tâm là nguồn tài nguyên vô tận của CSVN”

“Nhà cầm quyền Hà Nội có 90 triệu người dân để đổi chác khi cần”.

“Với tốc độ phát triển này thì sắp tới VN sẽ là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu tù nhân”.

“Chính quyền kiểu gì thiệt tình không hiểu nổi, lấy dân mình ra làm giá với lòng ân huệ, làm ăn với nước khác?”

“Những người sẽ bị tống khứ ra khỏi VN là những người có thể gây ảnh hưởng đến dân chúng, nhất là giới công nhân và nông dân. Một điều kiện tiên quyết trong việc đàm phán TPP là công đoàn độc lập. CSVN rất sợ người dân chống đối sẽ dẫn đến chế độ bị lung lay”.

“Cái trò kiếm kiếm tiền trên người dân kiểu nầy không phải mới, cứ nhìn gương Cộng Hoà Dân Chủ Đức sẽ rõ. Rốt cuộc Đảng Cộng sản Đức cũng không còn. Đây là sự thật lịch sử cách nay khoảng 25 năm thôi”.

“Nếu chị Tạ Phong Tần có qua Mỹ thì xin các vị kiều bào đừng làm tổn thương chị ấy như anh Điếu Cày đã bị. Cảm ơn”.

Trong tuần qua, liên quan đến lãnh vực giáo dục, sự kiện cậu bé Vũ Thạch Tường Minh, 14 tuổi, học sinh trường Amsterdam-Hà Nội phát biểu rằng “Bây giờ giáo dục VN con thấy quá là thối nát rồi” đặc biệt thu hút sự quan tâm của công luận. Sau đây là những chia sẻ xoay quanh đề tài này:

“Cái sự học bây giờ sao mà rối ren thế không biết!”

“Giáo dục phải theo đường lối của Đảng CSVN”.

“Ông Hồ Chí Minh đã nói 100 năm trồng người nhưng thành quả 85 năm qua để chú bé 14 tuổi kết luận là ‘thối nát’. Thiệt là một thảm họa cho dân tộc VN”.

“Phát biểu của một cậu bé chỉ có 14 tuổi thôi, có những ý kiến cực kỳ chính xác: ‘Giáo dục VN hiện giờ không thể cải cách được nữa mà cần phải có một cuộc cách mạng’. Thực sự, từ cách mạng là từ rất chính xác vào trường hợp của nền giáo dục VN hiện tại”

“Nền giáo dục của VN mình hiện tại đang xuống cấp rất là trầm trọng; càng cải cách thì càng theo một lối mòn không thể nào cứu vớt được nữa”.

“Giáo dục VN cần có một tính định hướng khác chứ không thể là định hướng XHCN nữa vì nó không còn phù hợp ở thời đại này hay bất cứ một thời đại nào. Môt định hướng cho mọi cá nhân có được sự phát triển và từ sự phát triển của mọi cá nhân là sự phát triển chung của cả đất nước”.

“Nhân dịp một em trai phê phán nền giáo dục bây giờ ở VN, tôi chỉ muốn bổ túc rằng nền giáo dục của CSVN đã từ lâu họ không bao giờ thích và muốn thanh thiếu niên VN thông minh, đạo đức, học những gì bổ ích cho các em để mai hậu lãnh đạo đất nước để dân tộc thăng tiến, phú cường trong các lãnh vực kinh tế, xã hội, dân sinh và nhất là thay đổi nền chính trị của VN hiện bây giờ. Chỉ còn một cách duy nhất là làm sao những người lãnh đạo của chế độ Cộng sản này phải ra đi. Chắc chắn điều đó mới được. Chứ bây giờ có bàn luận, có phê phán, có đưa ý kiến gì đi nữa thì ở đâu cũng vào đó mà thôi, không có cách gì khác hơn được”.

“Đất nước Israel nhỏ bé, khô cằn, không tài nguyên thiên nhiên lại bị vây quanh bởi các quốc gia thù địch. Vậy mà họ vẫn đứng trong hàng ngũ các nước giàu mạnh nhất thế giới. Điều gì tạo nên sự kỳ diệu đó? Một trong những lý do là tại Israel từ chính phủ, doanh nghiệp cho đến trong từng gia đình mọi nguời đều có quyền phát biểu ý kiến, văn hóa phản biện được lắng nghe và công nhận. Cấp trên phải chấp nhận sự phản biện và thách thức của cấp dưới. Mọi người được khuyến khích thử sức, học hỏi từ thất bại và được hỗ trợ để làm lại từ đầu. Giáo dục VN nên thay đổi theo hướng này nhưng trước hết phải thay đổi thể chế chính trị. Chỉ dưới chế độ dân chủ thực sự mọi vấn đề mới được giải quyết”.

Trước khi kết thúc chương trình, mời quý thính giả cùng nghe các tin nhắn sau:

“Xin chào. Tôi có nghe chương trình của các blogger viết rất hay. Tôi cũng xin cảm ơn các blogger”.

“Xin chào chị Hòa Ái. Em yêu mến ban Việt ngữ. Nghe chương trình ‘Trả lời Thư tín’ rất hay. Cách dàn dựng của ban Việt ngữ rất hay. Bởi vậy em mê lắm. Mỗi ngày không nghe là em buồn. Bạn bè giờ cũng nghe nhiều lắm. Em cảm ơn chị, cảm ơn ban Việt ngữ”.

Thay mặt ban Việt ngữ, Hòa Ái chân thành cảm ơn những quý thính giả gọi về đài với nhiều lời quý mến, động viên cũng như đóng góp ý kiến về những khuyết điểm của chúng tôi trong công việc chuyển tải thông tin đến quý khán thính giả và độc giả khắp nơi trên thế giới. Kính mong quý thính giả tiếp tục liên lạc với đài để cùng anh chị em trong ban Việt ngữ xây dựng các chương trình phát thanh và phát hình ngày một đa dạng, phong phú hơn. Quý vị có thể liên lạc với đài và đóng góp ý kiến về các vấn đề quý vị quan tâm qua email tại đại chỉ [email protected] hoặc [email protected], hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775.

Mục “Trả lời Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Trước khi dứt lời, Hòa Ái xin lưu ý, chương trình phát thanh qua làn sóng radio bị phá sóng và trang web của ban Việt ngữ đài ACTD bị chặn ở VN, quý thính giả vui lòng truy cập vào trang Facebook của đài để cập nhật các proxy vượt tường lửa mới nhất cũng như truy cập vào kênh Soundcloud và Youtube để nghe các chương trình phát thanh của đài RFA.
.
___
.
Người trẻ nghĩ gì về Cách mạng tháng Tám?  http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150820_thanh_nien_nghi_gi_ve_cach_mang_thang_tam     BBC | 2015-08-20
BBC hỏi chuyện thanh niên ngày nay về hiểu biết và quan tâm của họ tới cuộc Cách mạng tháng Tám tròn 70 năm về trước ở Việt Nam.

Chương trình được phát trực tiếp lúc 1930 giờ Việt Nam, trên kênh YouTube của BBC Tiếng Việt tại: http://bit.ly/1PB4PZe

Điều đầu tiên họ nghĩ tới khi nhắc tên các sự kiện lịch sử là gì? Mối quan tâm của họ đang được đặt ở đâu?

Các bạn trẻ ngày nay, những người chưa từng chứng kiến chiến tranh, có cảm thấy mình đang được hưởng thành quả do cuộc cách mạng mang lại?

Trò chuyện trước chương trình, một khách mời của BBC nói bạn cảm thấy những sự kiện này là 'quan trọng, nhưng quá xa vời'.

Trong chương trình thảo luận tuần trước của BBC với các nhân chứng lịch sử, có ý kiến cho rằng, mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng đã bị 'phản bội'.

Nhà văn Vũ Thư Hiên, là con trai của ông Vũ Đình Huỳnh, người từng là thư ký riêng của ông Hồ Chí Minh nói hôm 13/08: "Nó bị phản bội một cách từ từ chứ không phải ngay lập tức. Không có cái mốc nào cho sự phản bội cả."

Chia sẻ quan điểm này, ông Trần Tiến Đức, con trai của bác sỹ Trần Duy Hưng, cũng đặt ra câu hỏi, những giá trị mục tiêu của cuộc Cách mang, sau 70 năm, liệu đã đạt được hay chưa về vấn đề chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và quyền con người?

Chương trình cũng được phát trên trang Google + của BBC tại: http://bit.ly/1LkCW65

Người trẻ nói gì về Cách mạng tháng 8?  https://www.youtube.com/watch?v=iqbdgfoa2Ws
.
___
.
Thanh niên Việt và ý nghĩa của CMT 8
    BBC | 2015-08-20
Các khách mời trẻ tuổi trong chương trình Bàn tròn thứ Năm của BBC đánh giá cao sự kiện Cách mạng tháng Tám năm 1945, tuy còn có ý kiến đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của độc lập.

Nguyễn Bảo Châu, nghiên cứu sinh đại học East Anglia cho rằng ý nghĩa và thành quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng là sự kiện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và ngày quốc khánh. (Xem thảo luận trên YouTube: http://bit.ly/1PB4PZe)

Còn Lê Hiền Trang, phụ trách truyền thông và kinh doanh của Union Pay tại các nước thuộc vùng sông Mekong, gọi đây là "truyền thống vĩ đại của Việt Nam".

Cô cũng nhận xét, lịch sử, dù đã trôi qua "nhưng các bạn trẻ cũng nên biết đến nó và nên có lòng tự hào nhất định bởi vì phải rất khó khăn để có được độc lập như ngày hôm nay".

Tuy nhiên đối với Hiền Trang, những sự kiện lịch sử dù sao cũng có phần xa vời và là "những thứ không thể hiểu được", do được sinh ra vào thời bình, cô chỉ được biết qua xem phim ảnh, sách báo.

Không đồng quan điểm trên, Bảo Châu, đồng thời là giảng viên Học viện Ngoại giao cho rằng lịch sử có chiều dài nên 70 năm không 'quá lâu'.

"Vấn đề cốt lõi ở đây, theo tôi, là làm thế nào để tiếp cận lịch sử được mới mẻ và sinh động hơn, thu hút được sự liên hệ và sự quan tâm đối với lớp thanh niên, bởi vì đặc tính của thông tin lịch sử thì đôi khi cứng nhắc, hơi khô khan vì chỉ liên quan đến ngày tháng, con số."

Một bình luận trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt cho rằng đa số thanh niên Việt Nam thờ ơ với lịch sử và có nhiều mối quan tâm khác được ưu tiên hơn, Bảo Châu cho đó là ý kiến 'vơ đũa cả nắm' và người trẻ Việt Nam vẫn có ý thức tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Ý nghĩa độc lập

Trong Bàn tròn thứ Năm của BBC với các nhân chứng lịch sử hôm 13/08, (xem tại: http://bit.ly/1TAxdQP), có ý kiến đặt ra câu hỏi về mục tiêu ban đầu của cuộc Cách mạng, sau 70 năm đã đạt được hay chưa, đặc biệt là trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ và quyền sống cơ bản của con người.

Trả lời câu hỏi này, anh Nguyễn Quang Thạch, nhà hoạt động xã hội và là người thực hiện dự án sách hóa nông thôn cho biết anh 'chưa thỏa mãn' với thực trạng đất nước nếu quy chiếu với các nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan.

"Một đất nước hòa bình rồi nhưng điều kiện tiếp cận tri thức của con trẻ nông thôn vẫn còn đang rất hạn chế.

"Ngày xưa ông Hồ nói là chúng ta phải sánh vai với các cường quốc năm châu, nhưng chúng ta không thể sánh vai nếu trẻ em của chúng ta không được đọc sách như trẻ em của Mỹ, trẻ em Anh, trẻ em của Nhật."
Lê Hiền Trang, chưa đầy 30 tuổi, hiện làm trong lĩnh vực tài chính

"[Hơn nữa], khi khoa học kỹ thuật và hàng hóa bị phụ thuộc thì chúng ta phải xem lại đúng nghĩa về khái niệm độc lập của mình.

"Tôi thấy Cách mạng tháng 8 mang lại độc lập tự do cho đất nước. Nhưng người dân có được hưởng lợi như bản hiến pháp năm 46 hay được hưởng lợi ngang hàng với người Thái, người Nhật, người Singapore, người Hàn Quốc, thì ta còn đang rất xa so với họ.

"Cho nên mỗi chúng ta phải nhìn nhận thực tế, cái được, cái chưa được.

"Độc lập là mỗi công dân được độc lập với cá thể của mình, mỗi công dân được tự do phát ngôn, được tự do viết lách, được tự do bày tỏ chính kiến."

Trong khi đó Nguyễn Bảo Châu nhận định, so sánh Việt Nam với các nước khác là khập khiễng vì xuất phát điểm của nhiều nước rất khác nhau.

"Bản thân tôi, là một người trẻ thì tôi có niềm tự hào là công dân Việt Nam. Tôi có điều kiện học tập, trau dồi, làm những điều có ích cho bản thân, cho xã hội, cho cộng đồng.

"...Như bản thân tôi thấy may mắn là tôi sinh ra trong hòa bình, tôi có điều kiện cống hiến và khẳng định mình, làm những điều có ích."

Tuyên truyền lịch sử

Tiếp xúc nhiều với người dân và đặc biệt là trẻ em ở nông thôn, anh Nguyễn Quang Thạch cho biết, với họ, Cách mạng tháng Tám và Điện Biên Phủ là hai sự kiện quan trọng.

"Những người nông dân đặc biệt là ở thế hệ trước đây nghèo khổ thì họ coi Cách mạng tháng Tám là cơ hội đổi đời cho họ, cơ hội cho họ có sinh kế tốt hơn.

"Người ta dựa trên hệ quy chiếu từ đời ông đời cha, đời can, đời cố là khổ và đời họ khá hơn, thì tôi nghĩ Cách mạng tháng Tám trong tâm thức của cộng đồng, của xã hội Việt Nam rất sâu."

Về mức độ quan tâm tới lịch sử của thanh niên Việt Nam, Hiền Trang nói bản thân bạn là người không yêu thích lịch sử, và khi còn học phổ thông, giáo trình lịch sử "rất nặng, phải học thuộc rất nhiều, và bản thân em không đặc biệt hứng thú về bộ môn này".

"Chính vì thế mà ngoài việc phải học ra, hay xem thông tin qua truyền hình, sách báo, rồi trên Facebook cũng có nhiều người hay chia sẻ thông tin về lịch sử, em cũng không đọc bất kỳ những cuốn sách nào khác."

Nguyễn Bảo Châu cho rằng, ngoài việc tìm hiểu sách báo, thanh niên Việt Nam cũng có cơ hội được biết thêm về lịch sử qua những hoạt động kỷ niệm hàng năm, chẳng hạn như những bài hát cách mạng, chương trình truyền hình .v.v.

Tuy nhiên, khi được hỏi về việc liệu cách bổ sung thông tin đó có một chiều, và với khả năng dùng ngoại ngữ của những bạn trẻ ngày nay, vì sao các bạn không tìm hiểu thêm từ những nguồn thông tin khác nữa, Bảo Châu nói:

"Nếu nói các bạn trẻ chưa tự chủ động tìm thông tin cho mình thì là ý kiến chưa thật đầy đủ vì hiện nay thì nó cũng mở rồi, và các bạn có thể tra cứu mạng rồi thông tin đài báo rất nhiều."

"Theo tôi thông tin mà nhiều chiều quá mà dẫn đến sự hoài nghi và sự mất tự tin, không có sự tự tôn của dân tộc thì tôi nghĩ không phải là nguồn thông tin có ích và mang tính xây dựng."

Xem lại chương trình Bàn tròn thứ Năm của BBC với chủ đề Người trẻ nghĩ gì về Cách mạng tháng Tám tại: http://bit.ly/1PB4PZe
.
___
.
Ý kiến: Việt Minh nắm quyền do đâu? http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150819_forum_august_revolution_doan_xuan_loc     TS Đoàn Xuân Lộc Gửi cho BBC từ Anh quốc | 2015-08-19
‘Cách mạng tháng Tám’ năm 1945 vẫn là một đề tài gây nhiều tranh luận, bàn cãi, với nhiều diện giải, nhận định hoàn toàn trái ngược nhau về nhiều khía cạnh khác nhau của sự kiện này.

Một trong những điều gây tranh cãi là bản chất và nguyên nhân dẫn đến thành công của cuộc ‘cách mạng’ đưa Việt Minh lên nắm quyền lúc đó.

Giới lãnh đạo, quan chức cũng như sử học, báo chí chính thống ở Việt Nam thường tuyên truyền rằng đó là cuộc ‘tổng khởi nghĩa giành chính quyền’ được ‘chuẩn bị công phu’, ‘diễn ra nhịp nhàng trên cả nước’ và đã ‘thành công rực rỡ’, đưa Việt Nam ‘bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội’.

Họ còn cho rằng thắng lợi của cuộc cách mạng này ‘là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng đúng đắn và đầy sáng tạo’ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trái lại, một luồng ý kiến khác lại khẳng định chẳng có chuyện Việt Minh, một lực lượng do ĐCS lãnh đạo, ‘cướp’ hay ‘giành chính quyền’ gì – và càng không có chuyện họ phải ‘đánh đấm’ để ‘giành chính quyền’ – vì vào thời điểm đó có một ‘khoảng trống quyền lực’ và Việt Minh đã có mặt đúng lúc để lấp chỗ trống ấy.

Vậy thực chất cuộc ‘khởi nghĩa’ hay ‘Cách mạng tháng Tám’ ấy là gì và điều gì đã khiến Việt Minh lên nắm quyền và lập nên nước ‘Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’ lúc đó?

Khoảng trống quyền lực

Thực ra ngay sau ‘Cách mạng tháng Tám’ đã có ‘một số người’ cho rằng những người Cộng sản hay Việt Minh không phải chiến đấu gì để ‘giành chính quyền’ mà chẳng qua vì may mắn nên ‘vớ được chính quyền’. Vì vậy, vào dịp kỷ niệm một năm ‘Cách mạng tháng Tám’, trong cuốn sách cùng tên, Trường Chinh, Tổng bí thư ĐCS Đông Dương lúc đó, đã lên án những người ấy và bác bỏ nhận định đó.

Tuy vậy, dù ông Trường Chinh chính thức lên tiếng bác bỏ, dựa vào những sự kiện diễn ra vào thời điểm ấy và các nhân chứng, sử liệu xác đáng khác, học giả, đặc biệt là giới nghiên cứu nước ngoài, đều kết luận rằng những người Cộng sản có thể dễ dàng lên nắm quyền hay tiến hành thành công, nhanh gọn ‘Cách mạng tháng Tám’ là vì có một khoảng trống quyền lực vào giữa và cuối tháng Tám năm 1945.

Với việc Nhật đầu hàng Đồng minh ngày 14/08, lực lượng Nhật chiếm đóng tại Việt Nam cũng như chính phủ Trần Trọng Kim được Nhật bảo hộ đã suy yếu và cũng không còn cơ sở đề tồn tại. Trong khi đó, mãi tới đầu tháng Chín, quân Đồng minh mới tới Việt Nam để giải giáp Nhật.

Như William J. Duiker ghi nhận trong Vietnam: Nation in Evolution, xuất bản năm 1983, chỉ trong vòng hai tuần – từ ngày 14/08 đến ngày 28/08, khi vua Bảo Đại thoái vị – miền Bắc và miền Trung đã gần như hoàn toàn nằm trong tay Việt Minh và chỉ ở miền Nam những người Cộng sản buộc phải chia sẻ quyền lực với những lực lượng, thành phần khác.

Theo học giả này đó là một cuộc chuyển giao quyền lực nhanh gọn, hầu như không có đổ máu gì.

Theo nhà nghiên cứu Pháp Pierre Roussett, tác giả cuốn Communisme et Nationalisme Vietnamien, xuất bản năm 1978, thực ra Việt Minh là lực lượng được mang tới quyền lực, hơn là người đã giành được quyền lực.

Stein Tonnesson, người đã có nguyên một công trình nghiên cứu về ‘Cách mạng tháng Tám’, cũng nhận định rằng Việt Minh có thể dễ dàng lên nắm quyền, không phải mất xương máu gì, vì có khoảng trống quyền lực ở Việt Nam lúc đó.

Trong cuốn The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War, xuất bản năm 1991, Stein Tonnesson cho rằng lãnh đạo ĐCS không bao giờ nghĩ nhiệm vụ của họ sẽ nhẹ nhàng, đơn giản như thế. Mọi chuyện diễn ra nhanh chóng và khác hẳn với những gì họ tính toán, chuẩn bị.

Ông nhắc lại người ta thường cho rằng ‘Cách mạng tháng Tám’ thành công là nhờ Hồ Chí Minh có một chiến lược tuyệt vời và Việt Minh đã xây dựng được một quân đội nhân dân. Nhưng thực tế, quân giải phóng và sự lãnh đạo của Việt Minh chỉ đóng một vai trò khiêm tốn trong cuộc cách mạng này.

Chẳng hạn, theo Stein Tonnesson, ông Võ Nguyên Giáp đã chuẩn bị quân đội để đánh Nhật và chắc ông cũng đã nuôi ước mơ dẫn binh lính của mình tiến về Hà Nội sau khi đã làm nên những chiến thắng lịch sử. Nhưng Hà Nội đã được lực lượng cách mạng địa phương chiếm một tuần trước khi những nhóm lính đầu tiên của ông về thành phố.

Hơn nữa, không một lãnh đạo cao cấp nào của Đảng Cộng sản có mặt khi những nhóm người trẻ tuổi cầm cờ Việt Minh giành chính quyền ở Việt Nam trong hai tuần đó.

Stein Tonnesson cũng chỉ ra rằng Việt Nam không phải là nơi duy nhất có các lãnh đạo quốc gia lên nắm quyền mà không phải đối đầu vũ lực vào thời điểm Nhật đầu hàng. Ở Indonesia, Sukano và Hatta đã tiến hành thương lượng với tư lệnh quân đội Nhật ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh. Hai nhà lãnh đạo này còn bay trở lại Jarkata trên một máy bay của Nhật và tuyên bố độc lập cho nước Cộng hòa Indonesia vào ngày 17/8 – hai ngày trước khi có cuộc nổi dậy ở Hà Nội.

Có thể để nhằm bác bỏ ý kiến cho rằng Việt Minh may ‘vớ được chính quyền’ mà không phải chiến đấu gì, như Stein Tonnesson nhắc lại, cả trong cuốn ‘Cách mạng tháng Tám’ ra mắt năm 1946 và bài ‘Cách mạng hay đảo chính’ đăng trong Cờ giải phóng ngày 12/09/1945, ông Trường Chinh đã nhấn mạnh rằng trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám, máu đã đổ nhiều nơi.

Cũng vì nặng giáo điều, Trường Chinh lý luận một cuộc cách mạng thực sự phải có đổ máu và ông cảm thấy tiếc vì cuộc khởi nghĩa tháng Tám đã không có thêm bạo lực.

Vẫn theo Stein Tonnesson, trong một chừng mực nào đó, để bù đắp cho việc thiếu đổ máu trong cuộc nổi dậy, lực lượng cách mạng đã giết một số người ‘phản bội’ sau đó. Ông cũng nhắc đến cuốn Vietnam 1945: The Quest for Power của David Marr, được xuất bản năm 1997, trong đó ước tính rằng nhiều ngàn người được cho là ‘kẻ thù của Cách mạng’ đã bị giết hoặc chết khi bị bắt giữ vào thời điểm giữa cuối tháng Tám và tháng Chín năm 1945.

Khát vọng độc lập

Nhưng cũng có nhiều yếu tố quan trọng khác khiến cuộc khởi nghĩa hay Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh gọn, không đổ máu và Việt Minh có thể dễ dàng lên nắm quyền lúc đó.

Trong The Communist Road to Power in Vietnam, xuất bản năm 1981 và tái bản năm 1996, William J. Duiker nhận định rằng bất cứ cuộc cách mạng nào cũng có yếu tố thời cơ và thời cơ càng chín muồi, cách mạng càng dễ thành công nhanh gọn và Cách mạng tháng Tám không phải là ngoại lệ.

Ngoài có ‘khoảng trống quyền lực’, William J. Duiker nêu ra nhiều yếu tố, điều kiện thuận lợi khác để một cuộc khởi nghĩa hay cách mạng nổ ra ở Việt Nam lúc ấy và Việt Minh đã biết tận dụng những yếu tố, điều kiện đó.

Trong những yếu tố, điều kiện được William J. Duiker và nhiều học giả khác đưa ra có nạn đói 1944-45 ở các tỉnh Bắc Trung bộ và sự tê liệt, sụp đổ nhanh chóng của chính quyền cũ (từ trung ương đến địa phương, từ nông thôn đến thành thị).

Theo Stein Tonnesson số người chết trong nạn đói đó được Việt Minh đưa ra vào năm 1945 cũng như được tuyên truyền những năm đó là hai triệu. Nhưng ông cho rằng con số đó bị cường điệu hóa và ước tính số người thiệt mạng khoảng từ 500 ngàn đến một triệu người. Tuy vậy, ông vẫn cho rằng nạn đói là một thảm họa và nó có tác động chính trị rất lớn.

Cụ thể, nó làm người dân căm thù, tức giận (với chính sách đô hộ của Nhật hay sự bất lực của chính phủ Trần Trọng Kim), cảm thấy tuyệt vọng và đòi hỏi phải có thay đổi. Chính điều này đã đặt nền móng để Cách mạng tháng Tám diễn ra và kết thúc thành công, nhanh gọn.

Những vụ tấn công, cướp các kho thóc lúc đó cũng huấn luyện người dân trong các hoạt động tập thể, giúp họ biết tự nguyện tổ chức, phối hợp với nhau trong các cuộc xuống đường biểu tình (chẳng hạn như đòi vua Bảo Đại thoái vị hay thành lập một chính phủ mới do Việt Minh lãnh đạo) lúc ấy.

Một chi tiết khác mà giới nghiên cứu đều nêu ra là trong hai tuần ấy ở Hà Nội, Huế và nhiều thành phố lớn khác ở Việt Nam đã có nhiều cuộc biểu tình quy tụ hàng chục ngàn – thậm chí hàng trăm ngàn – người đủ mọi thành phần khác nhau trong xã hội và những cuộc biểu tình này đã góp phần quan trọng trong thành công của cuộc khởi nghĩa tháng Tám.

Những cuộc tụ tập đông như vậy có thể dễ dàng diễn ra lúc đó là vì trong khoảng hơn bốn tháng nắm quyền, chính phủ Trần Trọng Kim (từ 17/04 đến 25/08) đã khuyến khích tự do ngôn luận và cổ vũ người dân tham gia vào các hoạt động chính trị. Theo Stein Tonnesson, đó là giai đoạn duy nhất trong thế kỷ 20 người dân Việt Nam gần như hoàn toàn được tự do ngôn luận.

Trong ‘The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945’ được đăng trong tạp chí Journal of Asian Studies năm 1986, Vũ Ngự Chiêu nhận định rằng khuyến khích sự tham gia chính trị của đám đông là một trong những đóng góp, thành công đáng chú ý của chính phủ Trần Trọng Kim.

Có thể nói không chỉ trong thế kỷ 20 mà ngay cả trong những năm đầu của thế kỷ 21 này, người dân Việt Nam vẫn không được tự do ngôn luận, hội họp, tụ tập biểu tình như dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim.

Một yếu tố quan trọng khác – nếu không muốn nói là yếu tố quyết định – khiến cuộc khởi nghĩa tháng Tám bùng nổ và thành công nhanh chóng là khát vọng độc lập, dân chủ, tự do của nhân dân Việt Nam.

Tóm lại, các điều kiện để tiến hành một cuộc cách mạng ở Việt Nam lúc đó (nhằm chấm dứt sự đô hộ của đế quốc, thực dân, kết thúc sự thống trị của chế độ phong kiến và thành lập một quốc gia độc lập, một nhà nước dân chủ, cộng hòa) đã chín muồi.

Theo William J. Duiker, tại những xã hội thuộc địa khác, những người có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, phi cộng sản là lực lượng đứng lên lấp chỗ trống quyền lực cũng như tận dụng những điều kiện chín muồi khác lúc đó để nắm quyền. Nhưng ở Việt Nam, phần vì chia rẽ, phần vì thiếu một đường lối rõ ràng, các phe phái, lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc, không cộng sản lúc ấy không thể làm những điều đó.

Nhưng một yếu tố khác khiến những người Cộng sản hay Việt Minh chiếm được cảm tình, giành được sự ủng hộ của nhiều người thuộc mọi giai tầng xã hội lúc ấy là họ biết tạo một hình ảnh cởi mở, tiến bộ. Đây cũng là một trong những lý do tại sao họ, chứ không phải một lực lượng nào khác lên nắm quyền lúc ấy.

Nhiều người ủng hộ

Trong cuốn Britain in Vietnam – Prelude to Disaster, 1945-6, xuất bản 2007, Peter Neville cho rằng nhân vật trung tâm trong những biến cố tháng Tám năm 1945 là Hoàng đế Bảo Đại. Theo học giả này, việc vua Bảo Đại thoái vị đã mở đường cho một nhóm người thuộc nhiều thành phần, đảng phái, khuynh hướng khác nhau lập nên ‘Việt Nam Dân chủ, Cộng hòa’. Ông cũng cho rằng nếu vua Bảo Đại không từ ngôi, Việt Minh không thể lên nắm quyền.

Rất khó để đánh giá một nhận định như vậy. Nhưng có thể nói việc vua Bảo Đại chấp nhận thoái vị, ‘sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi cá nhân’ vì ‘sự đoàn kết’ quốc gia, dân tộc trong thời điểm lịch sử ấy, và làm Cố vấn tối cao cho chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó chứng tỏ ông cũng ủng hộ Việt Minh và chính phủ lâm thời do Việt Minh lãnh đạo.

Chuyện nhiều người thuộc các đảng phái chính trị khác – hay thậm chí có người không thuộc một đảng phái nào – tham gia chính phủ lâm thời do Việt Minh lãnh đạo lúc ấy cũng chứng tỏ các đảng phái, giới trí thức lúc ấy cũng ủng hộ Việt Minh.

Một thành viên trong chính phủ lâm thời ấy là ông Nguyễn Mạnh Hà, một người Công giáo, nắm giữ chức Bộ trưởng Kinh tế. Theo Peter Neville, Hồ Chí Minh bổ nhiệm ông vì muốn có sự ủng hộ của những người Công giáo. Ở miền Bắc lúc ấy có khoảng một triệu người Công giáo (chiếm khoảng 10% dân số lúc đó). Tác giả này cũng cho biết, trong số những người tụ tập tại Quảng trường Ba Đình để nghe ông Hồ Chí Minh đọc ‘Tuyên ngôn độc lập’ ngày 02/09/1945 cũng có rất đông người Công giáo.

Trong Hồ Chí Minh’s Independece Declaration, một chương trong cuốn Essays into Vietnamese Past, xuất bản năm 1995, David G. Marr còn cho biết ngày 02/09/1945 lại rơi vào ngày Chủ nhật và cũng là ngày Giáo hội Công giáo kính các Thánh tử đạo Việt Nam nên Nhà thờ Chính tòa cũng như nhiều nhà thờ khác ở Hà Nội chật kín người tham dự thánh lễ.

Và sau thánh lễ, để biểu hiện sự ủng hộ với chính phủ mới, các vị chủ chăn đã dẫn con chiên mình về Quảng trường Ba Đình để nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.

Việc nhân dân, đủ mọi tầng lớp, thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội lúc đó đồng loạt xuống đường làm cuộc khởi nghĩa tháng Tám, giành sự ủng hộ cho Việt Minh và chính phủ lâm thời lúc đó cũng không có gì là khó hiểu. Ý tưởng, nguyện vọng, mục đích xây dựng một nước ‘Việt Nam Dân chủ, Cộng hòa’ – trong đó mọi người ‘có quyền bình đẳng’ về quyền lợi, ‘quyền được sống’, ‘quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc’ – mà những người Cộng sản hay Việt Minh lúc đó khởi xướng, theo đuổi hoàn toàn đáp ứng được mong đợi, khát vọng của người dân.

Tuyên truyền rằng ‘Cách mạng tháng Tám’ thành công là nhờ vào việc chủ nghĩa ‘Mác-Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam’ là giả dối, nếu không muốn nói là lố bịch.

Tuyên ngôn độc lập ông Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9 không đề cập đến gì ‘Cách mạng tháng 10’ của Nga năm 1917 hay ‘chủ nghĩa ‘Mác-Lênin’. Trái lại, Bản Tuyên ngôn ấy được mở đầu bằng việc trích dẫn ‘Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ’ và ‘Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791’.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc từ Anh.
.
___
.
Mừng ngày quốc Khánh bằng hoa từ Trung Quốc
    Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam | 2015-08-19
Hà Nội vào thu, đây cũng là mùa mà người Hà Nội phải đón một ngày lễ khá trọng đại do nhà nước đề xuất, qui định – lễ Quốc Khánh 2 tháng 9. Với người Hà Nội, mùa thu bao giờ cũng là mùa bản nguyên của thành phố ngàn năm này. Chỉ có mùa thu người Hà Nội mới cảm nhận được vẻ đẹp của liễu rũ mặt hồ, màu nước xanh trong và không khí mát dịu, những thiếu nữ Hà Thành bắt đầu khoe những chiếc khăn choàng cổ. Một Hà Nội huyền nhiệm khi thu về. Nhưng người Hà Nội cảm thấy bất bình trước một mùa thu Hà Nội sặc sỡ màu hoa Trung Quốc trong vài ngày trở lại đây.

Tại sao phải là hoa Trung Quốc?

Một người dân Hà Nội tên Thiên, hiện sống ở phố Hàng Thiếc, chia sẻ: “Tôi không ước lượng được bao nhiêu thùng hoa của Trung Quốc trang trí trên đường phố Hà Nội dịp này. Nhưng theo báo chí và theo tôi nghĩ thì có thể là cả 100%. Bởi hiện tại chưa có làng hoa nào cung cấp hoa cho đường phố Hà Nội, như vậy hoa ở đâu ra? Làm thế có nên không, bởi tiền mua hoa là từ thuế của dân và quan hệ Việt Trung đang rất nhạy cảm. Phải tuyệt đối ngăn chặn hàng hóa của Trung Quốc sang Việt Nam nhưng chúng ta lại đi ngược lại tinh thần của nhân dân, thậm chí là chủ trương cũng đi ngược lại. Nếu một nhà nước, một chính phủ có trách nhiệm thì phải xem lại, không thể để cứ làm manh mún như vậy, đến khi nó vỡ xòa ra rồi thì không thể làm gì được nữa. Làm như thế là vô trách nhiệm, thậm chí có thể xếp nó vào diện phản động.”

Theo ông Thiên, Việt Nam không phải là nước công nghiệp, càng không phải là nước không biết trồng hoa, tại sao cứ nhập hoa Trung Quốc? Đây là một câu hỏi cần phải được giải quyết rốt ráo và cần phải nhìn vào lương tâm cũng như lòng tự trọng của mỗi người có trách nhiệm liên quan. Và trên hết là danh dự dân tộc.

Ông Thiên cho rằng hiện tại, hoa ở các thành phố như Đà Lạt, Sài Gòn, miền Tây Nam Bộ đều có, ngay cả ở các làng hoa ven Hà Nội cũng có nhiều hoa. Nếu thu mua hoa ở những nơi vừa nhắc đến, chắc chắn không thiếu để trang trí Hà Nội, thậm chí là quá thừa. Vừa đẹp lại vừa thể hiện tinh thần dân tộc, thể hiện quốc hồn quốc túy của chính người Việt, không lang chạ, lai căn.

Ông Thiên đưa ra ba lý do để hoa Trung Quốc xuất hiện đầy rẫy trên đường Hà Nội nhằm đón lễ quốc khánh, đó là: Giá thành hoa Trung Quốc rẻ bèo; Hoa cho không và; Những người làm công tác văn hóa đã không có chút hiểu biết gì về văn hóa, mù tịt kiến thức kinh tế.

Ở khía cạnh hoa Trung Quốc có giá rẻ bèo, chuyện này thì không cần bàn luận gì cho nhiều, bất kì thứ hàng hóa nào của Trung Quốc khi xuất sang Việt Nam đều có giá rẻ bèo, đều nhằm mục tiêu đánh bẹp các đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam, úp nồi cơm của đối thủ Việt Nam, cụ thể ở đây là nông dân trồng hoa Việt Nam.

Nhưng khi họ cạnh tranh rẻ bèo như vậy, họ được ưu tiên nhiều thứ, trong đó họ vẫn có lãi vì lấy số nhiều làm lãi và đặt ra những điều kiện về lâu về dài. Nhưng đáng sợ nhất, có thể là chương trình lễ hội đón mừng quốc khánh 2 tháng 9 có thể đã được giao cho nhà thầu Trung Quốc, và hoa Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội chỉ là một phân khúc về trang trí đường phố, sẽ còn nhiều chuyện khác mà nhân dân không được biết.

Và trong trường hợp khác, có thể hoa này do phía Trung Quốc cho không để Việt Nam trang trí lễ Quốc Khánh. Chuyện này nếu xảy ra, phía các cơ quan văn hóa tuyên truyền Hà Nội sẽ dư được một khoản tiền khủng của dự án. Và một khi mùi của tiền quyến rũ, chắc chắn các con bướm văn hóa Hà Nội sẽ khó mà không xiêu đổ.

Trong trường hợp khác có tính liên đới với hai trường hợp trước, đó là những người làm công tác văn hóa Hà Nội hoàn toàn mù tịt về văn hóa cũng như không có kiến thức về kinh tế. Bởi chỉ khi người ta không hiểu biết, thiếu văn hóa mới có thể đạp lên danh dự quốc gia, dân tộc để hoặc là mua rẻ, hoặc là nhận của cho không của kẻ đang đe dọa đến an ninh và danh dự dân tộc để mang về trang trí ngay trong ngày trọng đại của dân tộc, quốc gia. Trường hợp này, ông Thiên bức xúc đưa ra kết luận là chỉ có kẻ đầu đất mới có thể đạt được những hành vi như thế.

Và cũng trong trường hợp này, chỉ có những kẻ không biết gì về kiến thức kinh tế mới mang hoa Trung Quốc về quảng cáo, quảng bá cho Trung Quốc ngay trong đại lễ Quốc Khánh Việt Nam. Và làm như thế cũng đồng nghĩa với việc để tiền chảy máu sang đất Trung Quốc trong lúc nhân dân đang khó khăn, và đó cũng là tiếp tục bóp nghẹt người nông dân Việt Nam.

Hà Nội hay Bắc Kinh?

Một người dân Hà Nội khác tên Nhiên, đưa ra nhận định: “Nó có kinh phí rồi nó thuê người treo, thuê đơn vị chủ quản, ví dụ như thể thao du lịch nó thuê người ta. Dùng ngân sách chứ, tất cả đều dựa vào ngân sách hết chứ… Các khoản chi phí treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu…”

Theo ông Nhiên, hiện tại, khi mà mọi thứ hàng hóa Trung Quốc xuất hiện khắp các hang cùng ngõ hẻm Việt Nam và thành phố Hà Nội lại trang trí màu sắc, hương hoa Trung Quốc như vậy, đôi khi ông có cảm giác Hà Nội là một bản photocopy mờ nhạt của Bắc Kinh.

Vì chỉ có như vậy mới giải trừ mọi thắc mắc tại sao ngay trong lúc dầu sôi lửa bỏng trên biển Đông, Trung Quốc không ngừng gây hấn về mặt truyền thông, an ninh hàng hải và chủ quyền biển đảo của Việt Nam thì ngay tại Hà Nội, thủ đô của quốc gia, bộ mặt của quốc gia lại mang những thứ sản phẩm của Trung Quốc về trang trí nhằm chào mừng Quốc Khánh. Làm như vậy chẳng khác nào đưa ra thông điệp đây là một lễ quốc khánh Trung Quốc và người dân đang sống ở Bắc Kinh.

Trong khi đó, các làng hoa ở Đà Lạt, Thủ Đức, Hà Đông đều cố gắng tìm đường ký hợp đồng trang trí hoa quốc khánh tại Hà Nội nhưng không được. Hoa Việt Nam bị bỏ héo, nông dân Việt Nam khốn khổ trong khi đó lại cõng hoa Trung Quốc về làm bộ mặt thủ đô. Điều này, đứng trên góc độ kinh tế và văn hóa để nhận xét thì các cơ quan chức năng liên quan đến trang trí Hà Nội đã cõng rắn cắn gà nhà.

Và cũng theo ông này, không chỉ là hiện tại mà hầu hết mọi tháng trong năm, hoa Trung Quốc vẫn có mặt nhiều nhất tại Hà Nội. Ông Nhiên khẳng định rằng hơn 70% các vòng hoa đem viếng lăng Hồ Chủ Tịch đều là hoa Trung Quốc. Vì chỉ có hoa Trung Quốc mới mang lại lợi nhuận cao cho người bán và dễ tìm, dễ mua, luôn có nguồn cung cấp, không bị ảnh hưởng thời tiết như hoa trồng tại Việt Nam.

Để kết thúc câu chuyện, ông Nhiên nói rằng ông rất bất ngờ bởi ông cứ nghĩ rằng với bề dày bị đâm húc, gây hấn và rủa sã bởi người Trung Quốc cũng đủ để giới cán bộ văn hóa ở Hà Nội tỉnh mộng, thoát khỏi cơn mê ngủ mà xây dựng trở lại yếu tố dân tộc vốn dĩ bị đánh mất. Nhưng không, họ đã không làm thế mà họ càng tiếp tục đẩy thành phố nhanh chóng nhuộm màu Trung Quốc. Không hiểu làm như thế, ai được gì và ai mất gì?!  Ông kết thúc bằng một câu hỏi: Tại sao đến giờ người ta vẫn chưa thoát khỏi trạng thái u mê này?!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
.
___
.
Việt Nam dùng hoa ‘nước lạ’ cho ngày Quốc khánh http://www.voatiengviet.com/content/dung-hoa-nuoc-la-cho-ngay-quoc-khanh-cua-viet-nam/2919464.html
    VOA Tiếng Việt | 2015-08-16
Hình ảnh ‘hoa lạ’ dùng để trang trí trung tâm thủ đô Hà Nội đang gây ra cơn bão chỉ trích trên mạng.

Các bức ảnh trên mạng cho thấy hoa dùng để kỷ niệm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 được đựng trong các hộp giấy in tiếng Hoa ở quanh Hồ Gươm, nơi được gọi là “trái tim” của Việt Nam.

Một người dân đặt câu hỏi: Vì sao phải nhập hoa của Trung Quốc khi Việt Nam có biết bao nhiêu làng qua và vườn hoa nổi tiếng?

Trong khi đó, truyền thông trong nước cũng vào cuộc truy tìm nguồn gốc của các loại hoa bị coi là “thiếu tinh thần Việt Nam” này.

Trả lời báo chí, quan chức trong nước nói rằng hoa mua từ Đà Lạt, và đã yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ thông tin các thùng đựng hoa có in chữ Trung Quốc.

Về ý kiến này, một bạn đọc viết trên mạng xã hội: “Hoa xuất xứ từ Đà Lạt sao lại có thùng ghi chữ Trung Quốc vậy?”

Đại diện nơi cung cấp hoa được trích lời cho biết cho biết, đơn vị này thường mua các loại thùng có sẵn về đựng hoa rồi sau đó mang đi phân phối.

Tin cho hay, hàng nghìn chậu hoa đã được trồng quanh Hồ Hoàn Kiếm để kỷ niệm hai ngày lễ được coi là “trọng đại” ở Việt Nam.

Những hành động lấn lướt, không kiêng nể của Bắc Kinh tại biển Đông đã thổi bùng tâm lý bài Trung Quốc, vốn đã âm ỉ trong công chúng Việt Nam.

Việc phát nhầm nhạc trong một sự kiện kỷ niệm ngày thương binh, liệt sỹ ở Việt Nam gần đây cũng đã làm ‘dậy sóng’ dư luận, khiến những người chịu trách nhiệm bị khiển trách.

Để tránh nhắc tới từ Trung Quốc, báo chí Việt Nam thời gian qua đã dùng từ ‘lạ’ để nói về nước láng giềng phương bắc này, như ‘tàu lạ’ như trong các vụ tấn công tàu cá Việt Nam, hay ‘nhạc lạ’ như trong vụ phát nhầm nhạc Hoa trong một sự kiện quan trọng.
.
___
.
'Đa đảng là mô hình, không là tiêu chí' http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150815_vuminhgiang_cachmangthang8     BBC | 2015-08-15
Đa đảng hay một đảng chỉ là 'mô hình', không là 'tiêu chí' cho sự tiến bộ, theo một sử gia từ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhân nhìn lại cuộc cách mạng tháng 8/1945 của Việt Nam nhân tròn bày thập niên sự kiện.

Trả lời câu hỏi liệu so với chính phủ đa đảng, đa thành phần chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ngay sau cách mạng tháng Tám, thì thể chế chính quyền độc đảng hiện tại ở Việt Nam là một sự thoái triển, hay tiến bộ, Giáo sư Vũ Minh Giang, một trong các Phó Chủ tịch của Hội này nói:

"Tôi cho rằng câu chuyện đa đảng hay một đảng chỉ là mô hình chứ nó không phải là tiêu chí để nói tới cái đó là tiến bộ hay cấp tiến, hay là lạc hậu.

"Mà vấn đề là xuất phát từ thực tế cụ thể, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thì theo tôi lúc năm 1945, lúc đó còn nhiều đảng phái, thì thực tế là ở đấy theo tôi cũng chưa nhận thức đầy đủ được mặt tích cực của đa đảng đâu.

'Nhất nguyên phù hợp'

"Mà nó là một phản ánh tương quan lực lượng ở thời điểm năm 1945, không thế không được, tôi nghiên cứu lịch sử thì thấy như vậy," Giáo sư Vũ Minh Giang nói thêm.

"Còn sau này do hoàn cảnh lịch sử hết sức khắc nghiệt của Việt Nam, nó cần vô cùng một sự thống nhất.

"Trong bối cảnh đó, tính chất chính trị nhất nguyên nó phù hợp," sử gia nêu quan điểm.

Ở phần cuối cuộc trao đổi này, ông Vũ Minh Giang cũng đề cập tới chính quyền Trần Trọng Kim, một chính quyền đã tồn tại ở Việt Nam ngay trước chính quyền của Hồ Chí Minh và được sử sách cách mạng Việt Nam sau này coi là một chính phủ 'tay sai, thân Nhật'.

Nhà sử học cho rằng nhiều đánh giá về chính phủ Trần Trọng Kim là 'không công bằng', 'không đúng' và cần phải được xem xét lại.
.
___
.
24UG2015 :
    Bị bắt vì kêu gọi "cách mạng màu" trên FB - BBC
    Cảnh sát Việt Nam tịch thu hơn 2 tấn ngà voi từ Nigeria - VOA
    Chiến lược an ninh mới của Mỹ về Biển Đông chưa đủ quyết liệt? - VOA
    Chú bé 14 tuổi, Ngài Phó Thủ tướng, và những cô gái ăn sương - RFA
    Chứng khoán thế giới lao dốc vì lo ngại về triển vọng kinh tế TQ - VOA
    Chứng khoán thế giới sụt mạnh - BBC
    Giàn khoan 981 'hết thăm dò' ở Biển Đông - BBC
    Giàn khoan Hải Dương 981 hoàn tất đào giếng dầu gần bờ biển VN - VOA
    Hoa Kỳ báo cáo TQ gia tăng hoạt động bồi đắp đảo - RFA
    Học sinh nghèo vượt khó https://www.youtube.com/watch?v=A_ZKJfDqJm4&feature=youtu.be     Hong Kong cấm nhập khẩu thịt gà từ Lào Cai - VOA
    Khi Công đoàn thừa nhận 'Đảng lãnh đạo' http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/08/150824_poland_party_solidarity_1980     Kinh tế Trung Quốc lao dốc, chứng khoán đỏ sàn từ Á sang Âu, Mỹ - RFI
    Lạm thu phí đóng góp trong việc xây dựng nông thôn mới - RFA
    Người Việt ở Thái vẫn chọn mảnh đất này bất chấp bạo động, nổ bom http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-o-thailan-van-chon-o-lai-bat-chap-bao-dong-no-bom/2929341.html
    Nhóm Cánh Buồm ra mắt sách giáo khoa mới - RFA
    'Nổ tàu cá Việt Nam theo lệnh tòa án' - BBC
    Nỗi khổ tâm của phụ huynh vào mùa tựu trường - RFA
    Ông Nhất mở lại 'Góc nhìn khác' - BBC
    "Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?" - Diễn đàn chúng ta 37 https://www.youtube.com/watch?v=ZbKXyghbgoc     TPP giúp VN cởi mở hơn về chính trị? - BBC
    TQ tranh luận việc cấm phụ nữ độc thân đông lạnh trứng - VOA
    Trương Duy Nhất mở lại trang blog 'Một Góc Nhìn Khác' - RFA
    Việt Nam phản đối Đài Loan xây hải đăng ở Trường Sa - RFA
    Việt Nam trước nguy cơ nước biển dâng cao - RFI
    VN thu gần 100 bộ quân phục Mỹ nhập lậu - BBC
23AUG2015 :
    Nhớ Từ Huy, người tình của tuổi học trò - RFA
    Những người khuyết tật và chuyện hôn nhân - RFA
    Tự do tôn giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất - RFA
22AUG2015 :
    Bắc Triều Tiên tuyên bố ‘tình trạng tương tự như chiến tranh’ với Hàn Quốc (VOA60) https://www.youtube.com/watch?v=yzoDTkAL-nM     Bộ trưởng Giáo dục Việt Nam bị yêu cầu từ chức - VOA
    Cư dân mạng đòi Bộ trưởng Luận từ chức - BBC
    Ngày Rằm tháng Bảy ở Chùa và Nghĩa Trang Nghệ Sĩ - RFA
    Ngoại giao VN: 'Dĩ bất biến, ứng vạn biến' - BBC
    Triều Tiên hội đàm giữa lúc căng thẳng - BBC
    Trọng tâm Biển Đông nổi bật trong chiến lược biển mới của Mỹ - RFI
    Việt Nam phạt trang web chiếu phim ‘Vụ thảm sát số 6’ - VOA
21AUG2015 :
    Bắc Hàn lệnh quân đội sẵn sàng chiến đấu - BBC
    Chứng khoán thế giới sụt giảm vì lo ngại TQ - BBC
    Đình chỉ hai lãnh đạo Ngân hàng Đông Á - BBC
    Hải sản giả là gì? - RFA
    Hàng nghìn khách Việt bị Singapore từ chối nhập cảnh - BBC
    Hát quốc ca sẽ bị thu phí tác quyền? - BBC
    Hát quốc ca Việt Nam phải trả tiền tác quyền? http://www.voatiengviet.com/content/hat-quoc-ca-viet-nam-phai-tra-tac-quyen/2926959.html
    HSBC: 'VN có thể phá giá nội tệ thêm 2%' - BBC
    Luật tôn giáo: đột phá hay siết chặt? - BBC
    Lầu Năm Góc tố cáo Trung Quốc tăng tốc xây đảo nhân tạo tại Biển Đông - RFI
    LHQ trao bản đồ gốc cho Campuchia để chứng thực đường biên giới - VOA
    Mỹ nói TQ gia tăng hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông - VOA https://www.youtube.com/watch?v=NvtQbckimzs     Tiền đồng đi về đâu ? - RFA
    TQ thử nghiệm vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất mọi thời đại - VOA
    Trao đổi thư tín với thính giả 21.08.2015 - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-082115-08212015113151.html
    Trung Quốc 'cơi nới đảo nhiều hơn công bố' - BBC
    “Về Bến Tự Do" chặng Malaysia - RFA https://www.youtube.com/watch?v=j8mPZ-qUGYU     Việt Nam ‘quan ngại’ về việc Indonesia đánh chìm tàu cá Việt - VOA https://www.youtube.com/watch?v=Zv1HBKFUP0U     VN quan ngại Indonesia đánh chìm tàu cá - BBC
    "We Are Here" - Tự truyện của thế hệ tị nạn thứ hai - RFA
    Xã hội Dân sự và tiến trình dân chủ hóa VN (phần 2) https://www.youtube.com/watch?v=3w1ANfLRgSE 20AUG2015 :
    Bản đồ phân giới Việt Nam - Campuchia sử dụng giống bản đồ của Liên Hợp Quốc - RFA
    Cạn tàu ráo máng - VOA
    Du khách Việt bỏ tour đi Thái Lan sau vụ nổ bom http://www.voatiengviet.com/content/du-khach-viet-bo-tour-di-thai-lan-vi-no-bom/2925499.html
    Dự luật tôn giáo là 'bước tiến bộ đột phá'  http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150820_tranquocthuan_vn_religion_law_bill     Eximbank bác tin chủ tịch bị bắt - BBC
    Giáo dục VN và ‘thói chửi' đặc 'Chí Phèo’ - BBC
    Hòa thượng Thích Tâm Châu qua đời ở Canada, hưởng thọ 94 tuổi - RFA
    Lãnh đạo Tp HCM 'có thiếu sót' - BBC
    LHQ trao bản đồ gốc cho Campuchia để chứng thực đường biên giới https://www.youtube.com/watch?v=7dwGu2NppKQ     'Một văn bản siết chặt tôn giáo' http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150820_phero_phanvanloi_religion_law     Người trẻ nghĩ gì về Cách mạng tháng Tám? - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150820_thanh_nien_nghi_gi_ve_cach_mang_thang_tam     Nguyên tham tán Campuchia tại VN ra tòa vì làm giả giấy tờ nhập khẩu gỗ - VOA
    Nhập siêu với Trung Quốc tăng mạnh - BBC
    Nhật Tiến Thềm Hoang Vẫn Một Tráng Sĩ Lên Đường - RFA
    Nữ sinh Việt Nam bị bắt ở Nhật vì bỏ rơi con mới sinh - VOA
    Tập trận Nga-Trung : Bắc Kinh không giấu ý đồ chống Mỹ-Nhật ? - RFI
    Thanh niên Việt và ý nghĩa của CMT 8 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150820_thanh_nien_nghi_gi_ve_cach_mang_thang_tam     Thấy gì từ kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên? https://www.youtube.com/watch?v=dHacmTTWHDw     Thế Lực Phản Động - VOA
    Việt Nam cảnh cáo sẽ phạt nặng báo chí đăng tin giật gân - VOA https://www.youtube.com/watch?v=YXnISE0ajBk     Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, luôn chủ trương làm bạn với các nước - RFA
    Việt Nam tiếp tục phá giá tiền Đồng - VOA
    VN sẽ phạt nặng các báo khai thác những vụ án giật gân - VOA
    Xã hội Dân sự và tiến trình dân chủ hóa VN (phần 1) https://www.youtube.com/watch?v=ru31ko8gatk     ‘Xử nghiêm báo đăng tin vụ án giật gân’ - BBC
19AUG2015 :
    Các cơ quan quốc tế đánh dấu Ngày Nhân đạo Thế giới - VOA
    Đồng bạc mất giá, người Việt lo lắng https://www.youtube.com/watch?v=mqJWWjsDwYk     Giáo dục và phản biện - RFA
    Giấu tiền chất ma túy trong bột bánh xèo, Việt kiều Úc bị kết án - VOA
    Hải quân Mỹ đẩy mạnh các hoạt động hướng về Việt Nam - RFI
    Hải quân Nga-Trung lại tập trận rầm rộ trên Thái Bình Dương - RFI
    Hồn ‘Sát Thát’ có được đi vào Dự thảo luật Trưng cầu dân ý? - RFA
    Indonesia đánh chìm tàu cá Việt Nam - VOA https://www.youtube.com/watch?v=GGYP5eZtkr8     Kiểm duyệt Trần Đình Sử: Im Lặng là Vàng? - VOA
    Mại dâm là tệ nạn hay giải pháp? - BBC
    Một góc khác của con người Hồ Chí Minh - VOA
    Mừng ngày quốc Khánh bằng hoa từ Trung Quốc - RFA
    Nghĩ về Cuba nghĩ về Việt Nam - VOA
    Người dân Nhật nghĩ không phải tiếp tục xin lỗi về thế chiến thứ Hai - RFA
    Nhập siêu với Trung Quốc tăng mạnh - BBC
    Những nguồn tin đáng tin - RFA
    Sắp có trường đại học Harvard tại Việt Nam - VOA
    Thị trường chứng khoán TQ dao động mạnh sau vụ phá giá đồng Nguyên - VOA
    Việt Nam phá giá đồng bạc lần thứ 3 trong năm - RFA
    Việt Nam phá giá VND, nới biên độ tỷ giá - BBC
    Việt Nam quyết liệt phá giá thêm đồng tiền để chống đồng yuan hạ giá - RFI
    Việt Nam: Thủ phạm vụ đánh bom Bangkok sẽ bị trừng trị thích đáng - VOA
    Việt Nam tiếp tục phá giá tiền Đồng - VOA https://www.youtube.com/watch?v=qrgsFsb0OzU     Vụ cậu bé ‘muốn làm Bộ trưởng Giáo dục’ tiếp tục gây tranh cãi - VOA  http://www.voatiengviet.com/content/vu-cau-be-muon-lam-bo-truong-giao-duc-tiep-tuc-gay-tranh-cai/2923829.html
    Vụ nổ bom ở Bangkok qua lời kể của người Việt https://www.youtube.com/watch?v=GQNF3tC1Wy0     Ý kiến: Việt Minh nắm quyền do đâu? http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150819_forum_august_revolution_doan_xuan_loc 18AUG2015 :
    9x gốc Việt thành lập quỹ trao học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học VN http://www.voatiengviet.com/content/co-gai-goc-viet-thanh-lap-to-chuc-trao-hoc-bong-cho-tre-em-ngheo-hieu-hoc-viet-nam/2923467.html
    Chương trình giáo dục môi trường cho cộng đồng của CECR - RFA
    Cựu quan chức ngoại giao Mỹ ở Việt Nam lãnh án tù - VOA
    Dân biểu Úc, Chris Haye: Nhân quyền là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam - RFA
    Dân chủ hóa sẽ bớt đút lót tham nhũng - RFA
    Hai quân hạm Mỹ ghé Đà Nẵng tham gia 10 ngày diễn tập chung - RFI
    Khuyến cáo đề phòng khi tới Thái Lan - BBC
    Mỹ-Trung xích mích vì 'Chiến dịch Săn chồn' của Bắc Kinh - VOA
    Người Việt ở Thái Lan lo ngại về an toàn và kinh tế sau vụ nổ bom http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-lo-lang-ve-an-toan-va-kinh-te-sau-vu-no-bom-bangkok/2922617.html
    Nhật Bản muốn diễn tập hải quân đa phương với Philippines, Mỹ http://www.voatiengviet.com/content/nhat-ban-muon-dien-tap-hai-quan-da-phuong-voi-philippines-my/2922012.html
    Trung Quốc thăng tướng cho 4 sĩ quan chống Việt Nam - VOA https://www.youtube.com/watch?v=yMFaIwdcqgs     Vì sao chúng ta bị đối xử tệ? - RFA
    Việt Nam phá giá VND, nới biên độ tỷ giá - BBC
17AUG2015 :
    Anh em Đoàn Văn Vươn sẽ được tự do trước hạn - RFI
    Anh em ông Đoàn Văn Vươn sẽ được ân xá vào dịp 2/9? - RFA
    Bài học khởi nghiệp của Trương Thanh Thủy http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150815_the_boss_vietnam_thuy_truong_start_up     Campuchia truy tố nghị sĩ phản đối thỏa thuận biên giới với Việt Nam - VOA https://www.youtube.com/watch?v=-pbf8n5QKIM     Chuyến đi Về Bến Tự Do: cầu nguyện và thăm viếng nghĩa trang thuyền nhân - RFA
    Đài Loan xây hải đăng trên Biển Đông - VOA https://www.youtube.com/watch?v=rzKnN3JnzuE     Đoàn Văn Vươn ‘đủ điều kiện được ân xá’ - BBC
    Đổi tù chính trị lấy thương mại và ngoại giao - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/politi-pris-for-buis-08172015123010.html
    Đòn tiền tệ của Trung Quốc: Việt Nam làm sao chống đỡ ? - RFI
    Hai tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Đà Nẵng - BBC
    Hoa Kỳ: 'TQ dùng mật vụ trên đất Mỹ' - BBC
    Học đại học hay chơi chứng khoán? - VOA
    Hội chợ Văn hóa VietFest 2015 https://www.youtube.com/watch?v=lxhLy2zF5s0     Khởi nghiệp: Nữ doanh nhân trẻ Việt Nam - BBC
    Lá thư hai mươi năm và mô hình không muốn phát triển - RFA
    Nghị sĩ đối lập Campuchia bị bắt vì chống thỏa thuận biên giới với Việt Nam - VOA
    Nhật Bản muốn diễn tập hải quân đa phương với Philippines https://www.youtube.com/watch?v=6l0-MDSuab8     Nổ bom chết người ở trung tâm Bangkok - BBC
    Ông Đoàn Văn Vươn sắp được đặc xá http://www.voatiengviet.com/content/ong-doan-van-vuon-sap-duoc-dac-xa/2920869.html
    Phần mềm - VOA
    Philippines 'không nao núng' ở Biển Đông bất chấp đe dọa của TQ - VOA https://www.youtube.com/watch?v=O1DmfI5qiKQ     Quảng Bình đầu tư xây dựng 10 sân golf có nên hay không - RFA
    TQ bị cảnh báo về việc thực hiện 'Chiến dịch Săn chồn' ở Mỹ - VOA
    Trung Quốc, công xưởng thế giới trở thành quả bom nổ chậm khổng lồ - RFI
    VN là nước không chịu phát triển? Diễn đàn chúng ta # 36 - RFA https://www.youtube.com/watch?v=CqFsLl-x04c     Washington yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt "chiến dịch săn chồn" tại Mỹ - RFI
16AUG2015 :
    Các trận thư hùng quyết định trong Thế chiến thứ II - VOA
    Cam Bốt bắt thượng nghị sĩ đối lập bất chấp "quyền miễn trừ truy tố" - RFI
    Lấy chồng là một quy luật bắt buộc? - RFA
    Người Nghệ sĩ và Mẹ - Phía sau hào quang sân khấu - RFA
    Phong trào xây tượng đài Hồ Chí Minh ở Việt Nam - VOA http://www.voatiengviet.com/content/phong-trao-xay-tuong-dai-ho-chi-minh-o-vietnam/2916910.html
    Tri ân vị ngoại trưởng Canada đã cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân Việt- RFA
    Trung Quốc tập chiến tranh du kích để đương đầu với Việt Nam? - VOA
    Tượng đài ngàn tỉ cho dân nghèo Sơn La có ý nghĩa gì? - VOA http://www.voatiengviet.com/content/tuong-dai-ngan-ti-cho-dan-ngheo-son-la-co-y-nghia-gi/2918321.html
    Văn hoá ‘quy hoạch’ ở Việt Nam - VOA http://www.voatiengviet.com/content/van-hoa-quy-hoach-o-vietnam/2919879.html
    Việt Nam dùng hoa ‘nước lạ’ cho ngày Quốc khánh - VOA http://www.voatiengviet.com/content/dung-hoa-nuoc-la-cho-ngay-quoc-khanh-cua-viet-nam/2919464.html
15AUG2015 :
    Campuchia bắt thượng nghị sỹ đối lập - BBC
    Campuchia: TNS Hong Sok Hour bị bắt - RFA
    Con đường tơ lụa mới và tham vọng bành trướng của Trung Quốc - RFI
    'Đa đảng là mô hình, không là tiêu chí' http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150815_vuminhgiang_cachmangthang8     Ngân hàng Đông Á bị ‘kiểm soát đặc biệt’ - BBC
    Nhật Hoàng Akihito ‘hối hận sâu sắc’ về Đệ nhị Thế chiến - RFI
    Nhật hoàng 'hối hận' về Thế chiến II - BBC
    Ô nhiễm từ nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Yên Thành - RFA
    Việt Nam bắt hai nghi can vụ thảm sát 4 người ở Yên Bái - VOA
    Việt Nam tranh luận về các loại hoa màu biến đổi gien - VOA
.
___
.
“Tao thề với trời đất, với vũ trụ và thượng đế, nếu tao không làm được nhiệm vụ thức tỉnh giới trẻ Việt Nam, nếu tao làm sai và để đất nước của tổ tiên rơi vào tay kẻ ác, tao sẽ tự thiêu, như tất cả những người yêu nước đã từng tự thiêu. Tự thiêu vì hổ thẹn khi mình bất lực trước cái ác. Ăn chay ngồi thiền làm gì, khi thấy cuộc đời và đạo đức dân tộc mình suy tàn mà vẫn dửng dưng?”
.
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp và trao trả độc lập cho Việt Nam.
Ngày 11-3-1945, triều đình Huế hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam.
Ngày 17-4-1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế Quốc Việt Nam; quốc ca là bài Đăng Đàn Cung; quốc kỳ quẻ Ly màu đỏ nền vàng.
Ngày 17-8-1945, mít-tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bắt đầu được mấy phút bỗng hàng loạt cờ đỏ sao vàng được tung ra, cờ quẻ ly bị giật xuống và trên bục diễn giả xuất hiện một người đeo poọc-hoọc, đăng đàn diễn thuyết, kêu gọi đồng bào đi theo Việt Minh, đánh Pháp, đuổi Nhật...
Hồ Chí Minh tự tâng bốc đã nổi dậy đuổi Nhật ... dâng đất nước cho TQ.
.
QUẢ LỪA LỊCH SỬ BẮT ĐẦU CHÍNH LÀ TỪ ĐÂY! VẬN NƯỚC KHỐN NẠN NHẤT CŨNG BẮT ĐẦU TỪ ĐÂY!
Trích đoạn "Hồi ký của một thằng hèn" Tô Hải kể về ngày Cách mạng tháng Tám.
.
Ngày 2-9-1945, Nhật đầu hàng Mỹ. Việt gian cộng sản làm tay sai cho TQ để CƯỚP CHÍNH QUYỀN. Võ Nguyên Giáp được giao nhiệm vụ bắn giết các đảng phái quốc gia không cộng sản.
Ngày 12-12-1946, TQ chiếm đảo Ba Bình ( Ba Binh Island | Itu Aba Island | Taiping Island | Ligao Island | Nagashima Island ), thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 7-1-1947, TQ chiếm đảo Phú Lâm ( Phu Lam Island | Woody Island | Yongxing Island ), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hồ Chí Minh chống chế:
- Chính sách của ta hôm nay là chính sách Câu Tiễn, nhưng nhẫn nhục không phải là khuất phục.
Chính sách Câu Tiễn là:
- Thà nếm phân, ăn cứt, chịu nhục khuất phục TQ để được còn đảng, còn mình!
.
Hy sinh Biển Đảo để nhận lại vũ khí mà TQ thì âm thầm gửi theo trong đó là chiến lược "TQ đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng."
.
Ngày 7-5-1954, quân Pháp thảm bại ở Trận Điện Biên Phủ. TQ tiết lộ nhiều bí mật cho thấy họ đã viện trợ, giúp đỡ, chỉ đạo việt gian cộng sản rất nhiều.
.
Tám năm khói lửa 1946-1954 được việt gian cộng sản ca ngợi là cuộc chiến thần thánh giành độc lập, cái gíá mà họ phải trả là xương máu của khoảng 300,000 quân sĩ.
Việt Nam là nước thuộc địa duy nhất trên thế giới giành độc lập bằng núi xương sông máu.
.
Dưới chế độ đảng trị, quyền lực và quyền lợi được san sẻ cho mấy triệu đảng viên, vì tư lợi họ trở thành những nguồn hỗ trợ cho chính quyền độc tài, làm cho chính quyền hầu như bất khả xâm phạm.
Chỉ cần vài trăm ngàn người dân đổ ra đường biểu tình chống lại độc tài thì cả mấy triệu đảng viên cũng chịu bó tay. Độc tài có thể ra lệnh cho quân đội xả súng vào cả hàng ngàn người,  nhưng không có ai dám ra lệnh bắn cả hàng trăm ngàn người. Với hệ thống truyền thông đại chúng vừa tinh vi vừa nhanh chóng, việc tàn sát ấy dễ dàng lan rộng khiến cả thế giới lên án và can thiệp.
Thế thì tại sao trong một quốc gia có gần 100 triệu người không thể hoặc chưa thể có mấy trăm ngàn người xuống đường biểu tình đòi tự do và dân chủ? Chỉ cần theo dõi dân tình tại Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy ngay vấn đề chính không phải là sự sợ hãi mà chủ yếu là người ta không đoái hoài đến chính trị. Điều quan trọng nhất, với họ, là sự ổn định về chính trị và những cơ hội để làm giàu hoặc ít nhất, kiếm sống. Lâu nay, chúng ta thường gọi đó là tâm lý vô cảm hay chủ nghĩa mặc-kệ-nó, tuy nhiên, ẩn giấu đằng sau sự vô cảm ấy chính là óc tư lợi, chỉ nghĩ đến những lợi ích của bản thân mình và gia đình mình hơn là quyền lợi chung cho cả đất nước.
.
Trên thế giới không dân tộc nào HIÈN bằng dân tộc Việt Nam ! Đảng lãnh đạo, Đảng cướp của dân, Đảng buôn dân, Đảng bán nước, Đảng làm giàu bằng mọi cách. Đảng lớn giàu sang lớn, Đảng nhỏ giàu sang nhỏ, Ông Đảng nào cũng giàu, toàn là tiền BẤT CHÍNH. Thế mà dân vẫn NAI LƯNG ra chịu hằng nhiều chục năm. Đáng hoan hô thật !
.
24SEP1975, at a meeting with the delegation of Vietnam, led by Le Duan, Deng Xiaoping admitted that the problems between the two countries was the Xisha (Hoang Sa) and Nansha (Truong Sa) dispute. Deng promised: "The problem will be solved in the future."
10NOV1975, Vietnam sent a diplomatic note to China reiterating Deng Xiaoping’s statement on 24SEP1975 and asked China to stop its propaganda related to the dispute over the Islands. However, in a diplomatic note dated 24DEC1975, the China's Foreign Ministry rejected the proposal.
07OCT1977, Vietnam and China met to discuss border issues. The chief negotiator of China refused to discuss about the Hoang Sa Islands, which had been occupied by China. China turned from “Hoang Sa is a dispute issue" to "Hoang Sa of China is an indisputable fact."
17FEB1979, 600,000 Chinese troops attacked the six northern border provinces of Vietnam. After two weeks of heavy losses, the Chinese troops withdrew.
03JUL1979, the Chinese civil aviation authorities set four dangerous zones in the Xisha airspaces (Hoang Sa) in order to force the world to admit Chinese sovereignty in Hoang Sa.
10NOV1987, the Chinese navy occupied Louisa island in Vietnam’s Truong Sa archipelago.
31JAN1988, the Chinese navy began seizing and occupied Chu Thap reef, then Chau Vien reef on 18FEB1988, Ga Ven reef on 26FEB1988 and Tu Nghia reef on 28FEB1988.
14MAR1988, four Chinese warships approached Gac Ma Reef. At 6am, 40 Chinese soldiers landed in the island, pulled off the Vietnamese flag on the reef and killed two Vietnamese soldiers who were protecting the flag pole.

Vietnamese sappers, without weapons, tried to defend the national flag. Two Chinese naval ships fired straight into the Vietnamese sappers on Gac Ma Reef and the cargo ship 604. Captain Vu Phi Tru and several soldiers were sacrificed and the 604 ships sank.

At the islands of Co Lin (3.5 nautical miles from Gac Ma Reef) and Len Dao, China attacked fiercely from 6 am on 14MAR1988 and destroyed Vietnam’s ships 505 and 605 and killed many Vietnamese soldiers on the islands.

The massacre that lasted 28 minutes caused severe damage to Vietnam, with three ships destroyed and sunk, three soldiers died, 11 soldiers wounded and 74 soldiers missing. China later returned nine soldiers. The rest were considered sacrificed.

Despite Vietnam’s objections, China continued the attack to occupy more islands and then sent many fishing boats from Guangzhou to Truong Sa.
.
___
.
Nah's letter to the communists and the Vietnamese people - Thư gửi Đảng Cộng Sản và tất cả người Việt (từ Nah rapper) http://triethocduongpho.com/2015/01/13/thu-gui-dang-cong-san-va-tat-ca-nguoi-viet-tu-nah-rapper/
ĐMCS và Lời Trần tình của Tác giả Nguyễn Vũ Sơn  https://youtube.com/watch?v=i9ISi1nBa6c Lê Anh Hùng - http://www.leanhhung.com/
Source Google Search: "VSA Vietnamese Student Association"
.
@T4VIETNAMcom
@T4VIETNAMcom
Ngày 12-12-1946, TQ chiếm đảo Ba Bình Trường Sa của Việt Nam. Ngày 7-1-1947, TQ chiếm đảo Phú Lâm Hoàng Sa của Việt Nam.
Hồ Chí Minh chống chế: "Chính sách của ta hôm nay là chính sách Câu Tiễn, nhưng nhẫn nhục không phải là khuất phục."
Chính sách Câu Tiễn là: - Thà nếm phân, ăn cứt, chịu nhục khuất phục TQ để được còn đảng, còn mình!
Hy sinh Biển Đảo để nhận lại vũ khí mà TQ thì âm thầm gửi theo trong đó là chiến lược "TQ đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng."
.
70 năm cách mạng đạt được gì? http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150814_cach_mang_thang_tam_hangout     BBC | 2015-08-14
Nhà văn Vũ Thư Hiên nhận xét trong Bàn tròn thứ Năm hôm 13/08 của BBC rằng, mục tiêu ban đầu của Cách mạng tháng Tám đã "bị phản bội".

Ông là con trai của ông Vũ Đình Huỳnh, người từng là thư ký riêng của ông Hồ Chí Minh.

Ông Vũ Thư Hiên nói: "Nó bị phản bội một cách từ từ chứ không phải ngay lập tức. Không có cái mốc nào cho sự phản bội cả. Nhưng nếu phải đặt ra một cái mốc thì tôi nghĩ là từ năm 1949 khi mà biên giới Việt Nam và Trung Quốc gắn liền, khi cách mạng Trung Quốc đã thành công."

Ông Trần Tiến Đức, con trai thị trưởng đầu tiên của Hà Nội - ông Trần Duy Hưng, cũng cho rằng, sau 70 năm, tuy Việt Nam đã giành độc lập, nhưng sự độc lập chưa rõ có trọn vẹn hay chưa do vẫn bị "ngoại bang đe dọa, chủ quyền đất nước vẫn bị xâm phạm".

Nhà hoạt động xã hội Lê Hiền Đức, người hay lên tiếng đấu tranh về đất đai cùng nông dân ở Việt Nam, cũng nói những gì đang diễn ra ở Việt Nam "đi ngược lại" với mục tiêu của cách mạng là lấy đất chia cho dân nghèo, "có nghĩa là họ lấy đất của nguời nghèo mà tôi dùng từ cướp đất từ nguời dân cày cho bọn nhà giàu," bà nói.

Ông Vũ Thư Hiên thì kể lại giai đoạn năm 1925, các hội đoàn, đảng phái chủ yếu đi theo xu hướng yêu nước, "tất cả đều chẳng biết gì về chủ nghĩa Cộng sản cả.

"Và ngay cả đến năm 30 khi thành lập Đảng Cộng sản, thì thực sự chỉ có một số người có thể hiểu lơ mơ về chủ nghĩa Cộng sản qua một số sách báo có tính chất giản lược. Chứ còn các đảng viên mà tôi biết thì vào cái giai đoạn đó các bác các chú ấy chẳng biết gì về chủ nghĩa Cộng sản."

Ông Vũ Thư Hiên nhấn mạnh ông "không vui khi nghĩ đến ngày mà chúng ta quen dùng là Cách mạng tháng 8, mà theo tôi, gọi là khởi nghĩa tháng 8 thì đúng hơn".

"Chúng ta thấy một hệ thống quan liêu, một hệ thống tham quan đang đè nặng lên đất nước, tước đoạt quyền của người dân, không phải chỉ là quyền tự do ngôn luận, mà cả quyền sống, quyền làm người.

"Tôi rất buồn khi nhớ lại không khí của những ngày tháng Tám năm 1945."

Truy cập http://bit.ly/1TAxdQP để xem lại toàn bộ cuộc thảo luận.
.
___
.
Báo Dân Sinh đang 'nâng cấp kỹ thuật'? http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150814_bao_dan_sinh_dien_tu     BBC | 2015-08-14
Báo điện tử Dân Sinh hiện không thể truy cập được, vài hôm sau việc gỡ bỏ bài viết về ông Nguyễn Hữu Đang, một trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm.

Người phụ trách đường dây điện thoại của báo này nói rằng trang mạng "hiện nay bên kỹ thuật đang nâng cấp" bởi "đang có hiện tượng bị [trục trặc] kỹ thuật", và thời gian cần thiết để xử lý là bao lâu thì "hiện vẫn chưa biết".

Trang Facebook của báo Dân Sinh vào hôm 14/8 vẫn hoạt động, với các tin đăng cuối cùng là vào ngày 3/8/2015.

Hồi đầu tháng, báo này bắt đầu đăng lần lượt hai trong tổng số dự kiến loạt 30 kỳ bài "Nguyễn Hữu Đang - Bi thương và cay đắng" của tác giả Võ Bá Cường. Vào ngày 8/8, kỳ thứ ba đã không xuất hiện theo dự kiến. Cùng lúc, hai kỳ trước cũng bị gỡ bỏ.

Ông Nguyễn Hữu Đang được cho là một trong những gương mặt trí thức đấu tranh cho tự do dân chủ dũng cảm nhất ở Việt Nam.

Từng bị thực dân Pháp bắt hồi 1930, ông Đang là người đứng đầu ban tổ chức ngày lễ 2/9/1945, xây dựng khán đài để Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình, Hà Nội. Ông đã mất hồi 2007.

Trong lần trả lời BBC Tiếng Việt cách đây ít hôm, nhà văn Võ Bá Cường nói về việc báo Dân sinh gỡ bỏ bài viết của mình: “Tôi cũng nghĩ ngợi nhiều và nhận ra có thể bây giờ là thời điểm chưa thích hợp để công bố một dạng tư liệu như vậy. Nhà văn ở đất nước này cần tuân theo đường lối."

Trước đó, tổng biên tập báo này, Nguyễn Thành Phong nói với BBC: "Báo chí ở Việt Nam không có kiểm duyệt. Chúng tôi có quyền lựa chọn nhân vật và câu chuyện để đăng. Và chúng tôi chịu trách nhiệm về những gì mình đăng tải,” và bảo vệ quyết định của ban biên tập báo trong việc đăng loạt bài về ông Đang.

"Chúng tôi quyết định đăng tư liệu về ông Đang nhân dịp Cách mạng tháng Tám vì cuộc đời của ông có nhiều nỗi niềm trong giai đoạn này,” ông Phong nói thêm.

Báo điện tử Dân Sinh trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội.

Hồi tháng Năm 2015, cựu tổng biên tập báo Người cao tuổi, ông Kim Quốc Hoa bị khởi tố với tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân", sau khi báo này đăng bài điều tra cáo buộc tình trạng tham nhũng trong quan chức hoặc nêu ra các vấn đề khác nhau liên quan đến công an và quân đội ở Việt Nam.

Báo này cũng bị xử phạt gần 700 triệu đồng vì bị giới chức kết luận là vi phạm nhiều lỗi khác nhau.
.
___
.
Tháng 8/1945: Cách mạng hay Khởi nghĩa? http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150812_hangout_vn_august_revolution     BBC | 2015-08-14
Nhà văn Vũ Thư Hiên cho rằng, Cách mạng tháng Tám của Việt Nam nên được gọi là Khởi nghĩa tháng Tám thì 'đúng hơn', ông nói trong Bàn tròn thứ Năm của BBC hôm 13/08.

Cuộc Cách mạng tháng Tám giành độc lập của Việt Nam xảy ra tròn 70 năm về trước. (Xem lại thảo luận tại: http://bit.ly/1TAxdQP)

"Tôi nghĩ đây là cuộc khởi nghĩa đã đưa lại nền độc lập và sau đó những mục tiêu đề ra ở những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa đã bị phản bội.

"Nó phản bội một cách từ từ chứ không phải ngay lập tức. Không có cái mốc nào cho sự phản bội cả. Nhưng nếu phải đặt ra một cái mốc thì tôi nghĩ là từ sau năm 1949 khi mà biên giới Việt Nam và Trung Quốc gắn liền, khi cách mạng Trung Quốc đã thành công," ông nói.

"Rồi sau đó sự phân quyền tạo ra lối phân chia trên dưới mà khởi xướng là ông Tổng bí thư Trường Chinh càng ngày càng lan rộng và nó đã được nâng cao tới mức như ngày hôm nay.

"Chúng ta thấy một hệ thống quan liêu, một hệ thống tham quan đang đè nặng lên đất nước, tước đoạt quyền của người dân, không phải chỉ là quyền tự do ngôn luận, mà cả quyền sống, quyền làm người.

"Tôi rất buồn khi nhớ lại không khí của những ngày tháng Tám năm 1945." Ông Vũ Thư Hiên là một nhân chứng lịch sử, con trai ông Vũ Đình Huỳnh - thư ký riêng của Hồ Chí Minh trong thời kỳ đầu lập quốc.

Nhận xét vê ý nghĩa của sự kiện này, bà Lê Hiền Đức, người hay lên tiếng đấu tranh về đất đai cùng nông dân ở Việt Nam cho rằng, đây là "niềm tự hào của dân tộc Việt Nam", tuy nhiên, quá khứ "hào hùng đó đã bị che mờ đi bởi sự suy đồi, xuống cấp của cả một hệ thống xã hội từ các cấp quản lý trung ương cho đến địa phương".

Nhà báo Hồng Nga cũng đặt câu hỏi với bà Lê Hiền Đức, từng làm giao liên trước Cách mạng tháng Tám, về mục tiêu 'người cày có ruộng của cuộc cách mạng, liệu đã đạt được hay chưa.

Bà nói bà phải dùng tới từ 'căm thù' để bày tỏ cảm xúc do "truớc đây thì bảo là làm cách mạng để đem lại ruộng đất cho dân cày, cho người nghèo, nhưng bây giờ tôi vẫn thường nói, nó nguợc lại hẳn. Có nghĩa là họ lấy đất của nguời nghèo mà tôi dùng từ cướp đất từ nguời dân cày cho bọn nhà giàu."

'Rách rưới'

Nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại ấn tượng lớn về trước ngày 02/09/1945, rằng những bộ quần áo 'đàng hoàng' do những người thuộc chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời đó mặc đều là do ông Trịnh Văn Bô cung cấp.

"Năm ấy, toàn bộ chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều là những người rách rưới. Tất nhiên là quần áo đủ mặc nhưng không đàng hoàng như các bạn nhìn thấy trên lễ đài đâu."

"...Tôi là người chứng kiến ông Võ Nguyên Giáp đến để nhận quần áo và giầy dép, cuối cùng lại phải đôi dép nó chật, thế là cái anh xe của nhà tôi phải mang đôi dép đấy chạy lên phố Hàng Da để đổi đôi khác."

Trả lời câu hỏi của Hồng Nga về ý kiến cho rằng cuộc cách mạng không dữ dội như trong sách sử, ông Vũ Thư Hiên và ông Trần Tiến Đức, con trai bác sỹ Trần Duy Hưng - thị trưởng đầu tiên của Hà Nội sau cuộc Cách mạng tháng Tám, cùng cho rằng chính quyền lúc đó đã biết lợi dụng "khoảng trống quyền lực".

"Số Đảng viên chỉ trên 1 nghìn, nhưng quan trọng là kỳ vọng của nhân dân không muốn sống nô lệ nữa, lớn hơn cả. (Xem lại thảo luận tại: http://bit.ly/1TAxdQP)

"Nên số người ít ỏi đấy khi khởi xướng lên cái danh từ không phải là Đảng cộng sản, thì phải nói là Việt Minh, tất cả những nguời không phải Việt Minh cũng xưng là Việt Minh tạo nên một làn sóng rất dữ dội.

"Và vì thế mà cái ngày 19/08 ở Hà Nội đã nổ ra cuộc cướp chính quyền mà cái cuộc cướp chính quyền ấy nổ ra đúng lúc chính phủ Trần Trọng Kim định tổ chức cuộc biểu dương lực lượng với thanh niên và sinh viên ở Nhà hát Lớn thì trong số đó mà ngày hôm đó làm mà sau này tôi có tìm hiểu, có lẽ chỉ có độ vài ba đảng viên Cộng sản, còn tất cả là những người Việt Nam tự xưng đã nắm lấy thời cơ ấy và biến nó thành cuộc khởi nghĩa."

Nhà báo tự do Trần Tiến Đức cũng phân tích rằng những nguời lãnh đạo của Việt Minh đã "biết tận dụng khoảng trống đó và đặc biệt là biết tận dụng cái khát vọng được thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang và đuợc sống trong độc lập tự do".

Tinh thần dân chủ

Ông Trần Tiến Đức kể về cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội đầu tiên vào tháng 1/1946 và đánh giá ở Hà Nội lúc đó đã có không khí dân chủ 'thực sự'.

"Lúc bấy giờ không có Đảng cử dân bầu mà lúc bấy giờ Đảng cũng là lựa chọn mà không chỉ là đảng viên mà cả những người trí thức tiêu biểu của đất nước."

Trong số 6 đại biểu của liên danh Việt Minh, ông Hồ Chí Minh, ông Trần Duy Hưng và bốn nhân vật khác đều là những người "ngoài Đảng". Và để đạt được 6 ghế đại biểu Quốc hội của Hà Nội, đã có tới 176 vị tham gia tranh cử, ông nói thêm.

Trong Bàn tròn thứ Năm, nhà báo Trần Tiến Đức nhắc lại lời mở đầu Tuyên ngôn độc lập năm 1945 về quyền bình đẳng, tự do và mưu cầu hạnh phúc.

"Tôi nghĩ rằng những thông địêp ấy gửi cho dân chúng đuợc dân chúng hưởng ứng. Nhà chính trị nào làm việc đó là đã biết đánh vào khát vọng độc lập tự do của dân.

"Nhìn vào những thông điệp ấy, ta thấy rằng chúng ta có độc lập nhưng đã trọn vẹn hay chưa thì rõ ràng hiện nay chúng ta vẫn đang bị những ngoại bang đe doạ, chủ quyền đất nuớc vẫn bị xâm phạm.

"Tôi cho rằng thế hệ chúng tôi đã cố gắng làm rất nhiều nhưng mà những khát vọng độc lập tự do, dân chủ vẫn còn tồn tại và tôi hy vọng rằng những thế hệ trẻ hơn, mai sau vẫn tiếp tục đi theo con đuờng đó."

Truy cập http://bit.ly/1TAxdQP để xem lại cuộc thảo luận của BBC Tiếng Việt.
.
___
.
Nhìn lại Cách mạng tháng Tám sau 70 năm - BBC https://www.youtube.com/watch?v=QPmo0ijur_Q&feature=youtu.be
Streamed live on Aug 13, 2015
BBC và các khách mời Bàn tròn thứ Năm cùng nhìn lại cuộc cách mạng tháng Tám giành độc lập của VN bảy thập niên về trước.
.
___
.
Ý kiến: Nhìn lại Cách mạng tháng Tám http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150812_forum_revolution_truong_nhan_tuan     Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn Gửi cho BBCVietnamese.com | 2015-08-13
Theo sử liệu chính thức thì cuộc “Cách mạng tháng Tám” được khởi động từ 14-8-1945, sau quyết định của Đảng Cộng sản (CS) Đông Dương tại cuộc họp Tân Trào và chấm dứt ngày 30 tháng 8 sau khi vua Bảo Đại thoái vị giao ấn kiếm cho đại diện CS.

Như vậy cuộc “Cách mạng” được diễn ra trong bối cảnh miền Bắc vừa thoát khỏi nạn đói kinh hoàng với 2 triệu người chết và Đồng Minh vừa kết thúc cuộc Đại chiến Thế giới thứ II.

Cuộc cách mạng xảy ra “dưới sự lãnh đạo của đảng, 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa dành lại chính quyền…”.

Việc “giành lại chính quyền” được các sử gia Việt Nam ví như là “cuộc chạy đua nước rút với quân đội Đồng Minh”.

Các bản Hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), không ngoại lệ, đều ghi nhận sự thành công của cuộc cách mạng (tháng Tám) là nền tảng khai sinh ra nước VNDCCH.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhưng nếu xét lại thì vấn đề không đơn thuần xảy ra như vậy.

Thế chiến thứ II tại châu Á kết thúc sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng ngày 15-8-1945.

Theo một số qui định của phe thắng trận, Nhật phải :

Từ bỏ chủ quyền tại các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng trước đó.

Các chính quyền do Nhật dựng lên ở các nơi này thì không được nhìn nhận.

Trong thời gian chuyển tiếp, quân đội Nhật có trách nhiệm giữ trật tự trong lúc chờ đợi quân Đồng Minh đến giải giới.

Những vùng lãnh thổ Nhật chiếm đóng này bao gồm Việt Nam.

Quyết định của quân Đồng Minh

Đồng Minh quyết định ra sao về các vùng lãnh thổ này? Trả lại độc lập hay tiếp tục chiếm đóng?

Một số vùng lãnh thổ bị Nhật chiếm đóng số phận đã được quyết định qua các Hội nghị Yalta và Cairo trong lúc chiến tranh như Mãn Châu, Đài Loan… thì trả cho Trung Hoa, Đại Hàn thì được độc lập. Một số được định đoạt hay tái xác định sau chiến tranh theo Hòa ước San Francisco 1951.

Riêng Việt Nam và nói chung là Đông Dương, không thấy nhắc đến vấn đề “trả độc lập” mà chỉ nói đến việc giải giới quân Nhật. Việc giải giới được lực lượng Đồng minh qui định: Quân đội Anh Quốc phụ trách vùng phía nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa phụ trách phía bắc vĩ tuyến 16.

Theo qui định này, ngày 9-9-1945 quân của Trung Hoa do Tiêu Văn và Lư Hán dẫn đầu có mặt tại Hà Nội. Tương tự, liên quân Anh-Pháp cũng có mặt ở miền Nam.

Ta thấy không hề có việc lực lượng cách mạng “chạy đua giành chính quyền” với quân đội Đồng Minh hay việc “20 triệu nhân dân ta nhất tề vùng dậy giành lại chính quyền” như các sử gia đã viết.

Theo sử liệu, lực lượng cách mạng đã đánh Nhật giành chính quyền. Trên thực tế không có “đánh đấm” gì cả.

Cuộc “Cách mạng” xảy ra sau ngày 15-8, tức lúc quân Nhật đã có lệnh bỏ súng đầu hàng. Thẩm quyền của Nhật tại Việt Nam ngay từ lúc đó đã chuyển sang lực lượng Đồng Minh. Quân Nhật không còn nắm chính quyền mà chỉ có trách nhiệm “giữ an ninh trật tự”.

Quân “Cách mạng” đâu để cướp hay giành cái mà Nhật đã không còn nữa?

Thực chất 'cuộc chạy đua giành chính quyền' là Việt Minh lợi dụng khoảng trống quyền lực sau khi Nhật đầu hàng để nắm lấy chính quyền, hy vọng đặt Đồng Minh vào sự đã rồi.

Nhưng điều này thất bại. Bởi vì khi Tiêu Văn và Lư Hán dẫn quân qua Việt Nam, dọc đường lực lượng này tước quyền hành của 'chính quyền cách mạng' và trao cho phe thân Trung Hoa. Vì vậy, cho dầu Việt Minh có thực sự cướp được chính quyền thì chính quyền này cũng đã bị Đồng Minh lấy lại.

Cũng không hề có việc 'lực lượng cách mạng' cướp chính quyền từ tay Bảo Đại (ngày 30-8-1945).

Quốc gia mang tên Đế Quốc Việt Nam do Bảo Đại lãnh đạo ra đời sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 10/3 năm 1945.

Theo qui định của lực lượng Đồng Minh, phía thắng trận, tất cả những chính quyền do Nhật dựng lên (ở các vùng lãnh thổ chiếm đóng) đều không được nhìn nhận.

Về mặt pháp lý, Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại không được quốc tế nhìn nhận mà điều này là cần thiết để một quốc gia 'hiện hữu' trên trường quốc tế.

Đế Quốc Việt Nam trên thực tế không có quân đội. Ngân sách là con số zero. Ngoại giao cũng không. Tất cả đều phải thông qua Nhật. Ông Bảo Đại hay chính phủ Thủ tướng Trần Trọng Kim không có bất kỳ thẩm quyền nào về lãnh thổ cũng như đối với người dân của mình.

Đế Quốc Việt Nam rõ ràng là một 'quốc gia bình phong'.

Thành quả cách mạng và Tuyên ngôn độc lập

Vậy thì 'lực lượng cách mạng' có thể cướp cái gì ở quốc gia này? Người ta đâu thể cướp cái mà người khác không có?

Còn việc “Hai mươi triệu nhân dân ta nhất tề vùng dậy” cũng chỉ là điều tưởng tượng.

Miền Bắc vừa thoát nạn đói vào tháng 5, với 2 triệu người chết. Ba tháng sau người dân có thể nổi dậy để giành cái ăn. Nói 20 triệu người 'nhất tề vùng dậy' là điều hoang đường, không thuyết phục được ai hết. Thực chất của Cách mạng Tháng Tám là vậy.

Còn Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9 của ông Hồ? Về thời điểm, ngày 2/9 được ông Hồ lựa chọn không hề do tình cờ mà là kết quả tính toán sâu xa.

Ngày 2/9 năm 1945 cũng là ngày đế quốc Nhật ký văn kiện đầu hàng Đồng Minh trên chiếc Chiến hạm USS Missouri của Mỹ đang neo trong vịnh Tokyo.

Về nội dung, bản Tuyên ngôn của ông Hồ dẫn nhiều ý tứ từ bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ.

Từ hai chi tiết này, ta có thể cho rằng ông Hồ đã được sự gợi ý của các chuyên viên OSS, tiền thân của CIA Mỹ, lúc đó đang hoạt động cùng với Việt Nam trên vùng biên giới Việt -Trung.

Tuyên ngôn độc lập của ông Hồ, trên phương diện pháp lý cũng như trên thực tế, không thể hiện được một quốc gia Việt Nam độc lập.

Một số sử gia biện hộ rằng 'nền độc lập' của VNDCCH kế thừa từ quốc gia Đế quốc Việt Nam của Bảo Đại (tuyên bố độc lập ngày 12/3/1945).

Trên công pháp quốc tế lý lẽ này không thuyết phục. Như đã nói, Quốc gia Đế Quốc Việt Nam của Bảo Đại vừa không có thực quyền, vừa không được nước nào nhìn nhận, dĩ nhiên ngoại trừ Nhật. Nền độc lập (tức chủ quyền) của quốc gia gọi là “Đế quốc VN” do Nhật dựng lên là không hiện hữu.

VNDCCH làm thế nào kế thừa Đế quốc Việt Nam cái mà thực thể này không có?

Dầu vậy đó là điều may cho Việt Nam. Bởi vì, nếu Đế quốc Việt Nam của ông Bảo Đại là một quốc gia độc lập có chủ quyền thì Việt Nam sẽ bị Đồng Minh xếp vào loại quốc gia hợp tác với phát xít Nhật. Lúc đó Việt Nam sẽ bị đối xử như là quốc gia bại trận. Hệ quả thế nào không ai có thể lường được.

Trường hợp Nhật, quốc gia bại trận, bị đặt dưới sự quản lý của Mỹ cho đến sau Hòa ước 1951. Dầu vậy, lãnh thổ gọi là quần đảo Nam Tây (Nansei), bao gồm quần đảo Okinawa, tiếp tục đặt dưới sự quản lý của Mỹ cho đến đầu thập niên 70.

Hiệp ước Sơ bộ 6/3/1946

Nền 'độc lập' của nước VNDCCH sẽ rõ rệt hơn, chỉ vài tháng sau, lúc Hiệp ước Sơ Bộ 6-3-1946 được ký kết.

Điều ước quan trọng của Hiệp ước là Việt Minh và Pháp nhìn nhận VNDCCH như là một “état libre – tiểu bang tự do” thuộc Khối Đông dương, do ông Hồ lãnh đạo. Còn việc thống nhất “ba kỳ”, Pháp hứa sẽ nhìn nhận kết quả qua cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức sau này.

Các sử gia VN cho rằng từ “etat libre” ghi trong hiệp ước có nghĩa thực sự như là “quốc gia tự do”. Chữ “état” nằm trong một liên bang (hay một “union - khối”) có nghĩa là “tiểu bang” chứ không phải là “quốc gia”. Các “état - tiểu bang”, như California (thuộc Hợp chúng quốc Mỹ) có quốc hội, ngân sách, chính quyền… riêng nhưng “chủ quyền” (tức quyền chủ tể) của nó lại thuộc về Liên Bang.

Từ kết quả hiệp ước sơ bộ ta thấy nền 'độc lập' của VNDCCH mà ông Hồ tuyên bố ngày 2/9 năm 1945 là không có thực chất.

VNDCCH chỉ là một vùng lãnh thổ, giới hạn ở Bắc Kỳ, thẩm quyền của ông Hồ thấp hơn Toàn Quyền Pháp. VNDCCH không phải là một 'quốc gia độc lập', có chủ quyền.

Dầu vậy đây cũng là điều may mắn. Cả hai bên ký kết đều xem hiệp ước này chỉ là thời đoạn, không có ý muốn tôn trọng. Ông Hồ ký kiệp ước vì muốn Trung Hoa rút đi. Còn Pháp ký hiệp ước vì muốn trở lại miền Bắc.

Giả sử hiệp ước được tôn trọng, chắc chắn Việt Nam sẽ bị chia làm hai (hoặc ba) quốc gia (và lãnh thổ) khác nhau. VNDCCH sẽ trở thành 'quốc gia' do ông Hồ lãnh đạo.

Miền Nam (Cochinchine) chắc chắn trở thành thuộc địa của Pháp (như Guyane, Réunion, Nouvelle Calédonie…).

Trong khi miền Trung (An Nam) có thể trở thành một quốc gia khác, do Bảo Đại hay một hậu duệ nào đó của nhà Nguyễn lãnh đạo.

Đây là một sai lầm lớn lao trong sự nghiệp chính trị của ông Hồ.

Sử gia Trần Trọng Kim phê bình đại khái rằng sai lầm của ông Hồ chỉ có thể sửa bằng xương máu. Quả nhiên đúng như vậy. Ông Hồ sửa sai bằng cách đưa cả nước vào cơn máu lửa.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn từ Pháp.
.
___
.
Loạt bài về Nguyễn Hữu Đang 'cần thời điểm'  http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150812_vo_ba_cuong_nguyenhuudang_dansinh     BBC | 2015-08-12
Tác giả loạt bài về ông Nguyễn Hữu Đang, trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm, cho biết ông vẫn ‘chờ thời điểm thích hợp’ để đăng bài và xuất bản sách về nhân vật này.

Hôm 12/8, nhà văn Võ Bá Cường đã dành cho BBC cuộc trao đổi ngắn quanh việc báo điện tử Dân Sinh thuộc Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, gỡ bỏ loạt bài vừa đăng tải về ông Nguyễn Hữu Đang mà ông là tác giả.

“Tôi cũng nghĩ ngợi nhiều và nhận ra có thể bây giờ là thời điểm chưa thích hợp để công bố một dạng tư liệu như vậy. Nhà văn ở đất nước này cần tuân theo đường lối. Có những chuyện về tư tưởng không thể nói trong một hai câu là được”, ông Cường nói.

Nhà văn cho biết rằng qua vụ việc này, ộng nhận ra, ‘lịch sử không thể sáng tác mà phải có những chất liệu chân thực và người viết phải có dũng khí để tạo nên những tác phẩm để đời’.

Ông Cường nói vẫn chờ đợi Cục Xuất bản cấp giấy phép cho một nhà xuất bản trong nước để cuốn sách ‘Người đeo lục lạc’ về ông Nguyễn Hữu Đang được ấn hành chính thức trong nước.

“Tôi muốn tác phẩm của mình ra mắt đàng hoàng chứ không trốn chui trốn lủi”, ông Cường nói thêm.

Giải thích về việc cuốn sách 'Chuyện tướng Độ' do nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành êm xuôi năm 2007 và đến nay vẫn còn được tái bản, ông Cường nói:

“Đó là nhờ tôi nhận được sự ủng hộ của các ông Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt và giám đốc nhà xuất bản đủ dũng khí để in”. Trước đó, hôm 5/8, báo điện tử Dân Sinh thuộc Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội gây xôn xao khi khởi đăng loạt bài 30 kỳ với chủ đề ‘Nguyễn Hữu Đang - Bi thương và cay đắng’.

Tuy nhiên chỉ vài ngày sau, báo này đã gỡ bài. BBC hiện vẫn chưa liên lạc được với ông Nguyễn Thành Phong, tổng biên tập báo Dân Sinh để làm rõ nguyên nhân.

Hôm 6/8, ông Phong nói với BBC sở dĩ ban biên tập quyết định đăng bài về ông Nguyễn Hữu Đang vì tin rằng ông Đang "là nhân vật mà mọi người muốn tìm hiểu, nghe nhiều về ông".

"Chúng tôi quyết định đăng tư liệu về ông Đang nhân dịp Cách mạng tháng Tám vì cuộc đời của ông có nhiều nỗi niềm trong giai đoạn này”.

Loạt bài về ông Đang được viết theo dạng ‘tiểu thuyết tư liệu’, theo đó nhà văn tiếp xúc với những nhân vật thật và tư liệu để xây dựng lên câu chuyện ‘có một phần yếu tố hư cấu nhưng gần với đời sống’.

Khi được hỏi có quan ngại việc loạt bài về ông Đang có thể bị Bộ Thông tin - Truyền thông tạm dừng giữa chừng hay không, ông Phong nói: “Tôi tin là sẽ không có ai ngăn cấm đăng bài về ông Đang. Báo chí ở Việt Nam không có kiểm duyệt. Chúng tôi có quyền lựa chọn nhân vật và câu chuyện để đăng. Và chúng tôi chịu trách nhiệm về những gì mình đăng tải”.

Nguyễn Hữu Đang là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất tại Việt Nam trong thế kỷ 20. Là cột trụ của phong trào Nhân văn Giai phẩm, ông Đang đã bị bắt, bị cầm tù, quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4/1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất.

Lâu nay, các tư liệu về ông Đang cũng như những nhân vật khác trong phong trào Nhân văn Giai phẩm bị cho là chủ đề ‘cấm kỵ’ trên mặt báo.
.
___
.
Người dựng kỳ đài Ngày Độc lập 2/9 http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/08/150811_phung_quan_nguyen_huu_dang     BBC | 2015-08-12
BBC đăng lại bài của cố nhà thơ Phùng Quán năm 1992 về ông Nguyễn Hữu Đang, người dựng kỳ đài Ngày Độc lập 2/9 năm 1945 ở Hà Nội.

Ông Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) từng bị thực dân Pháp bắt từ 1930, tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương (1937-1939), Hội truyền bá Quốc ngữ (1938-1945), phong trào Văn Hóa Cứu Quốc (1943-1946), Ủy Ban Giải phóng Dân Tộc tại Tân Trào 1945. Ông là người tổ chức ngày lễ 2-9-1945, xây dựng khán đài để Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội.

Trích đoạn bài của Phùng Quán (1932-1995):

Tôi là người viết văn nhưng lại đặc biệt say mê nghệ thuật kiến trúc...[Ở nhà tôi, ngoài hình ảnh những] Kim tự tháp, Vạn lý trường thành, Đền Ăngco, Chùa Vàng Miến Điện, Cố cung, Tháp Eiffel, Khải hoàn môn... tôi có chừng vài chục tấm hình cắt ra từ các báo như Nhân Dân, Quân Đội, Lao Động, Hà Nội Mới... chụp cảnh Lễ đài Độc lập với tổng thể Vườn hoa Ba Đình trong ngày Mồng hai tháng năm Một nghìn chín trăm bốn lăm.

Mỗi lần ngắm nhìn cái công trình kiến trúc mỏng manh được xây dựng bằng gỗ, ván, đinh, vải; được thiết kế và thi công trong vòng 48 giờ đồng hồ – nếu chậm lại một giờ là hỏng – rồi sau đó biến mất khỏi mặt đất như một lâu đài trong cổ tích, cặp mắt mờ đục của người lính già tôi bao giờ cũng cay lệ...

Ai có thể tái tạo công trình kiến trúc Lễ đài Độc lập cùng với tổng thể kỳ vĩ đó? Không một ai! Kể cả thánh thần... Theo ngu ý của tôi, lễ đài Độc lập là cái cột mốc giữa đêm dài một trăm năm nô lệ và bình minh của Độc lập Tự do của cả dân tộc. Kể từ khi trên mặt cỏ nắng Ba Đình mọc lên cái cột mốc gỗ này, số phận của cả dân tộc thay đổi, và số phần nhỏ bé, hèn mọn của cả thằng tôi cũng thay đổi...

Vậy ai là tác giả cụ thể công trình kiến trúc Lễ đài Độc lập?...Cách đây ba năm, tôi được một người bạn tặng tôi những tư liệu có liên quan đến sự kiện lịch sử mồng 2 tháng 9/1945 anh vừa tìm thấy trong Thư viện Quốc gia, Thư viện Bảo tàng Lịch sử, Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, và kho Lưu trữ Quốc gia. Trong số những bản sao chụp, có mấy tư liệu tôi đặc biệt chú ý:

“Thư của Bộ tuyên truyền có tiêu đề VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ đề ngày 31.8.1945 gửi Thị trưởng Hà Nội, về việc tổ chức Ngày Độc lập (Đây là bản chính được đánh máy bằng giấy than đen trên giấy trắng, khổ rộng 130 mm x 210 mm, đóng dấu tròn với giòng chữ Ngày Độc lập và C.P.C.H D.C. vòng quanh con dấu, một ngôi sao năm cánh ở giữa, nổi lên giòng chữ BAN TỔ CHỨC).

Nội dung thư:

Kính gửi ông Thị trưởng Hà Nội,

Bộ tuyên truyền của Chính phủ Lâm thời sẽ tổ chức ngày 2.9.1945 một “Ngày Độc lập”.

Muốn cho ngày ấy có một tính cách thiêng liêng, Ban tổ chức chúng tôi yêu cầu Ngài hạ lệnh cho các chùa chiền, nhà thờ phải cho mở cửa, quét tước sạch sẽ và đốt trầm hương suốt ngày hôm ấy để mừng Ngày Độc lập. Kính thư,

Nguyễn Hữu Đang”.

Một thư khác của Ban Tổ chức “Ngày Độc lập” thuộc Bộ Thông tin và Tuyên truyền, đề ngày 31.8.1945. Hình thức và con dấu giống như trên. Nội dung thư:

“Kính gửi ông Thị trưởng Hà Nội

Nhân “Ngày Độc lập”, chúng tôi yêu cầu Ngài cho treo cờ ở vườn hoa Ba Đình và hai bên những phố lân cận. Còn về lễ chào Quốc kỳ, chúng tôi nhờ Ngài cho sửa soạn cho chúng tôi một chiếc cột cao 12 thước tây đủ cả giây và bánh xe (poulie); sẽ có chỉ thị về chỗ dựng cột cho phu toà Thị chính.

Kính thư, Nguyễn Hữu Đang”.

Một bức thư khác, hình thức, tiêu đề và con dấu giống hai bức thư trên, với nội dung:

“Kính gửi ông Thị trưởng Hà Nội

Muốn cho Ngày Độc lập tổ chức vào ngày 2.9.1945 tới đây được hoàn hảo, chúng tôi yêu cầu Ngài thông báo ngay cho các Phố trưởng để các ông ấy báo tin cho các nhà trong khu vực mình biết rằng Cụ nào trong nam giới hay nữ giới muốn đi dự lễ ấy sẽ đến họp ở Hội quán hội Khai trí hồi 13 giờ trước khi đi lên vườn hoa sau Sở tài chính.

Kính thư, Nguyễn Hữu Đang”.

Sau khi đọc kỹ những tư liệu trên, tôi suy luận: ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban tổ chức Ngày Độc lập, vậy chắc ông phải biết ai là tác giả của công trình kiến trúc Lễ đài. Cần phải tìm gặp ông để hỏi cho ra.

Anh Nguyễn Hữu Đang thì tôi được biết mặt từ mấy chục năm trước, nhưng rất ít khi được chuyện trò với anh. Mỗi lần tôi được anh hỏi chuyện, tôi bối rối, sướng mê người, đầu không khiến mà chân cứ rụt về đúng thành tư thế đứng nghiêm, như ngày còn làm lính trinh sát mỗi lần được Chính uỷ Sư đoàn hỏi chuyện.

Tôi nghĩ bụng: Tôi là cái thá gì mà được một người như Nguyễn Hữu Đang hỏi chuyện? Nguyễn Hữu Đang, người tham gia hoạt động cách mạng từ khi tôi chưa đẻ; nhà hoạt động báo chí công khai của Đảng cùng thời với Trường Chinh, Trần Huy Liệu; một trong những người tổ chức và lãnh đạo chủ chốt của Hội Truyền bá Quốc ngữ cùng thời với Phan Thanh, cụ Nguyễn Văn Tố. Một trong những người sáng lập và tổ chức Hội Văn hoá Cứu quốc cùng với Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi. Và cuối cùng là Trưởng ban Tổ chức ngày Đại lễ của Đất nước: 2-9-1945.

Gặp điều trắc trở?

Cách đây khoảng mười lăm năm, anh từ cao nguyên Hà Giang trở về tá túc tại quê nhà. Hàng năm vào dịp giáp Tết, lại thấy anh đáo lên Hà Nội trên chiếc xe đạp thiếu nhi Liên Xô (cũ). Anh mang đến cho mấy bạn cũ mỗi người một cân gạo nếp. Một lần tôi cũng được anh cho một cân. Tôi cảm động và ngạc nhiên hỏi anh: “Anh kiếm đâu ra gạo nếp mà cho chúng em thế?”. Anh cười: “ Mình sống ở nông thôn cũng phong lưu ra phết. Không những có gạo nếp biếu bạn, lại có cả thóc và rơm cho nông dân vay”. “– Hiện nay anh đang làm gì ở dưới đó? ”. “– Mình nghiên cứu Lão Trang và dịch lại cuốn Lịch sử Đảng cộng sản Liên xô qua bản tiếng Pháp. Đối chiếu, thấy bản dịch đã in sai nhiều quá” .

Hai năm trở lại đây không thấy anh lên Hà Nội nữa. Mấy anh em quen cũ chúng tôi lo lắng hỏi nhau: “ Không biết anh Đang có gặp phải chuyện gì trắc trở dưới đó?”.

Nỗi lo lắng này thường xuyên ám ảnh tôi. Nhân thể muốn tìm hiểu về công trình Lễ đài Độc lập, năm đó tôi nhất quyết phải về quê thăm anh, mặc dầu đã gần giáp tết. Tôi nói khó với vợ: “ Em bớt cho anh một phần lương hưu tháng này, lấy tiền tàu xe, ăn đường, về Thái Bình tìm thăm anh Đang...”. “– Nhưng tết nhất đến nơi rồi, chờ ra giêng anh đi có được không?”.

“– Anh bỗng nhiên thấy nóng ruột quá... đợi đến ra giêng e chậm mất. Anh Đang đã gần cái tuổi tám mươi, mà lại một thân một mì nh...” . “– Anh có biết địa chỉ của anh Đang không?”.

“– Anh chỉ biết anh ấy ở Thái Bình, địa chỉ cụ thể thì không biết”. “– Cả cái tỉnh Thái Bình rộng mênh mông với hơn hai triệu dân, không có địa chỉ cụ thể làm sao anh tìm được?”.

“– Trời đất! Một người như anh Nguyễn Hữu Đang thì anh tin rằng về dưới đó hỏi đứa con nít nó cũng biết”. Vợ tôi đành trao cho tôi một nửa số tiền lương hưu tháng cuối năm vừa lĩnh, với vẻ mặt nhịn nhẫn của người vợ phải trao cả một nửa sản nghiệp cho chồng tiêu hoang vào việc không đâu! Tôi nhét vội mấy tờ giấy bạc vào túi, nhảy lên xe đạp, cắm đầu đạp thẳng ra ga vì sợ vợ thay đổi ý kiến.

Vừa đi tàu, vừa ô-tô, xe đạp... sáng 26 tết, tôi có mặt ở thị xã Thái Bình. Để đỡ bớt thì giờ tìm kiếm, tôi hỏi đường đến Sở văn hoá và Hội văn nghệ tỉnh, hỏi địa chỉ của anh. Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy nhiều anh chị em cán bộ ở hai cơ quan này không biết Nguyễn Hữu Đang là ai.

Có vài người biết nhưng lại rất lơ mơ. “Hình như ông ta ở Quỳnh Phụ, Kiến Xương hay Tiền Hải gì đó... ”. Ở Hội văn nghệ tỉnh, tôi làm quen được với một nhà thơ trẻ. Khi biết rõ ý định của tôi, anh hăng hái nói: “– Cháu sẽ đưa chú ra cái quán thịt chó nổi tiếng, ở đó thường có mấy anh cán bộ về hưu, [chắc sẽ hỏi ra”. Đến quán thịt chó, tôi đành móc] số tiền còm cõi trong túi, gọi một đĩa thịt luộc và hai chén rượu cho phải phép. Đợi chừng nửa tiếng, có một người đã đứng tuổi để chiếc xe cúp trước cửa, đi vào quán. Nhà thơ trẻ đứng bật dậy, nói khẽ với tôi: “Ông này ở cơ quan an ninh tỉnh, hỏi chắc ông biết”.

Tôi vội níu tay anh lại dặn nhỏ: “– Cậu nhớ đừng giới thiệu mình là ai, sẽ rách việc”. “– Biết rồi, biết rồi, chú không phải dặn”. Anh bạn trẻ đi đến gặp ông ta, nói cái gì đó, và chỉ tay về phía tôi. Anh cán bộ an ninh tươi cười bắt tay tôi, ngồi đối diện và niềm nở hỏi:

“Xin lỗi cụ, năm nay cụ hưởng thọ được bao nhiêu tuổi ạ? ”. Tôi đoán chắc anh ta thấy tôi ăn vận nhếch nhác – áo quần bà ba nâu, chân dép lốp – râu tóc bạc trắng, nên hỏi vậy. Tôi liền nói phứa lên: “– Cảm ơn đồng chí – tôi cười – cũng thất thập cổ lai hi rồi đồng chí ạ”.

“– Trước cụ có làm công tác ở đâu không ạ?”. “– Tôi làm thường trực cho một cơ quan thương nghiệp trên Hà Nội... về hưu đã gần được chục năm rồi”.

“– Cụ là thế nào với ông Nguyễn Hữu Đang ạ?”. “– Tôi có quen biết gì với ông ta đâu. Thậm chí cũng chưa biết mặt. Chẳng là ở tổ hưu của tôi có một cụ nghe đâu hồi bí mật cùng hoạt động với ông ta. Biết tin tôi về thăm đứa cháu họ công tác gíáo viên ở Quỳnh Côi, ông cụ gửi tôi mười ngàn bạc gửi biếu ông ấy, mà giao hẹn phải đưa tận tay. Tôi tưởng ông ấy ở thị xã, hỏi loanh quanh mãi không ai biết...”

Anh cán bộ cười: “ Ông ấy đâu có ở thị xã. Hiện ông ấy đang ở thôn Trà Vỵ, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương... cách đây gần hai chục cây số. Ngược gió này mà cụ đạp xe về tới đó cũng vất vả đấy...”. Thấy tôi chăm chú lắng nghe, anh cán bộ trở nên cởi mở: “– Nói để cụ biết, trước kia cái ông Đang ấy cũng là người hoạt động cách mạng có tên tuổi... Nhưng rồi ông ta giở chứng, làm báo làm văn chống đối Đảng và Nhà nước, bị xử phạt 15 năm tù ngồi, đưa lên giam trên trại tù Hà Giang. Mãn hạn tù, ông ta xin về cư trú tại quê quán. Tuy vậy [cách đây mấy năm, ông Đang này tự tiện đi] sang Nam Định không có giấy đi đường, đến nhà một đối tượng mà công an đang theo dõi. Công an hai tỉnh liền phối hợp, hỏi giấy tờ đi đường của ông ta, rồi bắt giam giữ bốn tháng ở nhà lao hai tỉnh để cảnh cáo, và tổ chức khám nhà. Sau đó thả cho về... ”.

Tôi tỏ ý sợ hãi, gãi đầu gãi tai: “Chà... biết rắc rối thế này thì tôi chẳng gặp ông ấy nữa... đem tiền về trả lại thôi...”. Anh cán bộ xuê xoa:

“ Không sao đâu cụ ạ, chính sách của ta bây giờ là đổi mới tư duy. Nghe đâu ở trên cũng đang sửa soạn cho ông ấy được hưởng lương hưu. Nếu cụ muốn về thăm ông ấy, cứ việc về. Tôi sẽ chỉ đường cho cụ”. Anh cán bộ chấm ngón tay vào ly rượu, vẽ lên mặt bàn, chỉ vẽ cho tôi rất cặn kẽ con đường từ thị xã về chỗ anh Đang tá túc. Tôi đứng lên rối rít cảm ơn anh...

Con đường đá mười mấy cây số chi chít ổ gà. Gió cuối đông buốt như kim châm táp thẳng vào mặt. Nhưng vừa đạp xe tôi vừa nghĩ ngợi miên man về sự thăng trầm của những kiếp người tình nguyện dấn thân vì nghĩa lớn, nên con đường như cũng bớt xa... Đến chỗ ngã ba rẽ vào trường phổ thông cấp I, II xã Vũ Công – nơi anh Đang tá túc – tôi vào cái quán bên đường uống li rượu cho ấm bụng.

Ông cụ chủ quán khi biết tôi từ Hà Nội về tìm thăm anh Đang, rót rượu tràn li và nói: “– Ông ấy thỉnh thoảng vẫn ngang qua đấy, tôi đều mời vào uống nước. Ông ấy tằn tiện khét tiếng cái xã Vũ Công này. Mới cách đây dăm hôm, ông ấy đèo sau xe cái giỏ tre ràng buộc rấ t kỹ. Ông ấy kể với tôi, tối qua bắt được con rắn gì dữ lắm, phun phè phè, bò vào nhà. Định làm thịt ăn nhưng tiếc, chở lên huyện bán cho một tay buôn rắn độc, kiếm lấy mấy nghìn mua mấy lạng mỡ lá...”.

Tôi bật phì cười: “Ông ấy bây giờ lại thêm cái tài bắt rắn độc, mà mất công đạp xe mini những mười cây số để đổỉ lấy mấy lạng mỡ lá... Vui thật! Tôi có người bạn làm thơ tên là Tuân Nguyễn, chết lâu rồi, làm câu thơ, mới nghe thật vô nghĩa, nhưng cứ bất chợt lại hiện ra trong trí nhớ tôi: Cuộc đời vui quá không buồn được!”. Ông chủ quán rót thêm li rượu nữa, giọng hào hiệp: “– Li này tôi đãi cụ!... Mà khổ, ông ấy có bán được đâu. Chiều tối ông ấy đạp xe về phàn nàn: nó không chịu mua, nó bảo loại rắn này không nằm trong bộ tam xà!”. Tôi cười ngất.

Tiếng lục lạc làm đỡ cô đơn

Anh Đang ở gian đầu hồi cái nhà bếp của khu tập thể giáo viên, trước mặt là ao cá Bác Hồ của xã. Đứng bên kia bờ ao, một cô giáo chỉ cho tôi:

“– Bác ấy đang ngồi ở bậc cầu ao kia kìa! Đang cọ rửa cái gì mà chăm chú thế không biết... ”. Tôi dắt xe đạp qua sân trường, vòng ra gần sát sau lưng anh. Anh đang dùng nắm rơm cọ rửa những viên gạch vỡ đôi, xếp thành chồng cao cạnh chỗ ngồi. Tôi đứng lặng nhìn anh. Đầu anh đội cái mũ cối méo mó, khoác cái ruột áo bông thủng be bét, quần lao động màu cháo lòng, hai ống chân ôm vòng hai dây cao su đen nom như hai vòng cùm sắt; chắc hẳn để nhét hai ống quần vào đó chống rét, lưng anh khòng xuống hình chữ C viết nghiêng... Tôi chợt nhớ cách đây rất lâu, tôi được nghe những người cùng thời với anh kể.

Hồi Mặt trận Bình dân, Nguyễn HữuĐang là cán bộ Đảng được cử ra hoạt động công khai, ăn vận sang trọng như một công tử loại một của Hà thành, thắt cà vạt đỏ chói, đi khắp Trung Nam Bắc diễn thuyết, oai phong, hùng biện, tuyên truyền cách mạng... Mỗi lần cách mạng cần tiền để hoạt động, Nguyễn Hữu Đang có thể đến bất cứ một nhà tư sản Hà Nội nào giàu có, vay vàng, tiền. Mà những người này trao vàng, tiền cho anh đều không đòi hỏi một thứ giấy tờ gì vì họ tin sâu sắc rằng trao vàng, tiền cho anh, là trao tận tay cho Cách mạng...

Và bây giờ, anh ngồi đó, gần tám chục tuổi, không vợ không con, không cửa không nhà, lưng khòng chữ C viết nghiêng, tỉ mỉ cọ rửa những viên gạch vỡ – chẳng hiểu để làm gì – như người bõ già trong truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân cọ rửa những viên cuội trắng để tẩm kẹo mạch nha vào dịp Tất niên...

Miên man nghĩ vậy và tôi bật phì cười... “ Anh Đang!”, tôi nghẹn ngào gọi. Anh quay lại, chớp chóp mắt, răng vàng xỉn, cùn mòn gần nửa vì năm tháng... “ Phùng Quán! Chú về đây từ lúc nào thế?”. Hai anh em chúng tôi ôm chặt nhau giữa bậc cầu ao. Và cả hai gương mặt già nua phút chốc đẫm lệ...

Cái chái bếp căn hộ độc thân của anh rộng khoảng 5 mét vuông, chật kín những tư trang, đồ đạc. Mấy cây sào ngọn tre gác dọc ngang sát mái, treo vắt cả chục cái khăn mặt rách xơ như giẻ lau bát, áo may-ô thủng nát, quần lao động vá víu. Cạp quần đeo lủng lẳng một chùm lục lạc làm bằng vỏ hộp dầu cao Sao vàng xuyên thủng, buộc dây thép, bên trong có hòn sỏi nhỏ. Động vào chùm lục lạc rung lên leng keng, nghe rất vui tai.

Sau đó tôi được anh giải thích tác dụng của chùm lục lạc: Đi lại trong đường làng những đêm tối trời, anh thường bị cánh thanh thiếu niên đi xe đạp, xe máy phóng ẩu đâm sầm vào, làm anh ngã trẹo tay, sầy gối. Học tập sáng kiến của đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc, treo mõ vào cổ trâu – trâu gõ mõ, chó leo thang – anh Đang chế chùm lục lạc đeo vào cạp quần, báo hiệu có người để họ tránh xe. Tác dụng thứ hai, quan trọng không kém...Mỗi lần đạp xe trên đường vắng, nghe tiếng lục lạc loong coong ngang thắt lưng, tự nhiên cảm thấy đỡ đơn độc.

Chính giữa gian chái kê cái chiếc tủ gỗ tạp nhỏ, hai cánh mọt ruỗng không khép kín được, khoá một chiếc khoá lớn như khoá cửa nhà kho. Trên nóc tủ, xếp một chồng mũ cối, mũ vải, mũ lá mà ở Hà Nội người ta thường quẳng vào các đống rác. Cạnh tủ là một cái giường cá nhân, bốn chân giường được thống cố thêm bốn chồng gạch. Trên giường một đống chăn bông trần rách thủng, và một xấp áo quần cũ làm gối... Sát chân giường kê chiếc bàn xiêu vẹo chỉ có hai chân, hai chân kia được thay bằng hai sợi dây thép buộc treo vào tường. Mặt bàn lát bằng nan tre.

Anh nói, giọng Lão Trang:

“Một cái bàn bốn chân là một con vật. Khi nó chỉ còn lại hai chân, nó thành một con người”. Trên mặt bàn xếp kín những chai lọ, vỏ đồ hộp, hai [...mất nửa dòng... ] vài con dao làm bằng mẩu [... mất một dòng...] thuyết minh viên giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng nghệ thuật: “Nó là loại gạch nung rất già, gần đạt tới tiêu chuẩn của sành sứ cổ, sức nặng và độ bền của nó làm các loại chuột, mối, dán phải vị nể”.

Bây giờ thì tôi đã hiểu anh cọ rửa những viên gạch vỡ để làm gì. Dưới gầm bàn là mấy chục đôi dép cao su hư nát, đứt quai, được bó thành từng bó, hai cái vại muối dưa rạn nứt, sứt miệng, một đống bản lề cửa, sắt vụn, đinh còng queo, mẩu dây thép han rỉ... Tất cả những đồ lề đó, phủ lên một lượt bụi tro. Lúc tôi bước vào, gian buồng mờ mịt khói.

Anh giải thích: “Giờ này các cô giáo nấu ăn. Bếp tập thể ở sát bên kia tường. Tôi đã trộn rơm với bùn trát những khe hở sát mái, nhưng khói vẫn cứ lọt sang – anh cười – Chịu khói một chút nhưng cũng có cái lợi. Thỉnh thoảng lại được ngửi mùi xào nấu lẫn với khói, cái mũi được bồi dưỡng. Trong việc dở nào cũng có việc hay, và ngược lại”. “Để em đạp xe ra chợ mua cái gì về ăn...”. “ – Thôi khỏi cần. Chú về chơi hôm nay là rất gặp may. Sáng nay tôi vừa chế biến một mẻ thức ăn ngon vô địch. Chú nếm rồi sẽ biết. Cơm cũng có sẵn rồi. Tôi mới nấu lúc sáng, ủ vào lồng ủ rơm, còn nóng nguyên. À, tôi lại có cả rượu cho chú, rượu cam xuất khẩu hẳn hoi, quà của Hội nhà văn gửi biếu vào dịp Tết năm ngoái... Tôi chỉ mới mời mấy thầy giáo mấy chén, còn đủ cho chú say sưa suốt mấy ngày ở chơi”.

Anh xăng xái lấy chùm chìa khoá buộc chung với chùm lục lạc, mở khoá tủ tìm chai rượu. Tôi liếc mắt nhìn vào mấy ngăn tủ. Những xấp quần áo cũ nát để lẫn với những chồng báo, giấy má, sách... ố vàng. Ngăn dưới cùng để rất nhiều chai lọ, vỏ đồ hộp, vỏ bia lon, và nhiều chồng các loại bao thuốc lá. Anh lúi húi lục tìm một lúc khá lâu mới lôi ra được chai rượu cam còn già nửa. “Đây rồi! Bây giờ già hoá lẩm cẩm. Để chỗ này lại tìm sang chỗ kia”. Tôi cười, nói: “Nhìn anh, em cứ tưởng là một nhà quý tộc Nga thời Sa hoàng, tự tay tìm chọn loại rượu quý cất giữ một trăm năm trong hầm rượu, để đãi khách quý”.

Tôi chỉ những chồng vỏ bao thuốc lá, hỏi: “Anh chơi sưu tập thuốc lá à? Thế mà em [... mất một dòng...] vì phải dọn nhặt đem đốt”. Anh kêu lên: “– Thế có tiếc không! Lần này chú về trên đó nhớ dặn cô ấy, có vỏ bao thuốc lá ngoại cứ cất giữ cho anh Đang, càng nhiều càng tốt. Nó là hàng đối lưu của tôi đấy...”, “– Hàng đối lưu?” , tôi ngạc nhiên hỏi. “– Để tôi dọn cơm cho ăn rồi tôi giảng cho chú nghe thế nào là hàng đối lưu. Tôi xem ra chú mù tịt về môn kinh tế chính trị học”.

Tôi ngắm nhìn bao quát căn hộ độc thân đầy khói của anh, hỏi:

“– Hơn mười lăm năm qua anh vẫn sống ở gian buồng này à?”. “– Ngày tôi mới về xã, tôi sống ở trại lợn của Hợp tác xã. Chẳng là cán bộ xã cũng thông cảm hoàn cảnh khó khăn của tôỉ, nên đề nghị tôi ra đó trông coi giúp như nhân viên thường trực của trại. Ở đó một thời gian. Nhà kho cũng thoáng mát, tôi có thể ăn ở, đọc sách, viết lách kết hợp với việc trông coi trạí. Mỗi mùa Hợp tác xã trả công điểm mấy chục cân thóc, mấy chục cân rơm làm chất đốt. Số thóc, rơm này tôi không phải dùng đến, trong mấy năm tiết kiệm được hai ba tạ thóc, hai trăm sáu chục cân rơm cho bà con vay. Ngoài ra, vào dịp tết, Hợp tác xã bồi dưỡng thêm ít thóc nếp, đem lên Hà Nội biếu các chú... Khi tôi bắt tay vào việc dịch thuật lại cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên xô, tiếng lợn kêu ầm ĩ quá làm tôi mất tập trung tư tưởng, nên phải xin thôi công việc trông coi trại, chuyển về đây để được yên tĩnh hơn”.

Anh lôi dưới gầm giường ra một cái xô tôn thủng đáy, đặt lên miệng xô tấm gỗ dán: “– Đây là bàn ăn – anh giới thiệu, và vần tiếp ra hai cái vại muối dưa sứt miệng – Còn đây là ghế ngồi. Bà con nông dân nghèo mà phí phạm thế đấy. Hai cái vại còn tốt như thế này mà đem quẳng bụi tre... Tôi nhặt về cọ rửa sạch sẽ, lật đít lên làm thành cái ghế ngồi vừa vững chãi lại vừa mát. Chú ngồí thử mà xem, có khác gì ngồi trên đôn sứ đời Minh?”.

Anh dọn ra hai cái đĩa, rồi chọn trong hai cái bát hương đậy viên gạch vỡ gắp ra năm sáu viên gì đó tròn tròn, đen xỉn, nom rất khả nghi. Anh chỉ vào mỗi đĩa, giới thiệu thực đơn: [“– Đĩa này là chả cóc, đĩa này là chả nhái. Nhờ ăn] thường xuyên hai thứ đặc sản này mà tôi rất khoẻ, còn khoẻ hơn cả chú”.

Anh nhắc trong cái rổ phủ đầy rơm để ở góc nhà, xoong cơm đã ăn mất một góc mà anh giới thiệu vẫn nóng nguyên. Nói đúng hơn là một thứ cháo rất đặc, có thể xắn thành từng miếng như bánh đúc. “Ba năm trở lại đây, tôi phải ăn cơm nhão, nếu ăn cơm khô thì bị nghẹn. Tôi nấu cơm với nước vo gạo nên rất bổ. Chẳng là các cô giáo thường đổ phí nước vo gạo. Tôi đưa cho các cô cái chậu, dặn đổ nước vo gạo vào đấy cho tôi, để tôi chắt ra nấu lẫn với cơm. Tinh tuý của gạo nằm trong nước vo, bỏ đi thật là phí phạm”. “– Nhưng cóc nhái đâu mà anh bồi dưỡng được thường xuyên thế?”, tôi hỏi. “– Ấy, chỗ này mới là bí quyết. Phải huy động lực lượng quần chúng, tức là các cháu thiếu nhi. Biết các cháu ở đây thích chơi vỏ bao thuốc lá , nhất là các loại vỏ bao đẹp. Mỗi lần lên thị xã hoặc sang Nam Định chơi, tôi nhặt nhạnh về, đổi cho các cháu lấy cóc, nhái. Cũng đề ra tiêu chuẩn hẳn hoi. Một vỏ bao ba số (0) đổi 3 con cóc hoặc 5 con nhái. Các loại khác 2 cóc, 3 nhái. Bởi vậy tôi mới gọi nó là hàng đối lưu, chú hiểu chưa. Mỗi tháng, tôi chỉ cần ba bốn chục cái vỏ bao thuốc lá là thừa chất đạm, mà là loại đạm cao cấp. Hôm nào chú về tôi gửi bíếu cô, chú Cung (00) mỗi nhà mấy viên nếm thử!. Cô chú ăn thịt cóc của tôi rồi sẽ thấy các thứ thịt khác đều nhạt hoét! ”.

Anh rót rượu, chọn gắp viên chả cóc nhái bỏ vào bát cho tôi, ân cần, âu yếm, trang trọng, làm tôi ứa nước mắt. Anh hỏi: “– Chú đi đâu mà lặn lội về tận đây, vào lúc tết nhất sắp đến nơi? ”. “– Em về đây chỉ một mục đích là thăm anh. Hơn hai năm nay không thấy anh lên Hà Nội, chúng em rất lo. Không biết anh đau ốm gì, liệu anh có còn sống không? Về đây thấy anh vẫn khoẻ mạnh, em rất mừng... Anh là nhân chứng của một quá khứ hào hùng của đất nước. Nếu anh chết đi, tàn lụi như cỏ cây, không nhắn gửi gì cho các thế hệ sinh sau, theo em là một tổn thất không gì bù đắp được...”. Tôi lấy đưa anh xem một số tư liệu liên quan đến ngày Đại lễ mồng 2 tháng 9 năm 1945, vừa sao chụp: [“ Em suy luận ra anh là Trưởng ] ban Tổ chức Ngày Độc lập như trong tư liệu hiện còn giữ được. Em muốn được tận tai nghe anh kể lại những kỷ niệm, những hồi ức mà anh cho là sâu sắc nhất... mà nếu anh không dùng đến thì cho em xin” .

Ngày Lễ Độc lập

Anh im lặng rất lâu, dùng đũa tém lại những mảnh vụn thịt cóc, nhái trong đĩa, gắp bỏ vào bát mình những mảnh khác rớt xuống mâm ván. Anh chăm chú nhìn vào cái đĩa đã tém gọn, như đang gắng đọc những hồi ức in lại trong lớp men sành... Anh chợt nói, mắt vẫn không rời cái đĩa:

“Thấm thoát thế mà đã bốn mươi bảy năm trôi qua... Tôi còn nhớ như in ngày hôm đó là ngày 28 tháng 8... Tại sao tôi nhớ, vì đó là thời khắc lịch sử phải được tính từng phút một... Năm đó tôi bước vào cái tuổi băm ba. Chính phủ cách mạng lâm thời họp tại Bắc Bộ phủ, để quyết định ngày lễ ra mắt quốc dân đồng bào... Hôm đó, tôi có việc cần giải quyết gấp, nên đến nơi thì phiên họp vừa giải tán. Vừa bước lên mấy bậc thềm thì thấy cụ Nguyễn Văn Tố từ trong phòng họp đi ra. Cụ mừng rỡ, chụp lấy tay tôi, nói: “– Anh vào ngay đi, Cụ Hồ đang ngồi đợi anh trong đó”.

Tôi theo cụ Tố vào phòng họp. Đó là lần đầu tiên tôi được gặp mặt ông Cụ. Ông Cụ ngồi ở ghế tựa, mặc bộ áo quần chàm, tay chóng lên ba toong. Cụ Tố kéo tôi lại trước mặt Cụ, giới thiệu: “– Thưa Cụ, đây là ông Nguyễn Hữu Đang, người mà phiên họp quyết định cử làm Trưởng ban Tổ chức ngày lễ”. Cụ Hồ nhìn tôi một thoáng vớí cặp mắt rất sáng, cặp mắt mà về sau này nhân dân cả nước đồn rằng có bốn con ngươi – như muốn cân nhắc, đánh giá người mà Cụ quyết định giao trọng trách. Cụ hỏi tôi với giọng Nghệ pha rất giống giọng Cụ Phan Bội Châu mà có lần tôi đã được nghe: “– Chính phủ lâm thời quyết định làm lễ ra mắt quốc dân đồng bào vào ngày mồng hai tháng chín. Chú có đảm đương được việc tổ chức buổi lễ không? ”. Tôi tính rất nhanh trong đầu : tháng 8 có 31 ngày, như vậy là chỉ còn có 4 ngày nữa thôi... Tôi suy nghĩ cân nhắc trong một phút. Hình dung ra tất cả những khó khăn như núi mà tôi phải vượt qua... để tổ chức được một ngày đại lễ như vậy, trong khi đó mình chỉ có hai bàn tay trắng.

Tôi nói với Cụ Hồ: “Thưa Cụ, việc cụ giao là [quá khó, vì gấp quá rồi”. Cụ Hồ nói ngay: “Có khó thì mới giao cho chú chứ!”]” Anh Đang ngẩng phắt lên nhìn tôi. Vẻ già nua cùng quẫn trên con người anh như được trút bỏ hết. Dáng dấp oai phong, khí phách của người chiến sĩ cách mạng luôn luôn đứng ở hàng xung kích lại hiện nguyên hình.

“– Như chú biết đấy – giọng anh vụt trở nên sang sảng – tôi là một nhà tuyên truyền, động viên thiên hạ, chuyên nghiệp. Thế mà lần này tôi lại bị ông Cụ động viên, động viên một cách tài tình, bằng một lời thật ngắn gọn, giản dị! Nghe ông Cụ nói vậy, lúc đó tôi thấy trong con người mình bừng bừng khí thế, muốn lập nên được những kỳ tích, những chiến công thật vang dội... Tôi nói với ông Cụ: “– Thưa Cụ, Cụ đã nói như vậy, con xin nhận nhiệm vụ. Con xin hứa sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành trọng trách”.

Cụ Hồ đứng lên bắt tay tôi, dáng bộ, gương mặt nom rất vui vẻ, bằng lòng: “– Thế thì chú trở về bắt tay ngay vào việc đi. Đến sáng ngày kia, chú đến đây báo cáo với tôi công việc được tiến hành như thế nào”. Tôi chào Cụ, ra về, lòng rạo rực lâng lâng... Nhưng khi vừa bước xuống hết những bậc thềm rộng thênh thang Bắc Bộ phủ, tôi chợt nghĩ ra một điều. Tôi liền quay trở lại phòng họp. Cụ Hồ vẫn còn đứng ở đó. Cụ hỏi ngay: “– Chú còn cần gì nữa? ”. “– Thưa Cụ, để hoàn thành trọng trách, xin Cụ trao cho con một quyền...”. “– Quyền gì chú cứ nói đi!”. “– Thưa Cụ, quyền được huy động tất cả những gì cần thiết cho việc tổ chức buổi lễ, về người cũng như về của...”. “– Được, tôi trao cho chú cái quyền đó. Nếu ai hỏi huy động theo lệnh của ai, cho phép chú được trả lời: theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh!”.

Công việc đầu tiên là tôi thảo một thông cáo ngắn gọn – anh gắp thêm mấy viên chả cóc trong bát hương, bỏ ra đĩa, rồi kể tiếp – Nội dung như sau : ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ làm lễ ra mắt quốc dân đồng bào, tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình. Đồng bào nào có nhiệt tâm, muốn đóng góp sức, góp của vào việc tổ chức ngày lễ lịch sử trọng đại này, xin mời đến Hội quán Trí Tri phố hàng Quạt gặp Ban tổ chức. Thông cáo được gửi ngay đến tất cả các báo hàng ngày, yêu cầu đăng lên trang nhất, với hàng chữ tít thật lớn chạy hết trang báo [... mất một dòng...] ngoài chật kín Hội quán.

Người ghi tên vào các công tác, người góp tiền, góp vàng, góp vải vóc, gỗ ván. Nhiều người từ chối không lấy giấy biên nhận:

“– Biết bao nhiêu anh hùng, liệt nữ góp xương máu cho nền độc lập, đâu có lấy giấy biên nhận”, họ nói vậy. Tôi mời m ọi người dự cuộc họp chớp nhoáng, và đưa ra ý kiến: Việc cần thiết trước tiên là phải dựng một lễ đài Độc Lập thật đẹp, thật lớn, thật uy nghi, xứng đáng với ngày lịch sử trọng đại này, tại trung tâm vườn hoa Ba Đình để Chính phủ cách mạng lâm thời đứng lên ra mắt. Vậy đồng bào nào hiện có mặt ở đây có thể đảm nhiệm trọng trách đó?

Một người trạc ngoài ba mươi tuổi, ăn mặc lối nghệ sĩ, đeo kính trắng, bước ra nói: “Tôi là hoạ sĩ Lê Văn Đệ. Tôi xin tình nguyện nhận việc dựng lễ đài. Trưa nay tôi sẽ mang bản phác thảo lễ đài đến để ban tổ chức xem xét”. Tôi bắt tay hoạ sĩ, nói: “– Tôi được biết tên tuổi anh từ lâu và cũng nhiều lần được xem tranh của anh. Tôi xin thay mặt Ban tổ chức hoan nghênh nhiệt tâm đóng góp của anh. Nhưng Lễ đài Độc Lập là một công trình kiến trúc, tuy dựng gấp rút, tạm thời, nhưng phải đạt được những tiêu chuẩn không thể thiếu của nó như sự vững chắc, sự hài hoà công trình với tổng thể... Nói ví dụ nếu không vững chắc, mấy chục con người đứng lên, nó đổ sụp xuống thì ngày lễ coi như thất bại. Bởi vậy cần có một kiến trúc sư phối hợp với anh”.

Một người trẻ tuổi ăn vận chỉnh tề từ trong đám đông bước ra, tự giới thiệu: “Tôi là kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh (2), cùng hoạt động trong Hội văn hoá cứu quốc với anh Phạm Văn Khoa. Hôm qua tôi được anh Khoa cho biết ý đồ của Ban tổ chức, tôi đã vẽ xong bản đề án thiết kế lễ đài”. Anh Quỳnh trải rộng cuộn giấy can cầm sẵn trong tay lên mặt bàn. Đó chính là toàn cảnh lễ đài Độc Lập mà sau này chú được nhìn thấy in hình trên báo chí. Bản vẽ thật đẹp, thật chi tiết, tỉ mỉ... Lễ đài với tổng thể vườn hoa Ba Đình, vị trí dựng lễ đài, chiều cao, chiều rộng, mặt bằng, mặt cắt ngang, cắt dọc lễ đài, độ lớn các xà gỗ, tổng diện tích mặt ván ốp lát...

Sau khi nghe anh Quỳnh thuyết trình, tôi xem xét, cân nhắc rồi đặt bút ký duyệt vào bản thiết kế, đóng dấu Ban tổ chức. Tôi nói với anh Lê Văn Đệ và anh Ngô Huy Quỳnh:

"Ban tổ chức quyết định giao công trình này cho hai anh [Các anh cần gì, chúng tôi] sẽ lo chạy đầy đủ. Hiện chúng tôi có một kho ba ngàn thước len đỏ (000), cần dùng bao nhiêu, các anh cứ lấy dùng. Lễ đài phải được dựng xong trong vòng 48 giờ đồng hồ. Đúng 5 giờ sáng ngày mồng 2 tháng chín, tôi sẽ đến nghiệm thu lễ đài. Chúc các anh hoàn thành nhiệm vụ”.

Sáng ngày 31 tháng 8, tôi đến Bắc Bộ phủ gặp Cụ Hồ như cụ đã chỉ thị. Sau khi nghe tôi báo cáo ngắn gọn, đầy đủ về tất cả mọi việc có liên quan tới ngày lễ, cụ nói giọng hết sức nghiêm trang: “Chú phải nhớ ngày Mồng Hai tháng Chín sắp tới sẽ là một ngày lịch sử. Đó là ngày khép lại cuộc Cách mạng tháng Tám, và ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.

“– Ông Đang ơi! ông Đang!” , tiếng con nít gọi nheo nhéo ngoài cửa, ngắt ngang câu chuyện của anh. Tôi nhìn ra, thấy hai chú bé trạc 9, 10 tuổi, mỗi chú cầm một cành tre, đầu cành tre thõng thượt một con rắn nước, mình nhỏ bằng chuôi dao, đầu bị đập dập còn rỉ máu tươi: “– Ông có đổi rắn nước không ạ?”. Anh Đang bỏ bát đũa bước ra cửa, xem xét cẩn thận hai con rắn nước, rồi hỏi: “– Các cháu định đổi như thế nào?”. “– Ông cho cháu mỗi con hai cái vỏ bao ba số”. “Các chú đừng có giở thói bắt chẹt”, giọng nói và dáng bộ của anh đã chuyển hẳn sang giọng của dịch vụ đổi chác, “Mỗi con rắn này chỉ giá trị bằng hai con cóc. Nhưng thôi thì ông đành chịu thiệt vậy, mỗi con một vỏ bao ba số, các chú có đổi thì đổi, không đổi thì thôi!” .

Hai chú bé ngần ngừ một lúc, rồi nói: “Chúng cháu đổi ạ”. Anh quay vào mở khoá tủ, chọn lấy ra hai cái vỏ bao ba số đưa cho mỗi chú một chiếc, và cầm lấy hai con rắn. Hai chú bé cũng xem xét hai cái vỏ bao cẩn thận không kém ông Đang xem xét hai con rắn. Một chú nói: “Ông đổi cho cháu cái vỏ bao khác, cái này bên trong không có tờ giấy vàng”. Anh cầm cái vỏ bao xem lại cười: “Được, ông sẽ đổi cho vỏ bao khác. Sau này chú mà làm cán bộ thu mua thì Nhà nước sẽ không phải chịu thua thiệt”.

Anh cầm hai con rắn bỏ vào cái rổ con ở góc nhà, mặt tươi hẳn lên, như người buôn bán vừa vớ được món hời: “Thịt rắn còn bổ hơn thịt nhái. Tối mai tôi sẽ đãi chú món rắn om riềng mẻ...”.

Tôi ở lại chơi với anh Đang ba ngày, thuê một anh phó nháy ở xã trên xuống chụp mấy pô ảnh làm kỷ niệm. Bữa cơm tiễn tôi, anh có vẻ buồn. Vừa dùng đũa tém tém mấy khúc rắn om mặn chát nổi muối trong đĩa, anh vừa nói: “Hiện tôi đang cố gắng hoàn thành thiên hồi ký thuật lại tất cả những gì có liên quan đến thế sự, kể từ khi tôi bước chân vào con đường hoạt động cách mạng cho đến những năm tháng gần đây...

Trong hồi ký, tôi sẽ đề cập đến những sự việc mà từ trước đến nay tôi chưa hề tiết lộ với ai. Ví dụ như bản thảo bản Tuyên ngôn Độc lập cụ Hồ viết... còn hay mất, nếu còn thì bây giờ đang ở đâu... Hoặc cụ định sửa hai câu trong bản Tuyên ngôn, nhưng không kịp vì bản chính đã đưa in mất rồi. Là Trưởng ban Tổ chức ngày lễ, tôi phải phụ trách việc in ấn những tài liệu có liên quan đến vận mệnh đất nước này, nhưng... như chú biết đấy, hiện nay trong Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng như Bảo làng Lịch sử, không có bản thảo Tuyên ngôn Độc lập... Tôi sợ sẽ làm không kịp mất, gần tám chục tuổỉ đầu rồi còn gì, mà lại không có điều kiện làm việc, ban đêm coi như chịu chết, đèn đóm tù mù, đúng là đóm thật”...

Anh im lặng một lúc lâu, rồi ngẩng lên nhìn tôi, hỏi tiếp:

“ Chú có biết điều lo lắng nhất hiện nay của tôi là gì không?” không đợi tôi đoán, anh nói luôn: “ Tôi lo nhất là không biết chết ở đâu. Lúc sống thì tôi ở nhờ nhà ai chẳng được, ở đây cũng như ở trên Hà Nội... Nhưng lúc chết thì người thân mấy cũng làm phiền người ta. Có ai muốn một người không phải ruột rà máu mủ lại nằm chết trong nhà mình? Ngay cả cái chái bếp này cũng vậy, tôi nằm chết sẽ làm phiền đến nhà trường, các thầy cô giáo, các cháu học sinh... Bởi vậy mà hai năm nay tôi không muốn lên Hà Nội. Ở đây, tại quê hương bản quán, tôi đã chọn sẵn chỗ để nằm chết. Chú ra đây tôi chỉ cho, đứng ở đây cũng nhìn thấy...”

Tôi theo anh ra đứng lên cái trụ xi măng cầu ao cá. Gió mùa đông bắc lạnh thấu xương thổi thốc vào mặt hai anh em. Anh chỉ tay về phía một búi tre gần cuối xóm, đơn độc giữa cánh đồng, ngọn tre đang vật vã trong gió buốt. “ Đấy, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dày lá tre rụng, rất vừa người tôi... Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phải phiền ai... Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay...”.

Trở vào nhà, cả người tôi nổi gai, ớn lạnh, chắc là vì bị cảm... Tôi dốc hết rượu ra bát uống ực một hơi chống lạnh. Rượu vào lời ra, tôi cất giọng ngâm to mấy câu thơ của Phùng Cung gửi tôi mang về tặng anh:

... Mặt ra giông chớpRạc mái phong lưuGót nhọc men về thung cũQuỳ dưới chân quêTrăm sự cúi đầuXin quê rộng lượngChút thổ phần bò xéo cuối thôn!

Tháng 12.1992

Phùng Quán

Bài không được báo Văn Nghệ tại Việt Nam đăng nên sau đó trang Diễn đàn Forum ở Paris đăng tải lại.Theo nhà nghiên cứu Đặng Tiến, ông Nguyễn Hữu Đang "bị tù, biệt giam trong 15 năm, sau đó bị quản thúc tại quê hương Thái Bình non 20 năm. Và trong tang lễ của ông (2007), đại diện chính quyền đọc điếu văn còn nhắc tội trạng "phạm sai lầm tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm".

Xem thêm bài Đặng Tiến viết về Nguyễn Hữu Đang năm 2007, 'Nhìn lại Cải cách Ruộng Đất'.

Mời quý vị tham gia gửi bài về Cách mạng Tháng Tám 1945 cho Diễn đàn BBC ở địa chỉ [email protected].
.
___
.
Báo Việt Nam rút bài về Nguyễn Hữu Đang http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150811_nguyenhuudang_dansinh     BBC | 2015-08-11
Một tờ báo ở Hà Nội vừa gỡ bỏ tư liệu vừa đăng tải về ông Nguyễn Hữu Đang, trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm.

Hôm 5/8, báo điện tử Dân Sinh thuộc Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội gây bất ngờ khi khởi đăng loạt bài 30 kỳ với chủ đề ‘Nguyễn Hữu Đang - Bi thương và cay đắng’.

Tuy nhiên chỉ vài ngày sau, báo này đã gỡ bài. BBC chưa liên lạc được với tổng biên tập báo để làm rõ nguyên nhân.

Giới thạo tin ở Hà Nội cho hay ông Nguyễn Thành Phong, Tổng biên tập báo Dân Sinh, có thể bị kỷ luật vì đăng bài tư liệu này.

Hôm 6/8, ông Phong nói với BBC sở dĩ ban biên tập quyết định đăng bài về ông Nguyễn Hữu Đang vì tin rằng ông Đang "là nhân vật mà mọi người muốn tìm hiểu, nghe nhiều về ông".

"Chúng tôi quyết định đăng tư liệu về ông Đang nhân dịp Cách mạng tháng 8 vì cuộc đời của ông có nhiều nỗi niềm trong giai đoạn này”.

Loạt bài dự định sẽ kéo dài kỳ này được trích từ cuốn sách ‘Người đeo lục lạc’ chưa ấn hành của nhà văn Võ Bá Cường, tác giả cuốn sách 'Chuyện tướng Độ' do nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành năm 2007.

Loạt bài được viết theo dạng ‘tiểu thuyết tư liệu’, theo đó nhà văn tiếp xúc với những nhân vật thật và tư liệu để xây dựng lên câu chuyện ‘có một phần yếu tố hư cấu nhưng gần với đời sống’.

Khi được hỏi có quan ngại việc loạt bài về ông Đang có thể bị Bộ Thông tin - Truyền thông tạm dừng giữa chừng hay không, ông Phong nói: “Tôi tin là sẽ không có ai ngăn cấm đăng bài về ông Đang. Báo chí ở Việt Nam không có kiểm duyệt. Chúng tôi có quyền lựa chọn nhân vật và câu chuyện để đăng. Và chúng tôi chịu trách nhiệm về những gì mình đăng tải”.

Nhân vật tranh cãi

Nguyễn Hữu Đang là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất tại Việt Nam trong thế kỷ 20. Là cột trụ của phong trào Nhân văn Giai phẩm, ông Đang đã bị bắt, bị cầm tù, quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4/1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất.

Lâu nay, các tư liệu về ông Đang cũng như những nhân vật khác trong phong trào Nhân văn Giai phẩm bị cho là chủ đề ‘cấm kỵ’ trên mặt báo.

Trong lời mở đầu về loạt bài, báo Dân Sinh mô tả “Nguyễn Hữu Đang có một số phận đặc biệt:

Từ người dựng lễ đài, Trưởng ban tổ chức Lễ Độc Lập, để ra mắt quốc dân đồng bào Chính phủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á và bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, là người đứng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Lễ đài, nâng ấn kiếm của chế độ phong kiến lên cho Cụ Hồ để Cụ Hồ tuyên bố: “Lưỡi kiếm này để trừng trị những tên hại dân, phản quốc”.

Vậy mà sau đó, Nguyễn Hữu Đang lại “vướng” vào vụ “Nhân văn – Giai phẩm”, bị kết án tù 15 năm, ra tù tiếp tục bị quản thúc hơn 15 năm nữa. Cuối đời, Nguyễn Hữu Đang được phục hồi chế độ “Lão thành cách mạng”. Câu chuyện Nguyễn Hữu Đang mang đến cho chúng ta rất nhiều chiêm nghiệm và những bài học thấm thía…”.
.
___
.
Báo VN đăng bài về Nguyễn Hữu Đang  http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150806_nguyen_huu_dang_news_vietnam     BBC | 2015-08-06
Lần đầu tiên, một tờ báo ở Hà Nội đăng tư liệu nhiều kỳ về ông Nguyễn Hữu Đang, được xem là trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm.

Hôm 5/8, báo điện tử Dân Sinh thuộc Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội gây bất ngờ khi khởi đăng loạt bài 30 kỳ với chủ đề ‘Nguyễn Hữu Đang - Bi thương và cay đắng’.

Nguyễn Hữu Đang là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất tại Việt Nam trong thế kỷ 20. Là cột trụ của phong trào Nhân văn Giai phẩm, ông Đang đã bị bắt, bị cầm tù, quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4/1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất.

Lâu nay, các tư liệu về ông Đang cũng như những nhân vật khác trong phong trào Nhân văn Giai phẩm bị cho là chủ đề ‘cấm kỵ’ trên mặt báo.

Trong lời mở đầu về loạt bài, báo Dân Sinh mô tả “Nguyễn Hữu Đang có một số phận đặc biệt:

Từ người dựng lễ đài, Trưởng ban tổ chức Lễ Độc Lập, để ra mắt quốc dân đồng bào Chính phủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á và bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, là người đứng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Lễ đài, nâng ấn kiếm của chế độ phong kiến lên cho Cụ Hồ để Cụ Hồ tuyên bố: “Lưỡi kiếm này để trừng trị những tên hại dân, phản quốc”.

Vậy mà sau đó, Nguyễn Hữu Đang lại “vướng” vào vụ “Nhân văn – Giai phẩm”, bị kết án tù 15 năm, ra tù tiếp tục bị quản thúc hơn 15 năm nữa. Cuối đời, Nguyễn Hữu Đang được phục hồi chế độ “Lão thành cách mạng”. Câu chuyện Nguyễn Hữu Đang mang đến cho chúng ta rất nhiều chiêm nghiệm và những bài học thấm thía…”.

Đăng và chịu trách nhiệm

Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt vào chiều 6/8, ông Nguyễn Thành Phong, Tổng biên tập báo Dân Sinh cho biết: “Chúng tôi tin rằng Nguyễn Hữu Đang là nhân vật mà mọi người muốn tìm hiểu, nghe nhiều về ông. Chúng tôi quyết định đăng tư liệu về ông Đang nhân dịp Cách mạng tháng 8 vì cuộc đời của ông có nhiều nỗi niềm trong giai đoạn này”.

Theo ông Phong, loạt bài dài kỳ này được trích từ cuốn sách ‘Người đeo lục lạc’ chưa ấn hành của nhà văn Võ Bá Cường - một nhà văn người Thái Bình có nhiều công sức tìm hiểu, chắp nối và nghiên cứu về Nguyễn Hữu Đang. Ông Cường cũng chính là tác giả của cuốn sách 'Chuyện tướng Độ' do nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành năm 2007.

Ông Phong giải thích loạt bài được viết theo dạng ‘tiểu thuyết tư liệu’, theo đó nhà văn tiếp xúc với những nhân vật thật và tư liệu để xây dựng lên câu chuyện ‘có một phần yếu tố hư cấu nhưng gần với đời sống’.

Khi được hỏi có quan ngại việc loạt bài về ông Đang có thể bị Bộ Thông tin - Truyền thông tạm dừng giữa chừng hay không, ông Phong nói: “Tôi tin là sẽ không có ai ngăn cấm đăng bài về ông Đang. Báo chí ở Việt Nam không có kiểm duyệt. Chúng tôi có quyền lựa chọn nhân vật và câu chuyện để đăng. Và chúng tôi chịu trách nhiệm về những gì mình đăng tải”.

Ông Phong chia sẻ, loạt bài ‘Nguyễn Hữu Đang - Bi thương và cay đắng’ tuy mới khởi đăng nhưng đã đón nhận được những phản hồi tích cực từ phía bạn đọc, nhất là những nhà văn.

‘Vẻ đẹp tiết tháo của người trí thức’

Báo Dân Sinh còn dẫn bức thư của ông Đang ngày 1/6/1990 gửi Dương Thu Hương mà báo này mô tả là ‘nhà văn bất đồng chính kiến, hiện đang sống lưu vong ở nước ngoài’.

Bức thư có đoạn: "Viết đến đây, tôi không nghĩ về tôi; tự thương mình đã rơi vào cái hố duy ý chí từ tuổi mười lăm, rồi cứ thế càng ngày càng cuồng tín, hợm mình, tham thắng, khi biết đến cái bí quyết sống "tri túc" lấy làm đủ của đạo học thì đã muộn".

Báo Dân Sinh viết thêm: “Chiêm nghiệm từ câu chuyện Nguyễn Hữu Đang, chúng ta càng nhận ra những bước đi vĩ đại của quá trình phát triển cách mạng, nhận ra vẻ đẹp tiết tháo của người trí thức và nhận ra cả những kinh nghiệm sống trong đóng góp và phản biện cho hiện tại và tương lai…”.

Tháng 4/1958, Nguyễn Hữu Đang bị bắt cùng một số trí thức, văn nghệ sỹ liên quan trong vụ "Nhân văn - Giai phẩm". Tháng 1/1960, ông bị kết án 15 năm tù, ra tù ông tiếp tục bị quản thúc tại quê nhà hơn 15 năm.

Trong kỳ 1 - ‘Mưa thanh xuân’ đăng trên báo Dân Sinh có đoạn:

"Nguyễn Hữu Đang là người không vợ, không con, không nhà không cửa, không một lần chung chăn chung chiếu với người mình yêu và người yêu mình, cũng là người duy nhất ở Việt Nam không nghe thấy tiếng máy bay, tiếng bom Mỹ, không biết ở bên ngoài có cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì lúc đó ông nằm liệt trong hang đá ăn mắm dòi, gạo mục, uống nước suối.

Chỉ riêng sức chịu đựng không có người đàn bà nương tựa về tâm hồn trong lúc ông bị đánh tơi tả ấy phải chắp tay vái "cụ" ba vái. Và chúng ta tự hỏi: "Trên thế gian này có ai cô đơn hơn Nguyễn Hữu Đang không?" chỉ thấy nổi lên ở ông điều cay cực, oan trái mà ông vẫn bình thản ngồi đọc sách, dịch sách, tìm thấy trong Lão Tử, Trang Tử điều gì để thanh thản sống bám lấy cuộc đời thô nhám này. Ông biết chịu đựng và sống có chừng mực.

Ông bảo: "Đời là cuộc chơi nhưng chơi không cay cú" nên lúc ông bị đày đọa, ông coi đó là cuộc chơi nên cũng không hề hé răng hé lợi kêu than, tố khổ. Cái đáng quan tâm nhất trong cuộc đời cô đơn của ông, công việc gì thuộc phạm trù tư tưởng ông cố làm được tất cả, thắng tất cả với cá nhân mình. Nhưng cái đáng sợ nhất ở ông sau khi chịu tù 30 năm về ông không biết sợ cái gì cả…".
.
___
.
Viết về Thế Chiến 2 và Cách mạng Tháng 8 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150806_www2_august_revolution_paper_calling     BBC | 2015-08-06
Năm nay tròn 70 năm kết thúc Đại chiến Thế giới 2 và cuộc Cách mạng Tháng Tám giành độc lập của Việt Nam.

Nhân dịp này BBC mời các qu‎ý vị độc giả, các nhà nghiên cứu, quan sát cùng nhìn lại các sự kiện và chia sẻ các cảm nhận, quan điểm, hồi ức, cũng như phân tích, đánh giá của mình.

Các sự kiện của bảy thập niên trước liệu vẫn còn mang tính thời sự với những bài học, hay di sản nào quan trọng nhất với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng?

Sau Đại chiến Thế giới lần 2, thế giới trải qua nhiều biến chuyển, trong đó có các giai đoạn Chiến tranh Lạnh, hậu Chiến tranh Lạnh và nay là toàn cầu hóa.

Với Việt Nam, sau 70 năm cuộc cách mạng giành độc lập từ nay người Nhật và người Pháp, những mục tiêu và giá trị cơ bản nhất mà cuộc cách mạng và bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 đặt ra nay ra sao, đạt được thế nào?

Các bạn có nhớ gì về các nhân vật quốc tế và Việt Nam từ giai đoạn 70 năm về trước?

Với các tầng lớp trong xã hội, các giai cấp công nhân, nông dân, những mục tiêu và kỳ vọng trong cuộc cách mạng ấy nay đã đạt được với họ hay chưa?

Việt Nam đã độc lập nhưng các giá trị nhân bản, nhân văn trong xã hội, các thiết chế nền tảng cần thiết cho một xã hội văn minh nay ra sao?

Thể thức gửi bài

Mở ra một Diễn đàn và trang chuyên đề trong tháng Tám và tháng Chín năm nay, chúng tôi cũng mong các bạn chia sẻ thêm các cảm nhận, trải nghiệm cá nhân, các tư liệu riêng và mới.

Bài vở xin các quý vị gửi về cho chúng tôi theo địa chỉ thư điện tử [email protected].

Ban Biên tập xin trân trọng cảm ơn và chào đón sự đóng góp, cộng tác của quý vị.

Các bài viết nên gói gọn trong vòng 1.200 - 1.500 từ.

Quý vị có thể chia sẻ suy nghĩ, kỷ niệm của quý vị qua bài viết hoặc cũng có thể gửi các hình ảnh, clip nghe nhìn, tư liệu riêng của quý vị hoặc gia đình liên quan các sự kiện được đánh dấu.

Thời gian nhận bài vở, thông tin, tư liệu bắt đầu từ ngày 06/8/2015 và sẽ công bố trước, trong và sau dịp 19/8/2015.

Ngoài ra, xin quý vị vui lòng gửi cho chúng tôi vài hàng vắn tắt tự giới thiệu (tên tuổi, hoặc bút danh, nghề nghiệp, quốc gia, tỉnh thành đang sinh sống hoặc làm việc...) kèm với bài viết gửi đi.

Ban biên tập không đảm bảo sẽ giới thiệu hết các bài vở đóng góp các quý vị gửi đến, nhưng sẽ cố gắng giới thiệu nhiều nhất trong khả năng của chúng tôi các ý kiến, quan điểm khác nhau.

Xin cảm ơn sự quan tâm, chú ý và đóng góp của quý vị độc giả.
.
___
.
14AUG2015 :
    70 năm cách mạng đạt được gì? - BBC  http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150814_cach_mang_thang_tam_hangout     Bắc Kinh dùng vũ khí tiền tệ, Đông Nam Á gồng mình chống đỡ - RFI
    Báo Dân Sinh đang 'nâng cấp kỹ thuật'? - BBC
    Cậu bé lớp 8 đòi làm thay việc của Bộ trưởng Giáo dục - VOA http://www.voatiengviet.com/content/cau-be-lop-tam-doi-lam-thay-viec-cua-bo-truong-giao-duc/2916731.html
    Chọn Lựa của Ngải Vị Vị - VOA
    Chưa bắt được nghị sĩ Campuchia bị truy nã vì chống chính sách biên giới với Việt Nam http://www.voatiengviet.com/content/chua-bat-duoc-nghi-si-campuchia-bi-truy-na-vi-chong-chinh-sach-bien-gioi-voi-vn/2917883.html  /  https://www.youtube.com/watch?v=PppOcry2Ak0     Chuyện giờ Hà Nội khác giờ Sài Gòn - BBC
    Có nên cộng điểm thi đại học cho các đối tượng ưu tiên? - RFA
    Điều chỉnh VND: 'Nhu cầu tự thân của VN' - BBC  http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150814_phamchilan_interview     Gs Ngô Vĩnh Long : Mỹ sẽ không lùi trên vấn đề tự do ở Biển Đông - RFI
    Hoa Kỳ chính thức mở cửa lại Tòa đại sứ ở Cuba - RFA
    Hoa Kỳ mở lại sứ quán ở Havana - BBC
    Hoa Kỳ thượng cờ mở Đại sứ quán ở Cuba - BBC
    Lễ tang nhà báo Hữu Thọ - BBC
    Lợi và hại của facebook http://www.rfa.org/vietnamese/video?v=1_x57nur12     Manila lo ngại Bắc Kinh gây khủng hoảng ở Trường Sa - RFI
    Một phụ nữ gốc Việt trả lại cây vĩ cầm trị giá hàng triệu đô-la - VOA
    ‘Người Việt ít quan tâm lịch sử nước mình’ - BBC
    Nhà nước trấn an dân chúng khi đồng tiền Trung Quốc bị phá giá liên tục - RFA
    Nhật tham gia hoạt động nhân đạo ở biển Đông - RFA
    Những tác động từ việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ  http://www.rfa.org/vietnamese/video     Ông Trầm Bê ủy quyền cổ phần cho NHNN - BBC
    Philippines hoài nghi kế hoạch xây cơ sở tìm kiếm cứu hộ của TQ ở Biển Đông  https://www.youtube.com/watch?v=_8-7DmV9ofU     Philippines sẽ mở căn cứ quân sự gần vùng biển tranh chấp dù có Mỹ hay không  https://www.youtube.com/watch?v=ISBuzQajxDk     Sân bay năng lượng mặt trời sắp khai trương ở Ấn Độ (VOA60) https://www.youtube.com/watch?v=AMwbmUrDwWw     Tàu ngầm Việt Nam mới mua không thực tế? - VOA https://www.youtube.com/watch?v=4YNJuMNFPL4     Tháng 8/1945: Cách mạng hay Khởi nghĩa? - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150812_hangout_vn_august_revolution     Thủ tướng Campuchia: Tôi không phải là con rối của Việt Nam - VOA
    Thủ tướng Nhật 'đau buồn' về Thế chiến II - BBC
    Thượng nghị sĩ đối lập Campuchia bị bắt vì tội 'phản quốc' - VOA
    Trao đổi thư tín với thính giả ngày 14.08.2015 - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-081415-08142015141445.html
    Vấn đề an toàn điện ở VN - RFA
    Việt Nam bắt giữ gần 1 tấn sừng tê giác và ngà voi - VOA https://www.youtube.com/watch?v=MkY6sq1Z6Nc     'Việt Nam cần tiếp tục phá giá tiền đồng' - BBC
    Việt Nam sẽ phải tiếp tục điều chỉnh tỷ giá tiền đồng - RFA
    Việt Nam trong vòng xoáy tiền tệ Trung Quốc - RFA
13AUG2015 :
    Anh kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông - VOA  http://www.voatiengviet.com/content/anh-keu-goi-tu-do-hang-hai-o-bien-dong/2916012.html
    Bà Tạ Phong Tần từ chối viết đơn đi Mỹ theo đề nghị của công an - RFA
    Bộ Công an khuyên Tạ Phong Tần đi Mỹ - BBC
    Đại sứ Trung Quốc nói tự do hàng hải ở Biển Đông có giới hạn - VOA http://www.voatiengviet.com/content/dai-su-trung-quoc-noi-tu-do-hang-hai-o-bien-dong-co-gioi-han/2916014.html
    Động cơ chính trị của việc phá giá tiền? - BBC
    Giam giữ Ba Sàm là phạm pháp - RFA
    Hàng trăm người chuyển giới VN muốn có giấy khai sinh mới - VOA https://www.youtube.com/watch?v=LDvlDePKgTA     HRW: Úc nên hỏi Việt Nam về số thuyền nhân vừa bị trả về - RFI
    Luân Đôn khuyến cáo Bắc Kinh không dùng vũ lực tại Biển Đông - RFI
    Một phần ba doanh nghiệp ở Việt Nam hối lộ khi trả thuế - VOA
    Nhìn lại Cách mạng tháng Tám sau 70 năm - BBC https://www.youtube.com/watch?v=QPmo0ijur_Q&feature=youtu.be     Nữ cảnh sát Việt Nam bị khiển trách vì chụp ảnh gợi cảm - VOA
    Tình cảnh dân oan Thủ Thiêm - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/video?v=1_b6se5rdl     Trung Quốc lại phá giá đồng nhân dân tệ, ngày thứ ba liên tiếp - RFI
    TQ phá giá đồng Nhân dân tệ ngày thứ 3 liên tiếp - VOA
    TQ phá giá nội tệ ngày thứ ba liên tiếp - BBC
    TQ phá giá tiền có động cơ chính trị? - BBC
    Tự thiêu có chống được bất công? - RFA
    VN ở đâu sau 20 năm lá thư Võ Văn Kiệt? - BBC
    Ý kiến: Nhìn lại Cách mạng tháng Tám - BBC  http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150812_forum_revolution_truong_nhan_tuan 12AUG2015 :
    Ai được, ai mất khi TQ phá giá tiền? - BBC
    Ảnh hưởng đồng nhân dân tệ Việt Nam tự hạ giá tiền đồng - RFA
    'ASEAN có thể đơn phương hoàn tất COC' - BBC
    “Cần xây dựng con người chứ không phải tượng đài” - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/need-to-build-real-idol-no-statue-08122015073044.html
    Chợ đen nội tạng ở Trung Quốc- BBC http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150812_china_organs_black_markets_iv     Chuyến hội ngộ trên biển của 3.000 người Việt ra khơi lần cuối http://www.voatiengviet.com/content/chuyen-hoi-ngo-tren-bien-cua-3000-nguoi-viet-ra-khoi-lan-cuoi/2914563.html
    Cô bé 14 tuổi đi tìm công lý cho ba mẹ và anh trai - VOA
    Diễn viên gốc Việt sẽ xuất hiện trong phim bom tấn ‘X-Men’ - VOA
    Đồng yuan phá giá : Việt Nam điều chỉnh tỷ giá để đối phó - RFI
    Hạ giá tiền Việt theo Trung Quốc có tác dụng hai mặt - RFA
    Kinh tế Trung Quốc hụt hơi, doanh nghiệp nước ngoài cảnh giác - RFI
    Loạt bài về Nguyễn Hữu Đang 'cần thời điểm' - BBC
    Một Trận Chiến Ngoại Tệ Nữa? - RFA
    Nghịch lý nhân sự (IV) - RFA
    Ngoại trưởng Mỹ nghi bị Trung Quốc và Nga đọc trộm email - RFI
    Người dựng kỳ đài Ngày Độc lập 2/9 - BBC
    Nhân dân tệ Trung Quốc rớt giá kỷ lục - BBC
    Những người lao động Việt ở Angola, Châu Phi - RFA
    Phó Chánh án Tòa án tối cao Mỹ bàn chuyện pháp quyền ở VN - VOA
    Quân hạm hiện đại Mỹ ghé cảng Việt Nam hoạt động nhân đạo - RFI
    'Quan hệ Việt-Mỹ cần đi đôi với nhân quyền' - BBC
    Rau xanh và người nông dân Tây Bắc - RFI
    Tại sao Trung Quốc phá giá tiền lúc này?- BBC
    Tàu bệnh viện của Mỹ đến Đà Nẵng khám chữa bệnh miễn phí - VOA
    TQ phá giá đồng Nhân dân tệ, các thị trường tài chính rúng động - VOA
    Trung Quốc muốn xây đảo nổi khổng lồ ở Biển Đông - VOA
    Trung Quốc ngày thứ 2 liên tiếp phá giá đồng nhân dân tệ - RFI
    Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ sang ngày thứ 2 - RFA
    Từ LHQ đến Biển Đông, Bắc Kinh bị tố gò ép lịch sử để thủ lợi - RFI
    Tượng đài Hồ Chí Minh và suy nghĩ của người trẻ - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/programs/YouthForum/hcm-statu-and-opini-fr-youth-08122015064821.html
    VĐV Ánh Viên giành giải bơi thế giới - BBC
    Vé Đi Tuổi Thơ Hay Hành Trình Về Phương Tây? -  - VOA
    Việt Nam ảnh hưởng gì khi TQ phá giá đồng nhân dân tệ - RFA
    ‘Việt Nam cần tưởng niệm nạn đói 1945’ - BBC
    Việt Nam đối mặt với chiến tranh tiền tệ? - BBC
    VN đối mặt với chiến tranh tiền tệ?- BBC
11AUG2015 :
    Bản chất và hiện tượng - RFA
    Báo Việt Nam rút bài về Nguyễn Hữu Đang - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150811_nguyenhuudang_dansinh     Biển Đông: Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của Mỹ về tự do lưu thông - RFI
    Cuộc trấn áp người Việt ở Campuchia mang tính 'chính trị'? - VOA
    Dân nghèo khổ, Nhà nước chi tiền tỉ xây tượng HCM https://www.youtube.com/watch?v=MxDwZJ0KGiE     Diễn đàn bảo tồn khu vực Châu Á lần thứ 6 của IUCN họp tại Bangkok - RFA
    Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu quả vải Việt Nam - RFI
    Đảng lên gân: không đa nguyên chính trị - RFA
    Động cơ gì khiến Bắc Kinh phá giá đồng nội tệ, và điều này sẽ ảnh hưởng ra sao tới kinh tế toàn cầu? - BBC
    Giá trị thời sự lá thư Võ Văn Kiệt - BBC
    ‘Hãy trở thành sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trên thế giới này’- Gandhi - VOA
    Kiến nghị của 'Tôi và Sứ quán’ được thụ lý - BBC
    Mỹ buộc tội nhóm tin tặc trong vụ gian lận chứng khoán - VOA
    Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn (1944-2015) - VOA
    Nhật Bản lo ngại đàm phán về TPP bị sa lầy - RFI
    Những góc khuất của Bán hàng đa cấp ở VN - RFA
    Ông Phùng Quang Thanh tiếp Tướng Trung Quốc
    Phản ứng trái ngược về thông cáo chung của ASEAN http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2913154.html?z=0&zp=1     Phó Chánh án Tòa án tối cao Hoa Kỳ thăm Hà Nội - RFA
    Sử gia muốn làm bia tưởng niệm nạn đói '45  - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150811_vietnam_famine_1945_prof_van_tao     Tàu hải giám TQ thả neo cạnh tiền đồn của Philippines ở Biển Đông - VOA
    Thủ tướng Nhật sẽ xin lỗi vì Thế Chiến II? - BBC
    'Tôi tán thành tưởng niệm nạn đói 1945' - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150811_vuminhgiang_japan_ww2     TQ 'không khó chịu' vì ít lãnh đạo thế giới đến dự lễ duyệt binh - VOA
    Trung Quốc cáo buộc Manila, Tokyo bắt tay chống Bắc Kinh - VOA
    Trung Quốc : Gợi lại quá khứ đau thương, phô trương sức mạnh hiện tại - RFI
    Trung Quốc : Đồng yuan hạ giá thấp nhất từ 10 năm - RFI
    Trung Quốc lại tổ chức tập trận ở biển Đông - RFA
    Trung Quốc muốn xây đảo nổi để khống chế Biển Đông - RFI
    Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ - BBC
    Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, Việt Nam chịu tác động gì? - VOA
    Trung quốc quyết định giảm tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đô la Mỹ - RFA
    Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông và đất liền - RFI
    Vì sao TQ phá giá đồng nhân dân tệ? - BBC
    Việc dồn điền, đổi thửa và những bất cập - RFA
    Việt Nam - Trung Quốc mở rộng hợp tác quân sự - RFA
    Việt Nam tiếp nhận thêm 2 chiến đấu cơ của Nga - BBC
    VN tham gia cuộc chạy đua vũ trang vì hành động quyết đoán của TQ - http://www.voatiengviet.com/media/video/2913159.html
10AUG2015 :
    Báo đảng Trung Quốc tấn công vào các cựu lãnh đạo chế độ - RFI
    Biển Đông : ASEAN đã cứng rắn hơn với Trung Quốc ? - RFI
    Biển Đông trong ván cờ của các cường quốc - RFA
    Cali nắng ấm biển xanh - VOA
    Cảnh sát bắt giữ 17 người Việt nhập cư lậu vào Anh - RFI
    Câu chuyện trong tuần 07.08.2015 https://www.youtube.com/watch?v=qIweTSAWGOE&feature=youtu.be     Dự luật về Hội thực chất nhằm cản trở sự ra đời của các hội đoàn độc lập - RFI
    Đối thoại quốc phòng Việt -Trung lần thứ năm tại Hà Nội - RFA
    Hoàn cảnh người dân Lai Châu sau trận lũ lụt - RFA
    Kinh tế Trung Quốc : Cú phanh đáng ngại - RFI
    Mãn án tù mục sư Dương Kim Khải không còn nhà để về - RFA
    Phản ứng trái ngược về thông cáo chung của ASEAN http://www.voatiengviet.com/content/phan-ung-trai-nguoc-ve-thong-cao-chung-cua-asean/2910054.html
    Thần kinh khốn nạn - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/blog/the-bad-nerve-08102015113021.html
    Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/stone-stael-still-eroded-comma-08102015051437.html
    TQ bác bỏ chỉ trích của Mỹ về tự do đi lại ở Biển Đông - VOA
    Trung quốc phản đối cáo buộc của Hoa Kỳ tại Diễn Đàn ASEAN - RFA
    Trung tâm Đồng Xuân Berlin làm ăn 'manh mún' - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150806_nguoi_viet_o_berlin     Tượng đài HCM và những số tiền tỷ http://www.rfa.org/vietnamese/video     Tượng đài và dân trí - VOA http://www.voatiengviet.com/content/tuong-dai-va-dan-tri/2912288.html
    Vì sao có thư của ông Võ Văn Kiệt? - BBC
    Việt Nam có thể mua chiến hạm Mistral của Pháp - VOA
    Việt-Trung đối thoại chiến lược quốc phòng - BBC
09AUG2015 :
    Anh bắt 15 thiếu niên người Việt trốn trên xe tải - VOA
    Bắt 18 'người Việt' bị nghi vào Anh trái phép - BBC
    Bí hiểm trong Trung Nam Hải - VOA
    Công việc bảo vệ sự sống tại Việt Nam - RFA
    Đằng sau cái gọi là “Kế hoạch hóa gia đình” - RFA
    Đức Tuấn – 15 năm, một chặng đường không từ ánh hào quang - RFA
    Hoạt động 'bảo vệ sự sống' tại Việt Nam - RFA
    Nagasaki: 70 năm ngày bị bom nguyên tử - BBC
    Ngày ông Kiệt viết thư lên Bộ Chính trị - BBC
    Nghèo nhưng xin đừng mua gian bán dối - RFA
    Nghĩ gì về lời hứa nhân quyền của VN với Hoa Kỳ và Châu Âu - RFA
    Tại sao thủ tướng Anh mạnh mẽ chống nạn buôn trẻ em từ Việt Nam - RFA
    Trung Quốc cáo buộc Manila, Tokyo bắt tay chống Bắc Kinh - VOA
    Việt Nam mở hầu bao quốc phòng, các tập đoàn đổ tới - VOA
    Việt Nam rúng động vụ bé sơ sinh bị đâm vào đầu - VOA
    Việt Nam: Thế hệ 'đẩy' và 'kéo' - BBC
    Võ cổ truyền Việt Nam: Cơ hội lan tỏa khắp thế giới - RFI
08AUG2015 :
    Chỉ VN và Nga 'tin tưởng' Putin nhất - BBC
    Đài Loan truy lùng 4 người Việt Nam vượt ngục - VOA
    LHQ cho Campuchia mượn bản đồ để phân định biên giới với VN - VOA
    Malaysia và Việt Nam nâng quan hệ lên mức đối tác chiến lược - RFI
    Người theo đạo Tin lành tại Tây Nguyên không được tự do tín ngưỡng? - RFA
    Người Việt giúp nhau 'né' cảnh sát giao thông trên Facebook - VOA
    Nhật Bản ngày càng cụ thể hóa chính sách can dự vào Biển Đông - RFI
    Nhìn lại bức thư Võ Văn Kiệt 20 năm trước http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150808_phamchilan_vovankiet_letter     Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về cuộc gặp trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-assis-visi-vene-th-q-do-ylan-08082015095937.html
    Quan hệ Việt-Mỹ có đồng sàng dị mộng? - BBC
    Quan hệ Việt-Mỹ sang kỷ nguyên mới, nhân quyền vẫn là trở ngại https://www.youtube.com/watch?v=bk5lBYT2MDM     TP HCM: Hơn 7.200 người bị trùng số CMND - BBC
    Tư tưởng Võ Văn Kiệt 'vẫn còn nguyên giá trị' - BBC
    Vai trò cây đờn cò trong cổ nhạc - RFA
    Việt Nam: Mua tàu ngầm không phải là chạy đua vũ trang - VOA
    Việt Nam ‘ve vãn’ Malaysia? - VOA
    Virus ‘Bông hồng Việt Nam’ lây lan ở Indonesia - VOA
07AUG2015 :
    Bảo tồn văn hóa Chăm và những thách thức - RFA
    Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Churu Vùng Tây Nguyên - RFA
    Có nhất thiết phải có một lãnh tụ? - BBC
    EU nương nhẹ Việt Nam về nhân quyền? - BBC
    Hiện tượng thiên nhiên bất thường ở Tây Ninh? - RFA
    Hiroshima: 'Bức hình hiếm của sự sống' - BBC
    Lý do lũ lụt và hạn hán cùng lúc ở ĐNA - BBC
    Mối quan hệ thông tin giữa chính quyền và dân qua sự việc của hai ông Thanh - BBC
    Ngoại trưởng Kerry nói 'TQ nên kiềm chế' - BBC
    'Nhân quyền sẽ thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt' - BBC
    Nhân quyền vẫn là một hạt sạn trong quan hệ Việt Mỹ - RFA
    Nghiên cứu mới: Thế giới chỉ còn Việt Nam tin tưởng ông Putin - VOA
    Ngoại trưởng Kerry ca ngợi hòa giải Mỹ-Việt và kêu gọi cải thiện nhân quyền - RFI
    Ngoại trưởng Kerry nêu tiến bộ kinh tế và quan ngại về nhân quyền khi thăm Việt Nam - VOA
    Ngoại trưởng Kerry nói 'TQ nên kiềm chế' http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150807_vietnam_john_kerry_press_scs_human_rights     Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam nhân kỷ niệm 20 năm quan hệ hai nước - VOA
    Nguyễn Mai Trung Tuấn có thể bị phạt tù từ 2 đến 7 năm - RFA
    NT Hoa Kỳ tin rằng TPP sẽ hoàn tất trong năm nay - RFA
    Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa - RFA
    Philippines kêu gọi người Việt Nam tẩy chay hàng Trung Quốc - VOA
    Quan hệ Việt - Mỹ sang kỷ nguyên mới, nhân quyền vẫn là trở ngại - VOA
    Tại ARF, Trung Quốc tố cáo Mỹ, Nhật và Phi thổi phồng vấn đề Biển Đông - RFI
    Thông báo điểm ‘núp’ của cảnh sát giao thông: công hay tội? - VOA
    Trao đổi thư tín với thính giả 07.08.2015 - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-080615-08072015075409.html
    TT Hun Sen thành lập Ủy ban xác minh bản đồ biên giới Việt Nam - Cambodia - RFA
    Tượng đài là bóng che cho đảng - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/without-uncle-ho-symbol-the-party-wont-survive-nn-08072015081438.html
    Úc đã gởi trả trên 600 thuyền nhân về nước - RFI
    Vấn đề Biển Đông phân cách ASEAN - VOA
    Việt Nam : Phóng viên Không biên giới : Lớp học bảo mật thông tin… - RFI
    Việt Nam dùng tàu cũ của Nhật để ‘bảo vệ chủ quyền’ - VOA
06AUG2015 :
    ASEAN lại chia rẽ về Biển Đông, Cam Bốt bị nghi bảo vệ Trung Quốc - RFI
    Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Churu Vùng Tây Nguyên - RFA
    Báo VN đăng bài về Nguyễn Hữu Đang - BBC   http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150806_nguyen_huu_dang_news_vietnam     Các khoản thu phí đối với người làm nông nghiệp - RFA
    Chia rẽ trong công luận về sức mạnh quân sự tương lai của Nhật Bản - RFI
    Do cưỡng chế đất, bắt cha mẹ nay công an bắt luôn con trai 15 tuổi - RFA
    Đại sứ Mỹ không ưa chụp hình với Cờ Vàng - BBC
    Giá phải trả của sự liều lĩnh - RFA
    GS Nhật hỏi về điện hạt nhân cho VN - BBC
    Hiroshima: 70 năm ngày bị bom nguyên tử - BBC
    Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận sự ngăn cản tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông - RFA
    Lãnh đạo công an nhận huân chương - BBC
    Mỹ đáp trả Việt Nam về tố cáo bán phá giá gà - VOA
    Nhà sản xuất Mỹ phủ nhận bán phá giá thịt gà ở Việt Nam http://www.voatiengviet.com/media/video/2903670.html
    Nhân chứng: Bom nguyên tử và Hiroshima - BBC
    Nhật bàn giao tàu kiểm ngư cho Việt Nam - BBC
    Nhật Bản có thể tặng máy bay để Philippines tuần tra Biển Đông - VOA
    Nhật Bản định cung cấp máy bay tuần tra Biển Đông cho Philippines - RFI
    Nhật Bản hứa cho Philippines vay ưu đãi 2 tỷ đô la - RFA
    Nhật Bản xúc tiến kế hoạch nới rộng sứ mạng của quân đội - VOA
    Nhật sẽ tặng Philippines nhiều máy bay tuần tra - RFA
    Nhật tài trợ tàu kiểm ngư hiện đại cho Việt Nam - RFA
        RSF kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ chú ý tự do báo chí ở Việt Nam - RFI
    RFS: 'Mỹ phải nêu tự do thông tin với VN' - BBC
    Stalin là anh hùng dân tộc hay đồ tể? - BBC
    Tại ASEAN, Mỹ công khai tố cáo Trung Quốc về Biển Đông - RFI
    TQ tuyên bố ngưng cải tạo đất ở Biển Đông: không thuyết phục http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-tuyen-bo-ngung-cai-tao-dat-o-bien-dong-khong-thuyet-phuc/2903951.html
    Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ gặp gỡ các nhà hoạt động VN - RFA
    Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thăm Đức Tăng thống Thích Quảng Độ - RFA
    Trung Quốc bắt cặp vợ chồng môi giới gái mại dâm Việt - VOA
    Trung Quốc nói đã ngừng công tác cải tạo ở Biển Đông - VOA
    Trung Quốc tuyên bố ngưng cải tạo đất ở Biển Đông: không thuyết phục - VOA https://www.youtube.com/watch?v=uANeSgEDLS4     Truyền thông dưới các chế độ độc tài - VOA
    Tưởng niệm 70 năm ngày Hiroshima bị bom nguyên tử - RFA
    Vấn đề Biển Đông tiếp tục gây chia rẽ trong khối ASEAN - VOA
    Việt kiều về nước bị bắt vì lệnh truy nã từ 25 năm trước http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2903671.html?z=0&zp=1     Việt Nam nhận tàu của Nhật giữa căng thẳng Biển Đông - VOA https://www.youtube.com/watch?v=aEHXGtHWpH0     Viết về Thế Chiến 2 và Cách mạng Tháng 8 - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150806_www2_august_revolution_paper_calling     Ý kiến: Hãy xây tượng đài trong lòng dân - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/08/150806_nguyen_tien_trung_views_xay_tuong_dai
.
___
.
Nah's letter to the communists and the Vietnamese people - Thư gửi Đảng Cộng Sản và tất cả người Việt (từ Nah rapper) http://triethocduongpho.com/2015/01/13/thu-gui-dang-cong-san-va-tat-ca-nguoi-viet-tu-nah-rapper/
ĐMCS và Lời Trần tình của Tác giả Nguyễn Vũ Sơn  https://youtube.com/watch?v=i9ISi1nBa6c Lê Anh Hùng - http://www.leanhhung.com/
Source Google Search: "VSA Vietnamese Student Association"
.
@T4VIETNAMcom
@T4VIETNAMcom
Độc lập dân tộc phải gắn liền với tiến trình dân chủ hóa xã hội và tôn trọng các quyền con người thì nhân dân mới từng bước được hưởng những giá trị của nền độc lập.
Còn có độc lập dân tộc mà không có dân chủ thì nhân dân đã làm cuộc cách mạng vô ích để thay thế sự cai trị của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị độc ác hơn và tàn bạo hơn của giặc nội xâm.
Quí vị nghĩ gì về hiện tình đất nước? Chúng ta phải làm gì để tất cả mọi người dân Việt Nam đều được hưởng những giá trị đích thực của nền độc lập?
    LS Nguyễn Văn Đài
.
___
.
Một góc khác của con người Hồ Chí Minh http://www.voatiengviet.com/content/mot-goc-khac-cua-con-nguoi-ho-chi-minh/2922903.html
    TS Nguyễn Hưng Quốc | 2015-08-19
Lâu nay, trên sách báo chính thống trong nước, ai cũng ca ngợi Hồ Chí Minh. Được khen nhiều nhất, ngoài tài lãnh đạo, là khả năng cảm hoá người khác của ông. Theo những bức chân dung do hệ thống tuyên truyền của đảng Cộng sản tô vẽ, hầu như bất cứ người nào, từ các chính khách đến các văn nghệ sĩ, từ giới trí thức đến giới bình dân, từ người Việt Nam đến người ngoại quốc, hễ gặp Hồ Chí Minh một lần là kính phục và cảm mến ông ngay tức khắc. Cá tính và tài năng ngoại giao của Hồ Chí Minh gần như trở thành một huyền thoại.

Mới đây, trong một bài hồi ký về nhà thơ Lưu Trọng Lư, kịch tác gia Vũ Đình Phòng, một đảng viên Cộng sản, kể lại những câu chuyện hoàn toàn khác hẳn. Theo ông, ấn tượng mà Hồ Chí Minh để lại trong ký ức của Lưu Trọng Lư là một người “thô lỗ, cục cằn”; dưới mắt Hà Huy Giáp, Hồ Chí Minh là một người “khó tính” và nóng nảy; còn Đỗ Đức Dục, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá, thì thẳng thừng gọi Hồ Chí Minh là “một con người vô văn hoá”.

Nhưng Vũ Đình Phòng là ai?

Theo bản tiểu sử in trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại (nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1997, tr. 520), Vũ Đình Phòng sinh ngày 18 tháng 11 năm 1933 tại Hải Phòng. Năm 1945, ông tham gia Cách mạng tháng Tám, sau đó, vào bộ đội. Năm 1954, trở về Hà Nội, ông làm trong Vụ nghệ thuật Bộ Văn hoá, rồi được cử sang Nga du học (1960-64) về ngành sân khấu. Về nước, ông làm việc ở Quảng Ninh một thời gian rồi về Hội sân khấu. Là hội viên Hội Nhà văn, ông xuất bản một số vở kịch và một số cuốn sách về lý luận và phê bình kịch nghệ. Ngoài ra, ông dịch cũng khá nhiều.

Hiện nay, về hưu, ông vẫn sống trong nước.

Dưới đây, tôi xin trích nguyên văn một số chuyện Vũ Đình Phòng kể liên quan đến Hồ Chí Minh theo bản đăng trên Viet-studies.info.

*

“Sau Hiệp nghị Genève, anh [Lưu Trọng] Lư được chuyển ra Hà Nội. Suốt thời gian Kháng chiến, từ Cách mạng Tháng Tám đến lúc ấy, anh chỉ ở Khu Bốn (miền Trung), chưa được nhìn thấy Bác bao giờ, cho nên ra Hà Nội, anh vẫn ao ước được “nhìn thấy” Bác bằng xương bằng thịt. Năm sau anh được phân về tham gia ban lãnh đạo Vụ Nghệ thuật, và được phân công đặc trách “khối Văn công”. Cuối năm ấy (1956), đột nhiên Vụ nhận được điện thoại từ Phủ Chủ tịch yêu cầu một điều, đại khái: “Mấy hôm nay Bác có vẻ buồn. Yêu cầu Vụ Nghệ thuật cử vài diễn viên ca múa và ngâm thơ lên tiêu khiển cho Bác.” Lệnh còn nói rõ: “Nhất thiết phải có nghệ sĩ ngâm thơ bằng giọng miền Trung.” Nhận được lệnh, anh Lư bàng hoàng, vậy là nhất định phen này sẽ được gặp Bác, thỏa nỗi ao ước bấy lâu, vì chắc chắn anh sẽ phải đích thân dẫn tốp văn công ấy lên Phủ Chủ tịch và có mặt trong lúc các diễn viên biểu diễn. Anh hồi hộp chờ cho mau đến giờ đi.

Lên đến Ba Đình, trong lúc các diễn viên vào một phòng nhỏ trang điểm và thay quần áo, anh thơ thẩn ngoài hành lang tòa nhà, bước chân lững thững và hồi hộp chờ … Đột nhiên anh thấy có bóng người từ cuối hành lang đi đến. Hành lang hơi tối nên lúc đầu anh không nhìn thấy mặt, nhưng anh đoán chính là “Bác”. Dáng người mảnh khảnh và bước chân nhanh nhẹn. Anh thấy tim mình đập mạnh. Anh đứng lại, chờ Bác đến để chào và tỏ lòng tôn kính. Nhưng bất ngờ thay, Cụ bước nhanh đến, cau mặt, gắt luôn: “Không có việc gì để làm à? Mà đứng thơ thẩn, lại hút thuốc thế này? Đi tìm xem có việc gì mà làm đi chứ”. Và trong lúc ông anh của tôi còn đang đứng ngẩn người, chưa biết đối đáp ra sao thì “Cụ” đã thoăn thoắt đi khuất vào hành lang phía đối diện và biến mất…” Đột nhiên anh cảm thấy không ngờ “ông Cụ” thô lỗ, cục cằn thế!” Bao nhiêu điều trước đây anh tưởng tượng ra, về một con người lịch lãm, biến mất sạch. Thay vào đấy là một cảm giác thất vọng tràn trề… ”

Kể xong câu chuyện này anh kết luận. “Đấy là một ấn tượng rất xấu về Bác mà suốt thời gian qua và có lẽ còn lâu sau này nữa, mình phải cố xóa nó đi trong ký ức. Cho đến hôm nay chưa phải đã xóa được hết!”

Về cách thức xử sự này của ông Hồ, về sau tôi đã được ông Hà Huy Giáp kể, sau khi ông nghe tôi đọc bản phác thảo ban đầu kịch bản “Kể chuyện Bác Hồ” (kịch bản sau đấy được viết lại rồi “bị” cưỡng bức nhận thêm tác giả thứ hai… Chính ông này đổi tên kịch bản thành “Người Công dân số Một”).

Ông Hà Huy Giáp kể rằng sau Đại Hội Hai, Đảng ra công khai, đổi tên thành Đảng Lao Động, Sau Đại hội, “Cụ” giữ ông Hà Huy Giáp ở lại (đoàn đại biểu Nam Bộ ra họp hình như chỉ có ba người) giúp Cụ. Ông Hà Huy Giáp ở bên Bác vài tháng. Và ông kể đại khái: “Bác rất nghiêm, nghiêm đến mức khó tính. Nghe thấy tiếng cười bên ngoài là Bác đang gõ máy chữ, cũng chạy ra mắng: “Không có việc gì à? Mà nhăn răng cười cợt thế kia? Tìm việc gì mà làm chứ. Có đống củi kia, ra mà bổ đi…” Cụ khó tính đến nỗi không ai dám bén mảng đến gần phòng của Bác. Chỉ khi Bác cho ai đi gọi thì mới dám đến…

Rồi ông Đỗ Đức Dục (Thứ trưởng Bộ Văn hóa, đảng viên Đảng Dân chủ, sau bị Lê Duẩn cách chức, cho về Viện Văn học). Hôm ấy, nhìn thấy tôi đi ngoài hành lang cơ quan Viện, ông gọi vào để trò chuyện. Nhân nói đến ông Hồ, ông Dục kể: “Một con người vô văn hóa. Đầu năm 1946, hôm Chính phủ Liên Hiệp ra mắt ở Nhà hát Lớn, ông ta nhìn thấy Cụ Tố (Nguyễn Văn Tố) mặc âu phục, ông thô lỗ chạy đến, kéo chiếc cà-vạt Cụ Tố đang đeo ra, gắt: “Sao ông ăn mặc thế này?” (Lúc ấy ông Đỗ Đức Dục là Thứ trưởng Giáo dục)…”

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
.
___
.
Đoạn nào di chúc Hồ Chí Minh bị cắt?  http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/05/150519_ho_chi_minh_will     BBC Việt ngữ  | 2015-05-19
Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/03/150325_sir_stafford_cripps_ho_chi_minh     Nguyễn Giang bbcvietnamese.com  | 2015-03-25
Nhà văn Vũ Thư Hiên nói về cuốn Đèn Cù http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2014/09/140907_vuthuhien_trandinh_dencu     BBC Việt ngữ | 2014-09-08
'Lúc đầu tôi cũng rất mến ông Hồ' http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/09/140905_dencu_trandinh_views     Quốc Phương BBC Việt ngữ | 2014-09-05
Tác giả cuốn tự truyện ' Đèn Cù' nói với BBC lúc đầu ông đã 'rất mến' ông Hồ Chí Minh, trước khi vị cố Chủ tịch của Việt Nam thay đổi 'lập trường' và ngả theo ông Lê Duẩn cùng các lãnh đạo lớp đàn em.

Trao đổi với BBC, nhà văn Trần Đĩnh, một cây bút từng viết cho các tờ Sự Thật, Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, nói:

"Ông Hồ mà tôi đi theo thì lúc đầu tôi rất mến ông ấy, nhưng mà cuối cùng tôi nói thật tôi tâm sự là 'thất tình' trong quyển ấy."

Nhà văn giải thích lý do làm ông 'thất vọng' với vị cựu lãnh tụ cộng sản.

"Bởi vì tôi thấy cuối cùng ông Hồ thua ông Lê Duẩn. Ở ngoài cuộc rất khó hiểu. Mới đầu hội nghị Trung ương lần thứ 9, tức là Hội nghị Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư bắt đầu ngả theo đường lối Trung Quốc để đánh, phát động chiến tranh.

"Thì lúc đầu cụ Hồ, ông Hồ ông không tán thành. Cụ Hồ không biểu quyết mà đó bắt đầu bi kịch của cụ.

"Nhưng mà tôi đinh ninh cụ phải là người kiên cường đấu tranh chống lại, thì cụ không."

Người từng được giao chấp bút tiểu sử chính thức hay các dự án hồi ký, tự truyện của nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản, trong đó có cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải thích thêm về quan điểm riêng của ông về cố lãnh tụ.

"Thực ra đối với con người, tôi không có gì gọi là ác cảm, không có chuyện gì đâu, nhưng vấn đề bắt đầu là khi đứng trước những cái lớn, tôi đinh ninh cụ sẽ là người đứng ra cầm trịch, thì cuối cùng cụ cũng để cho bị ông Lê Duẩn ông kéo theo."

Vẫn theo tác giả Đèn Cù, một số lãnh tụ khác của Đảng Cộng sản, như ông Trường Chinh, cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, cũng 'ngả' lập trường như trường hợp của cố Chủ tịch Việt Nam.

Ông Trần Đĩnh nói thêm: "Ông Trường Chinh rủ tôi đi viết hồi ký cho ông ấy, mà lúc bấy giờ tôi quan niệm ông ấy viết hồi ký là ông ấy định tập hợp lực lượng, ông ấy không bằng lòng ngả theo Trung Quốc.

"Cuối cùng ông ấy chính ông ấy lại là người tán thành Trung Quốc đúng. Tôi cũng lại dứt tình với ông Trường Chinh."

'Thâm cung bí sử'

Trong cuốn sách mới được xuất bản ở hải ngoại, tác giả Trần Đĩnh đã đề cập nhiều chi tiết được cho là có tính 'thâm cung bí sử' về nội bộ Đảng Cộng sản, trong đó có nhiều thông tin liên quan các 'góc khuất' về nhân cách, đời tư của nhiều lãnh tụ, từ ông Hồ Chí Minh, tới ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ v.v...

Về cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số thông tin trong cuốn sách gợi ý rằng ông Hồ chính là người đã cải trang 'đeo râu' theo dõi vụ đấu tố địa chủ đầu tiên ở Việt Nam.

Và chính lãnh tụ này là người đã trực tiếp 'viết báo kết tội đích danh' một nữ địa chủ kháng chiến, bà Nguyễn Thị Năm, cũng như đã đả kích giai cấp địa chủ, chứ không phải là 'vô can', hay 'không hề biết' như vẫn được báo chí và lịch sử đảng Việt Nam 'tuyên truyền', giải thích.

Một số chi tiết khác gợi ý cố lãnh tụ này có các mối quan hệ với một số phụ nữ, điều chưa bao giờ được các tài liệu, văn kiện, báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam công bố hoặc đề cập.

Khi được hỏi về tính chân thực và căn cứ của các 'sự thực' này, nhà văn Trần Đĩnh nói:
Trần Đĩnh có nhiều cơ hội tiếp cận các lãnh tụ ở đỉnh cao quyền lực của Đảng CSVN một thời.

"Tôi sống lúc ấy thì tôi biết chứ, ví dụ như chuyện Cụ có những cái này, cái nọ thì bạn bè tôi nói, thì biết thôi. Chứ còn bây giờ nói lại thì thực là khó.

"Hiện nay tôi còn có người bạn là Phan Kế An, con cụ Phan Kế Toại, họa sỹ, anh ấy biết chuyện, anh ấy đến vẽ cho cụ.

"Anh đến vẽ cho cụ, thì anh ấy nói chuyện. Hiện nay anh Phan Kế An vẫn sống."

Trao đổi BBC mới đây về Trần Đĩnh, nhân sự kiện cuốn Đèn Cù ra mắt ở hải ngoại, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả "Đêm giữa ban ngày" và dịch giả "Bông Hồng vàng" nói:

"Ông Trần Đĩnh là một người viết báo từ trước, làm nhiều ở báo Nhân dân, có một thời gian ông ấy làm việc trong văn phòng của ông Trường Chinh.

"Chúng tôi quen nhau cũng khá lâu và sau khi có vụ Xét lại chống Đảng nảy ra thì ông Trần Đĩnh, lúc đó đang làm ở báo Nhân dân, cũng bị trấn áp, nhưng không bị đi tù như chúng tôi mà người ta chỉ bắt đi lao động, bắt đi làm những công việc khác thôi.

"Ông Trần Đĩnh là người viết nhiều mà thường thường viết cho những người cầm quyền cao cấp, đối với họ, ông Trần Đĩnh là một người được tín nhiệm, viết rất là tốt."

'Kiểm chứng sự thực'

Về tính chân thực và cơ sở của những 'sự thực' được ông Trần Đĩnh đề cập, như những chi tiết 'góc khuất' về đời tư của Hồ Chủ tịch, ông Vũ Thư Hiên bình luận:

"Thực sự ra tất cả những việc đó nó nằm trong vòng bí mật của Đảng, nếu chúng ta tìm văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin.

"Bởi vì thực sự bây giờ nếu chúng ta muốn tìm hiểu những con người ở trong giai đoạn đó thì chỉ có sự kể lại của các nhân chứng, chứ còn nếu chúng ta cứ đòi hỏi có một văn bản như là trong văn bản học, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được tới điều đó, với lại cách hành xử với lịch sử của Đảng Cộng sản."

Có ý kiến cho rằng có thể không lâu nữa, nhiều bí mật được cho là "thâm cung bí sử", "tuyệt mật" của Đảng, như góc khuất trong đời tư, nhân cách của nhiều cựu, cố lãnh đạo Đảng, cùng các cuộc 'tranh chấp quyền lực' nội bộ, hay những "sai lầm nghiêm trọng" của Đảng, Chính quyền theo nhiều con đường khác nhau sẽ được công bố, bạch hóa.

Trước câu hỏi, nếu có chuyện đó, thì khi ấy việc xác lập lại 'sự thực lịch sử', nhất là trong mắt các thế hệ trẻ, thế hệ tương lai và người dân Việt Nam có dễ dàng hay không, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà Văn Hà Nội, nhân dịp này nói với BBC:

"Giống như 'Đèn Cù' hoặc là cuốn trước đây của Vũ Thư Hiên 'Đêm giữa ban ngày', rồi 'Mặt thật' và nhiều cuốn khác nữa, thì thứ nhất, tôi phải nói đến chữ 'cần thiết', vì được nói ra ở những người có thẩm quyền, ở những người gần với cơ chế quyền lực, gần với sự thật nhất.

"Cho nên tính khả tín, tính xác thực của nó là cao. Và một việc như vậy sẽ giúp soi rọi nhiều vấn đề của lịch sử, và nó cũng sẽ giúp cho việc bạch hóa cũng như là việc làm sáng tỏ, rõ ràng những vấn đề.

"Điều đó bây giờ là một nhu cầu, nhu cầu của thời đại, nhu cầu của người dân, nhu cầu được thông tin và tiếp cận thông tin, và các thông tin được nói ra ở những người hoặc những cấp có thẩm quyền," nhà phê bình nói với BBC.
.
___
.
'Đèn Cù là tiếng kêu đau' của tôi http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2014/09/140901_trandinh_dencu     BBC Việt ngữ | 2014-09-01
Hé lộ chi tiết ướp thi hài Hồ Chủ tịch http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/08/140820_hochiminh_embalming     BBC Việt ngữ | 2014-08-20
VN 'thiếu tư liệu về Hồ Chí Minh' http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2013/09/130923_hochiminh_questions     BBC Việt ngữ | 2013-09-26
'Tác phẩm giả tưởng' về Hồ Chí Minh http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2013/09/130925_ho_chi_minh_vu_thu_hien     Vũ Thư Hiên Viết từ Paris, Pháp  | 2013-09-25
Dời tượng Hồ Chủ tịch tới quận 3 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2013/06/130611_hochiminh_statue_relocate     BBC Việt ngữ | 2013-06-11
Thăm nơi đặt tượng Hồ Chí Minh ở Anh http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2013/05/130521_blog_newhaven_hcminh     Quốc Phương BBC Việt ngữ | 2013-05-21
‘Đại Lam Ngọc’ vào lăng Hồ Chủ tịch http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2012/11/121104_pearls_to_ho_mausoleum     BBC Việt ngữ | 2012-11-04
.
___
.
Di sản Hồ Chí Minh được thực hiện ra sao? http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2011/09/110902_viet_independence_day     Quốc Phương BBC Việt ngữ | 2011-09-03
Nhân tuần lễ kỷ niệm quốc khánh Việt Nam, 2-9, trí thức trong nước chia sẻ với BBC về di sản của cố chủ tịch Hồ Chí Minh, cả ở khía cạnh được cho là có ý nghĩa nhất tới khía cạnh gây tranh cãi và bình luận về sửa đổi Hiến pháp, pháp luật ở Việt Nam.

Một nhà sử học kiêm đại biểu Quốc hội, cho rằng di sản lớn nhất mà Hồ Chí Minh để lại là tinh thần "không có gì quý hơn độc lập tự do" và đặc biệt hơn là "lấy sức ta giải phóng cho ta" chứ "đừng ỷ vào, dựa vào đâu cả."

Trao đổi với BBC, nhân quốc khánh lần thứ 66 của Việt Nam, ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử cho rằng nguyên lý "không có gì quý hơn độc lập tự do" không chỉ có giá trị với người Việt Nam mà còn có ý nghĩa với nhiều quốc gia khác trên Thế giới.

Ông Quốc nói:"Vấn đề là giữa ý tưởng mong muốn của Cụ Hồ và hiện thực có đạt được hay không, thì nó còn phụ thuộc vào chính những con người kế thừa nó, hoặc phủ nhận nó. Đó là một vấn đề phức tap."

Nhà sử học lưu ý thêm: "Chúng ta cũng phải thấy rằng không có cái gì là duy nhất và vĩnh cửu cả. Điều quan trọng là chúng ta cố gắng trân trọng những gì những người khác đã để lại và tiếp tục phát triển nó cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của xã hội, cũng như của đất nước."

Bình luận về di sản có ý nghĩa của ông Hồ Chí Minh, một nhà xã hội học cho rằng di sản lớn nhất mà ông để lại là "giành được độc lập, thống nhất cho đất nước".

"Nước Việt Nam là một và đó là nguyện vọng lớn nhất của toàn dân Việt Nam đã đạt được, và có lẽ đó là cái di sản lớn nhất, giành được độc lập đất nước cho nhân dân Việt Nam," Giáo sư Tô Duy Hợp thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhận xét.

Tuy nhiên Giáo sư Hợp, người từng có nhiều công trình nghiên cứu về mô hình phát triển của Việt Nam tại Viện Xã hội học và Viện Triết học, cho rằng cũng có những điểm cần bàn về di sản và thực hiện di sản của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh:

"Tuy nhiên nhân vô thập toàn," Giáo sư Hợp nhận xét ngắn gọn khi được hỏi về liệu vị cố lãnh đạo có để lại di sản gì đáng tranh cãi hay không.

"Mục tiêu lớn nhất cụ Hồ Chí Minh đặt ra cho Việt Nam, là ngay cái tên của nước Việt Nam rất rõ là 'Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc,' từ năm 1945 đến nay thì Việt Nam đã thể hiện được cái độc lập đất nước, trải qua mấy cuộc kháng chiến, Việt Nam đã thể hiện được sức mạnh đoàn kết... Dân tộc độc lập về cơ bản đã đạt được," ông Hợp đánh giá.

"Nhưng dân chủ hiện nay cũng đạt được một phần, còn phải tiếp tục. Còn hạnh phúc đúng là khó khăn."

Nhà xã hội học nêu ý kiến của một lãnh đạo Hiệp hội Quốc tế về Điều tra Giá trị vốn phản biện một đánh giá quốc tế trước đó được Việt Nam trích dẫn nhiều nói 'tỷ lệ hạnh phúc của người dân của Việt Nam là cao'. Vị lãnh đạo này, theo Giáo sư Hợp, tỏ ra đáng chú ý khi cho rằng:

"Việt Nam quá là khổ, chiến tranh quá là nhiều. Bây giờ được một tí hòa bình, thì cho là hạnh phúc. Chứ thực ra cái thỏa mãn này rất là chủ quan."

Một nhà phê bình văn học cho rằng di sản lớn nhất mà vị cố lãnh tụ cộng sản để lại là sự "quyết tâm để trở thành một nước Việt Nam độc lập."

Nhưng nhà phê bình này lưu ý 'khái niệm độc lập' theo cách hiểu trước đây và qua thời gian tới nay có sự khác biệt. Từ Hà Nội, nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét:

"Theo tôi hiểu, những khái niệm về độc lập lúc bấy giờ nó không giống như bây giờ. Trong quá trình ấy, tôi thấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những biến chuyển. Theo tôi là có những Hồ Chí Minh và Hồ Chí Minh năm 1945-46 không giống với Hồ Chí Minh năm 1969 khi Người qua đời."

Ông Nhàn cho rằng di sản của vị cố Chủ tịch đã được tiếp thu với những "quan niệm khác nhau" và Việt Nam hiện nay vẫn phải tiếp tục "tìm hiểu di sản đó chứ không phải là chúng ta đã xác định được một cách chính xác."

Mô hình áp đặt?

Trước câu hỏi liệu mô hình và chủ thuyết cộng sản chủ nghĩa mà ông Hồ Chí Minh lựa chọn cho Việt Nam trước đây có thể đã phát huy trong một giai đoạn trong lịch sử nhất định, nhưng hiện có thể là một trở ngại cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt là cho thể chế dân chủ tiến bộ thực sự, nhà sử học Dương Trung Quốc nói:

"Nếu cứ lên án nó như một di sản của quá khứ, đó là một cách nhìn hơi siêu hình. Hãy làm sao làm cho mọi thứ tốt hơn. Bởi vì chúng ta, dân tộc chúng ta đã bao giờ trải qua nền dân chủ thực sự đâu."

"Hãy chỉ cho tôi một giai đoạn lịch sử nào chúng ta thực sự có dân chủ. Thời kỳ Pháp thuộc ư, thời kỳ thuộc chế độ Việt Nam cộng hòa ư? Còn bây giờ chúng ta hãy cố gắng làm cho nó tốt hơn, ngày càng tốt hơn."

"Còn các mô hình lựa chọn, tôi nghĩ mỗi dân tộc sẽ có một mô hình thích hợp cho mình. Nhưng nó phải dựa trên sự nỗ lực, kể cả sự đấu tranh của chính dân tộc ấy, chứ không phải chúng ta lấy một mô hình của ai đó để mà áp đặt chúng ta được."

Riêng về một khía cạnh liên quan tới sự thay đổi từ đường lối đa đảng, đa thành phần đầu tiên khi lập quốc của Đảng Cộng sản, do ông Hồ lãnh đạo, tới nay đã trở thành độc đảng, một vấn đề có thể gây tranh cãi, ông Quốc nói:

"Năm 1945-46, Chính phủ không chỉ gồm những thành phần xã hội khác nhau mà kể cả những người hay hôm qua còn ở phía bên kia của Cách mạng. Nhiều Bộ trưởng Việt Minh từ chức để nhường chỗ cho những người không phải Việt Minh. Và điều đó cũng tác động để tạo ra một điều mà chúng ta có thể coi là một điểm sáng trong lịch sử."

"Nhưng còn những gì diễn ra sau này, tôi nghĩ đơn giản thôi là nói đến chế độ chính trị không thể siêu hình để nói tới lợi ích được. Có thể lợi ích của nhà cầm quyền, bao giờ người ta cũng muốn tạo cho họ cái lợi thế nhất."

"Điều đó nói ra thì có thể đặt vấn đề đặt lợi ích dân tộc đến đâu, nhưng đó là một cách nói thôi, còn tất cả tôi nghĩ phải phụ thuộc vào sự phấn đấu của tất cả người dân Việt Nam. Tương lai của đất nước thế nào còn phụ thuộc vào người dân Việt Nam chúng ta và tôi nghĩ không có cái gì bất biến cả."

Ôn cố, tri tân, đề cập tới công việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp mà Quốc hội khóa 13 đang có kế hoạch tiến hành, ông Quốc nói:

"Tôi nghĩ đó đều là những vấn đề mà xã hội đặt ra, và Quốc hội sẽ nêu lên trong thời điểm sắp tới. Thế nhưng cuối cùng nó được chấp nhận như thế nào, ít nhất về mặt nguyên tắc mà nói, thì nó là ý chí của 500 đại biểu và có thể hiện được không ý chí của tất cả cử tri. Điều đó phải hạ hồi phân giải."

Trong khi đó, nhà phê bình Vương Trí Nhàn cho rằng có thể Việt Nam chưa sẵn sàng và chưa nên sửa đổi Hiến pháp vào thời gian tới đây.

"Tôi nghĩ là toàn dân cũng rất bức xúc rồi, nhưng có lẽ chúng ta chưa chuẩn bị kỹ... Dư luận xã hội phải thường xuyên thảo luận, phải có những đợt trao đổi giảng giải và dịch các bộ luật của nước ngoài ra."

Đánh giá lại câu chuyện di sản và Việt Nam thực hiện di sản của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh sau 66 năm độc lập, về phần mình, Giáo sư Tô Duy Hợp đưa ra một tổng kết và cho rằng:

"Cái di sản lớn nhất mà Cụ Hồ để lại cho người dân là quyết tâm làm sao tiếp tục xây dựng nền dân chủ và đời sống hạnh phúc, ấm no. Đấy là công việc mà Cụ Hồ không thể làm xong xuôi được và bây giờ cả nước phải cố gắng thực hiện."
.
___
.
Giá trị đích thực của nền độc lập http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2011/09/110901_nguyenvandai_independence     LS Nguyễn Văn Đài Viết cho BBC từ Hà Nội | 2011-09-01
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã giành được độc lập và có chủ quyền.

Để giành được độc lập dân tộc, nhiều dân tộc trên thế giới đã phải hy sinh xương máu của nhiều thế hệ.

Nền độc lập của một quốc gia là vô giá, nhưng điều quan trọng hơn cả là nhân dân phải được hưởng những thành quả đích thực mà nền độc lập đó mang lại.

Giá trị đích thực của nền độc lập là nhân dân có quyền làm chủ đất nước của mình bằng cách lựa chọn hay thay đổi quốc hội, chính phủ thông qua cuộc bầu tự do và công bằng.

Nhân dân có tự do ngôn luận, có quyền làm báo chí tư nhân, có quyền lập đảng, lập hội, hội họp, có quyền biểu tình hòa bình mà không bị đàn áp, bắt bớ…

Những dân tộc, những quốc gia may mắn trên thế giới là ngay sau khi giành được độc lập, họ đã tiến hành dân chủ hóa xã hội và xây dựng lên một hệ thống chính trị dân chủ đa đảng, tôn trọng phẩm giá con người và các giá trị của quyền con người.

Trên nền tảng căn bản đó, nền kinh tế của họ phát triển đúng hướng và mạnh mẽ nên đã đảm bảo cho nhân dân các nước đó có cuộc sống sung túc, quốc gia hùng mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự.

Xã hội phát triển hài hòa và ổn định giúp cho người được hưởng thụ những giá trị đích thực của một quốc gia độc lập. Ví dụ như những nước trong khu vực châu Á như: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,…

Bức tranh Đông Âu

Có những dân tộc, quốc gia không may mắn thì sau khi giành được độc lập, những lực lượng lãnh đạo cách mạng đã phản bội lại nhân dân, họ đã không thực hiện dân chủ hóa xã hội, không xây dựng hệ thống chính trị dân chủ đa đảng, mà xây dựng nên một chính thể có thể là chính quyền độc tài, độc tài quân sự, hay chế độ độc đảng toàn trị.

Ở trong các chế độ này thì các quyền con người không được tôn trọng và hầu hết các quyền con người về chính trị bị hạn chế hoặc tước đoạt.

Ví dụ như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí: khi người dân chỉ trích hay phê phán chính quyền thì bị qui chụp tội danh tuyên truyền chống Nhà nước, quyền tự do làm báo của công dân bị tước đoạt nên không có các tờ báo tư nhân; khi người dân thực hiện quyền lập đảng, lập hội hay tham gia các đảng phái thì bị qui chụp tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền; khi người dân thực thi quyền biểu tình thì bị qui chụp tội danh phá rối trật tự nơi công cộng hay tội chống người thi hành công vụ…

Hệ quả là nhân dân các quốc gia này phải tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân chủ để thay đổi các chế độc tài, độc đảng toàn trị bằng một chế độ dân chủ, tôn trọng các quyền con người.

Ví dụ ở các nước Đông Âu: sau Thế chiến thứ II, một loạt các nước Đông Âu thoát khỏi hiểm họa của chủ nghĩa phát xít và giành được độc lập.

Thay vì tiến hành dân chủ hóa xã hội, tôn trọng các quyền con người thì đảng cộng sản ở các nước này thực hiện chuyên chính vô sản, xây dựng chế độc đảng toàn trị.

Sau nhiều thập kỷ bị mất quyền làm người thì vào cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, nhân dân các nước đông Âu đã đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ mà người ta còn gọi là Cách mạng nhung để thay thế các chế độc đảng toàn trị bằng các chế độ dân chủ đa đảng.

Kết quả là ngày nay các nước Đông Âu đang dần hội nhập toàn diện với các nước Tây Âu về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.

Độc lập và dân chủ

Ở các nước Trung Đông và Bắc Phi hầu hết đều là các quốc gia độc lập, nhưng nhiều chính thể ở các quốc gia đó là chính phủ độc tài hoặc độc đảng toàn trị.
Biểu tình ở Libya

Sau nhiều thập kỷ phải chịu đựng sự cai trị hà khắc của các chế độ này thì gần đây nhân dân các nước Ai Cập, Tunisia đã đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ và đã thành công.

Nhân dân Libya cũng sắp thành công và sớm hay muộn thì cuộc cách mạng dân chủ ở Yemen và Syria cũng sẽ thành công.

Tuy nhân dân các nước này sẽ gặp những khó khăn ngắn hạn trước mắt, nhưng chắc chắn cuối cùng những giá trị đích thực của độc lập sẽ đến với họ.

Trên thế giới có gần 200 quốc gia độc lập, có chủ quyền. Nhưng không phải tất cả nhân dân các nước đều được hưởng những giá trị đích thực của nền độc lập.

Độc lập dân tộc phải gắn liền với tiến trình dân chủ hóa xã hội và tôn trọng các quyền con người thì nhân dân mới từng bước được hưởng những giá trị của nền độc lập.

Còn có độc lập dân tộc mà không có dân chủ thì nhân dân đã làm cuộc cách mạng vô ích để thay thế sự cai trị của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị độc ác hơn và tàn bạo hơn của giặc nội xâm.

Ngày 2/9/2011, chúng ta sẽ kỷ niệm 66 năm ngày độc lập.

Quí vị nghĩ gì về hiện tình đất nước? Chúng ta phải làm gì để tất cả mọi người dân Việt Nam đều được hưởng những giá trị đích thực của nền độc lập?

Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, một luật sư bất đồng chính kiến hiện đang thi hành lệnh quản chế tại gia ở Hà Nội.
.
___
.
Nghiên cứu Hồ Chí Minh như thế nào? http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2011/05/110529_hochiminh_opinion.shtml
    Sophie Quinn-Judge Đại học Temple, Hoa Kỳ | 2011-05-29
Kiểm tra thi hài Hồ Chí Minh http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2009/09/090910_hcmembalmment     BBC Việt ngữ | 2009-09-10
Bác Hồ của tôi http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2009/09/090902_hochiminh_youth_view.shtml
    Dương Phạm Viết cho BBCVietnamese.com từ London | 2009-09-02
'Làm theo lời Bác' http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2009/08/090831_afp_propaganda.shtml
    BBC | 2009-08-31
.
___
.
“Tao thề với trời đất, với vũ trụ và thượng đế, nếu tao không làm được nhiệm vụ thức tỉnh giới trẻ Việt Nam, nếu tao làm sai và để đất nước của tổ tiên rơi vào tay kẻ ác, tao sẽ tự thiêu, như tất cả những người yêu nước đã từng tự thiêu. Tự thiêu vì hổ thẹn khi mình bất lực trước cái ác. Ăn chay ngồi thiền làm gì, khi thấy cuộc đời và đạo đức dân tộc mình suy tàn mà vẫn dửng dưng?”
.
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp và trao trả độc lập cho Việt Nam.
Ngày 11-3-1945, triều đình Huế hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam.
Ngày 17-4-1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế Quốc Việt Nam; quốc ca là bài Đăng Đàn Cung; quốc kỳ quẻ Ly màu đỏ nền vàng.
Ngày 17-8-1945, mít-tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bắt đầu được mấy phút bỗng hàng loạt cờ đỏ sao vàng được tung ra, cờ quẻ ly bị giật xuống và trên bục diễn giả xuất hiện một người đeo poọc-hoọc, đăng đàn diễn thuyết, kêu gọi đồng bào đi theo Việt Minh, đánh Pháp, đuổi Nhật...
Hồ Chí Minh tự tâng bốc đã nổi dậy đuổi Nhật ... dâng đất nước cho TQ.
.
QUẢ LỪA LỊCH SỬ BẮT ĐẦU CHÍNH LÀ TỪ ĐÂY! VẬN NƯỚC KHỐN NẠN NHẤT CŨNG BẮT ĐẦU TỪ ĐÂY!
Trích đoạn "Hồi ký của một thằng hèn" Tô Hải kể về ngày Cách mạng tháng Tám.
.
Ngày 2-9-1945, Nhật đầu hàng Mỹ. Việt gian cộng sản làm tay sai cho TQ để CƯỚP CHÍNH QUYỀN. Võ Nguyên Giáp được giao nhiệm vụ bắn giết các đảng phái quốc gia không cộng sản.
Ngày 12-12-1946, TQ chiếm đảo Ba Bình ( Ba Binh Island | Itu Aba Island | Taiping Island | Ligao Island | Nagashima Island ), thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 7-1-1947, TQ chiếm đảo Phú Lâm ( Phu Lam Island | Woody Island | Yongxing Island ), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hồ Chí Minh chống chế:
- Chính sách của ta hôm nay là chính sách Câu Tiễn, nhưng nhẫn nhục không phải là khuất phục.
Chính sách Câu Tiễn là:
- Thà nếm phân, ăn cứt, chịu nhục khuất phục TQ để được còn đảng, còn mình!
.
Hy sinh Biển Đảo để nhận lại vũ khí mà TQ thì âm thầm gửi theo trong đó là chiến lược "TQ đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng."
.
Ngày 7-5-1954, quân Pháp thảm bại ở Trận Điện Biên Phủ. TQ tiết lộ nhiều bí mật cho thấy họ đã viện trợ, giúp đỡ, chỉ đạo việt gian cộng sản rất nhiều.
.
Tám năm khói lửa 1946-1954 được việt gian cộng sản ca ngợi là cuộc chiến thần thánh giành độc lập, cái gíá mà họ phải trả là xương máu của khoảng 300,000 quân sĩ.
Việt Nam là nước thuộc địa duy nhất trên thế giới giành độc lập bằng núi xương sông máu.
.
Dưới chế độ đảng trị, quyền lực và quyền lợi được san sẻ cho mấy triệu đảng viên, vì tư lợi họ trở thành những nguồn hỗ trợ cho chính quyền độc tài, làm cho chính quyền hầu như bất khả xâm phạm.
Chỉ cần vài trăm ngàn người dân đổ ra đường biểu tình chống lại độc tài thì cả mấy triệu đảng viên cũng chịu bó tay. Độc tài có thể ra lệnh cho quân đội xả súng vào cả hàng ngàn người,  nhưng không có ai dám ra lệnh bắn cả hàng trăm ngàn người. Với hệ thống truyền thông đại chúng vừa tinh vi vừa nhanh chóng, việc tàn sát ấy dễ dàng lan rộng khiến cả thế giới lên án và can thiệp.
Thế thì tại sao trong một quốc gia có gần 100 triệu người không thể hoặc chưa thể có mấy trăm ngàn người xuống đường biểu tình đòi tự do và dân chủ? Chỉ cần theo dõi dân tình tại Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy ngay vấn đề chính không phải là sự sợ hãi mà chủ yếu là người ta không đoái hoài đến chính trị. Điều quan trọng nhất, với họ, là sự ổn định về chính trị và những cơ hội để làm giàu hoặc ít nhất, kiếm sống. Lâu nay, chúng ta thường gọi đó là tâm lý vô cảm hay chủ nghĩa mặc-kệ-nó, tuy nhiên, ẩn giấu đằng sau sự vô cảm ấy chính là óc tư lợi, chỉ nghĩ đến những lợi ích của bản thân mình và gia đình mình hơn là quyền lợi chung cho cả đất nước.
.
Trên thế giới không dân tộc nào HIÈN bằng dân tộc Việt Nam ! Đảng lãnh đạo, Đảng cướp của dân, Đảng buôn dân, Đảng bán nước, Đảng làm giàu bằng mọi cách. Đảng lớn giàu sang lớn, Đảng nhỏ giàu sang nhỏ, Ông Đảng nào cũng giàu, toàn là tiền BẤT CHÍNH. Thế mà dân vẫn NAI LƯNG ra chịu hằng nhiều chục năm. Đáng hoan hô thật !
.
24SEP1975, at a meeting with the delegation of Vietnam, led by Le Duan, Deng Xiaoping admitted that the problems between the two countries was the Xisha (Hoang Sa) and Nansha (Truong Sa) dispute. Deng promised: "The problem will be solved in the future."
10NOV1975, Vietnam sent a diplomatic note to China reiterating Deng Xiaoping’s statement on 24SEP1975 and asked China to stop its propaganda related to the dispute over the Islands. However, in a diplomatic note dated 24DEC1975, the China's Foreign Ministry rejected the proposal.
07OCT1977, Vietnam and China met to discuss border issues. The chief negotiator of China refused to discuss about the Hoang Sa Islands, which had been occupied by China. China turned from “Hoang Sa is a dispute issue" to "Hoang Sa of China is an indisputable fact."
17FEB1979, 600,000 Chinese troops attacked the six northern border provinces of Vietnam. After two weeks of heavy losses, the Chinese troops withdrew.
03JUL1979, the Chinese civil aviation authorities set four dangerous zones in the Xisha airspaces (Hoang Sa) in order to force the world to admit Chinese sovereignty in Hoang Sa.
10NOV1987, the Chinese navy occupied Louisa island in Vietnam’s Truong Sa archipelago.
31JAN1988, the Chinese navy began seizing and occupied Chu Thap reef, then Chau Vien reef on 18FEB1988, Ga Ven reef on 26FEB1988 and Tu Nghia reef on 28FEB1988.
14MAR1988, four Chinese warships approached Gac Ma Reef. At 6am, 40 Chinese soldiers landed in the island, pulled off the Vietnamese flag on the reef and killed two Vietnamese soldiers who were protecting the flag pole.

Vietnamese sappers, without weapons, tried to defend the national flag. Two Chinese naval ships fired straight into the Vietnamese sappers on Gac Ma Reef and the cargo ship 604. Captain Vu Phi Tru and several soldiers were sacrificed and the 604 ships sank.

At the islands of Co Lin (3.5 nautical miles from Gac Ma Reef) and Len Dao, China attacked fiercely from 6 am on 14MAR1988 and destroyed Vietnam’s ships 505 and 605 and killed many Vietnamese soldiers on the islands.

The massacre that lasted 28 minutes caused severe damage to Vietnam, with three ships destroyed and sunk, three soldiers died, 11 soldiers wounded and 74 soldiers missing. China later returned nine soldiers. The rest were considered sacrificed.

Despite Vietnam’s objections, China continued the attack to occupy more islands and then sent many fishing boats from Guangzhou to Truong Sa.
.
___
.
Nah's letter to the communists and the Vietnamese people - Thư gửi Đảng Cộng Sản và tất cả người Việt (từ Nah rapper) http://triethocduongpho.com/2015/01/13/thu-gui-dang-cong-san-va-tat-ca-nguoi-viet-tu-nah-rapper/
ĐMCS và Lời Trần tình của Tác giả Nguyễn Vũ Sơn  https://youtube.com/watch?v=i9ISi1nBa6c Lê Anh Hùng - http://www.leanhhung.com/
Source Google Search: "VSA Vietnamese Student Association"
.
@T4VIETNAMcom
@T4VIETNAMcom
Bài thơ “Cái nhìn của các em tôi” được nhà thơ Hoàng Hưng sáng tác vào chính ngày Thương binh liệt sĩ. Trong những cái nhìn ấy tác giả bơm máu tươi vào cơ thể người đọc, những ai đã hay đang lạnh dần với thói quen vô cảm, ngay cả vô cảm với tổ quốc, vô cảm với sinh mệnh của chính quốc gia mình.
Bài thơ như một tiếng búa đập dữ dội trong tòa án lương tâm, tiếng phán quyết của quan tòa đất nước trước các âm mưu, phân xé, chia phần của bọn con buôn chính trị lấy đất đai tổ tiên làm quà tặng, lấy xương máu chiến sĩ làm bậc thang cho ngai vàng và trên hết cùng nhau im lặng hưởng thụ bổng lộc trên những đôi mắt chỉ biết nhìn trừng trừng vào chúng.
.
Yếu tố Trung Quốc trong “Khát vọng đoàn tụ” http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/china-factor-in-desire-reunion-ml-08012015075316.html A Chinese anthem played during a nationally televised gathering of senior Vietnamese officials -
"Quốc ca thứ hai” của Trung Quốc đã được mở trước và sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Bộ Quốc phòng vào hôm 27/07 trước sự chứng kiến của nhiều ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và khoảng 500 đại biểu thuộc giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Lời bài hát "Ca xướng tổ quốc" (Ca ngợi tổ quốc) của Trung Quốc dịch sang tiếng Việt là '…Cờ hồng vươn làn gió vờn năm ánh sao. Câu ca chiến thắng đang vui vẻ, náo nức reo. Ta ca hát nước nhà ngàn tình chan hòa…'.
.
___
.
Bài ca Trung Hoa và Tướng Thanh - Diễn Đàn Chúng Ta 03.08.2015 http://www.rfa.org/vietnamese/video     RFA | 2015-08-03
Sự kiện Bộ trưởng Phùng Quang Thanh xuất hiện trở lại sau nhiều tin đồn cho rằng ông đã chết tại Paris, cùng với chuyện Bộ quốc phòng cho sử dụng bài hát “ca ngợi tổ quốc” cuả Trung Quốc để chào đón tướng Thanh trong buổi văn nghệ “khát vọng đoàn tụ” là đề tài đang gây "bức xúc" trong công luận Việt Nam.
.
___
.
Ban tổ chức bị ‘kỷ luật’ liên quan đến vụ phát nhạc Trung Quốc https://www.youtube.com/watch?v=YJCO9fdH06o     VOA | 2015-08-03
Báo Quân đội Nhân dân hôm Chủ nhật thông báo đã "tiến hành kỷ luật" liên quan sự cố phát một ca khúc ái quốc của Trung Quốc trong chương trình giao lưu nghệ thuật "Khát vọng đoàn tụ" diễn ra tại Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 27/7. Bản tin của tờ báo này viết: "Trong quá trình thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp đã không kiểm soát được nội dung để xảy ra sai sót là sử dụng một đoạn nhạc nước ngoài vào trong chương trình," và hình thức kỷ luật được nêu ra là "[k]hiển trách đối với Ban Giám đốc Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội và chỉ đạo xử lý nghiêm túc kíp thực hiện chương trình." Sự thừa nhận sai sót này được đưa ra sau khi VOA loan tin đoạn nhạc đầu tiên của ca khúc "Ca xướng tổ quốc" (Ca ngợi tổ quốc) của Trung Quốc đã được sử dụng làm nhạc nền khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên đọc diễn văn khai mạc chương trình, và khi ông rời bục phát biểu bước xuống sân khấu.
.
___
.
Ai chịu trách nhiệm vụ Truyền Hình Quân Đội phát quốc ca Trung Quốc? http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-blames-military-tv-radio-08022015100545.html
    RFA | 2015-08-02
Chính quyền Việt Nam đổ lỗi cho Ban Giám Đốc Phát Thanh-Truyền Hình Quân Đội đã sơ sót khi cho phát nhạc Trung Quốc trong chương trình giao lưu nghệ thuật mang tên “Khát Vọng Đoàn Tụ” do Bộ Quốc Phòng tổ chức.

Chuyện xảy ra vào tối 27 tháng Bảy vừa rồi, khi bản nhạc từng được xem là bản quốc ca thứ hai của Trung Quốc trỗi lên trước và sau bài phát biểu của Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang trong chương trình văn nghệ nhân ngày thương binh liệt sĩ.

Chương trình này được trực tiếp truyền hình toàn quốc, và tức khắc gặp sự phản đối của nhiều người, cho rằng chuyện trỗi nhạc Trung Quốc trong phần phát biểu của ông chủ tịch nước là điều không thể chấp nhận được, đã thế giai điệu bản nhạc lại là bản “Ca Ngợi Tổ Quốc” từng được xem là bản quốc ca thứ hai của Trung Quốc vì chính quyền Bắc Kinh buộc người dân Hoa Lục phải học thuộc và hát bài hát này.

Hôm nay, bản tin trên trang mạng của tờ Người Lao Động và tờ Quân Đội Nhân Dân cho hay Ban Giám Đốc Trung Tâm Phát Thanh-truyền Hình Quân Đội đã bị khiển trách, đồng thời ê kíp thực hiện chương trình bị xử lý nghiêm túc, nhưng không nói hình phạt như thế nào.

Cả 2 bản tin này cũng cho biết toàn bộ chương trình văn nghệ này được nhiều cơ quan thẩm định, thông qua, từ sơ duyệt cho đến tổng duyệt, viết thêm và chúng tôi xin được trích nguyên văn như sau “trong quá trình thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp đã không kiểm soát được nội dung để xảy ra sai sót là sử dụng một đoạn nhạc nước ngoài vào trong chương trình”.

Các bản tin không nói đoạn nhạc này là của nước nào, nhưng người xem và nghe chương trình này biết ngay đó là bài “Ca Ngợi Tổ Quốc” của Trung Quốc.
.
___
.
Phạt ban chỉ đạo chương trình nghệ thuật http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150802_khatvongdoantu_fined     BBC | 2015-08-02
Ban Giám đốc Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội bị khiển trách vì mở nhạc Trung Quốc trong chương trình 'Khát vọng Đoàn tụ'.

Lý do là bài hát từng được xem là “ quốc ca thứ hai” của Trung Quốc đã được mở trước và sau khi Chủ tịch Trương Tấn Sang phát biểu trong khuôn khổ chương trình giao lưu nghệ thuật tại Bộ Quốc phòng vào hôm 27/7.

Chương trình, có sự tham dự của nhiều lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, được truyền hình trực tiếp trên VTV và kênh Quốc phòng An ninh nhân ngày Thương binh Liệt sỹ.

Chương trình được quan tâm nhiều một phần do sự có mặt Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, người xuất hiện trở lại sau thời gian chữa bệnh tại Pháp nhiều tuần.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237) đã chỉ đạo Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội thực hiện chương trình giao lưu nghệ thuật này.

Kịch bản chương trình đã được Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237 và các cơ quan chức năng thẩm định, thông qua và được tiến hành sơ duyệt, tổng duyệt.

Tuy vậy, báo Quân đội Nhân dân viết "trong quá trình thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp đã không kiểm soát được nội dung để xảy ra sai sót là sử dụng một đoạn nhạc nước ngoài vào trong chương trình".

"Cơ quan cấp trên có thẩm quyền đã tiến hành kỷ luật: Khiển trách đối với Ban Giám đốc Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội và chỉ đạo xử lý nghiêm túc kíp thực hiện chương trình".

Không thấy báo Quân đội Nhân dân nhắc tới đoạn 'nhạc nước ngoài' này là của nước nào.

Một nhà quan sát trong ngành truyền thông trong nước muốn ẩn danh cho BBC biết trong đội ngũ lãnh đạo của Trung tâm Phát thanh -Truyền hình Quân đội có nhiều nhân vật đã từng làm việc lâu năm và nhiều kinh nghiệm tại Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội trực thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng Việt Nam, được thành lập vào giữa năm 2011 trên cơ sở sáp nhập hai phòng Phát thanh Quân đội nhân dân và Truyền hình Quân đội nhân dân thuộc Cục Tuyên huấn.

Nhạc được mở trước và sau khi Chủ tịch Sang phát biểu khai mạc.

Ông Lê Hùng, tổng đạo diễn chương trình “Khát vọng đoàn tụ” được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói rằng: “Đoạn nhạc đó chỉ có mười mấy giây, và không có lời, dùng làm nhạc hiệu để Chủ tịch nước đi lên bục phát biểu thôi và đã được chỉnh sửa ở những lần phát lại sau đó”.

Cộng đồng mạng đã nhanh chóng phát hiện ra là đoạn nhạc được phát có giai điệu rất gần với bài “Ca ngợi Tổ quốc” nổi tiếng của Trung Quốc.

Ca khúc này ra đời đầu thập niên 1950, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền.

Theo phóng viên Vincent Ni của ban tiếng Trung của BBC, “Thủ tướng Chu Ân Lai ký sắc lệnh tháng Chín 1951, yêu cầu nhân dân Trung Quốc học bài hát. Đã từng có lúc đây được xem là quốc ca thứ hai của Trung Quốc".

    Đoạn nhạc đó chỉ có mười mấy giây, và không có lời, dùng làm nhạc hiệu để Chủ tịch nước đi lên bục phát biểu thôi
    Lê Hùng, tổng đạo diễn chương trình “Khát vọng đoàn tụ”

Cho tới thập niên 1990, nhiều người vẫn còn biết ca khúc này.

Thiếu tướng quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh nói việc mở nhạc Trung Quốc trong buổi lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu là việc “bậy bạ và bố láo”.

Trả lời BBC tiếng Việt ngày 30/07, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987) mô tả điều ông gọi là “Việc Chủ tịch [Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo.

"Tôi có xem chương trình đó và tôi thấy việc làm này là bậy bạ. Tôi đã phản ánh cho lãnh đạo chuyện này.

"Tôi đã gọi điện thoại để phản ánh cho Chủ tịch Trương Tấn Sang là cái việc ông Trương Tấn sang vừa phát biểu thì lại tấu cái bài của Trung Quốc là thế nào. Ai là chủ đạo cái chuyện tấu cái bài đó?," Tướng Vĩnh nói với BBC.

Trên trang Facebook của BBC nhận được khá nhiều bình luận về sự cố này.

Một người viết "Mấy ông kêu dân trí thấp đâu nhỉ? Giờ thì biết ai thấp rồi nhỉ?" trong khi một người khác bình luận "Sao lại chỉ có khiển trách? Cách chức là hình thức nhẹ nhất!".
.
___
.
Việt Nam né tránh trong vụ phát nhầm nhạc Trung Quốc? http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-ne-tranh-vu-phat-nham-nhac-trung-quoc/2895489.html
    VOA | 2015-08-02
Ở phút thứ 4'16" đến 4'30" khúc nhạc được tấu lên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên bục phát biểu trong chương trình 'Khát vọng đoàn tụ' tối 27/7 tại Hà Nội.

Bộ Quốc phòng Việt Nam mới thông báo “xử lý nghiêm túc” nhóm thực hiện chương trình “Khát vọng đoàn tụ” vì “sử dụng một đoạn nhạc nước ngoài”.

Tuy nhiên, thông báo chính thức trên báo điện tử của Bộ này hôm 2/8 không có từ nào nói rằng đó là bản nhạc Trung Quốc.

Thông cáo có đoạn: “… Trong quá trình thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp đã không kiểm soát được nội dung để xảy ra sai sót là sử dụng một đoạn nhạc nước ngoài vào trong chương trình. Cơ quan cấp trên có thẩm quyền đã tiến hành kỷ luật: Khiển trách đối với Ban Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và chỉ đạo xử lý nghiêm túc kíp thực hiện chương trình”.

Bản tin cũng cho biết rằng kịch bản chương trình nghệ thuật kỷ niệm Ngày Thương binh – liệt sỹ phát trực tiếp trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam đã được “thẩm định, thông qua và được tiến hành sơ duyệt, tổng duyệt”.

Sự thừa nhận sai sót được đưa ra gần 10 ngày sau khi một đoạn trong bài hát “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc đã vang lên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên đọc diễn văn khai mạc chương trình tại trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Ngoài vấn đề sử dụng bản nhạc được coi là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc, “Khát vọng đoàn tụ” thu hút sự chú ý của công chúng cũng như giới truyền thông vì “tái xuất” của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sau thời gian chữa bệnh tại Pháp, trong bối cảnh có tin ông đã qua đời.

Thông báo “thừa nhận sai sót” trên đã vấp phải chỉ trích của nhiều người sử dụng mạng xã hội vì đã không nói tới đó là bản nhạc xuất xứ từ Trung Quốc.

Một người trong số đó là nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội:

“Họ chỉ nhận là sử dụng một đoạn nhạc của nước ngoài. Đây là một cách làm trốn tránh và một sự xuê xoa không thể chấp nhận được. Nước ngoài đây là nước nào? Đoạn nhạc đấy là đoạn nhạc nào? Họ không nói rõ. Việc đó vừa thể hiện một sự không dũng cảm của những người trong Bộ Quốc phòng. Chẳng qua xử lý như vậy vì dư luận làm căng quá.”

Ông Diện nói thêm rằng sự nhầm lẫn trên đã “làm dấy lên một sự căm giận của công chúng, đặc biệt là những người có tuổi, từng biết bài này ở thập kỷ 50 – 60 trước đây”.

Chính quyền trong nước thời gian qua đã nhiều lần bị chỉ trích vì dùng từ “tàu lạ”, thay vì đề cập cụ thể tàu Trung Quốc trong các vụ va chạm trên biển Đông.

Theo BQP, VOA
.
___
.
03AUG2015 :
    ASEAN : ARF gia tăng áp lực lên Trung Quốc về vụ cải tạo đảo - RFI
    Bài ca Trung Hoa và Tướng Thanh - Diễn Đàn Chúng Ta 03.08.2015 - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/video     Ban tổ chức bị ‘kỷ luật’ liên quan đến vụ phát nhạc Trung Quốc https://www.youtube.com/watch?v=YJCO9fdH06o     Báo chí, truyền thông tự do - 'quyền lực thứ hai' - BBC
    Báo Nhật: Tokyo tư vấn Việt Nam chọn lò phản ứng hạt nhân - RFI
    Biển Đông: Quân đội Philippines kêu gọi ASEAN cùng phản đối Trung Quốc - RFI
    Căng thẳng biên giới Việt Nam-Cam Bốt và nhân tố Trung Quốc - RFA
    Công trình tượng đài 1.400 tỷ ở Sơn La - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150803_new_hochiminh_statue     Đại sứ Mỹ và gia đình: Khuôn mặt của phong trào LGBT ở VN - VOA
    Đời sống lao công tại các bệnh viện - RFA
    Ghé chơi Sacramento nghĩ về ngày xưa - VOA
    Hà Nội ngày nay - RFA
    Hai tù nhân lương tâm mãn án tù được trả tự do - RFA
    Joshua Wong và lộ trình dân chủ cho HK - BBC
    Khởi công xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam - VOA http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2899158.html?z=0&zp=1     Lệnh cấm đánh bắt của TQ hết hiệu lực - BBC
    Lực lượng dân quân biển: Chiến lược mới của Bắc Kinh ở Biển Đông - VOA
    Mưa lũ tàn phá miền Bắc Việt Nam - BBC
    Nghĩ gì về người Việt ở Đài Loan? - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150727_vietnamese_migrants_taiwan_experts_iv     NGUYỄN ĐÌNH TOÀN Từ ĐỒNG CỎ tới ÁO MƠ PHAI - RFA
    Paulus Lê Sơn: 'Phút ngã lòng' và 4 năm tù - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150803_paulus_le_son_inv     Phát hiện hàng ngàn chai rượu Trung Quốc có chứa Viagra - VOA
    Singapore có thể là điểm đến cuối của lô hàng vũ khí 'khủng' - VOA http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2899160.html?z=0&zp=1     Tầng lớp ‘tạch tạch sè’, lực lượng cứu nguy của dân tộc - VOA
    Tính chính trị của tin đồn - VOA
    TQ: Không nên thảo luận về Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN - VOA
    Triển vọng trái chiều sau khi đàm phán TPP kết thúc - VOA
    Trung Quốc có thể sắp xây đường băng thứ hai ở Trường Sa - VOA http://www.voatiengviet.com/media/video/2899162.html
    Trung Quốc có thể xây thêm phi đạo thứ hai ở Trường Sa - RFI
    Trung Quốc không muốn bàn về Biển Đông tại ARF - RFI
    Từ vụ kiện của Philippines đến chuyện Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam - RFA
    Việt nam sẽ chấp nhận công đoàn độc lập? - RFA
    Vinh dự và lòng tin - RFA
02AUG2015 :
    Ai chịu trách nhiệm vụ Truyền Hình Quân Đội phát quốc ca Trung Quốc? - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-blames-military-tv-radio-08022015100545.html
    Bị bắt vì lập Facebook chống cảnh sát giao thông ăn tiền? - VOA
    Biển Đông: ASEAN và Trung Quốc muốn lập "đường dây nóng" về các tranh chấp - RFI
    Dân Đài Loan biểu tình xé sách giáo khoa "thân Trung Quốc" - RFI
    Đại hội âm nhạc truyền thống VN ở Sydney - RFA
    LHQ cảnh báo số người chết vì lũ lụt ở Miến còn tăng - RFA
    Miền Bắc vẫn tiếp tục mưa to - RFA
    Người H'mong tạm cư trên đất Thái - RFA
    Nhân Quyền và Phát Triển của Việt Nam trong Bang Giao Việt-Mỹ - VOA
    Phạt ban chỉ đạo chương trình nghệ thuật - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150802_khatvongdoantu_fined     TPP vẫn chưa thành công - RFA
    "Trào lưu" mẹ đơn thân ở VN - RFA
    Trung Quốc cảnh báo chiến tranh trên biển Đông - VOA
    Trung Quốc: Tham nhũng sẽ hủy diệt quân đội - RFA
    Việt Nam né tránh trong vụ phát nhầm nhạc Trung Quốc? - VOA http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-ne-tranh-vu-phat-nham-nhac-trung-quoc/2895489.html
    Việt Nam vào cuộc vụ cô giáo ‘bọ cạp’ mắng học sinh - VOA
.
___
.
Nah's letter to the communists and the Vietnamese people - Thư gửi Đảng Cộng Sản và tất cả người Việt (từ Nah rapper) http://triethocduongpho.com/2015/01/13/thu-gui-dang-cong-san-va-tat-ca-nguoi-viet-tu-nah-rapper/
ĐMCS và Lời Trần tình của Tác giả Nguyễn Vũ Sơn  https://youtube.com/watch?v=i9ISi1nBa6c Lê Anh Hùng - http://www.leanhhung.com/
Source Google Search: "VSA Vietnamese Student Association"
.
@T4VIETNAMcom
@T4VIETNAMcom
Bài thơ “Cái nhìn của các em tôi” được nhà thơ Hoàng Hưng sáng tác vào chính ngày Thương binh liệt sĩ. Những người em của tác giả dù có nhìn trừng trừng vào sân khấu chờ nghe những lời ca tiếng hát tuyên dương sự hy sinh của mình cũng không thể tưởng tượng ra rằng Bộ quốc phòng lại đem một bài hát của Trung Quốc từng được xem là bài quốc ca thứ hai của Bắc Kinh để hát tặng những người bị Trung Quốc giết hại trong những cuộc chiến tranh ngắn ngủi vừa qua.
Thật không gì chua chát hơn thế.
Bài “Ca Ngợi tổ quốc” rất nổi tiếng của Trung Quốc sao lại nằm trong chương trình này thì chỉ có Bộ quốc phòng mới biết. Tuy thế không hẳn là không ai biết, kẻ đặt bài hát vào máy phát của chương trình “Khát vọng đoàn tụ” không ai khác hơn là những kẻ đã mọc đuôi sam trên đầu, những kẻ ước ao được đoàn tụ với người anh em phương bắc của chúng.
.
Yếu tố Trung Quốc trong “Khát vọng đoàn tụ” http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/china-factor-in-desire-reunion-ml-08012015075316.html
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA | 2015-08-01
Có lẽ trong các bài thơ viết về thương binh liệt sĩ chưa có bài thơ nào lạ và đầy nước mắt căm hờn như bài thơ “Cái nhìn của các em tôi” được nhà thơ Hoàng Hưng sáng tác vào chính ngày Thương binh liệt sĩ. Trong những cái nhìn ấy tác giả bơm máu tươi vào cơ thể người đọc, những ai đã hay đang lạnh dần với thói quen vô cảm, ngay cả vô cảm với tổ quốc, vô cảm với sinh mệnh của chính quốc gia mình.

Bài thơ như một tiếng búa đập dữ dội trong tòa án lương tâm, tiếng phán quyết của quan tòa đất nước trước các âm mưu, phân xé, chia phần của bọn con buôn chính trị lấy đất đai tổ tiên làm quà tặng, lấy xương máu chiến sĩ làm bậc thang cho ngai vàng và trên hết cùng nhau im lặng hưởng thụ bổng lộc trên những đôi mắt chỉ biết nhìn trừng trừng vào chúng.

Cái nhìn của các em tôi
    Hoàng Hưng

Tôi có ba đứa em

Em ruột Lạng bị gọi đi “đánh Mỹ”

Mấy năm sau nhận tin báo tử

Không ngày tháng chết, không một mảnh di hài

Một chiếc ba lô mới tinh đem đến nhà giả làm “di vật”

Đến hôm nay manh mối vẫn không ra!

Em vợ Bình ngã xuống ngay trận đầu biên giới Tây Nam

Em vợ Bính phát điên mà chết vì đạn pháo quân thù chốt địa đầu phía Bắc

Một nhà góp ba mạng trai cho “Độc lập, Thống nhất”

Đã đủ hay chưa?

Những câu thơ ngày ấy:

“Các anh bảo chúng tôi

Đi chiến đấu cho ngày mai tươi đẹp

Chúng tôi đi

Vì không sợ chết

Chúng tôi chết

Vì sợ sống hèn

Nhưng sẽ ra sao cái Ngày Mai ấy?”

đã đưa người viết vào ngục tù

khi “cái Ngày Mai ấy” trở thành hiện thực!

“Cái Ngày Mai ấy” là chính Hôm Nay

Khi biên cương phía Bắc, phía Nam và biển Đông lại đen ngòm súng giặc.

Những chàng trai của mọi nhà lại chờ lệnh ra đi

Cho một Ngày Mai chưa biết sẽ ra sao

Khi mỗi người dân gánh trên đầu khoản nợ không biết đời nào trả hết

Để các anh xây biệt thự khắp năm châu

Khi những người viết lên những dấu hỏi những dấu than lại chuẩn bị vào tù

Để các anh yên tâm trên ngai rồng đỏ son vàng chóe!

“Chúng tôi đấy

Đều ngoan ngoãn cả

Anh vừa lòng chứ ạ?

Vâng.

Chúng tôi cứ khoanh tay nhắm mắt ngồi nhìn

Sự nặng nề ngu độn của các anh

Cứ chầm chậm dìm con tàu xuống biển!”

Những câu thơ năm ấy

Giờ đây đã sai rồi

Chúng tôi không còn ngoan ngoãn

Không còn khoanh tay

Để các anh mặc sức đánh chìm con tàu Tổ quốc

Những đứa em tôi không thể chết vô nghĩa thế!

Dưới ba thước đất, mắt các em vẫn mở trừng trừng

Nhìn các anh

Nhìn chúng tôi

Nhìn tất cả chúng ta

Không ai thoát được cái nhìn của các em tôi

Đừng hòng thoát!

Ngày “thương binh liệt sĩ” 27/7/2015

Bài thơ của Hoàng Hưng sáng tác vào đúng ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 như một lời nguyền, như một câu hỏi dành cho các thế lực phản động cần phải trả lời. “Cái nhìn của các em tôi” vẽ lại hình ảnh tang thương của những cuộc chiến mà dân tộc Việt Nam trải qua trên suốt chiều dài chống Mỹ và chống Trung Quốc.

Cuộc chiến với người Mỹ đã qua hơn 40 năm nhưng với Trung Quốc, cuộc chiến dai dẳng kéo dài từ Biên giới phía Bắc cho tới Hoàng Sa, Trường Sa chưa hề chấm dứt, kể cả ngay vào lúc này, lúc mà người ta rầm rộ kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ với cuộc họp mặt hoành tráng dưới cái tên “Khát vọng đoàn tụ” ngay tại hội trường Bộ quốc phòng Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và khoảng 500 đại biểu thuộc giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Hình như để trả lời câu hỏi của nhà thơ Hoàng Hưng, những người em của tác giả dù có nhìn trừng trừng vào sân khấu chờ nghe những lời ca tiếng hát tuyên dương sự hy sinh của mình cũng không thể tưởng tượng ra rằng Bộ quốc phòng lại đem một bài hát của Trung Quốc từng được xem là bài quốc ca thứ hai của Bắc Kinh để hát tặng những người bị Trung Quốc giết hại trong những cuộc chiến tranh ngắn ngủi vừa qua.

Thật không gì chua chát hơn thế.

Bài “Ca Ngợi tổ quốc” rất nổi tiếng của Trung Quốc sao lại nằm trong chương trình này thì chỉ có Bộ quốc phòng mới biết. Tuy thế không hẳn là không ai biết, kẻ đặt bài hát vào máy phát của chương trình “Khát vọng đoàn tụ” không ai khác hơn là những kẻ đã mọc đuôi sam trên đầu, những kẻ ước ao được đoàn tụ với người anh em phương bắc của chúng.

Thế nhưng tại một nơi khác được tổ chức trong thân tình ngày kỷ niệm Thương binh liệt sĩ năm nay chỉ có vài nhà báo và một vị tướng nổi tiếng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã đọc bài thơ có tên “Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam” cho mọi người nghe như một liều thuốc giảm đau cho hội chứng Trung Quốc.

Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam

Tháng này Sài Gòn mưa ngâu
Nhưng thôi, miễn bàn vể thơ thẩn

Tôi nói thẳng
Cho mau
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó cướp tàu
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó túm đầu
Cướp cơm chim

Tôi nói thẳng
Thôi đi mấy cha, mấy anh cà vạt phòng lạnh cách xa biển Đông ngàn dặm
Nhà anh chả ai cướp
Con anh chả ai đánh [đánh sao được, nó ở nước ngoài ráo cả]
Vợ anh chả ai hiếp [hiếp sao được, nhà anh có công an bồng súng đố thằng nào…]

Chỉ tủi thân cho đồng bào
Tàu thuyền rách nát.
Kiếm sống ở khu vực nhà mình vẫn bị ăn tát
Ăn bạt tai – đá đít
Ăn đạn AK
Bọn hải tặc đuôi sam làm cha
Thậm chí làm ông nội.

Thơ không được chửi bậy
nhưng thôi đành
Tiên sư bố chúng mày bọn lưu manh!
Bạn bè gì ngữ ấy.
Thơ không được chửi bậy
Xin tha thứ cho thằng làm thơ này. Đọc tin đồng bào bị cướp trên biển thì mắt nó cay cay …

Cứ đàn áp đi…
Cứ bóp cổ đi…
Cứ kung-fu đi…
Cứ triệu tập đi…
Cứ lo hữu nghị đi…

Hỡi những người anh em máu đỏ da vàng
Hãy thử sờ lên đầu mình.Xem…
Đã mọc đuôi sam ?…

Đỗ Trung Quân

Câu chuyện về bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc, kẻ giết hại và làm hằng chục ngàn bộ đội Việt Nam trở thành thương binh liệt sĩ vẫn âm ỉ cháy trong lòng người biết chuyện. Nhà nước im lặng, cơ quan thu hình trực tiếp “Khát vọng đoàn tụ” là đài truyền hình VTV lẳng lặng rút bỏ bài hát xuống nhưng trong thế giới thông tin như hiện nay làm sao xóa bỏ dấu vết của một hành động công khai được hàng trăm ngàn người chứng kiến?

Nhiều năm qua cách này cách khác, văn nghệ sĩ Việt Nam tuy không được cổ vũ sáng tác trong đề tài chống Trung Quốc một cách đồng bộ và công khai nhưng theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, hiện giữ chức Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam cho rằng thơ văn và những sản phẩm chống Trung Quốc trong văn học Việt Nam vẫn đang lớn mạnh. Ông đưa ra những tên sách, bài thơ, bài hát được xem là tiêu biểu chứng minh hiện trạng mà ông ví von như những cột mốc cắm trên quần đảo Trường Sa, nơi mà bộ đội hải quân Việt Nam nhiều lần đổ máu:

“Cách đây mấy năm thì VietnamNet kết hợp cùng với Hội nhà văn đã tổ chức cuộc thi sáng tác về đề tài Biển Đông và đã có hàng vạn bài thơ, rất nhiều ca khúc khá hay viết về Biển Đông trong đó có bài hát Mộ gió của Vũ Thiết. Hồi gần đây tôi cũng đã ra tuyển tập Trường Sa bao gồm cả thơ và văn xuôi. Một loạt nhà thơ khác nữa như anh Hữu Thỉnh có Trường ca biển, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến có bài Tổ quốc nhìn từ biển. Ngay như chị Nguyễn Phan Quế Mai là một nhà thơ sống ở nước ngoài cũng có bài thơ Tổ quốc gọi tên mình và bài này được phổ nhạc và hiện nay rất nổi tiếng trong nước.

Theo tôi cái mảng viết về Trường Sa thì nhiều lắm, chúng như những cái cột mốc cắm cho chủ quyền của biển đảo chúng ta. Hiện nay ở cột mốc xác định chủ quyền Trường Sa thì ngoài bản đồ có giá trị lịch sử không thể bác bỏ được của cha ông chúng ta được người Pháp in cách đây đã mấy trăm năm rồi thì chúng ta còn có cột mốc thực sự, đấy là những tấm bia chủ quyền bằng cement, bằng cốt thép và còn cả những tấm bia khác nữa. Đó chính là sự hy sinh xương máu của cha ông từ rất nhiều đời trong đó có cả các chiến sĩ mới nhất gần đây trên đảo Gạc Ma. Bên cạnh những cái đó còn có cột mốc đặc biệt đó là cột mốc bằng văn học nghệ thuật. Đó là những bài thơ, những bài hát, những trường ca, những tác phẩm nghệ thuật trong đó gần đây xuất hiện cả các cuốn tiểu thuyết. Ngoài cuốn “Đảo chìm” của tôi còn có cuốn của Nguyễn Xuân Thủy hay gần đây là cuốn tiểu thuyết viết về Trường Sa của Nguyễn Quang Vinh. Tôi cho rằng đây chính là cột mốc chủ quyền cắm trên quần đảo linh thiêng của chúng ta.

Nếu như những tác phẩm ấy nó có giá trị đích thực thì giá trị cột mốc đó nó còn bền vững muôn đời!”

Muốn hay không người đọc Việt nam cũng nhận ra một điều rất rõ có hai dòng chảy song song với nhau trên cùng một đề tài Trung Quốc. Trên dòng chính, thơ văn hay nhạc phẩm viết về Trung Quốc dù cách nào đi nữa vẫn phải theo nguyên tắc kềm chế, giữ lại lòng uất ức, tâm trạng bị dày xéo, chà đạp.

Còn dòng chảy bên kia, ít hơn rất nhiều, nhưng lại chứa không biết bao nhiêu là nước mắt, sự phẫn nộ, máu sôi sục và nhất là mạnh mẽ thét to vào tai vào óc kẻ thù, kể cả kẻ thù đã mọc những chiếc đuôi sam vô hình trên cái đầu lạnh lùng chứa đầy bổng lộc.

Qua sự cố “Khát vọng đoàn tụ” nhà nước đang nỗ lực chữa cháy bằng các lời giải thích không chính thức cho dư luận. Không chính thức bởi vì không ai trách nhiệm cho sự cố tồi tệ này. Một sự cố đi liền với các nỗi lo về con dao Trung Quốc luôn túc trực đâm vào các nỗ lực tìm kiếm một thế lực để cân đối và nhất là để nép vào đó mà tránh các đòn bẫy vừa mạnh bạo vừa thấp kém của một đất nước có nền văn hóa đáng tự hào.

Bài hát “Ca ngợi tổ quốc” của Bắc Kinh nổi lên giữa lòng Hà Nội vào chính lúc Chủ tịch nước phát biểu trong một chương trình được tổ chức công phu và rầm rộ đã làm dấy lên các lời đồn đoán vốn đang phân hóa các phe phái trong đảng, trong chính phủ và ngay cả trong tập thể đảng viên. Ai đã âm thầm bấm nút bài hát này thì có lẽ cũng chính là người được lệnh phát động một cuộc chiến mới, cuộc chiến không phải đối với kẻ thù bên ngoài mà ngay trong mái nhà xã hội chủ nghĩa.

Cuộc chiến mà người chết sẽ không bao giờ được gắn huân chương hy sinh vì tổ quốc, và vì vậy tên tuổi của họ vĩnh viễn nằm bên ngoài danh sách thương binh liệt sĩ sau này.
.
___
.
‘Tấu bài hát Trung Quốc là việc bậy bạ’  http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/07/150730_tau_bai_hat_trung_quoc_la_viec_lam_bay_ba     BBC | 2015-07-30
Thiếu tướng quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh nói việc mở nhạc Trung Quốc trong buổi lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu là việc “bậy bạ và bố láo”.

Trả lời BBC tiếng Việt ngày 30/07, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987) mô tả điều ông gọi là "Tôi đã phản ánh cho lãnh đạo chuyện này."

“Tôi có xem chương trình đó và tôi thấy việc làm này là bậy bạ.

“Tôi đã gọi điện thoại để phản ánh cho Chủ tịch Trương Tấn Sang là cái việc ông Trương Tấn sang vừa phát biểu thì lại tấu cái bài của Trung Quốc là thế nào. Ai là chủ đạo cái chuyện tấu cái bài đó?

“Việc Chủ tịch [Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo.

“Nhưng bây giờ tôi chưa biết ở trên trả lời thế nào,” Thiếu tướng Quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh nói.

Một bài hát được xem là “ quốc ca thứ hai” của Trung Quốc dường như đã được mở trước và sau khi Chủ tịch Sang phát biểu tại Bộ Quốc phòng vào hôm 27/07 trước sự chứng kiến của nhiều ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và khoảng 500 đại biểu thuộc giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Chương trình nghệ thuật “Khát vọng đoàn tụ” được truyền hình trực tiếp trên VTV nhân ngày Thương binh Liệt sĩ và hiện chưa rõ là VTV hay Bộ Quốc phòng là đơn vị tổ chức.

Chương trình được quan tâm nhiều một phần do sự có mặt Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, người xuất hiện trở lại sau thời gian chữa bệnh tại Pháp nhiều tuần.

Tuy vậy, sau khi phát sóng, chương trình gây tranh cãi nhiều trên mạng xã hội vì khúc nhạc được phát bị cho là có giai điệu rất gần với bài “Ca ngợi Tổ quốc” nổi tiếng của Trung Quốc.

'Nhầm lẫn'

Nhà báo Vincent Ni của BBC Tiếng Trung nói với BBC tiếng Việt rằng ca khúc này ra đời đầu thập niên 1950, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền.

“Thủ tướng Chu Ân Lai ký sắc lệnh tháng Chín 1951, yêu cầu nhân dân Trung Quốc học bài hát. Đã từng có lúc đây được xem là quốc ca thứ hai của Trung Quốc.

“Cho tới thập niên 1990, nhiều người vẫn còn biết ca khúc này, và cha mẹ tôi hay hát khi họ trưởng thành.

“Khi tôi lớn lên ở Thượng Hải, tôi cũng được dạy hát. Mỗi sáng, nhạc hiệu của đài phát thanh dùng bài này, vì thế nhiều người biết lắm.

“Việc bài này được phát ở buổi lễ tại Việt Nam, tôi đoán là nhầm lẫn kỹ thuật. Hy vọng không bị xem là sai lầm chính trị lớn để nhà tổ chức chương trình gặp rắc rối.”

Một vài người đã ở tuổi nghỉ hưu ở trong nước mà BBC tiếng Việt hỏi chuyện nói rằng bài hát này có cả lời bằng tiếng Việt.

Họ nói vào những thập niên "Anh Em Xã hội Chủ Nghĩa" thì việc hát những bài ca ngợi tổ quốc với nhạc Trung Quốc hay Liên Xô là chuyện mà họ gọi là "bình thường".

Trong khi đó, bà Hà Kim Chi, Ủy viên thường vụ - Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, được Ban Tiếng Việt Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời nói rằng “nhầm lẫn đó là không được phép xảy ra”.

“Khi xảy ra các sai sót trong các tác phẩm báo chí hay trong các chương trình thì sẽ có rất nhiều cơ quan giám sát, quản lý, trước hết là Ban Tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ Thông tin Truyền thông và cơ quan quản lý nhà nước về cơ quan báo chí.

“Cái mức độ nhầm lẫn thì cũng phải xem là do vô tình hay do cố ý, mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu, thì sẽ có các cơ quan quản lý nhà nước người ta sẽ xem xét việc này để quyết định hình thức hoặc mức độ xử lý," bà Hà Kim Chi nói thêm.

Trên trang web của Đài truyền hình Việt Nam người ta thấy chương trình ‘Khát vọng đoàn tụ’ dường như đã được biên tập lại và không còn nhạc bài hát nói trên.

Tuy nhiên bài trên báo Tuổi Trẻ đã đưa vẫn còn nguyên đoạn nhạc này trong video.

Trên trang Facebook của BBC có nhiều bình luận về chủ đề này.

Một người viết: “Đoạn nhạc được sắp đặt rất quy củ có trình tự không thể nói là nhầm được . Trách nhiệm ai chịu đây hay là rút kinh nghiêm là xong ?”

Trong khi đó một người khác viết: “Dù nhầm lẫn hay cố ý thì cũng đáng tiếc vô cùng. Rất phản cảm trong giai đoạn có những sự kiện biến cố Biển Đông.”
.
___
.
Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam? http://www.voatiengviet.com/content/nhac-trung-quoc-da-vao-bo-quoc-phong-vietnam/2881595.html
    Khánh An-VOA  | 2015-07-29
Hôm 27/7, trong một chương trình nghệ thuật quy tụ các quan chức đứng đầu nhà nước Việt Nam có tên “Khát vọng đoàn tụ”, diễn ra tại Bộ Quốc Phòng, được trực tiếp truyền hình trong nước như một cách giới thiệu sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sau một thời gian vắng bóng, ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên. Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được nhiều người xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc. VOA phỏng vấn ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc, cũng là người đầu tiên phát hiện ra “sự cố” này.

“Khát vọng đoàn tụ” là một chương trình nghệ thuật lớn được tổ chức nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7. Chương trình này càng thu hút sự chú ý của dư luận khi được đồng loạt loan báo trên các kênh truyền thông của nhà nước trước đó với sự xuất hiện trở lại của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đột nhiên vắng bóng trong một thời gian khiến gây ra nhiều tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông cũng như khả năng ông đã qua đời nhưng không được tiết lộ.

Chương trình quy tụ nhiều quan chức hàng đầu Việt Nam, gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam...và gần 500 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và được phát song trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam vào tối ngày 27/7.

Ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên.

Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc. Bài hát này do ông Vương Tân, người Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc, sáng tác vào tháng 9/1950.

Người đầu tiên được cho là đã phát hiện ra “sự cố” này là ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc. Ông Thành cho biết nguyên nhân ông phát hiện ra vụ việc này.

Bấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn.
    Danh mục    Tải

VOA: Khi ông nghe đoạn nhạc, sau một thời gian ông được người Trung Quốc đùm bọc và lớn lên thì ông cũng có cảm tình sâu nặng...

Ông Phan Tất Thành: Không. Tôi biết. Tôi cắt lời bạn chỗ này. Với nhân dân Trung Quốc, tôi rất gắn bó, tôi rất yêu thương họ. Tôi cảm nhận được tình cảm của nhân dân Trung Quốc dành cho chúng tôi. Nhưng tư tưởng thâm căn cố đề đại Hán của nhà nước Trung Quốc, của những người cầm quyền Trung Quốc, từ đời vua chúa Trung Quốc cho đến những người lãnh đạo của các chính quyền tiếp theo cho tới bây giờ, tới Tập Cận Bình, trong đầu họ vẫn có màu sắc lúc nào cũng lăm le xâm chiếm bờ cõi Việt Nam. Đó là điều mà tôi không chấp nhận. Tôi tự nhiên trở thành được nhiều bạn “quan tâm” chỉ vì tôi sôi sục có một điều thôi là đất nước này là của chúng tôi, không một thế lực nào có thể xâm phạm đến đây được hết. Có thể suy nghĩ của tôi đụng chạm đến suy nghĩ khác của những người khác, nhưng bất luận thế nào, tôi đã chiến đấu rất nhiều năm để “giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc” theo cách nói thông thường bây giờ. Tôi đã ra chiến chường, tôi đã bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972. Bây giờ nếu xảy ra chuyện gì thì tôi cũng sẵn sàng.

VOA: Ông là người nắm khá rõ về tình hình cả Trung Quốc và Việt Nam, ông nhận định thế nào về những sự việc xảy ra giống như hiện nay ông vừa phát hiện là việc sử dụng một bài hát Trung Quốc cho một sự kiện trong đó có nhiều quan chức lớn?

Ông Phan Tất Thành: Thật ra những cái lỗi của đài truyền hình, lỗi này khác với những cái lỗi như khi người ta bàn cãi về chuyện Công Phượng bao nhiêu tuổi hay nhầm lẫn tên tác giả này sang tác giả kia, những lỗi mà đài truyền hình đã bị phạt tiền nhiều lần lắm rồi. Thực ra trong sâu thẳm tôi vẫn cho rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn ngu dốt của các biên tập viên đài truyền hình mà thôi. Tôi đặt ra câu hỏi “Giặc đã ở trong đài?”, câu hỏi đó là để nâng sự việc lên ở tầm khác, chỉ là một cách nói thôi, chứ còn chưa, chưa có giặc nào vào được Đài truyền hình Việt Nam để mà ngồi phát nhạc Trung Quốc, ca ngợi Trung Quốc theo cách đụng chạm đến danh dự, đến lòng tự trọng, quốc thể Việt Nam của chúng tôi đâu. Đây chỉ là sự ngu dốt của biên tập viên thôi.

VOA: Về chuyện này, cũng như những “sự cố” trong các sách giáo khoa chẳng hạn, cũng liên quan đến Trung Quốc. Có khá là nhiều sự việc “nhầm lẫn” mà là những nhầm lẫn tai hại, ông nghĩ thế nào, đây là nhầm lẫn cố ý hay vô tình, hay có điều gì đó phía sau hậu trường hay không?

Ông Phan Tất Thành: Chỗ này thực ra có hai cách nhìn, cũng có thể nói rằng chỉ vì một nền giáo dục rất sa sút. Nền giáo dục bị bại hoại rồi. Học sinh không học sử. Theo tôi nghĩ bởi vì Việt Nam cũng có một bài “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân nên có thể, nếu ta nghĩ khách quan một chút, thì khi biên tập viên gõ tìm bản nhạc “Ca ngợi tổ quốc” thì người biên tập viên này có thể không nghe, không biết và không xác minh lại mà ấn ngay khúc nhạc “Ca ngợi tổ quốc” (của Trung Quốc) để lắp vào chương trình đấy.

Cái lỗi này rất dài, lỗi từ biên tập, từ kiểm soát, từ đủ mọi thứ, cho nên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước những bước chân đầu tiên lên thì đi trên nền nhạc bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc, không phải là bài “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân nữa. Đấy là nhầm lẫn ngẫu nhiên, vô tình nhưng rất tai hại. Chứ còn khả năng nếu nói bọn Trung Quốc cố tình cài cắm vào, được hay không, thì chuyện đó tôi không dám đánh giá, nhận xét được là Trung Quốc nó đã xâm nhập vào đến đâu trong đất nước này. Không có gì để chắc chắn để nói “có” hoặc “không” cả.

VOA: Vâng, cám ơn ông Phan Tất Thành đã dành thời gian cho đài VOA.

Xem clip của chương trình 'Khát vọng Đoàn tụ':
.
___
.
Trưởng ban kiểm tra hội Nhà báo VN: Nhầm lẫn nhạc TQ 'không được phép xảy ra' http://www.voatiengviet.com/content/nham-lan-nhac-trung-quoc-khong-duoc-phep-xay-ra/2883611.html
    Khánh An-VOA  | 2015-07-29
Một đoạn nhạc trong bài hát “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc đã được sử dụng để làm nhạc nền cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên đọc diễn văn khai mạc trong một chương trình nghệ thuật quy tụ nhiều quan chức hàng đầu diễn ra tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đây được xem là một nhầm lẫn nguy hiểm trong tình hình “nhạy cảm” hiện nay trong quan hệ Việt – Trung giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tường trình thêm chi tiết về phản ứng của một giới chức thuộc Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam về vụ việc này.

Sau vụ việc phát đoạn nhạc trong bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc trong chương trình nghệ thuật mang tên “Khát vọng đoàn tụ” diễn ra tại trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam bị phát giác, VOA Việt ngữ liên lạc với ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, nhưng không nhận được trả lời.

Trong khi đó, bà Hà Kim Chi, Ủy viên thường vụ - Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, phản ứng ngay khi nghe về sự việc trên: “Tôi cho rằng nhầm lẫn đó là không được phép xảy ra”.

Chương trình “Khát vọng đoàn tụ” là một chương trình nghệ thuật lớn được tổ chức nhân ngày Thương binh Liệt sĩ. Chương trình này thu hút sự chú ý của dư luận khi được đồng loạt loan báo trên các kênh truyền thông của nhà nước trước đó với sự xuất hiện trở lại của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đột nhiên vắng bóng trong một thời gian khiến gây ra nhiều tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông cũng như khả năng ông đã qua đời nhưng không được tiết lộ.

Chương trình quy tụ nhiều quan chức hàng đầu Việt Nam và được phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam vào tối 27/7. Ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên.

Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc” do ông Vương Tân, người Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc, sáng tác vào tháng 9/1950. Người đầu tiên phát hiện ra “sự cố” này là ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc. Ông cho biết:

“Những năm 60, tôi được nhân dân Trung Quốc đùm bọc, nuôi dưỡng. Tôi học tập và lớn lên ở Quế Lâm, Trung Quốc. Những năm đó tôi 15, 16 tuổi, tôi thuộc rất nhiều bài hát của Trung Quốc. Ví dụ như rất nhiều bài ca ngợi Mao Trạch Đông, rồi bài quốc ca Trung Quốc, nhưng có một bài hát mà tôi rất có cảm tình là bài “Ca ngợi tổ quốc”. Bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc (ông Thành hát bằng tiếng Trung Quốc). Đấy, đoạn tôi vừa hát là đoạn nhạc người ta sử dụng để dẫn đường cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên diễn đàn. Bài hát “Ca ngợi tổ quốc” là “…Cờ hồng vươn làn gió vờn năm ánh sao. Câu ca chiến thắng đang vui vẻ, náo nức reo. Ta ca hát nước nhà ngàn tình chan hòa…”. Đấy, lời bài hát dịch sang tiếng Việt là như vậy.”

Nói về quy trình giám sát và xử lý các sai sót, vi phạm trong truyền thông, bà Hà Kim Chi cho biết:

“Khi xảy ra các sai sót trong các tác phẩm báo chí hay trong các chương trình thì sẽ có rất nhiều cơ quan giám sát, quản lý, trước hết là Ban Tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ Thông tin Truyền thông và cơ quan quản lý nhà nước về cơ quan báo chí. Về phía Hội Nhà báo thì cũng sẽ phối hợp để cùng hội họp trong cái quản lý hội viên. Và như tôi đã nói, cái mức độ nhầm lẫn thì cũng phải xem là do vô tình hay do cố ý, mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu, thì sẽ có các cơ quan quản lý nhà nước người ta sẽ xem xét việc này để quyết định hình thức hoặc mức độ xử lý."

Nhiều cư dân mạng tỏ ra lo ngại là sự cố trên có liên quan đến vấn đề “nội gián”. Một cư dân mạng viết: “Nội gián, ngoại gián, phản gián đều ở đó thì quá nguy hiểm cho nước Việt”. Trong khi đó, một người khác nói cám ơn ông Thành vì “đã phát hiện ra một điều khủng khiếp nhưng bình thường ở đất nước này”.

Giữa bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông, nhất là sau khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa, rồi đưa giàn khoan 981 đến vùng biển mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, nhiều hoạt động chống Trung Quốc vốn âm ỉ ở Việt Nam lại bắt đầu nhóm lên bằng nhiều hình thức khác nhau như mặc áo có in chữ chống Trung Quốc, chụp ảnh mang biểu ngữ chống Trung Quốc và chia sẻ lên mạng…

Một chuyên gia về Biển Đông trong buổi điều trần về “Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông” cho rằng đây là khu vực hiện rất “nhạy cảm”. Chính trong sự nhạy cảm không chỉ dừng lại ở mức độ khu vực mà sự nhầm lẫn dù là vô tình hay cố ý như trên lại càng “không được phép xảy ra” như bà Hà Kim Chi đã nhận xét.

Bấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn.
    Danh mục    Tải

Hôm nay (29/7), Đài Truyền hình Việt Nam đã cắt bỏ âm thanh phần nhạc nền Trung Quốc có “sự cố” trên trong video đăng tải trên trang web chính thức. Tuy nhiên, bản gốc chương trình đã được sao lưu trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như Youtube, Facebook.

Xem clip của chương trình 'Khát vọng Đoàn tụ':
.
___
.
01AUG2015 :
    Chuyên gia Mỹ : Trung Quốc có rất nhiều "tiền án" xâm chiếm Biển Đông - RFI
    Đàm phán TPP kết thúc mà chưa có thoả thuận chung cuộc - VOA
    Đàm phán TPP không đạt được thỏa thuận chung cuộc - VOA
    Đàm phán TPP tại Hawaii đổ vỡ - BBC
    Đàm phán TPP: VN vẫn chưa thông qua được nhiều vấn đề - RFA
    Điền Tử Lang, người ca sĩ đài phát thanh của hai chế độ - RFA
    Hawaii: 12 quốc gia đàm phán TPP chưa đạt được thỏa thuận chung - RFA
    Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2.3% từ tháng 4 đến tháng 6 - VOA
    Lời cảnh tỉnh những thuyền nhân VN đang đến Úc xin tị nạn? - RFA
    Lũ lụt 'xả chất độc hại ra Vịnh Hạ Long' - BBC
    Malaysia : Biển Đông sẽ được thảo luận ở Hội Nghị Ngoại trưởng ASEAN - RFI
    Miền bắc Việt Nam tiếp tục có mưa lớn trên diện rộng - RFA
    Một nữ du khách Việt bị giữ tại Phi trường Kuala Lumpur 6 ngày - RFA
    Ngoại trưởng Hoa Kỳ sắp thăm Việt Nam - RFA
    Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông và Đông Nam Á - VOA
    Nội bộ Mỹ vẫn tranh cãi về đối sách chống Trung Quốc ở Biển Đông - BBC
    'Tiếc thương đại úy trại Chí Hòa' - BBC
    Tướng Thanh ‘thoắt ẩn, thoắt hiện’, thuyết âm mưu nở rộ - VOA
    Việt Nam bắt giữ lô vũ khí ‘khủng’ dùng bảo vệ nguyên thủ - VOA
    Vòng đàm phán về TPP tại Hawai thất bại - RFI
    Ý kiến: 'Tiếc thương đại úy trại Chí Hòa' - BBC
    Yếu tố Trung Quốc trong “Khát vọng đoàn tụ” - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/china-factor-in-desire-reunion-ml-08012015075316.html
31JUL2015 :
    Bạn học hé lộ vụ cô gái Việt thuê sát thủ giết cha mẹ - VOA https://www.youtube.com/watch?v=jcSu4dRj1ow     Biến đổi khí hậu làm tăng số trẻ em suy dinh dưỡng - VOA
    Bộ trưởng VN giải thích vụ bắt lãnh đạo PVN - BBC
    Bốn nguyên nhân có thể dẫn đến chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc - VOA
    Cảnh báo nước mặn xâm thực vựa lúa ĐBSCL - RFA
    Cảnh báo về sự đa dạng sinh thái của khu vực sông Mekong - VOA
    Cậu bé Mỹ là người nhỏ tuổi nhất được phẫu thuật ghép hai bàn tay - VOA
    Chuyên gia Mỹ : Thế chiến lần 3 sẽ nhằm chống Trung Quốc - RFI
    Đảo Reunion và nỗi buồn Việt Nam - BBC
    Đồng bằng Nam Bộ đang lâm nguy? - BBC
    Lấy ý kiến người dân – Hình thức hay con đường đến dân chủ? - RFA
    Một sàng khôn của ông Tổng Bí thư - VOA
    Mưa lũ 6 ngày tại Quảng Ninh làm thiệt hại 2 ngàn tỷ đồng - RFA
    Mỹ không tìm cách ‘thay đổi thể chế chính trị’ của Việt Nam - VOA https://www.youtube.com/watch?v=G23d_TYhy40     Người Việt 'tư bản sơ khai' ở Đức - BBC
    Người Việt xứ Đài còn bị phân biệt? - BBC
    Nhật lúng túng vì bị Mỹ nghe lén - RFI
    Phản ứng về việc Tướng Vịnh đề cao hợp tác Trung Quốc - RFA
    Phát hiện một lượng lớn vũ khí nhập lậu tại sân bay Tân Sơn Nhất - RFA
    Phát hiện nhiều vũ khí tại Tân Sơn Nhất - BBC
    Sinh viên Đài Loan biểu tình đòi Bộ trưởng Giáo dục từ chức - VOA
    Sinh viên Đài Loan chống chương trình học bị coi là trọng Trung Quốc - RFI
    Sinh viên Đài Loan phản đối giáo khoa cổ suý 'Một Trung Quốc' (VOA60) https://www.youtube.com/watch?v=IAsSDGzeo9o     Tản văn - Gặp một người Gia Rai ở Nữu Ước - VOA
    Tàu chống ngầm của Nga cập cảng Đà Nẵng - BBC https://www.youtube.com/watch?v=goO-WzxhJwg     Tàu chống ngầm của Nga đến Đà Nẵng - VOA http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2890455.html?z=0&zp=1     Trao đổi thư tín với thính giả (31.07.2015) - RFA
    Trung Quốc, ASEAN định lập đường dây nóng về Biển Đông - VOA
    Trung Quốc kích động gây bất ổn biên giới Việt Nam-Campuchia? Câu chuyện trong tuần 31.07.2015  https://www.youtube.com/watch?v=7KOqmaiq10U     Trung Quốc tố cáo Mỹ ‘quân sự hóa’ Biển Đông - VOA http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-to-cao-my-quan-su-hoa-bien-dong/2887915.html
    Trung Quốc tố Mỹ 'quân sự hóa' Biển Đông - BBC
    Trung Quốc và Nga tiếp tục tập trận chung - VOA
    TQ – ASEAN thiết lập đường dây nóng giải quyết vấn đề khẩn cấp trên Biển Đông - RFA
    TQ đóng hàng loạt tàu bán quân sự dưới hình thức tàu đánh cá - RFA
    Tự do lập hội: mở cánh cửa hẹp - RFA
    Việt Nam giải thích vụ bắt lãnh đạo PVN - BBC
    Wikileaks: Mỹ nghe lén chính phủ Nhật - BBC
    Wikileaks tiết lộ tình báo Mỹ theo dõi Nhật Bản - VOA
30JUL2015 :
    Bắc Kinh bị tố cáo nạo vét 10 rạn san hô khác ở Biển Đông - RFI
    Bắc Kinh lên án Mỹ «quân sự hóa» Biển Đông - RFI
    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam xin nghỉ hưu - BBC
    Biển Đông: Mỹ kêu gọi Châu Âu tỏ thái độ rõ ràng hơn - RFI
    Bóng đá Việt Nam cần 'cầu thủ nhập tịch'? - BBC
    ‘Chân dung quyền lực’ đã chết? - VOA https://www.youtube.com/watch?v=UFnZakQQybU     ‘Chúa đảo’ ở Việt Nam tặng siêu xe cho nạn nhân bão lũ - VOA
    Công an dùng 'phong bì' để giải quyết vụ chết người trong trại giam - VOA http://www.voatiengviet.com/content/cong-an-dung-phong-bi-giai-quyet-vu-chet-nguoi-trong-trai-giam/2886956.html
    Công an VN 'ngăn chặn mạo danh lãnh đạo' - BBC
    Cứu chuộc phẩm giá - RFA
    David Cameron quyết xử lý nạn buôn người Việt Nam - RFI
    Đẩy mạnh hợp tác Anh Việt chống buôn người - BBC
    Facebook - báo Đảng: Cuộc chiến không cân sức? - BBC
    Hải quân Nhật Bản lo ngại quân đội Trung Quốc khống chế cả Biển Đông - RFI
    Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ VIII Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ - RFA
    Khi báo chí chỉ là công cụ của nhà cầm quyền - RFA
    Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc cho người già VN ở Canada - RFA
    Mỹ yêu cầu EU lên tiếng trong vấn đề Biển Đông - RFA
    Nếu VN chọn Hoa Kỳ làm đồng minh, TQ có áp dụng lại đối sách 1979? - VOA
    Ngư dân Việt Nam-Campuchia xô xát, 1 người thiệt mạng - VOA http://www.voatiengviet.com/media/video/2887900.html
    Những cảm giác trái ngược ở bãi biển Sầm Sơn - RFA
    Phản ứng về việc Thủ tướng Anh thăm VN - BBC
    Philippines: Trung Quốc có quyền tập trận nhưng phải minh bạch - VOA
    Phó Thủ tướng VN thăm Nhật - BBC
    Phong trào dân chủ đứng giữa Đảng cộng sản và nước Mỹ - RFA
    Phụ nữ Việt ở Đài Loan: Làm sao thích nghi? - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/07/150727_ngoc_anh_dien_vien_dai_loan     Phụ nữ VN bị từ chối nhập cảnh Singapore: Người Việt nghĩ gì? - RFA
    ‘Tấu bài hát Trung Quốc là việc bậy bạ’ - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/07/150730_tau_bai_hat_trung_quoc_la_viec_lam_bay_ba     Tướng Philippines muốn tăng gấp ba chi quốc phòng để đối phó với… - RFI
    Tướng Vịnh: Quan hệ hữu nghị Việt-Trung không bao giờ thay đổi - VOA
    Vì sao có quá nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp? - RFA
    Vì sao nhiều người bị cấm xuất cảnh? https://www.youtube.com/watch?v=PmyfIv4n6Gg     Việt Nam muốn tăng cường công tác phòng chống lũ lụt - RFA
    Việt Nam phạt tiền nữ ca sĩ ‘cho con tè trên máy bay’ - VOA
    Việt Nam và cơ hội đầu tư - BBC
    Vũng Áng hơn 1 năm sau bạo động - RFA
29JUL2015 :
    Báo động trước những cái chết bất minh trong trại giam - RFA
    Biển Đông : Trung Quốc tập trận bắn đạn thật với hơn 100 chiến hạm - RFI
    Ca sĩ VN bị phạt vì 'cho con tè vào túi nôn' - BBC
    Các cuộc đàm phán TPP có thể tiến tới - VOA
    “Hãy phá đổ bức tường này!” - RFA
    Mỹ cần chống lại hành động nào của Trung Quốc tại Biển Đông ? - RFI
    Mỹ tuyên bố ‘không trung lập’ trong vấn đề biển Đông - VOA
    Nạn đưa trẻ VN vào Anh trồng cần sa - BBC
    Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam? - VOA   http://www.voatiengviet.com/content/nhac-trung-quoc-da-vao-bo-quoc-phong-vietnam/2881595.html
    Ông Nguyễn Phú Trọng có thể đi thăm Nhật Bản - VOA
    Philippines: Không bị đe dọa bởi các cuộc tập trận của TQ ở Biển Đông - VOA
    Sức khỏe Tướng Thanh: Ồn ào và tĩnh lặng - BBC
    TBT Nguyễn Phú Trọng 'sắp thăm Nhật' - BBC
    Thảm kịch con 'cưng' giết cha mẹ đẻ - VOA
    Thăng giáng trên chính trường Việt Nam - BBC
    Thủ Tướng Anh cam kết hành động chống buôn trẻ em VN - VOA
    Thủ Tướng Anh David Cameron thăm Việt Nam - RFA
    Thủ tướng Anh 'thúc đẩy đầu tư' ở Việt Nam - BBC
    Thủ tướng Anh - Việt hội đàm - BBC
    Trung Quốc cứu 48 thuyền viên Việt Nam - VOA
    Trung Quốc sắp lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông? - VOA
    Trưởng ban kiểm tra hội Nhà báo VN: Nhầm lẫn nhạc TQ 'không được phép xảy ra' - VOA  http://www.voatiengviet.com/content/nham-lan-nhac-trung-quoc-khong-duoc-phep-xay-ra/2883611.html
    Vai trò của truyền thông qua vụ tướng Phùng Quang Thanh https://www.youtube.com/watch?v=upQsNxyn428     Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận ở Biển Đông - RFA
.
___
.
Nah's letter to the communists and the Vietnamese people - Thư gửi Đảng Cộng Sản và tất cả người Việt (từ Nah rapper) http://triethocduongpho.com/2015/01/13/thu-gui-dang-cong-san-va-tat-ca-nguoi-viet-tu-nah-rapper/
ĐMCS và Lời Trần tình của Tác giả Nguyễn Vũ Sơn  https://youtube.com/watch?v=i9ISi1nBa6c Lê Anh Hùng - http://www.leanhhung.com/
Source Google Search: "VSA Vietnamese Student Association"
.
@T4VIETNAMcom
@T4VIETNAMcom
Yếu tố Trung Quốc trong “Khát vọng đoàn tụ” http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/china-factor-in-desire-reunion-ml-08012015075316.html A Chinese anthem played during a nationally televised gathering of senior Vietnamese officials -
"Quốc ca thứ hai” của Trung Quốc đã được mở trước và sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Bộ Quốc phòng vào hôm 27/07 trước sự chứng kiến của nhiều ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và khoảng 500 đại biểu thuộc giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Lời bài hát "Ca xướng tổ quốc" (Ca ngợi tổ quốc) của Trung Quốc dịch sang tiếng Việt là '…Cờ hồng vươn làn gió vờn năm ánh sao. Câu ca chiến thắng đang vui vẻ, náo nức reo. Ta ca hát nước nhà ngàn tình chan hòa…'.
.
___
.
Bài ca Trung Hoa và Tướng Thanh - Diễn Đàn Chúng Ta 03.08.2015 http://www.rfa.org/vietnamese/video     RFA | 2015-08-03
Sự kiện Bộ trưởng Phùng Quang Thanh xuất hiện trở lại sau nhiều tin đồn cho rằng ông đã chết tại Paris, cùng với chuyện Bộ quốc phòng cho sử dụng bài hát “ca ngợi tổ quốc” cuả Trung Quốc để chào đón tướng Thanh trong buổi văn nghệ “khát vọng đoàn tụ” là đề tài đang gây "bức xúc" trong công luận Việt Nam.
.
___
.
Ban tổ chức bị ‘kỷ luật’ liên quan đến vụ phát nhạc Trung Quốc https://www.youtube.com/watch?v=YJCO9fdH06o     VOA | 2015-08-03
Báo Quân đội Nhân dân hôm Chủ nhật thông báo đã "tiến hành kỷ luật" liên quan sự cố phát một ca khúc ái quốc của Trung Quốc trong chương trình giao lưu nghệ thuật "Khát vọng đoàn tụ" diễn ra tại Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 27/7. Bản tin của tờ báo này viết: "Trong quá trình thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp đã không kiểm soát được nội dung để xảy ra sai sót là sử dụng một đoạn nhạc nước ngoài vào trong chương trình," và hình thức kỷ luật được nêu ra là "[k]hiển trách đối với Ban Giám đốc Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội và chỉ đạo xử lý nghiêm túc kíp thực hiện chương trình." Sự thừa nhận sai sót này được đưa ra sau khi VOA loan tin đoạn nhạc đầu tiên của ca khúc "Ca xướng tổ quốc" (Ca ngợi tổ quốc) của Trung Quốc đã được sử dụng làm nhạc nền khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên đọc diễn văn khai mạc chương trình, và khi ông rời bục phát biểu bước xuống sân khấu.
.
___
.
Ai chịu trách nhiệm vụ Truyền Hình Quân Đội phát quốc ca Trung Quốc? http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-blames-military-tv-radio-08022015100545.html
    RFA | 2015-08-02
Chính quyền Việt Nam đổ lỗi cho Ban Giám Đốc Phát Thanh-Truyền Hình Quân Đội đã sơ sót khi cho phát nhạc Trung Quốc trong chương trình giao lưu nghệ thuật mang tên “Khát Vọng Đoàn Tụ” do Bộ Quốc Phòng tổ chức.

Chuyện xảy ra vào tối 27 tháng Bảy vừa rồi, khi bản nhạc từng được xem là bản quốc ca thứ hai của Trung Quốc trỗi lên trước và sau bài phát biểu của Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang trong chương trình văn nghệ nhân ngày thương binh liệt sĩ.

Chương trình này được trực tiếp truyền hình toàn quốc, và tức khắc gặp sự phản đối của nhiều người, cho rằng chuyện trỗi nhạc Trung Quốc trong phần phát biểu của ông chủ tịch nước là điều không thể chấp nhận được, đã thế giai điệu bản nhạc lại là bản “Ca Ngợi Tổ Quốc” từng được xem là bản quốc ca thứ hai của Trung Quốc vì chính quyền Bắc Kinh buộc người dân Hoa Lục phải học thuộc và hát bài hát này.

Hôm nay, bản tin trên trang mạng của tờ Người Lao Động và tờ Quân Đội Nhân Dân cho hay Ban Giám Đốc Trung Tâm Phát Thanh-truyền Hình Quân Đội đã bị khiển trách, đồng thời ê kíp thực hiện chương trình bị xử lý nghiêm túc, nhưng không nói hình phạt như thế nào.

Cả 2 bản tin này cũng cho biết toàn bộ chương trình văn nghệ này được nhiều cơ quan thẩm định, thông qua, từ sơ duyệt cho đến tổng duyệt, viết thêm và chúng tôi xin được trích nguyên văn như sau “trong quá trình thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp đã không kiểm soát được nội dung để xảy ra sai sót là sử dụng một đoạn nhạc nước ngoài vào trong chương trình”.

Các bản tin không nói đoạn nhạc này là của nước nào, nhưng người xem và nghe chương trình này biết ngay đó là bài “Ca Ngợi Tổ Quốc” của Trung Quốc.
.
___
.
Phạt ban chỉ đạo chương trình nghệ thuật http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150802_khatvongdoantu_fined     BBC | 2015-08-02
Ban Giám đốc Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội bị khiển trách vì mở nhạc Trung Quốc trong chương trình 'Khát vọng Đoàn tụ'.

Lý do là bài hát từng được xem là “ quốc ca thứ hai” của Trung Quốc đã được mở trước và sau khi Chủ tịch Trương Tấn Sang phát biểu trong khuôn khổ chương trình giao lưu nghệ thuật tại Bộ Quốc phòng vào hôm 27/7.

Chương trình, có sự tham dự của nhiều lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, được truyền hình trực tiếp trên VTV và kênh Quốc phòng An ninh nhân ngày Thương binh Liệt sỹ.

Chương trình được quan tâm nhiều một phần do sự có mặt Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, người xuất hiện trở lại sau thời gian chữa bệnh tại Pháp nhiều tuần.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237) đã chỉ đạo Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội thực hiện chương trình giao lưu nghệ thuật này.

Kịch bản chương trình đã được Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237 và các cơ quan chức năng thẩm định, thông qua và được tiến hành sơ duyệt, tổng duyệt.

Tuy vậy, báo Quân đội Nhân dân viết "trong quá trình thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp đã không kiểm soát được nội dung để xảy ra sai sót là sử dụng một đoạn nhạc nước ngoài vào trong chương trình".

"Cơ quan cấp trên có thẩm quyền đã tiến hành kỷ luật: Khiển trách đối với Ban Giám đốc Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội và chỉ đạo xử lý nghiêm túc kíp thực hiện chương trình".

Không thấy báo Quân đội Nhân dân nhắc tới đoạn 'nhạc nước ngoài' này là của nước nào.

Một nhà quan sát trong ngành truyền thông trong nước muốn ẩn danh cho BBC biết trong đội ngũ lãnh đạo của Trung tâm Phát thanh -Truyền hình Quân đội có nhiều nhân vật đã từng làm việc lâu năm và nhiều kinh nghiệm tại Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội trực thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng Việt Nam, được thành lập vào giữa năm 2011 trên cơ sở sáp nhập hai phòng Phát thanh Quân đội nhân dân và Truyền hình Quân đội nhân dân thuộc Cục Tuyên huấn.

Nhạc được mở trước và sau khi Chủ tịch Sang phát biểu khai mạc.

Ông Lê Hùng, tổng đạo diễn chương trình “Khát vọng đoàn tụ” được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói rằng: “Đoạn nhạc đó chỉ có mười mấy giây, và không có lời, dùng làm nhạc hiệu để Chủ tịch nước đi lên bục phát biểu thôi và đã được chỉnh sửa ở những lần phát lại sau đó”.

Cộng đồng mạng đã nhanh chóng phát hiện ra là đoạn nhạc được phát có giai điệu rất gần với bài “Ca ngợi Tổ quốc” nổi tiếng của Trung Quốc.

Ca khúc này ra đời đầu thập niên 1950, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền.

Theo phóng viên Vincent Ni của ban tiếng Trung của BBC, “Thủ tướng Chu Ân Lai ký sắc lệnh tháng Chín 1951, yêu cầu nhân dân Trung Quốc học bài hát. Đã từng có lúc đây được xem là quốc ca thứ hai của Trung Quốc".

    Đoạn nhạc đó chỉ có mười mấy giây, và không có lời, dùng làm nhạc hiệu để Chủ tịch nước đi lên bục phát biểu thôi
    Lê Hùng, tổng đạo diễn chương trình “Khát vọng đoàn tụ”

Cho tới thập niên 1990, nhiều người vẫn còn biết ca khúc này.

Thiếu tướng quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh nói việc mở nhạc Trung Quốc trong buổi lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu là việc “bậy bạ và bố láo”.

Trả lời BBC tiếng Việt ngày 30/07, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987) mô tả điều ông gọi là “Việc Chủ tịch [Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo.

"Tôi có xem chương trình đó và tôi thấy việc làm này là bậy bạ. Tôi đã phản ánh cho lãnh đạo chuyện này.

"Tôi đã gọi điện thoại để phản ánh cho Chủ tịch Trương Tấn Sang là cái việc ông Trương Tấn sang vừa phát biểu thì lại tấu cái bài của Trung Quốc là thế nào. Ai là chủ đạo cái chuyện tấu cái bài đó?," Tướng Vĩnh nói với BBC.

Trên trang Facebook của BBC nhận được khá nhiều bình luận về sự cố này.

Một người viết "Mấy ông kêu dân trí thấp đâu nhỉ? Giờ thì biết ai thấp rồi nhỉ?" trong khi một người khác bình luận "Sao lại chỉ có khiển trách? Cách chức là hình thức nhẹ nhất!".
.
___
.
Việt Nam né tránh trong vụ phát nhầm nhạc Trung Quốc? http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-ne-tranh-vu-phat-nham-nhac-trung-quoc/2895489.html
    VOA | 2015-08-02
Ở phút thứ 4'16" đến 4'30" khúc nhạc được tấu lên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên bục phát biểu trong chương trình 'Khát vọng đoàn tụ' tối 27/7 tại Hà Nội.

Bộ Quốc phòng Việt Nam mới thông báo “xử lý nghiêm túc” nhóm thực hiện chương trình “Khát vọng đoàn tụ” vì “sử dụng một đoạn nhạc nước ngoài”.

Tuy nhiên, thông báo chính thức trên báo điện tử của Bộ này hôm 2/8 không có từ nào nói rằng đó là bản nhạc Trung Quốc.

Thông cáo có đoạn: “… Trong quá trình thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp đã không kiểm soát được nội dung để xảy ra sai sót là sử dụng một đoạn nhạc nước ngoài vào trong chương trình. Cơ quan cấp trên có thẩm quyền đã tiến hành kỷ luật: Khiển trách đối với Ban Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và chỉ đạo xử lý nghiêm túc kíp thực hiện chương trình”.

Bản tin cũng cho biết rằng kịch bản chương trình nghệ thuật kỷ niệm Ngày Thương binh – liệt sỹ phát trực tiếp trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam đã được “thẩm định, thông qua và được tiến hành sơ duyệt, tổng duyệt”.

Sự thừa nhận sai sót được đưa ra gần 10 ngày sau khi một đoạn trong bài hát “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc đã vang lên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên đọc diễn văn khai mạc chương trình tại trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Ngoài vấn đề sử dụng bản nhạc được coi là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc, “Khát vọng đoàn tụ” thu hút sự chú ý của công chúng cũng như giới truyền thông vì “tái xuất” của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sau thời gian chữa bệnh tại Pháp, trong bối cảnh có tin ông đã qua đời.

Thông báo “thừa nhận sai sót” trên đã vấp phải chỉ trích của nhiều người sử dụng mạng xã hội vì đã không nói tới đó là bản nhạc xuất xứ từ Trung Quốc.

Một người trong số đó là nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội:

“Họ chỉ nhận là sử dụng một đoạn nhạc của nước ngoài. Đây là một cách làm trốn tránh và một sự xuê xoa không thể chấp nhận được. Nước ngoài đây là nước nào? Đoạn nhạc đấy là đoạn nhạc nào? Họ không nói rõ. Việc đó vừa thể hiện một sự không dũng cảm của những người trong Bộ Quốc phòng. Chẳng qua xử lý như vậy vì dư luận làm căng quá.”

Ông Diện nói thêm rằng sự nhầm lẫn trên đã “làm dấy lên một sự căm giận của công chúng, đặc biệt là những người có tuổi, từng biết bài này ở thập kỷ 50 – 60 trước đây”.

Chính quyền trong nước thời gian qua đã nhiều lần bị chỉ trích vì dùng từ “tàu lạ”, thay vì đề cập cụ thể tàu Trung Quốc trong các vụ va chạm trên biển Đông.

Theo BQP, VOA
.
___
.
Yếu tố Trung Quốc trong “Khát vọng đoàn tụ” http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/china-factor-in-desire-reunion-ml-08012015075316.html
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA | 2015-08-01
Có lẽ trong các bài thơ viết về thương binh liệt sĩ chưa có bài thơ nào lạ và đầy nước mắt căm hờn như bài thơ “Cái nhìn của các em tôi” được nhà thơ Hoàng Hưng sáng tác vào chính ngày Thương binh liệt sĩ. Trong những cái nhìn ấy tác giả bơm máu tươi vào cơ thể người đọc, những ai đã hay đang lạnh dần với thói quen vô cảm, ngay cả vô cảm với tổ quốc, vô cảm với sinh mệnh của chính quốc gia mình.

Bài thơ như một tiếng búa đập dữ dội trong tòa án lương tâm, tiếng phán quyết của quan tòa đất nước trước các âm mưu, phân xé, chia phần của bọn con buôn chính trị lấy đất đai tổ tiên làm quà tặng, lấy xương máu chiến sĩ làm bậc thang cho ngai vàng và trên hết cùng nhau im lặng hưởng thụ bổng lộc trên những đôi mắt chỉ biết nhìn trừng trừng vào chúng.

Cái nhìn của các em tôi
    Hoàng Hưng

Tôi có ba đứa em

Em ruột Lạng bị gọi đi “đánh Mỹ”

Mấy năm sau nhận tin báo tử

Không ngày tháng chết, không một mảnh di hài

Một chiếc ba lô mới tinh đem đến nhà giả làm “di vật”

Đến hôm nay manh mối vẫn không ra!

Em vợ Bình ngã xuống ngay trận đầu biên giới Tây Nam

Em vợ Bính phát điên mà chết vì đạn pháo quân thù chốt địa đầu phía Bắc

Một nhà góp ba mạng trai cho “Độc lập, Thống nhất”

Đã đủ hay chưa?

Những câu thơ ngày ấy:

“Các anh bảo chúng tôi

Đi chiến đấu cho ngày mai tươi đẹp

Chúng tôi đi

Vì không sợ chết

Chúng tôi chết

Vì sợ sống hèn

Nhưng sẽ ra sao cái Ngày Mai ấy?”

đã đưa người viết vào ngục tù

khi “cái Ngày Mai ấy” trở thành hiện thực!

“Cái Ngày Mai ấy” là chính Hôm Nay

Khi biên cương phía Bắc, phía Nam và biển Đông lại đen ngòm súng giặc.

Những chàng trai của mọi nhà lại chờ lệnh ra đi

Cho một Ngày Mai chưa biết sẽ ra sao

Khi mỗi người dân gánh trên đầu khoản nợ không biết đời nào trả hết

Để các anh xây biệt thự khắp năm châu

Khi những người viết lên những dấu hỏi những dấu than lại chuẩn bị vào tù

Để các anh yên tâm trên ngai rồng đỏ son vàng chóe!

“Chúng tôi đấy

Đều ngoan ngoãn cả

Anh vừa lòng chứ ạ?

Vâng.

Chúng tôi cứ khoanh tay nhắm mắt ngồi nhìn

Sự nặng nề ngu độn của các anh

Cứ chầm chậm dìm con tàu xuống biển!”

Những câu thơ năm ấy

Giờ đây đã sai rồi

Chúng tôi không còn ngoan ngoãn

Không còn khoanh tay

Để các anh mặc sức đánh chìm con tàu Tổ quốc

Những đứa em tôi không thể chết vô nghĩa thế!

Dưới ba thước đất, mắt các em vẫn mở trừng trừng

Nhìn các anh

Nhìn chúng tôi

Nhìn tất cả chúng ta

Không ai thoát được cái nhìn của các em tôi

Đừng hòng thoát!

Ngày “thương binh liệt sĩ” 27/7/2015

Bài thơ của Hoàng Hưng sáng tác vào đúng ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 như một lời nguyền, như một câu hỏi dành cho các thế lực phản động cần phải trả lời. “Cái nhìn của các em tôi” vẽ lại hình ảnh tang thương của những cuộc chiến mà dân tộc Việt Nam trải qua trên suốt chiều dài chống Mỹ và chống Trung Quốc.

Cuộc chiến với người Mỹ đã qua hơn 40 năm nhưng với Trung Quốc, cuộc chiến dai dẳng kéo dài từ Biên giới phía Bắc cho tới Hoàng Sa, Trường Sa chưa hề chấm dứt, kể cả ngay vào lúc này, lúc mà người ta rầm rộ kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ với cuộc họp mặt hoành tráng dưới cái tên “Khát vọng đoàn tụ” ngay tại hội trường Bộ quốc phòng Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và khoảng 500 đại biểu thuộc giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Hình như để trả lời câu hỏi của nhà thơ Hoàng Hưng, những người em của tác giả dù có nhìn trừng trừng vào sân khấu chờ nghe những lời ca tiếng hát tuyên dương sự hy sinh của mình cũng không thể tưởng tượng ra rằng Bộ quốc phòng lại đem một bài hát của Trung Quốc từng được xem là bài quốc ca thứ hai của Bắc Kinh để hát tặng những người bị Trung Quốc giết hại trong những cuộc chiến tranh ngắn ngủi vừa qua.

Thật không gì chua chát hơn thế.

Bài “Ca Ngợi tổ quốc” rất nổi tiếng của Trung Quốc sao lại nằm trong chương trình này thì chỉ có Bộ quốc phòng mới biết. Tuy thế không hẳn là không ai biết, kẻ đặt bài hát vào máy phát của chương trình “Khát vọng đoàn tụ” không ai khác hơn là những kẻ đã mọc đuôi sam trên đầu, những kẻ ước ao được đoàn tụ với người anh em phương bắc của chúng.

Thế nhưng tại một nơi khác được tổ chức trong thân tình ngày kỷ niệm Thương binh liệt sĩ năm nay chỉ có vài nhà báo và một vị tướng nổi tiếng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã đọc bài thơ có tên “Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam” cho mọi người nghe như một liều thuốc giảm đau cho hội chứng Trung Quốc.

Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam

Tháng này Sài Gòn mưa ngâu
Nhưng thôi, miễn bàn vể thơ thẩn

Tôi nói thẳng
Cho mau
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó cướp tàu
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó túm đầu
Cướp cơm chim

Tôi nói thẳng
Thôi đi mấy cha, mấy anh cà vạt phòng lạnh cách xa biển Đông ngàn dặm
Nhà anh chả ai cướp
Con anh chả ai đánh [đánh sao được, nó ở nước ngoài ráo cả]
Vợ anh chả ai hiếp [hiếp sao được, nhà anh có công an bồng súng đố thằng nào…]

Chỉ tủi thân cho đồng bào
Tàu thuyền rách nát.
Kiếm sống ở khu vực nhà mình vẫn bị ăn tát
Ăn bạt tai – đá đít
Ăn đạn AK
Bọn hải tặc đuôi sam làm cha
Thậm chí làm ông nội.

Thơ không được chửi bậy
nhưng thôi đành
Tiên sư bố chúng mày bọn lưu manh!
Bạn bè gì ngữ ấy.
Thơ không được chửi bậy
Xin tha thứ cho thằng làm thơ này. Đọc tin đồng bào bị cướp trên biển thì mắt nó cay cay …

Cứ đàn áp đi…
Cứ bóp cổ đi…
Cứ kung-fu đi…
Cứ triệu tập đi…
Cứ lo hữu nghị đi…

Hỡi những người anh em máu đỏ da vàng
Hãy thử sờ lên đầu mình.Xem…
Đã mọc đuôi sam ?…

Đỗ Trung Quân

Câu chuyện về bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc, kẻ giết hại và làm hằng chục ngàn bộ đội Việt Nam trở thành thương binh liệt sĩ vẫn âm ỉ cháy trong lòng người biết chuyện. Nhà nước im lặng, cơ quan thu hình trực tiếp “Khát vọng đoàn tụ” là đài truyền hình VTV lẳng lặng rút bỏ bài hát xuống nhưng trong thế giới thông tin như hiện nay làm sao xóa bỏ dấu vết của một hành động công khai được hàng trăm ngàn người chứng kiến?

Nhiều năm qua cách này cách khác, văn nghệ sĩ Việt Nam tuy không được cổ vũ sáng tác trong đề tài chống Trung Quốc một cách đồng bộ và công khai nhưng theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, hiện giữ chức Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam cho rằng thơ văn và những sản phẩm chống Trung Quốc trong văn học Việt Nam vẫn đang lớn mạnh. Ông đưa ra những tên sách, bài thơ, bài hát được xem là tiêu biểu chứng minh hiện trạng mà ông ví von như những cột mốc cắm trên quần đảo Trường Sa, nơi mà bộ đội hải quân Việt Nam nhiều lần đổ máu:

“Cách đây mấy năm thì VietnamNet kết hợp cùng với Hội nhà văn đã tổ chức cuộc thi sáng tác về đề tài Biển Đông và đã có hàng vạn bài thơ, rất nhiều ca khúc khá hay viết về Biển Đông trong đó có bài hát Mộ gió của Vũ Thiết. Hồi gần đây tôi cũng đã ra tuyển tập Trường Sa bao gồm cả thơ và văn xuôi. Một loạt nhà thơ khác nữa như anh Hữu Thỉnh có Trường ca biển, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến có bài Tổ quốc nhìn từ biển. Ngay như chị Nguyễn Phan Quế Mai là một nhà thơ sống ở nước ngoài cũng có bài thơ Tổ quốc gọi tên mình và bài này được phổ nhạc và hiện nay rất nổi tiếng trong nước.

Theo tôi cái mảng viết về Trường Sa thì nhiều lắm, chúng như những cái cột mốc cắm cho chủ quyền của biển đảo chúng ta. Hiện nay ở cột mốc xác định chủ quyền Trường Sa thì ngoài bản đồ có giá trị lịch sử không thể bác bỏ được của cha ông chúng ta được người Pháp in cách đây đã mấy trăm năm rồi thì chúng ta còn có cột mốc thực sự, đấy là những tấm bia chủ quyền bằng cement, bằng cốt thép và còn cả những tấm bia khác nữa. Đó chính là sự hy sinh xương máu của cha ông từ rất nhiều đời trong đó có cả các chiến sĩ mới nhất gần đây trên đảo Gạc Ma. Bên cạnh những cái đó còn có cột mốc đặc biệt đó là cột mốc bằng văn học nghệ thuật. Đó là những bài thơ, những bài hát, những trường ca, những tác phẩm nghệ thuật trong đó gần đây xuất hiện cả các cuốn tiểu thuyết. Ngoài cuốn “Đảo chìm” của tôi còn có cuốn của Nguyễn Xuân Thủy hay gần đây là cuốn tiểu thuyết viết về Trường Sa của Nguyễn Quang Vinh. Tôi cho rằng đây chính là cột mốc chủ quyền cắm trên quần đảo linh thiêng của chúng ta.

Nếu như những tác phẩm ấy nó có giá trị đích thực thì giá trị cột mốc đó nó còn bền vững muôn đời!”

Muốn hay không người đọc Việt nam cũng nhận ra một điều rất rõ có hai dòng chảy song song với nhau trên cùng một đề tài Trung Quốc. Trên dòng chính, thơ văn hay nhạc phẩm viết về Trung Quốc dù cách nào đi nữa vẫn phải theo nguyên tắc kềm chế, giữ lại lòng uất ức, tâm trạng bị dày xéo, chà đạp.

Còn dòng chảy bên kia, ít hơn rất nhiều, nhưng lại chứa không biết bao nhiêu là nước mắt, sự phẫn nộ, máu sôi sục và nhất là mạnh mẽ thét to vào tai vào óc kẻ thù, kể cả kẻ thù đã mọc những chiếc đuôi sam vô hình trên cái đầu lạnh lùng chứa đầy bổng lộc.

Qua sự cố “Khát vọng đoàn tụ” nhà nước đang nỗ lực chữa cháy bằng các lời giải thích không chính thức cho dư luận. Không chính thức bởi vì không ai trách nhiệm cho sự cố tồi tệ này. Một sự cố đi liền với các nỗi lo về con dao Trung Quốc luôn túc trực đâm vào các nỗ lực tìm kiếm một thế lực để cân đối và nhất là để nép vào đó mà tránh các đòn bẫy vừa mạnh bạo vừa thấp kém của một đất nước có nền văn hóa đáng tự hào.

Bài hát “Ca ngợi tổ quốc” của Bắc Kinh nổi lên giữa lòng Hà Nội vào chính lúc Chủ tịch nước phát biểu trong một chương trình được tổ chức công phu và rầm rộ đã làm dấy lên các lời đồn đoán vốn đang phân hóa các phe phái trong đảng, trong chính phủ và ngay cả trong tập thể đảng viên. Ai đã âm thầm bấm nút bài hát này thì có lẽ cũng chính là người được lệnh phát động một cuộc chiến mới, cuộc chiến không phải đối với kẻ thù bên ngoài mà ngay trong mái nhà xã hội chủ nghĩa.

Cuộc chiến mà người chết sẽ không bao giờ được gắn huân chương hy sinh vì tổ quốc, và vì vậy tên tuổi của họ vĩnh viễn nằm bên ngoài danh sách thương binh liệt sĩ sau này.
.
___
.
‘Tấu bài hát Trung Quốc là việc bậy bạ’  http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/07/150730_tau_bai_hat_trung_quoc_la_viec_lam_bay_ba     BBC | 2015-07-30
Thiếu tướng quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh nói việc mở nhạc Trung Quốc trong buổi lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu là việc “bậy bạ và bố láo”.

Trả lời BBC tiếng Việt ngày 30/07, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987) mô tả điều ông gọi là "Tôi đã phản ánh cho lãnh đạo chuyện này."

“Tôi có xem chương trình đó và tôi thấy việc làm này là bậy bạ.

“Tôi đã gọi điện thoại để phản ánh cho Chủ tịch Trương Tấn Sang là cái việc ông Trương Tấn sang vừa phát biểu thì lại tấu cái bài của Trung Quốc là thế nào. Ai là chủ đạo cái chuyện tấu cái bài đó?

“Việc Chủ tịch [Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo.

“Nhưng bây giờ tôi chưa biết ở trên trả lời thế nào,” Thiếu tướng Quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh nói.

Một bài hát được xem là “ quốc ca thứ hai” của Trung Quốc dường như đã được mở trước và sau khi Chủ tịch Sang phát biểu tại Bộ Quốc phòng vào hôm 27/07 trước sự chứng kiến của nhiều ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và khoảng 500 đại biểu thuộc giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Chương trình nghệ thuật “Khát vọng đoàn tụ” được truyền hình trực tiếp trên VTV nhân ngày Thương binh Liệt sĩ và hiện chưa rõ là VTV hay Bộ Quốc phòng là đơn vị tổ chức.

Chương trình được quan tâm nhiều một phần do sự có mặt Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, người xuất hiện trở lại sau thời gian chữa bệnh tại Pháp nhiều tuần.

Tuy vậy, sau khi phát sóng, chương trình gây tranh cãi nhiều trên mạng xã hội vì khúc nhạc được phát bị cho là có giai điệu rất gần với bài “Ca ngợi Tổ quốc” nổi tiếng của Trung Quốc.

'Nhầm lẫn'

Nhà báo Vincent Ni của BBC Tiếng Trung nói với BBC tiếng Việt rằng ca khúc này ra đời đầu thập niên 1950, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền.

“Thủ tướng Chu Ân Lai ký sắc lệnh tháng Chín 1951, yêu cầu nhân dân Trung Quốc học bài hát. Đã từng có lúc đây được xem là quốc ca thứ hai của Trung Quốc.

“Cho tới thập niên 1990, nhiều người vẫn còn biết ca khúc này, và cha mẹ tôi hay hát khi họ trưởng thành.

“Khi tôi lớn lên ở Thượng Hải, tôi cũng được dạy hát. Mỗi sáng, nhạc hiệu của đài phát thanh dùng bài này, vì thế nhiều người biết lắm.

“Việc bài này được phát ở buổi lễ tại Việt Nam, tôi đoán là nhầm lẫn kỹ thuật. Hy vọng không bị xem là sai lầm chính trị lớn để nhà tổ chức chương trình gặp rắc rối.”

Một vài người đã ở tuổi nghỉ hưu ở trong nước mà BBC tiếng Việt hỏi chuyện nói rằng bài hát này có cả lời bằng tiếng Việt.

Họ nói vào những thập niên "Anh Em Xã hội Chủ Nghĩa" thì việc hát những bài ca ngợi tổ quốc với nhạc Trung Quốc hay Liên Xô là chuyện mà họ gọi là "bình thường".

Trong khi đó, bà Hà Kim Chi, Ủy viên thường vụ - Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, được Ban Tiếng Việt Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời nói rằng “nhầm lẫn đó là không được phép xảy ra”.

“Khi xảy ra các sai sót trong các tác phẩm báo chí hay trong các chương trình thì sẽ có rất nhiều cơ quan giám sát, quản lý, trước hết là Ban Tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ Thông tin Truyền thông và cơ quan quản lý nhà nước về cơ quan báo chí.

“Cái mức độ nhầm lẫn thì cũng phải xem là do vô tình hay do cố ý, mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu, thì sẽ có các cơ quan quản lý nhà nước người ta sẽ xem xét việc này để quyết định hình thức hoặc mức độ xử lý," bà Hà Kim Chi nói thêm.

Trên trang web của Đài truyền hình Việt Nam người ta thấy chương trình ‘Khát vọng đoàn tụ’ dường như đã được biên tập lại và không còn nhạc bài hát nói trên.

Tuy nhiên bài trên báo Tuổi Trẻ đã đưa vẫn còn nguyên đoạn nhạc này trong video.

Trên trang Facebook của BBC có nhiều bình luận về chủ đề này.

Một người viết: “Đoạn nhạc được sắp đặt rất quy củ có trình tự không thể nói là nhầm được . Trách nhiệm ai chịu đây hay là rút kinh nghiêm là xong ?”

Trong khi đó một người khác viết: “Dù nhầm lẫn hay cố ý thì cũng đáng tiếc vô cùng. Rất phản cảm trong giai đoạn có những sự kiện biến cố Biển Đông.”
.
___
.
Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam? http://www.voatiengviet.com/content/nhac-trung-quoc-da-vao-bo-quoc-phong-vietnam/2881595.html
    Khánh An-VOA  | 2015-07-29
Hôm 27/7, trong một chương trình nghệ thuật quy tụ các quan chức đứng đầu nhà nước Việt Nam có tên “Khát vọng đoàn tụ”, diễn ra tại Bộ Quốc Phòng, được trực tiếp truyền hình trong nước như một cách giới thiệu sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sau một thời gian vắng bóng, ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên. Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được nhiều người xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc. VOA phỏng vấn ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc, cũng là người đầu tiên phát hiện ra “sự cố” này.

“Khát vọng đoàn tụ” là một chương trình nghệ thuật lớn được tổ chức nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7. Chương trình này càng thu hút sự chú ý của dư luận khi được đồng loạt loan báo trên các kênh truyền thông của nhà nước trước đó với sự xuất hiện trở lại của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đột nhiên vắng bóng trong một thời gian khiến gây ra nhiều tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông cũng như khả năng ông đã qua đời nhưng không được tiết lộ.

Chương trình quy tụ nhiều quan chức hàng đầu Việt Nam, gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam...và gần 500 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và được phát song trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam vào tối ngày 27/7.

Ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên.

Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc. Bài hát này do ông Vương Tân, người Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc, sáng tác vào tháng 9/1950.

Người đầu tiên được cho là đã phát hiện ra “sự cố” này là ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc. Ông Thành cho biết nguyên nhân ông phát hiện ra vụ việc này.

Bấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn.
    Danh mục    Tải

VOA: Khi ông nghe đoạn nhạc, sau một thời gian ông được người Trung Quốc đùm bọc và lớn lên thì ông cũng có cảm tình sâu nặng...

Ông Phan Tất Thành: Không. Tôi biết. Tôi cắt lời bạn chỗ này. Với nhân dân Trung Quốc, tôi rất gắn bó, tôi rất yêu thương họ. Tôi cảm nhận được tình cảm của nhân dân Trung Quốc dành cho chúng tôi. Nhưng tư tưởng thâm căn cố đề đại Hán của nhà nước Trung Quốc, của những người cầm quyền Trung Quốc, từ đời vua chúa Trung Quốc cho đến những người lãnh đạo của các chính quyền tiếp theo cho tới bây giờ, tới Tập Cận Bình, trong đầu họ vẫn có màu sắc lúc nào cũng lăm le xâm chiếm bờ cõi Việt Nam. Đó là điều mà tôi không chấp nhận. Tôi tự nhiên trở thành được nhiều bạn “quan tâm” chỉ vì tôi sôi sục có một điều thôi là đất nước này là của chúng tôi, không một thế lực nào có thể xâm phạm đến đây được hết. Có thể suy nghĩ của tôi đụng chạm đến suy nghĩ khác của những người khác, nhưng bất luận thế nào, tôi đã chiến đấu rất nhiều năm để “giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc” theo cách nói thông thường bây giờ. Tôi đã ra chiến chường, tôi đã bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972. Bây giờ nếu xảy ra chuyện gì thì tôi cũng sẵn sàng.

VOA: Ông là người nắm khá rõ về tình hình cả Trung Quốc và Việt Nam, ông nhận định thế nào về những sự việc xảy ra giống như hiện nay ông vừa phát hiện là việc sử dụng một bài hát Trung Quốc cho một sự kiện trong đó có nhiều quan chức lớn?

Ông Phan Tất Thành: Thật ra những cái lỗi của đài truyền hình, lỗi này khác với những cái lỗi như khi người ta bàn cãi về chuyện Công Phượng bao nhiêu tuổi hay nhầm lẫn tên tác giả này sang tác giả kia, những lỗi mà đài truyền hình đã bị phạt tiền nhiều lần lắm rồi. Thực ra trong sâu thẳm tôi vẫn cho rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn ngu dốt của các biên tập viên đài truyền hình mà thôi. Tôi đặt ra câu hỏi “Giặc đã ở trong đài?”, câu hỏi đó là để nâng sự việc lên ở tầm khác, chỉ là một cách nói thôi, chứ còn chưa, chưa có giặc nào vào được Đài truyền hình Việt Nam để mà ngồi phát nhạc Trung Quốc, ca ngợi Trung Quốc theo cách đụng chạm đến danh dự, đến lòng tự trọng, quốc thể Việt Nam của chúng tôi đâu. Đây chỉ là sự ngu dốt của biên tập viên thôi.

VOA: Về chuyện này, cũng như những “sự cố” trong các sách giáo khoa chẳng hạn, cũng liên quan đến Trung Quốc. Có khá là nhiều sự việc “nhầm lẫn” mà là những nhầm lẫn tai hại, ông nghĩ thế nào, đây là nhầm lẫn cố ý hay vô tình, hay có điều gì đó phía sau hậu trường hay không?

Ông Phan Tất Thành: Chỗ này thực ra có hai cách nhìn, cũng có thể nói rằng chỉ vì một nền giáo dục rất sa sút. Nền giáo dục bị bại hoại rồi. Học sinh không học sử. Theo tôi nghĩ bởi vì Việt Nam cũng có một bài “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân nên có thể, nếu ta nghĩ khách quan một chút, thì khi biên tập viên gõ tìm bản nhạc “Ca ngợi tổ quốc” thì người biên tập viên này có thể không nghe, không biết và không xác minh lại mà ấn ngay khúc nhạc “Ca ngợi tổ quốc” (của Trung Quốc) để lắp vào chương trình đấy.

Cái lỗi này rất dài, lỗi từ biên tập, từ kiểm soát, từ đủ mọi thứ, cho nên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước những bước chân đầu tiên lên thì đi trên nền nhạc bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc, không phải là bài “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân nữa. Đấy là nhầm lẫn ngẫu nhiên, vô tình nhưng rất tai hại. Chứ còn khả năng nếu nói bọn Trung Quốc cố tình cài cắm vào, được hay không, thì chuyện đó tôi không dám đánh giá, nhận xét được là Trung Quốc nó đã xâm nhập vào đến đâu trong đất nước này. Không có gì để chắc chắn để nói “có” hoặc “không” cả.

VOA: Vâng, cám ơn ông Phan Tất Thành đã dành thời gian cho đài VOA.

Xem clip của chương trình 'Khát vọng Đoàn tụ':
.
___
.
Trưởng ban kiểm tra hội Nhà báo VN: Nhầm lẫn nhạc TQ 'không được phép xảy ra' http://www.voatiengviet.com/content/nham-lan-nhac-trung-quoc-khong-duoc-phep-xay-ra/2883611.html
    Khánh An-VOA  | 2015-07-29
Một đoạn nhạc trong bài hát “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc đã được sử dụng để làm nhạc nền cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên đọc diễn văn khai mạc trong một chương trình nghệ thuật quy tụ nhiều quan chức hàng đầu diễn ra tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đây được xem là một nhầm lẫn nguy hiểm trong tình hình “nhạy cảm” hiện nay trong quan hệ Việt – Trung giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tường trình thêm chi tiết về phản ứng của một giới chức thuộc Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam về vụ việc này.

Sau vụ việc phát đoạn nhạc trong bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc trong chương trình nghệ thuật mang tên “Khát vọng đoàn tụ” diễn ra tại trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam bị phát giác, VOA Việt ngữ liên lạc với ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, nhưng không nhận được trả lời.

Trong khi đó, bà Hà Kim Chi, Ủy viên thường vụ - Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, phản ứng ngay khi nghe về sự việc trên: “Tôi cho rằng nhầm lẫn đó là không được phép xảy ra”.

Chương trình “Khát vọng đoàn tụ” là một chương trình nghệ thuật lớn được tổ chức nhân ngày Thương binh Liệt sĩ. Chương trình này thu hút sự chú ý của dư luận khi được đồng loạt loan báo trên các kênh truyền thông của nhà nước trước đó với sự xuất hiện trở lại của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đột nhiên vắng bóng trong một thời gian khiến gây ra nhiều tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông cũng như khả năng ông đã qua đời nhưng không được tiết lộ.

Chương trình quy tụ nhiều quan chức hàng đầu Việt Nam và được phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam vào tối 27/7. Ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên.

Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc” do ông Vương Tân, người Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc, sáng tác vào tháng 9/1950. Người đầu tiên phát hiện ra “sự cố” này là ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc. Ông cho biết:

“Những năm 60, tôi được nhân dân Trung Quốc đùm bọc, nuôi dưỡng. Tôi học tập và lớn lên ở Quế Lâm, Trung Quốc. Những năm đó tôi 15, 16 tuổi, tôi thuộc rất nhiều bài hát của Trung Quốc. Ví dụ như rất nhiều bài ca ngợi Mao Trạch Đông, rồi bài quốc ca Trung Quốc, nhưng có một bài hát mà tôi rất có cảm tình là bài “Ca ngợi tổ quốc”. Bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc (ông Thành hát bằng tiếng Trung Quốc). Đấy, đoạn tôi vừa hát là đoạn nhạc người ta sử dụng để dẫn đường cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên diễn đàn. Bài hát “Ca ngợi tổ quốc” là “…Cờ hồng vươn làn gió vờn năm ánh sao. Câu ca chiến thắng đang vui vẻ, náo nức reo. Ta ca hát nước nhà ngàn tình chan hòa…”. Đấy, lời bài hát dịch sang tiếng Việt là như vậy.”

Nói về quy trình giám sát và xử lý các sai sót, vi phạm trong truyền thông, bà Hà Kim Chi cho biết:

“Khi xảy ra các sai sót trong các tác phẩm báo chí hay trong các chương trình thì sẽ có rất nhiều cơ quan giám sát, quản lý, trước hết là Ban Tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ Thông tin Truyền thông và cơ quan quản lý nhà nước về cơ quan báo chí. Về phía Hội Nhà báo thì cũng sẽ phối hợp để cùng hội họp trong cái quản lý hội viên. Và như tôi đã nói, cái mức độ nhầm lẫn thì cũng phải xem là do vô tình hay do cố ý, mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu, thì sẽ có các cơ quan quản lý nhà nước người ta sẽ xem xét việc này để quyết định hình thức hoặc mức độ xử lý."

Nhiều cư dân mạng tỏ ra lo ngại là sự cố trên có liên quan đến vấn đề “nội gián”. Một cư dân mạng viết: “Nội gián, ngoại gián, phản gián đều ở đó thì quá nguy hiểm cho nước Việt”. Trong khi đó, một người khác nói cám ơn ông Thành vì “đã phát hiện ra một điều khủng khiếp nhưng bình thường ở đất nước này”.

Giữa bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông, nhất là sau khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa, rồi đưa giàn khoan 981 đến vùng biển mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, nhiều hoạt động chống Trung Quốc vốn âm ỉ ở Việt Nam lại bắt đầu nhóm lên bằng nhiều hình thức khác nhau như mặc áo có in chữ chống Trung Quốc, chụp ảnh mang biểu ngữ chống Trung Quốc và chia sẻ lên mạng…

Một chuyên gia về Biển Đông trong buổi điều trần về “Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông” cho rằng đây là khu vực hiện rất “nhạy cảm”. Chính trong sự nhạy cảm không chỉ dừng lại ở mức độ khu vực mà sự nhầm lẫn dù là vô tình hay cố ý như trên lại càng “không được phép xảy ra” như bà Hà Kim Chi đã nhận xét.

Bấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn.
    Danh mục    Tải

Hôm nay (29/7), Đài Truyền hình Việt Nam đã cắt bỏ âm thanh phần nhạc nền Trung Quốc có “sự cố” trên trong video đăng tải trên trang web chính thức. Tuy nhiên, bản gốc chương trình đã được sao lưu trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như Youtube, Facebook.

Xem clip của chương trình 'Khát vọng Đoàn tụ':
.
___
.
03AUG2015 :
    ASEAN : ARF gia tăng áp lực lên Trung Quốc về vụ cải tạo đảo - RFI
    Bài ca Trung Hoa và Tướng Thanh - Diễn Đàn Chúng Ta 03.08.2015 - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/video     Ban tổ chức bị ‘kỷ luật’ liên quan đến vụ phát nhạc Trung Quốc https://www.youtube.com/watch?v=YJCO9fdH06o     Báo chí, truyền thông tự do - 'quyền lực thứ hai' - BBC
    Báo Nhật: Tokyo tư vấn Việt Nam chọn lò phản ứng hạt nhân - RFI
    Biển Đông: Quân đội Philippines kêu gọi ASEAN cùng phản đối Trung Quốc - RFI
    Căng thẳng biên giới Việt Nam-Cam Bốt và nhân tố Trung Quốc - RFA
    Công trình tượng đài 1.400 tỷ ở Sơn La - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150803_new_hochiminh_statue     Đại sứ Mỹ và gia đình: Khuôn mặt của phong trào LGBT ở VN - VOA
    Đời sống lao công tại các bệnh viện - RFA
    Ghé chơi Sacramento nghĩ về ngày xưa - VOA
    Hà Nội ngày nay - RFA
    Hai tù nhân lương tâm mãn án tù được trả tự do - RFA
    Joshua Wong và lộ trình dân chủ cho HK - BBC
    Khởi công xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam - VOA http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2899158.html?z=0&zp=1     Lệnh cấm đánh bắt của TQ hết hiệu lực - BBC
    Lực lượng dân quân biển: Chiến lược mới của Bắc Kinh ở Biển Đông - VOA
    Mưa lũ tàn phá miền Bắc Việt Nam - BBC
    Nghĩ gì về người Việt ở Đài Loan? - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150727_vietnamese_migrants_taiwan_experts_iv     NGUYỄN ĐÌNH TOÀN Từ ĐỒNG CỎ tới ÁO MƠ PHAI - RFA
    Paulus Lê Sơn: 'Phút ngã lòng' và 4 năm tù - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150803_paulus_le_son_inv     Phát hiện hàng ngàn chai rượu Trung Quốc có chứa Viagra - VOA
    Singapore có thể là điểm đến cuối của lô hàng vũ khí 'khủng' - VOA http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2899160.html?z=0&zp=1     Tầng lớp ‘tạch tạch sè’, lực lượng cứu nguy của dân tộc - VOA
    Tính chính trị của tin đồn - VOA
    TQ: Không nên thảo luận về Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN - VOA
    Triển vọng trái chiều sau khi đàm phán TPP kết thúc - VOA
    Trung Quốc có thể sắp xây đường băng thứ hai ở Trường Sa - VOA http://www.voatiengviet.com/media/video/2899162.html
    Trung Quốc có thể xây thêm phi đạo thứ hai ở Trường Sa - RFI
    Trung Quốc không muốn bàn về Biển Đông tại ARF - RFI
    Từ vụ kiện của Philippines đến chuyện Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam - RFA
    Việt nam sẽ chấp nhận công đoàn độc lập? - RFA
    Vinh dự và lòng tin - RFA
02AUG2015 :
    Ai chịu trách nhiệm vụ Truyền Hình Quân Đội phát quốc ca Trung Quốc? - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-blames-military-tv-radio-08022015100545.html
    Bị bắt vì lập Facebook chống cảnh sát giao thông ăn tiền? - VOA
    Biển Đông: ASEAN và Trung Quốc muốn lập "đường dây nóng" về các tranh chấp - RFI
    Dân Đài Loan biểu tình xé sách giáo khoa "thân Trung Quốc" - RFI
    Đại hội âm nhạc truyền thống VN ở Sydney - RFA
    LHQ cảnh báo số người chết vì lũ lụt ở Miến còn tăng - RFA
    Miền Bắc vẫn tiếp tục mưa to - RFA
    Người H'mong tạm cư trên đất Thái - RFA
    Nhân Quyền và Phát Triển của Việt Nam trong Bang Giao Việt-Mỹ - VOA
    Phạt ban chỉ đạo chương trình nghệ thuật - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150802_khatvongdoantu_fined     TPP vẫn chưa thành công - RFA
    "Trào lưu" mẹ đơn thân ở VN - RFA
    Trung Quốc cảnh báo chiến tranh trên biển Đông - VOA
    Trung Quốc: Tham nhũng sẽ hủy diệt quân đội - RFA
    Việt Nam né tránh trong vụ phát nhầm nhạc Trung Quốc? - VOA http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-ne-tranh-vu-phat-nham-nhac-trung-quoc/2895489.html
    Việt Nam vào cuộc vụ cô giáo ‘bọ cạp’ mắng học sinh - VOA
01AUG2015 :
    Chuyên gia Mỹ : Trung Quốc có rất nhiều "tiền án" xâm chiếm Biển Đông - RFI
    Đàm phán TPP kết thúc mà chưa có thoả thuận chung cuộc - VOA
    Đàm phán TPP không đạt được thỏa thuận chung cuộc - VOA
    Đàm phán TPP tại Hawaii đổ vỡ - BBC
    Đàm phán TPP: VN vẫn chưa thông qua được nhiều vấn đề - RFA
    Điền Tử Lang, người ca sĩ đài phát thanh của hai chế độ - RFA
    Hawaii: 12 quốc gia đàm phán TPP chưa đạt được thỏa thuận chung - RFA
    Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2.3% từ tháng 4 đến tháng 6 - VOA
    Lời cảnh tỉnh những thuyền nhân VN đang đến Úc xin tị nạn? - RFA
    Lũ lụt 'xả chất độc hại ra Vịnh Hạ Long' - BBC
    Malaysia : Biển Đông sẽ được thảo luận ở Hội Nghị Ngoại trưởng ASEAN - RFI
    Miền bắc Việt Nam tiếp tục có mưa lớn trên diện rộng - RFA
    Một nữ du khách Việt bị giữ tại Phi trường Kuala Lumpur 6 ngày - RFA
    Ngoại trưởng Hoa Kỳ sắp thăm Việt Nam - RFA
    Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông và Đông Nam Á - VOA
    Nội bộ Mỹ vẫn tranh cãi về đối sách chống Trung Quốc ở Biển Đông - BBC
    'Tiếc thương đại úy trại Chí Hòa' - BBC
    Tướng Thanh ‘thoắt ẩn, thoắt hiện’, thuyết âm mưu nở rộ - VOA
    Việt Nam bắt giữ lô vũ khí ‘khủng’ dùng bảo vệ nguyên thủ - VOA
    Vòng đàm phán về TPP tại Hawai thất bại - RFI
    Ý kiến: 'Tiếc thương đại úy trại Chí Hòa' - BBC
    Yếu tố Trung Quốc trong “Khát vọng đoàn tụ” - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/china-factor-in-desire-reunion-ml-08012015075316.html
31JUL2015 :
    Bạn học hé lộ vụ cô gái Việt thuê sát thủ giết cha mẹ - VOA https://www.youtube.com/watch?v=jcSu4dRj1ow     Biến đổi khí hậu làm tăng số trẻ em suy dinh dưỡng - VOA
    Bộ trưởng VN giải thích vụ bắt lãnh đạo PVN - BBC
    Bốn nguyên nhân có thể dẫn đến chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc - VOA
    Cảnh báo nước mặn xâm thực vựa lúa ĐBSCL - RFA
    Cảnh báo về sự đa dạng sinh thái của khu vực sông Mekong - VOA
    Cậu bé Mỹ là người nhỏ tuổi nhất được phẫu thuật ghép hai bàn tay - VOA
    Chuyên gia Mỹ : Thế chiến lần 3 sẽ nhằm chống Trung Quốc - RFI
    Đảo Reunion và nỗi buồn Việt Nam - BBC
    Đồng bằng Nam Bộ đang lâm nguy? - BBC
    Lấy ý kiến người dân – Hình thức hay con đường đến dân chủ? - RFA
    Một sàng khôn của ông Tổng Bí thư - VOA
    Mưa lũ 6 ngày tại Quảng Ninh làm thiệt hại 2 ngàn tỷ đồng - RFA
    Mỹ không tìm cách ‘thay đổi thể chế chính trị’ của Việt Nam - VOA https://www.youtube.com/watch?v=G23d_TYhy40     Người Việt 'tư bản sơ khai' ở Đức - BBC
    Người Việt xứ Đài còn bị phân biệt? - BBC
    Nhật lúng túng vì bị Mỹ nghe lén - RFI
    Phản ứng về việc Tướng Vịnh đề cao hợp tác Trung Quốc - RFA
    Phát hiện một lượng lớn vũ khí nhập lậu tại sân bay Tân Sơn Nhất - RFA
    Phát hiện nhiều vũ khí tại Tân Sơn Nhất - BBC
    Sinh viên Đài Loan biểu tình đòi Bộ trưởng Giáo dục từ chức - VOA
    Sinh viên Đài Loan chống chương trình học bị coi là trọng Trung Quốc - RFI
    Sinh viên Đài Loan phản đối giáo khoa cổ suý 'Một Trung Quốc' (VOA60) https://www.youtube.com/watch?v=IAsSDGzeo9o     Tản văn - Gặp một người Gia Rai ở Nữu Ước - VOA
    Tàu chống ngầm của Nga cập cảng Đà Nẵng - BBC https://www.youtube.com/watch?v=goO-WzxhJwg     Tàu chống ngầm của Nga đến Đà Nẵng - VOA http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2890455.html?z=0&zp=1     Trao đổi thư tín với thính giả (31.07.2015) - RFA
    Trung Quốc, ASEAN định lập đường dây nóng về Biển Đông - VOA
    Trung Quốc kích động gây bất ổn biên giới Việt Nam-Campuchia? Câu chuyện trong tuần 31.07.2015  https://www.youtube.com/watch?v=7KOqmaiq10U     Trung Quốc tố cáo Mỹ ‘quân sự hóa’ Biển Đông - VOA http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-to-cao-my-quan-su-hoa-bien-dong/2887915.html
    Trung Quốc tố Mỹ 'quân sự hóa' Biển Đông - BBC
    Trung Quốc và Nga tiếp tục tập trận chung - VOA
    TQ – ASEAN thiết lập đường dây nóng giải quyết vấn đề khẩn cấp trên Biển Đông - RFA
    TQ đóng hàng loạt tàu bán quân sự dưới hình thức tàu đánh cá - RFA
    Tự do lập hội: mở cánh cửa hẹp - RFA
    Việt Nam giải thích vụ bắt lãnh đạo PVN - BBC
    Wikileaks: Mỹ nghe lén chính phủ Nhật - BBC
    Wikileaks tiết lộ tình báo Mỹ theo dõi Nhật Bản - VOA
30JUL2015 :
    Bắc Kinh bị tố cáo nạo vét 10 rạn san hô khác ở Biển Đông - RFI
    Bắc Kinh lên án Mỹ «quân sự hóa» Biển Đông - RFI
    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam xin nghỉ hưu - BBC
    Biển Đông: Mỹ kêu gọi Châu Âu tỏ thái độ rõ ràng hơn - RFI
    Bóng đá Việt Nam cần 'cầu thủ nhập tịch'? - BBC
    ‘Chân dung quyền lực’ đã chết? - VOA https://www.youtube.com/watch?v=UFnZakQQybU     ‘Chúa đảo’ ở Việt Nam tặng siêu xe cho nạn nhân bão lũ - VOA
    Công an dùng 'phong bì' để giải quyết vụ chết người trong trại giam - VOA http://www.voatiengviet.com/content/cong-an-dung-phong-bi-giai-quyet-vu-chet-nguoi-trong-trai-giam/2886956.html
    Công an VN 'ngăn chặn mạo danh lãnh đạo' - BBC
    Cứu chuộc phẩm giá - RFA
    David Cameron quyết xử lý nạn buôn người Việt Nam - RFI
    Đẩy mạnh hợp tác Anh Việt chống buôn người - BBC
    Facebook - báo Đảng: Cuộc chiến không cân sức? - BBC
    Hải quân Nhật Bản lo ngại quân đội Trung Quốc khống chế cả Biển Đông - RFI
    Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ VIII Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ - RFA
    Khi báo chí chỉ là công cụ của nhà cầm quyền - RFA
    Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc cho người già VN ở Canada - RFA
    Mỹ yêu cầu EU lên tiếng trong vấn đề Biển Đông - RFA
    Nếu VN chọn Hoa Kỳ làm đồng minh, TQ có áp dụng lại đối sách 1979? - VOA
    Ngư dân Việt Nam-Campuchia xô xát, 1 người thiệt mạng - VOA http://www.voatiengviet.com/media/video/2887900.html
    Những cảm giác trái ngược ở bãi biển Sầm Sơn - RFA
    Phản ứng về việc Thủ tướng Anh thăm VN - BBC
    Philippines: Trung Quốc có quyền tập trận nhưng phải minh bạch - VOA
    Phó Thủ tướng VN thăm Nhật - BBC
    Phong trào dân chủ đứng giữa Đảng cộng sản và nước Mỹ - RFA
    Phụ nữ Việt ở Đài Loan: Làm sao thích nghi? - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/07/150727_ngoc_anh_dien_vien_dai_loan     Phụ nữ VN bị từ chối nhập cảnh Singapore: Người Việt nghĩ gì? - RFA
    ‘Tấu bài hát Trung Quốc là việc bậy bạ’ - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/07/150730_tau_bai_hat_trung_quoc_la_viec_lam_bay_ba     Tướng Philippines muốn tăng gấp ba chi quốc phòng để đối phó với… - RFI
    Tướng Vịnh: Quan hệ hữu nghị Việt-Trung không bao giờ thay đổi - VOA
    Vì sao có quá nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp? - RFA
    Vì sao nhiều người bị cấm xuất cảnh? https://www.youtube.com/watch?v=PmyfIv4n6Gg     Việt Nam muốn tăng cường công tác phòng chống lũ lụt - RFA
    Việt Nam phạt tiền nữ ca sĩ ‘cho con tè trên máy bay’ - VOA
    Việt Nam và cơ hội đầu tư - BBC
    Vũng Áng hơn 1 năm sau bạo động - RFA
29JUL2015 :
    Báo động trước những cái chết bất minh trong trại giam - RFA
    Biển Đông : Trung Quốc tập trận bắn đạn thật với hơn 100 chiến hạm - RFI
    Ca sĩ VN bị phạt vì 'cho con tè vào túi nôn' - BBC
    Các cuộc đàm phán TPP có thể tiến tới - VOA
    “Hãy phá đổ bức tường này!” - RFA
    Mỹ cần chống lại hành động nào của Trung Quốc tại Biển Đông ? - RFI
    Mỹ tuyên bố ‘không trung lập’ trong vấn đề biển Đông - VOA
    Nạn đưa trẻ VN vào Anh trồng cần sa - BBC
    Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam? - VOA   http://www.voatiengviet.com/content/nhac-trung-quoc-da-vao-bo-quoc-phong-vietnam/2881595.html
    Ông Nguyễn Phú Trọng có thể đi thăm Nhật Bản - VOA
    Philippines: Không bị đe dọa bởi các cuộc tập trận của TQ ở Biển Đông - VOA
    Sức khỏe Tướng Thanh: Ồn ào và tĩnh lặng - BBC
    TBT Nguyễn Phú Trọng 'sắp thăm Nhật' - BBC
    Thảm kịch con 'cưng' giết cha mẹ đẻ - VOA
    Thăng giáng trên chính trường Việt Nam - BBC
    Thủ Tướng Anh cam kết hành động chống buôn trẻ em VN - VOA
    Thủ Tướng Anh David Cameron thăm Việt Nam - RFA
    Thủ tướng Anh 'thúc đẩy đầu tư' ở Việt Nam - BBC
    Thủ tướng Anh - Việt hội đàm - BBC
    Trung Quốc cứu 48 thuyền viên Việt Nam - VOA
    Trung Quốc sắp lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông? - VOA
    Trưởng ban kiểm tra hội Nhà báo VN: Nhầm lẫn nhạc TQ 'không được phép xảy ra' - VOA  http://www.voatiengviet.com/content/nham-lan-nhac-trung-quoc-khong-duoc-phep-xay-ra/2883611.html
    Vai trò của truyền thông qua vụ tướng Phùng Quang Thanh https://www.youtube.com/watch?v=upQsNxyn428     Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận ở Biển Đông - RFA
.
___
.
Nah's letter to the communists and the Vietnamese people - Thư gửi Đảng Cộng Sản và tất cả người Việt (từ Nah rapper) http://triethocduongpho.com/2015/01/13/thu-gui-dang-cong-san-va-tat-ca-nguoi-viet-tu-nah-rapper/
ĐMCS và Lời Trần tình của Tác giả Nguyễn Vũ Sơn  https://youtube.com/watch?v=i9ISi1nBa6c Lê Anh Hùng - http://www.leanhhung.com/
Source Google Search: "VSA Vietnamese Student Association"
.
@T4VIETNAMcom
@T4VIETNAMcom
Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh - GS Ngô Bảo Châu
Vì sao dư luận đồng loạt chống đối Tượng đài HCM ở Sơn La? Câu chuyện trong tuần 07.08.2015   https://www.youtube.com/watch?v=qIweTSAWGOE&feature=youtu.be
Thần kinh khốn nạn  http://www.rfa.org/vietnamese/blog/the-bad-nerve-08102015113021.html
    Cánh Cò, viết từ Việt Nam | 2015-08-10
Đó là hệ thống thần kinh mới, vừa được Giáo sư Ngô Bảo Châu, một nhà khoa học của Việt Nam tìm ra sau khi ông Vũ Đức Đam, trên cương vị Phó thủ tướng ký thế cho Thủ tướng chính phủ quyết định chấp thuận cho UBND thành phố Sơn La kinh phí 1.400 tỷ để xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trong thành phố.

GS Ngô Bảo Châu viết trên Facebook của ông: "Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh".

Rõ ràng là GS Châu chơi chữ. Không thể nào một ông Phó Thủ tướng lại mắc bệnh thần kinh, có nghĩa là tâm thần không bình thường, ký những quyết định đi ngược lại với nhân văn, với đạo lý dân tộc. Ông chỉ có thể "khốn nạn" trong ý thức. Ông không xem trẻ em lê lết trong các mái trường không thua chuồng trại súc vật đầy dẫy tại các tỉnh biên giới mà Sơn La là một điển hình của sự nghèo túng cùng cực. Ông không hề nghĩ tới hàng chục ngàn hộ thiếu ăn quanh năm và đối với họ chỉ cần đủ ăn đã là hạnh phúc. Đối với họ Hồ Chí Minh chỉ là một cục đá được dẽo gọt chỉ để đứng nhìn sự thống khổ, kiệt quệ của họ, những người quanh năm không biết tới một mẩu thịt là gì.

Họ túng đói và lê lết như những con thú hoang trong khi chính phủ của ông Vũ Đức Đam đang phải đối phó với nợ công, phải ăn xin tứ phương từ Mỹ với miếng bánh TPP, từ Trung Quốc với những khoản vay thắt cổ, từ Nhật với ODA dễ nuốt và ngay cả từ Việt kiều hải ngoại với câu chữ không biết hổ thẹn là gì, lại bỏ ra 1.400 tỷ xây một hình tượng đang mục nát trong trái tim quần chúng.

Với những sự thật không thể chối cãi ấy câu hỏi đặt ra tại sao chính phủ lại tiếp tục ký những quyết định trái với lòng dân, trái với lương tri của con người mà bất cứ một chính phủ, một nhà độc tài nào cũng đều tránh né?

Chỉ có thể xem đó là những thái độ khốn nạn. Sự khốn nạn lâu ngày thành nếp nghĩ, thành cách hành xử quen thuộc. Việc coi thường luân thường đạo lý trong huyết quản đã tạo nên một loại gene mới trong cơ chế cộng sản. Loại gene ấy biến thành hệ thần kinh chủ đạo, từ tư duy cho tới phản ứng, nó nằm song song với các hệ thần kinh khác như buồn, vui, giận, ghét. . . hệ thần kinh khốn nạn chỉ khác ở chỗ, nó tự đứng riêng và tự đánh bóng hay tôn tạo chính mình. Nó phản ứng với hệ thần kinh bình thường một cách bất bình thường. Khi nhân dân đói nó cho là nhân dân đủ ăn và GDP của họ ngày một cao hơn. Khi trẻ em thiếu trường, thiếu lớp nó cho đấy chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong tổng thể phát triển của đất nước. Khi người dân phản ứng vì bị đẩy vào đường cùng nó cho là sự xúi giục của bọn phản động và phản ứng của nó không kém bất cứ cách hành xử côn đồ nào.

Thần kinh khốn nạn tự nghĩ ra những kịch bản chỉ có trong giấc mơ của những kẻ sở hữu nó. Nhân dân vẫn yêu thương Hồ chủ tịch và họ có như cầu nhìn tượng của ông thay cơm. Nhân dân hãnh diện khẳng định ông là ánh sáng dẫn họ trên con đường....vạn dặm! Nhân dân sáng suốt tin rằng ông là ngôi sao không hể tắt và có ông thì người dân sẽ thấy đời đáng sống biết dường nào.

Một trong những người sở hữu thần kinh khốn nạn, Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Sơn La cả quyết rằng: "sau khi xây dựng tượng đài, Sơn La sẽ có cơ hội quảng bá về du lịch. Đây sẽ là điểm đến thú vị cho người dân đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Hiện, Sở cũng đang nâng cấp nhà tù Sơn La và một số địa danh văn hóa khác”.

Nếu chú ý người dân sẽ lo sợ vô cùng khi tượng đài được xây dựng song song với việc nâng cấp nhà tù. Tham quan hay vào đó nằm nếu chống đối đề án thì có gì khác nhau?

Trần Bảo Quyến cho rằng: "Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc không thể cân đong đo đếm được. Do đó, cá nhân nào nói lãng phí là chưa đúng".

Đúng, nó không hề là một đề án lãng phí. Nó không lãng phí mà là phá hoại. Phá hoại tới tận đáy cái nền của nhân bản. Tiêu diệt những gì ít ỏi còn lại trong lòng người dân đối với hình ảnh Hồ Chí Minh. Người miền núi vốn không được học hành tử tế họ chỉ biết ông Hồ là người cha già dân tộc theo tuyên truyền của bộ máy Đảng. Sau gần một thế kỷ người cha ấy chia cho đám con ruột là quan lại triều đình xây dựng những công trình để tư túi trên các đề án khốn nạn. Chỉ cần thông minh một chút là họ biết mình bị bóc lột, bị chà đạp tới xương khi con cái họ quần không có mà mặc, gia đình họ không có gạo đủ ăn phải lê lết trên những con ruộng bậc thang, đẹp thì có đẹp nhưng leo trèo trên ấy để kiếm từng hạt lúa thì người Kinh đã bỏ chạy từ xưa.

Chỉ tiếc một điều đồng bào miền Tây Bắc không mấy người có hệ thần kinh khốn nạn như quan đầu tỉnh Trần Bảo Quyến và do đó họ không thể tự bào chữa cho mình lý do họ quá yêu bác Hồ nên nhà nước cần phải dựng tượng của ông cho họ ngắm thay cơm.

Con cá gỗ còn tạm dùng để đánh lừa mình chứ tượng ông Hồ to quá mà lại làm bằng đá thì làm sao đem vào mâm cơm của họ để mà chấm, mà mút cho chén bắp trong bữa ăn thường nhật đậm đà hơn một chút?
.
___
.
Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/stone-stael-still-eroded-comma-08102015051437.html
    Kính Hòa, phóng viên RFA | 2015-08-10
Thần kinh khốn nạn

Blogger Nguyễn Tường Thụy ghi lại từ trang mạng của cơ quan tuyên giáo của đảng cộng sản Việt nam rằng hiện ở Việt nam có 158 tượng chủ tịch Hồ Chí Minh, và từ đây cho đến năm 2030 chính phủ Việt nam sẽ cho xây cất thêm 58 tượng ông Hồ Chí Minh nữa.

Tượng đầu tiên trong số 58 tượng này chính là nằm trong công trình quảng trường của tỉnh Sơn La với kinh phí dự trù là 1.400 tỉ đồng.

Thông tin về bức tượng tốn kém này làm nổ tung truyền thông Việt nam, không chỉ từ giới blogger độc lập mà cả từ truyền thông chính thống của nhà nước.

Câu bình luận đầy giận dữ của giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu được loan truyền trên không gian blog theo tốc độ của ánh sáng:

“Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.

Tác giả Bạch Cúc cũng chia sẻ sự phẫn nộ trên trang Bauxite Việt Nam:

Tôi không hiểu tại sao đến giờ phút này người ta vẫn còn có thể trâng tráo và tàn nhẫn trên nỗi thống khổ của đồng bào mình đến vậy? Thay vì phung phí tiền thuế của dân để xây dựng những tượng đài xa hoa vô tích sự, thì sao người ta không xây dựng trường học, bệnh viện, triển khai những chính sách giúp dân an cư lập nghiệp, giảm thiểu số người buôn bán gánh bưng; người già, người khuyết tật đơn độc được vào nhà an dưỡng chứ không phải là lê la ngoài đường mưu sinh vất vả với xấp vé số!

Tác giả Võ Xuân Sơn viết trên trang của mình với một giọng văn gần như ngơ ngác, ông hỏi rằng tại sao chuyện món nợ công khổng lồ đang treo lơ lững trên đầu quốc gia, bao nhiêu người dân đang sống dưới mức nghèo khổ, ăn cơm không thịt,… mà người ta lại bỏ 14 ngàn tỉ để xây tượng đài?

Theo blogger Nguyễn Tường Thụy thì nếu so sánh với số tiền mà nhóm NO-U, một nhóm dân sự độc lập tại Việt nam, dùng để xây dựng lớp học cho trẻ em nghèo trên vùng núi tỉnh Yên Bái thì số vốn mà tỉnh Sơn La dùng để xây tượng ông Hồ Chí Minh có thể dùng để xây được 14 nghìn lớp học như thế.

Blogger nhà văn Phạm Đình Trọng viết bài Hãy dừng ngay những tượng đài tham nhũng. Sau khi liệt kê những công trình tượng đài tiền tỉ khác đã làm xong như Bà mẹ Việt nam anh hùng tại Quảng Nam, Văn miếu khổng tử tại Vĩnh phúc,… Ông viết:

Chính quyền với những cá nhân từ cấp thấp đến cấp cao dấm dúi tham nhũng, không ai bảo được ai, không ai trị được ai. Đến nay chính quyền tham nhũng đó đã tiến tới tập thể công khai tham nhũng bằng việc ném hàng trăm, hàng ngàn tỉ tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân vào những công trình không những vô bổ mà còn phản văn hóa nhân loại, phản đạo lí dân tộc, phản cả sự trung thực của lịch sử đất nước. Tiền đầu tư công trình càng lớn thì tiền lại quả để những người có chức, có quyền chia nhau càng lớn.

Nói về câu tuyên bố của giáo sư Ngô Bảo Châu, blogger Cánh Cò viết rằng ông đã tìm ra một loại hệ thống thần kinh mới mang tên Thần kinh khốn nạn.

Người đặt bút ký quyết định cho tỉnh Sơn La xây dựng bức tượng tiền tỉ của ông Hồ Chí Minh là Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Cánh Cò bình luận về ông Đam dựa trên câu nói của giáo sư Ngô Bảo Châu:

Rõ ràng là GS Châu chơi chữ. Không thể nào một ông Phó Thủ tướng lại mắc bệnh thần kinh, có nghĩa là tâm thần không bình thường, ký những quyết định đi ngược lại với nhân văn, với đạo lý dân tộc. Ông chỉ có thể "khốn nạn" trong ý thức. Ông không xem trẻ em lê lết trong các mái trường không thua chuồng trại súc vật đầy dẫy tại các tỉnh biên giới mà Sơn La là một điển hình của sự nghèo túng cùng cực. Ông không hề nghĩ tới hàng chục ngàn hộ thiếu ăn quanh năm và đối với họ chỉ cần đủ ăn đã là hạnh phúc. Đối với họ Hồ Chí Minh chỉ là một cục đá được đẽo gọt chỉ để đứng nhìn sự thống khổ, kiệt quệ của họ, những người quanh năm không biết tới một mẩu thịt là gì.

Cánh Cò cho rằng loại thần kinh này đã nằm trong cơ cấu di truyền của hệ thống cộng sản, và những người cộng sản có loại thần kinh này tưởng tượng ra rằng người dân đang đói rách có thể ngắm tượng ông Hồ Chí Minh, người được tuyên truyền là cha già dân tộc, để thay cơm.

Còn một chút này

Cánh Cò kết luận rằng dự án bức tượng ngàn tỉ này không phải chỉ là sự lãng phí mà còn là sự phá hoại, phá hoại những tình cảm cuối cùng của người dân miền núi chất phác dành cho ông Hồ Chí Minh.

Những tình cảm đó được blogger Hiệu Minh ghi nhận như sau:

Hình ảnh cụ Hồ trong phần đông dân chúng là một người giản dị, sống có đạo đức và chẳng có chút gì cho riêng mình. Dù là tuyên truyền thì hãy để hình ảnh đẹp ấy sống mãi trong trái tim thế hệ sau.

Những người hay rao giảng trên bục về đạo đức Hồ Chí Minh không tham ô, trộm cắp, độc ác với đồng chí, thì Hồ Chí Minh sẽ muôn đời sống mãi mà không cần đến tượng đài và đền chùa, hao phí tiền bạc của người nghèo, hay những câu khẩu hiệu giăng đầy giữa phố đông người.

Nhưng có những người không đồng ý với hình ảnh một ông Hồ Chí Minh giản dị. Họ cho rằng ông chẳng giản di chút nào vì thuở sinh thời ông cũng đã để cho mọi người ca ngợi ông hết lời, dán hình ảnh ông khắp nơi, và thậm chí là ông viết sách ca ngợi chính ông nữa.

Trên blog của nhà văn Đào Hiếu, một tác giả khác viết một cách mỉa mai về cái gọi là tình cảm của đồng bào nghèo miền núi tỉnh Sơn La đối với việc xây tượng đài ông Hồ Chí Minh:

Thấy bảo bà con trên đó mong lắm. Mong ngày mong đêm, muốn có cấy tượng đài rõ hoành tráng, với tượng Bác Hồ cao to lồng lộng, để dân khắp tỉnh cứ mỗi cuối tuần thì kéo nhau đến, đem mỳ luộc, bắp nướng ra ăn rồi ngắm cho thỏa nỗi ước ao. Có mưa to, gió lớn, lũ ống lũ quét chi cũng hổng quản. Nhà cửa tạm bợ, trường lớp xụp xụp cũng không răng. Trẻ em cởi truồng đến coi cũng cứ thích. Vì rứa nên bà con mới kiến nghị với đảng bộ và chính quyền trên đó lâu rồi. Đòng chí bí thơ hay chủ tịch tỉnh đó nói rứa. Nguyện vọng bà con, chớ có phải các đòng chí lãnh đạo phịa ra mô.

Những dòng chữ mỉa mai này dường như là để trả lời cho một tuyên bố của một vị phó chủ tịch phó chủ tịch hiệp hội qui hoạch và phát triển đô thị Việt nam, Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm. Ông Nghiêm nói rằng không thể nói rằng vì đói nên phải mua cơm trước, và tượng đài sẽ là động lực cho sự phát triển (sic.)

Cũng phải ghi nhận rằng có người cũng ủng hộ câu nói của ông Nghiêm, họ nói rằng tượng đài sẽ thu hút khách du lịch đến để tham quan thắng cảnh.

Cuộc chiến tuyên truyền

Blogger Người buôn gió lại nhìn nhận câu chuyện dựng tượng ông Hồ Chí Minh ở Tây bắc từ một góc độ khác. Theo ông Tây bắc vốn là nơi có sự đa dạng về sắc tộc và tính ngưỡng, đồng thời cũng là nơi mà Tinh lành và Thiên chúa giáo phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, và điều này đã làm cho những người cộng sản lo sợ, và hình tượng ông Hồ Chí Minh được đưa vào vùng này như là một vũ khí tinh thần chống lại tôn giáo và tín ngưỡng,… Tuy nhiên Người Buôn gió nhận xét:

Không có ý xúc phạm vong linh của ông HCM. Nhưng sự thực là ở nơi nào tượng đài của ông xuất hiện, hình ảnh của ông được quảng bá, tư tưởng của ông được truyền tụng ca ngợi. Ở đó đạo đức đều băng hoại. Đây hoàn toàn không phải lỗi của ông. Mà do những kẻ lợi dụng biến ông thành một phương tiên chiến tranh tôn giáo, tín ngưỡng. Biến ông thành công cụ, vũ khí để xâm lược tư tưởng. Để đè bẹp, lấn át tôn giáo khác trong tâm trí người dân. Nhằm mục đích làm bền vững sự cai trj của mình bằng thủ đoạn.

Nhưng mấy ai nhìn thấy tượng đài HCM là công cụ, vũ khí của ĐCSVN dựng lên để làm biến dạng bản sắc dân tộc của người miền núi.

Điều đó còn đáng phẫn nộ hơn. Sự huỷ hoại văn hoá, xâm chiếm tín ngưỡng, tôn giáo sẽ làm băng hoại nền tảng đạo đức con người. Khi đã mất đi bản sắc truyền thống, thay thế vào đó bằng một hình tượng nhất thời, cả dân tộc ấy sẽ chả còn gì là con người nữa. 1400 tỷ là con số lớn, nó sẽ còn lớn hơn nữa khi hàng năm phải vặn óc ra tổ chức những sự kiện để nhồi nhét hình tượng HCM tiếp tục vào đầu dân tộc Tây bắc qua cái sân khấu khu tượng đài này.

Người buôn gió hỏi rằng cần bao nhiều tiền để sau này khôi phục bản sắc văn hóa của người miền núi Tây bắc?

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cũng thấy rằng chiến dịch xây tượng đài ông Hồ Chí Minh là một phần của cuộc chiến tranh tuyên truyền của đảng cộng sản, nhưng nhận xét của ông có phần mềm mỏng hơn:

Tôi nghĩ tượng đài là một phương tiện tuyên truyền. Trong một thể chế toàn trị, người đứng đầu đảng hay Nhà nước (hay nói chung là lãnh tụ) là hiện thân của chế độ; yêu thương lãnh tụ cũng là yêu thương chế độ toàn trị. Để làm cho quần chúng yêu thương lãnh tụ, cần phải kiểm soát trái tim và đầu óc của họ. Việc kiểm soát phải qua bộ máy tuyên truyền. Mà, một phương tiện tuyên truyền hữu hiệu là kích thích thị giác, làm cho đám đông nhất trí với lí tưởng của nhà cầm quyền. Do đó, xây tượng đài lãnh tụ là một chiến lược rất “nhân văn” để kiểm soát tâm và trí của quần chúng.

Ông cũng nhận xét rằng không chỉ các quốc gia cộng sản mà các quốc gia độc tài tân thời cũng ham thích tượng đài lãnh tụ như là Irak thời ông Saddam, rồi các quốc gia Trung Phi hay Trung Á. Giáo sư Tuấn so sánh với sự tuyên truyền cho các nhà chính trị ở các quốc gia tư bản, và ông thấy rằng họ cũng có xây tượng đài nhưng ít tốn kém, và cái chính là họ cần sự thuyết phục chứ không phải kiểm soát tâm trí của dân chúng.

Giáo sư Tuấn còn có một nhận xét là nhiều bức tượng anh hùng dân tộc ngày xưa được xây dựng dưới thời Việt nam cộng hòa trước năm 1975 đã được thay thế bằng ông Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông. Nhưng điều quan trọng nhất về các tượng đài xã hội chủ nghĩa là tính chất vô hồn của nó:

Các nhân vật trong tượng đài XHCN thì thường được cho mập ú (không giống người Việt), lực lưỡng (như ông Tây), tay lúc nào cũng giơ cao, có khi tay cầm búa hoặc lưỡi liềm (rất ghê), có khi tay nắm lại như sắp đánh lộn, có khi tay mang súng trông rất hung dữ như sắp bắn ai, mặt thì lúc nào cũng vênh váo, v.v. Tóm lại, những bức tượng đó chẳng giống thần thái của người Việt chút nào cả.

Ông viết thêm là cái cánh tay giơ lên của ông Hồ Chí Minh ở Việt nam không khác gì cả cánh tay ông Mao Trạch Đông bên Trung quốc, hay ông Kim Nhật Thành bên Bắc Triều tiên.

Sắc sắc không không

Không rõ là cuộc chiến tuyên truyền bằng tượng đài của đảng cộng sản Việt nam, hay Trung quốc, hay Bắc Triều tiên có thành hay không, nhưng nhiều tượng đài lãnh tụ cộng sản đã bị kéo sập sau khi chủ nghĩa này bị thất bại ở châu Âu.

Blogger Kinh Thư viết rằng:

Những tượng đài to lớn hoành tráng xa xỉ được xây dựng nhiều chừng nào thì cái tư duy lụn bại và dấu hiệu nhũng lạm ngày càng phình to không thể che dấu được chừng đó.
Cứ để thế đi, phản bác làm gì. càng nhiều tượng đài chừng nào, thì thể chế đó càng mau xuống hố chừng đó. Khỏi nhọc công.

Một tác giả lại so sánh cảnh hỗn loạn xây đền chùa thời Phật giáo mạt kỳ, và cảnh người cộng sản xây dựng tượng ông Hồ Chí Minh bằng hai khái niệm Vô tướng của đạo Phật và Hữu tướng của chủ nghĩa cộng sản:

Chùa nhiều, Phật lớn, không sư đạo

Đảng mạnh, Bác to, chẳng đảng viên

Một người khác thì mượn câu nói của người xưa để cảnh báo:

Trăm năm bia đá cũng mòn,

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!
.
___
.
Tượng đài và dân trí  http://www.voatiengviet.com/content/tuong-dai-va-dan-tri/2912288.html
    Trần Phan-VOA | 2015-08-10
Nhân việc tỉnh Sơn La quyết định bỏ ra 1.400 tỉ xây công trình “Tượng đài Bác Hồ với đồng báo các dân tộc Tây Bắc”, nhiều bài báo phân tích cái quyết định mất lòng dân đó trên các mặt sau:

a) Mức độ vô trách nhiệm một cách tàn nhẫn của giới chính quyền tán đồng dự án này, nếu xét con số khái toán quá lớn so với mức sống quá bần cùng của dân chúng trong tỉnh,

b) Dự án mang lại lợi ích gì cho những người quyết định xây? Mang lại lợi ích gì cho đất nước đang rất cần tập trung nguồn lực tài chính để phát triển nhiều mặt còn chậm tiến?

c) Tính độc tài trong những quyết định chi tiêu lớn như vậy mà không có ý kiến của dân…

Bài viết này xin được thảo luận về tượng Bác Hồ từ góc nhìn dân trí.

Xin mời các độc giả xem tấm ảnh dưới đây, chụp các lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang và Tỉnh ủy Sơn La bên Tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” ngày 22/7/2015 (nguồn: từ bài “Tình cảm không thể cân đong đo đếm” đăng trên trang Anh Ba Sàm, ngày 04/08/2015).

Trong tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”, Bác Hồ ở vị trí cao nhất, đứng trước Bác có một thiếu nhi, và chung quanh Bác có 5 người, chắc là đại diện cho 5 thành phần dân chúng. Bốn người trong đó hướng ánh mắt về Bác Hồ đầy vẻ ngưỡng mộ và tôn kính. Một người nhìn ra xa, dáng vẻ như quyết tâm xông lên theo lời Bác giục.

Một kiểu tượng Bác Hồ khác rất thường thấy mô tả Bác Hồ đứng cao giơ tay vẫy chào nhân dân, mà theo ông cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nhân dân Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ.

Nói chung, tượng Bác Hồ, ngoài vài trường hợp hiếm hoi, đều cho thấy một lãnh tụ cao vời, thương yêu dân chúng như những đứa con khờ dại cần phải được dạy dỗ, chăn dắt, chỉ đường đi… Cho nên tượng Bác Hồ phải được dựng khắp nơi, phong trào học tập theo Bác phải nở rộ từ Bắc vô Nam, từ trung tâm quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tới các cấu trúc chính trị ngoại vi của đảng như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Trí thức, Công nhân, Nông dân…

Trong thời đại của nền kinh tế tri thức và công nghệ thông tin hiện nay, tốc độ tiến hóa của cuộc sống đi nhanh gấp rất nhiều lần so với thời đại Thế chiến thứ hai. Chu kì sống của một sản phẩm công nghệ chỉ còn có 4-6 tháng. Người nghỉ hưu ra khỏi dòng hoạt động một năm hay thậm chí vài tháng thôi đã tự thấy chậm bước khá xa với cuộc sống trước mắt rồi. Vậy mà người dân Việt Nam thế kỉ thứ 21 vẫn còn bị bắt buộc suy nghĩ theo tư tưởng, đi theo con đường đã chọn, học tập tấm gương… của một con người sinh ra vào thế kỉ thứ 19!

Con hơn cha là nhà có phúc. Thế hệ sau phải vượt thế hệ trước thì cộng đồng mới hưng thịnh. Vậy mà vẫn còn những thế lực bắt dân tộc Việt Nam phải mãi thấp hơn, mãi là người học trò nhỏ, phải mãi giới hạn tầm nhìn, tư tưởng của mình trong tầm nhìn, tư tưởng của Bác Hồ.

Bài viết này không nhằm bàn tới việc ông Hồ Chí Minh có công lao trời biển với dân tộc hay không, có tài năng và nhân cách khiến nhiều người thực sự ngưỡng mộ hay không. Chỉ thấy hình tượng của ông được thổi lên lớn quá, khiến cái bóng của ông thật dài và thật rộng, bao phủ cả 90 triệu con dân Việt Nam nhỏ bé, ngước mắt lên chỉ thấy ông chứ không thấy bầu trời rộng rãi trên cao… Ngay cả khi có chấp nhận ông Hồ Chí Minh như là một nhân vật kiệt xuất, một anh hùng dân tộc của Việt Nam đi nữa, thì cái cách tôn thờ ông, dựng tượng ông cùng khắp như thế cũng góp phần cản trở dân trí.        

Cho nên, tượng càng lớn, càng nhiều thì càng biểu hiện cho thế giới thấy văn hóa và tri thức đất nước càng thấp. Những bức tượng che tầm học hỏi và suy nghĩ của dân tộc, bít đường phát triển tri thức đất nước, và kéo theo bít đường phát triển kinh tế, văn hóa, giữ đất nước trong vòng chậm tiến, đói nghèo và lệ thuộc…

Tại sao chính quyền không biết quí những tượng đài vô hình mà vô giá của tri thức, của văn hóa, lại cứ mãi xây lên quá nhiều những tượng “tượng đài vô cảm” bằng xi măng, sắt thép tốn rất rất nhiều tiền của người dân? Chúng sẽ làm dân tộc yêu kính ông Hồ Chí Minh hơn hay ngược lại?
.
___
.
Trao đổi thư tín với thính giả 07.08.2015 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-080615-08072015075409.html
    Hòa Ái, phóng viên RFA | 2015-08-07
Thông tin về tỉnh Sơn La thông qua dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với kinh phí dự kiến lên đến 1400 tỷ đồng. Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, ông Cầm Ngọc Minh, hôm mùng 6 tháng 8, nói với báo giới rằng “chưa có tượng đài là thiệt thòi cho chúng tôi” khiến công luận trong và ngoài nước mạnh mẽ lên tiếng phản đối đề án này.

Tượng đài Hồ Chí Minh ...

Mở đầu chương trình hôm nay, Hòa Ái trích đăng những ý kiến của quý khán thính giả cùng độc giả gửi về trong tuần qua.

“Điều này chứng tỏ rằng tỉnh Sơn La rất giàu có nên mấy ông lãnh đạo có ý định chơi ngông. Các ông nên xem lại còn bao nhiêu cây cầu giống như cầu Chu Va rồi hãy làm tượng đài cũng không muộn”.

“Những người đưa ra ý tưởng và thông qua ý tưởng đó tôi tin chắc đằng sau những việc này có những lợi ích bất chính, khuất tất. Có thể là sự tham ô, tham nhũng thông qua hình thức lãng phí vô cùng ghê gớm và thông qua dễ những dự án được gán cho ý nghĩa chính trị. Mà như chúng ta biết ý nghĩa chính trị này gắn liền với chế độc độc tài của Việt Nam; tức tôn thờ lãnh tụ một cách sùng bái và thái quá.”

“Tôi rất bức xúc và nhiệt liệt phản đối xây tượng đài Hồ chí Minh phải tốn kém 1400 tỷ. Trong khi chúng tôi là những người dân không có chỗ ăn, chỗ ở. Theo tôi nghĩ nếu bỏ 1400 tỷ này ra để giải quyết cho dân oan chúng tôi có cuộc sống thì phần nào giảm đi những người bị oan ức. Nếu khắc phục được như vậy thì sẽ tốt hơn. Đàng này xây một tượng đài như thế là phí quá. Để nói cho dân biết đó là công lao của một người cứu nước thì không cần phải xây những tượng đài như thế. Chỉ cần làm những việc tốt thôi, người dân có cuộc sống ấm no thì trong lòng họ tự khắc hiểu, tự biết. Không cần làm những hình thức phô trương như vậy. Mấy ông có xây tượng đài để ở mỗi ngả tư đường đi, chưa chắc người dân thấy và hiểu được. Sợ người ta còn tức giận thêm”.

“Xây tượng thì xây rất nhanh.

Trường học, bệnh viện, loanh quanh không làm”.

“Mục tiêu của Nhà nước có thể là đúng nhưng VN vẫn còn nghèo thậm chí nợ công quá lớn, hơn 110 tỷ Mỹ kim. Tỉnh Sơn La cũng là một tỉnh quá nghèo, có rất nhiều công trình lợi ích cho dân rất cần Nhà nước đầu tư số tiền quá lớn như vậy để cải thiện cuộc sống thiết yếu cho đồng bào nghèo, để phát triển thành một tỉnh trung bình hoặc hơn thế nữa.

Nếu nhân dân được phép phủ quyết dự án không hợp lý này, tôi nghĩ rằng những dự án khác có thể đạt được thành công nhất định. Xin những quan chức VN xem xét lại việc đầu tư xây dựng hợp lý cho hiệu quả”.

“Xây tượng đài Hồ Chí Minh 1400 tỷ thì chính phủ VN nên để số tiền đó xây dựng cơ sở làm ăn, nhà máy cho người dân có công ăn việc làm, giúp hàng ngàn gia đình ở đó có cuộc sống tốt hơn. Phát triển lên rồi thì lúc đó có tiền hãy xây. Bây giờ người dân đang đói khổ mà chính phủ bỏ số tiền đó ra để xây cất một cái tượng lớn lao như vậy trong lúc người dân nhìn cái tượng đó không no được đâu”.

“Lấy số tiền đó cứu trợ đồng bào lũ lụt, hỗ trợ ngư dân bám biển, mua vũ khí bảo vệ biển đảo có tốt hơn không? Nếu xây tượng đài thì hãy xây trong lòng dân mới trường tồn”.

“Mặc người ta nói, xây cứ xây. Trước giờ vẫn vậy thôi”.

“Chẳng lẽ tượng Bác bé tẻo teo thì nhìn sao cho được? Phải to đùng hơn tượng Mẹ anh hùng của Đà Nẵng mới không mất quan điểm chứ lị! Cứ 1400 tỷ đã nhé! Sau này quyết toán ta lại xin bổ sung thêm cho đủ 2000 tỷ thì chia chác mới thoải mái”.

“Học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại như thế này thì nguy hiểm quá!”

“Trong tương lai đến năm 2030, VN sẽ có 45 tượng đài Hồ Chí Minh. Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức các chuyến du lịch đi thăm các tượng đài này. Một tôn giáo mới từ từ được hình thành. Các đảng viên từ cấp Trung ương đến cấp địa phương sẽ tha hồ vui. Chỉ có dân đen là khổ”.

Nhạc Trung Quốc ở Bộ Quốc Phòng

Trong tuần qua, dư luận đặc biệt chú ý đến đoạn nhạc Trung Quốc trong chương trình giao lưu nghệ thuật “Khát vọng đoàn tụ” diễn ra tại Hội trường Bộ Quốc phòng ở Hà Nội vào tối hôm 27 tháng 7-Ngày Thương binh Liệt sĩ VN, được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia VTV. Tiếp theo trong chương trình, Hòa Ái trích đăng các ý kiến liên quan:

“Đảng Cộng sản là của Trung Quốc thì phải phát nhạc Trung Quốc chứ sao?”

“Tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống trên biên giới để ca ngợi kẻ giết lính của mình”.

“Tổng đạo diễn Lê Hùng đã thừa nhận cố tình đưa ít phút vào, không ảnh hưởng gì. Do vậy không phải là sơ xuất nhầm lẫn”.

“Vậy họ không phải tổ chức Ngày Thương binh Liệt sĩ VN đã hy sinh mà là tổ chức kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ của Trung cộng nên mới có ‘Khát vọng đoàn tụ’ với quê hương Trung Quốc”.

“Truyền hình quốc gia giới thiệu một Chủ tịch nước trong chương trình với các thương binh liệt sĩ mà phát một đoạn nhạc Tàu ‘Tôi yêu Tổ quốc Trung Hoa” thì đó là một sự nhục mạ cho đất nước VN. Là 1 người dân trong số những người dân VN, suy nghĩ về thể diện quốc gia, về khí phách dân tộc, về lòng tự trọng tối thiểu của dân tộc thì đó là sự sỉ nhục đối với mọi người dân VN. Thứ hai nữa, đó là sự xúc phạm một cách nặng nề đối với các liệt sĩ đã hy sinh ở biên giới, ngoài hải đảo, ở biên giới Tây Nam cũng có bàn tay của Tàu cộng. Đoạn nhạc Tàu ca ngợi tổ quốc Trung Hoa mà đưa lên truyền hình VN như vậy thì đó là sự sỉ nhục vong hồn các liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước. Còn suy nghĩ của chúng tôi thì đó là sự nô lệ hóa trong mọi lãnh vực mà bắt đầu trong lãnh vực về truyền hình, về văn hóa, về mặt tư tưởng của thể chế này đối với người dân VN”.

“Nội tuyến đã nằm sâu trong đài truyền hình, trong ban tuyên giáo. Kể sơ những chuyện gần đây như cờ 6 sao, thủ đô Hà Nội chuyển sang Trung Quốc trên bản đồ, giờ thì nhạc nền cho Chủ tịch nước lên khai mạc lễ Thương binh Liệt sĩ là quốc ca của Trung cộng. Biết nói gì đây khi sự việc đã được trên an bài”.

“Không biết lúc nào VN sáp nhập vào Trung Quốc đây?”

“Đây là một hành động phản lại dân tộc, phản lại Tổ quốc, là điều sỉ nhục đối với anh hùng liệt sĩ. Đây mới chính là phản động cần phải nghiêm trị như thế mới thỏa lòng dân VN chúng ta”.

“Phải cách chức những người trực tiếp có liên quan. Xin hỏi nếu như người dân mà hát bài quốc ca của VNCH trong ngày lễ có bị bắt bỏ tù không? Vậy, nói xã hội bình đẳng, công bằng có hay không? Sự việc như vậy mà chỉ kiểm điểm thôi à?”

“Rút kinh nghiệm rồi. Chả sao cả. Không ai bị gì hết”.

Trong thời gian còn lại của chương trình, mời qý thính giả nghe chia sẻ qua hộp thư thoại sau đây:

“Thưa quý đài ACTD, tôi tên là Vũ Văn Cường, trú quán tại tỉnh Ninh Bình. Tôi rất cảm ơn quý đài đã mang lại cho người dân chúng tôi những thông tin về văn hóa, xã hội rất chân thực. Tôi rất mong có 1 ngày đóng góp ý kiến thiết thực cho quý đài. Tôi mong quý đài sớm liên lạc cùng với tôi và làm ơn cho tôi gia nhập cùng quý đài. Cuối cùng, cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp tới quý đài và chúc mọi người mạnh khỏe, thành công. Xin chân thành cảm ơn”.

Quý thính giả quý mến, thay mặt ban Việt ngữ, Hòa Ái chân thành cảm ơn chia sẻ vừa rồi của thính giả Vũ Văn Cường. Quý thính giả có thể liên lạc với đài và đóng góp ý kiến về các vấn đề quý vị quan tâm qua email tại đại chỉ [email protected] hoặc [email protected], hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775. Quý vị vui lòng nói ý kiến của mình để hộp thư thoại tự động thu âm lại giọng nói của quý vị. Ban Việt ngữ hy vọng quý khán thính giả và độc giả nhiệt tình đóng góp cũng như chia sẻ ý kiến để chương trình phát thanh của đài ACTD ngày một thêm phong phú.

Mục “Trả lời Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Trước khi dứt lời, Hòa Ái xin lưu ý, chương trình phát thanh qua làn sóng radio bị phá sóng và trang web của ban Việt ngữ đài ACTD bị chặn ở VN, quý thính giả vui lòng truy cập vào trang Facebook của đài để cập nhật các proxy vượt tường lửa mới nhất cũng như truy cập vào kênh Soundcloud và Youtube để nghe các chương trình phát thanh của đài RFA.
.
___
.
Tượng đài là bóng che cho đảng  http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/without-uncle-ho-symbol-the-party-wont-survive-nn-08072015081438.html
    Nam Nguyên, phóng viên RFA | 2015-08-07
Trong mấy ngày qua thông tin về dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trị giá 1.400 tỷ ở Sơn La tràn ngập báo chí do nhà nước quản lý. Sự tiêu xài lãng phí tiền thuế của dân, tiền ngân sách ở một tỉnh nghèo mà hàng năm phải cứu đói, đã bị phê phán nặng nề và báo chí đã rộng cửa đưa tin.

Hiện tượng xây tượng đài

Đáp câu hỏi của Nam Nguyên, lý giải thế nào về tình trạng tất cả các tỉnh đều muốn có quảng trường hoành tráng và nguy nga tượng đài lãnh tụ, trong bối cảnh đất nước còn nghèo và khó khăn, bội chi ngân sách triền miên và khả năng trả nợ công là một dấu hỏi lớn. Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế ở Hà Nội nhận định:

“Hiện nay có hiện tượng tràn lan phổ biến là xây những tượng đài mà cuối cùng quá khả năng ngân sách. Trong bối cảnh hiện nay dân nghèo còn rất nhiều, bệnh viện còn thiếu thốn, trường học cần được xây dựng thêm vì rất thiếu, những việc này là hợp lý. Còn riêng cái quảng trường kia thì xây dựng toàn bộ hệ thống đồng bộ complex cả quảng trường và trụ sở tốn 1.400 tỷ, riêng tượng đài bác Hồ cùng các dân tộc thiểu số thì chỉ hết 200 tỷ.

Nhưng mà theo tôi những cái đó cũng không cần thiết, vì thực sự lãng phí trong bối cảnh ngân sách luôn luôn bội chi, ngân sách thiếu hụt rất là lớn mà bản thân năm nay ngân sách cũng thiếu hụt do dự toán ban đầu nguồn thu dầu 100 đô la một thùng mà đến nay chỉ 60 cho nên ngân sách thâm thủng rất lớn, mà trong phần chi thì bội chi rất là cao.

Đáng lý tiền đó phải đầu tư vào hạ tầng cơ sở, đầu tư vào nhà thương, trường học hay xóa đói giảm nghèo thì sẽ tốt hơn nhiều. Hiện tượng này cần phải chấn chỉnh, tôi nghĩ những điều này này hoàn toàn không hợp với lòng dân.”

Theo Thanh Niên Online bản tin trên mạng ngày 5/8/2015, dự án tượng đài 1.400 tỷ tại Sơn La là một chủ trương đã được thống nhất thông qua. Tờ báo trích lời ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, triễn lãm và nhiếp ảnh trả lời báo chí theo nguyên văn, công trình Bác hồ với nhân dân các dân tộc Tây Bắc xây dựng ở TP Sơn La về mặt chủ trương đã được Bộ Văn Hóa-Thể thao-Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính ủng hộ, sau đó đã trình Ban Bí thư và nhận được sự đồng ý về mặt chủ trương.

Trò chuyện với chúng tôi, TS Hà Sĩ Phu nhà bất đồng chính kiến hiện sống ở Đà Lạt cho rằng, dư luận quay quanh chuyện xà xẻo ở các công trình lãng phí mà không để ý tới vấn đề chủ chốt. TS Hà Sĩ Phu nhấn mạnh:

"Việc xây dựng tượng đài đặc biệt là tượng đài Hồ Chí Minh ở khắp các tỉnh và còn đưa vào các chùa chiền. Thường lệ người ta chỉ quan tâm đến chuyện lãng phí, chuyện lợi dụng tham ô kiếm chác, mà quên ý nghĩa chính trị rất quan trọng của vấn đề.

Trên tình trạng chủ thuyết Mác Lê đã bị phá sản, muốn duy trì độc đảng độc quyền thì phải đổi cách và các đổi của họ là nói rằng đang đi theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng dân tộc chứ thực ra không phải tư tưởng cộng sản. Nghĩa là dựa vào cái uy tín do được tuyên truyền của Hồ Chí Minh để giữ được cái độc quyền độc đảng của họ, đấy mới là chuyện quan trọng.

Cho nên trong cả một thời gian dài sắp đến, họ sẽ dựng tượng Hồ Chí Minh không những ở khắp các tỉnh, những nơi quan trọng mà còn ở tất cả các chùa chiền để đi vào đời sống người dân. Tức là dùng hình tượng ông Hồ để phủ lên đầu dân tộc Việt Nam, để che cho sự tồn tại rất bất lợi của đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền trước nhân dân, chuyện ấy mới là quan trọng.”

Đối với vấn đề lãng phí tham nhũng ở các công trình xây dựng quảng trường và tượng đài lãnh tụ trên khắp đất nước, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu phân tích:

“Các tỉnh thì cũng nhân cái chủ trương chính trị ấy mà làm thật to, bởi vì làm càng to thì tỷ lệ ăn chia càng nhiều. Đây là việc gọi là ăn theo chủ trương chính trị, chứ chuyện tham nhũng không phải tự nó đẻ ra chuyện tượng đài, không phải mục đích tham nhũng đẻ ra tượng đài mà mục đích chính trị mới là số một.”

Chi tiêu vô tội vạ

Được biết sau khi cả báo chí nhà nước lẫn các mạng xã hội đưa rất nhiều thông tin về vụ tượng đài 1.400 tỷ, các giới chức tỉnh Sơn La cố gắng biện hộ bằng cách tách rời tượng đài Hồ Chí Minh khỏi quảng trường nguy nga của TP.Sơn La. Tuy rằng ai cũng hiểu là nếu có tượng đài của ông Hồ Chí Minh thì mới có dự án Quảng Trường 1.400 tỷ. Xem kỹ nghị quyết trước đó của Hội đồng Nhân dân Tỉnh Sơn La sẽ rõ điều này, nghị quyết xác định Hội đồng Nhân dân tỉnh thống nhất xây dựng tượng đài “Bác hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” kinh phí dự trù 1.400 tỷ đồng.

Trang mạng Sohanews và Trí Thứ trẻ ngày 6/8/2015 trích lời ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ban Kiểm tra Trung ương, bày tỏ sự ngạc nhiên về đề án 1.400 tỷ xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh gắn với quảng trường tại Sơn La. Ông Hùng nhấn mạnh, dân đang khổ, bão bùng ở khắp nơi, trường học còn thiếu, bệnh viện quá tải, sao lại xây tượng đài đồ sộ. Ông Vũ Quốc Hùng, từng một thời nắm giữ cây roi kỷ luật của Đảng, nói với nhà báo là Quốc Hội nên vào cuộc cân nhắc về những dự án quảng trường và tượng đài nghìn tỷ.

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, đáp câu hỏi là nên có giải pháp gì để giảm thiểu tình trạng chi tiêu ngân sách, sử dụng tiền thuế của dân một cách vô tội vạ, như trong các công trình xây dựng quảng trường và tượng đài lãnh tụ. Phó Giáo sư Ngô Trí Long nhận định:

“Hiện nay thực tế một trong những vấn đề đối với chi tiêu ngân sách thì Quốc hội cũng như các cơ quan chức năng đã thừa nhận kỷ cương kỷ luật ngân sách rất là yếu kém. Cho nên những việc đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngân sách luôn luôn thâm thủng.

Trong bối cảnh ngân sách luôn luôn thâm thủng mà hoạt động đầu tư không hiệu quả, nền kinh tế thực sự còn khó khăn, thì những cái đó dẫn tới rất nhiều hệ lụy nếu không có sự ngăn chặn tình trạng này. Cho nên cần phải có những biện pháp kiên quyết, cần phải có bàn tay sắt thì mới có thể thực thi vấn đề này. Chứ chỉ nói mà không làm, chỉ hô hào mà không chủ trương không có những chế tài thực sự nghiêm, thì cuối cùng theo tôi nghĩ hiện tượng này sẽ lập đi lập lại.”

Có nhà báo nói đùa, tượng đài 1.400 tỷ là đề tài câu độc giả câu view và quả như vậy, báo chí nhà nước khai thác đủ mọi góc cạnh liên quan kể cả thông tin và giải thích của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La.

Trang mạng Soha news, khi đưa tin Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La ra Nghị quyết thông qua Đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại TP.Sơn La tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng, nhà báo đã kèm thông tin “Sơn La vẫn còn 36.000 người thiếu đói”. Theo tin này Sơn La là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thành phố thì có tới 5 huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ.

Chính các báo cáo của tỉnh Sơn La cũng xác nhận, đến hết năm 2013, toàn tỉnh có gần 69.000 hộ nghèo chiếm 27% tổng số hộ và hơn 31.000 hộ cận nghèo chiếm 11,86% tổng số hộ. Riêng năm 2014 có khoảng hơn 31.000 hộ với 141.000 nhân khẩu thiếu đói.

Bức tranh màu xám này của Sơn La gây ra sự tương phản đầy mỉa mai với dự án quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh kinh phí 1.400 tỷ đồng.
.
___
.
Ý kiến: Hãy xây tượng đài trong lòng dân http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/08/150806_nguyen_tien_trung_views_xay_tuong_dai     Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung Gửi cho BBC từ Sài Gòn | 2015-08-06
Trên mạng xã hội Facebook và trên truyền thông cả trong và ngoài nước đều đang “nóng” lên với “quần thể dự án” 1.400 tỷ ở Sơn La, trong đó xây tượng đài cụ Hồ 'chỉ có' 200 tỷ.

Lá bùa hết thiêng

Cả quần thể dự án với điểm nhấn là tượng đài cụ Hồ tốn 1.400 tỷ rõ ràng vẫn chưa thể nào so sánh với những dự án “trên mây” khác như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 11.277 tỷ đồng.

Thế nhưng, trên mạng xã hội, người dân phản đối chuyện quần thể dự án xây tượng cụ Hồ còn quyết liệt hơn xây bảo tàng nhiều.

Tại sao như vậy?

Câu trả lời là một thông điệp không thể rõ ràng hơn của người dân đến nhà cầm quyền: không thể tiếp tục đem một người đã mất ra để làm lá bùa hộ mệnh, bào chữa cho tính chính danh của đảng cầm quyền.

Thậm chí có cả những thanh niên chưa bao giờ lên tiếng công khai về các vấn đề quốc gia như cậu Lê Nam cũng đứng ra chụp ảnh với tấm bảng phản đối dự án dựng tượng cụ, và đến thời điểm tôi viết bài này đã thu hút 156 ngàn lượt Likes, 12 000 bình luận và 26 ngàn lượt chia sẻ trên trang Facebook của bạn đó.

Con số này sẽ còn tăng lên theo thời gian. Cậu Lê Nam bây giờ đã được biết đến không thua gì một ngôi sao ca nhạc hoặc một diễn viên nổi tiếng.

Khó có ai trong giới dân chủ, với cùng một hành động chụp ảnh như vậy có thể đạt tới con số đó. Sức hút của những gương mặt mới thật mãnh liệt.

Rõ ràng rằng giới trẻ nói riêng, người dân Việt Nam nói chung không thể nào im lặng được nữa. Nó cũng cho thấy “dân trí” người dân không hề thấp, và người dân không hề thờ ơ với chính trị.

Một bức hình và thông điệp của Lê Nam đã nói thay cho biết bao nhiêu người muốn là “công dân” nhưng vẫn đang chịu thân phận “thần dân”.

Gốc rễ vấn đề

Đã có nhiều trí thức khác, thậm chí cả những tên tuổi lừng lẫy toàn cầu như GS Ngô Bảo Châu cũng đã lên tiếng về các dự án “trời ơi đất hỡi” khác như bôxit Tây Nguyên, thế nhưng kết quả đạt được vẫn là đảng cầm quyền tiếp tục làm dự án, bất chấp mọi cảnh báo đã thành sự thật về thua lỗ, tàn phá môi trường, lao động từ Trung Quốc tràn vào...

Chuyện xây quần thể dự án với điểm nhấn là tượng đài cụ Hồ này cũng vậy.

Giữa lúc ngân sách quốc gia bội chi hơn 100 ngàn tỷ (4,5 tỷ USD), Bộ Tài chính đang muốn vay 30.000 tỷ từ Ngân hàng Nhà nước, 95.000 tỷ từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, và còn muốn vay thêm nữa để chi tiêu, giữa lúc dân sinh đang khốn khó với hạn hán rồi bão lụt, thậm chí còn phải giành nhau từng gói mì tôm, đảng cầm quyền đủ can đảm để đưa ra dự án xây tượng đài chỉ với một lời biện minh đầy cảm tính của ông Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Sơn La:

“Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc thì không thể cân đong đo đếm được. Do đó, cá nhân nào nói lãng phí là chưa đúng”.

Giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ quan điểm trên trang Facebook cá nhân:

“Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỉ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.

Trước sự phản ứng dữ dội của dư luận, ngày 5/8, nhà cầm quyền đã cho họp báo lại và cho rằng có sự “hiểu nhầm”, rằng chi phí cho riêng tượng đài “chỉ có” 200 tỷ, thế nhưng điều đó chỉ nói lên rằng nhà cầm quyền vẫn quyết tâm thực hiện dự án tới cùng.

Tại sao đảng cầm quyền có thể bất chấp ý chí và nguyện vọng của nhân dân?

Bởi vì họ độc quyền nhà nước, độc quyền chính trị. Các vị trí lãnh đạo đều do cơ cấu, quy hoạch của một nhóm nhỏ trong giới lãnh đạo cộng sản, không phải do dân bầu. Người dân hoàn toàn không có tiếng nói ở những vấn đề quốc gia.

Dân bị mất quyền làm chủ đã dẫn đến chuyện giới cầm quyền tha hồ làm những dự án chỉ có lợi cho một số ít người nhưng đem lại gánh nặng nợ cho tất cả mọi người dân.

Đảng cầm quyền đang làm chuyện mà họ lên án ở các nước tư bản: Dân chủ tư sản chỉ đem lại lợi ích và quyền lực cho một thiểu số người giàu có.

Như thế, “dân chủ tập trung” không hề khá hơn “dân chủ tư sản” theo định nghĩa của các nhà lý luận cộng sản.

Tượng đài dân chủ

Ông tổ của chủ nghĩa cộng sản, Karl Marx và Engels cho rằng, dân chủ là hình thái biểu hiện của quyền lực nhà nước mà nhân dân phải tổ chức và kiểm soát được.

Lê-nin lại nhấn mạnh sự tham gia của quần chúng vào công việc quản lý nhà nước.

Trong tác phẩm nổi tiếng Dân Vận (năm 1949), ngay ở phần mở đầu tác phẩm, cụ Hồ đã viết: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích thuộc về dân. Bao nhiêu quyền đều là của dân. Quyền hành và lực lượng là ở nơi dân.”

Nếu thật sự tôn sùng Karl Marx, Engels, Lenin và cụ Hồ thì hãy làm theo những lời các cụ ấy nói, đừng dựng lên những tượng đài bê tông vô hồn, vô nghĩa, vô ích nữa, hãy dựng lên những tượng đài trong lòng dân bằng việc thực sự tôn trọng quyền làm chủ của người dân.

Đó mới thực sự là những tượng đài bền vững với thời gian, vì 'nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ'.

“Nhân dân làm chủ” không thể chỉ nói miệng suông được, nó phải được thể chế hóa qua pháp luật chuẩn mực bắt đầu từ bản hiến pháp dân chủ của toàn dân, đảm bảo không tổ chức nào được độc quyền nhà nước, đứng trên luật pháp.

Cùng nhau ủng hộ

Như trên đã nói, một cá nhân phi thường như GS Ngô Bảo Châu không thể giải quyết được vấn đề, vì đây là vấn đề độc quyền chính trị của giới lãnh đạo cộng sản, là một vấn đề mang tầm vóc quốc gia.

Đã ở tầm quốc gia thì vấn đề chỉ có thể giải quyết khi có sự tham gia của rất đông người, những con người - công dân bình thường cùng chủ động bắt tay nhau đồng nhất hậu thuẫn cho Việt Nam có được 'nhân dân làm chủ, pháp luật chuẩn mực'.

Những đảng viên cộng sản yêu nước, có tư duy dân chủ, có tinh thần dân tộc, không chấp nhận bất công xã hội, cũng cần chủ động tham gia ngay vào công cuộc cải tổ này, thúc đẩy giới lãnh đạo của đảng cộng sản phải thực thi Dân chủ, Công bằng, Văn minh.

Tư duy trông chờ để có được minh quân, quan thanh liêm hay một anh hùng nào đó xuất hiện sẽ chỉ đẩy tiếp đất nước vào con đường độc tài, vì đó là tư duy phong kiến, thụ động. Không thể xây dựng một thể chế dân chủ, công bằng, văn minh với tư duy đó.

Riêng với giới lãnh đạo cộng sản, trước thông điệp hết sức rõ ràng của người dân qua việc phản đối quyết liệt quần thể dự án có tượng đài cụ Hồ, nên cân nhắc và chọn con đường tốt đẹp nhất cho chính họ và cho cả đất nước, đó là con đường cùng phối hợp với mọi thành phần trong xã hội để cải tổ dân chủ.

Vì cải tổ không phải để lật đổ, mà để tránh sự sụp đổ đầy đau đớn cho đất nước này, cho dân tộc này, và cho chính đảng cầm quyền.

Do đó, hậu thuẫn cho công cuộc “phối hợp cải tổ” là trách nhiệm chung của mọi người, kể cả đảng viên cộng sản.

Bài thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một nhà vận động dân chủ, cựu tù nhân lương tâm, hiện sống tại Sài Gòn.
.
___
.
‘Khó nuốt’ với dự án xây tượng đài ‘nghìn tỷ’ Hồ Chí Minh? http://www.voatiengviet.com/content/kho-nuot-voi-du-an-xay-dung-tuong-dai-nghin-ty-ho-chi-minh/2902677.html
    Khánh An-VOA | 2015-08-05
Một dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với mức chi phí lên đến hàng nghìn tỷ đồng ở tỉnh Sơn La, Việt Nam, đang là tâm điểm chú ý của dư luận trong vài ngày qua. Những phản ứng của công chúng đã có tác động đến giới lãnh đạo liên quan đến dự án này.

Công trình ‘Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc’ đã được thông qua ở tỉnh Sơn La có tổng mức đầu tư là 1.400 tỷ đồng. Công trình dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 10 tới bao gồm các hạng mục như đền thờ Hồ Chí Minh với tượng đài cao từ 5 – 8 met, đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, bảo tàng tổng hợp, quảng trường…

Phát biểu trên báo Dân Trí hôm 4/8, ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La nói “việc xây dựng tượng đài có ý nghĩa lớn về mặt giá trị văn hóa và lịch sử, do đó Ban Bí thư đã cho phép xây dựng và xin ý kiến các Bộ, Ban, ngành để thực hiện và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý”.

Phản đối rầm rộ

Nhưng ngay sau khi báo chí loan tin về việc xây dựng tượng đài, đã có rất nhiều ý kiến phản đối của người dân ở ngay cả trên các phương tiện truyền thông chính thống lẫn các trang mạng xã hội tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những sự kiện hiếm hoi mà sự phản đối xuất phát từ cả luồng dư luận có xu hướng ủng hộ chính quyền lẫn luồng dư luận có xu hướng ủng hộ dân chủ.

Ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh Việt Nam, nói:

“Dân đói, dân khát, dân nghập lụt, mà bỏ tiền ra xây tượng ông Hồ, ông Hồ không vui đâu. Ông không bằng lòng đâu. Nếu mà ông Hồ còn sống, ông ấy sẽ phản đối, sẽ dừng ngay. Bây giờ ông ấy mất rồi thì các con, các cháu ông hãy vì ông, hãy theo ông ấy, hãy thể hiện mình học tập ông ấy mà dừng những cái vô bổ lại”.

Rất nhiều người thuộc đủ mọi tầng lớp đã phản đối công khai dự án xây dựng tượng đài ‘nghìn tỷ’ trên các trang mạng xã hội. Lý do chính yếu mà hầu hết những người phản đối đưa ra là sự lãng phí của công trình trong điều kiện người dân địa phương đang còn rất nghèo đói, thiếu thốn.
Ông Phạm Minh Hoàng đưa hình phản đối dự án lên mạng.Ông Phạm Minh Hoàng đưa hình phản đối dự án lên mạng.

Ông Phạm Minh Hoàng, cựu Giảng viên Đại học Bách Khoa TP.HCM, người đã chụp hình mình với tấm bảng ghi ‘Tôi phản đối dùng 1400 nghìn tỷ xây dựng tượng đài ông Hồ tại Sơn La” và đưa lên mạng xã hội, cho biết dự án lãng phí này đã tạo ra sự phẫn uất ở nhiều người dân nhưng họ không dám nói ra. Bản thân ông cũng thế.

“Không phải ngạc nhiên mà là cực kỳ phẫn uất. Tôi không thể nào tưởng tượng được là họ có thể làm chuyện ấy. Cho đến hôm nay, tôi nghĩ là đã có khoảng một trăm tám mươi mấy tượng đài ông ấy rồi, chưa kể những bảo tàng, một số công trình khác, thì tôi thấy số tiền ấy quá lớn. Bây giờ còn xây thêm một tượng đài 1.400 tỷ nữa. 1.400 tỷ xây được rất nhiều thứ. Có thể tưởng tượng là một tượng đài đó tương đương với cây cầu Mỹ Thuận, là cây cầu huyết mạch của đồng bằng sông Cửu Long. Dùng số tiền này như (số tiền) xây một cái cầu vậy thì tôi nghĩ đó là một sự hoang phí ngoài sức tưởng tượng”.

Báo Tiền Phong ngày 23/4/2015 nói theo đánh giá của các nhà quản lý trong buổi hội thảo lấy ý kiến về “Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030”, thì ‘nhu cầu nhân dân các tỉnh thành muốn xây dựng tượng đài Bác vẫn rất lớn, nên Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng quy hoạch đến năm 2030’. Phát biểu về nhận định này, ông Thành nói:

“Nhu cầu của ai chứ? Nhu cầu của các quan chức. Nhu cầu rất lớn, thì làm gì các quan chức cũng có nhu cầu lớn hết. Nhưng ở tỉnh Sơn La hiện có 36.000 dân đói ăn. Đó là báo cáo tình hình kinh tế, chính trị của tỉnh Sơn La 6 tháng đầu năm đấy. 36.000 dân đói ăn! Tôi tin là 36.000 dân này không đồng ý xây tượng ông Hồ đâu”.

Chuyện 'lại quả'

Một trong những ý kiến phổ biến mà dư luận cho là nguyên cớ sâu xa của dự án tượng đài cũng như nhiều công trình khác là vấn đề ‘lại quả’ hay ‘rút ruột’ dự án. Ông Hoàng cho biết:

“Lúc tôi hỏi ý kiến của người xung quanh, họ bảo ‘Nếu không xây thì họ lấy gì mà ăn?’. Con số rút ruột các công trình là thường có tỷ lệ 30 – 33%. Đó là một con số kinh khủng. Nếu xây 1 tỷ thì họ rút khoảng 300 triệu rồi. Mà đây là 1.400 tỷ thì con số họ rút ruột không biết là bao nhiêu nữa?!”.

Cựu chiến binh Phan Tất Thành cũng thừa nhận chuyện ‘lại quả’ này đã trở thành “luật bất thành văn” trong các công trình.

 “Cái này thì phải hỏi ông Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Giao thông. Chứ còn luật bất thành văn ở cái đất nước này, mà người ta đang tìm mọi cách, người ta muốn lắm, muốn xóa đi lắm, muốn bỏ đi lắm nhưng không thể bỏ được là cái “lại quả”. Những công trình công ích, công trình giao thông, công trình này nọ thì thường bị thất thoát khoảng 25 – 30%, đó là tôi nói một tỷ số khiêm tốn đấy, là bị “lại quả”. Cái mà ở hiện trường chỉ có khoảng độ 70% là tốt lắm rồi”.

Ông Thành nói chuyện ‘lại quả’ này là một vấn nạn lớn.

“Nhưng có điều thế này, ở Việt Nam, có những điều mà ai cũng biết. (Nhưng) nói ra thì lại hỏi: ‘Chứng cứ đâu?’. Thì chịu! Chứng cứ đâu? Thỉnh thoảng thử bắt vài ông thật nòng cốt vào thì nó lòi ra chứng cứ thôi”.

Khó nuốt?

Với quá nhiều ý kiến phản đối từ công luận trong vài ngày qua, hôm 5/8, báo Việt Nam Net đưa tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu UBND tỉnh Sơn La báo cáo về việc đầu tư đề án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.

Một cư dân mạng tên Chuong Phan nhận định về tin này là: “Cùng nhau nuốt khó trôi”.

Cũng trong ngày 5/8, VTC trích lời ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, đính chính rằng “Không có chuyện xây dựng tượng đài lên tới 1.400 tỷ đồng”. Ông Minh nói với VTC rằng những ý kiến nêu như thế là không hiểu sự việc vì mức chi phí trên dành cho nhiều công việc khác nhau của dự án. Ông cũng cho biết Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý dự án này trước đó và ông sẽ gửi báo cáo cho thủ tướng theo yêu cầu mới nhất.
.
___
.
Thủ tướng VN yêu cầu Sơn La báo cáo về tượng đài  http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150805_sonla_officials_explanation     BBC | 2015-08-05
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND tỉnh Sơn La báo cáo về việc đầu tư Đề án xây dựng quần thể tượng đài “Bác Hồ với đồng bào Tây Bắc” có tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng.

Trang web chính phủ Việt Nam ngày 5/8 nói báo chí đã phản ánh rằng dự án “chưa phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện nay”.

Vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND tỉnh Sơn La “báo cáo về việc đầu tư Đề án này và làm rõ những nội dung báo chí phản ánh, gửi Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/8”.

Cùng ngày 5/8, lãnh đạo tỉnh Sơn La nói truyền thông 'chưa hiểu đúng nghĩa' của công trình tượng đài 'Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc'.

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, người phụ trách dự án, có phát biểu trên trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 5/8.

Trước đó, truyền thông trong nước đưa tin dự án có tổng kinh phí lên đến 1.400 tỷ đồng.

"Một số phóng viên đang hiểu chưa đúng hết nghĩa của công trình này", ông Thủy nói.

"Số tiền 1.400 tỷ là cho chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La đến năm 2020, còn nhiều hạng mục về an sinh xã hội lắm, trong đó có nhiều thiết chế văn hóa và các nội dung khác nữa."

Ông cũng cho biết "hầu hết kinh phí cho chương trình là nguồn vốn xã hội hóa" và đến nay chưa có quyết định gì về nguồn vốn từ trung ương.

Trong cuộc phỏng vấn cùng ngày với BBC, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La, cũng nói báo chí hiểu "chưa chính xác" về công trình.

"Chẳng biết nguồn thông tin ở đâu ra, cứ đưa lên báo như thế, nên tỉnh bây giờ phải làm một báo cáo", ông nói.

"Anh em tất cả các sở đang tổng hợp lại chi tiết từng hạng mục, Sở Kế hoạch đầu tư sẽ xây dựng kế hoạch cuối cùng để trình lên UBND tỉnh và UBND sẽ có phát ngôn chính thức".

Ông Tuấn cũng cho biết kinh phí từ công trình chủ yếu là từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

Ngày 5/8, báo Dân Trí dẫn lời ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La bác bỏ tin nói tượng đài có trị giá 1.400 tỷ đồng.

“Tượng đài chỉ là một hạng mục nhỏ trong đề án này, với kinh phí dự kiến khoảng 200 tỷ đồng", ông nói.

Thế nhưng văn bản Nghị quyết thông qua của Hội đồng Nhân dân tỉnh mà BBC có trong tay có dòng: "Tổng mức đầu tư: khoảng 1.400 tỷ đồng".

Hôm 4/8, báo VnExperss dẫn lời người phát ngôn Bộ Văn hóa Phan Đình Tân cho biết vẫn chưa nhận được báo cáo từ tỉnh Sơn La về đề án xây dựng khu tượng đài.

Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc đất nước, dân số khoảng 1,1 triệu người.

Đây là một trong các tỉnh nghèo của Việt Nam, với tổng số hộ nghèo gần 71.000 hộ, chỉ sau Nghệ An và Thanh Hóa.

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng năm nay của UBND tỉnh Sơn La cho biết tỉnh này còn hơn 36.000 hộ thiếu đói.

"Không có quy hoạch chung"

Hôm 3/8, Đại biểu Quốc Lê Việt Trường đã chất vấn Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng về trào lưu xây dựng quảng trường.

Ông Trường cho rằng trào lưu này "đi ngược lại sự chỉ đạo của chính phủ về tiết kiệm chi, dồn vốn cho đầu tư phát triển".

"Việc xây dựng quảng trường của các tỉnh, thành phố có nằm trong quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt không? Kinh phí lấy từ nguồn nào?", ông đặt câu hỏi.

Văn bản trả lời của ông Dũng, được báo Tuổi Trẻ dẫn lại ngày 5/5, nói "đến thời điểm hiện nay, không có quy hoạch quảng trường chung cho cả nước."

Tuy nhiên ông Dũng nói "Việc xây dựng quảng trường tại các đô thị là tạo lập không gian sinh hoạt chung, phù hợp với xu thế phát triển của đô thị văn minh hiện đại và cần được nghiên cứu trên cơ sở tổng hòa giữa nhu cầu địa phương, cộng đồng dân cư.

“Quyết định xây dựng các quảng trường thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND các tỉnh, thành phố.

"Trên thực tế, hầu hết quảng trường tại các tỉnh, thành phố được xây dựng bằng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác", ông nói.

Trang web chính phủ Việt Nam ngày 5/8 nói Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chủ trì dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030.

Thông tin này được đăng tải dường như xuất phát từ tranh cãi mấy ngày qua về đề án tại Sơn La.

Bài trên trang web chính phủ nói dự thảo nêu rõ hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được ưu tiên xây dựng đến năm 2030 tại 14 địa phương: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Trong đó, từ nay đến 2030, tại tỉnh Bắc Kạn “sẽ xây dựng tượng đài Bác Hồ với thanh niên xung phong”; tại Bắc Ninh sẽ “xây dựng tượng đài Bác Hồ với Đảng bộ và nhân dân thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh”; tại Đà Nẵng sẽ “xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh”; tại Sơn La sẽ xây dựng “tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc”.

Chính phủ Việt Nam nói người dân có thể góp ý dự thảo này qua mạng internet.
.
___
.
Tỉnh nghèo đòi xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh 1400 tỷ đồng - RFA
.
___
.
Tỉnh Sơn La định xây dựng tượng đài ‘nghìn tỷ’ Hồ Chí Minh https://www.youtube.com/watch?v=xUHtyTZLk0g     VOA | 2015-08-05
Một dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với mức chi phí lên đến hàng nghìn tỉ đồng ở tỉnh Sơn La, Việt Nam, đang là tâm điểm chú ý của dư luận trong vài ngày qua. Công trình "Tượng đài Bác Hồ với đồng báo các dân tộc Tây Bắc" đã được thông qua ở tỉnh Sơn La có tổng mức đầu tư là 1.400 tỉ đồng, dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 10 năm nay, và được nói là “có ý nghĩa lớn về mặt giá trị văn hóa và lịch sử.” Nhưng ngay sau khi báo chí loan tin về việc xây dựng tượng đài, đã có rất nhiều ý kiến phản đối của người dân ở ngay cả trên các phương tiện truyền thông chính thống lẫn các trang mạng xã hội tại Việt Nam. (Phỏng vấn ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh Việt Nam, và ông Phạm Minh Hoàng, cựu Giảng viên Đại học Bách Khoa TP.HCM)
.
___
.
Tượng đài Hồ Chí Minh 1.400 tỷ  http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hcm-monum-oppose-in-poo-provi-08052015051627.html
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok | 2015-08-05
Công luận, đặc biệt của cư dân mạng, tại Việt Nam đang bức xúc về việc tỉnh Sơn La thông qua dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với kinh phí khủng 1400 tỷ đồng Việt Nam.

Lý do của sự phản đối dự án là gì?

Phản ứng

Vụ Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng ở tỉnh Quảng Nam với kinh phí chừng 400 tỷ đồng vừa hoàn thành vào tháng 3 năm nay từng gây bão trong dư luận cả nước. Lý do được nêu ra là biết bao bà mẹ liệt sỹ còn phải sống trong cảnh khó khăn, chưa được đền bù xứng đáng trong khi Nhà nước lại bỏ tiền ra cho một công trình lớn như thế.

Nay đến tin Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La, một trong những tỉnh nghèo nhất tại Việt Nam, lại thông qua dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với khoản kinh phí 1400 tỷ đồng.

Luật sư Lê thị Công Nhân, một cựu tù nhân lương tâm, có ý kiến sau khi nghe tin vừa nêu:

“ Thực sự tôi cảm thấy bất ngờ bởi vì trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay của Việt Nam như chúng ta biết trước khi có tin Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nghị quyết đề án xây tượng thờ ông Hồ Chí Minh cộng với một tổng quan chung giống như một công viên khổng lồ với những bức tượng, phù điêu rất lớn, có thể nói lớn nhất từ trước đến nay ở tỉnh Sơn La và họ dự toán mất 1400 tỷ; trước khi tin này đưa ra khoảng 3-4 ngày gì đó thì một bà thứ trưởng Bộ Tài chính của Việt Nam phải lên tiếng để xin vay của Ngân hàng Nhà nước 30 ngàn tỷ đồng.

Trong bối cảnh kinh tế chung của đất nước như vậy- Bộ Tài chính ở trung ương quản lý tài chính và chi phí công cho tất cả các tỉnh thành, trong đó có cả Sơn La, khu vực miền núi Tây bắc, phía bắc; và Ngân hàng Nhà nước cũng làm chức năng quản lý ngân hàng ở trên phạm vị toàn bộ quốc gia. Trong sự điêu đứng như thế về ngân sách mà Sơn La là một tỉnh nghèo, có tiếng về nghèo ở Việt Nam mà thông qua việc làm như vậy theo tôi cảm thấy đó là một việc làm, một ý tưởng điên rồ.

Tất nhiên họ không hề điên như vậy. Những người đưa ra ý tưởng và thông qua ý tưởng đó là bởi vì, tôi tin chắc, đằng sau những việc này có những lợi ích bất chính, khuất tất. Có thể là sự tham ô, tham nhũng thông qua hình thức lãng phí vô cùng ghê gớm và thông qua dễ những dự án được gán cho ý nghĩa chính trị. Mà như chúng ta biết ý nghĩa chính trị này gắn liền với chế độc độc tài của Việt Nam; tức tôn thờ lãnh tụ một cách sung bái và thái quá.”

Một số cư dân mạng trưng bản phản đối dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh 1400 tỷ trên facebook của họ. Việc làm này cũng được một chị đang khiếu kiện tại Hà Nội vì việc thu hồi đất đai- nhà cửa oan ức ở Đồng Nai, chị Ngọc Nguyên hưởng ứng với những lý do được nêu ra:

“ Trong phòng khiếu kiện từ sáng đến lúc này mọi người cũng nói đến vấn đề đó. Tôi rất bức xúc và nhiệt liệt phản đối. Tôi cũng đang biết tấm bảng để chữ ‘Phản đối xây tượng đài Hồ chí Minh phải tốn kém 1400 tỷ’. Tôi đang chuẩn bị đây.

Trong khi chúng tôi là những người dân không có chỗ ăn, chỗ ở, không có cuộc sống. Theo tôi nghĩ nếu bỏ 1400 tỷ này ra để giải quyết cho dân oan chúng tôi có cuộc sống thì phần nào giảm đi những người bị oan ức. Nếu khắc phục được như vậy thì sẽ tốt hơn. Đàng này xây một tượng đài như thế là phí quá, vô ích.

Nếu muốn nói xây tượng đài để nói cho dân biết đó là công lao của một người cứu nước thì không cần phải xây những tượng đài như thế. Chỉ cần làm những việc tốt thôi, người dân có cuộc sống ấm no thì trong lòng họ tự khắc hiểu, tự biết. Không cần phải phô trương, làm những hình thức như vậy.

Tôi nói mấy ông có xây tượng đài để ở mỗi ngả tư đường đi, chưa chắc người dân thấy và hiểu được. Sợ người ta còn tức giận thêm. Do đó tôi cũng đang có ý tưởng là phải làm sao để thể hiện sự phản đối này.”

Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng hiện sống tại Sài Gòn có bài viết ‘Dừng ngay những dự án tượng đài tham nhũng’. Trong đó ông nêu rõ ‘Một trào lưu, một phương cách tham nhũng tập thể, công khai đang là những cơn bão, những trận mưa lũ tàn phá đất nước như những trận mưa lũ đang tàn phá vùng than giàu có Quảng Ninh’. Và nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam cần lên tiếng mạnh mẽ về những dự án mà ông gọi là những dự án vô cảm với những cảnh đời nghèo đói của người dân.

Giáo sư y khoa Nguyễn Văn Tuấn từ Australia cũng có chung ý với nhà văn Phạm Đình Trọng khi gọi Việt Nam là đất nước của những tượng đài vô cảm. Ông cố gắng giải thích tình trạng hằng loạt địa phương ở Việt Nam đều có dự án xây dựng tượng Hồ Chí Minh có thể là xuất phát từ ý tưởng kinh doanh hình tượng lãnh tụ. Theo giáo sư Nguyễn Văn Tuấn như thế là sự khinh thường người dân đóng thuế.

Ngay cả một vị quan chức Nhà nước, phó giám đốc Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh, phó giáo sư- tiến sĩ Nguyễn Thị Thông được mạng Infonet trích dẫn thừa nhận con số 1400 tỷ là quá lớn đối với 1 tỉnh còn nghèo như Sơn La.

Vào ngày 5 tháng 8, chúng tôi liên lạc với các vị trong Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La để hỏi ý kiến về dự án tượng đài Hồ Chí Minh 1400 tỷ đồng mà dư luận đang bức xúc thì hai vị phó chủ tịch Tráng Thị Xuân và Phạm Văn Thủy trả lời:

“ Tôi không phụ trách mảng này, anh hỏi anh Phạm Văn Thủy.”

“Tôi đang họp, và tôi không có thẩm quyền trả lời, hãy hỏi ông chủ tịch UBND tỉnh.”

Mạng Soha News trích dẫn phát biểu của ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La, Cầm Ngọc Minh, rằng dư luận đang hiểu sai về con số 1400 tỷ đồng. Theo ông này thì khoản kinh phí này được dùng để xây dựng một cụm công trình trên diện tích 20 héc ta, trong đó có quảng trường, tượng đài bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc, trung tâm hành chính mới của tỉnh, khu tái định cư và giải phóng mặt bằng, đền thờ bác Hồ.

Vào tháng tư vừa qua, Bộ Văn hóa- Thể Thao- Du lịch Việt Nam đưa ra đề xuất từ nay đến năm 2030 sẽ xây thêm khoảng gần 60 tượng đài Hồ chí Minh trên cả nước.

Thống kê cho thấy tại Việt Nam hiện nay có 137 tượng đài Hồ Chí Minh đủ loại.
.
___
.
Tượng đài nghìn tỉ: Con số mà biết nói năng  http://www.voatiengviet.com/content/tuong-dai-nghin-ti-con-so-ma-biet-noi-nang/2902510.html
    Lam Thủy | 2015-08-05
Tỉnh Sơn La vừa ra nghị quyết thông qua đề án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh tại thành phố Sơn La. Điều đáng nói, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỉ đồng.

Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 20ha, trong đó tượng Hồ Chí Minh cao từ 5 - 8m, quảng trường có sức chứa 20.000 người, đền thờ Hồ Chí Minh, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, bảo tàng tổng hợp… dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019.

Truyền thông trong nước thời gian qua đưa tin về những con số “khủng” cho các dự án như: 11.000 tỉ đồng xây bảo tàng lớn nhất Việt Nam; 1.475 tỉ làm đường khu tưởng niệm Chu Văn An; tượng đài mẹ Việt Nam 411 tỉ đồn;, Văn Miếu 271 tỉ đồng ở Vĩnh Phúc; tượng phật 500 tỉ và mới đây nhất là dự án tượng đài Hồ Chí Minh lên tới 1.400 tỉ.

Đối lập với những con số đầu tư trên là những khoản nợ không kém phần “khủng”: Nợ quá hạn nước ngoài hơn 310 triệu USD, nợ công Việt Nam có thể lên đến 60% GDP, trung bình một người Việt Nam gánh 950 USD nợ công.

Trong tình hình Việt Nam còn nghèo, thường xuyên phải gánh chịu thiên tai, thì những nhu cầu cơ bản sẽ thiết thực hơn những bức bức tượng chỉ để ngắm mà không thể ăn. Vì vậy, đã có không ít ý kiến phản đối dự án này và họ đã bắt đầu chiến dịch chụp ảnh cùng thông điệp phản đối dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng, một trong những người đứng ra kêu gọi đăng ảnh phản đối dự án trên, đã chia sẻ với VOA Việt ngữ: “Sơn La là một trong các vùng kinh tế nghèo đói bậc nhất Việt Nam. Hàng năm nhà nước phải cứu trợ rất nhiều cho Sơn La. Chính vì vậy tôi cực lực phản đối việc đầu tư xây dựng quần thể tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La và kể cả ở nơi khác trong tương lai vì đây là dạng công trình không thiết thực đến đời sống nhân dân”.
Anh Nguyễn Lân Thắng chụp ảnh cùng thông điệp phản đối dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.Anh Nguyễn Lân Thắng chụp ảnh cùng thông điệp phản đối dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.

Chia sẻ thêm về những bức xúc của mình, anh Thắng cho biết, “trong khi tại các vùng ngoại vi vẫn đang rất thiếu trường học, bệnh viện, trạm y tế, thiếu đường giao thông nông thôn cùng các công trình phụ trợ khác phục vụ đời sống người dân thì trụ sở các cơ quan đảng, chính quyền cùng các đoàn thể đã rất nguy nga trong khi Sơn La không phải vùng kinh tế phát triển hay công nghiệp lớn”.

“Với những bất cập trên, việc xây tượng đài nghìn tỉ vô hình chung sẽ tiếp tục đặt gánh nặng lên nền kinh tế vốn đã yếu ớt của Việt Nam. Tất cả những việc đầu tư này cuối cùng sẽ lại đánh lên đầu người dân thông qua các loại thuế, phí”, anh Thắng nói với VOA Việt Ngữ. “Khi thông tin Sơn La sẽ xây dựng công trình tượng đài 1.400 tỷ, người dân tất cả mọi nơi rất bức xúc. Nhiều người trong số họ và ngay cả bản thân tôi đã từng dè xẻn chi tiêu, từng lăn lộn ở khắp vùng Tây Bắc để đi làm từ thiện, chúng tôi không thể không phẫn nộ trước sự vô trách nhiệm của chính quyền Sơn La”.

Dù vấp phải ‘bão’ dư luận cho rằng, Sơn La là tỉnh nghèo, xây dựng tượng đài với tổng vốn đầu tư lớn như vậy là lãng phí, quan chức Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch tỉnh này được báo chí trích lời nói rằng “đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc không thể cân đong đo đếm được”.

Cũng trong thời điểm này, truyền thông trong nước đưa tin về việc Việt Nam sẽ còn xây dựng tiếp khoảng 58 quần thể tượng đài Hồ Chí Minh trên khắp cả nước từ nay đến năm 2030.

Anh Thắng không ngần ngại chia sẻ: “Qua phản ứng của dư luận trong vài ngày gần đây thì dân đã khác. Rất nhiều người phản đối, rất nhiều người lên tiếng. Và tôi tin là mọi việc chi tiêu công lãng phí vô tội vạ như hiện nay sẽ buộc phải chấm dứt nếu phản ứng của quần chúng đủ mạnh. Đấy là tiền thuế của chúng tôi, chúng tôi phải kiểm soát”.

Một trong những người bức xúc với việc xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh, Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã từng có nhiều chia sẻ rất thẳng thắn về những bất cập tại Việt Nam, viết trên trang Facebook cá nhân:

“Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỉ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.

Khi gõ cụm từ khóa “chương trình từ thiện” trên công cụ tìm kiếm Google đã có khoảng 1.040.000 kết quả trong vòng 0,40 giây, điều đó cho thấy rất nhiều đơn vị, cá nhân đang từng ngày từng giờ kêu gọi đóng góp làm từ thiện, chia sẻ với đồng bào miền núi nói riêng và người dân nghèo cả nước nói chung.  

Đó là những tấm lòng ngày đêm trăn trở với khó khăn mà người dân nghèo đang phải đối mặt.

Có thể nói, việc vung tiền cho những dự án không thiết thực khi thông tin thiên tai hoành hành tràn ngập mặt báo mấy ngày nay đã như một cú đánh trực diện vào những tấm lòng trăn trở với Việt Nam.
.
___
.
Tượng tiền tỷ, chất lượng chưa xứng http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150805_vietnam_expensive_statues     BBC | 2015-08-05
Nhân vụ ồn ào tỉnh Sơn La xây tượng đài Hồ Chí Minh với kinh phí lên đến 1.400 tỷ đồng, các báo trong nước đã đồng loạt điểm lại những công trình tượng đài đắt đỏ nhưng kém chất lượng.

Thời gian qua, công luận đã nhiều lần lên tiếng về hàng loạt tượng đài trị giá hàng trăm tỷ đồng nhưng xuống cấp mau chóng sau khi khánh thành: tượng Lý Thái Tổ (Hà Nội), nữ tướng Lê Chân (Hải Phòng), Điện Biên Phủ (Điện Biên), Trần Hưng Đạo (Nam Định)... những tượng bằng đồng đều bị rỉ xanh cục bộ, khó khắc phục. Đặc biệt, nhiều công trình xây dựng xong mau chóng bị nứt trên thân hoặc sụt lún chân đế hay bị sét đánh.

Gần đây nhất là tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam với kinh phí lên đến 411 tỷ đồng. Theo Vietnamnet, chỉ một tuần sau lễ khánh thành hoàng tráng vào tháng 3/2015, công trình cao 18 m, dài 120 m đã bị hỏng một phần nền gạch trước mặt tượng đài.

VnExpress dẫn lời tiến sĩ Đinh Hồng Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhận định, trong hơn 10 năm trở lại đây, tượng đài được xây dựng ồ ạt theo phong trào, mang tính dự án, chạy theo tiến độ nhưng thiếu đi ý nghĩa biểu tượng và xã hội.

Đó là chưa kể đến những tượng đài có chất lượng cực kỳ thấp như tượng Phật ở Thái Bình, tượng đài bị sét đánh tại Quảng Ninh, thậm chí không ít tượng đài được nhà nước đầu tư cũng chỉ mang tính phong trào.

Ông Hải cũng cho rằng cơ quan chức năng đang lúng túng trong quy hoạch và thiếu quy trình xây dựng tượng đài nên ‘đẻ ra các công trình không có mục đích rõ ràng’ như tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam.

‘Thiên về tượng lãnh tụ’

Tiến sĩ khoa học nghệ thuật Phạm Hoàng Vân, Đại học Mỹ thuật công nghiệp, cũng được dẫn lời trên VnExpress cho biết người ta đang hiểu lầm khái niệm rằng tượng đài là công trình phải to, cao.

Theo ông Vân, tượng đài có tầm vóc không thể hiện bằng kích thước lớn mà bằng tư tưởng, ý nghĩa biểu tượng. Ông Vân nêu ví dụ tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ ‘thất bại về mặt nghệ thuật vì thiếu tính biểu tượng’.

Ông Vân cũng đặt vấn đề công nghệ, kỹ thuật để sử dụng cho xây dựng tượng đài không được đánh giá đúng tầm. Theo ông, Việt Nam có nhà máy đúc chân vịt tàu ở Hải Phòng được đầu tư máy móc, công nghệ đúc đồng khá tốt, nhưng không có sự liên kết giữa lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật nên không tận dụng được.

Trả lời phỏng vấn của báo Đời sống và Pháp luật, kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, cho biết, tượng đài tại Việt Nam nói chung vẫn còn thiên về lãnh tụ, mà chưa chú trọng đề tài về văn hóa, tín ngưỡng. Thiếu những tượng đài về nghệ thuật văn hóa phục vụ cho đời sống sinh hoạt văn hóa của người dân.

Ông Luyện cũng đề nghị chính quyền nên hạn chế việc lấy ngân sách để xây tượng đài mà nên học tập các nước trong việc xã hội hóa đầu tư cho các công trình công cộng.
.
___
.
Văn phỏng Thủ tướng yêu cầu giải trình việc xây tượng đài 1.400 tỷ  http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/offic-pm-sonls-to-xplain-08052015130301.html
    RFA | 2015-08-05
Chiều hôm qua trong một diễn biến mới nhất chung quanh vụ tượng đài 1.400 tỷ của Sơn La văn phòng Thủ tướng chính phủ đã gửi công văn khẩn yêu cầu giải trình điều mà nội dung công văn cho rằng phản hồi từ báo chí trước vụ Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua đề án tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với kinh phí từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác với quy mô của đề án quá lớn không phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay.

Công văn do ông Nguyễn Văn Tùng ký thế Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ, yêu cầu UBND tỉnh Sơn La báo cáo vụ việc cho Thủ Tướng chính phủ chậm nhất là ngày 15 tháng 8.

Trước đó UBND tỉnh Sơn La đã phủ nhận đề án tượng đài 1.400 tỷ là không đúng mà toàn bộ số tiền này dùng vào các công trình phụ trợ chung qunah tượng đài, bản thân bức tượng chỉ tốn 200 tỷ phần còn lại là các hạng mục như quảng trường, trung tâm hành chính của tỉnh, bảo tàng, trung tâm tiếp đón du khách, khuôn viên cây xanh và nhất là tiền đển bù giải tỏa các khu vực chung quanh nơi đặt tượng rộng tới 10 hecta.
.
___
.
Tượng đài Hồ Chí Minh: Ý kiến người Sơn La http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150804_son_la_y_kien_tuong_hochiminh     BBC | 2015-08-04
Một số người dân ở tỉnh Sơn La bày tỏ suy nghĩ với BBC về Đề án tượng đài Hồ Chủ tịch 1.400 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” tại thành phố Sơn La đang gây tranh cãi trong dư luận.

Giới chức tỉnh Sơn La nói Đề án tượng đài Hồ Chủ tịch 1.400 tỷ đồng là "nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào".

Bà Nguyễn Thị Phương, một người nội trợ, sống ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, Sơn La, nói bà cảm thấy “ngại” khi đọc tin.

“Tôi thấy những người sống quanh mình có cái nguyện vọng dựng tượng ngàn tỷ đâu.”

“Không hiểu báo đài họ moi đâu ra cái nguyện vọng đấy cơ chứ?”

Trong khi đó, thầy Tòng Văn Dịn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sam Kha, Huyện Sốp Cộp, Sơn La, cho rằng người dân địa phương đang cần những thứ khác.

“Khoảng 70% các em học sinh là từ gia đình thuộc diện nghèo, tức thu nhập dưới 400 nghìn/người/ tháng.”

“Các thầy cô phải thường xuyên vận động gia đình các em cho đi học. Họ làm láng trại trên nương, đến mùa gặt hoặc mùa gieo cấy thì học sinh vắng nhiều lắm.”

Ông mô tả tình hình tài chính của trường: “Có năm trường được xây một cái nhà hai tầng được 2,3 tỷ, nhưng có khi 5 năm liền không được gì.”

“Sách giáo khoa thì trước kia được cấp hoàn toàn, sau nghị định 49 về thì vận động học sinh mua rất khó vì gia đình không tự giác mua, các em học sinh thiếu sách giáo khoa từ 30 tới 40%.”

“Quần áo tư trang cá nhân nhiều em cả năm chỉ mặc một bộ. Thầy cô giáo đôn đốc cũng không được vì họ không có điều kiện. Những ngày trời nắng mới giặt được, còn trời mưa thì đành chịu.”

Vì vậy, ông cho rằng: “Nếu những công trình hạ tầng không cần thiết lắm, để tiền đầu tư cơ sở vật chất cho địa phương thì hay hơn.”

Dường như ngay cả một số người ủng hộ việc dựng tượng cũng cảm thấy băn khoăn.

Bà Trần Mai Dung, một người buôn bán ở thành phố Sơn La, cho biết: “Hồ Chủ tịch là vĩ nhân của Việt Nam và quốc tế, nên việc xây tượng người dân ai cũng ủng hộ.”

“Thế nhưng con số khổng lồ quá, tiền ấy người nghèo ao ước mà không có. Tôi nghĩ xây là cần thiết, nhưng ngân sách chỉ vừa phải thôi thì mới phù hợp.”
.
___
.
Ý kiến về tượng đài 1.400 tỷ  http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150804_pham_van_hang_hochiminh_statue     BBC | 2015-08-04
Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng cho biết ông cảm thấy "xót xa" về tượng Hồ Chủ tịch 1.400 tỷ đồng khi trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt chiều 4/8.

“Việt Nam còn nghèo, nhất là một địa phương nghèo như Sơn La thì nếu có dựng tượng cũng chỉ nên làm những công trình vừa tầm với, kinh phí không lên đến cả ngàn tỷ đồng".

"Từ góc độ một người làm điêu khắc, tôi cũng cho rằng tượng vĩ nhân, nhân vật lịch sử không cần làm lớn, với kinh phí đắt đỏ, vì tầm vóc của họ cũng như viên ngọc quý mà không cần kích cỡ lớn”, ông Hạng nói.

Nhà điêu khắc hơn 70 tuổi nhấn mạnh ông cảm thấy “xót xa thật sự” và bày tỏ mong muốn: “Các nhà lãnh đạo Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La hãy lắng nghe dư luận, nên dừng lại để tránh gây phản cảm trong dư luận, nhất là khi dân tỉnh này còn đói nghèo và nhận cứu trợ hàng năm”.

‘Nên dành 1.400 tỷ đồng cho y tế, giáo dục’

Tên tuổi của ông Hạng gắn liền với những công trình tượng đài như Mẹ Dũng sĩ ở Đà Nẵng, bác sĩ Yersin tại Đà Lạt, và gần đây là cây cầu Rồng bắc qua sông Hàn.

Ông Hạng cho biết hầu hết các công trình tượng đài mà ông nhận làm đến nay đều có kinh phí dưới 5 tỷ đồng. Do vậy, theo ông, thay vì dựng tượng với kinh phí lên đến 1.400 tỷ đồng, số tiền này nên ưu tiên dành cho những việc “ích nước lợi dân” như đầu tư cho các dự án y tế, giáo dục.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La hôm 8/7 đã ra Nghị quyết thông qua Đề án xây dựng tượng đài "Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc" với tổng đầu tư 1.400 tỷ đồng.

Lý do được nói là "Công trình tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm biết ơn sâu sắc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu".

Trên trang Facebook cá nhân, nhà toán học Ngô Bảo Châu chia sẻ công khai ý kiến của ông về vụ dựng tượng đài: “Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”..
___
.
Công trình tượng đài 1.400 tỷ ở Sơn La http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150803_new_hochiminh_statue     BBC | 2015-08-03
Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La vừa ra Nghị quyết thông qua Đề án xây dựng tượng đài "Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc" với tổng đầu tư 1.400 tỷ đồng.

Đây là công trình đặt tại quảng trường Tây Bắc trung tâm thành phố Sơn La, diện tích khoảng 10-15 ha, theo báo trong nước.

Các hạng mục chính của công trình gồm đền thờ Hồ Chủ tịch với tượng ông Hồ cao từ 5-8 m; đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ; bảo tàng ; khu điều hành và đón tiếp; khuôn viên cây xanh, quảng trường có sức chứa 20.000 người...

Dự kiến lễ động thổ khởi công xây dựng công trình sẽ được tiến hành vào ngày 11/10/2015, nhân kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Sơn La.

Quá trình xây dựng được nói là từ 2015-2019.

Báo Việt Nam nói "Công trình tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm biết ơn sâu sắc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu".

Tỉnh nghèo

Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc đất nước, dân số khoảng 1,1 triệu người.

Đây là một trong các tỉnh nghèo của Việt Nam, với tổng số hộ nghèo gần 71.000 hộ, chỉ sau Nghệ An và Thanh Hóa.

Gần đây một số công trình tượng đài với ngân sách khổng lồ đã gây tranh cãi.

Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam được thiết kế và xây cất với kinh phí khoảng 410 tỷ đồng. Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ kinh phí gần 40 tỷ.

Một bức tượng của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành ngày 17/5 nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh của ông có kinh phí 7 tỷ.
___
.
10AUG2015 :
    Báo đảng Trung Quốc tấn công vào các cựu lãnh đạo chế độ - RFI
    Biển Đông : ASEAN đã cứng rắn hơn với Trung Quốc ? - RFI
    Biển Đông trong ván cờ của các cường quốc - RFA
    Cali nắng ấm biển xanh - VOA
    Cảnh sát bắt giữ 17 người Việt nhập cư lậu vào Anh - RFI
    Câu chuyện trong tuần 07.08.2015 https://www.youtube.com/watch?v=qIweTSAWGOE&feature=youtu.be     Dự luật về Hội thực chất nhằm cản trở sự ra đời của các hội đoàn độc lập - RFI
    Đối thoại quốc phòng Việt -Trung lần thứ năm tại Hà Nội - RFA
    Hoàn cảnh người dân Lai Châu sau trận lũ lụt - RFA
    Kinh tế Trung Quốc : Cú phanh đáng ngại - RFI
    Mãn án tù mục sư Dương Kim Khải không còn nhà để về - RFA
    Phản ứng trái ngược về thông cáo chung của ASEAN http://www.voatiengviet.com/content/phan-ung-trai-nguoc-ve-thong-cao-chung-cua-asean/2910054.html
    Thần kinh khốn nạn - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/blog/the-bad-nerve-08102015113021.html
    Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ - RFA
    TQ bác bỏ chỉ trích của Mỹ về tự do đi lại ở Biển Đông - VOA
    Trung quốc phản đối cáo buộc của Hoa Kỳ tại Diễn Đàn ASEAN - RFA
    Trung tâm Đồng Xuân Berlin làm ăn 'manh mún' - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150806_nguoi_viet_o_berlin     Tượng đài HCM và những số tiền tỷ http://www.rfa.org/vietnamese/video     Tượng đài và dân trí - VOA http://www.voatiengviet.com/content/tuong-dai-va-dan-tri/2912288.html
    Vì sao có thư của ông Võ Văn Kiệt? - BBC
    Việt Nam có thể mua chiến hạm Mistral của Pháp - VOA
    Việt-Trung đối thoại chiến lược quốc phòng - BBC
09AUG2015 :
    Anh bắt 15 thiếu niên người Việt trốn trên xe tải - VOA
    Bắt 18 'người Việt' bị nghi vào Anh trái phép - BBC
    Bí hiểm trong Trung Nam Hải - VOA
    Công việc bảo vệ sự sống tại Việt Nam - RFA
    Đằng sau cái gọi là “Kế hoạch hóa gia đình” - RFA
    Đức Tuấn – 15 năm, một chặng đường không từ ánh hào quang - RFA
    Hoạt động 'bảo vệ sự sống' tại Việt Nam - RFA
    Nagasaki: 70 năm ngày bị bom nguyên tử - BBC
    Ngày ông Kiệt viết thư lên Bộ Chính trị - BBC
    Nghèo nhưng xin đừng mua gian bán dối - RFA
    Nghĩ gì về lời hứa nhân quyền của VN với Hoa Kỳ và Châu Âu - RFA
    Tại sao thủ tướng Anh mạnh mẽ chống nạn buôn trẻ em từ Việt Nam - RFA
    Trung Quốc cáo buộc Manila, Tokyo bắt tay chống Bắc Kinh - VOA
    Việt Nam mở hầu bao quốc phòng, các tập đoàn đổ tới - VOA
    Việt Nam rúng động vụ bé sơ sinh bị đâm vào đầu - VOA
    Việt Nam: Thế hệ 'đẩy' và 'kéo' - BBC
    Võ cổ truyền Việt Nam: Cơ hội lan tỏa khắp thế giới - RFI
08AUG2015 :
    Chỉ VN và Nga 'tin tưởng' Putin nhất - BBC
    Đài Loan truy lùng 4 người Việt Nam vượt ngục - VOA
    LHQ cho Campuchia mượn bản đồ để phân định biên giới với VN - VOA
    Malaysia và Việt Nam nâng quan hệ lên mức đối tác chiến lược - RFI
    Người theo đạo Tin lành tại Tây Nguyên không được tự do tín ngưỡng? - RFA
    Người Việt giúp nhau 'né' cảnh sát giao thông trên Facebook - VOA
    Nhật Bản ngày càng cụ thể hóa chính sách can dự vào Biển Đông - RFI
    Nhìn lại bức thư Võ Văn Kiệt 20 năm trước http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150808_phamchilan_vovankiet_letter     Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về cuộc gặp trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-assis-visi-vene-th-q-do-ylan-08082015095937.html
    Quan hệ Việt-Mỹ có đồng sàng dị mộng? - BBC
    Quan hệ Việt-Mỹ sang kỷ nguyên mới, nhân quyền vẫn là trở ngại https://www.youtube.com/watch?v=bk5lBYT2MDM     TP HCM: Hơn 7.200 người bị trùng số CMND - BBC
    Tư tưởng Võ Văn Kiệt 'vẫn còn nguyên giá trị' - BBC
    Vai trò cây đờn cò trong cổ nhạc - RFA
    Việt Nam: Mua tàu ngầm không phải là chạy đua vũ trang - VOA
    Việt Nam ‘ve vãn’ Malaysia? - VOA
    Virus ‘Bông hồng Việt Nam’ lây lan ở Indonesia - VOA
07AUG2015 :
    Bảo tồn văn hóa Chăm và những thách thức - RFA
    Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Churu Vùng Tây Nguyên - RFA
    Có nhất thiết phải có một lãnh tụ? - BBC
    EU nương nhẹ Việt Nam về nhân quyền? - BBC
    Hiện tượng thiên nhiên bất thường ở Tây Ninh? - RFA
    Hiroshima: 'Bức hình hiếm của sự sống' - BBC
    Lý do lũ lụt và hạn hán cùng lúc ở ĐNA - BBC
    Mối quan hệ thông tin giữa chính quyền và dân qua sự việc của hai ông Thanh - BBC
    Ngoại trưởng Kerry nói 'TQ nên kiềm chế' - BBC
    'Nhân quyền sẽ thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt' - BBC
    Nhân quyền vẫn là một hạt sạn trong quan hệ Việt Mỹ - RFA
    Nghiên cứu mới: Thế giới chỉ còn Việt Nam tin tưởng ông Putin - VOA
    Ngoại trưởng Kerry ca ngợi hòa giải Mỹ-Việt và kêu gọi cải thiện nhân quyền - RFI
    Ngoại trưởng Kerry nêu tiến bộ kinh tế và quan ngại về nhân quyền khi thăm Việt Nam - VOA
    Ngoại trưởng Kerry nói 'TQ nên kiềm chế' http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150807_vietnam_john_kerry_press_scs_human_rights     Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam nhân kỷ niệm 20 năm quan hệ hai nước - VOA
    Nguyễn Mai Trung Tuấn có thể bị phạt tù từ 2 đến 7 năm - RFA
    NT Hoa Kỳ tin rằng TPP sẽ hoàn tất trong năm nay - RFA
    Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa - RFA
    Philippines kêu gọi người Việt Nam tẩy chay hàng Trung Quốc - VOA
    Quan hệ Việt - Mỹ sang kỷ nguyên mới, nhân quyền vẫn là trở ngại - VOA
    Tại ARF, Trung Quốc tố cáo Mỹ, Nhật và Phi thổi phồng vấn đề Biển Đông - RFI
    Thông báo điểm ‘núp’ của cảnh sát giao thông: công hay tội? - VOA
    Trao đổi thư tín với thính giả 07.08.2015 - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-080615-08072015075409.html
    TT Hun Sen thành lập Ủy ban xác minh bản đồ biên giới Việt Nam - Cambodia - RFA
    Tượng đài là bóng che cho đảng - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/without-uncle-ho-symbol-the-party-wont-survive-nn-08072015081438.html
    Úc đã gởi trả trên 600 thuyền nhân về nước - RFI
    Vấn đề Biển Đông phân cách ASEAN - VOA
    Việt Nam : Phóng viên Không biên giới : Lớp học bảo mật thông tin… - RFI
    Việt Nam dùng tàu cũ của Nhật để ‘bảo vệ chủ quyền’ - VOA
06AUG2015 :
    ASEAN lại chia rẽ về Biển Đông, Cam Bốt bị nghi bảo vệ Trung Quốc - RFI
    Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Churu Vùng Tây Nguyên - RFA
    Báo VN đăng bài về Nguyễn Hữu Đang - BBC   http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150806_nguyen_huu_dang_news_vietnam     Các khoản thu phí đối với người làm nông nghiệp - RFA
    Chia rẽ trong công luận về sức mạnh quân sự tương lai của Nhật Bản - RFI
    Do cưỡng chế đất, bắt cha mẹ nay công an bắt luôn con trai 15 tuổi - RFA
    Đại sứ Mỹ không ưa chụp hình với Cờ Vàng - BBC
    Giá phải trả của sự liều lĩnh - RFA
    GS Nhật hỏi về điện hạt nhân cho VN - BBC
    Hiroshima: 70 năm ngày bị bom nguyên tử - BBC
    Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận sự ngăn cản tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông - RFA
    Lãnh đạo công an nhận huân chương - BBC
    Mỹ đáp trả Việt Nam về tố cáo bán phá giá gà - VOA
    Nhà sản xuất Mỹ phủ nhận bán phá giá thịt gà ở Việt Nam http://www.voatiengviet.com/media/video/2903670.html
    Nhân chứng: Bom nguyên tử và Hiroshima - BBC
    Nhật bàn giao tàu kiểm ngư cho Việt Nam - BBC
    Nhật Bản có thể tặng máy bay để Philippines tuần tra Biển Đông - VOA
    Nhật Bản định cung cấp máy bay tuần tra Biển Đông cho Philippines - RFI
    Nhật Bản hứa cho Philippines vay ưu đãi 2 tỷ đô la - RFA
    Nhật Bản xúc tiến kế hoạch nới rộng sứ mạng của quân đội - VOA
    Nhật sẽ tặng Philippines nhiều máy bay tuần tra - RFA
    Nhật tài trợ tàu kiểm ngư hiện đại cho Việt Nam - RFA
        RSF kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ chú ý tự do báo chí ở Việt Nam - RFI
    RFS: 'Mỹ phải nêu tự do thông tin với VN' - BBC
    Stalin là anh hùng dân tộc hay đồ tể? - BBC
    Tại ASEAN, Mỹ công khai tố cáo Trung Quốc về Biển Đông - RFI
    TQ tuyên bố ngưng cải tạo đất ở Biển Đông: không thuyết phục http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-tuyen-bo-ngung-cai-tao-dat-o-bien-dong-khong-thuyet-phuc/2903951.html
    Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ gặp gỡ các nhà hoạt động VN - RFA
    Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thăm Đức Tăng thống Thích Quảng Độ - RFA
    Trung Quốc bắt cặp vợ chồng môi giới gái mại dâm Việt - VOA
    Trung Quốc nói đã ngừng công tác cải tạo ở Biển Đông - VOA
    Trung Quốc tuyên bố ngưng cải tạo đất ở Biển Đông: không thuyết phục - VOA https://www.youtube.com/watch?v=uANeSgEDLS4     Truyền thông dưới các chế độ độc tài - VOA
    Tưởng niệm 70 năm ngày Hiroshima bị bom nguyên tử - RFA
    Vấn đề Biển Đông tiếp tục gây chia rẽ trong khối ASEAN - VOA
    Việt kiều về nước bị bắt vì lệnh truy nã từ 25 năm trước http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2903671.html?z=0&zp=1     Việt Nam nhận tàu của Nhật giữa căng thẳng Biển Đông - VOA https://www.youtube.com/watch?v=aEHXGtHWpH0     Viết về Thế Chiến 2 và Cách mạng Tháng 8 - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150806_www2_august_revolution_paper_calling     Ý kiến: Hãy xây tượng đài trong lòng dân - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/08/150806_nguyen_tien_trung_views_xay_tuong_dai    
05AUG2015 :
    ASEAN lại chia rẽ về Biển Đông, Cam Bốt bị nghi bảo vệ Trung Quốc - VOA
    ASEAN: Trung Quốc bị chỉ trích vì xây đảo nhân tạo ở biển Đông - RFA
    Bắc Kinh tuyên bố đã ngừng cải tạo Biển Đông, dư luận vẫn hoài nghi - RFI
    Biển Đông : Mỹ muốn Trung Quốc dừng các hoạt động "có vấn đề" - RFI
    Các huyện nghèo ở Thừa Thiên – Huế khốn khổ vì mất mùa - RFA
    Cha mẹ và sự kỳ vọng quá lớn vào con cái - RFA
    Chế tạo lịch sử - VOA
    Chợ Đồng Xuân và người Việt nhập cư ở Đức http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150805_viet_dong_xuan_berlin     Chủ tịch hội đồng tự quản: Một góc nhìn khác - VOA
    Công an giao thông VN hơn cả vua? - BBC
    Hà Nội 'mua ảnh hưởng' ở Washington thế nào - BBC
    Hải quan VN: khó có chuyện chuyển nhầm 100 súng về Việt Nam - RFA
    Hy vọng và lo ngại của công đoàn độc lập - RFA
    ‘Khó nuốt’ với dự án xây tượng đài ‘nghìn tỷ’ Hồ Chí Minh? - VOA http://www.voatiengviet.com/content/kho-nuot-voi-du-an-xay-dung-tuong-dai-nghin-ty-ho-chi-minh/2902677.html
    Kịch bản tướng Phùng Quang Thanh lánh mặt trước chuyến đi Mỹ của ông Trọng - VOA
    Lịch trình làm việc của Ngoại trưởng Kerry tại Việt Nam - RFI
    Mật vụ Đức từng giúp an ninh VN ra sao? http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150804_martin_grossheim_stasi_and_vn     Nên đánh giá ra sao về vụ Hiroshima? - BBC
    Những gương mặt gốc Việt nổi bật tại cuộc thi Hoa hậu châu Á Toàn cầu (P1) - VOA
    Những xóm nổi 3 không giữa trung tâm Hà nội - RFA
    Quan Hệ Việt-Mỹ Sau 20 Năm Cải Tiến - RFA
    Scotland sẽ đẩy mạnh xuất khẩu whisky sang VN? - BBC
    Thế giới đối mặt với rủi ro Trung Quốc - RFI
    Thủ tướng VN yêu cầu Sơn La báo cáo về tượng đài - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150805_sonla_officials_explanation     Tỉnh nghèo đòi xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh 1400 tỷ đồng - RFA
    Tỉnh Sơn La định xây dựng tượng đài ‘nghìn tỷ’ Hồ Chí Minh - VOA  https://www.youtube.com/watch?v=xUHtyTZLk0g     Trung Quốc đặt căn cứ tàu sân bay tại Hải Nam để khống chế Biển Đông - RFI
    Trung Quốc xây xong cảng tàu sân bay lớn nhất thế giới ở Hải Nam - RFI
    Tượng đài Hồ Chí Minh 1.400 tỷ - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hcm-monum-oppose-in-poo-provi-08052015051627.html
    Tượng đài nghìn tỉ: Con số mà biết nói năng - VOA http://www.voatiengviet.com/content/tuong-dai-nghin-ti-con-so-ma-biet-noi-nang/2902510.html
    Tượng tiền tỷ, chất lượng chưa xứng - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150805_vietnam_expensive_statues     Văn phỏng Thủ tướng yêu cầu giải trình việc xây tượng đài 1.400 tỷ - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/offic-pm-sonls-to-xplain-08052015130301.html
    Ý kiến: Vì một thế hệ các nhà tư bản mới - BBC
04AUG2015 :
    Áp lực đòi ngưng xây đảo ở Biển Đông gia tăng - VOA
    ASEAN-Biển Đông : Malaysia không phải là Cam Bốt - RFA
    Ban tổ chức bị ‘kỷ luật’ liên quan đến vụ phát nhạc Trung Quốc
http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2899161.html?z=0&zp=1     Bí ẩn của một ông tướng - RFA
    Chồng chết ở đồn công an, vợ mang quan tài ‘diễu phố’ - VOA
    Cuộc đàm phán TPP vẫn chưa đến hồi kết - RFA
    EU và Việt Nam đạt thỏa thuận sơ khởi về hiệp định mậu dịch tự do - RFA
    Giám định pháp y trong vụ Quốc Oai - BBC
    Hiệp định tự do mậu dịch : Việt Nam- Châu Âu đạt thỏa thuận nguyên tắc - RFA
    Hội nghị ASEAN khai mạc : Biển Đông được nêu lên bất chấp Trung Quốc - RFI
    HRW kêu gọi Australia quan tâm tới người tị nạn VN bị hồi hương - VOA
    Kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Việt-EU - BBC
    Malaysia tìm giải pháp hòa giải tranh chấp Biển Đông - VOA
    Mưa lũ lớn ở Quảng Ninh hơn 20 người chết và mất tích - RFA
    Mỹ bác bỏ tin bán phá giá thịt gà vào Việt Nam - RFA
    Ngoại trưởng Mỹ: Đàm phán TPP 'tiến triển tốt đẹp' - VOA
    Ngoại trưởng Mỹ : Hiệp định TPP sắp hoàn tất - RFI
    Người Chăm và văn hóa Chăm ở Việt Nam - BBC
    Người H'mong VN tạm cư ở Thái Lan https://www.youtube.com/watch?v=JNvFzGyxfpA     Philippines kêu gọi Mỹ thảo luận về Biển Đông tại ARF - RFI
    Quán quân Vietnam Idol Trọng Hiếu không muốn ở hẳn tại VN - VOA
    Quân đội TQ muốn mở rộng không lực để đối phó với VN - VOA
    Tâm sự hai người Công giáo vừa ra tù - BBC
    Tiêu chuẩn mua xe cho quan chức ở VN - BBC
    'Tình cảm không thể cân đong đo đếm' - BBC
    TPP: VN đã thỏa thuận với Mỹ những gì? - BBC
    TPP và luật chơi với các đại cường http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150804_tran_quoc_hung_noi_ve_tpp     TQ 'định xây đường băng thứ hai ở Trường Sa' - BBC
    Tượng đài Hồ Chí Minh: Ý kiến người Sơn La - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150804_son_la_y_kien_tuong_hochiminh     Việt Nam-EU đạt thỏa thuận ‘trên nguyên tắc’ về tự do mậu dịch - VOA
    Vịnh Hạ Long bị đe dọa bởi than trôi xuống do mưa lũ - RFA
    Ý kiến về tượng đài 1.400 tỷ - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150804_pham_van_hang_hochiminh_statue     Ý thức hệ và lợi ích quốc gia – Bên nào trọng bên nào khinh? - RFA
03AUG2015 :
    ASEAN : ARF gia tăng áp lực lên Trung Quốc về vụ cải tạo đảo - RFI
    Bài ca Trung Hoa và Tướng Thanh -Diễn Đàn Chúng Ta 03.08.2015 - RFA http://www.rfa.org/vietnamese/video     Ban tổ chức bị ‘kỷ luật’ liên quan đến vụ phát nhạc Trung Quốc https://www.youtube.com/watch?v=YJCO9fdH06o     Báo chí, truyền thông tự do - 'quyền lực thứ hai' - BBC
    Báo Nhật: Tokyo tư vấn Việt Nam chọn lò phản ứng hạt nhân - RFI
    Biển Đông: Quân đội Philippines kêu gọi ASEAN cùng phản đối Trung Quốc - RFI
    Căng thẳng biên giới Việt Nam-Cam Bốt và nhân tố Trung Quốc - RFA
    Công trình tượng đài 1.400 tỷ ở Sơn La - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150803_new_hochiminh_statue     Đại sứ Mỹ và gia đình: Khuôn mặt của phong trào LGBT ở VN - VOA
    Đời sống lao công tại các bệnh viện - RFA
    Ghé chơi Sacramento nghĩ về ngày xưa - VOA
    Hà Nội ngày nay - RFA
    Hai tù nhân lương tâm mãn án tù được trả tự do - RFA
    Joshua Wong và lộ trình dân chủ cho HK - BBC
    Khởi công xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam - VOA http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2899158.html?z=0&zp=1     Lệnh cấm đánh bắt của TQ hết hiệu lực - BBC
    Lực lượng dân quân biển: Chiến lược mới của Bắc Kinh ở Biển Đông - VOA
    Mưa lũ tàn phá miền Bắc Việt Nam - BBC
    Nghĩ gì về người Việt ở Đài Loan? - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150727_vietnamese_migrants_taiwan_experts_iv     NGUYỄN ĐÌNH TOÀN Từ ĐỒNG CỎ tới ÁO MƠ PHAI - RFA
    Paulus Lê Sơn: 'Phút ngã lòng' và 4 năm tù - BBC http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150803_paulus_le_son_inv     Phát hiện hàng ngàn chai rượu Trung Quốc có chứa Viagra - VOA
    Singapore có thể là điểm đến cuối của lô hàng vũ khí 'khủng' - VOA http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2899160.html?z=0&zp=1     Tầng lớp ‘tạch tạch sè’, lực lượng cứu nguy của dân tộc - VOA
    Tính chính trị của tin đồn - VOA
    TQ: Không nên thảo luận về Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN - VOA
    Triển vọng trái chiều sau khi đàm phán TPP kết thúc - VOA
    Trung Quốc có thể sắp xây đường băng thứ hai ở Trường Sa - VOA http://www.voatiengviet.com/media/video/2899162.html
    Trung Quốc có thể xây thêm phi đạo thứ hai ở Trường Sa - RFI
    Trung Quốc không muốn bàn về Biển Đông tại ARF - RFI
    Từ vụ kiện của Philippines đến chuyện Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam - RFA
    Việt nam sẽ chấp nhận công đoàn độc lập? - RFA
    Vinh dự và lòng tin - RFA
.
___
.
Nah's letter to the communists and the Vietnamese people - Thư gửi Đảng Cộng Sản và tất cả người Việt (từ Nah rapper) http://triethocduongpho.com/2015/01/13/thu-gui-dang-cong-san-va-tat-ca-nguoi-viet-tu-nah-rapper/
ĐMCS và Lời Trần tình của Tác giả Nguyễn Vũ Sơn  https://youtube.com/watch?v=i9ISi1nBa6c Lê Anh Hùng - http://www.leanhhung.com/
Source Google Search: "VSA Vietnamese Student Association"
.
@T4VIETNAMcom
@T4VIETNAMcom
Nguyen Phu Trong US visit / Chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng
http://www.voatiengviet.com/contentlive/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tham-hoa-ky/2852016.html  
http://www.bbc.com/vietnamese/rolling_news/2015/07/150706_toan_canh_chuyen_tham_my_nptrong.
Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng có quan trọng hay không?
    Kính Hòa, phóng viên RFA | 2015-07-15
Chuyến thăm viếng nước Mỹ của người đứng đầu đảng cộng sản Việt nam Nguyễn Phú Trọng đã kết thúc vào ngày 10/7. Xung quanh chuyến đi này có những đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của nó. Sau đây là lược lại những ý kiến khác nhau đó về chuyến công du của ông Nguyễn Phú Trọng đến nước Mỹ.

Chuyến đi không có gì quan trọng

Khuynh hướng thứ nhất trong việc đánh giá chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng là cho rằng chuyện này sẽ không làm thay đổi điều gì đáng kể.

Một trong những người có quan điểm này là Giáo sư Vũ Tường, giảng dạy môn chính trị tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ. Giáo sư Tường cho rằng chuyến đi là kết quả của việc đấu đá nội bộ trong đảng cộng sản Việt nam, và áp lực ngày càng tăng của Trung quốc. Ông kết luận rằng chuyến đi này thể hiện một phần sự bế tắc trong nền chính trị Việt nam hiện nay.

Một số nhà hoạt động bất đồng chính kiến trong nước cũng không đánh giá cao chuyến viếng thăm này. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cho rằng ông không hy vọng là ông Trọng sẽ thực hiện được điều gì cao hơn những nhà lãnh đạo khác đã làm được với Hoa Kỳ trước ông Trọng là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang thì cho rằng ông Trọng cũng sắp mất quyền lực rồi cho nên chuyện ông sang Mỹ cũng không quan trọng.

Một ý kiến khác cũng không đánh giá cao chuyến đi vừa rồi của ông Trọng là của ông Nguyễn Minh Cần. Ông Cần hiện sống tại Nga, và là một trong những người đầu tiên ly khai khỏi đảng cộng sản Việt nam từ rất sớm. Ông nói:

Trước khi ông Nguyễn Phú Trọng đi sang Hoa Kỳ thì cũng phải nhớ ông đã đi qua Bắc Kinh, đã gặp tổng bí thư và chủ tịch nước Trung Quốc, thì ta thấy đường lối của Việt Nam thể hiện qua ông Nguyễn Phú Trọng và cả đoàn đại biểu là một đường lối khuất phục rõ ràng trước những bước tiến công của Trung Quốc. Từ chỗ đó, chuyến đi tháng Bảy này của ông Nguyễn Phú Trọng tôi nghĩ không thể có một hy vọng rằng ông sẽ bắt tay với Hoa Kỳ để làm bạn để mà đối trọng lại với Trung Quốc.

Một chuyến đi quan trọng

Có những ý kiến khác đánh giá cao chuyến đi Mỹ của ông Trọng.

Một trong những người lên tiếng đầu tiên đánh giá cao chuyến đi của ông Tổng bí thư là ông Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á của Học viện quốc phòng Australia. Ông cho rằng chuyến đi này thể hiện sự công nhận đảng cộng sản Việt nam từ phía Hoa kỳ.

Cùng có ý kiến này là Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương ở Hawaii, ông nói về chuyến đi của ông Trọng:

“Về phía Mỹ thì họ công nhận cái thực tế Việt nam, cái thông điệp ngầm mà có lẽ phía Mỹ muốn gửi, và ít nhất phía Việt nam cũng hiểu được, đó là cái sự chấp nhận của Mỹ đối với chính thể cộng sản ở Việt nam, chấp nhận vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam, chấp nhận cái tính gọi là chính danh của chế độ cộng sản ở Việt nam, thì tôi nghĩ đó là sự hiểu ngầm giữa hai bên. Và cái đó chính là một yếu tố rất là quan trọng để mà nó nâng cao cái lòng tin chiến lược.”

Về cá nhân ông Trọng, không như những ý kiến cho rằng ông không phải là người có quyền lực, ông Vũ Hồng Lâm nói rằng phía Mỹ xem ông là người lãnh đạo tối cao ở Việt nam. Ý kiến này cũng là của ông Nguyễn Gia Kiểng, người sáng lập Tập hợp dân chủ đa nguyên tại Pháp, khi ông cho rằng đừng xem ông Trọng là con người mờ nhạt, và một cách chính thức ông chính là người đại diện cao nhất của Việt nam.

Cùng quan điểm này, nhà báo Ngô Nhân Dụng từ California cho rằng chuyến đi của ông Trọng là quan trọng vì ông đại diện cho toàn bộ đảng cộng sản Việt nam, và điều đó thể hiện sự thay đổi quan điểm của đảng này đối với nước Mỹ.

Nhận định về sự thay đổi đó, ông Vũ Hồng Lâm nhận xét:

“Thứ nhất có thể nói rằng bản thân nó đã là một sự thay đổi. Thứ hai là để có được nó thì đã phải thay đổi rất nhiều. Thứ ba là sau khi có nó rồi thì nó sẽ tiếp tục tạo thành một cái đà, tạo thành một biểu tượng để người ta có thể tiếp tục thay đổi. Còn nếu hỏi sự thay đổi là gì thì tôi có thể nói là một sự thay đổi rất là lớn, trong quan hệ quốc tế, trong mối quan hệ tay ba, giữa Việt nam, Mỹ và Trung quốc, dẫn đến những thay đổi trong khu vực. Và đồng thời là sẽ có những thay đổi trong nội bộ Việt nam.”

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Virginia, Hoa Kỳ cho rằng nếu sau chuyến đi của ông Trọng tới Hoa kỳ mà quan hệ giữa hai bên nâng cao hơn trên phương diện chiến lược và quân sự thì điều này sẽ xóa đi quan ngại từ trước tới nay là ông Trọng có quan điểm thân Trung quốc. Giáo sư Hùng nói tiếp là sự thành công của chuyến đi sẽ đặt tiền lệ cho chính sách từ đây về sau của đảng cộng sản Việt Nam trong việc xích lại gần Hoa kỳ hơn.

Nhân quyền và địa chính trị

Đối với nhiều nhà hoạt động dân sự trong nước thì có một sự lo lắng rằng nước Mỹ sẽ không gây sức ép đủ mạnh để Việt nam cải thiện thành tích nhân quyền của mình.

Báo chí Mỹ cũng có nhận xét là mặc cho Việt nam vẫn còn là một quốc gia không dân chủ được lãnh đạo bởi một đảng cộng sản, nhưng do những quyền lợi địa chính trị dài lâu mà Washington đã thực hiện một bước đi ngoại giao để kéo Việt nam lại gần mình hơn trong thế cờ đối địch với Trung quốc.

Một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Singapore là Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp trong bài lược lại lịch sử quan hệ Mỹ Việt cũng cho rằng những quyền lợi trong tranh chấp quốc tế đóng vai trò rất quan trong cho mối quan hệ này. Ông trích lời Lord Palmerston, một nhà chính trị của nước Anh rằng không có những kẻ thù và đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có những quyền lợi vĩnh viễn.

Trả lời câu hỏi là liệu trong chuyến thăm Mỹ của ông Trọng, vấn đề nhân quyền có bị xem nhẹ quá hay không! Nhà báo Ngô Nhân Dụng trả lời rằng nước Mỹ tiếp cận vấn đề này bằng cách mở rộng bang giao để làm thay đổi những quốc gia khác.

Còn Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm thì nói rằng:

“Trên cái cán cân tính toán của nước Mỹ thì những cái mà nước Mỹ được, từ cái quan hệ nồng thắm với Việt nam nó sẽ nhiều hơn rất nhiều so với những gì nước Mỹ mất khi phải phần nào nhắm mắt làm ngơ trước những cái vi phạm dân chủ, nhân quyền, sự thiếu tự do ở Việt nam. Thì đây là một sự tính toán.”

Ông nói thêm là những giá trị về nhân quyền vẫn là những giá trị mà tất cả những chính trị gia của nước Mỹ có trong máu của mình, và trên con đường lâu dài khi họ thực hiện các chính sách đối ngoại thì họ vẫn tâm niệm rằng sớm hay muộn họ cũng sẽ thực hiện điều đó.
.
___
.
Chuyến đi Mỹ của TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng
    Thiện Ý-VOA | 2015-07-15
Chuyến đi Hoa Kỳ của phái đoàn cấp cao đảng và nhà nước Việt Nam do Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) dẫn đầu đã diễn ra và kết thúc êm thắm, sau ba ngày (từ ngày 7 đến ngày 10-7- 2015).

Sau đây là một số nhận định của chúng tôi về chuyến đi mà giới báo chí quốc tế cho là “có tính lịch sử” này.

NHẬN ĐỊNH 1: Việc tiếp đón Ông Nguyễn Phú Trọng tuy không long trọng bằng nghi thức đón tiếp thường dành cho một nguyên thủ quốc gia, nhưng cũng đủ làm hài lòng Tổng Bí Thư đảng CSVN.

Do nhu cầu thực tế, chính quyền của Tổng Thống Barrack Obama, đã vận dụng triệt để chủ nghĩa thực dụng của người Hoa Kỳ, nên đã vượt qua nghi thức ngoai giao vốn có và bỏ qua lập trường và quan điểm chính trị xưa nay của một nước dân chủ bậc nhất đối với các chế độ độc tài các kiểu, trong đó có chế độ độc tài đảng trị hay toàn trị tại Việt Nam.

Vì chủ nghĩa thực dụng, chính quyền Obama đã đón tiếp Ông Nguyễn Phú Trọng một cách long trọng, tuy ông không phải là quốc trưởng, nhưng có thực quyền cao nhất, để lôi kéo Việt Nam đi vào quỹ đạo chiến lược “Xoay trục về Châu Á của Hoa Kỳ”.

Tuyên bố về tầm nhìn chung giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã ghi lời của Tổng Thống Obama, rằng “Rõ ràng đã có một lịch sử khó khăn giữa hai nước chúng ta trong thế kỷ 20 và vẫn tiếp tục có những khác biệt đáng kể trong triết lý chính trị và hệ thống chính trị giữa hai nước chúng ta, nhưng tôi nghĩ rằng nhờ nỗ lực của các nhà lãnh đạo ở cả hai đảng ở Mỹ, và cũng như của các nhà lãnh đạo ở Việt Nam trong nhiều năm qua, những gì chúng ta đã chứng kiến là sự xuất hiện một mối quan hệ mang tính xây dựng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, làm lợi cho nhân dân hai nước."

NHẬN ĐỊNH 2: Chuyến đi Hoa Kỳ của Ông Nguyễn Phú Trọng diễn tiến theo một kịch bản được hai bên soạn thảo rất kỹ lưỡng, nhờ đó đã có hiệu quả thực tiễn là loại trừ hay giảm thiểu được sức phản kháng của  những chống đối từ nhiều phía.

Những người Mỹ gốc Việt chống cộng đã đòi chính phủ Obama phải đặt vấn đề tôn trọng nhân quyền với ông Nguyễn Phú Trọng, yêu cầu Hà Nội phải trả tự do cho các tù nhân chính trị, chấm dứt đàn áp đối lập, cho thành lập các công đoàn tự do… như những điều kiện tiên quyết để Hoa Kỳ giúp Việt Nam cộng tham gia TPP hay giải tỏa hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Yêu sách này đã được 9 Dân biểu liên bang hậu thuẫn qua một thư gửi Tổng Thống Obama trước khi gặp Tổng Bí thư Đảng CSVN.

Để thỏa mãn yêu sách này, trước ngày ông Nguyễn PhúTrọng đến Washington, Tổng thống Obama đã tiếp xúc riêng tại Tòa Bạch Ốc với đại diện một số chính đảng và một số cá nhân có thành tích chống cộng để tham khảo, ghi nhận yêu sách của họ. Sau đó Thông cáo do Tòa Bạch Ốc đưa ra trước cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Tổng Bí thư Đảng CSVN hôm 7/7 cho biết vấn đề TPP, vấn đề nhân quyền và hợp tác quốc phòng sẽ được thảo luận bàn đến bên cạnh vấn đề hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, hôm 7-7-2015, trước Tòa Bạch Ốc vẫn có nhiều người Mỹ gốc Việt biểu tình phản đối TPP nếu hiệp định này không bao gồm những yêu cầu của phía Mỹ, đòi phải có thêm các biện pháp tốt hơn để bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.

Như chứng tỏ có sự quan tâm, trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt chung quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng này có thể được giải quyết song phương và đa phương. Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”

Về phía Trung Quốc là nước đang có những hành động ngang ngược xâm lấn Biển Đông gây tranh chấp chủ quyền biển đảo với một số quốc gia trong vùng, trong đó có Việt Nam, thì chăm chú theo dõi cuộc gặp gỡ Obama-Nguyễn Phú Trọng và sẵn sàng phản ứng nếu thấy có dấu hiệu bất lợi. Hơn ai hết Bắc Kinh hiểu rằng chính những hành động “bắt nạt” Việt Nam của họ đã là động lực thúc đẩy Hà Nội ngày càng đến gần Washington  hơn để được bảo vệ.

Biết thế nên người ta thấy Hoa Kỳ và Việt Nam đã tỏ ra thận trọng trong ngôn từ dùng trong các văn kiện khi đề cập đến vấn đề tranh chấp Biển Đông, tránh không nhắc đến tên Trung Quốc để tránh phản ứng bất lợi. Do đó Trung Quốc đã chỉ phản ứng yếu ớt, chiếu lệ qua một vài cơ quan ngôn luận không chính thức của đảng cộng sản Trung quốc, như tờ Hoàn Cầu Thời Báo…)

Chính vì vậy, Tổng thống Obama ngay từ đầu  khi đề cập đến vấn đề tranh chấp Biển Đông trong cuộc gặp gỡ chỉ nói xa gần có tính nguyên tắc, rằng "Chúng tôi đã thảo luận về tầm quan trọng của việc giải quyết những tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và khắp châu Á-Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế để đảm bảo sự thịnh vượng và tự do hàng hải, vốn đã tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế to lớn diễn ra trong khu vực, tiếp tục trong nhiều thập kỷ tới.”

Tổng Bí thư đảng CSVN trong cuộc gặp Tổng thống Obama cũng chỉ nói “vấn đề trên Biển Đông có những việc làm trái với pháp luật quốc tế, với thỏa thuận của các nước ở trong khu vực, và cũng bày tỏ quan điểm quan ngại về tình hình các diễn tiến mới trên Biển Đông.” Ông Trọng không dám nêu đích danh Trung Quốc.

Tuyên bố về Tầm nhìn chung sau cuộc gặp cấp cao này cũng đã ghi nhận về vấn đề Biển Đông: Việt Nam và Hoa Kỳ nhấn mạnh nhu cầu cần bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không, kiềm chế các hành động làm tăng căng thẳng, bảo đảm luật pháp quốc tế phải được tôn trọng, đồng thời phản đối các hành vi trấn áp, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Hai nước tái khẳng định các tranh chấp biển đảo phải được giải quyết một cách hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thừa nhận tầm quan trọng của việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và cùng lúc đẩy mạnh các nỗ lực nhằm đạt được một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

NHẬN ĐỊNH 3: Thành quả chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng Bí thư đảng CSVN là gì?

Theo chúng tôi, chuyến đi Hoa Kỳ của phái đoàn Nguyễn Phú Trọngvừa qua không đạt được thành quả cụ thể nào trên thực tế, có chăng là những gì t được thỏa thuận ngầm giữa đôi bên nhưng không được công bố. Tất cả những gì được công bố chỉ là những thành quả trên nguyên tắc (trong Tuyên Bố về tầm nhìn chung Mỹ-Việt hay những phát biểu của các nhà lãnh đạo hàng đầu Mỹ - Việt), chỉ thể hiện ước muốn chung và riêng, bầy tỏ thiện chí, nỗ lực và quyết tâm của đôi bên, vì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của hai nước Hoa Kỳ và Việt Nm.

Thật vậy, những gì Washington và Hà Nội muốn đạt được qua chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có giá trị như một bản ghi nhớ; nó chỉ tạo cho mọi người cảm tưởng rằng mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đã có những bước phát triển tốt đẹp sau 20 năm bình thường hóa quan hệ và mối quan hệ này đã đi vào một bước ngoặc quan trọng, có thể dẫn đến chuyển biến tích cực trong nội tình Việt Nam. Những người lạc quan thì có hy vọng sau chuyến đi này, đảng CSVN sẽ “phản tỉnh tập thể” chuyển đổi theo chiều hướng tích cực có lợi cho dân cho nước về đối nội  cũng như đối ngoại. Nhưng những người đa nghi thì cho rằng sau chuyến đi này, đảng CSVN có thể chỉ lùi một bước chứ không chuyển đổi gì cả.

Về kinh tế Việt Nam mong muốn được Hoa Kỳ hậu thuẫn cho gia nhập  TPP. Nhưng có trở ngại là Hà Nội phải có những cải thiện về nhân quyền một cách rõ rệt trong tương lai, thì mới được Hoa Kỳ hậu thuẫn cho gia nhập TPP. Tuy nhiên, trong chuyến đi này, Ông Nguyễn Phú Trọng đã không đưa ra một phương cách  rõ rệt để loại bỏ trở ngại này. Trái lại ông chỉ ghi nhận và hứa hẹn sẽ cùng Hoa Kỳ giải quyết và đưa ra những luận điệu quen thuộc để  biện minh cho việc bắt bớ giam cầm những người bất đồng chính kiến.

Vì vậy, phía Việt Nam chỉ nhận được những tuyên bố lạc quan của Tổng Thống Obama, rằng “Đây là một cơ hội tuyệt vời cho chúng tôi làm sâu sắc thêm các cuộc thảo luận của hai nước quanh viễn kiến của chúng tôi cho một mối quan hệ đối tác toàn diện. Chúng tôi đã thảo luận về TPP và tiềm năng to lớn của một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao mà sẽ nâng cao những tiêu chuẩn lao động, những tiêu chuẩn về môi trường và có tiềm năng tạo nên tăng trưởng việc làm và sự thịnh vượng to lớn cho cả người Việt Nam và người Mỹ.”

Nhưng giá trị hiện thực của những lời tuyên bố này vẫn còn ở phía trước, với kết quả trong tương lai phải hội đủ một số điều kiện ắt có. Thí dụ như  ngay sau chuyến đi này, phía Việt Nam phải khởi sự trả tự do cho 125 người bất đồng chính kiến đang bị cầm tù theo danh sách Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra trước chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng như một gợi ý, tiếp theo là việc ngưng ngay các hành động bắt bớ giam cầm những  người bất đồng chính kiến. Đồng thời, Việt Nam cần chủ động khởi động một tiến trình “chuyển đổi” thích hợp qua chế độ dân chủ pháp trị về mặt pháp lý (sửa đổi Hiến pháp, điều chỉnh luật lệ) cũng như thực tế (điều chỉnh cơ chế, tổ chức, nhân sự điều hành từ trung ương đến các địa phương)

Tóm lại, chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng Bí thư đảng CSVN đã không đem lại thành quả cụ thể nào trên thực tế. Nhưng dường như cả Hoa Kỳ và Việt Nam cũng chỉ mong muốn đạt được chủ đích riêng cũng như chung đối với Trung Quốc. Chủ đích của Hoa Kỳ là muốn cho Bắc Kinh thấy rõ quyết tâm ngăn chặn các hành động xâm lấn Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đồng thời sẵn sàng hậu thuẫn, liên kết, bảo vệ Việt Nam nói riêng, các quốc gia nhỏ yếu khác trong vùng đã và đang bị Trung Quốc ỷ mạnh hiếp yếu nói chung. Chủ đích của Việt Nam là muốn dùng cuộc gặp gỡ với Hoa Kỳ để cảnh báo rằng, nếu Trung Quốc tiếp tục lấn áp Việt Nam, thì Hà Nội không thể tiếp tục trung thành với Bắc Kinh được nữa, mà buộc lòng phải ngả theo Hoa Kỳ, để có “đồng minh” hùng mạnh, khả dĩ ngăn chặn, đẩy lùi được tham vọng xâm lăng của các đồng chí Trung Quốc.

Người ta hy vọng rằng, nếu hiểu được chủ đích đó của Hoa Kỳ và Việt cộng, Trung Quốc sẽ ngưng ngay các hành động xâm lấn trái phép Biển Đông, để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở biển đảo theo luật pháp quốc tế trong một hội nghị quốc tế, nhằm chấm dứt căng thẳng có thể dẫn đến xung đột quân sự, gây bất ổn trong khu vực và đe dọa nền hòa bình thế giới.

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng và quan hệ tay 3 Việt-Mỹ-Trung http://www.rfa.org/vietnamese/programs/YouthForum/transform-of-relation-us-vn-china-07152015170411.html
    Chân Như phóng viên RFA | 2015-07-15
Kỳ này diễn đàn sẽ xoay quanh về chuyến thăm Hoa Kỳ của ông TBT Nguyễn Phú Trọng và mối quan hệ tay 3 Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ chuyển biến ra sao. Mời quý vị cùng đến với phần nhận định chia sẻ của 3 bạn khách mời Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Tiến Trung và Trương Minh Tam sau đây.

Chân Như: Nhận định, đánh giá của ba bạn như thế nào về chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua của ông Trọng?

Thanh Nghiên: Về quan hệ Việt-Trung-Mỹ dù gì đi nữa tôi cũng xem nó là một bước tích cực trong cái mà tôi hy vọng là nỗ lực gần Mỹ xa Tàu. Tuy nhiên, VN có thật sự thoát ra khỏi quỹ đạo của Tàu hay không thì tôi chưa thấy có một điều gì cụ thể trong chuyện này cả.  Về mặt nhân quyền, những tuyên bố của ông Trọng về vấn đề này chỉ chứng minh một điều trước sau như một: nhân quyền vẫn bị chà đạp tại VN. Và điều đó là đương nhiên. Có gần ai đi nữa thì thể chế chính trị ở VN vẫn là một thể chế độc đảng và người dân không có quyền chọn lựa thành phần lãnh đạo. Chỉ chừng đó thôi đủ để chúng ta nói nhân quyền vẫn bị tước đoạt. Nếu ai còn lý luận, thắc mắc về vấn đề này thì hãy nhớ đến những tù nhân lương tâm vẫn bị giam cầm Bùi Minh Hằng, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sàm, Nguyễn Ngọc Già, Việt Khang, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng, Quốc Hùng, Hồ Thị Bích Khương, Trần Huỳnh Duy Thức  và nhiều người tù lương tâm khác.

Tiến Trung: Theo Trung nhận định đây cũng là dấu mốc lịch sử, vì đây là lần đầu tiên một tổng bí thư của một đảng cộng sản sang thăm Hoa Kỳ, dù không hề có chính danh nhà nước nào.  Trung nhận đính cái chính của chuyến đi này của ông Trọng vẫn là mưu tìm tiếng chính danh cầm quyền, tức là khi đảng cộng sản không được dân bầu ra và uy tín xuống thấp như hiện nay, thì họ cần một chỗ dựa, một hành động để đẩy uy tín lên lại.  Nó cũng được thúc đẩy bởi việc Trung Quốc đang lấn lướt và đe dọa Việt Nam trên biển Đông và cũng thách thức với Hoa Kỳ về vấn đề an ninh hàng hải trên Biển Đông. Đó là động cơ của lợi ích chung để hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau.

Trương Minh Tam: Mình rất đồng ý với nhận định của 2 bạn. Mình cho rằng chính sách trước sau như một của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay thì vẫn là chính sách thân Tàu. Tuy nhiên, những hành động lấn lướt ngày càng mạnh mẽ của cộng sản tàu và  đặt họ trong một  tình thế rất là hiểm nghèo giữa một làn sóng đòi dân chủ - nhân quyền trong nước cũng như là sức ép của hội nghị Thành Đô đối với Cộng sản Tàu nên buộc lòng nhà cầm quyền cộng sản họ cũng chỉ có một hình thức vuốt ve, che đậy. Mình cho rằng mục đích của chuyến đi này không nằm nhiều trong sự cải thiện được tình trạng nhân quyền ở Việt Nam mà nó chỉ là một hình thức dối lừa dư luận người dân Việt Nam.

Chân Như: Theo Tiến Trung thì mối quan hệ tay 3 Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ chuyển biến thế nào sau chuyến thăm vừa rồi của ông Trọng?

Tiến Trung: Cá nhân Trung nhận định thì với tuyên bố chung về tầm nhìn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Trung nghĩ Hoa Kỳ có cách để dùng ảnh hưởng sức mạnh hải quân của mình tại Biển Đông để tham gia ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, và Hoa Kỳ cũng sẽ dùng TPP để lấy đi ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế. Từ gương Việt Nam liên kết được với Hoa Kỳ thì các nước khác trong khu vực Asean như Indonesia, Malaysia, Brunei sẽ theo gương này để cùng tuyên bố chung với Hoa Kỳ và như vậy sẽ phản lại được chuyện chia rẽ của Trung Quốc trong khối Asean với việc Cambodia và Lào bị Trung Quốc ảnh hưởng.  Như thế Hoa Kỳ sẽ cùng với các nước có nhu cầu muốn cùng với Hoa Kỳ để bảo vệ Biển Đông giúp đỡ về an ninh hàng hải, biển đảo sẽ trở thành đồng minh của Hoa Kỳ. Được như vậy hiểm họa Trung Quốc lấn lướt về an ninh hàng hải biển đảo các nước trong Asean sẽ được nhẹ bớt do có Hoa Kỳ tham gia vào. Trung nghĩ đó là  điểm tốt.  Cá nhân Trung thì mình mong muốn là ông Nguyễn Phú Trọng đã tận mắt chứng kiến được nền dân chủ của Mỹ và chính ông cũng khen đó là đất nước tươi đẹp, cũng thấy được đời sống người Mỹ sung túc và tự do hơn Trung Quốc thì ông cũng nên mạnh dạn từ bỏ khái niệm dân chủ tập trung như kiểu Trung Quốc và áp dụng dân chủ thật sự như Hoa Kỳ.

Thanh Nghiên: Tôi nghĩ rằng nó không có cái gọi là quan hệ giữa VN-TQ-Hoa Kỳ mà chỉ có quan hệ giữa đảng Cộng sản VN với chính phủ Hoa Kỳ và đảng Cộng sản Trung Quốc.  Và 90 triệu người dân Việt Nam không có một tiếng nói hay có một quyết định gì trong chuyện này hết.  Vì thế, tất cả mọi chuyển biến chỉ đáp ứng quyền lợi của 3 thành phần trên. Chỉ có chuyển biến thật sự có lợi và lâu dài cho đất nước VN nếu 90 triệu người dân VN có quyền tham gia vào những hoạt động chính trị như những công dân của một nước dân chủ thực sự.

Chân Như: Anh Trương Minh Tam, theo anh, việc xích lại gần Hoa Kỳ hơn của Việt Nam có vai trò như thế nào trong các vấn đề hiện nay tại Việt Nam, như về kinh tế, tranh chấp biển đảo và dân chủ- nhân quyền?

Trương Minh Tam: Mình rất đồng ý với ý kiến vừa rồi của Phạm Thanh Nghiên. Thực chất thì chúng ta đang nằm kẹt giữa cuộc chơi của hai nước lớn đó đảng cộng sản Trung Quốc với Hoa Kỳ tại Biển Đông. Mình nhận thấy rằng dù muốn hay không thì Việt Nam mình cũng sẽ phải lệ thuộc vào một quốc gia nào đó. Tình thế hiện nay cho thấy từ sau hội nghị Thành Đô, vận mệnh đất nước chúng ta gắn chặt vào với các quyết định của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, chịu một sức ép gay gắt giữa tự do dân chủ nhân quyền trong nước của người dân đứng lên đấu tranh thì có vẻ như ĐCSVN đã buộc phải đi tìm kiếm một lối thoát cho mình. Do đó mình vẫn nghĩ rằng trong chuyến đi này của ông Phú Trọng, mình không đặt bất cứ một kỳ vọng nào vào chuyến đi của ông ấy nhưng mình cho rằng nó mở ra một cơ hội, giúp cho ông ấy phải giải quyết những vấn đề giữa các phát biểu của ông ấy trong chuyến đi này với thực tiễn ở Việt Nam mà ông ấy đang áp dụng. Đây là cơ hội cho người đấu tranh dân chủ - nhân quyền ở Việt Nam tiến thêm một bước mới. Thật sự bản thân Trương Minh Tam không nhìn thấy một tia hy vọng nào từ chuyến đi của ông Trọng với những tuyên bố mà mình chỉ nghĩ rằng là chính chúng ta phải đi tìm một cơ hội để nâng bước phát triển đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam lên một bước tiến mới thôi.

Tiến Trung: Trung nhận định rằng việc xích lại gần Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến tư duy của các lãnh đạo của ĐCSVN và việc ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố ngay trước chuyến đi rằng Hoa Kỳ là đối tác quan trọng bậc nhất của Việt Nam đã cho thấy một phần nào sự chọn lựa của ĐCSVN từ nay về sau rồi.  Về kinh tế, Trung tin rằng vào TPP sẽ là một cú hích lớn cho nền kinh tế Việt Nam để bắt đầu tiến trình thoát Trung về kinh tế. Về mặt quân sự mới đây trên VNExpress nói phiá Mỹ cũng bày tỏ sẵn sàng tiến xa hơn nữa trong vấn đề quốc phòng với Việt Nam và tạo thế xoay trục để kiềm chế Trung Quốc. Về vấn đề dân chủ nhân quyền theo Trung về lâu dài đi với Hoa Kỳ rất có lợi.  Những nền độc tài châu Á trước đây như Myanmar hay là các nước khác đều chọn đi với Mỹ thì cuối cùng đều chuyển qua thể chế dân chủ cả.  Vì thế, vào TPP phiá đảng CSVN cũng sẽ phải chấp nhận công đoàn độc lập. Và một điểm Trung để ý là không có tù nhân chính trị nào được thả trước chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ cho thấy Mỹ cũng sẵn sàng bỏ qua vấn đề này với Việt Nam để đạt được những mục đích cao hơn Trung vừa nói trên là về kinh tế, về quân sự và cả về mặt lâu dài là vấn đề dân chủ.

Thanh Nghiên: Tôi cũng xin bày tỏ thêm một chút quan điểm của tôi.  Với tôi, chúng ta hãy so sánh một chút về tình hình biển Đông từ năm ngoái cho đến năm nay. Năm ngoái, hồi tháng 5, khi Trung cộng đưa giàn khoan HD 981 thì chúng ta thấy rằng trên thế giới, dư luận quốc tế rất là quan tâm. Tuy nhiên, sự quan tâm của họ không thật sự mạnh mẽ. Ở đây, tôi muốn nhắc đến việc Trung Quốc đem giàn khoan HD 981 trở lại Việt Nam năm nay.  Và trước đó thì Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế cũng có những phát biểu mạnh mẽ và không chỉ là những tuyên bố hay phát biểu không mà chúng ta thấy hồi tháng 5 vừa rồi Hoa Kỳ cũng đã cho máy bay do thám vào vùng biển Đông và đã chạm trán với cả Trung Quốc, và lần đầu tiên họ đã cho phóng viên quốc tế vào để làm phóng sự. Sau đó, lầu Năm góc vào ngày 21 tháng 5 cũng đã tuyên bố là sẽ tiếp tục tuần tra trên không phận và hải phận quốc tế ở Biển Đông. Như vậy, sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Biển Đông sẽ giúp chặn đà xâm lược của Trung cộng.  Tuy nhiên, chúng ta phải thấy rằng là tất cả những động thái trên đều diễn ra trước chuyến đi của ông Trọng, tức là chủ yếu nằm trong chiến lược của Mỹ mang tính chủ động xoay trục về châu Á. Việc Việt Nam có muốn hay không, phía Mỹ vẫn thấy cần thiết là phải quan tâm vì xuất phát từ lợi ích của chính nước Mỹ và cả quốc gia liên quan và đồng thời ngăn chặn sự bành trướng của Trung cộng, vốn là mối đe dọa của Hoa Kỳ.

Chân Như: Vậy theo chị Thanh Nghiên, chuyến thăm của ông Trọng có tác động thế nào đến nội bộ đảng Cộng sản VN?

Thanh Nghiên: Với câu hỏi vừa rồi của Chân Như thì tôi cho rằng CSVN đang có một cơ hội rất tốt để thoát tầm ảnh hưởng của Tàu, nhưng để một thể chế độc tài được cầm quyền nhiều năm và rất nhiều những cá nhân độc tài có thể xích lại gần hơn với thế giới tiến bộ và làm quen với dân chủ là một điều rất khó và có thể nói là không thể.  Điều đó không những nằm trong ý muốn thực tâm mà còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nội tại thực tế của ĐCS nữa, và những điều đó chỉ có họ mới giải quyết được thôi, bởi vì hơn ai hết họ hiểu điều này.  Và để trực tiếp trả lời câu hỏi của Chân Như thì tôi nghĩ rằng tôi không phải là người quan tâm nhiều đến nội bộ ĐCSVN như thế nào, phe nào đánh phe nào, vì tất cả đối với tôi họ chỉ là những người nằm trong đảng phái chính trị, nhưng đã dùng quyền lực và nhà tù để mà cai trị 90 triệu người. Tất cả đều làm nên bộ máy đàn áp và ngồi trên đầu trên cổ nhân dân. Nói chung là chuyến thăm của ông Trọng có tác động như thế nào đối với đảng viên của ông ta thì không phải là điều tôi thật sự quan tâm nhiều.

Tiến Trung: Bản thân Trung nhận xét thật ra Mỹ cũng cố tình đã mời ông Nguyễn Phú Trọng là người không có chức danh của một nhà nước để đi qua Mỹ.  Ông là người quan trọng nhất trong bộ chính trị và cũng là một cây đại thụ về công tác lý luận Mác-Lê Nin, ông là giáo sư tiến sĩ ngành xây dựng đảng. Sau chuyến đi của ông và với những điều ông phát biểu rất tốt đẹp về nước Mỹ như vậy thì Trung nghĩ là có thể những việc lý luận chống Mỹ từ trước đến giờ sẽ phải thay đổi lại.  Cái nữa là theo khảo sát của viện khoa học xã hội Việt Nam thì 90% dân số Việt Nam có cảm tình với Mỹ, và Trung tin rằng điều này cũng đúng với cả 3 triệu đảng viên cộng sản. Từ trước đến giờ Trung chưa nghe nói là có con cái của uy viên trung ương đảng hay của ủy viên bộ chính trị nào qua Trung Quốc học. Tất cả đều qua Hoa Kỳ hoặc thấp hơn chút xíu như là Úc với Anh hay Canada, chứ Trung chưa thấy con cái các đảng viên cộng sản chọn đi (học) ở Trung Quốc cả.   Vì vậy, Trung tin rằng việc này sẽ ảnh hưởng tốt đến trong nội bộ ĐCSVN để xoay trục lý luận của đảng qua phía thân Mỹ.

Trương Minh Tam: Mình rất đồng ý với ý kiến của Phạm Thanh Nghiên cũng như của Tiến Trung, nhưng mình cũng nhận định như Phạm Thanh Nghiên, đó là việc mình không cho là việc ĐCSVN đã đang có cái chuyển hướng để xích lại gần Mỹ, mà chẳng qua là trong tình thế cực chẳng đã trước sức ép từ phiá Trung cộng cũng như sức ép từ phía phong trào dân chủ - nhân quyền ở Việt Nam mà họ cần phải có động thái. Mình cho rằng nó chỉ là một lớp diễn, chính vì thế nên mình cũng xin chia sẻ thêm một điều nữa không chỉ 90 triệu dân, 3 triệu đảng viên mà thậm chí là chính ông Trọng mình cũng không tin là ông ta có thể u mê đến mức độ không biết về một nền dân chủ ở phía Bắc Mỹ trước chuyến đi. Họ hoàn toàn đều biết được những điều gì đang xảy ra ở đất nước Việt Nam và những điều gì thế giới đã đang đạt tới. Do đó mình không quá kỳ vọng vào những phát biểu của ông ta và mình cũng tin rằng khi nội bộ của 3 triệu đảng viên họ đã biết được tất cả những điều đó thì họ cũng chả có gì thay đổi. Vấn đề là chúng ta chỉ cần tập trung vào chính những phát biểu của họ để chính chúng ta là người buộc họ phải thay đổi chứ thật sự mình không kỳ vọng , hay có sự hoài nghi về bất cứ một sự phân hoá hay chia rẽ nội bộ nào ở trong ĐCS.  Thực tế thì họ có sự phân hoá, nhưng tựu chung thì họ vẫn cố gắng giữ lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin, cố gắng giữ lấy cái thân Tàu hơn là thân Mỹ để nhằm mục đích cho các lợi ích phe nhóm của họ; Họ vừa có những sự mâu thuẫn về lợi ích giữa cá nhân nọ với cá nhân kia, nhưng họ tựu chung có một mục tiêu lớn đó là cai trị 90 triệu dân. Do đó, cá nhân Tam không  nhìn thấy một sự phân hoá mạnh mẽ nào trong nội bộ ĐCSVN sau chuyến đi của ông Tổng Trọng này.

Chân Như: xin cám ơn 3 vị khách mời đã dành thời gian để chia sẻ với chúng tôi hôm nay.
.
___
.
.
___
.
Báo chí Việt-Trung khẩu chiến về chuyến đi Mỹ của ông Trọng https://www.youtube.com/watch?v=rMbSwHZTolA     VOA Tiếng Việt  | 2015-07-14
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến công du Mỹ cuối tuần trước, nhưng dư âm của chuyến đi này vẫn còn vang vọng trên báo chí Việt Nam và Trung Quốc.

Trong một bài xã luận mới đây về chuyến công du mang tính lịch sử của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, tờ Hoàn cầu Thời báo, một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết rằng Hà Nội “đang chịu sức ép chính trị ngày càng tăng từ Mỹ mà về lâu dài sẽ là một thách thức đối với sự ổn định của Việt Nam”.

Hoàn cầu Thời báo nói thêm: “Mối quan hệ thân cận hơn giữa Việt Nam và Mỹ một phần là nhằm đối phó với Trung Quốc, và kéo theo biện pháp trả đũa từ Trung Quốc. Điều này sẽ gây áp lực lên cả ba phía, và khi đó, Việt Nam có thể trở thành kẻ chịu thiệt hại nhiều nhất”.

Tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa viết thêm: “Cho tới nay, chưa có nước nào hưởng lợi từ việc lôi kéo Mỹ can thiệp vào cuộc tranh chấp với Trung Quốc, và việc này chắc chắn sẽ thất bại”.

Đáp lại, tờ PetroTimes của Việt Nam dẫn lời ý kiến chuyên gia gọi những bình luận này là “ngang ngược, láo xược, và gây mất đoàn kết quan hệ Việt – Trung".

Về những phản ứng có phần lớn tiếng của báo chí Trung Quốc đối với chuyến công du mang tính biểu tượng của ông Trọng, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Mỹ nhận định:

“Trung Quốc dĩ nhiên quan tâm tới chuyện Việt Nam có đi với Trung Quốc không vì Việt Nam đóng một vị trí rất quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc vì ở ngay cạnh Trung Quốc. Dĩ nhiên là họ phải quan tâm. Bất cứ có một triệu chứng gì mà Việt Nam hơi nghiêng về Mỹ là họ lại chỉ trích. Đó là điều dễ hiểu”.

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí Việt – Trung khẩu chiến. Tháng trước, truyền thông của hai quốc gia cộng sản đã dùng những ngôn từ không hề kiêng nể để đả kích nhau liên quan tới chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter.

Trong chuyến công du Hoa Kỳ kết thúc hôm 11/7, ông Nguyễn Phú Trọng đã được Tổng thống Barack Obama tiếp đón tại phòng Bầu dục ở Nhà Trắng cũng như được Phó Tổng thống Joe Biden mở tiệc khoản đãi.

Về kết quả của chuyến đi, giáo sư Hùng nhận định:

“Tôi nghĩ rằng ít nhất nó cũng đặt một nền tảng tốt. Từ xưa, ở Việt Nam luôn luôn có một sự mâu thuẫn và chia rẽ hay khác biệt giữa một phe muốn mở cửa đi với các nước Tây phương, và một phe rất e ngại, muốn đi với Trung Quốc về phương diện ý thức hệ. Cái phe đó là phe đảng. Lần này ông Trọng đại diện cho đảng đã nói lên chuyện đó thì có nghĩa ít nhất chúng ta thấy có sự đồng thuật ở Việt Nam rõ rệt là dùng Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc. Chuyện đồng ý giữa đảng và nhà nước thì cũng đặt một nền tảng dễ dàng cho những lãnh tụ nối tiếp có sẵn căn bản đồng thuận đấy rồi họ sẽ tiến lên”.

Sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, chính phủ hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam ra Tuyên bố chung về các lĩnh vực đã đạt được thỏa thuận và tầm nhìn chung cho tương lai.

Văn kiện này ghi nhận những phát triển tích cực và có thực chất trên nhiều lĩnh vực hợp tác trong 20 năm qua, như việc Hà Nội thông qua Sáng kiến An ninh chống Phổ biến vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt; Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương; việc ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng.

Hai nước khẳng định sẽ tăng cường thêm nữa Quan hệ Đối tác Toàn diện mà Tổng Thống Obama đã ký với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013.
.
___
.
Về chuyến Mỹ du của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Bùi Văn Phú | 2015-07-14
Tuần qua Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, đã đi thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6/7 đến 10/7 và được Tổng thống Barack Obama tiếp tại Bạch Ốc, được Phó Tổng thống Joe Biden nâng ly đón mừng trong tiệc trưa tổ chức tại Bộ Ngoại giao.

Nhiều nhận định về vai trò lãnh đạo của ông Trọng và nghi thức đón tiếp ra sao đã được giới quan sát quan hệ Việt-Mỹ đưa ra, vì trong tổ chức chính quyền Hoa Kỳ không có người đồng nhiệm. Dù chỉ là tổng bí thư đảng, không chức vụ trong chính quyền, nhưng ông Trọng có ảnh hưởng lớn trong các chính sách quốc gia của Việt Nam.

1.  Nghi lễ đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những đón tiếp dành cho ông Trọng vừa qua cho thấy lãnh đạo Mỹ đã nhìn nhận - công khai và chính thức -Tổng Bí thư Đảng Cộng sản cũng là một lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, như thủ tướng và chủ tịch nước.

Nhưng sự kiện Tổng thống Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bạch Ốc sáng ngày 7/7 không phải là biệt lệ với Hoa Kỳ. Điều không bình thường là dù chuyến đi được công bố từ Việt Nam vào đầu năm, nhưng lịch thăm viếng chỉ được hai bên đưa ra vài ngày trước khi ông Trọng đến Mỹ.

Trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ với các nước cộng sản thời còn Chiến tranh Lạnh, năm 1987 Tổng thống Ronald Reagan đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev tại Phòng Bầu dục với nhiều nghi lễ trịnh trọng như quốc yến và đưa đón quân cách tại sân cỏ Bạch Ốc. Đó là biệt lệ Hoa Kỳ dành cho một lãnh đạo cộng sản, vì các nghi thức lễ tân này chỉ có đối với đồng minh chiến lược của Mỹ như Anh, Pháp, Nhật Bản.

Lãnh đạo Việt Nam thăm chính thức nước Mỹ chưa ai được đón tiếp nồng ấm như thế. Hình thức đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuần qua cũng ở mức không cao hơn hay thấp hơn so với việc đón tiếp các lãnh đạo Việt Nam trước đây, bắt đầu với Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Mỹ năm 2005, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2008 và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang năm 2013.

Nhìn chung, đây là sinh hoạt đánh dấu 20 năm quan hệ hai nước và chuyến thăm Mỹ của ông Trọng chưa phải là chuyến đi lịch sử với những quyết tâm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao hơn mức “đối tác toàn diện” mà hai bên đã đồng ý với nhau sau chuyến thăm của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang năm 2013.

2.  Thành quả chuyến đi

Đến Mỹ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không đem theo những hợp đồng thương mại lớn giữa hai quốc gia. Phần nhiều các ký kết trong chuyến đi là thỏa thuận và văn bản ghi nhớ nên không được truyền thông Mỹ chú ý nhiều như chuyến đi Mỹ đầu tiên của lãnh đạo Việt Nam là Thủ tướng Phan Văn Khải vào năm 2005 nhân dịp kỉ niệm 10 năm bang giao hai nước.

Trong chuyến đi của ông Khải, đối tác hai bên đã ký nhiều hợp đồng thương mại dưới sự chứng kiến của lãnh đạo hai nước. Ông Khải cũng đã đến rung chuông mở đầu một ngày giao dịch trên sàn chứng khoán ở Phố Wall và đến Đại học Harvard bàn luận về cải cách giáo dục cho Việt Nam.

Để phô diễn tiến bộ hợp tác thương mại, trưa ngày 7/7 trong lúc lãnh đạo Hoa Kỳ tiếp đoàn Việt Nam, một máy bay Boeing 787-9 do Hàng không Việt Nam đặt mua từ những năm trước, và sắp được trao cho Việt Nam, đã bay trên bầu trời Thủ đô Washington để chào mừng quan hệ hai nước.

Chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đem lại một số kết quả khiêm tốn. Ông chứng kiến lễ ký văn bản của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam vay ưu đãi nửa tỉ đô la để phát triển cơ sở hạ tầng.

Hoa Kỳ và Việt Nam cũng ký thỏa thuận cho phép mở Đại học Fulbright tại Việt Nam, ký các hiệp định hợp tác về chính sách thuế và chống trốn thuế, về an ninh y tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, đối phó với đại dịch tiềm năng.

Ngoài ra còn có các biên bản ghi nhớ của nhiều bộ và ban ngành khác nhau. Giữa Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Việt Nam có biên bản ghi nhớ về hợp tác gìn giữ hoà bình thế giới trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hiệp quốc.

Vài năm qua, đặc biệt là từ hè năm ngoái, khi Trung Quốc đem giàn khoan HD-981 vào vùng biển tranh chấp với Việt Nam thì Hà Nội đã tìm sự hậu thuẫn từ phía Mỹ. Vì quyền lợi của Hoa Kỳ, lãnh đạo hành pháp và lập pháp Mỹ đã nhiều lần lên tiếng phản đối Trung Quốc gây căng thẳng trên Biển Đông.

Vấn đề này đã được thảo luận giữa Tổng Bí thư Trọng và Tổng thống Obama. Tuy nhiên thông cáo chung không hề nhắc đến Trung Quốc mà chỉ kêu gọi các bên tranh chấp giải quyết xung đột trong tinh thần hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, khuyến khích các quốc gia liên hệ tiến tới một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.

Sự việc đó nói lên một điều là Hà Nội e ngại phản ứng của Trung Quốc vì nếu bản thông cáo chung nêu danh nước này, có nghĩa rằng Hà Nội đã đi ngược lại với chủ trương đã đưa ra là không liên minh với một nước để chống lại nước thứ ba.

3.  Tương lai quan hệ Việt-Mỹ

Qua chuyến đi của ông Trọng, cũng như các chuyến thăm Hoa Kỳ trước đây của lãnh đạo Việt Nam, một lần nữa Hà Nội mong muốn được Washington công nhận là Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong khi Điều 51 Hiến pháp Việt Nam lại ghi rõ: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Việc để được cho là có nền kinh tế thị trường sẽ tùy thuộc vào tiến độ cải cách kinh tế của Việt Nam trong tương lai và việc ký kết Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP.

Nếu Việt Nam cùng tham gia TPP với Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Chile, Brunei, Singapore, Peru, Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản, Hà Nội phải giảm trợ giúp các công ty quốc doanh, phát triển nền kinh tế tư nhân, cho thành lập công đoàn độc lập và cắt giảm nhập khẩu nhiều mặt hàng, nhất là tơ sợi từ Trung Quốc. Đây là những điều kiện khó cho Hà Nội vì ảnh hưởng sâu đậm của Bắc Kinh đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong những tập đoàn kinh doanh nhà nước đang được coi là doanh nghiệp chủ đạo của nền kinh tế, như ghi trong Hiến pháp, và vì theo hệ chính trị cộng sản công nhân không được thành lập công đoàn độc lập.

Hiện nay Việt Nam nhập hàng từ Trung Quốc trị giá 40 tỉ đô-la một năm, xuất sang Trung Quốc 15 tỉ, trong khi giao thương với Mỹ thì ngược lại, Việt Nam xuất sang Mỹ hơn 30 tỉ trong khi nhập chỉ 6 tỉ. Cắt giảm mức nhập cảng từ Trung Quốc và tăng nhập từ Mỹ cũng là một quyết định khó cho Hà Nội vì điều đó biểu hiện việc Việt Nam xoay trục kinh tế về phía Mỹ.

Theo một nghiên cứu của East-West Center từ Đại học Hawaii, sau khi gia nhập TPP, trong vòng 10 năm mức xuất khẩu của Việt Nam đến những quốc gia thành viên sẽ tăng lên 68 tỉ đô-la và GDP của Việt Nam sẽ tăng 10.5%.

TPP là một hiệp định có tính bao vây kinh tế Trung Quốc nên Bắc Kinh đã đưa ra con đường tơ lụa trên biển để làm đối trọng.

4.   Bao giờ Tổng thống Obama thăm Việt Nam

Trong chuyến thăm Mỹ ông Trọng lập lại lời mời Tổng thống Barack Obama sang thăm Việt Nam. Lãnh đạo Mỹ đã nhận lời, nhưng chưa xác định khi nào mà chỉ nói sẽ đi thăm trong tương lai.

Chuyện bao giờ Tổng thống Obama thăm Việt Nam và quan hệ Việt-Mỹ có xích lại gần nhau hơn hay không tùy thuộc thái độ và hành động của Hà Nội qua các đối thoại về quốc phòng, an ninh, nhân quyền đã được ông Trọng thẳng thắn trao đổi với lãnh đạo Mỹ.

Trên thực tế, Hoa Kỳ hiện có cam kết chiến lược với 60 quốc gia, chiếm một phần tư dân số thế giới. Ở Đông Á đã có Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan, Singapore, thêm Việt Nam sẽ tốt hơn cho chính sách xoay trục của Mỹ. Còn không cũng không quan trọng vì lúc này “Việt Nam cần Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam”, như nhận định của Dân biểu Liên bang Chris Smith, một thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện trong phiên điều trần về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tháng trước.

Nhân chuyến thăm Mỹ của lãnh đạo Việt Nam, hai nhật báo lớn của Mỹ là tờ The Washington Post và The New York Times đã có những bài xã luận nêu quan điểm là Hà Nội cần có những cải tiến về nhân quyền trước khi được gia nhập TPP hay trước khi Tổng thống Obama đi thăm Việt Nam.

5.   Trung Quốc và quan hệ Mỹ-Việt

Sự kiện một lãnh đạo Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ và ngược lại một tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam đều là dấu chỉ quan hệ hai nước ngày càng thắm thiết hơn. Điều đó làm Trung Quốc khó chịu.

Trước khi đi Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng đã đến Bắc Kinh và Trung Quốc thường xuyên cảnh báo về hệ quả xấu nếu Hà Nội xoay trục về phía Mỹ.

Một thăm dò mới đây của PEW cho thấy gần 78% người Việt có cái nhìn tốt với Hoa Kỳ, so với Trung Quốc chỉ 19%. Như thế sau chuyến đi Mỹ của ông Trọng, Hà Nội sẽ có những bước đột phá để nâng quan hệ Mỹ-Việt lên mức cao hơn hay không? Hay vẫn như quá khứ cho thấy, Hà Nội khó có thể qua mặt Trung Quốc trong việc phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, vì hơn hai thập niên qua, kể từ Hội nghị Thành Đô giữa lãnh đạo Bắc Kinh và Hà Nội vào đầu thập niên 1990, Việt Nam luôn đi sau Trung Quốc trong các phát triển quan hệ với Mỹ, từ kinh tế, thương mại đến xã hội, chính trị.

Nhân dịp 20 năm quan hệ Việt-Mỹ, cựu Tổng thống Bill Clinton đã đến Hà Nội hôm đầu tháng 7 để dự liên hoan kỷ niệm bang giao hai nước do Đại sứ quán Mỹ tổ chức. Tổng thống Clinton là người đã đưa ra quyết định bang giao với Việt Nam cách đây 20 năm. Phát biểu nhân dịp này Đại sứ Mỹ Ted Osius mong có những sinh hoạt kỷ niệm bang giao giữa hai nước được tổ chức tại khắp các tỉnh thành Việt Nam.

Đại đa số dân Việt ngày nay thích Mỹ, nhưng đề nghị của Đại sứ Osius không biết có sẽ được các chính quyền địa phương hưởng ứng hay không, vì các bí thư tỉnh ủy không phải ai cũng muốn kết thân hơn với Mỹ và họ là những người sẽ bầu lãnh đạo trong kỳ đại hội đảng vào đầu năm tới.

Chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một lãnh đạo giáo điều thân Trung Quốc, có giúp cho quan hệ Mỹ-Việt thăng tiến hơn không thì còn phải chờ xem.

Năm 2005 Thủ tướng Phan Văn Khải đến rung chuông mở cửa một ngày giao dịch cổ phiếu tại Phố Wall nhưng kinh tế Việt Nam đến nay vẫn còn định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông cũng đến Đại học Harvard bàn về cải cách giáo dục, nhưng hệ thống đại học Việt Nam nay vẫn còn lỗi thời vì nặng tính xã hội chủ nghĩa.

Năm 2008, sau chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thảo luận về việc mở thêm tổng lãnh sự quán ở Houston và Đà Nẵng và đưa tình nguyện viên Peace Corps đến Việt Nam giảng dạy Anh ngữ.

Năm 2009 Việt Nam đã mở thêm cơ sở ngoại giao tại thành phố Houston, bang Texas, nhưng Hoa Kỳ đến nay vẫn chưa có lãnh sự quán ở miền Trung Việt Nam.

Chương trình Peace Corps đến nay vẫn chưa hoạt động tại Việt Nam. Mấy tháng trước có tin không chính thức là sau chuyến đi Mỹ của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Hà Nội đã đồng ý cho Hoa Kỳ mở chương trình Peace Corps. Nếu đúng thế, Việt Nam sẽ có tình nguyện viên Peace Corps đến làm thiện nguyện như tại nhiều nước quanh vùng, như tại Philippines từ năm 1961, Thái Lan 1962, Trung Quốc 1993, và Campuchia 2006. Đây là tổ chức thiện nguyện do cố Tổng thống John F. Kennedy thành lập từ năm 1961 và đã đưa hơn hai trăm nghìn thanh niên Mỹ tình nguyện đến 140 quốc gia trên thế giới làm việc trong các lãnh vực từ giáo dục, y tế đến chăn nuôi, nông nghiệp, ngư nghiệp, phát triển cộng đồng và kỹ thuật.

Việt Nam sẽ có xoay trục về hướng Mỹ hay không? Nếu lịch sử là nhân chứng thì khó cho Việt Nam đổi hướng vì ảnh hưởng của nước láng giềng khổng lồ phương Bắc. Năm 1978, khi Hà Nội ký kết hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô và gia nhập khối kinh tế Comecon, Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam một bài học vào đầu năm 1979. Lãnh đạo Việt Nam luôn quan ngại sẽ bị Trung Quốc vả cho, nếu họ quyết định nghiêng về phía Mỹ.

6.   Quan hệ của nhà nước với người Việt tại Mỹ

Trong các chuyến thăm Hoa Kỳ, lãnh đạo Việt Nam thường quan tâm nhắc đến cộng đồng 1.5 triệu người Việt tại Mỹ. Nhưng quan hệ giữa khối người Mỹ gốc Việt với nhà nước cộng sản Việt Nam không được như Hà Nội mong muốn.

Nếu quan hệ Việt-Mỹ phức tạp về nhân quyền thì quan hệ giữa Hà Nội và cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng phức tạp không kém, căn bản cũng vì quyền tự do của người dân ở một đất nước tự do dân chủ, trong khi Hà Nội vẫn coi những công dân gốc Việt tại một nước sở tại như người dân còn ở trong nước, không muốn họ có những phản biện, suy nghĩ khác đối với các chính sách của nhà nước.

Trên các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, An ninh Thế giới thường có lập luận rằng Hoa Kỳ đã bang giao, thừa nhận chính quyền Hà Nội thì người Việt sống ở Mỹ không còn lý do gì để chống đối. Hà Nội đã đánh tráo chính quyền, đảng cộng sản với tổ quốc để kết án những ai có quan điểm bất đồng – dù là người sống trong hay ngoài nước – là những người chống phá đất nước, phản bội tổ quốc.

Lãnh đạo cộng sản Việt Nam, với đầu óc độc tài đảng trị, cố tình không hiểu được rằng dân Mỹ có quyền ủng hộ hay phản đối bất cứ một chính sách nào của chính phủ, đối nội cũng như đối ngoại. Quốc hội hay tổng thống Mỹ có những chủ trương, chính sách ra sao, cao lắm là được sự đồng thuận của 60% dân, còn lại 40% là bất đồng và tiếng nói của dân thể hiện qua báo chí, truyền thông, qua xuống đường biểu tình, qua tranh cử, qua phiếu bầu chọn đại diện mỗi hai năm hay bốn năm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi nói chuyện ở Mỹ vừa qua đã thừa nhận chính sách độc tài độc đảng tại Việt Nam. Khi được hỏi về những tù nhân chính trị đang bị giam cầm, ông Trọng, cũng như những lãnh đạo khác trước đây, chỉ lập lại một điều là Việt Nam không có tù chính trị hay tù nhân lương tâm, không ai bị giam tù vì tôn giáo hay phát biểu quan điểm bất đồng, chỉ có người vi phạm pháp luật Việt Nam mới bị trừng trị.

Luật hình sự Việt Nam với các điều 79, 88 hay 250 là những điều luật phản tiến bộ thường được Hà Nội đem ra để truy bức, bắt giam những người lên tiếng chỉ trích nhà nước. Nhiều quốc gia văn minh, các tổ chức nhân quyền trong suốt hơn hai mươi năm qua đã khuyến cáo Việt Nam thay đổi hay bỏ đi những điều luật phản dân chủ như thế.

Trong những phát biểu tại Mỹ, ông Trọng nhắc đến việc Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam. Điều này không có gì lạ trong bang giao quốc tế. Nhưng khi người dân một nước lên tiếng thì Hoa Kỳ sẽ đứng về phía nhân dân nước đó và yêu cầu chính quyền không nên dùng vũ lực can thiệp. Vì thế việc dân trong nước đứng lên đòi hỏi các quyền tự do căn bản như tự do phát biểu, hội họp, tự do báo chí, sinh hoạt tôn giáo được người Việt hải ngoại và thế giới quan tâm ủng hộ.

Để tìm sự ủng hộ của người Việt hải ngoại, một thập niên trước Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 36 kêu gọi xóa bỏ chính kiến quá khứ, mời gọi người Việt về thăm quê hương và đầu tư. Mỗi năm có hơn nửa triệu người về thăm quê hương, đông nhất vào dịp Tết và hè. Về đầu tư trong nước thì sân chơi thương mại ở Việt Nam chưa được bình đẳng và tham nhũng hối lộ lan tràn nên người Việt hải ngoại còn bị giới hạn và gặp khó khăn.

Công ty Vietnam Waste Solution của ông David Dương là một thí dụ. Là một doanh nhân thành công tại Mỹ về công nghệ xử lý rác trong gần ba mươi năm, từ mười năm qua ông David đã đem kiến thức và tiền bạc về để xây dựng lên khu xử lý rác và chất thải Đa Phước ở ngoại ô Sài Gòn. Trong những năm qua công ty này được coi là tiêu biểu cho sự thành công của người Việt từ Mỹ về đầu tư. Nhưng vài tháng nay truyền thông trong nước như báo Một Thế giới, báo Người Tiêu Dùng đã có hàng loạt bài viết mà theo người điều hành công ty cho biết thì đó là những hình ảnh và thông tin sai sự thực nhằm hạ uy tín của California Waste Solution tại Hoa Kỳ và Vietnam Waste Solution tại Việt Nam. Ban điều hành công ty đã khiếu nại đến các cơ quan thông tin, tuyên giáo và ngoại giao của Việt Nam để yêu cầu can thiệp.

Sau một thập niên thi hành Nghị quyết 36, về mặt kinh tế, đã có bà con ở Mỹ về đầu tư, mua nhà. Người Việt ở Mỹ nay được ra vào Việt Nam mà không phải xin thị thực visa trong ba hay năm năm.

Nhưng về chính trị họ vẫn có những đòi hỏi cho tự do, nhân quyền tại Việt Nam được phản ánh qua tiếng nói đại diện như Thượng Nghị sĩ Liên bang Barbara Boxer, các dân biểu Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Alan Lowenthal, Dana Rohrabatcher là những dân cử đại diện tiểu bang California là nơi có đông cử tri gốc Việt nhất. Nhiều hội đồng thành phố tại California đã ra những nghị quyết ngăn cản chính quyền địa phương đón tiếp các phái đoàn nhà nước cộng sản Việt Nam nên các chuyến thăm chính thức Mỹ của lãnh đạo Việt Nam thường chỉ ở bờ Đông Hoa Kỳ từ Thủ đô Washington lên New York.

Lãnh đạo Hà Nội luôn nói họ coi người Việt hải ngoại là khúc ruột ngàn dặm, nhưng Thủ tướng Khải, Thủ tướng Dũng, Chủ tịch Sang đến Mỹ không ai ghé thăm California. Năm 2007, trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đến thành phố Dana Point, cực nam của Quận Cam, cách Little Saigon hơn 50 kilô-mét và đã có hàng nghìn người biểu tình phản đối..
___
.
.
___
.
Chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng và tác động chính trị nội bộ http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150713-tac-dong-chinh-tri-noi-bo-cua-chuyen-tham-my-cua-tbt-dang-cs-vn/     Thanh Phương-RFI | 2015-07-13
Chuyến viếng thăm lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và đặc biệt là cuộc gặp gỡ giữa lãnh Đảng Cộng sản Việt Nam với Tổng thống Barack Obama tại Nhà trắng ngày 07/07/205 rõ ràng một một bước tiến quan trọng trong tiến trình xích lại gần nhau giữa hai quốc gia cựu thù Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhưng chuyến đi này sẽ có tác động như đến tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam, trong phần tạp chí hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị nghe ý kiến của hai chuyên gia ở Washington và Hồng Kông.

Đó là chuyên gia Phương Nguyễn, trợ lý nghiên cứu ban Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS, Washington và giáo sư Jonathan Lonon, ngươì Mỹ, hiện giảng dạy tại đại học City University of Hong Kong.

Nghe toàn bộ hai bài phỏng vấn cô Phương Nguyễn và ông Jonathan London:
.
___
.
Chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng và tác động chính trị nội bộ http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150713-tac-dong-chinh-tri-noi-bo-cua-chuyen-tham-my-cua-tbt-dang-cs-vn/     Thanh Phương-RFi | 2015-07-13
Chuyến viếng thăm lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và đặc biệt là cuộc gặp gỡ giữa lãnh Đảng Cộng sản Việt Nam với Tổng thống Barack Obama tại Nhà trắng ngày 07/07/205 rõ ràng một một bước tiến quan trọng trong tiến trình xích lại gần nhau giữa hai quốc gia cựu thù Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhưng chuyến đi này sẽ có tác động như đến tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam, trong phần tạp chí hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị nghe ý kiến của hai chuyên gia ở Washington và Hồng Kông.

Đó là chuyên gia Phương Nguyễn, trợ lý nghiên cứu ban Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS, Washington và giáo sư Jonathan Lonon, ngươì Mỹ, hiện giảng dạy tại đại học City University of Hong Kong.

Nghe toàn bộ hai bài phỏng vấn cô Phương Nguyễn và ông Jonathan London:
    ( > ) nghe
.
___
.
Người dân trong nước hy vọng gì sau chuyến đi Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng - RFA https://www.youtube.com/watch?v=9IX9kq2mT7I
.
___
.
Những người cộng sản giàu có sẽ thúc đẩy cải cách?
    Kính Hòa, phóng viên RFA | 2015-07-13
Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam được nhiều người quan sát trong và ngoài nước quan tâm. Sau đây là nhận định của nhà báo Ngô Nhân Dụng, từ Hoa Kỳ về chuyến viếng thăm này cũng như phỏng đoán của ông về tiến trình dân chủ hóa ở Việt nam.

Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Việc ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ đánh dấu một sự thay đổi quan trọng, trong cái chính sách của đảng cộng sản Việt nam cũng như trong việc giao thiệp giữa Việt nam với Mỹ. Nguyễn Phú Trọng là vị Tổng bí thư đầu tiên sang Mỹ. Chưa bao giờ có một người gọi là đai diện cho đảng sang Mỹ. Với vai trò là Tổng bí thư đảng khi sang Mỹ ông Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt cho tất cả đảng cộng sản. Và khi mà ông Nguyễn Phú Trọng nói, làm những cái việc như là ký những thỏa hiệp với Tổng Thống Mỹ, hoặc là khi ông nói rằng Việt nam (… nghe không rõ)… sự có mặt của nước Mỹ ở vùng biển Đông của nước ta để mà bảo vệ trật tự an ninh và quân bình của vùng đó, thì đó không phải là ý kiến của một cá nhân mà là chính sách của một đảng cộng sản.

Gần đây chính phủ Trung quốc hay nhắc đi nhắc lại rằng nước Mỹ không nên dính tới vùng biển Đông, vì nước Mỹ không phải là một nước ở vùng đó. Bây giờ ông Tổng bí thư đảng cộng sản lại nói rằng Việt nam hoan nghênh sự có mặt của Mỹ để giữ gìn trật tự và hòa bình ở biển Đông thì rõ ràng đây là một sự thay đổi quan trọng trong chính sách của đảng cộng sản.

Kính Hòa: Như vậy nó có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Việt nam Trung Quốc hiện nay?

Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Chắc Trung quốc thế nào họ cũng phản ứng chống lại. Tờ Hoàn cầu thời báo, một ấn bản của Nhân dân nhật báo đã lên tiếng cảnh cáo rằng cái việc mà Việt nam tìm cách liên kết với Mỹ để chống Trung quốc thì chỉ có hại cho Việt nam mà thôi. Đó là một lời đe dọa. Tất cả những điều mà chúng ta chờ đợi bây giờ là phản ứng của đảng cộng sản Việt nam như thế nào trước lời đe dọa đó. Hoặc là họ sẽ có lời tuyên bố ngược lại một cách mạnh mẽ, hoặc là họ cứ để yên cho mọi chuyện cứ tiến hành. Việt nam sẽ từ từ thay đổi, Trung quốc tấn tới đâu thì sẽ phản kháng lại tới đó.

Đó là chuyện diễn tiến sau này, nhưng chắc chắn mối bang giao Việt nam với Trung quốc, hay là mối quan hệ giữa đảng cộng sản Việt nam và đảng cộng sản Trung quốc từ đây sẽ thay đổi chứ không còn như trước nữa.

Kính Hòa: Trong tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt nam và Mỹ lại không có một câu nào về vấn đề nhân quyền. Phải hiểu chuyện này như thế nào?

Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Ông Obama có nêu ra vấn đề nhân quyền với ông Nguyễn Phú Trọng chứ không phải là không. Tuy nhiên hành động của ông Tổng thống là dựa trên quyền lợi lâu dài của nước Mỹ. Và họ muốn thay đổi tình trạng của thế giới này cho phù hợp với quyền lợi của nước Mỹ, và những giá trị mà nước Mỹ vẫn tuân theo. Và đó là chuyện lâu dài. Họ biết là họ không thể thay đổi tình trạng nước khác với những áp lực thường xuyên được, và không thể nào mà không chơi với người ta mà khiến cho người tat hay đổi được. Họ là cái nước mạnh, cái nước giàu, và họ sẳn sàng chơi với tất cả mọi người, và họ nghĩ rằng khi mà họ giao thiệp với những nước khác thì họ sẽ giúp những nước khác thay đổi, chứ không nên làm những cái áp lực làm mất hòa khí. Theo tôi hiểu thì nước Mỹ nó không hề thay đổi gì cả.

Kính Hòa: Chuyến đi của ông Trọng có làm thay đổi chính trị nội tại của Việt nam hay không? Và có thúc đẩy sự thay đổi của Việt nam sắp tới hay không?

Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Cái chính trị nội bộ của đảng cộng sản Việt nam thì tôi nghĩ là không được quyết định từ những can thiệp từ bên ngoài. Nhưng cái việc mà đảng cộng sản thay đổi chính sách với nước Mỹ và với cả Trung quốc, thì cái đó có ảnh hưởng quan trọng đối với chính trị Việt nam, nhưng mà đây là cái chính trị hiểu theo nghĩa là sự tương quan giữa người cầm quyền và người dân Việt nam.

Tất cả những cái đó sẽ qua ngã kinh tế để tạo nên một áp lực lên giới cầm quyền Việt nam. Họ sẽ thấy rằng nếu họ thay đổi theo cái chiều hướng mở rộng dân chủ tự do cho đất nước thì chính họ và con cháu của họ sẽ được hưởng.

Trong thời gian mà đảng cộng sản đổi mới kinh tế đến giờ, thực chất là họ dựa vào cơ cấu thị trường và lợi dụng điều đó để làm giàu. Họ đã trở nên những đại gia giàu có lắm rồi.

Nhưng mà họ có thể bảo vệ được khối tài sản sau mấy chục năm làm giàu đó, có bảo vệ được hay không? Điều đó tùy theo tương lai của đất nước Việt nam sẽ như thế nào.

Theo tôi nghĩ thì những người hiện nay đang tích tụ tài sản họ không muốn tiếp tục một chế độ độc tài như cũ. Bởi vì trong chế độ độc tài bất cứ lúc nào cũng có thể có bất ngờ. Không ai biết chắc là tài sản của mình được giữ đến bao giờ. Không ai biết là cái người sắp lên cầm quyền sẽ làm gì để tước đoạt tài sản của mình.

Chúng ta xem cái cảnh ông Chu Vĩnh Khang bên Tàu. Ông ấy là một người giàu nứt đố đổ vách, thế mà ông Tập Cận Bình ông ấy tước bỏ gần hết.

Một chế độ dân chủ sẽ bảo đảm luật pháp được tôn trọng. Thành ra chính những đảng viên cộng sản, nhất là những người đã làm giàu trong những năm qua, họ cũng mong muốn làm sao thay đổi được chế độ. Họ cũng muốn có một cái luật pháp đàng hoàng nó bảo vệ cái tài sản của họ.

Kính Hòa: Xin cám ơn ông.
.
___
.
Những thách thức Mỹ và Việt nam và khối Asian với Trung Quốc vẫn kiên quyết bám lấy chiến lược đường “lưỡi bò” vẫn đang ở phía trước
    Nguyễn Công Bằng | 2015-07-13
Mấy ngày qua Trung quốc theo dõi rất sát từng diễn biến của chuyến thăm của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Mỹ. Mọi nhất cử nhất động của cuộc đàm phán giữa ông OBama và ông Trọng đã được Trung quốc ghi lại để đề ra phương pháp đối phó. Ngay báo chí Trung quốc trước chuyến đi đã có lời đánh tiếng đe dọa Việt nam phải trả giá cho việc đi với Mỹ để chống lại chiến lược của Trung quốc về đường lưỡi bò này. Cho đến hôm nay, sau chuyến đi của ông Trong được dư luận Mỹ, Việt nam và cả thế giới cho rằng rất thành công thì lại càng làm cho Trung quốc sôi sục hơn. Bài báo mới nhất hôm nay của Hồng Thất Công  PetroTimes đã nói lên điều này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Giới phân tích nhận định, Biển Đông chỉ là "thuốc thử" trong chiến lược bành trướng của Trung Quốc. Điều này được thể hiện rất rõ trong Luật an ninh quốc gia mới vừa được Bắc Kinh thông qua và điểm quan trọng nhất là việc thay đổi cái gọi là "lợi ích cốt lõi".

Ngày 6/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) cho rằng, hội nghị lần thứ 14 của Nhóm Công tác chung về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các nước ASEAN diễn ra tại Malaysia từ 1 đến 3/7, đã đạt được tiến triển tích cực, kể cả việc tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông, và đã quyết định trình lên Hội nghị quan chức cấp cao diễn ra vào cuối tháng 7 xem xét vấn đề này.

Nhưng trên thực tế không diễn ra như tuyên bố của bà Hoa Xuân Doanh.

Phải có nhiều lựa chọn

Giới phân tích nhận định, Biển Đông chỉ là "thuốc thử" trong chiến lược bành trướng của Trung Quốc. Điều này được thể hiện rất rõ trong Luật an ninh quốc gia mới vừa được Bắc Kinh thông qua và điểm quan trọng nhất là việc thay đổi cái gọi là "lợi ích cốt lõi". Theo đó, "lợi ích cốt lõi" đã trở thành một khái niệm rộng lớn hơn rất nhiều và bao trùm cả Biển Đông và biển Hoa Đông.

Theo giới truyền thông, mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia, nhưng Bắc Kinh vẫn dõi theo mọi động tĩnh của vụ kiện. Giới học giả quốc tế nhận định, dù không tham gia vụ kiện nhưng Trung Quốc đã và đang tìm đủ mọi cách để vận động chống lại một phán quyết bất lợi cho họ.

Theo nhận định của học giả Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, PCA sẽ cập nhật mọi thông tin về tiến trình xử lý vụ kiện và các thẩm phán đang chịu sức ép đáp ứng lợi ích của Trung Quốc. Và vụ kiện của Philippines tại PCA đang được các nước châu Á và Mỹ theo dõi sát sao.

Theo nhận định của luật sư Antonio Carpio, trợ lý tư pháp cấp cao tham gia đoàn luật sư Philippines tại PCA, Manila tin tưởng sẽ thắng kiện bởi họ tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Luật sư Antonio Carpio cũng cho biết, Philippines đặt quyết tâm mạnh mẽ vào vụ kiện vì Manila phải bảo vệ 80% vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở Biển Đông khỏi rơi vào tay Bắc Kinh.

Đoàn luật sư Philippines tại PCA ngoài việc lập luận rằng, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague phải can dự vào tranh chấp ở Biển Đông, còn phải yêu cầu PCA tuyên bố “đường lưỡi bò” không có giá trị. Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio xác nhận, Manila đã lập luận yêu cầu PCA tuyên bố “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không có giá trị.

Khi trả lời phỏng vấn tờ Straits Times (Singapore), ông Rafael Alunan, cựu Bộ trưởng Nội vụ Philippines dưới thời Tổng thống Fidel Ramos hồi tưởng lại việc Trung Quốc chiếm bãi đá Vành Khăn tại quần đảo Trường Sa và mối lo ngại của Manila cũng thành hiện thực khi khu vực này đã trở thành căn cứ quân sự chính thức của Bắc Kinh.

Theo báo cáo của Boston Global Forum, những hành động vội vã và lấn lướt của Trung Quốc đã giúp Mỹ phục hồi uy tín sau những tai tiếng thời kỳ cựu Tổng thống Bush và trở thành lực lượng giữ ổn định tại châu Á. Việc Mỹ nhận được ủng hộ xuất phát từ sự hống hách trong khu vực mà Trung Quốc đang tiến hành. Và Bắc Kinh cũng lập tức thay đổi các cam kết trước đó nhằm đạt được mục đích hoặc bày tỏ thái độ để “thích nghi với thời cuộc”.

Coi chừng gió đổi chiều

Tân Hoa xã cho biết, ngày 6/7, lực lượng pháo binh của quân đội Trung Quốc đã diễn tập bắn đạn thật tại một căn cứ huấn luyện thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu Lan Châu. Và trong cuộc diễn tập kéo dài hơn 2 tháng này, các lữ đoàn pháo binh từ 7 quân khu sẽ thử nghiệm 1 loạt kỹ năng chiến đấu, trong đó có hỗ trợ hỏa lực, tấn công và phòng ngự, rút lui và truy kích, đổ bộ đường không và chống đổ bộ đường không.

Cũng trong ngày 6/7, tờ South China Morning Post dẫn các nguồn tin hải quân Philippines cho biết, hải quân nước này vừa phát hiện một tấm bia thép lớn khắc chữ Trung Quốc và hàng trăm chiếc phao màu vàng bí ẩn ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông (từ cuối tháng 5). Trong khi hải quân Philippines tìm cách thu hồi những chiếc phao này, thì một tàu tuần tra của Trung Quốc bất ngờ xuất hiện và áp sát, buộc tàu của Philippines phải rời đi. Giới không quân Philippines cho rằng, những chiếc phao nổi lớn kể trên có thể được Trung Quốc thả xuống để ngư dân nước này làm nơi buộc tàu thuyền.

Trung Quốc đang phát triển máy bay vận tải cỡ lớn Y-20.

Tờ The Diplomat khẳng định, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là cực kỳ mơ hồ, và lý do Bắc Kinh tiến hành cải tạo tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam theo cách giải thích của Ngoại trưởng Vương Nghị là không thuyết phục. Trước đó, tờ The Diplomat số ra ngày 29/6 cũng đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc không thay đổi cách tiếp cân ở Biển Đông. Và câu trả lời của 2 lần đều giống nhau - kết quả có thể chấp nhận được đối với Bắc Kinh là “Trung Quốc chiến thắng”!

Ngày 2/7, hãng AFP dẫn tuyên bố của người phát ngôn Không quân Philippines, Đại tá Enrico Canaya cho biết, trực thăng Bell 412EP, trong gói đầu tiên của 8 chiếc Manila đặt mua của Canada, đã được chuyển tới nước này. Sáu chiếc còn lại sẽ được bàn giao cho Manila trước cuối năm nay, nhằm bổ sung cho phi đội trực thăng Huey cũ kỹ của quân đội Philippines.

Gia tăng mua sắm vũ khí

Ngày 7/7, tờ Tin tức Bình luận Trung Quốc xuất bản tại Hongkong đưa tin, Bắc Kinh vừa tổ chức hội thảo "Cộng đồng học thuật về quan hệ quốc tế và chính trị học lần thứ 8". Trong đó có trao đổi xung quanh "tranh chấp và hợp tác trên biển", cùng các vấn đề nóng trên Biển Đông "từ góc độ của Việt Nam cũng như Trung Quốc".

Theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, học giả gốc Việt giảng dạy tại Đại học George Mason, Virginia, Mỹ, có 3 nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Trung. Thứ nhất, vị trí địa lý quá gần và tính bất đối xứng về sức mạnh. Thứ hai, lịch sử "vừa yêu vừa hận" giữa 2 nước cũng như nỗi lo chủ nghĩa đại Hán từ người Việt. Thứ ba, sự tương đồng về ý thức hệ cũng như nhu cầu ổn định chế độ chính trị.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng cũng kiến nghị 3 biện pháp giải quyết mâu thuẫn Trung-Việt trên Biển Đông. Thứ nhất, giải quyết tranh chấp chủ quyền thông qua các biện pháp ngoại giao và cơ quan tài phán quốc tế. Trung Quốc cần làm rõ nội hàm ý nghĩa của “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, giải quyết mâu thuẫn bằng trọng tài quốc tế.

Thứ hai, để quản lý và kiểm soát nguy cơ, hai bên nên gác tranh chấp cùng hợp tác (trong khu vực chồng lấn/tranh chấp và không có điều kiện tiền đề nào đại loại như chủ quyền thuộc Trung Quốc). Thứ ba, cùng nỗ lực xây dựng COC, giữ liên hệ đường dây nóng, xây dựng cơ chế xử lý tình huống khi máy bay, tàu quân sự giáp mặt nhau ở Biển Đông, nỗ lực xây dựng cấu trúc mới cho an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Cũng trong ngày 7/7, tờ China Daily và tạp chí quốc phòng Kanwa cho biết, máy bay ném bom chiến lược tầm xa mà Trung Quốc sẽ chế tạo có tầm hoạt động ít nhất 8.000 km, bay không cần tiếp nhiên liệu và chở được hơn 10 tấn vũ khí. Và loại máy bay này có thể tấn công các mục tiêu ở vành đai của “chuỗi đảo thứ hai”, giới hạn phạm vi phòng thủ trên biển của Trung Quốc.

Giới quân sự Trung Quốc muốn trong vòng ít nhất 2 năm nữa phải thay thế loại máy bay ném bom chiến lược H-6, vốn dựa theo mô hình máy bay Tu-16 Badger từ thời Liên Xô. Và loại máy bay ném bom chiến lược H-6K, được coi là phiên bản mới, nhưng chỉ đạt vận tốc tối đa 1.050km/h nên dễ dàng bị máy bay chiến đấu siêu thanh đánh chặn. Do đó cần tham khảo mô hình máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga, hoặc máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ.

Ngoài ra, giới chuyên gia quân sự còn cho rằng, Bắc Kinh nên đưa vào biên chế dòng máy bay tuần tra chống ngầm hiện đại, giúp tăng cường khả năng tác chiến của hải quân. Và máy bay Gaoxin-6 được bàn giao cho Hạm đội Bắc Hải cần được nhân rộng. Bởi việc đưa vào biên chế Gaoxin-6 (10 thành viên phi hành đoàn, có khả năng bay 6.000km, trong hơn 8 giờ liên tục) đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 6 có khả năng phát triển loại máy bay phức tạp này, sau Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh và Pháp. Theo chuyên gia hải quân Trung Quốc Lý Kiệt, Bắc Kinh có tham vọng xây dựng lực lượng săn ngầm tương tự như máy bay chống ngầm P-3C của Mỹ.

Ngày 6/7, tờ Tin tức tham khảo Trung Quốc dẫn lại thông tin từ trang Lợi ích quốc gia (Mỹ) nhận định, tới năm 2025 quân đội Trung Quốc sẽ mạnh tới mức nào. Theo nhận định của trợ lý giáo sư Robert Farley, Học viện ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson, thuộc Đại học Kentucky, Mỹ: Gần 15 năm qua, quân đội Trung Quốc đã có thay đổi lớn, từ lý luận, trang bị, huấn luyện, tới phương hướng chiến lược và diện mạo của Hải-Lục-Không quân đã hoàn toàn khác so với thập niên 1990. Theo Hồng Thất Công- PetroTimes.

Vậy chiến lược nào của Mỹ và Việt nam có thể hạ gục tham vọng này của Trung quốc?

Có thể nói trong suốt thời gian Mỹ và đồng minh bị giẫm chân tại Afganitan, Irac, Syria và nay ở Ucraina đó là thời gian vàng để Trung quốc phát triển nền kinh tế đến mức chóng mặt và với nguồn tài chính phong phú mà tăng trưởng kinh tế của Trung quốc đem lại qua sự tiếp sức từ Thông cáo chung Thượng hải 1976 mà Mỹ cho họ tối huệ quốc quan hệ buôn bán vào Mỹ tới nay thì họ đã dành ra một nguồn ngân sách rất lớn hàng năm cho việc mua sắm vũ khí cho mình một cách toàn diện để nghênh chống Mỹ trở lại ảnh hưởng ở khu vực này. Từ việc đóng tầu sân bay lớn cho đến phát triển rất nhanh các hạm đội tầu chiến được trang bị hỏa tiễn dẫn đường, các tầu ngầm, máy bay và đặc biệt xây các căn cứ, các cảng nổi kiên cố, các sân bay v.v... tại các đảo đã chiếm được của Việt nam tại Hoàng sa và cả Trường sa. Các loại vũ khí ấy không thể Mỹ xem thường được bởi chúng được mua từ các loại vũ khí hiện đại thế hệ F2 của Nga. Với 1 tỷ dân, với hàng triệu binh lính Trung quốc giờ không ngán Mỹ về đối đầu quân sự.

Vậy Trung quốc sợ điều gì?

Trung quốc nền kinh tế ngày này dựa vào xuất khẩu là chính vì họ đã xây dunwgj nên một công xưởng của thế giới đủ thứ tạp phế lù bán đi khắp thế giới. Kinh tế đem lại cho họ chính là nguồn kinh tế này và qua các Hoa kiều tại Mỹ và trên thế giới đem về. Như thế chỉ có cấm vận Trung quốc về kinh tế, bình thường hóa quan hệ với Nga để nước này xa dời Bắc kinh thì mới có hy vọng trói tay Trung quốc, bắt họ phải ngồi vào đàm phán đa phương cam kết từ bỏ chiến lược chiếm biển Đông và xóa bỏ tham vọng đường lưỡi bò. Trừng phạt bao vây kinh tế Nga là không khả thi vì nhiều lý do mà Mỹ và đồng minh không làm nổi, đó là quốc gia này giầu tài nguyên, khả năng quốc phòng vô cùng vững chắc và mạnh mẽ có khả năng thách thức lại bất kỳ đe dọa từ bên ngoài. Tổng thống Putin lại là người được nhân dân mình yêu quý tôn trọng, có tỷ lệ ủng hộ của người dân cao nhất từ trước đến nay. Lại nữa, Nga lại có quan hệ rất sâu rộng lâu đời và có uy tín đó là chưa bao giờ bỏ rơi đồng minh trong hoạn nạn khó khăn. Bởi thế Nga như có quan hệ sâu rộng với hầu như tất cả các với quốc gia trên thế giới, ngay cả các đồng minh thân cận của Mỹ cũng có quan hệ tốt với quốc gia này dù phải miễn cưỡng tham gia vào việc cấm vận mà Mỹ chủ trương nhưng nay họ đã phớt lờ những kêu gọi của Mỹ để tiếp tục quan hệ làm ăn với Nga, thậm chí họ phản đối ra mặt lệnh trừng phạt này.

Còn Trung quốc thài lại khác, mọi quốc gia dù có quan hệ làm ăn kinh tế Trung quốc nhưng vẫn không có sự tin tưởng nhau, thậm chí luôn phải đề phòng họ tạo phản. Trung quốc có truyền thống là vì quyền lợi của mình sẵn sàng bỏ rơi bạn thân, dù đã có thời gian dài đồng cam ngậm khổ. Bài học Việt nam, Triều tiên và ở nhiều nơi đã là ví dụ cụ thể nhất. Lại nữa, chống lại sự bành trướng, độc quyền thôn tính biển Đông là chính nghĩa, là lẽ phải nên trong chiến lược bắt Trung quốc phải tôn trọng bảo vệ chủ quyền đảo biển, an toàn hàng hải của Mỹ và Việt nam và các quốc gia trên thế giới đang diễn ra là xu thế thời đại, là biểu tượng của lẽ phải nên chắc chắn được mọi quốc gia ủng hộ.

Mối quan hệ Mỹ Việt sau chuyến đi của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa kỳ đã mở ra một chương mới toàn diện và sâu sắc giữa hai quốc gia thù địch thành bạn tốt để cùng nhau thực hiện những gì mà hai bên cùng quan tâm vì nền an ninh hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới, vì quyền lợi đích thực của hai nước. Việt nam và Mỹ đều là nạn nhân của sự nhập siêu buôn bán với Trung quốc cho nên chỉ có cùng nhau tẩy chay buôn bán với Trung quốc mới có thể cắt bàn tay lông lá của Trung quốc đang vươn đến thâu tóm biển Đông.

Quan hệ Mỹ Việt đang mở ra một chân trời mới nhưng những thử thách trong việc chống một đế quốc bành trướng vừa mang tính phong kiến, lại có mầu sắc Cộng sản thì là cuộc chiến cam go đòi hỏi phải có sự quyết tâm và cố gắng chiến lược rất nhiều nhưng nhất định thắng lợi!

Ngày 12 tháng 7 năm 2015

Nguyễn Công Bằng
.
___
.
.
___
.
.
___
.
Kết quả chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng: Không ngoài "dây rốn" Trung hoa?
    Võ Thị Hảo | 2015-07-12
Việc Tổng Bí thư Đảng CS VN được Tổng thống Mỹ đón tiếp tại Nhà Trắng đã khiến rất nhiều người quan tâm đến vận nước phấp phỏng hy vọng.

Đảng Cộng sản VN đã có phần thay đổi theo khuynh hướng tôn trọng quyền lợi của đất nước?

Một sự cải thiện về chất trong mối quan hệ Mỹ - Việt?

VN có cơ cải cách thể chế theo chiều thướng tiến bộ, có dân chủ và nhân quyền?

Những văn bản quan trọng cam kết về lộ trình thực hiện để có thể thay đổi thể chế độc tài độc đảng sẽ được ký kết? Một hợp tác quân sự đủ lớn ở mức VN có thể kiềm chế được cái lưỡi tham lam của TQ và giữ hòa bình ổn định lâu dài?

Nhưng sau cuộc họp báo và bản Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam- Hoa Kỳ được công bố ngày 7/7/2015, nhiều người đã thất vọng.

Giẫm chân tại chỗ

Theo nội dung đã công bố, hai bên vẫn chỉ là „đối tác  hợp tác toàn diện“. Mà hợp tác toàn diện, thì ông Trương Tấn Sang đã ký với Mỹ từ cách đây 2 năm, cần gì phải đến chuyến đi này của ông Trọng!

„Ngày 25/7/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ…. Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch“.

Như vậy, về vị trí đối tác, sau rất nhiều nỗ lực của Tổng thống Obama, Mỹ cũng vẫn nằm tại vị trí hai năm trước, chỉ  là một trong mười một nước „đối tác toàn diện“ của VN, ngang hàng Chile và Malaysia!

Cho đến giờ này, VN vẫn giữ lập trường cộng sản, chỉ „hợp tác chiến lược toàn diện“  với Trung quốc(năm 2008) và Nga(2012).

Theo định nghĩa thì  Đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi…

Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.

Vế đối "đạo văn" TQ

“Thú vị,” “sâu sắc,” “ngỡ ngàng,” “kỳ diệu,” “hết sức tâm đắc”… đó là những mỹ từ mà Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã dùng trong phát biểu với Tổng thống Obama và trong bài diễn văn đọc trước bữa tiệc chiêu đãi do Phó Tổng thống Joe Biden chủ trì.

Nguyễn Phú Trọng còn đưa ra một vế của câu đối – ngay cả điều này cũng mang phong cách đặc quan thầy TQ - để tán dương quan hệ VN và Mỹ:

“gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.

Ngay nội dung của „16 chữ bạc“ này cũng thể hiện một ý nghĩa hợp tác hời hợt, chỉ là gác lại quá khứ, khác biệt, phát huy những điểm giống nhau mà thôi. Điều đó khác hẳn với nội dung hợp tác với TQ - nước đã xâm lược VN và nhiều năm nay đã bằng mọi cách, như con trăn nuốt dần VN.

Người ta không thể không nhớ lại, năm 1999, trong tuyên bố chung cấp cao, Trung Quốc đã khái quát phương châm “16 chữ vàng” với Việt Nam, cụ thể như sau: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

    Ký, nhưng là những văn bản hợp tác vòng ngoài

Nếu được kể là nội dung mới trong Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam- Hoa Kỳ thì không đáng kể.

„...Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới Tuyên bố của ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc…“

Ngay khi TQ đang xâm lấn VN, nhà cầm quyền VN vẫn liên tục ký những văn bản hợp tác bất bình đẳng và im lặng trước sự xâm lược của TQ. Chỉ trong năm 2015 đã dồn dập ký tới hàng chục văn bản ảnh hưởng cốt tử, gây nguy hiểm cho VN, luôn „thọ mệnh“ từ quan thầy TQ qua cái gọi là Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương“…

Trong khi đó các hiệp định và thỏa thuận vừa ký với Hoa kỳ chỉ là : Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn lậu thuế, Bản ghi nhớ về hợp tác gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, chương trình các mối đe dọa đại dịch mới nổi, an ninh y tế toàn cầu, về hàng không dân dụng và giấy phép lập Đại học Fulbright VN.

Đó chỉ là những văn bản hợp tác „vòng ngoài“, chưa thể tạo ra một cải cách, một thay đổi về chất trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Chữ „tăng cường“ trong Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam- Hoa kỳ ngày 7/7/2015 được nhắc lại đến 9 lần.

Số lượng hình dung từ này nhiều đến mức gợi nhớ đến nghị quyết của Đảng cộng sản và bản kế hoạch, chương trình hành động của chính phủ VN. Người VN đã dị ứng với những từ như „đẩy mạnh“, „tăng cường“, „làm sâu sắc hơn“, „thúc đẩy“… Họ biết rằng với Hoa kỳ có thể tin vào những lời hứa đó nhưng VN thì thường chỉ là hứa suông, thậm chí làm ngược lại.

Sự hài lòng của TQ

Kết cục giống như những người thực tế đã dự tính. Mặc dù Mỹ đã tạm thời bỏ qua tất cả những khác biệt về thể chế, những vi phạm  nhân quyền …để chìa cánh tay cho VN, nhưng một VN giảo hoạt vẫn lặp lại những bài nói đã cũ mèm, nghe thì đầy những hình dung từ kêu như chuông nhưng cuối cùng vẫn chỉ bộc lộ bản chất bên trong: hăng hái gia nhập TPP, mong ông Mỹ thể tất cho để được công nhận là nền kinh tế thị trường. Tiền đầu tư thì nhận nhưng điều cốt tử của nhà cầm quyền là giữ thể chế cộng sản độc tài, hợp tác chỉ ở mức hời hợt…

Những lời hoa mỹ về hứa hẹn hợp tác tăng cường nhân quyền được nhắc đến nhiều lần. Nhưng cơ sở để tin là VN sẽ thực hiện thì gần như bằng không, vì từ năm 2013, sau khi ông Sang ký với Mỹ một văn bản hợp tác toàn diện, nhà nước CSVN đã tăng mức độ đàn áp người bất đồng chính kiến, dân oan, bạo lực xã hội và tham nhũng cũng tăng vọt.  2015 là năm của những vụ tàn sát cả gia đình vô cùng tàn bạo. Số lượng công an, an ninh xã thôn xóm…là khổng lồ, tiêu phí rất nhiều tiền thuế của dân nhưng chủ yếu để đàn áp những tiếng nói bất đồng hoặc để phục vụ cho việc bảo kê lợi ích của quan chức chính quyền…

Quan hệ đồng minh: xa vời

Qua chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, có thể thấy rằng một khi còn thể chế chính trị cộng sản độc tài, sự lệ thuộc của họ vào TQ gần như tuyệt đối.

Dù nhà cầm quyền cộng sản VN đi đâu, làm gì, dù họ có đặt chân tới vương quốc tự do nào, thì „con rắn Trung hoa“ trong tay áo họ vẫn nhả nọc độc ngấm vào tim họ, sai khiến họ theo những tiêu chí quyền lợi của TQ. Rất tiếc là quyền lợi này luôn đi ngược quyền lợi của đất nước VN.

Viết cho BBC, Tiến sĩ Vũ Tường, Phó Giáo sư, Đại học Oregon nhận định:

„…Qua việc bày tỏ thiện chí, chính quyền Obama có thể thuyết phục Bộ Chính trị chấp nhận viết vào Hiệp định TPP một vài câu mơ hồ về cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để Quốc Hội Mỹ dễ chấp thuận hơn.

Washington cũng có thể hy vọng công an Việt Nam thả một vài nhân vật đối kháng và giảm bớt việc bắt bớ đàn áp trong một giai đoạn nào đó.

Có thể tiên đoán Washington sẽ đạt được những mục tiêu khiêm tốn trên…

Thứ hai, vì sao Việt Nam nhận lời?

Tại sao ông Trọng (và trước đó là Nghị và Quang) nhận lời đi Washington?

Áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ là những lý do chủ yếu…“

Chuyên gia này cũng đã tiên đoán một cách thuyết phục về xu hướng sắp tới :

„…Nhìn xa hơn chuyến đi, những xu hướng căn bản của chính trị Việt Nam cho phép chúng tôi tiên đoán ba điều sau đây:

Thứ nhất, Hiệp định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được thông qua, nhưng kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc nhiều hơn;

Thứ hai, chiến tranh Việt-Trung sẽ không xảy ra dù Trung Quốc ngày càng lấn lướt;
Và thứ ba, lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ sẽ được giỡ bỏ phần lớn, nhưng quan hệ đồng minh thực sự giữa Việt Nam và Mỹ vẫn xa vời“. “ (theo BBC – Toàn cảnh chuyến thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng. 7/7/2012)

Cũng có thể thấy sự đắc ý của TQ qua Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc ngày 8/7 trong bài xã luận về chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng.

“…Một số nhà quan sát và trí thức Mỹ có thể muốn đưa Việt Nam vào trại của Mỹ để chống Trung Quốc. Mục tiêu này dường như luôn hiển hiện, nhưng mãi mãi không làm được.

…Trung Quốc không cần làm ầm lên trong khi Việt Nam và Mỹ phát triển quan hệ bình thường…

Cho đến nay, không nước nào có lợi khi mời Mỹ vào can thiệp tranh chấp với Trung Quốc. Thực tế, chuyện này sẽ chỉ thất bại.”

Xem đó để biết rằng, dù có những tín hiệu tốt hơn về bang giao Việt – Mỹ, nhưng nước Mỹ và những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền cùng cải cách thể chế ở VN sẽ hoàn toàn bị ngăn trở nếu chưa xóa bỏ được thể chế cộng sản độc tài.

Bởi chế độ này chung một „dây rốn“ ăn vào „tử cung“ của nhà độc tài TQ.

Trong sự kiềm tỏa của  „dây rốn“ đó, dẫu ông Nguyễn Phú Trọng hay ai đó bỗng bất chợt ăn năn thì cũng đã bị trói tay.

Vẫn phải vững chí bền gan, Việt Nam ơi!

VTH
.
___
.
.
___
.
.
___
.
'Tượng đài' trong quan hệ Việt - Mỹ
    BBC | 2015-07-10
Kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - Việt là tượng đài cho cống hiến của cố Ngoại trưởng Việt Nam, ông Nguyễn Cơ Thạch, theo lời một cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, được một khách mời của Bàn tròn Trực tuyến tuần này của BBC, nhắc lại.

Bình luận về chuyến thăm diễn ra trong tuần của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, tới Hoa Kỳ, chuyến thăm Nhà trắng của một lãnh đạo đảng cao nhất của Việt Nam tới Mỹ, bà Thảo Griffiths, Trưởng Đại diện Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam nói:

"Vào tháng 4/1998, khi (cựu) Ngoại trưởng, Phó Thủ tướng Nguyễn Cơ Thạch qua đời, thì Đại sứ (Bill) Sullivan của Hoa Kỳ đã gửi thư và nói một câu rằng:

"Tôi luôn nghĩ rằng kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - Việt Nam là tượng đài cho những cống hiến của ông Nguyễn Cơ Thạch.

"Và chúng ta còn nhớ là Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã đi đầu trong việc kêu gọi bình thường hóa quan hệ Viêt - Mỹ từ những năm 1980, lúc đó chưa ai nói đến chuyện bình thường hóa quan hệ.

"Thế mà ngay trước thềm Đại hội Đảng (CSVN) lần thứ 7 vào năm 1991, thì Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch không còn tiếp tục nhiệm kỳ của mình nữa và không còn những ảnh hưởng để có thể trực tiếp có những đóng góp vào quan hệ Việt - Mỹ, thậm chí có nhiều người còn nói rằng 'đây là ông Mỹ', 'ông thân Mỹ',

"Thế nhưng ngày hôm nay, sau bao nhiêu năm, chúng ta đã có mặt tại đây (Washington DC) và chứng kiến giờ phút rất lịch sử cuộc gặp giữa Tổng bí thư (Nguyễn Phú) Trọng cùng với Tổng thống Obama.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể không nghĩ tới những đóng góp vô cùng quý báu của những người như ông Nguyễn Cơ Thạch," vị khách nữ từ Washington DC nói với Tọa đàm của BBC với chủ đề "Vị thế của Đảng và chuyến thăm Mỹ của ông Trọng", hôm 09/7/2015.

Xu hướng thắng thế?

Một vị khách nữ khác tại Bàn tròn đề cập một chiều cạnh khác trong quan hệ Mỹ - Việt liên quan biến chuyển trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ.

Khi được đề nghị bình luận về một số hoạt động của bộ phận người Mỹ gốc Việt xung quanh Nhà Trắng, nơi diễn ra cuộc gặp giữa hai ông Nguyễn Phú Trọng và Barack Obama, nhà nghiên cứu Phương Nguyễn từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Hoa Kỳ, nói:

"Tôi được biết là có đến hàng trăm người biểu tình trước Nhà Trắng trong khi mà Tổng bí thư (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng đang gặp Tổng thống Barack Obama, nhưng mà khi Tổng bí thư đi đến các cuộc gặp khác thì biểu tình giảm dần đi.

"Và theo tôi được biết là hàng năm khi các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ, thì biểu tình và hô khẩu ngữ này nọ càng ngày càng giảm đi.

"Khi mà Tổng bí thư đến (Trung tâm) CSIS nói chuyện, thì ở phía bên ngoài CSIS, không có một người nào biểu tình hết.

"Và một điều cũng rất đáng được chú ý là trong cuộc phát biểu của Tổng bí thư ở CSIS, thì ở trong khán giả có một số người Mỹ gốc Việt rất có vai trò cao cấp trong Chính phủ của Mỹ, cũng như là (trong) giới doanh nhân của Mỹ.

"Và tôi nghĩ điều đó như là một bên vẫn còn có biểu tình, nhưng mà càng ngày càng ít đi, bên kia thì giống như là cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ càng lớn mạnh và họ càng có tầm ảnh hưởng.
Bà Phương Nguyễn cho rằng đang có hai xu hướng chính trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt với những khác biệt trong nhìn nhận quan hệ Mỹ - Việt.

"Tôi nghĩ đó là hai xu hướng khác nhau và xu hướng thứ hai sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn", nhà nghiên cứu Phương Nguyễn nói với Tọa đàm từ Washington DC.

Tư duy 'lạc hậu'

Nhân dịp này, khi được BBC hỏi liệu Việt Nam có còn 'e ngại' nữa hay không về việc bị 'diễn biến hòa bình' khi quan hệ sâu với Mỹ, nhất là việc Việt Nam muốn gia nhập Hiệp định Hợp tác Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Mỹ từ Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, nói:

"Thực ra bây giờ những người vẫn còn lo lắng về 'Diễn biến hòa bình' là những người rất lạc hậu...," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ nêu quan điểm với Bàn tròn của BBC.

"Trong bối cảnh hiện nay, Mỹ muốn tăng cường quan hệ với các nước châu Á, tôi nghĩ rằng về cơ bản đây là một tổ chức đa phương, nhiều quốc gia cùng tham gia.

"Cho nên cái ý đồ định bảo là dùng TPP để thúc đẩy 'Diễn biến hòa bình', tôi nghĩ rằng ý tưởng đó không phù hợp với thực tế hiện nay.

"Tôi đứng trên quan điểm là thực ra lợi ích của Hoa Kỳ duy trì sự ổn định của Việt Nam hiện nay lớn hơn rất nhiều, nếu như Hoa Kỳ có một ý định về diễn biến hòa bình ở Việt Nam.

"Cho nên nước Mỹ bây giờ thực sự mong muốn, tôi phải nói rằng là lãnh đạo Hoa Kỳ, cũng như các ngài Đại sứ của Hoa Kỳ tại Việt Nam, cũng nhiều lần khẳng định rằng là Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam là một nước độc lập, thịnh vượng, ổn định và phát triển quốc gia như thế đóng góp vào hòa bình và phát triển của khu vực.

"Tôi nghĩ thông điệp của họ là rõ ràng rồi, bây giờ tham gia vào TPP, tôi nghĩ đây là một cơ hội tốt cho Việt Nam. Tôi phải nói thêm như thế này, thực ra (Việt Nam) có muốn hóa rồng được, muốn thành hổ, lột xác thành hổ được, thì cũng phải tham gia vào thị trường, phải có thị trường Hoa Kỳ.

"Và Việt Nam muốn hóa Rồng, muốn thay đổi, muốn phát triển, thì tôi nghĩ thị trường Hoa Kỳ như cơ hội cho một sự phát triển Việt Nam."

Quý vị có thể theo dõi toàn bộ nội dung cuộc Tọa đàm Bàn tròn (BBC Hangout) tại kênh YouTube của chúng tôi tại đây. https://www.youtube.com/watch?v=ddQiiAFxktE  Đối nội, đối ngoại của Đảng CSVN và chuyến đi Mỹ của TBT Trọng .
___
.
.
___
.
.
___
.
Đảng Cộng sản từ khước vai trò lãnh đạo đất nước
    Nguyễn Hưng Quốc | 2015-07-10
Về phương diện chính trị, ở Việt Nam hiện nay có một nghịch lý: Một mặt, đảng Cộng sản tự khẳng định một cách công khai, chính thức và dõng dạc trong Hiến pháp là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước; mặt khác, trên thực tế, chưa bao giờ Việt Nam lại thiếu sự lãnh đạo như là bây giờ.

Lãnh đạo chứ không phải là cai trị. Đó là hai điều hoàn toàn khác nhau. Cai trị chỉ cần dùng sức mạnh để dập tắt mọi sự phản kháng của những người bị trị để giữ nguyên tình trạng hiện có trong đó người cai trị vẫn là những người cai trị và những người bị trị vẫn tiếp tục bị trị. Nói cách khác, cai trị là nỗ lực kéo dài một quá khứ. Lãnh đạo thì khác: Lãnh đạo hướng tới tương lai. Lãnh đạo là dẫn dắt một tập thể hướng tới một chân trời mới trong tương lai. Cai trị cần sự vâng phục trong khi lãnh đạo cần sự đồng thuận. Cai trị được xây dựng trên bạo lực và áp chế trong khi lãnh đạo được xây dựng trên sự khai sáng và tin tưởng. Cai trị cần ngục tù và súng đạn trong khi lãnh đạo cần ánh sáng và trí tuệ.

Trong quá khứ, đảng Cộng sản, với một mức độ nào đó, từng đóng vai trò lãnh đạo. Những người lãnh đạo biết rõ họ tin gì và muốn gì. Dân chúng cũng biết rõ các nhà lãnh đạo tin gì và muốn gì: Họ tin vào chủ nghĩa xã hội và muốn đất nước, hoặc thoát khỏi ách Pháp thuộc hoặc được thống nhất. Những điều họ tin và họ muốn chưa chắc đã chính đáng, có khi, ngược lại, chỉ dẫn đến chiến tranh tang tóc và hoạ độc tài hà khắc. Nhưng có hai điều quan trọng nhất là: một, dân chúng biết rõ giới lãnh đạo tin gì và muốn gì, và hai, một số bộ phận không nhỏ trong dân chúng chia sẻ những điều họ tin và muốn ấy.

Còn bây giờ?

Trong các kỳ đại hội đảng, người ta cũng có những bản báo cáo về những thành tựu trong quá khứ cũng như những kế hoạch năm năm, nhưng tất cả đều được viết theo những công thức chung chung, mơ hồ và rối rắm. Người ta vẫn nói đến chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng tất cả đều không có một nội dung cụ thể nào cả. Không ai có thể hiểu chủ nghĩa xã hội sau khi bị phá sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu ấy có diện mạo ra sao. Còn cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh đến nay vẫn chưa có một đường nét rõ rệt. Ngay cái gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà người ta thường lặp đi lặp lại trong các nghị quyết cũng như trong ngôn ngữ tuyên truyền cũng không ai biết là gì. Từ các văn bản chính thức ở các đại hội đảng ấy, dân chúng hoàn toàn không thể hình dung con đường mà đảng Cộng sản muốn dẫn dắt mọi người đi sẽ đến đâu. Không. Hoàn toàn không thể biết. Ngay chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không biết khi thừa nhận có khi đến tận cuối thế kỷ 21 người ta mới có thể đạt đến chủ nghĩa xã hội. Lâu. Lâu quá. Trong hiện tại thì tất cả đều mù mịt. Trước sự mù mịt ấy, mọi danh xưng lãnh đạo đều mất hết ý nghĩa.

Mà chưa bao giờ dân tộc Việt Nam cần sự lãnh đạo như là bây giờ.

Ở đâu cũng thấy bế tắc.

Về giáo dục, ai cũng than là chưa bao giờ xuống cấp như bây giờ: học trò đạo văn, các thầy cô giáo cũng đạo văn. Không đạo văn thì cũng nhai lại những kiến thức cũ mèm. Quan hệ giữa thầy trò cũng càng lúc càng tệ hại: thầy cô thì coi học sinh như những khách hàng mình vơ vét được bao nhiêu trong các lớp dạy kèm được thì vơ vét còn học sinh thì cũng chả coi trọng gì các thầy cô giáo; có học sinh còn đánh gục các thầy cô giáo ngay trong lớp học. Nhà nước có chính sách gì để ngăn chận tình trạng xuống cấp ấy không? Không.

Về đạo đức thì càng lúc càng suy đồi, quan hệ giữa người và người càng lúc càng lạnh lẽo, tâm lý vô cảm trước những nỗi đau của người khác càng lúc càng phổ biến. Cái gọi là tình hàng xóm hay tình người vốn là nét son mà người Việt Nam trước đây thường tự hào đến giờ biến mất. Nhà nước có chính sách gì để diệt trừ nạn vô cảm ấy và khôi phục lại truyền thống tốt đẹp ngày trước không? Không.

Về kinh tế thì nợ công càng ngày càng chồng chất kéo theo những di hại có khi đến cả mấy thế hệ, mức phát triển càng lúc càng chậm chạp, về nhiều phương diện, có khi còn thua cả Campuchia và Lào. Về xã hội, nạn tham nhũng tràn lan, lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ, làm gì cũng cần tiền đút lót; người ta mua bán chức quyền cho nhau, bất kể tài năng và tư cách. Nhà nước có chính sách gì để giải quyết các khó khăn và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế cũng như giảm trừ nạn tham nhũng không? Không.

Về nhân quyền, tất cả những quyền căn bản của con người đều bị vùi dập. Tự do ngôn luận: không. Tự do biểu tình: không. Tự do lập hội, dù chỉ là những hội dân sự rất ư bình thường: không. Xuống đường để chống đối các chính sách của nhà nước bị cấm đoán, đã đành. Ngay cả xuống đường để chống Trung Quốc một cách chính đáng cũng bị ngăn cấm, hơn nữa, khủng bố. Nhà nước có chính sách gì để cải thiện tình trạng ấy không? Không.

Nhưng quan trọng nhất là những bế tắc trong lãnh vực chính trị. Cả chính trị đối nội lẫn chính trị đối ngoại đều bế tắc. Về đối nội, ai cũng biết cái nhãn chủ nghĩa xã hội chỉ là một chiêu bài dối trá, nhưng vất bỏ cái chiêu bài ấy, Việt Nam sẽ có một thể chế như thế nào? Không ai biết cả. Cả chính quyền có lẽ cũng không biết. Người ta chỉ đe doạ: đa đảng và đa nguyên chỉ dẫn đến hỗn loạn. Nhưng các nước dân chủ trên thế giới thì sao? Sao không có hỗn loạn? Tại sao dân chủ chỉ gây hỗn loạn ở Việt Nam mà thôi? Về đối ngoại, có một trọng tâm khiến mọi người đều nhức nhối: chính quyền Việt Nam sẽ giải bài toán Trung Quốc ra sao? Sẽ theo hùa Trung Quốc và mặc kệ các sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc hay sẽ tìm cách chống lại Trung Quốc để bảo vệ độc lập và chủ quyền trên biển và đảo? Gần đây, Việt Nam có vẻ muốn thắt chặt quan hệ với Mỹ nhưng quan hệ ấy sẽ được đẩy xa đến mức nào? Việt Nam sẽ tìm kiếm điều gì ở Mỹ? Đó chỉ là một trò đu dây để mua thời gian hay một thực tâm muốn có đồng minh để đối đầu với Trung Quốc? Tất cả những thắc mắc ấy không có ai trả lời cả. Ở điểm dân chúng cần sự lãnh đạo nhất, những người gọi là lãnh đạo lại kín như bưng. Mà chưa chắc họ đã có một chính sách nào cụ thể.

Bởi vậy, có thể nói không có gì quá đáng khi cho đảng Cộng sản hiện nay đang từ khước vai trò lãnh đạo của mình. Họ chỉ còn là những nhà cai trị độc đoán và hung bạo. Vậy thôi.
.
___
.
.
___
.
Chuyên gia Mỹ : Bắc Kinh là kẻ xâm lược ở Biển Đông, Hà Nội không
    Trọng Thành-RFI  | 2015-07-10
Báo Want China Times của Đài Loan hôm nay, 10/07/2015, dẫn nghiên cứu của một học giả thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS, có trụ sở tại Washington, theo đó, chính Trung Quốc mới là "kẻ xâm lược thực sự" tại Biển Đông, chứ không phải Việt Nam, như cáo buộc trước đó của học giả Greg Austin trên báo The Diplomat.

Bài "China, not Vietnam is the aggressor in S China Sea: expert" của tờ báo Đài Loan nhắc lại, trong bài viết ngày 18/06 được đăng tải trên The Diplomat, có trụ sở tại Tokyo, nhà nghiên cứu Greg Austin (Viện Ngoại giao Đông Á/Est West Institute for the Diplomat, ở New York) đã mô tả Việt Nam như « kẻ gây hấn lớn nhất khu vực ». Tác giả Greg Austin cho rằng Việt Nam đã gia tăng gấp đôi số lượng thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa kể từ năm 1996. Trước thời điểm này, theo ông Austin, Việt Nam chỉ kiểm soát 24 « thực thể địa lý » (tức đảo, rạn san hô, bãi cạn hay bãi đá ngầm…).

Trong bài « China’s False South China Sea Narrative » trên tạp chí mạng The National Interest (07/07/2015), ông Gregory B. Poling, thành viên ban phụ trách bộ phận Đông Nam Á (Sumitro Chair for Southeast Asia Studies) của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS khẳng định : có một sự khác biệt lớn giữa các hoạt động đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc.

Trước hết, việc mở rộng đảo của Việt Nam tại Trường Sa « vô cùng nhỏ so với Trung Quốc ». Riêng tại đảo Đá Chữ Thập (Fiery Croiss Reef) Trung Quốc đã mở rộng đến 800 acre (tương đương 32 ha), trong khi đó, toàn bộ các xây dựng của Việt Nam tại Trường Sa chỉ có diện tích 3,5 acre (1,4 ha). Vẫn theo nhà nghiên cứu Viện CSIS, diện tích toàn bộ các thực thể mà Trung Quốc đã tôn tạo rộng hơn Ba Bình, đảo lớn nhất tại Trường Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa bao giờ thực hiện việc biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo mới.

Điều mà nhà nghiên cứu CSIS nhấn mạnh trong bài viết nói trên là không có chuyện Việt Nam tăng gấp đôi số lượng "thực thể địa lý" kiểm soát. Một số người, trong đó có ông Greg Austin, đã đánh đồng « feature » (thực thể địa lý) với « oustpost » (trạm tiền tiêu hay công trình). Thông tin đã được sử dụng cho cách hiểu sai lệch này là một ghi nhận của trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear (ngày 13/05), được đưa ra trong cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, theo đó « Việt Nam có 48 ‘‘oustpost’’, Philippines 8 ; Trung Quốc 8, Malaysia 5 và Đài Loan 1 ». Cụ thể như tại đảo Đá Lớn (Discovery Great Reef), theo cách tính của Hoa Kỳ, Việt Nam có 3 « outpost ». Thông tin nói trên một lần nữa lại được Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Cartor nhắc đến tại hội nghị Shangri-La.

Theo ông Gregory B. Poling, thông tin về số lượng các "trạm tiền tiêu" hay "thực thể địa lý" mà các bên tranh chấp đang sở hữu tại Trường Sa nói trên là rất quan trọng. Việc so sánh như trên có thể che lấp đi thực tế mở rộng, xây dựng đảo nhân tạo quy mô rất lớn của Trung Quốc. Washington nên đưa ra các giải thích đầy đủ hơn về những gì diễn ra tại Biển Đông, để phản bác lại quan điểm sai trái của Bắc Kinh.
.
___
.
Đảng CSVN kêu gọi phòng chống tự diễn biến, tự chuyển hóa
    RFA | 2015-07-10
Trong lúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cố gắng cải thiện hình ảnh dân chủ nhân quyền của Việt Nam trong chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ đang diễn ra, thì tại Việt Nam sáng nay Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị nhân sự khóa mới với lời kêu gọi tích cực phòng chống về điều gọi là tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Được biết những nhóm từ tự diễn biến, tự chuyển hóa được dùng để mô tả khuynh hướng cán bộ đảng viên có tư tưởng xa rời chủ nghĩa Mác-Lenin, tán dương nền kinh tế thị trường của các nước theo chế  độ tư bản.

Theo tin Vietnam Net, trong Đại hội Đảng bộ cơ quan Ban Tổ chức Trung ương tổ chức tại Hà Nội, Trưởng ban Tô Huy Rứa cho biết ban Tổ chức Trung ương đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn trong quá trình chuẩn bị nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương cũng như Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt cho khóa 12 chặt chẽ và, đúng nguyên tắc, qui định.
.
___
.
Màn trình diễn hoàn hảo của Tổng Bí thư
    Nam Nguyên, phóng viên RFA | 2015-07-10
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ 6 đến 10/7/2015. Tuy không phải là quốc khách nhưng ông Trọng đã được tiếp đón trọng thị và đã gặp gỡ Tổng thống Barack Obama tại phòng Bầu Dục Nhà Trắng ở Washington DC. Chuyến đi chưa từng có của một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến thủ đô Hoa Kỳ được đánh giá như thế nào là chủ đề tạp chí Đọc báo trên mạng tuần này.

Những việc được thỏa thuận từ trước

Những gì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn Việt Nam đạt được trong những ngày ở Mỹ là những việc đã được thỏa thuận từ trước, qua những chuyến đi con thoi của các giới chức cao cấp Mỹ đến Việt Nam và những khoảng thời gian thảo luận chặt chẽ giữa hai chính phủ Việt-Mỹ. Thế nhưng dư luận cho rằng Nhà Trắng và Chính phủ Hoa Kỳ đã giữ lời hứa, thực hiện những điều mà Đại sứ Ted Osius tuyên bố trước đó trên báo chí Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ tiếp đón người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam một cách trọng thị.

Và ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ gây ngạc nhiên cho nhiều người về phong thái được cho là ung dung và tự tin của ông, nếu so sánh với 4 nhà lãnh đạo Việt Nam là Khải-Triết-Dũng-Sang đã từng vào Nhà Trắng trước ông. Ông Nguyễn Phú Trọng người sắp rời cương vị Tổng Bí Thư sau kỳ Đại hội Đảng XII vào sang năm, từng được biết đến như một nhà lãnh đạo bảo thủ giáo điều với những phát ngôn gây thất vọng cho người Việt Nam. Những điều này không chỉ thể hiện trên các trang mạng xã hội như blog hay facebook mà còn được chính các báo do nhà nước quản lý trích thuật.

Người đọc báo chưa thể quên những phát biểu điển hình của ông Nguyễn Phú Trọng như “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” hoặc “Cương lĩnh Đảng cao hơn Hiến Pháp”. Tuy vậy, tác dụng của phương tiện đa truyền thông tường thuật hoạt động của ông Nguyễn Phú Trọng ở thủ đô Hoa Kỳ được cho là đã giúp ông lấy lại một chút uy tín.

Nội dung bản Tuyên bố về tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ được Nhà Trắng phổ biến sau cuộc hội đàm Barack Obama – Nguyễn Phú Trọng tuy không có những đột phá quan trọng, nhưng cũng sẽ được biết tới như thành quả của chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Giáo sư Jonathan London chuyên gia về các vấn đề Việt Nam và thông thạo Việt ngữ từ Hong Kong nhận định:

“Ít nhất cuộc gặp gỡ này với việc hai lãnh đạo gặp nhau là một bước đi lịch sử trong quan hệ song phương giữa hai nước. Tôi đặc biệt mừng về phần nội dung của tuyên bố hai bên vì có rất nhiều nội dung liên quan đến vấn đề cải cách ở Việt Nam.”

Câu chuyện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Tổng thống Barack Obama tiếp đón và đàm luận ở Nhà Trắng được giới quan sát cho là một sự kiện lịch sử. Tuy vậy họ không chờ đợi một sự đột phá nào. TS Nguyễn Thanh Giang một nhà phản biện độc lập ở Hà Nội nhận định:

“Những chuyến đi trước của ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng đã đẩy lên được một quan hệ hợp tác toàn diện. Đáng lẽ chuyến này đi phải đẩy lên một bước tiến mới là hợp tác chiến lược toàn diện, nhưng tôi không tin là ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm được. Hơn nữa, trong tình hình này thì phải thiết lập được liên minh toàn diện với Hoa Kỳ trong đó có liên minh về quân sự và có việc đàm phán mở cửa cho Hoa Kỳ vào Cam Ranh. Nhưng tôi không tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm được những việc cần phải làm đó.”

Không có đột phá?

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà Trắng công bố là Việt Nam và Hoa Kỳ đạt tới Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, việc cấp giấy phép thành lập Viện Đại học Fulbright tại Việt Nam; cũng như nhiều thỏa thuận khác mà giới quan sát cho là không có tầm mức quan trọng.

Một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều trước chuyến đi là sẽ có đột phá về việc Mỹ công nhận qui chế kinh tế thị trường của Việt Nam, tuy nhiên điều này đã không xảy ra. Trong Tuyên bố tầm nhìn chung Việt-Mỹ, Nhà Trắng dùng lời lẽ ngoại giao ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam mong muốn đạt được kinh tế thị trường, mà không có hứa hẹn gì cụ thể.

TS Vũ Quang Việt, chuyên gia kinh tế từng có nhiều năm làm việc cho Liên Hiệp Quốc từ New York nói về khúc mắc quan trọng khiến Việt Nam vẫn chưa được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường:

“Việt Nam ngay cả trong Hiến pháp và các văn bản quyết định khác đều coi kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Nếu quốc doanh chủ đạo thì có nghĩa là nó được hưởng rất nhiều ưu tiên. Cái đó là một trong 5 lý do mà người ta không chấp nhận kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường. Với chế độ cộng sản và với nền kinh tế họ coi là quốc doanh chủ đạo thì như vậy họ sẽ làm lợi nhất cho những người ở trong Đảng và những người cầm quyền, đặc biệt việc sử dụng đất đai…họ sẽ tạo ra những cơ sở để cho đảng viên những người liện quan đến Đảng, liên quan đến chính quyền được hưởng lợi ích và giới tư nhân khó lòng mà cạnh tranh lại những người đang nắm quyền… ”

Vấn đề TPP cũng vậy, trong Tuyên bố tầm nhìn chung Việt-Mỹ, Nhà Trắng cho thấy sẽ còn các cuộc đàm phán khác và Việt Nam cần tiến hành những cải cách để đáp ứng tiêu chuẩn cao của TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc.

Theo các chuyên gia vấn đề vừa nêu có thể tóm tắt là Việt Nam phải cải cách chính trị và pháp luật, chấp nhận quyền tự do nghiệp đoàn. Đã có những tin không chính thức nói là Việt Nam mong muốn giảm nhẹ vấn đề này trong giai đoạn chuyển tiếp, chấp nhận hình thức người lao động có thể thành lập nghiệp đoàn riêng của mình tại cơ sở, tức là ở nhà máy, hãng xưởng nơi họ làm việc. Pháp luật hiện hành của Việt Nam cấm tự do nghiệp đoàn và cả nước chỉ có một loại nghiệp đoàn trực thuộc Đảng và Nhà nước đó là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Vấn đề nhân quyền luôn là một vướng mắc trong quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu vào chiều 8/7 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS ở Washington DC đã nhấn mạnh, không để vấn đề nhân quyền cản trở quan hệ Việt Mỹ. Ông nói:

“Tôi hiểu trong vấn đề này, hai bên còn có những khác biệt về nhận thức và cần tiếp tục thông qua đối thoại thẳng thắn, xây dựng để có cách nhìn tổng thể về những thay đổi cơ bản mang tính hệ thống, từ đó có đánh giá khách quan hơn về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, không để vấn đề này cản trở đà tiến triển tốt đẹp của quan hệ, cũng như ảnh hưởng tới việc xây dựng lòng tin giữa hai nước.”

Ghi nhận tín hiệu cải cách qua chuyến đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Giáo sư Jonathan London từ Hong Kong phát biểu bằng tiếng Việt là ông tán dương việc Hoa Kỳ đặt nặng vấn đề nhân quyền và ông Nguyễn Phú Trọng cũng có đề cập tới.

“Tôi nghĩ Việt Nam càng tiến bộ về vấn đề nhân quyền thì quan hệ song phương giữa hai nước sẽ gần nhau hơn. Chẳng hạn nếu Việt Nam làm một số điều quan trọng như thả những người nên thả và chấm dứt hành vi sách nhiễu… thì tôi có thể tưởng tượng Obama sẽ sang thăm Việt Nam trong năm nay…nhưng vẫn cần có một số tiến bộ.”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm được gì và chưa làm được gì trong chuyến đi lịch sử tới Hoa Kỳ sẽ có thể là đề tài mà các nhà bình luận mổ xẻ. Thế nhưng trong tương lai khi người dân hai quốc gia Việt-Mỹ tránh được việc bị đánh thuế hai lần, hay các sinh viên theo học tại Trường Đại học Hoa kỳ không vụ lợi đầu tiên ở Việt Nam mang tên Fulbright, thì lúc ấy họ có thể nhớ lại một vài điều tốt đẹp của sứ mạng Nguyễn Phú Trọng.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng dự kiến gặp ông Ban Ki Moon trước khi rời Mỹ
    RFA | 2015-07-10
Ngày cuối cùng trong chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ, vào lúc 11g45 trưa nay 10/7/2015  tức gần nửa đêm tại Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dự kiến gặp gỡ Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tại New York.

Ông Nguyễn Phú Trọng đến New York chiều hôm qua 9/7 và ông đã có cuộc gặp gỡ các du học sinh và một số người Việt cư ngụ tại thành phố này.

Trước khi đến New York chiều 9/7 tại Thủ đô Hoa Kỳ Washington D.C, Tổng Bí thư Nguyễn  Phú Trọng đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định về 4 dự án vay vốn trị giá 507 triệu USD giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và ông Axel Van Trotsenburg Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới . Đây là các dự án về nông nghiệp và chăn nuôi, dự án giảm nghèo miền núi phí Bắc và dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM.

Ngoài ra trong buổi sáng 9/7 tại Phòng Thương Mại Hoa Kỳ ở Thủ đô Washington, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện hợp tác Việt-Mỹ về các lĩnh vực ngân hàng, hàng không dầu khí và điện năng.
.
___
.
Trao đổi thư tín với thính giả (10.07.2015)
    Hòa Ái, phóng viên RFA | 2015-07-10
TBT Nguyễn Phú Trọng công du Hoa Kỳ

Sự kiện chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 10 tháng 7 năm 2015 nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý. Trong chương trình hôm nay, Hòa Ái trích đăng các ý kiến của quý khán thính giả và độc giả liên quan đến chuyến đi được đánh giá mang tính lịch sử này:

“Tôi vui mừng về chuyến đi của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ để hội đàm với Tổng thống Obama. Theo ý kiến của tôi, đây là một dấu mốc quan trọng trong việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa VN và Mỹ bởi vì đây là một người đứng đầu cao cấp nhất được quyết định chính sách ở VN. Theo tôi thấy, đây là một cơ hội lớn cho VN mở cửa ra với thế giới bên ngoài, ngay trong vấn đề Biển Đông hiện nay với sự hăm he của Trung Quốc. Tôi mong muốn rằng giữa VN và Mỹ ngày càng hợp tác sâu sắc hơn để cho VN ngày càng phát triển tươi đẹp hơn, hòa nhập với thế giới và không sợ bất cứ một kẻ thù nào từ bên ngoài”.

“Thời thế đã thay đổi, Đảng CSVN cần nhìn thoáng hơn về chính trị, dân chủ. Nga và Đông Âu đã thay đổi toàn diện lấy quyền lợi nhân dân làm trọng. Đảng Cộng sản chỉ là công cụ để giải phóng dân tộc chứ không phải là công cụ để cai trị nhân dân. Ngày nay đất nước quy về một mối, nhân dân cần được hưởng những gì mà mọi người trên thế giới được hưởng, nhất là mô hình kinh tế chính trị kiểu Mỹ”.

“Lúc nào cũng tuyên truyền ‘Đế quốc Mỹ, bây giờ xin hợp tác song phương. Thật nực cười! Ngày xưa đánh Mỹ cứu nước, bây giờ rước Mỹ cứu nước! Không biết nhục sao Cộng sản VN? Đánh Mỹ đánh Pháp mà không giám đánh Trung cộng”.

“Hoà hợp hoà giải, gác lại quá khứ, chung tay xây dựng hoà bình, kiến tạo tương lai...VN nói một đằng làm một nẻo, khoa môi múa mép để mưu cầu trục lợi cho phe nhóm, đảng phái của mình thôi. Mỹ có kế oạch của Mỹ rồi, không nghe VN nói đâu”.

“Chuyến đi không có gì thể hiên đột phá, rõ ràng, dứt khoát và ‘nhai’ lại mấy câu cũ thì chỉ là du lịch hạng sang thôi”.

“Trước lúc đi thì cũng đã ‘diễn’ rồi! Chẳng mang được lợi ích gì đâu, chỉ tốn tiền của dân. Nói tóm lại, đi Mỹ là để che mắt dân thôi”.

“Về mặt ngoại giao, ông Nguyễn Phú Trọng không có tư cách là người đại diện cao nhất cho nước Việt Nam. Ông chỉ là người đứng đầu của một đảng phái. Sẽ chẳng có bất kỳ sự đổi thay nào cho đất nước từ chuyến đi này đâu. Có chăng chỉ mang lại những chuyển biến sâu sắc trong nội bộ Đảng CSVN”.

“Mỹ công nhận sự lãnh đạo của Đảng CSVN nên CSVN càng được củng cố sự lãnh đạo toàn trị của mình. Giấc mơ đổi mới ư? Thật xa vời!”

“Tổng thống Obama và chính quyền Hoa Kỳ cũng dư thừa biết rằng việc mời ông Nguyễn Phú Trọng qua thăm nước Mỹ nhằm lôi kéo Đảng CSVN hợp tác với Mỹ không trở thành đồng minh trực tiếp thì cũng gián tiếp để chống lại sự bành trướng của Trung cộng trên Biển Đông chỉ là những cố gắng vô ích vì Đảng CSVN-ông Nguyễn Phú Trọng chỉ biết đặt quyền lợi của Đảng trên quyền lợi của dân tộc, chỉ muốn duy trì CNXH, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tiếp tục muốn độc quyền cai trị nhân dân VN. Vì vậy, Đảng CSVN chỉ giả vờ hợp tác, bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Đó chỉ là hình thức che giấu, đánh lừa dư luận”.

Thà muộn còn hơn không

“Theo tôi chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng thà muộn còn hơn không. Cộng sản Trung Quốc đã làm điều này từ năm 1974 đến năm 1978, họ đã mở cửa cho nền kinh tế thị trường . Gần đây nhất là Cuba. Vì vậy, đã là lãnh đạo, điều gì mang đến thịnh vượng cho đất nước hãy cứ làm”.

“Nghe cách nói chuyện của ông Trọng là hiểu ngay ông ấy đi đâu cũng có câu nói ‘hợp tác toàn diện’ là câu nói của Đảng CSVN. Tại sao CSVN cũng hợp tác toàn diện với Trung Quốc mà Trung Quốc vẫn cứ lấn lướt trên biển đảo quê hương. Như thế là toàn diện chỗ nào? Cho nên câu nói ‘hợp tác toàn diện’ này mang tính cách giả dối, chỉ nặng vì tiền mà thôi”.

“Tại sao phải yêu cầu Hoa Kỳ công nhận VN là nền kinh tế thị trường? Bản thân nền kinh tế không có xin xỏ, làm đúng theo quy chế chung, mặc nhiên công nhận. Xin xỏ, yêu cầu làm gì? Vô tình làm mất thể diện quốc gia”.

“Đúng là kinh tế thị trường về khía cạnh tự do bóc lột người dân nhưng bản chất là kinh tế quốc doanh để bảo vệ quyền lợi cho nhà cầm quyền CSVN. Xăng-Điện-Nước còn độc quyền thì kinh tế thị trường gì? Bao giờ cũng vậy, CSVN nói thì nên hiểu ngược lại”.

“Về nhân quyền ở VN đã trông cậy ở ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi công du đến Hoa Kỳ lần này nhưng bây giờ hết hy vọng rồi”.

“Dân đòi đền bù đất, không xử thỏa đáng mà còn cán chết người ta kìa!”

“Ông Nguyễn Phú Trọng nói ‘hết sức coi trọng vấn đề nhân quyền’ mà bắt bớ người bất đồng chính kiến, không cho bầu cử tự do”.

“Nói về vấn đề nhân quyền, xin hỏi lại luật pháp của Đảng CSVN do ai đặt ra, áp dụng cho ai? Áp dụng cho dân hay áp dụng cho đảng viên? Tôi hỏi tại sao côn đồ du đảng xuất phát ra rất nhiều mà chuyên môn đi trấn, cướp, áp đảo những người đi thưa kiện, những người góp ý xây dựng cho đất nước và quyền lợi của người dân nghèo khó lại bị như vậy? Tại sao Nguyễn Phú Trọng qua đây lại nói như thế?”

“Tổng Bí thư Đảng Cộng sản-Nguyễn Phú Trọng đã trả lời những phái đoàn cũng như các tổ chức nhân quyền ở tại nước Mỹ cũng như các nước trên thế giới giống như con vẹt mà học thuộc lòng. Vì thế, đối với Đảng CSVN có bao giờ để cho người dân được tự do, dân chủ và nhân quyền đâu? Là vì nếu để như vậy thì chế độ của họ bi lung lay và tổ chức của họ không còn bám víu cào cái ghế để mà ngồi. Khi ông Nguyễn Phú Trọng qua tới Mỹ gặp Tổng thống Obama chẳng qua muốn củng cố quyền hành của mình ở VN chứ thật tình ra cũng chẳng giúp ích gì cho dân tộc VN mình đâu. VN càng vô được TPP thì chế độ, thể chế đàn áp dân chúng VN càng đứng vững”.

“Làm gì có nhân quyền khi mà điều 4 của Hiến pháp VN chỉ chấp nhận có duy nhất Đảng CSVN cầm quyền cai trị, không chấp nhận bất cứ một đảng phái nào khác điều hành đất nước. Ngoài ra còn có luật Hình sự 79 và 88 để bảo đàm cho sự độc tài cai trị của Đảng CSVN. Một khi những bộ luật này không thay đổi thì đừng nói tới nhân quyền. Đó chỉ là những lời hứa hão huyền mà thôi”.

“Tình hình mấy hôm rồi tưởng rằng VN bước sang trang sử mới. Mừng vui cho đất nước nhưng chẳng có gì thay đổi!”

“Vậy thì hết hy vọng rồi! Bất hạnh thay cho nhân dân VN!”

Mục “Trả lời Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Kính mong quý khán thính giả cùng độc giả tiếp tục gửi về đài những ý kiến đóng góp cũng như những chia sẻ về các vấn đề quý vị quan tâm. Để liên lạc với ban Việt ngữ, quý vị có thể gọi vào hộp thư thoại tại số 202-530-7775. Quý vị cũng có thể gửi email qua địa chỉ [email protected] hoặc [email protected].

Trước khi dứt lời, Hòa Ái xin lưu ý, chương trình phát thanh qua làn sóng radio bị phá sóng và trang web của ban Việt ngữ đài ACTD bị chặn ở VN, quý thính giả vui lòng truy cập vào trang Facebook của đài để cập nhật các proxy vượt tường lửa mới nhất cũng như truy cập vào kênh Soundcloud và Youtube để nghe các chương trình phát thanh của đài RFA.

Chương trình phát thanh của ban Việt ngữ đài ACTD vẫn được phát qua làn sóng radio vào buổi sáng từ 6:30 đến 7:30 sáng trên làn sóng ngắn 31 mét và vào buổi tối từ 9 đến 10 giờ tối, giờ VN trên làn sóng ngắn 25 và 31 mét cùng làn sóng trung bình 1503 khz.

Các chương trình phát thanh được lưu trữ trên trang web tại:

www.RFATiengViet.net hoặc www.achautudo.info

Quý thính giả cũng có thể truy cập vào các đường dẫn dưới đây để nghe và xem các chương trình phát thanh và phát hình qua:

-Trang Facebook tại: www.facebook.com/RFAVietnam

-Kênh Soundcloud tại: www.soundcloud.com/rfavietnam

-Kênh Youtube tại: www.youtube.com/rfavietnamese

Cảm ơn thời gian theo dõi của quý vị cùng Hòa Ái. Kính chúc quý vị 1 ngày mới an vui. Hòa Ái kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình này lần sau.
.
___
.
TT Obama bị lưỡng đảng chỉ trích vì gặp ông Nguyễn Phú Trọng
    Khánh An-VOA | 2015-07-10
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang gặp phải sự chỉ trích từ cả hai đảng về cuộc gặp với Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng do thành tích nhân quyền tệ hại và hệ thống độc đảng “độc tài” của Việt Nam. Truyền thông Hoa Kỳ cho biết tin này hôm 8/7.

Theo đó, dân biểu Loretta Sanchez phát biểu qua một thông cáo rằng: “Tôi thật thất vọng vì chính quyền đã chọn tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng. Là một người cổ võ cho nhân quyền tại Việt Nam, tôi không thể làm ngơ tình trạng ảm đạm về tự do báo chí và tự do ngôn luận tại đây”.

Bà Sanchez là một trong nhiều nhà lập pháp muốn chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện thành tích nhân quyền trước khi trở thành đối tác kinh tế và an ninh với Hoa Kỳ.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Ba tuần này. Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng không nắm giữ một chức vụ chính thức nào trong chính phủ, nhưng ông được xem là một lãnh đạo trên thực tế của đất nước do Đảng Cộng Sản độc quyền kiểm soát.
Dân biểu Loretta Sanchez.Dân biểu Loretta Sanchez.

Cuộc hội kiến giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ hiệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ.

Sau buổi hội kiến, Tổng thống Obama cho biết ông và ông Nguyễn Phú Trọng “đã thảo luận thẳng thắn một số những khác biệt xung quanh vấn đề nhân quyền”.

Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết cả hai đã trao đổi về những vướng mắc, trong đó có vấn đề nhân quyền, “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng”.

Trong thời gian diễn ra buổi hội kiến, rất nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam đã biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc. Linh mục Đinh Xuân Long, một trong những người tham gia biểu tình, nói với Đài VOA rằng Đảng Cộng Sản đã nhiều lần thất hứa về việc cải thiện nhân quyền.

“Trong quá khứ, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhiều lần hứa nhưng chưa bao giờ thực hiện cả. Chẳng hạn như trước khi vào WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), họ đã hứa sẽ cải thiện nhân quyền nhưng sau đó họ vẫn tiếp tục bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến cũng như những người đấu tranh cho nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam. Sau đó khi trở thành ủy viên thường trực của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, họ hứa sẽ cải thiện nhân quyền nhưng thực sự họ chẳng cải thiện chút nào cả”.

Ông nói ông và cộng đồng người Việt tại Mỹ “yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cần phải áp lực rõ ràng và mạnh mẽ hơn nữa, yêu cầu chế độ Cộng Sản Việt Nam phải thành thật, cải thiện nhân quyền, thể hiện rõ ràng trong vấn đề quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt khi Việt Nam vào TPP (Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương)”.

Tờ Washington Post nhận định Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương là một thỏa thuận tiềm năng tốt cho kinh tế Mỹ vì nó cắt giảm thuế quan. Hiện thuế quan của Việt Nam đối với hàng hóa của Mỹ cao hơn mức thuế của Mỹ đối với hàng hóa Việt Nam. Thỏa thuận này cũng sẽ buộc Việt Nam phải cam kết tôn trọng quyền lợi của người lao động và thêm vào cơ sở pháp lý cả về vấn đề ngoại giao nhân quyền và những đòi hỏi cho các nhà hoạt động Việt Nam.

Mặc dù Việt Nam đã có cam kết về các nguyên tắc nhân quyền phổ quát, các nhà lập pháp Hoa Kỳ cho biết Nhóm công tác về việc giam giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) đã xác nhận là Việt Nam vẫn tiếp tục bắt giữ có hệ thống và giam giữ các nhà hoạt động chính trị và xã hội, vi phạm các nghĩa vụ rõ ràng của mình theo tiêu chuẩn quốc tế”.

Vì lý do này, các thành viên của cả hai đảng của Quốc hội Hoa Kỳ cho rằng điều quan trọng là Hoa Kỳ phải gửi thông điệp tới Việt Nam về những hành vi vi phạm của họ.

Một ngày trước khi diễn ra buổi hội kiến giữa Tổng thống Obama và ông Nguyễn Phú Trọng, 9 vị dân biểu Mỹ đã cùng ký vào một bức thư gửi cho ông Obama. Trong thư, các nhà lập pháp nói “hệ thống độc đảng độc tài” chính là “nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam”, đồng thời đưa ra danh sách 9 tù nhân chính trị hiện đang bị giam giữ và yêu cầu Việt Nam phải phóng thích họ ngay lập tức.

Cuộc hội kiến giữa Tổng thống Obama với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là một sự kiện mang đầy tính biểu tượng cho hai nước vốn là cựu thù chiến tranh. Mối quan hệ Việt – Mỹ trong những năm gần đây đã phát triển đáng kể, một phần vì sự quyết liệt trong các hành động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết khu vực Biển Đông, nơi Việt Nam và một số quốc gia lân cận cũng có tuyên bố chủ quyền. Đây cũng là khu vực mà Hoa Kỳ hiện đang có một số lợi ích về hàng hải, thương mại và an ninh.

Theo tờ Washington Post, hai yếu tố kinh tế và địa chính trị đã khiến cho mối quan hệ hai nước nâng lên một cấp độ và TPP là một điều kiện. Tờ báo này viết rằng chính quyền Obama và những người kế nhiệm nên sử dụng mối quan hệ gần gũi hơn này như là công cụ để mang lại tự do hơn cả về chính trị lẫn kinh tế cho châu Á. Mặc dù Việt Nam đã phóng thích 50 trong số 160 tù nhân lương tâm trong năm 2014, nhưng đây không phải là một thay đổi nền tảng ở Hà Nội, tờ báo nhận định, mà chỉ là một nỗ lực nhằm xoa dịu những chỉ trích của Hoa Kỳ về việc cho phép Hà Nội tham gia vào TPP.

Nguồn: AP, The Hill, Fox News, Washington Post.
.
___
.
.
___
.
Báo chí Mỹ, Trung nói về chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng
    Thanh Phương-RFI  | 2015-07-09
New York Times: Mẫu số chung giữa Việt Nam và Mỹ

Trong bài xã luận đăng trong số báo ra ngày 08/07/2015, tờ New York Times nhắc lại rằng, do ông Nguyễn Phú Trọng không có chức vụ gì trong chính phủ Việt Nam, về nghi thức ngoại giao thì không cần phải có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Obama.

Nhưng mặc dù còn bất đồng sâu sắc về nhân quyền và quyền của người lao động, ông Obama đã phá lệ vì ông Trọng là lãnh đạo cao cấp nhất, là nhân vật thuộc phe bảo thủ và đã từng là một trong những người chống đối mạnh mẽ nhất việc thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ.

Theo New York Times, cuộc gặp gỡ tại Nhà trắng cho thấy quyết tâm của Tổng thống Obama xây dựng quan hệ đối tác sâu rộng hơn với các nước Châu Á, nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc về kinh tế, chính trị và quân sự, đồng thời bảo đảm an ninh khu vực.

Tờ báo này cho rằng, một lý do khác thúc đẩy hai nước thắt chặt quan hệ, đó là lợi ích chung giữa Washington và Hà Nội. Tổng thống Obama đang cố thúc đẩy việc ký kết hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay trong tháng này và Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia đàm phán. Một số bất đồng lớn nhất trong việc thương lượng hiệp định này có liên quan đến Việt Nam.

Nhưng theo New York Times, khi thắt chặt quan hệ với Việt Nam, ông Obama gặp sự phản đối từ các tổ chức nhân quyền và một số nghị sĩ Dân chủ. Theo tờ báo này, những chỉ trích đó là đúng, bởi vì mặc dù số tù chính trị ở Việt Nam đã giảm trong những năm gần đây và Hà Nội đã phê chuẩn công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn vào năm 2013, nhưng hơn 100 người Việt Nam vẫn còn bị giam vì lý do chính trị và đối lập bị đàn áp.

Bài xã luận của tờ New York Times cho rằng Tổng thống Obama nên tiếp tục thúc giục Việt Nam mở cửa thể chế chính trị và cho người dân hưởng các quyền tự do rộng rãi hơn, như quyền thành lập các công đoàn độc lập hoặc quyền tự do tham gia công đoàn mà mình chọn. Tờ báo viết : “Phải có những tiến bộ trong các lĩnh vực này trước khi Hoa Kỳ bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hoặc trước khi Tổng thống Obama thông báo chính thức ngày viếng thăm đất nước của ông Nguyễn Phú Trọng”.

Washington Post: Hoa Kỳ nên sử dụng ảnh hưởng đối với Việt Nam

Cũng trong số báo ra ngày hôm qua, tờ Washington Post có bài xã luận tựa đề: “Hoa Kỳ không nên ngần ngại sử dụng ảnh hưởng của mình trong quan hệ với Việt Nam”.

Mở đầu bài xã luận, tờ báo viết: “Chính quyền Cộng sản Việt Nam là một vấn đề, mà trước hết là một vấn đề đối với người dân Việt Nam, mà hiện vẫn còn bị đàn áp chính trị, mặc dù đã có những cải cách kinh tế theo hướng thị trường. Bốn mươi năm sau khi Sài Gòn thất thủ, vẫn chưa có chuyển tiếp dần dần sang nền dân chủ đa đảng, vẫn còn 110 tù chính trị và kiểm duyệt gắt gao tại quốc gia Đông Nam Á này”.

Washington Post viết tiếp: “Chế độ Việt Nam cũng là một vấn đề đối với những người vừa chủ trương rằng chính sách ngoại giao của Mỹ phải đặt nặng vấn đề nhân quyền, vừa muốn thúc đẩy hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương, mà trong đó Việt Nam là quốc gia chuyên chế có nhân công rẻ duy nhất".

Nhưng theo tờ báo này, xét về mặt chiến lược, Việt Nam và Hoa Kỳ có lợi ích chung trong việc kềm chế những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Đông Á, những hành động này khiến hai nước trở thành đối tác tự nhiên, cho dù trước đây Hoa Kỳ đã chiến đấu để ngăn không cho những người như ông Trọng chiếm toàn bộ đất nước bị chia đôi lúc ấy. Như lịch sử Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines đã cho thấy, dân chủ ở Châu Á phát triển nhờ sự yểm trợ và sự ổn định, mà sự hiện diện quân sự của Mỹ mang lại.

Kết thúc bài xã luận, tờ Washingon Post viết: “Chính quyền Obama và những chính quyền kế nhiệm phải dùng quan hệ chặt chẽ hơn với Hà Nội như là một phương tiện để đạt đến mục tiêu quan trọng hơn hết: quyền tự do lớn hơn (cho người Việt Nam), về mặt chính trị lẫn kinh tế. Trong năm qua, Việt Nam đã bớt đàn áp đối lập, trả tự do cho 50 trên tổng số 160 tù nhân lương tâm. Nhưng đó không phải là thay đổi căn bản của chế độ Hà Nội, mà chỉ là một nỗ lực nhằm đối phó với những người chỉ trích việc cho Việt Nam tham gia TPP. Nhưng dầu sao điều này cho thấy là Hà Nội cần chúng ta (có thể hơn là chúng ta cần họ). Cho nên Hoa Kỳ có một ảnh hưởng không nên ngần ngại sử dụng để giúp cho những người Việt Nam dũng cảm không đồng ý với quan điểm chính trị của nhà cầm quyền“.

Hoàn cầu Thời báo : « Việt Nam sẽ thiệt hại nhiều nhất »

Về phần báo chí Trung Quốc, tờ Hoàn cầu Thời báo, phó bản của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 08/07, đã có một bài nhận định về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mở đầu bài viết, Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo mang xu hướng dân tộc chủ nghĩa, cho rằng : "Báo chí phương Tây đã diễn giải quá đáng chuyến viếng thăm của ông ấy từ một viễn cảnh địa chính trị. Họ xem chuyến viếng thăm này như là một đòn ngoại giao phối hợp giữa Việt Nam với Mỹ chống lại Trung Quốc và là một chiến thắng mới của Mỹ trong việc đối phó với Trung Quốc về mặt chiến lược".

Theo Hoàn cầu Thời báo, "một số nhà quan sát Mỹ và một số trí thức muốn gộp cả Việt Nam vào phe của Mỹ chống Trung Quốc. Tuy nhiên, mục tiêu này không chỉ xa vời, mà còn sẽ không bao giờ với đến được".

Tờ báo này nhìn nhận rằng việc Hà Nội phát triển quan hệ với Washington là điều tự nhiên, vì dẫu sao Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Duy trì quan hệ tốt với Mỹ sẽ phục vụ cho lợi ích quốc gia của Việt Nam. Xu hướng này sẽ được củng cố trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Nhưng Hoàn cầu Thời báo nhắc lại : "Trong khi Việt Nam xem Trung Quốc như một mối đe dọa cho an ninh quốc gia của mình, thì Việt Nam cũng được hưởng lực kéo kinh tế từ Trung Quốc và cũng được sự sự hỗ trợ từ thế chế Cộng sản Trung Quốc".

Tờ báo này kết luận bài viết với lời cảnh cáo : "Các mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ một phần nhắm vào Trung Quốc, và như vậy sẽ kéo theo các đòn đánh trả của Trung Quốc. Điều này sẽ tạo ra áp lực lên ba phía, nhưng trong trường hợp đó, Việt Nam có thể là kẻ phải chịu thiệt hại nhiều nhất".
.
___
.
Đại sứ Mỹ 'sẽ thăm Little Saigon'
    BBC | 2015-07-09
Một số Dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ đang lên kế hoạch tổ chức một buổi gặp gỡ với cộng đồng và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius vào cuối tuần này.

Thông cáo của Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal gửi tới BBC cho hay buổi gặp gỡ và trao đổi này sẽ tập trung vào các chủ đề như đàm phán Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), tình hình nhân quyền, và phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.

"Đây cũng là dịp để Đại Sứ Ted Osius và các Dân Biểu Hoa Kỳ lắng nghe ý kiến cộng đồng về sự bang giao Mỹ-Việt nhân 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước," thông cáo báo chí từ Văn phòng Dân biểu Lowenthal viết.

Được biết buổi gặp gỡ cộng đồng với ông Đại Sứ sẽ được tổ chức từ 13:30 tới 15:30 ngày Chủ nhật 12/07/2015 tại một địa điểm cạnh Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, thành phố Westminster, California.

Thông cáo cho hay buổi gặp gỡ này do Dân Biểu Alan Lowenthal (CA-47), cùng tổ chức với các Dân Biểu Ed Royce (CA-39) là Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, Dân Biểu Loretta Sanchez (CA-48) là Chủ Tịch Nhóm Quốc Hội Hoa Kỳ về Việt Nam, và Dân Biểu Dana Rohrabacher (CA-48) và được sự bảo trợ của Đại Học Cộng Đồng Coastline.

Khác với một số đại sứ Mỹ tiền nhiệm, dường như Đại sứ Ted Oisus chưa có buổi tiếp xúc có qui mô với cộng đồng người Mỹ gốc Việt trước khi ông nhậm chức tại Hà Nội.

Little Saigon được xem là thủ đô của người Việt tị nạn với cả trăm ngàn người sống và làm việc tại đây kể từ khi kết thúc chiến tranh tại Việt Nam cách đây 40 năm.

Cuộc gặp của Đại sứ Ted Osius theo dự kiến với cộng đồng người Việt tại California diễn ra chưa đầy một tuần kể từ khi Tổng thống Obama tiếp đón Tổng bí thư Trọng tại Nhà Trắng.
'Đối thoại tích cực'
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, hiện định cư tại Little Saigon, đã gặp Tổng thống Obama gần đây nhân ngày báo chí thế giới.

Hoa Kỳ và Việt Nam vào tuần này đưa ra cái gọi là Tuyên bố Tầm nhìn chung Hoa Kỳ - Việt Nam.

Tuyên bố khẳng định hai nước "Tiếp tục theo đuổi một mối quan hệ sâu sắc, lâu bền và thực chất trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hiệp quốc, luật pháp quốc tế, và hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

“Hoa Kỳ khen ngợi tiến bộ về cải cách kinh tế của Việt Nam và khẳng định tiếp tục ủng hộ và can dự có tính xây dựng với Việt Nam, và Hoa Kỳ lưu ý mối quan tâm của Việt Nam đối với việc đạt được sự công nhận về nền kinh tế thị trường.

“Cả hai nước cam kết tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và ủng hộ duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và có tính xây dựng về nhân quyền để cải thiện hiểu biết lẫn nhau, và giảm bớt sự khác biệt.”

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 25/6 công bố Báo cáo thường niên tình hình nhân quyền các nước, trong đó có Việt Nam.

Phần về Việt Nam có đoạn nói: "Những vấn đề quyền con người nổi bật nhất trong nước vẫn là: sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua bầu cử tự do và công bằng; hạn chế quyền tự do dân sự của công dân; không bảo vệ đủ quyền pháp lý của công dân, gồm bảo vệ trước sự bắt bớ vô cớ.

"Những vi phạm quyền con người cụ thể bao gồm việc làm chết người tùy tiện và phi pháp; các vụ tấn công của công an và tra tấn; bắt giữ và tạm giam tùy tiện vì hoạt động chính trị; công an tiếp tục đối xử không tốt với nghi phạm khi bắt giữ và tạm giam; và từ chối quyền được xét xử nhanh chóng và công bằng. Hệ thống tòa án không minh bạch và thiếu độc lập, ảnh hưởng kinh tế và chính trị thường xuyên tác động kết quả xử án.

"Chính quyền hạn chế các quyền tự do ngôn luận, báo chí và trấn áp những người bất đồng quan điểm; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet, tự do tôn giáo; theo dõi các nhà hoạt động; và tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do đi lại."..
.
___
.
Đối mặt với Bắc Kinh, Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau
    Minh Anh-RFI  | 2015-07-09
Obama mở cửa Nhà Trắng đón Nguyễn Phú Trọng, sàn chứng khoán Thượng Hải chao đảo, đàm phán nợ công Hy Lạp là những chủ đề thời sự nóng trên các mặt báo Pháp sáng nay 09/07/2015.

« Lần đầu tiên », « tính biểu tượng mạnh » là nhận định chung của một số nhật báo Pháp như Le Monde, Libération hay L’Humanité về sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam được đón tiếp long trọng tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng. Một vinh dự thường chỉ dành riêng cho các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ.

« Obama mở rộng vòng tay đón lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam » là tựa bài phân tích của Arnaud Vaulerin, thông tín viên nhật báo thiên tả Libération tại Nhật Bản. Với tấm hình Obama cười vui vẻ bắt tay Nguyễn Phú Trọng, tác giả bình luận « Tấm ảnh nói rõ tầm quan trọng của chuyến công du này ». Bởi lẽ người mà ông Obama đón tiếp là một đại diện Việt Nam không do dân bầu lên, một quốc gia mà Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh chống lại trong gần 20 năm. Hoa Kỳ không trải thảm đỏ để đón ông Nguyễn Phú Trọng và cũng không dành cho ông hết mọi vinh dự của một chuyến công du cấp Nhà nước. Dù vậy, sự việc vẫn mang tính biểu tượng rất cao.

Đó là vì 40 năm sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, chuyến công du 4 ngày của ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy một giai đoạn quan trọng mới trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia, được khởi động từ năm 1995. Trước khi đến Hoa Kỳ, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã giải thích rằng : « Việt Nam và Hoa Kỳ, xưa kia là kẻ thù, nay đã trở thành bạn bè và tích cực tham gia vào một đối tác toàn diện từ năm 2013 ».

Tổng thống Mỹ Barack Obama đánh giá chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng làm « nổi bật một mối quan hệ mang tính xây dựng dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau" bất chấp một "lịch sử khó khăn" liên quan đến cuộc chiến (Le Monde). Rằng Việt Nam đã thực hiện nhiều « tiến bộ đáng kể » (Libération).

Nhân quyền xuống hàng thứ yếu

Tuy nhiên việc Obama quyết định tiếp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà Trắng gặp phải sự phản đối gay gắt từ giới đấu tranh nhân quyền. Dù rằng cả hai lãnh đạo đều cho biết có những bàn luận « thẳng thắn », nhưng các nhật báo Pháp đều có cùng nhận định là không trông đợi được gì nhiều trong cuộc gặp gỡ lần này.

Việt Nam từ nhiều năm nay vẫn luôn bị chỉ trích cản trở các quyền tự do cơ bản (quyền tập hợp, thành lập hội đoàn và biểu tình) và các quyền tự do tín ngưỡng cũng như việc thường xuyên lạm dụng vũ lực trong các trại giam. Các báo Pháp trích dẫn con số ước tính của do tổ chức Quan sát Nhân quyền Human Rights Watch cho biết hiện Việt Nam có khoảng 150 tù nhân chính trị (các nhà viết blog, luật sư, đại diện tôn giáo, các nhà đấu tranh xã hội và nghiệp đoàn). Do đó, theo ông John Sifton, giám đốc HRW phụ trách Châu Á, được Libération trích dẫn, Việt Nam tiến bộ quá ít, nên chưa « xứng đáng được thưởng bằng một cuộc gặp gỡ tại Phòng Bầu dục ».

Mối họa Trung Quốc là tâm điểm

Dù vậy đối với Washington, chuyến đi này rất quan trọng. Lời mời đến thăm Hoa Kỳ nhân dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ bang giao Việt – Mỹ, sự tiếp đón long trọng dành cho ông Nguyễn Phú Trọng còn cho thấy rõ sự manh nha cải thiện quan hệ với các cựu thù cộng sản của Hoa Kỳ, nhất là sau thông báo gần đây bình thường hóa quan hệ với Cuba.

Le Monde trích nhận định của ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Viện Đối ngoại và Nghiên cứu chiến lược của Việt Nam, cho rằng : « Chuyến đi này chứng tỏ là Hoa Kỳ công nhận và tôn trọng chọn lựa chính trị của Việt Nam và hệ thống mà đất nước đi theo ». Chuyến công du lịch sử đến Nhà Trắng cũng cho thấy "độ chín muồi trong quan hệ Mỹ - Việt", sau hai mươi năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai cựu thù.

Bên cạnh đó, Libération và Le Monde có cùng quan điểm cho rằng trọng tâm của chuyến công du Hoa Kỳ lần này của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam là mối đe dọa ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Nhật báo Le Monde cho rằng: "Cách thức Washington tiếp đón Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, chứng minh tầm mức quan trọng ngày càng lớn của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, vào thời điểm mà Trung Quốc ngày càng lớn mạnh trên phương diện kinh tế và chiến lược tại Châu Á - Thái Bình Dương".

Một quan điểm cũng được Libération đồng chia sẻ. Tờ báo viết : « Việc thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ với Hà Nội minh chứng một sự chuyển hướng chính sách đối ngoại của Washington về Châu Á kể từ năm 2009. Đối mặt với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc với những tham vọng bá quyền hàng hải nhằm tranh giành vai trò cảnh binh trong khu vực, chính quyền Obama có ý định tái khẳng định sự hiện diện của mình trên Biển Đông. Để làm được điều này, Hoa Kỳ cần phải xây dựng mối quan hệ hữu hảo chiến lược và những liên minh cần thiết ngay tại sân sau của Trung Quốc ».

Do đó, theo Libération, chuyến công du này xảy ra trúng thời điểm đối với Hà Nội. Việt Nam cho đến giờ vẫn luôn thi hành một chính sách đối ngoại cân bằng giữa các cường quốc (xưa kia là Nga – Trung, bây giờ Bắc Kinh – Washington). Và Việt Nam chưa bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào để thoát phần nào sự kềm chế của anh bạn láng giềng chuyên « lấy thịt đè người ».

Lịch sử « ngàn năm đô hộ giặc Tàu » vẫn để lại chấn thương trong sâu thẳm tâm thức người Việt. Và lịch sử giữa hai quốc gia anh em cộng sản này vẫn luôn là những cuộc xung đột. Dù không nêu đích danh Trung Quốc, trong buổi gặp gỡ Tổng thống Mỹ hôm thứ Ba vừa qua, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam công khai bày tỏ mối quan ngại liên quan đến những xung đột trên Biển Đông, nơi mà « luật quốc tế không được tôn trọng ».

Ngay tại khu vực này, nơi giao thoa của nhiều tuyến hàng hải quan trọng và quyền lợi kinh tế chiến lược của cả Châu Á, Trung Quốc không ngừng cải tạo các bãi đá ngầm trong khu vực quần đảo Trường Sa để xây dựng bức « Vạn Lý Trường Thành bằng cát ». Điển hình là Bắc Kinh sắp hoàn thành một phi đạo dài 3100m trên Đá Chữ Thập, theo như tiết lộ của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hoa Kỳ.

Việt Nam muốn độc lập chính sách ngoại giao

Đối mặt với các chiến dịch bê-tông hóa của Trung Quốc trong khu vực quần đảo tranh chấp, Việt Nam đã chọn xích lại gần với Hoa Kỳ hơn khi quyết định để ông Nguyễn Phú Trọng, nhà tư tưởng và lãnh đạo chủ chốt của Đảng, từng rất thân với Trung Quốc, đến thăm Washington. Hà Nội mong muốn tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, vốn dĩ cũng có tham vọng cập vào các cảng của Việt Nam.

Bình luận về chuyến đi này của ông Nguyễn Phú Trọng, chuyên gia Hoàng Anh Tuấn, được Le Monde trích dẫn cho rằng : Hà Nội muốn "chứng tỏ với Bắc Kinh là Việt Nam có ý định tiến hành một chính sách ngoại giao thật sự độc lập". Vị chuyên gia này cũng nhắc lại rằng « Ngược dòng lịch sử, chúng ta nhận thấy là ảnh hưởng của Trung Quốc lên Việt Nam không ngừng suy giảm kể từ giữa thế kỷ XIX, nghĩa là khi người Pháp đến Việt Nam ».

Một quan điểm cũng được ông Jonathan London, chuyên gia về Châu Á học, giáo sư trường đại học Hồng Kông đồng chia sẻ trên tờ Wall Street Journal, được Le Monde dẫn lại : « Việc lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, người đảm bảo cho ý thức hệ của đảng, đến thăm Hoa Kỳ cho thấy là Việt Nam đang tiến hành một chiến lược tái cân bằng ».

Hiệp ước Mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương : Lợi hay hại?

Một chủ đề quan trọng khác cũng nằm trong chương trình nghị sự giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama: đó là Hiệp ước trao đổi mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, một thỏa thuận trao đổi tự do giữa 12 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhưng không có Trung Quốc. Về phần này, nhật báo Le Monde trích dẫn lại nhiều nhận định trái ngược nhau của một số chuyên gia trong nước.

Theo quan điểm của chuyên gia phân tích Hoàng Anh Tuấn, "TPP rất quan trọng đối với Việt Nam, do đó cũng như là dạng mẫu cho mọi thỏa thuận thương mại khác. Hơn nữa, TPP không chỉ mang tính chất kinh tế mà còn cả vấn đề chiến lược".

Thế nhưng, không phải ai cũng có cùng quan điểm trên. Đối với ông Bùi Kiến Thành, người từng tham gia các cuộc đàm phán, TPP chưa hẳn là liều thuốc chữa bách bệnh. Theo ông, Việt Nam chẳng được lợi gì khi tham gia TPP, mà chỉ có thiệt. Do bởi nền kinh tế Việt Nam còn xa để mà có thể đối đầu với sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, đối với những người chủ trương cải cách trong chế độ, tham gia TPP cũng là một phương cách mở ra trào lưu tự do cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Đối với giáo sư Tương Lai, cựu viện trưởng Viện Xã hội học và cũng từng là chuyên gia nổi tiếng về chủ nghĩa Mác-xít, "TPP vẫn sẽ là một bước đi quan trọng cho phép Việt Nam tiếp tục tránh xa quỹ đạo Trung Quốc".

Sau Hy Lạp, rồi đến Trung Quốc ?

Thị trường chứng khoán Trung Quốc chao đảo trong ba tuần liên tiếp đã hâm nóng các mặt báo Pháp. Phụ san Kinh tế của Le Monde chạy tít lớn : « Hỗn loạn thị trường chứng khoán Thượng Hải ». Nhật báo Kinh tế Les Echos chạy tít lớn trên trang nhất : « Thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ làm cả Châu Á run rẩy ».

90 triệu người chơi chứng khoán tại Trung Quốc rơi vào cảnh bấn loạn. Trong vòng chưa đầy một tháng, thị trường chứng khoán Thượng Hải vừa mất đến hơn 30% giá trị. Hơn 3.000 tỷ đô-la vốn ảo tan thành mây khói. Les Echos bình luận : Mọi công thức đã tập hợp đủ để thổi phồng bong bóng đầu cơ. Giá cổ phiếu đã bị Bắc Kinh thổi phồng một các giả tạo. Chính quyền không chỉ sử dụng các đòn bẩy tiền tệ và tài chính, mà còn thao túng cả bộ máy tuyên truyền để thúc đẩy tối đa người dân Trung Quốc chơi chứng khoán.

Những người mới học chơi đã tăng lên gấp bội – lên đến 90 triệu người chơi, nhiều hơn cả số đảng viên của Đảng Cộng sản. Giờ ai cũng phải trả giá : Những doanh nghiệp nào đã có thể vay vốn bên ngoài khối ngân hàng ngày càng trở nên mập mờ hơn. Người dân trở nên giàu ảo, vào thời điểm giá bất động sản và sức mua chao đảo, quá vui sướng vì trò khuây khỏa vào lúc kinh tế trượt đà, cho đến lúc sụp đổ hoàn toàn.

Bắc Kinh đã tạo ra quả bong bóng chứng khoán, thì giờ phải xử lý lấy sự bùng nổ. Chính quyền đã cực kỳ tích cực hành động để tránh hỗn loạn (…) Bởi vì, nếu như thị trường chứng khoán tiếp tục trượt giá, chính tâm lý của người tiêu thụ cũng có thể bị ảnh hưởng. Hình ảnh của quyền lực tối cao mà chính quyền đã chăm chút kiến tạo cũng có thể bị sứt mẻ.

Les Echos đặt ra một loạt nghi vấn : « Làm thế nào chính quyền Trung Quốc có thể tiến hành các cải cách cần thiết, trong khi không thể nào xử lý được cuộc khủng hoảng chứng khoán ? Liệu Trung Quốc thật sự có khả năng nối kết các bước kế tiếp – tự do hóa dòng vốn, quốc tế hóa đồng nội tệ - để thay đổi mô hình kinh tế đất nước ? ». Đối với phụ trang kinh tế của Le Figaro, hiện chỉ có một câu trả lời duy nhất là : « Trung Quốc bất lực trước sự sụp đổ của thị trường chứng khoán ».

Trung Quốc giám sát mùa chay Ramadan tại Tân Cương

Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhật báo Công giáo La Croix có bài phóng sự cho biết tại khu tự trị Hồi giáo Tân Cương, chính quyền Trung Quốc cấm học sinh, sinh viên và công chức hành lễ. Tuy nhiên nhiều người vẫn hành lễ như họ muốn.

La Croix đề tựa nhận định « Mùa chay Ramadan dưới sự giám sát của chính quyền Tân Cương Trung Quốc ». Trong khu phố người Duy Ngô Nhĩ thành phố Y Ninh, tỉnh Tân Cương, phía Tây Bắc Trung Quốc, cuộc sống thật giản dị, thiếu thốn, với một mùa chay Ramadan thật tĩnh lặng. Qua tiếp xúc với người dân tại đây, La Croix nhận thấy có một hố sâu chia cách giữa cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ chiếm đa số tại đây với thiểu số người Hán. Người Duy Ngô Nhĩ chỉ trích người Hán không biết lấy một chút phép tắc xã giao tối thiểu của người dân tộc, chí ít cũng là một câu chào bằng tiếng thổ ngữ.

Một gia đình mà phóng viên La Croix có dịp tiếp xúc cho biết, bất chấp lệnh cấm của chính quyền, nhiều người dân Duy Ngô Nhĩ vẫn hành lễ mùa chay Ramadan. Trong suốt mùa chay Ramadan, chính quyền Tân Cương cấm các quan chức và nhân viên công chức đặt chân vào các thánh đường. Tuy nhiên, theo lời thuật của một giáo chủ, đôi khi ông cũng nhắm mắt làm ngơ. Bởi vì, theo ông « Tôn giáo quan trọng hơn cả chính trị ».

Về mặt chính thức, từ nhiều năm nay, chính quyền Tân Cương áp đặt nhiều lệnh cấm nghiêm ngặt đối với cộng đồng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Người dân tại đây phàn nàn chính sách trấn áp tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của Bắc Kinh.

Hy Lạp và Châu Âu sẽ ly dị ?

Đương nhiên hồ sơ Hy Lạp phải là chủ đề thời sự chính trên các báo Pháp. Lãnh đạo khu vực đồng euro đã siết chặt hơn nữa các đòi hỏi trước thượng đỉnh Châu Âu, dự kiến diễn ra vào ngày Chủ Nhật 12/07 này. Le Monde đưa tít lớn trên trang nhất : « Hy Lạp : trước giờ chia tay ». Libération thì có bài nhận định : « Tại Châu Âu, Tsipras chia rẽ cánh tả ». Le Figaro cho hay : « Hy Lạp : cánh hữu Pháp gây áp lực với Hollande ».

Như vậy là « Chỉ còn chưa tới 100 giờ nữa, số phận của Hy Lạp sẽ được định đọat », Le Figaro thông báo trên trang 4. Châu Âu đã ấn định tối hậu thư là vào Chủ Nhật này. Do đó, Athens hôm nay phải trình lịch trình cụ thể về ngân sách kinh tế và những cải cách xác thực. Từ năm tháng nay, các quốc gia thành viên đã nhiều lần đưa ra hạn chót nhưng vẫn không thành.

Vào cuối tuần này, sẽ không còn tờ giấy bạc nào trong các máy rút tiền tự động và ngân hàng cũng cũng sẽ không mở cửa cho đến ngày thứ Hai tới đây. Le Figaro cảnh báo, nếu như Ngân hàng Trung ương Châu Âu cúp hết mọi người trợ cấp, thì sẽ có ít nhất một trong bốn ngân hàng lớn của Hy Lạp sẽ tuyên bố phá sản. Phần tiếp theo có vẻ khó tránh được.
.
___
.

Đối nội, đối ngoại của Đảng CSVN và chuyến đi Mỹ của TBT Trọng https://www.youtube.com/watch?v=ddQiiAFxktE
BBC Tiếng Việt Streamed live on Jul 9, 2015

BBC và các khách mời thảo luận về hiệu quả cụ thể với đối nội, đối ngoại của Đảng CSVN với chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
.
___
.
Ông Nguyễn Phú Trọng: Không nên để nhân quyền cản trở quan hệ Việt-Mỹ http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2856026.html?z=0&zp=1       https://www.youtube.com/watch?v=5yUjr0Ae1sM     VOA | 2015-07-09
Người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố không nên để những bất đồng về nhân quyền cản trở các mối quan hệ đang ngày càng sâu đậm giữa hai nước cựu thù Việt-Mỹ.

Phát biểu qua lời thông dịch viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington hôm 8/7 một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm lịch sử, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi hai nước đẩy bang giao lên một tầm mới và tiếp tục đối thoại để thu hẹp các cách biệt về quan điểm trong vấn đề nhân quyền.

Ông Trọng nói 'Tôi hiểu hai nước còn nhiều khác biệt trong quan niệm về nhân quyền. Chúng ta cần tiếp tục các cuộc đối thoại thẳng thắn và xây dựng nhằm đạt điểm chung về nhân quyền và đạt được sự đánh giá công bằng đối với những thay đổi cơ bản và hệ thống về tình hình nhân quyền tại Việt Nam'.

Nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam khẳng định Việt Nam mong muốn phát huy và bảo vệ nhân quyền cho mọi công dân, kể cả người nghèo và các cư dân miền núi, nhưng quyền của mỗi cá nhân phải được đặt trong bối cảnh của cộng đồng xã hội.

Hoa Kỳ lâu nay là nước đi đầu trong việc thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền, trở ngại chính cho mối bang giao song phương trong suốt 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ năm 1995.

Trước khi ông Trọng đặt chân tới Hoa Kỳ, một nhóm 9 nhà lập pháp Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng đã yêu cầu Tổng thống Barack Obama kêu gọi lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm, đồng thời thúc giục nhà lãnh đạo Mỹ nói rõ với Hà Nội rằng muốn có quan hệ kinh tế và an ninh gần gũi hơn với Hoa Kỳ, tôn trọng nhân quyền là điều kiện tối quan trọng.

Theo đánh giá của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở tại New York, những liên hệ hợp tác thăng tiến giữa Việt Nam với Hoa Kỳ xem ra không đưa tới sự cải cách hay bất kỳ hành động nào từ phía Hà Nội trong việc cải thiện thành tích nhân quyền.

Human Rights Watch nói nếu không nâng cao hơn nữa mức quan ngại về nhân quyền Việt Nam, Hoa Kỳ đang gửi đi tín hiệu rằng ‘Chúng tôi muốn anh cải cách, nhưng cho dù anh không làm, chúng tôi vẫn tưởng thưởng cho anh.’

Phản hồi trước lời kêu gọi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói với VOA Việt ngữ:

"Hoa Kỳ không thể nhất trí với các luận điệu như thế. Chính quyền của Tổng thống Obama nên nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng không thể chấp nhận điều đó. Mối quan hệ Việt-Mỹ sâu đậm hơn là một gói thỏa thuận không chỉ có lợi ích thương mại và trao đổi quân sự mà thôi, mà nó bao gồm cả sự cải thiện về nhân quyền. Cho nên cả hành pháp lẫn lập pháp Mỹ cần mạnh mẽ bác bỏ thái độ phớt lờ vấn đề nhân quyền như thế."

Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tính tới cuối năm ngoái có 125 tù nhân chính trị đang bị Việt Nam giam cầm mặc dù, vẫn theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, số người bất đồng chính kiến bị Hà Nội truy tố có giảm đi trong thời gian gần đây.  

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài diễn văn tại CSIS hôm qua phủ nhận chuyện Việt Nam bỏ tù công dân vì quan điểm chính trị hay niềm tin tôn giáo. Ông nhắc lại lập luận lâu nay của Hà Nội rằng các cá nhân bị xử lý là những người vi phạm pháp luật.

Ông Phil Robertson gọi đây là ‘trò chơi chữ’ của giới lãnh đạo Hà Nội:

"Ai cũng hiểu rằng nhân quyền chỉ có một định nghĩa mà thôi, nó gắn kết với các chuẩn mực quốc tế có trong những Công ước mà Việt Nam đã phê chuẩn. Cần có những kết quả chứ không chỉ là những cuộc đối thoại, bởi lẽ Hà Nội đang cảm thấy là họ chỉ cần nói mà không cần làm mà cũng đạt được quyền lợi. Hoa Kỳ phải thay đổi nhận thức đó, phải cho họ thấy không thể tiến triển trong quan hệ Việt-Mỹ trừ phi có tiến triển về nhân quyền Việt Nam, chẳng hạn như phải cải cách các luật lệ vi phạm nhân quyền, phóng thích tù nhân lương tâm, chấm dứt sách nhiễu người bất đồng chính kiến."

Sau cuộc đón tiếp ông Trọng tại Phòng Bầu Dục hôm thứ ba, Tổng thống Obama cho biết đôi bên đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề nhân quyền và quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.
 
Tuy nhiên, tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch tỏ ra không mấy hài lòng về các bước đi hiện nay của hành pháp Mỹ trong vấn đề nhân quyền Việt Nam.

Ông Phil Robertson cho biết tổ chức của ông sẽ tiếp tục vận động Quốc hội Hoa Kỳ có biện pháp hữu hiệu hơn.

"Có sự nhất trí mạnh mẽ giữa các nhà lập pháp thuộc cả hai đảng ở Hạ viện và Thượng viện Mỹ rằng chính sách và hành động về nhân quyền của nhà nước Việt Nam có nhiều vấn đề. Nếu chính quyền của Tổng thống Obama không lắng nghe thì Quốc hội phải tìm cách thay đổi chính sách của bên hành pháp bằng quyền lực của mình."

Washington xem các mối quan hệ mật thiết hơn với Hà Nội là yếu tố quan trọng trong chính sách xoay trục về Châu Á của Tổng thống Obama để cân bằng quyền lực trước thái độ ‘giương oai diễu võ’ của Trung Quốc tại khu vực.  

Nhưng bang giao tiến triển tốt đẹp hay nồng ấm thế nào tùy vào thiện chí cải cách của chính phủ Hà Nội về mặt nhân quyền, điều kiện tiên quyết trong mối quan hệ Việt-Mỹ.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách nhân quyền-dân chủ-lao động, Tom Malinowski, đã khẳng định với VOA Việt ngữ như vậy trong một cuộc phỏng vấn gần đây và ông kỳ vọng hợp tác quân sự, chính trị, ngoại giao, thương mại Việt-Mỹ sẽ là nguồn lực giúp hiện thực hóa các cải cách nhân quyền tại Việt Nam.
.
___
.
Ông Nguyễn Phú Trọng : quan hệ quân sự Mỹ-Việt sẽ được thắt chặt
    Tú Anh-RFI  | 2015-07-09
Tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố Việt Nam sẽ mở rộng quan hệ với cộng đồng quốc tế trong những năm tới, thắt chặt hợp tác an ninh với Washington. Một sự thay đổi mà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng sẽ có lợi cho Hoa Kỳ và Việt Nam. Trung Quốc lộ vẻ không vui.

Hà Nội sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Washington vì lợi ích của đôi bên và vì Việt Nam có nhu cầu « rất lớn ». Trên đây là tuyên bố của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam ngày 08/07 tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Washington, Hoa Kỳ.

Theo AP, qua người thông dịch, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, và cũng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, giải thích với cử tọa Mỹ là Việt Nam có nhu cầu an ninh và quân sự « rất lớn ». Ông dự báo Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Mỹ trong lãnh vực quân sự.

Trước những chỉ trích Hà Nội đàn áp nhân quyền, giam cầm gần 100 nhà đối lập, ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng « nhân quyền là mục tiêu phát triển của Việt Nam ». Cũng qua thông dịch viên, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố « phát huy nhân quyền là mục đích chính của chính sách phát triển. Những người bị giam là vì họ vi phạm pháp luật ».

Tổng thống Barack Obama, sau khi tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, trấn an các tổ chức nhân quyền và cộng đồng người Việt Nam hải ngoại là ông và ông Nguyễn Phú Trọng đã bàn thảo « thẳng thắn một số vấn đề khác biệt » và « những căng thẳng sẽ được giải quyết bằng cung cách hiệu quả ».

Trong ngày hôm qua, ông Nguyễn Phú Trọng đến Quốc hội Mỹ để gặp Thượng Nghị sĩ John McCain. Cựu tù nhân Hỏa Lò giới thiệu với lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam một số bức ảnh lưu niệm, trong đó có bức hình chụp hồ Trúc Bạch ngày 26/10/1967 khi phi công John McCain, bị thương, máy bay rớt xuống hồ, vừa được đám đông kéo lên.

Tuy bị tra tấn, ngược đãi trong nhà tù, nhưng từ khi lao vào chính trường, John McCain luôn vận động để thắt chặt quan hệ với Hà Nội, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng tại Đông Nam Á.

Ông tuyến bố với AFP : « Không còn nghi ngờ gì nữa, chính thái độ của Trung Quốc đã thúc đẩy tiến trình hợp tác và cải tiến quan hệ Mỹ-Việt ».

Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng được mời thăm Hoa Kỳ đã gây bực tức cho chính quyền Trung Quốc. Hoàn Cầu Thời Báo, chuyên phản ánh quan điểm của phe diều hâu hù dọa Việt Nam sẽ « ăn đòn trả thù » nếu theo Mỹ chống Trung Quốc.

Giới quan sát còn chú ý đến một chương trình truyền hình tỉnh Vân Nam. Theo nguồn tin của đài VTC News Việt Nam, tướng Doãn Trác, chủ nhiệm Ủy ban Chuyên gia Hải quân Trung Quốc, người chủ trương « phải mạnh tay với ngư dân Việt Nam » bình luận : Mỹ lôi kéo Việt Nam về phía Mỹ để làm « cách mạng màu sắc » tại Việt Nam.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng: VN hết sức coi trọng vấn đề nhân quyền
    Cát Linh, phóng viên RFA | 2015-07-09
Chiều ngày thứ Tư, 8 tháng 7, với sự hợp tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Hoa Kỳ, tại CSIS, Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc nói chuyện và trả lời phỏng vấn về mối quan hệ giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Nội dung xoay quanh những vấn đề về an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng, sự biến đổi khí hậu, nhân quyền, hợp tác thương mại và đường lối lãnh đạo.

Tại buổi nói chuyện về quan hệ giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời kỳ đổi mới tại CSIS chiều ngày thứ Tư, 8 tháng 7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến những nội dung chính như sau: quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia kể từ khi bình thường hoá và những năm gần đây; chủ trương trong công tác đối ngoại; vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường và quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Nhắc về quá khứ

Ngay trong phần mở đầu của buổi nói chuyện, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng ông cảm thấy đáng tiếc khi có những cơ hội lịch sử bị bỏ lỡ. Và để có được cuộc gặp được cho là lịch sử này thì:

“Chúng ta đã trải qua 1 giai đoạn đầy thăng trầm và đau thương cho đến khi bình thường hoá quan hệ 1995.”

Khi nhắc lại quá khứ chiến tranh, ông Trọng lý giải về cuộc chiến của người dân Việt Nam là một cuộc chiến vì dân tộc, hoàn toàn không có sự hận thù với quốc gia từng được lịch sử VN gọi là đế quốc Mỹ. Đặc biệt, ông Trọng đã nhắc đến cả mục sư Martin Luther King là một người từng phản đối chiến tranh ở Việt Nam.

“Đối với nhân dân Việt Nam thì đó là cuộc kháng chiến để dành độc lập tự do cho dân tộc mình, giải phóng thống nhất đất nước mình. Không phải là cuộc chiến tranh nhằm chống lại hợp chủng quốc HK, càng không phải để chống nhân dân Hoa Kỳ. Ngay trong thời kỳ chiến tranh diễn ra, nhân dân Việt Nam vẫn giữ tình hữu nghị với nhân dân Hoa Kỳ, rất biết ơn nhiều người dân Hoa Kỳ đã đứng lên phản đối chiến tranh, bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam, trong đó mục sư Martin Luther King là 1 người tiêu biểu.”

Tuy có khẳng định rằng sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam và người dân Việt Nam chủ trương khép lại quá khứ, hướng đến tương lai, nhưng ông tổng bí thư cũng không quên nhắc lại những hậu quả đau thương mà dân tộc Việt Nam gánh chịu sau khi chiến tranh đi qua bằng cách đưa ra những con số cụ thể về hậu quả đó.

Ông cho biết rất nhiều người dân Việt Nam đang phải chống chọi với những hậu quả mà chiến tranh để lại. Ông kêu gọi hai quốc gia chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh:

“Để làm tốt chủ trương gác lại quá khứ, chúng ta nên chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh. Đây là vấn đề nhạy cảm tác động mạnh đến tâm tư tình cảm của nhân dân. Vì vậy, việc 2 bên phối hợp giải quyết tốt sẽ là góp phần quan trọng tăng cường quan hệ giữa hai nước.”

20 năm và hiện tại

Ngay sau đó, ông đề cập đến tình hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, được phát triển liên tục và sâu rộng trong suốt 20 năm qua.

“Từ chỗ cựu thù, rồi chúng ta bình thường hoá quan hệ, thiết lập quan hệ ngoại giao, rồi ký kết hiệp định thương mại song phương năm 2000, thiết lập đối tác quan hệ toàn diện va 2013 và bây giờ trên đà phát triển rất tốt.”

Những thành quả mà hai quốc gia có được trong 20 năm qua đó là:

“Hợp tác kinh tế có sự phát triển vượt bậc và Hoa Kỳ đến nay là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo đã có những bước tiến rất tích cực. Kim ngạch thương mại 2 chiều trong 20 năm qua đã tăng gấp 130 lần. Hợp tác quốc phòng an ninh cũng có những bước tiến quan trọng. Và đặc biệt tầm nhìn chung Việt Nam Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng vừa được ký kết tại Hà Nội 2015.”

Khẳng định lần nữa mối quan hệ giữa Việt Nam Hoa Kỳ, ông Trọng nói rằng sở dĩ có sự phát triển tích cực trong 20 năm qua là cả hai quốc gia đều thực hiện trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Một vấn đề thứ hai mà ông Trọng cho rằng cũng là vấn đề nhạy cảm giữa hai nước, đó là nhân quyền. ông nói:

“Vấn đề nhân quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là vấn đề nhạy cảm của hai nước. Tôi khẳng định rằng Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhân quyền, quyền con người. Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.”

Tổng bí thư đề nghị hai quốc gia cần có đối thoại xây dựng thẳng thắn để có được đánh giá khách quan hơn về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Đề cao sự hợp tác trên các vấn đề khu vực và quốc tế quan tâm, ông Trọng nêu ra 3 vấn đề chính: chống khủng bố, an ninh mạng và chống dịch bệnh.

Nhắc đến vấn đề biển Đông, ông Trọng đánh giá cao sự quan tâm can thiệp kịp thời của Hoa Kỳ.

“Chúng tôi đánh giá cao việc chính phủ Hoa Kỳ ngày càng quan tâm tình hình biển Đông, bày tỏ kịp thời và nhất quán quan điểm ủng hộ giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.”

“Chúng tôi bắt giữ người vì họ vi phạm pháp luật”

Trong khoảng 15 phút dành cho các câu hỏi chất vấn, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận được sự quan tâm của các học giả về đường lối, chủ trương sắp tới của đại hội Đảng, và đặc biệt là câu hỏi về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Với câu hỏi về chủ trương quan trọng nhất mà nhân sự của đại hội Đảng lần thứ 12 sẽ đề ra, ông Trọng cho biết:

“Riêng về lĩnh vực đường lối chủ trương thì sẽ tập trung vào tiếp tục phát triển kinh tế, xem kinh tế là trung tâm. Trong kinh tế thì tiếp tục thực hiện cương lĩnh kinh tế với nội dung phong phú toàn diện nhưng trọng điểm vẫn là tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng theo hướng tập trung phát triển 1 cách nhanh và đổi mới. Đồng thời hết sức chăm lo vấn đề xã hội, đời sống nhân dân, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, vùng nghèo, những đối tượng yếu thế.”

Ông Trọng cho biết kế hoạch sẽ tiếp tục hội nhập sâu hơn vào quốc tế. Tính đến nay thì Việt Nam đã tham gia vào hầu hết các tổ chức kinh tế thế giới và đường hướng này sẽ tiếp tục được duy trì.

Ông cũng khẳng định đường lối của Đảng CS Việt Nam trong câu trả lời của mình:

“Về chính trị, xã hội thì chúng tôi tiếp tục phải xây dựng cũng cố, chỉnh đốn, đổi mới Đảng, nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị của chúng tôi, trong đó có cải cách thể chế kinh tế để đổi mới các cơ chế chính sách, hoàn thiện luật pháp theo tư tưởng mới của hiến pháp 2013. Xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng nguồn nhân lực để thực hiện cho được nền kinh tế xã hội.”

Câu hỏi duy nhất về tình hình nhân quyền ở Việt Nam được đặt ra bởi một học giả là giám đốc của Mansfield Foudnation, một tổ chức giáo dục tư nhân Hoa kỳ, hỏi về vấn đề tự do ngôn luận và tự do nhân quyền trong thời gian qua ở Việt Nam.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đáp lại trên cơ sở luật pháp và khẳng định chưa bao giờ Việt Nam có nền dân chủ và nhân quyền như thời điểm hiện tại:

“Chúng xin nhắc lại lời tuyên ngôn độc lập của ngài Thomas Jefferson mà chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi nhắc lại bằng câu mở đầu của tuyên ngôn lập 1945 ‘sinh ra ai cũng có quyền bình đẳng với nhu cầu cuộc sống tự do hạnh phúc sung sướng. Việt Nam chúng tôi xem đây là mục tiêu rất cơ bản, chiến lược phấn đấu để bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của người dân. Cộng đồng Việt Nam chúng tôi có lẽ chưa bao giờ có được một đời sống dân chủ như bây giờ.”

Trả lời chi tiết câu hỏi của giám đốc tổ chức Mansfield Foundation về những trường hợp bắt và kết án tù đối với một số người ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, Tổng bí thư giải thích:

“Đất nước nào cũng phải quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi người dân phải tuân thủ theo pháp luật. Vừa qua có những trường hợp chúng tôi phải xử lý thậm chí bắt người là họ vi phạm pháp luật chứ không phải vì họ đi theo tôn giáo đi theo dân tộc hay có nói khác gì mà bị bắt đi. Ai vi phạm pháp luật thì chúng tôi xử lý theo pháp luật.”

Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của tổng bí thư Nguyển Phú Trọng sẽ kéo dài đến ngày 10 tháng 7.
.
___
.
TBT Trọng: 'VN trong không khí dân chủ'
    BBC | 2015-07-09
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người đang thăm chính thức Hoa Kỳ, vừa lên tiếng ca ngợi thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người.

Chiều thứ Tư 8/7, ông Trọng đã có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở Washington DC và sau đó trả lời một số câu hỏi của cử tọa.

Ông khẳng định người Việt Nam "chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay" tuy thừa nhận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn nhiều khác biệt về cách hiểu phạm trù nhân quyền.

Ngoài ra, ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi "không nên để các vấn đề nhân quyền cản trở quan hệ hai nước".

'Cơ hội bỏ lỡ'

Trong bài phát biểu trước cử tọa tại tổ chức nghiên cứu quan trọng, ông Nguyễn Phú Trọng nói nhiều về quan hệ song phương.

Ông nói: "Một trong những quốc gia đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị chính là Hoa Kỳ; Người đã gửi 14 lá thư cho lãnh đạo Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Truman, đề nghị thiết lập quan hệ "hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ."

"Tuy nhiên, thật đáng tiếc là có những cơ hội lịch sử đã bị bỏ lỡ và chúng ta đã phải trải qua một giai đoạn đầy thăng trầm và đau thương cho đến khi bình thường hóa quan hệ năm 1995."

Theo ông Nguyễn Phú Trọng, còn có nhiều cách hiều về cuộc chiến Việt Nam, nhưng đối với người Việt Nam, "đó là cuộc kháng chiến để giành độc lập, tự do cho dân tộc mình, giải phóng, thống nhất đất nước mình; không phải là cuộc chiến tranh nhằm chống lại Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, càng không phải để chống nhân dân Hoa Kỳ".

Lời mời người đứng đầu đảng cầm quyền ở Việt Nam tới Nhà Trắng của Tổng thống Barack Obama được nhìn nhận như thiện chí thúc đẩy quan hệ hai bên của phía Hoa Kỳ.

Ông Trọng nhân chuyến đi này kêu gọi phía Mỹ đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư với Việt Nam.

"Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, vẫn áp dụng nhiều rào cản thương mại đối với Việt Nam. Tôi hy vọng việc hoàn tất đàm phán TPP sắp tới sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại giữa hai nước..."

Một chủ đề được nhiều người quan tâm là phát triển dân chủ và nhân quyền. Khi trả lời câu hỏi về chủ đề này, ông tổng bí thư nói giữa hai bên còn nhiều khác biệt.

Ngược lại với chỉ trích của các tổ chức nhân quyền cũng như một số đại diện của chính giới Mỹ, ông Trọng nói: "Người dân Việt Nam chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay".

"Hiến pháp Việt Nam có chương riêng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, và đang dần được luật hóa."

Ông tái khẳng định điều mà lâu nay chính phủ Việt Nam vẫn dùng để giải thích cho các vụ bắt người: "Các vụ việc người bị bắt ở Việt Nam không phải do vấn đề dân tộc hay tôn giáo mà là họ vi phạm pháp luật".

Ông Nguyễn Phú Trọng khuyến cáo: "Cách hiểu của hai bên vẫn còn khác nhau, nên cách tốt nhất là theo tôi là tăng cường đối thoại. Nhưng chúng ta không nên để các vấn đề nhân quyền cản trở quan hệ hai nước".
.
___
.
Vị thế Đảng và chuyến đi của ông Trọng
    BBC | 2015-07-09
Vị thế 'uy tín' của Đảng Cộng sản Việt Nam 'gia tăng nhiều' nhờ chuyến thăm Hoa Kỳ đang diễn ra trong tháng 7/2015 của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, theo ý kiến khách mời của Tọa đàm Trực tuyến của BBC hôm 09/7/2015.

Trao đổi với Bàn tròn thứ Năm tuần này về chuyến thăm ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ (mời quý vị theo dõi trên YouTube ở đây), Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nói:

"Có một điều chắc chắn rằng sau chuyến đi này, uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam gia tăng rất là nhiều và nói chung nó sẽ tạo điều kiện có một sự ủng hộ tốt hơn của quần chúng với quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như với Đảng Cộng sản Việt Nam."

Trả lời câu hỏi liệu chuyến thăm của ông Trọng có tác động gì tới nhân sự của Đảng CSVN tại Đại hội lần thứ 12 dự kiến vào năm 2016 tới đây hay không, ông Cù Chí Lợi nói:

"Theo thể chế chính trị Việt Nam, ảnh hưởng đối với từng cá nhân là rất vừa phải, bởi vì thực ra là cơ chế thảo luận tập thể, tất cả các quyết định được thông qua một cách tập thể, cho nên những ảnh hưởng mang tính cá nhân cho một cá nhân nào đó, cho một nhiệm kỳ tới của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì tôi cho rằng chuyện đó không phải là một ảnh hưởng lớn lắm với cá nhân.

"Nhưng uy tín chung của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cộng đồng trong nước, ở nước ngoài cũng như ở Hoa Kỳ, tôi cho rằng cũng sẽ có ảnh hưởng tốt trong nhiệm kỳ tới."

Khi được hỏi, liệu chuyến thăm có ảnh hưởng hay không tới việc ai sẽ ngồi vào chiếc ghế Tổng Bí thư của đảng cộng sản nhiệm kỳ tới, nhà nghiên cứu từ Hà Nội nói:

"Có một điều có thể nói rằng là những người theo đường lối cải cách mở cửa, những người theo đường lối hội nhập hoặc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và phía Hoa Kỳ, thì có thể nó có ảnh hưởng với cá nhân đó, còn tôi không thể nói một con người cụ thể đó là ai, Tổng Bí thư là ai, tôi không nói trước được.

"Câu chuyện này có thể đến phút 89 vẫn chưa quyết định được, nhưng tôi tin chắc rằng nó có thể ảnh hưởng đến uy tín, cũng như vị thế của những người ủng hộ quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như ảnh hưởng đối với những người đứng ra trong quan hệ đối ngoại để mà thúc đẩy sự phát triển của trong nước," nhà nghiên cứu nói với Tọa đàm.

'Đối tác thân thiện nhất'

Từ Đại học Thành thị Hong Kong, PGS. TS. Jonathan London, cho rằng chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng đem lại 'thành công cho mỗi bên' và đặc biệt ông nói Mỹ hiện nay đang là 'đối tác thân thiện nhất của Việt Nam'.

Nhà nghiên cứu chính trị và bang giao Việt - Mỹ nói:

"Tôi nghĩ nói chung cuộc gặp gỡ này thành công cho mỗi bên, mà việc quan trọng là hai bên, tức là Việt Nam và Mỹ đã thấy rất rõ sự hợp tác giữa hai nước, giữa hai nhà nước, là hết sức cần thiết.

"Thậm chí nói là một việc rất nghịch lý có thể là Mỹ là đối tác thân thiện nhất của Việt Nam hiện nay.

"Và điều đó rất là thú vị về mặt lịch sử và cũng là về thực tế, bởi vì mỗi bên có những quyền lợi mà chia sẻ lẫn nhau và rõ ràng từ thương mại cho đến an ninh quốc phòng.

"Nói chung tôi nghĩ rằng đây là một quan hệ chiến lược dù vẫn gọi là một quan hệ hợp tác toàn diện.

"Nhưng rõ ràng quan hệ mới của Việt Nam và Mỹ là một quan hệ chiến lược qua nhiều mặt khác nhau và điều đó đã dẫn đến, đã được hai bên nhắc đến.

"Và tôi nghĩ đó là đặc điểm cơ bản nhất của quan hệ Mỹ và Việt Nam hiện nay," ông Jonathan London nói.

'Sắp xếp nhân sự mạnh lên'

Tiếp tục bình luận về liên hệ, ảnh hưởng của chuyến đi với Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 tới đây, từ Singapore, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nghiên cứu viên cao cấp khách mời của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, nói:

"Ảnh hưởng của nó với Đại hội Đảng sắp tới không có gì đặc biệt lắm đâu.

"Thế nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa là Tổng Bí thư, vừa là Trưởng Ban nhân sự có 7 người của Đại hội 12, cho nên những sắp xếp nhân sự với vai trò của ông..., nó sẽ mạnh lên theo hướng đã được thống nhất ở trong Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị theo nghĩa đó.

"Tức là họ đã thống nhất về nguyên tắc để lựa chọn những ứng cử viên, các cơ cấu và các cách thức tiến hành lựa chọn, từ nay cho đến trước đại hội.

"Đấy là cái mà chúng ta thấy khá là rõ trong nội dung của Hội nghị Trung ương 11 vừa rồi và các hoạt động nối tiếp theo đó trong vòng mấy chục ngày vừa qua. Nó rất là công khai."

Khi được hỏi liệu sự kiện chuyến đi có tác động, ảnh hưởng gì không về mặt đường lối, chính sách của Đại hội đảng lần thứ 12 tới đây của Đảng CSVN, nhà nghiên cứu độc lập nói:

"Tôi biết rằng nó sẽ không tác động gì nhiều cả vì việc chuẩn bị để cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm và làm việc ở Mỹ đã được chuẩn bị từ lâu.

"Và việc thống nhất về mặt chính sách và đường lối nó không có thay đổi khi cuộc thăm đấy xảy ra và sau cuộc thăm ấy," ông Hà Hoàng Hợp nói với Tọa đàm.

Khách mời

Các khách mời tham gia Chương trình Tọa đàm có:

- PGS. TS. Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

- TS. Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu độc lập và nghiên cứu viên khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore.

- Bà Phương Nguyễn, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Chiến lược & Quốc tế, Hoa Kỳ (CSIS), tham gia từ Washington DC.

- PGS. TS. Jonathan London, Giáo sư chính trị học, xã hội học, Đại học Thành thị Hong Kong.

- Bà Thảo Griffiths, Trưởng Đại diện Quỹ Cựu Chiến Binh Mỹ tại Việt Nam, tham gia từ Washington DC.

Mời quý vị theo dõi toàn bộ nội dung cuộc Tọa đàm tại đây.

Đối nội, đối ngoại của Đảng CSVN và chuyến đi Mỹ của TBT Trọng https://www.youtube.com/watch?v=ddQiiAFxktE
.
___
.
Việt-Mỹ: Cơ hội cho làn sóng dân chủ VN
    Trinity Hồng Thuận Gửi tới BBC từ California   | 2015-07-09
Mấy ngày vừa qua trên facebook thấy nhiều người cho rằng Hoa Kỳ có vẻ "ghẻ lạnh" Cộng sản Việt Nam (CSVN) qua chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng.

Nhiều thông tin đưa ra, từ việc ông Trọng được tiếp đón thế nào, có được vào Tòa Bạch Ốc hay không, được gặp gỡ những ai, được Hoa Kỳ gọi bằng danh xưng gì… .

Đối với tôi, việc quan trọng hơn những tiểu tiết này chính là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có những tiến triển gì qua chuyến viếng thăm kỳ này của ông Trọng.

Riêng cá nhân tôi vẫn mong muốn nhìn thấy sự thân thiết hơn của Hoa Kỳ đối với đất nước Việt Nam.

Trong công cuộc đấu tranh này, tôi vẫn luôn quan niệm là người Việt Nam phải lấy sức mình làm chính.

Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế hiện nay, đặc biệt trong quan hệ Việt - Mỹ, cho chúng ta những thuận lợi và cơ hội mà nếu nắm bắt được, có thể giúp cho phong trào ngày càng mạnh hơn.

Sáng hôm 07/07, ông Obama hứa là sẽ thăm Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Có lẽ vì quá mất niềm tin vào CSVN nên chúng ta đôi lúc cảm thấy có chút "bực mình" khi nhìn thấy thái độ thân thiện của Hoa Kỳ.

Nhưng nhìn xa hơn thì việc Hoa Kỳ càng gần Việt Nam chỉ có thể là một điều tốt cho phong trào đấu tranh.

Trước hết về mặt ngắn hạn thì từ đây đến khi Obama đến Việt Nam, CSVN sẽ phải chứng tỏ hình ảnh tốt nhất của họ, mở ra cơ hội cho phong trào tiến thêm những bước chiến lược cần thiết.

Obama đến Việt Nam cũng sẽ tạo cơ hội cho các nhóm đấu tranh, xã hội dân sự trực tiếp tiếp xúc và vận động chính quyền Hoa Kỳ trong việc đặt ưu tiên vấn đề nhân quyền.

Xa hơn nữa, việc Hoa Kỳ càng gần Việt Nam sẽ giúp Việt Nam xa rời mối quan hệ bất bình đẳng với Trung Quốc, một mối quan hệ sẽ đưa đất nước Việt Nam đến sự lạc hậu và bị thế giới xa lánh.

Một điểm thuận lợi trong quan hệ Việt - Mỹ là đối với chính sách Hoa Kỳ chúng ta có sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khối công dân Mỹ gốc Việt sinh sống tại đây, trong khi công dân gốc Việt sống ở Trung Quốc thì không thể gây được ảnh hưởng như vậy.

Chính phủ Hoa Kỳ thường xuyên có những buổi tiếp xúc với các nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt để trao đổi về quan hệ hai nước, và tiếng nói cử tri Việt sẽ góp phần đẩy mạnh nguyện vọng về nhân quyền trong chính sách Hoa Kỳ.

Điển hình là vào cuối tuần này, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Ted Osius sẽ đến thăm Little Saigon, thủ đô của người Việt hải ngoại, và có buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt tại đây để lắng nghe ý kiến cộng đồng về sự bang giao Việt - Mỹ nhân 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước.

Buổi gặp gỡ sẽ chú tâm vào các vấn đề như đàm phán Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), tình hình nhân quyền, và phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.

Tôi cũng như các bạn, bực bội khi không nhìn thấy sự cứng rắn của chính phủ Obama trong cuộc đối thoại với Hà Nội, đặc biệt trên vấn đề nhân quyền.

Điều đó nhắc tôi và những người Việt hải ngoại càng phải làm mạnh hơn và tốt hơn trách nhiệm của mình trong việc ảnh hưởng tới chính sách Hoa Kỳ. Bởi vì tôi tin với một quan hệ Việt - Mỹ càng gắn bó, con đường dân chủ hóa đất nước sẽ càng mở rộng ra.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nhà hoạt động nhân quyền trẻ tại California, Hoa Kỳ. Tác giả là thành viên của Đảng Việt Tân và và thường xuyên làm việc với chính giới Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế để vận động cho nhân quyền tại Việt Nam..
___
.
VN nên học tập Thomas Jefferson
    Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung Gửi cho BBC từ Sài Gòn  | 2015-07-09
Những ngày này, truyền thông hoàn toàn tập trung vào một sự kiện hy hữu, đó là việc lần đầu tiên Tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người không hề có một chức danh nhà nước nào, được chính phủ Hoa Kỳ tiếp đón.

Chiều 6/7 tại Washington, nghĩa là sáng 7/7 theo giờ Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm Nhà tưởng niệm Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson.

Cần nhắc lại sơ qua sự nghiệp của con người vĩ đại Jefferson, ông là một trong những người cha sáng lập ra nước Mỹ, là vị Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ, là tác giả chính của Tuyên ngôn độc lập lừng danh đã ảnh hưởng đến cả nhân loại, trong đó có cả Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 của Việt Nam.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi họp báo với Tổng thống Obama cũng công nhận “Hoa Kỳ là một đất nước tươi đẹp”. Như vậy, hẳn ông cũng có ý muốn học hỏi từ Thomas Jefferson cách thức xây dựng nước Mỹ trở thành một siêu cường số 1 thế giới và là một quốc gia tươi đẹp, đáng sống, điểm đến định cư, học tập mơ ước của các công dân từ nghèo đến giàu ở mọi quốc gia, trong đó có cả các nước cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam.

Bình đẳng

Hãy bắt đầu từ những câu văn bất hủ của Jefferson trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích lại trong Tuyên ngôn độc lập 1945: “Người ta sinh ra có quyền bình đẳng; Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền đó, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Quyền “bình đẳng” này cũng đã được cụ thể ở điều 16 hiến pháp Việt Nam 2013: “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

Thế nhưng, với tuyên bố “không chấp nhận đa nguyên đa đảng” bấy lâu nay của các lãnh đạo cộng sản, đạo lý “bình đẳng” hiển nhiên này đã bị chà đạp. Lãnh đạo đảng cộng sản đã tự đặt mình lên trên tất cả, kể cả đứng trên Hiến pháp để dập tắt, đàn áp những người có chính kiến khác, niềm tin tâm linh khác, thuộc các chính đảng khác.

Chính Jefferson đã khẳng định: “Sự đa dạng ý kiến [đa nguyên] dẫn đến những câu hỏi. Những câu hỏi dẫn đến Chân lý.” Các lãnh đạo đảng cộng sản không chấp nhận đa nguyên là đang từ chối Chân lý.

Nhân dân làm chủ

Trong thư gửi John Cartwright năm 1824, Jefferson đã khẳng định “…tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, rằng họ có thể tự mình thực hiện quyền lực đó trong tất cả các trường hợp mà họ tin rằng họ có đủ năng lực (chẳng hạn như trong việc bầu ra các viên chức hành pháp và lập pháp, và quyết định bởi một bồi thẩm đoàn của chính họ trong tất cả các trường hợp tố tụng liên quan đến bất kì việc gì), hoặc họ có thể hành động thông qua các đại diện, được lựa chọn một cách tự do và công bằng;… và rằng họ có quyền tự do cá nhân, tự do tín ngưỡng, tự do sở hữu tài sản, và tự do báo chí”.

Bằng việc tự cho mình đương nhiên có quyền lãnh đạo quốc gia, bằng việc tự bổ nhiệm các viên chức hành pháp, lập pháp, và tư pháp qua “cơ cấu”, “quy hoạch” cán bộ, các lãnh đạo đảng cộng sản đã tiếm quyền làm chủ được bầu cử, ứng cử của dân, đưa người dân trở lại thân phận nô lệ, bội ước với những điều đã cam kết với dân trong Tuyên ngôn độc lập 1945.

Hãy nhìn vào quyền sở hữu tài sản để thấy Jefferson sáng suốt như thế nào. Ở Việt Nam, người dân có thể bị tước đoạt đất đai, nhà cửa, thành quả lao động mồ hôi nước mắt của mình bất cứ lúc nào bởi các “đại gia”, quan chức có tiền và thế lực. Tầng lớp dân oan bị cướp đất liên tục đông lên và biểu tình trên cả nước đang dẫn đến bất ổn chính trị sâu sắc.

Jefferson đã nói về hiện tượng này như sau: “Nền dân chủ chấm dứt tồn tại khi bạn lấy [của cải] từ những người sẵn sàng làm việc để đưa cho những ai không làm việc.”

Lấy thêm ví dụ về quyền tự do báo chí, Jefferson cho rằng: “Chỉ có sai lầm mới cần đến sự bảo trợ của chính quyền. Chân lý tự nó có thể đứng một mình.” Thế thì việc chủ nghĩa Mác Lênin cần đến một hệ thống báo chí của đảng cộng sản, nhà nước để “bảo trợ”, ngăn cấm báo chí tư nhân, đàn áp các tiếng nói khác biệt có phải tự bản thân nó đã cho thấy chủ nghĩa Mác là một sai lầm hay không? Và cũng cho thấy người dân Việt Nam không hề có quyền tự do báo chí hay không?

Rõ ràng rằng quyền làm chủ đất nước của dân còn chưa có thì những quyền khác chỉ là ảo tưởng.

Pháp luật chuẩn mực

Từ nhận xét các lãnh đạo đảng cộng sản đang đứng trên hiến pháp ở trên, bản thân chức danh Tổng bí thư cũng không hề được quy định trong hiến pháp, ta thấy rằng luật pháp chuẩn mực không tồn tại ở Việt Nam, mà luật pháp đã bị biến thành công cụ của giai cấp thống trị để áp bức cả dân tộc. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác về luật pháp.

Thế nhưng Jefferson nghĩ khác hẳn: “Luật trở thành luật pháp bởi vì đó là ý chí của quốc gia”, cụ thể hơn là luật phải do một quốc hội dân cử soạn thảo chứ không phải do quốc hội thao túng bởi một đảng.

Jefferson cũng cho rằng: “Nguy hiểm lớn nhất cho nền tự do của Hoa Kỳ là một chính phủ xem thường hiến pháp.” Và Việt Nam trở thành một ví dụ tuyệt vời cho nhận định này, vì hiến pháp chỉ quan trọng thứ hai sau cương lĩnh của đảng cộng sản như tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì quyền tự do của công dân bị xâm phạm là điều tất yếu.

Ông cũng lý luận: “Tự do đúng đắn là những hành động không bị cản trở theo như ý chí của chúng ta nằm trong giới hạn đặt ra bởi quyền bình đẳng của những người khác. Tôi không thêm vào “trong giới hạn của luật pháp” bởi vì luật thường chỉ là ý chí của bạo chúa, và luôn là như vậy khi nó xâm phạm các quyền của cá nhân.”

Các quyền tự do của người dân Việt Nam được công nhận trong Hiến pháp đều bị thòng thêm câu “do pháp luật quy định”, pháp luật này lại được làm ra bởi quốc hội độc đảng toàn trị, điều đó có phải dẫn đến việc xâm phạm các quyền của người dân hay không? Jefferson đã sớm có câu trả lời.

Bí quyết hóa rồng

Sau một vài khảo sát nhanh tư tưởng của Jefferson, ta có thể thấy bí quyết để nước Mỹ trở thành một siêu cường không có gì là bí hiểm. Đó là hãy đảm bảo tám chữ vàng “Nhân dân làm chủ, Pháp luật chuẩn mực” và để đạo lý “bình đẳng” thấm đẫm tám chữ này.

Không thể có chuyện “Nhân dân làm chủ” mà pháp luật không chuẩn mực, và ngược lại, không thể có chuyện “Pháp luật chuẩn mực” mà nhân dân bị tước quyền làm chủ. Đó là hai mặt của một đồng xu.

“Nhân dân làm chủ” chính là cái nền của nước Mỹ, và “pháp luật chuẩn mực” chính là cái khung của xã hội Mỹ. Từ cái nền và cái khung vững chắc do Jefferson đặt ra đấy, nhân dân Mỹ đã xây dựng quốc gia của họ trở thành một tòa nhà vĩ đại và lộng lẫy hào quang, cũng như tượng Nữ thần tự do giương cao ngọn đuốc ở New York.

Có được cái nền “nhân dân làm chủ” và cái khung “pháp luật chuẩn mực” vững chắc đấy, ai làm tổng thống hay đảng nào chiếm đa số trong quốc hội đã không còn quá quan trọng, quốc gia cứ thế vận hành, mọi người cùng nhau xây dựng đất nước tiến lên phía trước.

Trời còn để có hôm nay

Biết đâu sau chuyến đi này, trở về nước Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ hoan hỉ kêu lên như cụ Hồ năm xưa: “Eureka, tìm ra con đường cứu nước rồi.”

Về thiên thời, như phó tổng thống Joe Biden đã lẩy Kiều, các cường quốc dân chủ sẵn sàng chìa tay ra với đảng cộng sản Việt Nam. “Sương đầu ngõ” đã tan, “mây giữa trời” đã được “vén”.

Về địa lợi, Trung Cộng gây xáo trộn ở biển Đông, chiếm biển đảo của Việt Nam, xâm phạm đến an toàn hàng hải vốn là lợi ích của nước Mỹ, Nhật, Hàn… Việt - Mỹ có cùng lợi ích địa chính trị.

Về nhân hòa, theo khảo sát mới đây của Viện khoa học xã hội, gần 90% người Việt được hỏi có cái nhìn lạc quan về Mỹ. Nghĩa là lòng dân đa số đều hướng về Mỹ.

Để tận dụng được thiên thời - địa lợi - nhân hòa, tôi nghĩ lời khuyên này của Jefferson rất phù hợp cho các lãnh đạo của đảng cộng sản: “Chính trực là chương đầu tiên của quyển sách khôn ngoan”.

Nghĩa là đã có Hiến pháp thì phải làm cho thực chất chứ đừng vặn vẹo nó theo ý đồ của đảng cộng sản. Trong Hiến pháp có gì thì cứ thực chất mà làm: Nhân dân làm chủ thì phải để cho dân chọn đại biểu quốc hội chứ không thể do đảng cộng sản chọn được. Chỉ từ xuất phát điểm đó, dân sẽ bầu ra một Quốc hội lập hiến soạn thảo hiến pháp mới theo ý dân.

Chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng muốn đi cùng với Hoa Kỳ nhưng Tổng thống Truman đã bỏ lỡ cơ hội đó, nhưng nay Tổng thống Obama đã chìa tay ra. Vậy thì các lãnh đạo đảng cộng sản hãy làm tiếp điều dang dở đó: học tập Hoa Kỳ, bắt tay với Hoa Kỳ để trở thành cường quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc. Từ đó Việt Nam mới đủ sức bảo vệ quốc gia trước hiểm họa xâm lược từ Trung Cộng.

“Trải qua một cuộc bể dâu” từ năm 1945 đến nay, liệu các lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam có còn muốn lặp lại “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” hay không?

Hãy làm theo tư tưởng… Jefferson

Nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố “vượt qua khác biệt” để bắt tay với cựu thù Mỹ, tổ chức đối thoại nhân quyền hằng năm với Mỹ thì càng cần thiết và cấp bách hơn nữa là tổ chức đối thoại với các nhân sĩ, trí thức độc lập, những người dân chủ ở trong nước.

Dù có chính kiến khác biệt nhưng lãnh đạo đảng cộng sản và những người dân chủ đều là người Việt Nam máu đỏ da vàng. Tại sao lại không thể trở thành bạn của nhau được như đảng cộng sản đối với chính phủ Mỹ? Vì như Jefferson đã nói: “Tôi không bao giờ cho rằng sự khác biệt ý kiến trong chính trị, tôn giáo, triết học, là lý do để không còn là bạn bè.”

Với mọi người dân Việt Nam, tôi lại nghĩ lời khuyên này của Jefferson là phù hợp. Đó là “Nếu bạn muốn điều gì mà bạn chưa bao giờ có, bạn phải dám làm những điều bạn chưa bao giờ làm.”

Nếu chúng ta muốn nhân dân làm chủ qua nhà nước cộng hòa chính danh, nếu chúng ta muốn tạo dựng một xã hội công bằng qua luật pháp chuẩn mực, nếu chúng ta tin vào đạo lý bình đẳng giữa người với người, chúng ta cần sẵn sàng vượt thắng sợ hãi để cùng nhau lên tiếng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, của dân tộc mình.

Hoạt động cho những giá trị phổ quát về quyền con người, cụ thể thông qua pháp luật chuẩn mực là những hoạt động cho nền tảng chính trị của quốc gia, không phải cạnh tranh chính trị, không phải đối lập với ai, mà giúp tạo lập cho Việt Nam đích thực là nhà nước cộng hòa, nhân dân làm chủ, và ai cũng có nghĩa vụ tham gia làm hậu thuẫn.

Bởi vì “Tất cả những gì mà nền chuyên chính cần để thắng thế là sự im lặng của những người có lương tâm tốt” (Thomas Jefferson).
.
___
.
.
___
.
Chuyến đi Mỹ của ông Trọng và trục quan hệ Việt-Mỹ-Trung http://www.voatiengviet.com/content/chuyen-di-my-cua-ong-trong-va-truc-quan-he-viet-my-trung/2852429.html
    Trà Mi-VOA | 2015-07-08
Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam tuần này thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ giữa bối cảnh quan hệ giữa hai nước cựu thù đang thăng tiến trước mối đe dọa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.  

Họp báo sau cuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc trưa 7/7, Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết trọng tâm thảo luận ngoài việc bàn về việc nâng cao mối quan hệ và tăng cường hợp tác  giữa hai nước,  đôi bên cũng bàn về việc duy trì an ninh Biển Đông.

Việt Nam có thể kỳ vọng gì từ chuyến đi của ông Trọng? Liệu sự kiện bước ngoặt này có thể thu hẹp những bất đồng và tăng cường lòng tin giữa hai nước Việt-Mỹ? Trục quan hệ Việt-Mỹ-Trung sẽ như thế nào sau chuyến công du?

Mời quý vị theo dõi cuộc hội luận giữa Trà Mi VOA Việt ngữ với 3 nhà quan sát và phân tích chính trị được nhiều người biết là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng từ Việt Nam, và luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada.

TS Nguyễn Quang A: Tôi không hy vọng quá nhiều vào chuyến đi này, nhưng dẫu sao chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng cũng làm cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiến lên một bước mới.

TS Dũng: Chắc chắn chuyến đi này nhằm dựa vào người Mỹ để trở thành một đối trọng ít nhất về mặt quân sự đối với người Trung Quốc. Tôi kỳ vọng chuyến đi của ông Trọng kỳ này có thể tạo ra một độ mở khoảng 20% về một thỏa ước liên minh quân sự, một độ bền tương đối về vấn đề TPP, và kéo theo một kết quả không đến nỗi quá tệ về nhân quyền Việt Nam. Riêng về nhân quyền, tôi cho rằng độ mở chỉ khoảng 10% mà thôi.

LS Khanh: Chúng ta nên xét bối cảnh chuyến đi, ai mời, mời trong điều kiện nào. Chúng ta biết gần 2 năm nay, Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ mời phía đảng cộng sản Việt Nam sang Mỹ. Tới giờ phút chót, chính phủ Việt Nam vẫn nói chính phủ Mỹ mời ông Trọng, nhưng tất cả các văn kiện từ phía Mỹ chỉ nói đây là chuyến thăm của ông Trọng tới Hoa Kỳ mà thôi. Cách Hoa Kỳ tiếp đón ông Trọng cũng như cách tiếp đón ông Trương Tấn Sang năm 2013 cho thấy mối quan hệ Việt-Mỹ vẫn chưa đạt được mức mà hai bên mong muốn. Thông điệp mà Mỹ muốn nói với thế giới là Việt Nam và Hoa Kỳ đã đi từ thù đến bạn và mối quan hệ này sẽ là nền tảng cho chiến lược tái cân cân bằng của Mỹ ở Châu Á.

VOA: Ngoài chuyến đi của ông Trọng, Mỹ còn để Việt Nam vào nhóm thương lượng TPP và nới lỏng một phần cấm vận võ khí giữa tình hình Biển Đông. Các động thái này chứng tỏ Hoa Kỳ đã sẵn sàng tiến sâu trong mối quan hệ với Việt Nam hay mới chỉ ở mức ‘ve vãn’ tùy tình hình Biển Đông và quyền lợi của Washington được mở rộng ra sao?

TS Nguyễn Quang A: Thời gian gần đây, quan hệ Việt-Mỹ đã trở nên nồng ấm một cách rất đặc biệt. Tôi nghĩ ở đây không phải là sự ve vãn mà là lợi ích của hai nước gặp nhau nên mối quan hệ này nồng ấm lên.

VOA: Cách đây 20 năm, hai nước xích lại gần nhau vì lợi ích kinh tế. Thời điểm này, đôi bên tiến tới nhau vì lợi ích an ninh và quân sự. Với những lợi ích thay đổi như thế, liệu có thể kỳ vọng bang giao song phương có thể tiến xa lên mức thắm thiết hơn?

TS Nguyễn Quang A: Mối quan hệ đối tác toàn diện theo cách gọi bây giờ, nếu dấn lên một bước nữa về an ninh và quân sự thì có thể nói sẽ có mối quan hệ ‘chiến lược’ tuy người ta không dùng từ đó. Và như thế khá là thắm thiết, không còn ở mức thăm dò.

VOA: Người ta vẫn còn tránh dùng từ ‘chiến lược’ vì giữa đôi bên còn nhiều bất đồng và thiếu tin tưởng lẫn nhau. Bản thân ông Trọng trước chuyến đi cho biết kỳ vọng sẽ thu hẹp được những bất đồng đó. Giữa lúc Mỹ còn e ngại với một quốc gia cộng sản  như Việt Nam và Hà Nội còn e ngại Washington ‘diễn biến hòa bình’, liệu việc ‘thu hẹp bất đồng’ có diễn ra sau chuyến đi này chăng?

TS Dũng: Thời điểm này quan trọng nhất là cân bằng lợi ích giữa Việt Nam với Hoa Kỳ ở Biển Đông: đảm bảo an ninh hàng hải cho Mỹ và bảo đảm chủ quyền  của Việt Nam trước mối xâm lăng, đe dọa thường xuyên và lộ liễu của Trung Quốc. Đó là ưu tiên hàng đầu trong nghị trình làm việc giữa ông Trọng và ông Obama. Tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã thốt lên rằng chủ quyền Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng, chứng tỏ Bộ Chính trị Việt Nam có lẽ đã có sự xoay chuyển về nhận thức đối với Trung Quốc để sau đó thỏa ước liên minh quân sự Việt-Mỹ được ký giữa hai Bộ Quốc phòng nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Ashton. Điều đó mở đường cho kết luận về cuộc gặp giữa Nguyễn Phú Trọng với Obama rằng giữa hai nước có một thỏa ước liên minh quân sự được cụ thể hóa. Tiếp theo mới nói tới chuyện TPP và một số cam kết nhân quyền của Việt Nam sẽ một phần nào được thực hiện, không loại trừ khả năng về công đoàn độc lập.

VOA: Theo luật sư Khanh, chuyến đi này đóng vai trò thế nào trong việc ‘củng cố lòng tin’ Việt-Mỹ?

LS Khanh: Tôi tin chắc ông Trọng sẽ mang về Hà Nội một thông điệp rất vui về TPP vì nếu Mỹ không muốn Việt Nam có mặt trong TPP thì ngay từ đầu đã không mời. Tới nay, gần như Việt Nam được đặc cách vào với một số điều kiện phải chấp nhận thay đổi. Mỹ muốn dùng TPP để chuyển đổi thể chế chính trị ở Việt Nam bằng các điều khoản liên quan tới quyền lập hội. Một vấn đề quan trọng nữa mà tôi nghĩ ông Trọng sẽ đạt được là hợp tác quốc phòng giữa Việt-Mỹ. Hoa Kỳ sẽ nới lỏng hơn nữa cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và có những hợp tác lớn với Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là sự tiếp cận của hải quân Mỹ ở Vịnh Cam Ranh. Nhân quyền là điều kiện tiên quyết trong mối quan hệ Việt-Mỹ, mọi sự tiến triển tốt đẹp hay nồng ấm thế nào tùy vào thái độ của chính phủ Việt Nam . Tôi kỳ vọng TPP và sự hợp tác quân sự, chính trị, ngoại giao Việt-Mỹ sẽ thúc đẩy được một lực lượng dân chủ ngày càng lớn mạnh tại Việt Nam.

VOA: Giữa những liên hệ kinh tế-quân sự lâu nay với Trung Quốc và các lợi ích về kinh tế và bảo đảm an ninh từ Hoa Kỳ, Việt Nam có thể cân bằng được hay không hoặc họ phải chọn một trong hai?

TS Nguyễn Quang A: Việt Nam sẽ không ngã theo một bên nào cả mà sẽ phải tự lực của mình là chính, tìm các lợi ích tương đồng với các bên. Việt Nam vẫn phải có một mối quan hệ tốt với Trung Quốc, khó có thể khác được.

VOA: Phải cân bằng, nhưng có cân bằng được hay không? Việt Nam với Mỹ không đủ gần để được Mỹ ‘bảo kê’ và với Trung Quốc thì không đủ xa để tránh sự khống chế của Bắc Kinh. Làm thế nào để cân bằng?

TS Nguyễn Quang A: Các mối quan hệ tay 3, 4, 5 có thể thành một cái mạng lại với nhau, kìm chế lẫn nhau và lúc đó Việt Nam có thể tạo được một không gian cho mình cân bằng trong một tổng thể. Như thế Việt Nam mới tồn tại được, chứ thiêng về bên nào sẽ rất khó. Tôi không lạc quan lắm và cũng không nghĩ chuyến đi của ông Trọng sẽ mang lại sự đột phá gì, nhưng tôi nghĩ quan hệ Việt-Mỹ chắc chắn được cải thiện qua chuyến đi này.

VOA: Trục quan hệ Việt-Mỹ-Trung có sự dịch chuyển nào đang trông thấy hay không và đang theo xu hướng nào?

TS Dũng: Có hai vấn đề: cân bằng và ngã theo ai. Theo tôi, khái niệm cân bằng là một khái niệm hết sức xa xỉ đối với giới chính khách Việt Nam. Đó chỉ là khái niệm thời thượng về mặt chính trị mà thôi. Việt Nam chưa đủ lực để có thể cân bằng với bất kỳ ai. Vì thế, trong mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam chỉ đóng vai trò một con tốt nhỏ nhoi, tội nghiệp trên bàn cờ chính trị thế giới. Cho nên, tôi muốn phủ nhận khái niệm cân bằng. Đã bắt đầu có xu thế dịch chuyển từ tháng 7/2013 khi ông Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Obama, tức là ngã dần về phía Hoa Kỳ và phương Tây vì mối đe dọa từ Trung Quốc hiển hiện mồn một. Đó là nỗi sợ đau đáu của Bộ Chính trị Hà Nội mà tới nay, họ đã quyết định phải tìm một bàn tay cứu vớt. Xu thế này có hai giai đoạn. Thứ nhất từ đây tới đại hội 12 khi ê-kíp của ông Trọng còn tại vị. Giai đoạn hai là những người nối tiếp. Cùng với mối nguy ngày càng tăng từ Trung Quốc, thế hệ chính trị sau ông Trọng sẽ phải tự biết quyết định làm gì.  

VOA: Sự ‘từ từ dịch chuyển’ về phía Mỹ đó có thể hiểu là Việt Nam đang cố gắng tiếp cận với Hoa Kỳ để mở rộng sự lựa chọn cho mình?

TS Dũng: Việt Nam luôn tuyên bố không liên minh với nước nào chống lại nước nào, tất nhiên đó chỉ là một khẩu ngữ mà thôi. Tôi cho rằng tới lúc nào đó, Việt Nam không có quyền lựa chọn nữa. Ngay thời điểm này Việt Nam cũng không có quyền lựa chọn nữa, khi mà Bộ Chính trị  đã phải quyết định mang 2 ủy viên trong Bộ Chính trị đi Mỹ. Mọi chuyện sắp tới có thể diễn tiến nhanh hơn, nhưng tùy thái độ-hành động của Trung Quốc và tương quan thế-lực giữa các lực lượng trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam.

VOA: Những bước tiến dần dần tới gần Hoa Kỳ có an toàn cho Việt Nam tại thời điểm này trước sức mạnh nguy hiểm của Trung Quốc? Trung Quốc đối với Mỹ cũng có vai trò rất quan trọng, nhất là về mặt thương mại, và cũng không có chuyện Mỹ sẽ can thiệp nếu xảy ra tình huống đối đầu Việt-Trung trên Biển Đông.

TS Dũng: Việc ông Trọng đi phương Tây phải chấp nhận mức độ rủi ro vì đây là một thách thức trực tiếp đối với Tập Cận Bình. Nếu chính khách Việt Nam quá lo sợ rủi ro thì không có gì bảo đảm cho dân tộc, đảng , và cá nhân họ.

VOA: Việt Nam với vị trí địa lý chiến lược quan trọng đã trở thành tâm điểm cạnh tranh giữa các cường quốc. Làm thế nào để tránh biến thành một quân cờ của các cường quốc, ý kiến luật sư Khanh ra sao?

LS Khanh: Việt Nam và Mỹ không phải ở mức chạm ngõ . Sự hiện diện của ông Trọng ở Tòa Bạch Ốc hôm nay coi như là sự kiện chính thức long trọng cho cuộc hôn nhân Việt-Mỹ. Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng. Chúng ta không thể chọn láng giềng, mà  cần phải sống chung với láng giềng. Nhưng bạn thì chúng ta có quyền chọn. Để cân bằng với Trung Quốc hay Hoa Kỳ được, Việt Nam chỉ có con đường đa phương hóa. Việt Nam phải liên kết với Nhật, Úc, Tân Tây Lan. Nếu có một cuộc chiến trong khu vực mà Nhật ủng hộ Việt Nam thì Mỹ không thể nào đứng một bên. Giữa hai nước Việt-Mỹ, tôi không nghĩ có thể có một liên minh trong tương lai gần. Vấn đề đó đòi hỏi những sự cải cách sâu rộng, mở rộng không gian chính trị và nhân quyền tại Việt Nam.

VOA: Là công dân Việt Nam, Tiến sĩ Dũng kỳ vọng nhìn thấy gì từ sách lược ngoại giao của Hà Nội trong mối quan hệ Việt-Mỹ-Trung?

TS Dũng: Tôi mong muốn Bộ Chính trị Hà Nội hiểu được là họ đang ở thế cực kỳ khó khăn rằng họ đang đứng giữa hai dòng nước. Như triết lý, không ai có thể đứng được giữa hai dòng nước. Chế độ chính trị Việt Nam sẽ phải lựa chọn một trong hai. Không thể bắt cá hai tay. Về kinh tế, Việt Nam mỗi năm xuất siêu sang Mỹ 24 tỷ đô la, nhập siêu từ Trung Quốc gần 30 tỷ đô la. Điều đó cho thấy đi theo mối quan hệ với Mỹ, Việt Nam có lợi. Trong mối quan hệ về mặt quân sự, rõ ràng có lợi hơn hẳn so với quan hệ với Trung Quốc. Như vậy thì Việt Nam nên chọn ai, đó chính là câu trả lời mà tôi muốn nêu ra.

VOA: Xin chân thành cảm ơn  Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng từ Việt Nam, và luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada về thời gian dành cho cuộc trao đổi này.
.
___
.

'Đừng nghe những gì Mỹ nói' http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/07/150708_ngo_ky_iv_california     BBC  | 2015-07-08
Đã có cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng trăm người Mỹ gốc Việt trước Tòa Bạch Ốc vào ngày 07/07 khi Tổng thống Obama tiếp Tổng bí thư Trọng.

Tuy nhiên một người từng nổi danh với các hoạt động được mô tả là "chống Cộng" lại không tham gia biểu tình lần này.

Từ California ông Ngô Kỷ nói rằng ông cảm kích những người Việt tị nạn đã bỏ công sức để đi biểu tình chống Cộng sản mặc dù ông có chủ trương khác.

“Tới tận Tòa Bạch Ốc để lên án về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam thì tôi nghĩ không cần thiết.

‘’Tòa Đại sứ Mỹ, lãnh sự Mỹ ở Việt Nam và Bộ Ngoại giao Mỹ họ biết hết rồi, nên nhiều khi nó thành dư thừa, thậm chí là vô ích.

''Hãy dồn nỗ lực để yểm trợ trong nước.’’

Khi được hỏi về thông điệp của mình muốn gửi tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Ngô Kỷ nói:

“Tôi muốn kêu gọi ông giải tán Đảng Cộng Sản để cho dân tộc tự quyết thì lúc đó đất nước mới giàu sang và có dân chủ.

“Đừng có tin tưởng gì Mỹ. Chính phủ Mỹ đã bỏ hàng trăm tỉ đôla và hàng chục ngàn mạng lính rồi cuối cùng cũng bỏ miền Nam Việt Nam, bỏ rơi chính phủ Việt Nam Cộng hòa thì họ thương tiếc gì các ông.

“Mỹ làm là vì quyền lợi thôi. Ngày nào họ còn thấy quyền lợi thì họ làm, mà họ thấy Cộng sản không còn cần thiết thì họ cũng dẹp các ông đi.

“Ông Thiệu nói đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn những gì Cộng sản làm. Tôi muốn nhắn nhủ ông đừng nghe những gì Mỹ nói, hãy nhìn kỹ những gì Mỹ làm.

“Đó là điều tôi muốn nhắn nhủ tới ông Nguyễn Phú Trọng nói riêng và Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung”, ông Ngô Kỷ nói.
.
___
.
 Hoa Kỳ, Việt Nam thông qua Tuyên bố về Tầm nhìn chung
    VOA | 2015-07-08
Hoa Kỳ và Việt Nam đã thông qua Tuyên bố về Tầm nhìn chung trong cuộc gặp lịch sử giữa Tổng Thống Mỹ và Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Chiều ngày 7/7, Tòa Bạch Ốc ra thông cáo về văn kiện này, ghi nhận những phát triển tích cực và có thực chất trên nhiều lĩnh vực hợp tác trong 20 năm qua, đơn cử một số thành quả trong đó có việc Hà Nội thông qua Sáng kiến An ninh chống Phổ biến vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt; Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương, việc ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng..

Hướng tới tương lai, hai nước khẳng định sẽ xây dựng hơn nữa Quan hệ Đối tác Toàn diện mà Tổng Thống Obama đã ký với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013, giữa lúc hai nước tái khẳng định sẽ tiếp tục thắt chặt và đào sâu mối quan hệ bền vững, có thực chất, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Hai bên cam kết thúc đẩy lợi ích chung và tăng cường hợp tác song phương và đa phương, vì lợi ích nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của khu vực Á Châu-Thái Bình Dương và thế giới.

Về vấn đề nhân quyền, Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đồng thời duy trì đối thoại nhằm thu hẹp những khác biệt quan điểm trong lĩnh vực này.

Những lĩnh vực hợp tác khác được đề cập tới gồm hợp tác giáo dục thông qua các tổ chức như Trường Đại học Fulbright Việt Nam, và các quan hệ đối tác với các đại học khác, cũng như sự giao lưu giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam.

Về các vấn đề khu vực và toàn cầu, 2 nước cam kết thúc đẩy hợp tác hướng tới phát triển bền vững, giải quyết các mối đe dọa an ninh, kể cả thiên tai, các hoạt động buôn bán động vật hoang dã, và các trận đại dịch. Về vấn đề Biển Đông. Việt Nam và Hoa Kỳ nhấn mạnh nhu cầu cần bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không, kiềm chế các hành động làm tăng căng thẳng, bảo đảm luật pháp quốc tế phải được tôn trọng, đồng thời phản đối các hành vi trấn áp, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Hai nước tái khẳng định các tranh chấp biển đảo phải được giải quyết một cách hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thừa nhận tầm quan trọng của việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và cùng lúc đẩy mạnh các nỗ lực nhằm đạt được một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Hãng tin Reuters hôm 8/7 tường thuật, chuyến đi Mỹ của ông Trọng diễn ra sau khi Hoa Kỳ tăng cường các nỗ lực ngoại giao, ve vãn Hà Nội trong năm qua, tiếp theo sau vụ bùng nổ cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc vào tháng Năm năm 2014.

Thừa nhận quan tâm của Việt Nam về cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, nhà lãnh đạo Mỹ nói cuộc tranh chấp tại Biển Đông cần được giải quyết bằng luật pháp quốc tế. Ông Obama nói “mục đích là để đảm bảo sự thịnh vượng và quyền tự do hàng hải, là yếu tố mà cho tới nay đã giúp đem lại bước tiến khổng lồ trong phát triển kinh tế, vẫn sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho khu vực trong nhiều thập niên tới”.
 
Theo White House Press Office, Reuters, AP.
.
___
.
Kinh tế thị trường và sứ mạng của Tổng Bí thư
    Nam Nguyên, phóng viên RFA } 2015-07-08
Bên lề chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phía Việt Nam mong muốn sớm được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường.

Gần 40 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong đó có Nhật Bản và Úc. Tuy nhiên cho đến nay các nước EU và Hoa Kỳ vẫn cho là Việt Nam chưa đáp ứng các điều kiện để được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Kinh tế quốc doanh không thể là kinh tế thị trường

Tháp tùng phái đoàn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ, ông Hoàng Bình Quân Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương có bài phổ biến trên Washington Post với lời kêu gọi Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Tiếng nói đối ngoại của Trung ương Đảng biện luận rằng, nền kinh tế Việt Nam cởi mở không kém một số quốc gia Âu Châu và đối với những lĩnh vực gọi là còn vấn đề, Việt Nam vẫn đang nỗ lực để có được những cải cách cần thiết.

TS Vũ Quang Việt, chuyên gia kinh tế từng nhiều năm làm việc cho  Liên Hiệp Quốc từ New York nhấn mạnh tới điểm cốt lõi mà theo ông đã khiến nền kinh tế Việt Nam không thể xem là kinh tế thị trường.

“ Việt Nam ngay cả trong Hiến pháp và các văn bản quyết định khác đều coi kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Nếu quốc doanh chủ đạo thì có nghĩa là nó được hưởng rất nhiều ưu tiên. Cái đó là một trong 5 lý do mà người ta không chấp nhận kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường. Với chế độ cộng sản và với nền kinh tế họ coi là quốc doanh chủ đạo thì như vậy họ sẽ làm lợi nhất cho những người ở trong Đảng và những người cầm quyền, đặc biệt việc sử dụng đất đai…họ sẽ tạo ra những cơ sở để cho đảng viên những người liện quan đến Đảng, liên quan đến chính quyền được hưởng lợi ích và giới tư nhân khó lòng mà cạnh tranh lại những người đang nắm quyền…  ”

Thông thường, 5 điều kiện để các quốc gia được công nhận là nền kinh tế thị trường bao gồm sự minh bạch trong môi trường đầu tư kinh doanh, tuân thủ pháp luật đề ra, tiền tệ ổn định, đối xử công bằng giữa các khu vực doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài và sau cùng là trong hoạt động kinh tế không có các khoản chi không chính thức.

Trả lời chúng tôi từ Hà Nội, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận xét về việc các nước EU và Hoa Kỳ vẫn còn chưa nhìn nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trên thực tế. Theo ông, tiêu chuẩn về kinh tế thị trường của các nước EU và Hoa Kỳ tuy có khác biệt nhưng có thể tóm tắt:

“Tinh thần chung nó liên quan đến hoạt động phản ánh qua giá cả thị trường như thị trường đất đai, thị trường lao động, các vấn đề tỷ giá. Ngoài ra còn có câu chuyện doanh nghiệp nhà nước…Nếu nhìn tổng thể tôi cho rằng tính chất thị trường của kinh tế Việt Nam ngày một rõ hơn, rõ nhất nó thể hiện qua việc hội nhập của Việt Nam gắn với các hiệp định thương mại tự do và sắp tới có thể là Hiệp đinh thương mại tự do Việt Nam – EU và TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Bởi vì bản chất những hiệp định này gắn với tự do hóa rất là kinh tế thị trường. Cho nên tôi nghĩ rằng nếu EU và Hoa Kỳ nhìn nhận kinh tế thị trường Việt Nam thì nó cũng phản ánh cái giá trị cải cách ở Việt Nam và đặc biệt như tôi nói là hội nhập. Thế còn gọi là bắt bẻ trong ngoặc kép 100% kinh tế thị trường hoàn hảo thì tất nhiên người ta cũng có điều này điều kia chưa thỏa mãn. Nhưng cũng phải nói luôn là những nền kinh tế gọi là thị trường thì cũng không phải là 100% thị trường tất cả.”

Được công nhận là nền kinh tế thị trường là điều kiện thuận lợi để các quốc gia phát triển kinh tế, tham gia các hiệp định thương mại tự do, gia tăng buôn bán và tránh bị xử ép khi có tranh chấp thương mại hay tranh tụng về chống bán phá giá.

Thể chế chính trị và kinh tế thị trường

Theo TS Vũ Quang Việt, sự kiện Việt Nam xác định theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không có nghĩa là Việt Nam không thể trở thành một nền kinh tế thị trường được quốc tế nhìn nhận. Điều quan trọng theo TS Việt, nền kinh tế Việt Nam cần được cải tổ đáp ứng các tiêu chuẩn chung về kinh tế thị trường. TS Vũ Quang Việt tiếp lời:

“Tôi nghĩ là câu chữ nó vô nghĩa, vì nước nào cũng vậy họ có chính sách đối với việc bảo vệ thành lập nghiệp đoàn, bảo vệ lương tối thiểu đối với tiền hưu trí ... cho đến trợ cấp xã hội, ngay những nước tư bản đều có vấn đề như vậy hết, nếu Việt Nam có làm như vậy cũng là chuyện bình thường. Nếu Việt Nam cấm nghiệp đoàn, đây là điểm tôi chưa rõ TPP có đòi hỏi là Việt Nam mở rộng cạnh tranh các nghiệp đoàn, người ta muốn vào nghiệp đoàn nào cũng được hay người ta chỉ được vào nghiệp đoàn của nhà nước. Vấn đề Việt Nam chỉ cho phép một loại nghiệp đoàn thôi thì cũng là hình thức không kinh tế thị trường.”

Nếu như Việt nam cải cách tích cực và nghiêm chỉnh để được phương tây công nhận là nền kinh tế thị trường thì có ảnh hưởng hay dẫn đến thay đổi thể chế chính trị và đây có phải là một mối quan ngại hay không. TS Võ Trí Thành giải đáp câu hỏi này:

“ Việc công nhận kinh tế thị trường Việt Nam nó không hoàn toàn, không nhắm tới việc phải thay đổi về chế độ chính trị. Nhưng điều này rất rõ, Việt Nam thẳng thắn nói rằng Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Ví dụ sự sửa đổi Hiến pháp, ví dụ cách thức đẩy mạnh vai trò và tiếng nói của Quốc hội Việt Nam…thì đấy cũng là quá trình cải cách chính trị của Việt Nam. Mặc dù có thể chế độ chính trị vẫn là ổn định và giữ tư cách gọi là chế độ một đảng.”

Theo TS Võ Trí Thành, kinh tế thị trường đem lại ý nghĩa rất là cụ thể nhưng cũng có ý nghĩa hình tượng tích cực. Thí dụ việc công nhận kinh tế thị trường Việt Nam có thể làm giảm thiệt hại trong những vụ kiện chống bán phá giá, bởi vì nếu là nền kinh tế phi thị trường thì người ta có thế áp đặt một nước thứ ba để lấy giá so sánh mà có thể không công bằng, việc này đã nhiều lần xảy ra. Ngoài ra nếu được công nhận là nền kinh tế thị trường thì cũng là điều thuận lợi cho Việt Nam trong vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong câu chuyện với chúng tôi, TS Vũ Quang Việt người từng là chuyên gia Liên Hiệp Quốc về tài khoản thống kê nói rằng, nếu như Việt Nam hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP với Hoa Kỳ và với các nước thành viên khác thì sẽ rất gần với việc được công nhận là nền kinh tế thị trường. Nhưng điều này còn tùy thuộc vào các điều kiện mà TPP đặt ra và kết cục là Việt Nam có đáp ứng các điều kiện đó để được hưởng lợi về ưu đãi thuế quan xuất nhập khẩu hay không.
.
___
.
Mỹ đã gửi một thông điệp sai lầm cho Việt Nam
    Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn | 2015-07-08
Tuần này Tổng thống Obama sẽ có một cuộc gặp với người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, ngay tại Nhà Trắng. Cuộc họp này là một sự kiện kỳ ​​lạ - một phần vì ông Trọng không phải là một người đứng đầu nhà nước, nhưng lại thay mặt cho người có vị trí cầm quyền cao nhất, theo hiến pháp của Việt Nam hiện nay - mà phần kỳ lạ khác do Việt Nam đã nỗ lực rất ít trong thời gian gần đây để xứng đáng được phần thưởng là một cuộc họp trong phòng Bầu dục (Oval Office) của Nhà trắng. Việt Nam vẫn còn là một nhà nước độc tài và phi dân chủ triệt để, cai trị bởi một đảng duy nhất, đứng đầu đảng đó hiện nay là ông Trọng, và việc sách nhiễu, tra tấn, và đàn áp tôn giáo là quy tắc hành động.

Tổng thống Obama hy vọng đạt được gì?
Trong khả năng của mình, Chính phủ Mỹ không bao giờ e ngại bộc lộ việc nâng cao mối quan tâm về quyền con người với Hà Nội. Tổng thống Obama đã từng công khai vinh danh các tù nhân chính trị trong các diễn văn. Các đại sứ và các đặc phái viên của ông cũng được chỉ thị để làm sao nhấn mạnh được mối quan tâm về quyền con người trong tất cả các trao đổi ngoại giao.

Vấn đề là các thông điệp đó rõ ràng là không nhận được tiếp nhận.
Cáh đây vài tuần, Tony Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, và hiện là thứ trưởng Ngoại giao, theo chỉ thị của Tổng thống Obama đã đến Hà Nội. Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Blinken đã nhấn mạnh với chính phủ Việt Nam về các vấn đề nhân quyền và bày tỏ quan ngại về việc bỏ tù hoặc sách nhiễu những người bất đồng chính kiến. Ông Blinken cũng kêu gọi Hà Nội chứng minh tốt hơn việc cam kết cải cách. Nhưng rồi, ông trở về Mỹ mà không nhận được một cam kết nào về nhân quyền, không có hứa hẹn nào, và cũng không có chuyện phóng thích tù nhân chính trị.

Chuyến đi của Blinken chỉ cách một tuần, sau chuyến đi của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Tom Malinowski, người chịu trách nhiệm chính về các vấn đề nhân quyền, đến Việt Nam để tổ chức một cuộc đối thoại nhân quyền. Malinowski và phái đoàn của ông đã gặp gỡ với chính phủ và các quan chức cấp cao an ninh, bày tỏ sự quan tâm về vấn đề tù nhân chính trị. Nhóm của ông Malinowski cũng đến thăm các địa điểm giam giữ, gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo. Malinowski cũng nói với chính phủ Việt Nam điều rất xưa cũ mà các đời đại sứ Mỹ cũng đã làm trong nhiều năm qua: đó là cải cách nhân quyền là  phần cần thiết của việc xiết chặt ngoại giao với chính phủ Mỹ.

Những chuyến đi đó không thể gọi là thành công - tuy vậy, chính quyền Obama vẫn đang trải thảm đỏ vào thứ ba.

Hà Nội không chỉ từ chối đưa ra các lới hứa hoặc cam kết nào trong quá trình đối thoại, mà trong chuyến thăm của ông Malinowski, các nhân viên an ninh mật vụ còn sách nhiễu các nhân vật bất đồng chính kiến ​​và một blogger nổi tiếng, Nguyễn Chí Tuyến (được gọi là Anh Chi). Ông Tuyến đã bị tấn công dã man bởi những tên côn đồ - là những công an viên mặc thường phục. Hình ảnh của blogger đó bị đập vào đầu cùng với khuôn mặt đẫm máu đã nhanh chóng được chia sẻ bởi giới bất đồng chính kiến trên internet. (On May 19, another activist, Dinh Quang Tuyen, was assaulted in Ho Chi Minh City / bản tin quốc tế về sự kiện này, có thể tìm thấy bằng từ khoá tiếng Anh trên).

Quốc hội Mỹ đã đánh giá Hà Nội quá cao. Một phái đoàn lưỡng đảng của các thành viên của Quốc hội Mỹ, thuộc Uỷ Ban Các vấn đề Đối ngoại (House Foreign Affairs Committee - HFAC) đã được cử đến thăm Việt Nam trong khoảng thời gian tương tự như Malinowski, trong đó những nhân vật tầm cỡ như Eliot Engel, đảng Dân chủ và Matt Salmon, đảng Cộng hoà, thuộc tiểu ban về Á châu của HFAC. Phái đoàn này cũng đã nêu lên những lo ngại của mình về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và những ngôn ngữ này cũng được nhắc lại thêm từ một phái đoàn khác tới Hà Nội, dẫn đầu bởi các nghị sĩ, bà Nancy Pelosi và ông Sandy Levin. Họ cũng nói về vấn đề Việt Nam không đưa ra được một hứa hẹn cải cách nào, rồi sẽ làm tổn hại mối bang giao Việt-Mỹ.

Nhưng điều đáng nói là các cuộc đối thoại này dường như cũng không giúp Việt Nam tạo được bất kỳ hành động có ý nghĩa nào để thật sự cải thiện nhân quyền.

Các quan chức Bộ Ngoại giao vẫn nhấn mạnh rằng, áp lực, và những nỗ lực ngoại giao, vẫn trong tiến trình. Họ nói rằng các vụ truy tố người bất đồng chính kiến đã ít đi, và Hà Nội cũng đã phê chuẩn hai hiệp ước về quyền con người. Trong một bài bình luận trên tờ Politico vào ngày 8 tháng 6 (*), ông Malinowski nói rằng "Dưới ánh đèn sân khấu của các cuộc đàm phán TPP, Việt Nam đã trả tự do cho các tù nhân lương tâm, từ con số 160 người cách đây hai năm, xuống còn khoảng 110". Ông cũng so sánh số người bất đồng chính kiến lên tiếng phản ứng một cách ôn hoà vào năm 2013 là đến 61, và chỉ có "một trường hợp" trong năm 2015.

Đúng là có những bước tiến nhỏ. Vâng, số lượng tù nhân chính trị ở Việt Nam quả đã giảm đi khoảng 50 người kể từ năm 2013, nhưng không phải ai trong số họ cũng may mắn nhận được từ thành quả của cải cách. Nhiều trường hợp, người được trả tự do chỉ đơn giản là hoàn thành thời gian thụ án của họ và ra ngoài, bị quản chế, buộc phải im lặng. Bất kỳ hoạt động chính trị hay thái độ bất đồng chính kiến nào cũng ​có thể đưa họ trở lại nhà tù. Trong mọi trường hợp, danh sách Bộ Ngoại giao đưa ra vẫn không đầy đủ: Human Rights Watch phân tích cho thấy có hơn 200 người bị đưa vào tù trở lại trong năm 2013, và tổng số tù nhân chính trị ở Việt Nam hiện nay có ít nhất là 135 người. Và trong khi bề ngoài, có vẻ như giới bất đồng chính kiến có bị kết án ít hơn, vẫn còn nhiều trường hợp mà chính phủ Việt Nam sử dụng như một phương thức mới, được chứng minh qua các đánh đập ông Nguyễn Chí Tuyến. Giới bất đồng chính kiến ​​Việt Nam hiện nay nói rằng việc bị hành hung bởi những tên côn đồ, thật ra là công an mặc thường phục, đang là một kiểu thông dụng.

Tóm lại, việc chỉ trích chính phủ tại Việt Nam tức phải đối mặt với mối nguy nan khôn lường; sự nguy hiểm chỉ đơn giản thay đổi hình thức mà thôi.
Tổng thống Obama lẽ ra không nên tưởng thưởng cho sự áp bức nhân quyền bằng cách gặp gỡ với Tổng Bí thư Trọng. Nhưng nếu phải làm, thì ông Obama cần phải đẩy mạnh hơn nữa trên các mối quan tâm về quyền con người - đặc biệt là nếu hai nước đang có kế hoạch công bố một cấp độ mới trong quan hệ ngoại giao.
Nếu không, thông điệp sẽ là: "Chúng tôi muốn bạn cải cách, nhưng chúng tôi cũng sẽ tưởng thưởng cho bạn ngay cả khi bạn không cải cách gì."
John Sifton
(giám đốc bộ phận Châu Á của Human Rights Watch)
-------------------------------------------------------
(*) Nguyên văn: Op-ed: tức cách dùng chữ tắt của báo chí Mỹ, nguyên cụm là “opposite the editorial page”, tức nhận định, bình luận về một sự kiện vừa qua.
Tựa gốc: Wrong messages to Vietnam
Nguồn: Huffington Post
.
___
.
Những bước đầu cho việc nâng cao quan hệ song phương Mỹ-Việt
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok | 2015-07-08
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tiếp tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng vào ngày hôm qua 7 tháng 7. Phát biểu của hai ông cũng được công khai.

Sau cuộc gặp được cho là lịch sử giữa một vị tổng thống quốc gia dân chủ và một tổng bí thư đảng cộng sản từng là cựu thù với nhau, những gì cần phải được thực hiện trong thời gian tới?

Gia Minh phỏng vấn giáo sư Jonathan London giảng dạy tại Đại Học Hong Kong về nhận định của ông đối với chuyến làm việc của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Trước hết giáo sư Jonathan London cho biết:

Giáo sư Jonathan London: Dù còn sớm nhưng ít nhất cuộc gặp gỡ này với việc hai lãnh đạo gặp nhau là một bước đi lịch sử trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Tôi đặc biệt mừng về phần nội dung của tuyên bố hai bên vì có rất nhiều nội dung liên quan đến vấn đề cải cách ở Việt Nam.

Gia Minh: Có người cho rằng đây là bước khởi đầu thôi và cũng vì quyền lợi của hai phía mà phải xích lại gần nhau, nhưng sắp đến Việt Nam cần phải làm gì nữa như từ ‘cải cách’ mà giáo sư đề cập đến?

Giáo sư Jonathan London: Rõ ràng Việt Nam cần một số bước đi mà chưa thấy.

Chính vì thế mà khi được Nguyễn Phú Trọng mời sang Việt Nam, thì ông Obama nói hy vọng sẽ sang Việt Nam trong tương lai chứ không nói chắc chắn sẽ sang. Bởi vì phía Mỹ vẫn thấy ở Việt Nam một số điều hết sức cơ bản và quan trọng. Trong đó hai điều lớn nhất: thứ nhất là vấn đề cải cách trong lĩnh vực kinh tế mà cốt yếu phải đó để thực sự được xem là một nền kinh tế thị trường, dù đã có một số tiến bộ đối với hồ sơ này.

Thứ hai vấn đề lớn là nhân quyền ở Việt Nam. Như tôi nói trước là rất vui mừng vì phía Hoa Kỳ đã đặt vấn đề này ở vị trí trung tâm; và tôi cũng có ấn tượng là phía Việt Nam cũng thấy rõ vấn đề đó vì ngay cả Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc đến vấn đề đó.

Có một nghịch lý là Mỹ có rất nhiều quan hệ song phương với những nước mà có nhân quyền không tốt; nhưng riêng đối với Việt Nam họ yêu cầu có một số bước đi nhất định. Và điều đó theo tôi nghĩ là quan trọng.

Và tôi nghĩ Việt Nam càng tiến bộ về vấn đề nhân quyền thì quan hệ song phương giữa hai nước sẽ gần nhau hơn. Chẳng hạn nếu Việt Nam là một số điều quan trọng như thả những người nên thả và chấm dứt hành vi sách nhiễu… thì tôi có thể tưởng tượng Obama sẽ sang thăm Việt Nam trong năm nay.

Thế nhưng vẫn cần có một số tiến bộ!

Gia Minh: Người ta nói đến việc phải có niềm tin với nhau, vậy làm sao Việt nam xây dựng cho được niềm tin với Hoa Kỳ?

Giáo sư Jonathan London: Niềm tin là làm những gì nói. Nói đến nhân quyền mãi mà không làm thì không tin được.

Tôi nghĩ phía Mỹ muốn thấy Việt Nam thực hiện một số bước đi nhất định để chứng minh rằng khác so với trước đây Việt Nam nói có tôn trọng nhân quyền, thì thực sự có làm.

Điều đó sẽ mở rộng tiềm năng quan hệ song phương.

Gia Minh: Cũng có ý kiến nói rằng có sự thay đổi trong đảng cộng sản Việt Nam, giáo sư có thấy đúng là đến nay có thay đổi gì đó nơi người cộng sản Việt Nam?

Giáo sư Jonathan London: Chắc chắn đã có rồi; nhưng hơi buồn, hơi tiếc một chút lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ: làm sao lãnh đạo một đảng chính trị như đảng cộng sản lại nói là đại diện cho toàn dân Việt Nam; có ít kinh nghiệm quốc tế như thế là một hạn chế!

Việc Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ có thể nói, kể cả phái bảo thủ nhất trong đảng cộng sản Việt Nam, cho thấy sự cần thiết của mối quan hệ mạnh mẽ đối với Mỹ. Dù vẫn còn có những quan điểm khác nhau trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam nhưng rất khó tưởng tượng họ vẫn cứ nói đến diễn biến hòa bình…, hoặc nói xấu Mỹ liên tục.

Trên thực tế vì những quyền lợi chiến lược của Việt Nam, dù có quan điểm chính trị nào, đều vẫn phải có quan hệ tốt với Mỹ.

Gia Minh: Theo giáo sư thì Trung Quốc có để yên cho Việt Nam bắt tay với Mỹ và có mối quan hệ tốt như thế không?

Giáo sư Jonathan London: Theo tôi nghĩ phải bỏ qua ý kiến của Trung Quốc; không quan trọng! Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản họ sang Mỹ, họ có sợ gì (đâu)!

Việt Nam là nước độc lập không nên để ý đến quan điểm của Trung Quốc, đó là việc của Trung Quốc. Việt Nam chỉ nên lo những chiến lược, quyền lợi chính đáng của nước Việt Nam mà thôi. Đừng lo về Trung Quốc mà chỉ lo đến những việc Trung Quốc đang làm.

Tôi nghĩ thời mà lãnh đạo Việt Nam lo liên tục về khuynh hướng của Trung Quốc đã lỗi thời rồi, đã quá khứ rồi. Nên hy vọng đây là sự bắt đầu cũa một thời đại mới trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam.

Gia Minh: Chỉ còn nửa năm nữa là đến đại hội 12 của đảng cộng sản Việt nam, GS có nghĩ sẽ có thay đổi trước hết là thành phần lãnh đạo có tư tưởng độc lập như giáo sư mới bày tỏ đó không?

Giáo sư Jonathan London: … rõ ràng vẫn còn nhưng người bảo thủ nhưng có vẻ ít nhất có một thế hệ mới đang lên. Họ sẽ thoáng hơn, cởi mở hơn. Đó cũng là một lý do để chúng ta, chưa thể nói lạc quan, nhưng không loại trừ khả năng sẽ có những thay đổi nhất định trong quan điểm, tư tưởng của đảng cộng sản Việt Nam.

Vấn đề tôi thấy quan trọng nhất dù vẫn là một chế độ theo chủ nghĩa Mác- Lê nin, nhưng tôi tin rằng, hy vọng rằng đảng cộng sản Việt Nam cần có tinh thần đa nguyên dù vẫn trong khuôn khổ một đảng. Điều này sẽ thuận lợi, sẽ tốt hơn, sẽ giúp cho chính trị của Việt Nam minh bạch, văn minh hơn và hiệu quả hơn.

Hy vọng trong năm tới Việt Nam sẽ có những thay đổi nhất định vì chúng ta biết thời điểm của nền chính trị bảo thủ đã qua rồi, bây giờ là thời đại mới phải có chính trị mới.

Gia Minh: Cám ơn giáo sư về những nhận định sau chuyến công du (của ông Nguyễn Phú Trọng) mà mọi người bàn tán nhiều vừa qua.
.
___
.
Quan hệ Mỹ Việt sẽ « sâu sắc, lâu bền » hơn
    Thanh Phương-RFI  | 2015-07-08
Sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà trắng ngày 07/07/2015, hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra « Tuyên bố Tầm nhìn chung », khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi một mối quan hệ « sâu sắc, lâu bền và thực chất », nhưng trên cơ sở « tôn trọng hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau ».

Trong bản tuyên bố nói trên, Washington và Hà Nội khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác song phương về quốc phòng và an ninh. Hai nước cũng nhấn mạnh cam kết hợp tác trong các lĩnh vực như về an ninh hàng hải, giám sát mặt biển, tìm kiếm cứu nạn...

Về thương mại, hai nước cam kết sẽ cùng với các bên đàm phán khác nhanh chóng hoàn tất hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Đặc biệt, cùng với Mỹ, Việt Nam cam kết « thực hiện bất kỳ cải cách nào cần thiết » để đạt tiêu chuẩn cao của hiệp định TPP, trong đó có cam kết về các quyền của người lao động. Đây vẫn là một trong những bất đồng giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, quốc gia cho tới nay vẫn chưa có công đoàn độc lập.

Có thể nói TPP, vũ khí làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á, là hồ sơ mà ông Obama quan tâm nhất khi tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Nhà trắng, sau khi Tổng thống Mỹ vừa được Quốc hội trao quyền đàm phán nhanh ( fast-track ) các hiệp định tự do mậu dịch. Tổng thống Obama hy vọng hiệp định TPP sẽ được ký kết trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.

Một bất đồng khác giữa hai nước đó là nhân quyền, nhất là Hoa Kỳ vẫn thường xuyên bày tỏ mối quan ngại về các vụ bắt bớ, đàn áp những blogger, nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng trong bản tuyên bố đưa ra hôm qua, Washington và Hà Nội chỉ khẳng định sẽ tiếp tục đối thoại « tích cực, thẳng thắn và có tính xây dựng » về nhân quyền để « cải thiện hiểu biết lẫn nhau và giảm bớt sự khác biệt ».

Nếu có hồ sơ nào mà hai nước dễ đi đến đồng thuận nhất thì đó chính là Biển Đông, vì cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều rất lo ngại về những hành động của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền của họ trên vùng biển này, đặc biệt là các công trình xây đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Trong bản tuyên bố Tầm nhìn chung, Việt Nam và Hoa Kỳ cho rằng những hành động nói trên của Bắc Kinh « đã làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, và đe doạ phá hoại hoà bình, an ninh và ổn định ». Hai nước công nhận « sự cấp bách » của việc duy trì các quyền tự do hàng hải và hàng không bên trên vùng biển được quốc tế công nhận, yêu cầu là mọi hành động và hoạt động trên Biển Đông phải được tiến hành « tuân thủ luật pháp quốc tế ». Washington và Hà Nội bác bỏ « sự cưỡng ép, đe doạ, và sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực ». Cả hai nước ủng hộ giải quyết hoà bình các tranh chấp phù hợp với luật quốc tế, như Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), và công nhận tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông DOC, cũng như các nỗ lực hoàn tất Bộ quy tắc Ứng xử của Các bên ở Biển Đông COC.

Tuy chưa thể nói rằng sau cuộc gặp gỡ Obama-Nguyễn Phú Trọng, một liên minh Mỹ-Việt để chống Trung Quốc đang hình thành, nhưng rõ ràng sự kiện hôm qua tại Nhà trắng cho thấy chính căng thẳng Biển Đông đã thúc đẩy Hà Nội và Washington xích lại gần nhau hơn.
.
___
.
Tại Nhà trắng, Obama và Nguyễn Phú Trọng bày tỏ quan ngại về Biển Đông
    Thanh Phương-RFI  | 2015-07-08
Bốn mươi năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, ngày 07/07/2015, Tổng thống Mỹ Barach Obama đã tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục của Nhà trắng, một hình ảnh đánh dấu một bước mới trong tiến trình xích lại gần nhau giữa hai quốc gia cựu thù.

Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ tiếp một vị khách nước ngoài không phải là nguyên thủ quốc gia tại Phòng Bầu dục, phòng làm việc chính thức của Tổng thống Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam viếng thăm Hoa Kỳ và đặt chân vào Nhà trắng.

Sau cuộc gặp gỡ có tính chất biểu tượng rất cao này, tươi cười và khá thoải mái, hai lãnh đạo Việt Mỹ, ngồi kế bên nhau trong Phòng Bầu dục, đã nhấn mạnh đến những tiến bộ đạt được kể từ khi Washington và Hà Nội bình thường hóa bang giao cách đây 20 năm.

Theo lời ông Nguyễn Phú Trọng, cuộc hội đàm với Tổng thống Obama đã rất là « thân thiện, mang tính xây dựng và thẳng thắn ». Ông Trọng cho biết đã thảo luận và đồng ý với ông Obama về những hướng lớn để thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt Nam trở nên « có thực chất hơn, tích cực », để xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác giữa hai nước.

Tuy không nêu tên Trung Quốc, nhưng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ mối quan ngại về tình hình Biển Đông, đặc biệt là về những hoạt động gần đây, mà theo ông, « không đúng với luật pháp quốc tế và làm phức tạp thêm tình hình »

Về phần tổng thống Obama thì cho biết đã thảo luận với ông Trọng về tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo thịnh vượng và tự do lưu thông hàng hải ở khu vực này.

Ông Obama đặc biệt đề cập đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, mà theo ông sẽ « nâng cao các chuẩn mực về lao động, môi trường và có thể tạo nhiều công ăn việc làm và mang lại thịnh vượng cho người dân của cả hai nước Mỹ Việt ».

Tổng thống Obama khẳng định Việt Nam là đối tác « mang tính xây dựng rất cao » trong các lĩnh vực hợp tác như chống biến đổi khí hậu, duy trì hòa bình, ngăn chận đại dịch...

Nhưng ông Obama cho biết cũng đã thảo luận với ông Nguyễn Phú Trọng một cách « thẳng thắn » về những bất đồng giữa hai nước trên vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo.

Tổng thống Mỹ nhân dịp này cho biết ông sẽ viếng thăm Việt Nam, nhưng không nói rõ thời điểm.

Trong lúc Tổng thống Obama tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì bên ngoài Nhà trắng, nhiều người Việt Nam biểu tình với các khẩu hiệu phản đối chế độ Hà Nội đàn áp các blogger và các nhà đấu tranh nhân quyền, đòi chính quyền Việt Nam trả tự do cho toàn bộ tù chính trị.

Sau khi hội kiến Tổng thống Obama, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã dự buổi tiệc trưa do phó Tổng thống Mỹ Joe Biden khoản đãi.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng nói về chủ đề quan hệ Việt Mỹ tại CSIS
    RFA | 2015-07-08
Ngày 8/7/2015 là ngày thứ ba trong chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Theo chương trình dự kiến ông Nguyễn Phú Trọng có bài nói chuyện tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS tại Thủ đô Hoa Kỳ Washington DC về chủ đề “quan hệ Việt Mỹ trong một thế giới đang thay đổi”. Phóng viên đài RFA sẽ tường trình về sự kiện vừa nêu trên trang web ở địa chỉ RFA tieng viet. Net mời quí khán thính giả đón theo dõi.

Nhắc lại, sáng 7/7/2015 ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc thảo luận với Tổng thống Barack Obama tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng và sau đó dự tiệc trưa tại Bộ Ngoại giao do Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden khoản đãi.

Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ được Nhà Trắng phổ biến sau cuộc họp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy hai nước đã đạt được một số hiệp định và thỏa thuận. Trong đó có Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng trao đổi với TT Obama về những vấn đề ‘vướng mắc’
    Khánh An-VOA | 2015-07-08
TOÀ BẠCH ỐC—Thông cáo Tòa Bạch Ốc gửi ra trước buổi gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm 7/7 cho biết vấn đề TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), vấn đề nhân quyền và hợp tác quốc phòng song phương sẽ là những chủ đề được bàn đến bên cạnh vấn đề hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Đây cũng được xem là những vấn đề còn nhiều ‘vướng mắc’ trong việc đào sâu mối quan hệ giữa hai nước Việt–Mỹ.

Việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ và có cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama hôm 7/7 được xem là một sự kiện nổi bật trong bối cảnh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt–Mỹ. Bên cạnh những vấn đề hợp tác thương mại, kinh tế, giáo dục…, những vấn đề nóng được nhiều người quan tâm theo dõi qua sự kiện này là việc thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề Biển Đông và nhân quyền.

Tổng thống Obama ngay từ đầu khẳng định đây là một cơ hội tốt để trao đổi nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước Việt–Mỹ. Ông cho biết về những vấn đề đã được thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo:

“Đây là một cơ hội tuyệt vời cho chúng tôi làm sâu sắc thêm các cuộc thảo luận của hai nước quanh viễn kiến của chúng tôi cho một mối quan hệ đối tác toàn diện. Chúng tôi đã thảo luận về TPP và tiềm năng to lớn của một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao mà sẽ nâng cao những tiêu chuẩn lao động, những tiêu chuẩn về môi trường và có tiềm năng tạo nên tăng trưởng việc làm và sự thịnh vượng to lớn cho cả người Việt Nam và người Mỹ.”

"Chúng tôi đã thảo luận về tầm quan trọng của việc giải quyết những tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và khắp châu Á-Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế để đảm bảo sự thịnh vượng và tự do hàng hải, vốn đã tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế to lớn diễn ra trong khu vực, tiếp tục trong nhiều thập kỷ tới.”

‘Xoay trục’ hướng về nhau

Một số nhà bình luận cho rằng chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ là một chỉ dấu cho thấy sự thay đổi chiến lược, mà một số người gọi là “xoay trục chiến lược” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các hành động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm khu vực mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, truyền thông quốc tế nhận định sự kiện này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, khi Hoa Kỳ với chiến lược “xoay trục về châu Á” đang cần có sự hiện diện nhiều hơn trong khu vực Biển Đông mà Hoa Kỳ cũng đang có lợi ích trong đó.

Phó Tổng thống Joe Biden trong buổi tiếp đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trưa ngày 7/7 cũng khẳng định:

“Khi chúng tôi tiếp tục chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương thì những đối tác như Việt Nam chưa bao giờ quan trọng hơn lúc này. Chúng ta chia sẻ lợi ích về hòa bình và ổn định trong khu vực, chia sẻ lợi ích trong khối ASEAN thịnh vượng và tăng cường quan hệ giữa hai nước chúng ta.”

Chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu hút khá nhiều sự chú ý của dư luận tại hai nước và quốc tế. Báo chí quốc tế gọi đây là chuyến đi “lịch sử” và cho rằng Mỹ đang cố gắng lôi kéo Việt Nam về phía mình trong khi Việt Nam sử dụng Mỹ như là một lực lượng đối trọng để đối phó với Trung Quốc.

Những ‘vướng mắc’

Tuy cả hai phía đều có những lợi ích chung cho việc xích lại gần nhau hơn, nhưng những vấn đề nổi cộm khác về nhân quyền như việc giam giữ tù nhân lương tâm, đàn áp những tiếng nói đối lập hay tự do tôn giáo… vẫn còn là những cản trở cho việc phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương.

Trong buổi tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, Phó Tổng thống Biden cũng nhắc đến những sự khác biệt, trong đó có những tiếng nói của cộng đồng Việt Nam tại Mỹ.

“Mối quan hệ đối tác thừa nhận chúng ta có những sự khác biệt về hệ thống, có rất nhiều điều chúng ta có thể cùng nhau thực hiện. Và mối quan hệ đối tác hoan nghênh sự tham gia của tất cả những tiếng nói khác biệt, bao gồm những người Mỹ gốc Việt mà rất nhiều người trong số họ đang có mặt ở đây hôm nay. Chúng ta sẽ tiếp tục có những đàm phán đầy khó khăn mà cần phải có sự tôn trọng về quan điểm và hệ thống của nhau, nhưng đó là cách mà chúng ta đã đạt được những gì đang có hôm nay.”

Trong khi các nhà lãnh đạo hai nước hội đàm bên trong Tòa Bạch Ốc thì bên ngoài có khoảng hơn 1.000 người Việt biểu tình với nhiều biểu ngữ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tôn trọng những tiếng nói đối lập, tự do tôn giáo và chống lại hành động xâm lấn lãnh hải của Trung Quốc.

Ông Đoàn Hữu Định, Chủ tịch Ủy ban tổ chức biểu tình, cho biết những kỳ vọng của cộng đồng người Việt tại Mỹ trong dịp này.

“Ban tổ chức và ban điều hợp cuộc biểu tình ngày hôm nay có những kỳ vọng, đó là chính quyền Hoa Kỳ nghe và thấy được những ý muốn, khát vọng và đòi hỏi của cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Chúng ta đòi hỏi người Mỹ khi nói chuyện với Cộng sản, lúc nào cũng phải đặt vấn đề nhân quyền lên trên hết.”

Cũng có một số gương mặt thanh niên gốc Việt tham gia trong đoàn biểu tình. Nhật Phó là một trong số đó. Cô nói cô muốn trở thành một phần của thông điệp gửi đến chính phủ Mỹ và thế giới:

“Tôi muốn tự mình đến đây. Ba mẹ tôi đang ở nước ngoài. Tôi nghĩ rằng là một người Mỹ gốc Việt, việc tìm hiểu để biết hơn về cội nguồn của mình là rất quan trọng. Tôi thấy rằng điều quan trọng đối với tất cả người Mỹ gốc Việt là đến đây để biểu tình chống lại chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng. Tôi muốn được tham gia. Tôi muốn được là một phần của thông điệp. Chúng tôi đến thủ đô của Hoa Kỳ để cho thấy là cộng đồng Việt Nam rất mạnh. Chúng ta không thể chỉ ngồi đó và chờ. Có hàng trăm người đi biểu tình hôm nay. Tôi hy vọng rằng có thể Tổng thống Obama có thể thấy là có một nhóm người luôn sẵn sàng biểu tình và chuyển đi thông điệp mà họ cho là đúng đắn.”

‘Khúc xương khó nuốt’

Trước đó một ngày, 9 vị dân biểu Mỹ đã gửi thư yêu cầu Tổng thống Obama đề cập đến vấn đề tù nhân chính trị và tôn giáo tại Việt Nam và đòi Việt Nam phóng thích các nhà hoạt động hiện đang bị giam giữ, đồng thời tôn trọng xã hội dân sự, các nhóm tôn giáo và quyền tự do chính trị tại Việt Nam.

Trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng trên có thể được giải quyết song phương và đa phương.

Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”

“Trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng, chúng tôi cũng trao đổi về những vấn đề hiện nay còn vướng mắc như phải tiếp tục làm sao sớm đàm phán kết thúc và ký kết được Hiệp định TPP, vấn đề nhân quyền, vấn đề trên Biển Đông có những việc làm trái với pháp luật quốc tế, với thỏa thuận của các nước ở trong khu vực, và cũng bày tỏ quan điểm quan ngại về tình hình các diễn tiến mới trên Biển Đông.”

Một số nhà phân tích quốc tế nhận định mặc dù nhân quyền vẫn còn là “khúc xương khó nuốt” trong việc phát triển hơn nữa mối quan hệ Việt–Mỹ, nhưng vì những lợi ích chiến lược chung cốt lõi khác, có thể hai bên sẽ nhượng bộ nhau để đạt được mục tiêu chung. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định điều này khi cả hai bên đều sẽ có những thay đổi về lãnh đạo trong thời gian sắp tới.
.
___
.
Toàn văn họp báo của ông Trọng ở Hoa Kỳ http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/07/150708_nguyenphutrong_obama_whitehouse_press     BBC | 2015-07-08
Xin giới thiệu cuộc họp báo kéo dài 16 phút giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama tại phòng Bầu dục hôm 07/07.

Trong cuộc họp báo, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói Hoa Kỳ và Việt Nam đã trải qua "một chương khó khăn trong lịch sử".

"Nhưng chúng ta có thể gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai để xây dựng mối quan hệ đối tác toàn diện mà chúng ta có ngày nay," ông nói.

"Như tôi đề cập với Tổng thống trong cuộc gặp giữa chúng tôi rằng, quá khứ không thể thay đổi, nhưng tương lai phụ thuộc vào hành động của chúng ta, và trách nhiệm của chúng ta là đảm bảo một tương lai tươi sáng."

Tổng thống Obama thừa nhận "rõ ràng là đã có những giai đoạn khó khăn trong lịch sử giữa hai nước vào thế kỷ 20 và tiếp tục có những khác biệt về triết lý và hệ thống chính trị giữa hai nước".

"Tuy nhiên, nhờ có sự lãnh đạo của cả hai đảng tại Hoa Kỳ cũng như sự lãnh đạo tại Việt Nam trong những năm qua, chúng ta thấy sự hình thành về hợp tác một cách xây dựng dựa trên tôn trọng đôi bên và điều đó mang lại lợi ích cho nhân dân của cả hai nước," ông nói.

"Chỉ trong vòng có hai năm vừa qua với sự hợp tác chúng ta đã đạt được những tiến bộ về giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ, y tế công cộng và an ninh."

BBC tiếng Việt cảm ơn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho phép sử dụng lại video này.
.
___
.
TT Obama, TBT Nguyễn Phú Trọng thảo luận về nhân quyền, thương mại
    Aru Pande-VOA | 2015-07-08
Trong một cuộc gặp gỡ chưa từng có tiền lệ, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nghênh tiếp người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, tại Tòa Bạch Ốc hôm qua, thứ Ba. Hai nhà lãnh đạo đều ca tụng các quan hệ mạnh mẽ hơn trong khi mở các cuộc thảo luận cởi mở về vấn đề thương mại và nhân quyền. Thông tín viên Aru Pande của Đài VOA tường trình từ Tòa Bạch Ốc.

40 năm sau khi kết thức Chiến tranh Việt Nam và chỉ 2 thập niên sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hoá bang giao, hai nước cựu thù cam kết siết chặt các quan hệ, giữa lúc Tổng Thống Obama chào mừng Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục. Tổng Thống Obama phát biểu:

“Đây là chỉ dấu của sự tiến bộ đáng kể đã diễn ra trong mối quan hệ giữa hai nước chúng ta trong 20 năm qua.”

Trong khi ông Trọng ghi nhận sự biến chuyển từ thù sang bạn, không phải chỉ có thiện chí không mà thôi đã đưa hai nhà lãnh đạo lại với nhau.

Chuyến đi đầu tiên của nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ diễn ra giữa lúc hai bên chia sẻ những quan ngại về những tuyên bố chủ quyền và cách ứng xử của Trung Quốc tại Biển Đông. Nhưng cả hai ông, không ai  nhắc tới tên Trung Quốc.

Tổng Thống Obama nói:

“Chúng tôi thảo luận về tầm quan trọng phải giải quyết những cuộc tranh chấp trên biển ở Biển Đông và trên khắp khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, phù hợp với luật quốc tế.”

Nhưng Bắc Kinh là một yếu tố giữa lúc ông Obama và ông Nguyễn Phú Trọng bàn thảo về Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, một hiệp định thương mại tự do bao gồm Hoa Kỳ và Việt Nam trong số hàng chục quốc gia tham gia, trong đó không có Trung Quốc.

Trong khi đó bên ngoài Tòa Bạch Ốcc hôm qua, nhiều người Mỹ gốc Việt biểu tình để phản đối hiệp định TPP, nếu hiệp định này không bao gồm thêm những yêu cầu của phía Mỹ, đòi phải có thêm các biện pháp tốt hơn để bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Ông Võ Hữu Định là một trong những người biểu tình. Ông nói:

“Bất cứ quan hệ thương mại nào cũng phải được đặt trên căn bản cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, nếu không thì quan hệ thương mại chỉ có lợi cho giới lãnh đạo hàng đầu trong Đảng Cộng sản mà thôi, chứ có lợi ích gì cho nhân dân Việt Nam.”

Giữa lúc những người biểu tình kêu gọi phóng thích các nhà báo bị cầm tù ở Việt Nam, thì bên trong Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Obama cho hay ông và ông Trọng đã có những cuộc thảo luận thẳng thắn về những khác biệt quan điểm về nhân quyền, trong đó có cả quyền tự do tôn giáo.

Tổng Thống Obama nói ông tự tin là qua đối thoại, “những căng thẳng ấy có thể được giải quyết một cách hiệu quả".
.
___
.
Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt – Mỹ
    RFA | 2015-07-08
Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được một số Hiệp định và Thỏa thuận trong chuyến viếng thăm chính thức của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trong đó nổi bật là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Việt Nam thỏa thuận cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright.

Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ được Nhà Trắng phổ biến ngày 7/7/2015 sau khi Tổng thống Barack Obama hội đàm chính thức với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục.

Hiệp định và Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ gồm các vấn đề: tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và Nghị định thư của Hiệp định; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về Chương trình các mối đe dọa đại dịch mới nổi và Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu; Thỏa thuận Tài trợ giữa Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam;

Việt Nam cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam mới.

Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ có đoạn nói rằng, hai nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe dọa làm phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định.

Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không hạn chế, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế những hành động làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm dọa, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và ủng hộ việc duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt.

Hai nước khuyến khích sự hợp tác hơn nữa nhằm bảo đảm rằng mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới, chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng giới tính, và bao gồm cả người tàn tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người.

Liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Tuyên bố về Tầm nhìn chung cho thấy là  Việt-Mỹ sẽ còn tiếp tục đàm phán, đặc biệt về các cam kết liên quan tới Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc.

Ngoài ra Nhà Trắng ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam trong việc mong muốn đạt được qui chế kinh tế thị trường.
.
___
.
Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết nhiều Hiệp định và Thỏa thuận
    RFA | 2015-07-08
Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được một số Hiệp định và Thỏa thuận trong chuyến viếng thăm chính thức của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trong đó nổi bật là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Việt Nam thỏa thuận cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright.

Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ được Nhà Trắng phổ biến ngày 7/7/2015 sau khi Tổng thống Barack Obama hội đàm chính thức với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục.

Hiệp định và Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ gồm các vấn đề: tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và Nghị định thư của Hiệp định; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về Chương trình các mối đe dọa đại dịch mới nổi và Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu; Thỏa thuận Tài trợ giữa Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam;

Việt Nam cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam mới.

Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ có đoạn nói rằng, hai nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe dọa làm phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định.

Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không hạn chế, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế những hành động làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm dọa, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và ủng hộ việc duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt.

Hai nước khuyến khích sự hợp tác hơn nữa nhằm bảo đảm rằng mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới, chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng giới tính, và bao gồm cả người tàn tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người.

Liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Tuyên bố về Tầm nhìn chung cho thấy là  Việt-Mỹ sẽ còn tiếp tục đàm phán, đặc biệt về các cam kết liên quan tới Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc.

Ngoài ra Nhà Trắng ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam trong việc mong muốn đạt được qui chế kinh tế thị trường.
.
___
.
.
___
.
Biểu tình trước Nhà Trắng phản đối TBT Nguyễn Phú Trọng
    Thanh Trúc, phóng viên RFA | 2015-07-07
Sáng thứ Ba ngày 7 tháng 7, vào khi Nhà Trắng ở Washington sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Barack Obama với tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng theo lịch trình, thì bên ngoài hơn 500 người Mỹ gốc Việt các tiểu bang xa cũng như vùng thủ đô và kể cả phái đoàn Canada gốc Việt, đã biểu tình trước Nhà Trắng để phản đối chuyến thăm viếng được đánh gía là lịch sử trong mối bang giao Hoa Kỳ Việt Nam 20 năm qua.

Nhân quyền, tự do tôn giáo, phóng thích tù nhân lương tâm đang bị giam giữ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải, là nội dung cuộc biểu tình của các cộng đồng Mỹ gốc Việt khắp nơi trên nước Mỹ cũng như Canada, nhân khi ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam được tổng thống Hoa Kỳ tiếp kiến ngày thứ Ba 7 tháng Bảy giờ địa phương ở DC.

Cuộc biểu tình sáng thứ Ba trước Nhà Trắng, như những lần tập hợp phản đối quan chức Việt Nam qua Hoa Kỳ trước đây, diễn ra trong vòng trật tự và ôn hòa. Với những biểu ngữ đưa cao có hình ảnh và nội dung đòi hỏi nhân quyền, dân chủ, trả tự do cho tù nhân lương tâm, Hoàng Sa Trường Sa, cộng đồng tiểu bang nào đứng theo đoàn của tiểu bang, trong lúc những cơ quan truyền thông Việt ngữ về từ khắp nơi cũng bận rộn không kém khi thu hình và phỏng vấn.

Phát biểu với đài Á Châu Tự Do, một người biểu tình đến từ thành phố Houston tiểu bang Texas:

Tôi là Nguyễn Ngọc Phách từ Houston, tới đây để phản đối Nguyễn Phú Trọng vì vấn đề đảng cộng sản Việt Nam, họ tới đây chẳng qua họ muốn ru ngủ cộng đồng người Việt ở đây. Họ hy vọng rằng tổng thống Obama sẽ cho họ được mua vũ khí sát thương. Đó là điều mà tôi phản đối.

Tên tôi là Danny Lê, từ Florida đến. Lý do tôi xuống đây là nói cho người cộng sản  biết phải có tự do, phải có dân chủ và nhân quyền cho người Việt Nam.

Đến từ Boston, Massachusetts, một thành viên nhóm Phụ Nữ Cờ Vàng:

Tôi tên Kim Chi đến từ Boston, ngày hôm nay cũng rất là vui vì đồng bào Việt Nam mình đến từ 50 tiểu bang đến rất đông đủ, để đóng góp một phần nhỏ bé của mình, phản đối sự hiện diện của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của một đảng cộng sản phản dân hại nước. Cho nên chúng tôi đến đây để có tiếng nói.

Người đến từ Canada:

Tôi là Đinh Văn Cận, đến từ Toronto, Canada. Đi từ đêm hôm qua, sáng nay chúng tôi đến đây lúc 6 giờ sáng, cùng tham gia với tất cả đồng bào các nơi về đây để chống đối Nguyễn Phú Trọng . Tôi nghĩ không phải  riêng Canada mà tất cả trên toàn thế giới, chúng ta  muốn đảng cộng sản Việt Nam  hãy nhìn thấy sự tiến bộ của tất cả các nước trên thế giới mà đổi hướng, làm sao cho đất nước càng ngày càng phát triển, làm sao có vinh dự ngước mắt với cha ông chúng ta và bảo vệ đất nước, toàn vẹn lãnh thổ.

Là một trong những người phát biểu trong cuộc biểu tình sáng thứ Ba, ông Lưu Văn Tươi, chủ tịch cộng đồng Florida:

Vượt 16 giờ đồng hồ từ Orlando đến đây cùng hai người chủ tịch khác là chủ tịch Trung Tâm Florida và chủ tịch Cộng Đồng Tampa. Chúng tôi có mặt thứ nhất là để nói lên tinh thần cương quyết không chấp nhận chế độ cộng sản, đồng thời đề nghị với tổng thống Obama là bất cứ một sự điều đình  nào  đều phải đặt lên quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam, đồng thời ủng hộ 90 triệu dân trong nước, quyết tâm đấu tranh đến lúc nào Việt Nam có tự do.

Cùng với đoàn biểu tình vùng Washington DC, Virginia và Maryland, nhạc sĩ  Nguyệt Ánh:

Hôm nay tới đây cùng với hơn 500 đồng bào Nguyệt Ánh thấy trong lòng được an ủi lắm là bởi vì không chỉ cá nhân mình mà còn biết bao nhiêu người khác cùng có chung tiếng nói và một tâm nguyện tranh đấu cho đồng bào thân yêu của chúng ta ở tại quê nhà.

Đến từ một tiểu bang cách DC vùng Đông Bắc 6 tiếng đường chim  bay:

Chúng tôi là Phạm Kim Long, nguyên ủy viên Hội Đồng Giáo Dục Orange County, California. Ngày hôm nay chúng tôi đến  đây biểu tình phản đối, đồng thời cũng cho chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ biết chúng ta không những phản đối Nguyễn Phú Trọng mà chúng ta phản đối  của đảng cộng sản Việt Nam  đang chà đạp lên tự do tôn giáo và nhân quyền của đồng bào chúng ta trong nước. Hiện đang có rất nhiều đồng hương tiếp tục tới và tôi nghĩ với sự hiện điện của số đồng hương ngay bây giờ thì có thể nói trên dưới 1.000 đang ở đây.

Và  sau  cùng, một đại diện của đoàn biểu tình thuộc cộng đồng Atlanta, Georgia:

Tôi Nguyễn Mậu Hiệp, cảm ơn quí vị đã cho tôi một phút để trình bày nguyên nhân chúng tôi đến từ Georgia cũng như tất cả phái đoàn đến từ liên bang Hoa Kỳ cũng như ngoài Hoa Kỳ.

Chúng tôi đến đây đòi hỏi đảng cộng sản Việt Nam phải cải thiện nhân quyền cũng như nước Mỹ phải chú ý đến vấn  đề nhân quyền cho Việt Nam. Không thể lầm tưởng chế độ cộng sản Việt Nam đến  đây vì dân  tộc Việt Nam, không hề có điều đó. Cộng sản đến  đây chỉ vì quyền lợi của cộng sản mà thôi. Chúng tôi hy vọng người Mỹ nhìn được điều đó. Đó là điểm nhấn cần trong cuộc đấu tranh của chúng tôi.

Cuộc biểu tình chống đối sự hiện diện của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam ở Nhà Trắng , ông Nguyễn Phú Trọng, chấm dứt vào buổi trưa cùng ngày.

Được biết sau cuộc hội kiến tại phòng bầu dục của Nhà Trắng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đến dự buổi cơm trưa tại Bộ Ngoại Giao do phó tổng thống Joe Biden và ngoại trưởng John Kerry khoản đãi.

Thanh Trúc tường trình từ White House, Washington DC.
.
___
.
Chuyến đi muộn 20 năm?
    TS. Đoàn Xuân Lộc Gửi cho BBC từ Anh quốc | 2015-07-07
Với cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 7/7, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được nhắc đến như là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đầu tiên thăm Mỹ và được lãnh đạo nước này tiếp đón tại phòng Bầu Dục.

Nhưng điều dư luận chờ đợi là cuộc gặp lịch sử này có tạo nên một bước đột phá trong quan hệ Việt-Mỹ và đường lối đối ngoại của Việt Nam nói chung.

Cụ thể một trong những điều người dân quan tâm, chờ đợi là với chuyến đi Mỹ và cuộc tiếp xúc đặc biệt này, ông Trọng và giới lãnh đạo Việt Nam cuối cùng có biết gạt bỏ ý thức hệ (cộng sản, xã hội chủ nghĩa) và lấy lợi ích quốc gia làm tâm điểm cho chính sách ngoại giao của mình.

Đặt quyền lợi quốc gia lên trên

Trong một lá thư gửi Bộ Chính trị đề ngày 09/08/1995, ông Võ Văn Kiệt viết: ‘khác với trước, ngày nay lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực […] đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc phát triển những mâu thuẫn cũng như trong việc tạo ra những tập hợp lực lượng mới trên thế giới’.

Về quan hệ Việt-Trung, trong thư mật nhưng sau đó được tiết lộ ấy, cố Thủ tướng Việt Nam – người có công lớn trong việc giúp Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN – nhận định ‘tính chất quốc gia lấn át (nếu chưa muốn nói là loại bỏ) tính chất xã hội chủ nghĩa’ trong quan hệ giữa hai nước.

Có thể ông Kiệt đưa ra những nhận định, cảnh báo như vậy vì trong những năm cuối 1980 và đầu 1990, một số nhân vật chóp bu trong Đảng Cộng sản Việt Nam – như tập hồi ký của cựu Thứ trưởng Trần Quang Cơ, người mới qua đời hôm 25/06/2015 tiết lộ, đánh giá – vì muốn bằng mọi giá ‘bảo vệ CNXH chống đế quốc Mỹ’ đã ‘nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung’, gây nên những ‘sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại’ như Hội nghị Thành Đô.

Nhưng tiếng nói của ông Kiệt không được lắng nghe vì nhiều năm sau đó, dù chủ trương đa dạng hóa quan hệ ngoại giao, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn ưu tiên mối bang giao với Trung Quốc trong khi đó nghi kỵ, dè dặt với Mỹ.

Xem ra giờ mọi chuyện đã khác. Nhiều diễn biến gần đây cho thấy Việt Nam và Mỹ trở nên thân thiện, gần gũi trong khi đó quan giữa Hà Nội và Bắc Kinh không mấy nồng ấm, thậm chí càng ngày càng trở nên căng thẳng.

Dù vẫn còn có bất đồng về một số vấn đề, như nhân quyền, có rất nhiều dấu hiệu, sự kiện – như chuyện ông Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ và được Tổng thống Barack Obama tiếp đón tại phòng Bầu Dục, dù ông không phải là nguyên thủ quốc gia hay nắm giữ một chức vụ nào trong chính phủ – cho thấy quan hệ Việt-Mỹ đã được cải thiện rất nhiều và hai bên cũng đang mong muốn nâng cấp quan hệ trong thời gian tới.

Và có thể nói nguyên nhân chính khiến Hà Nội và Washington làm vậy là cả hai đều lo ngại về những động thái mạnh bạo, hung hăng ở Biển Đông của Trung Quốc gần đây.

Chính quyền Mỹ mời ông Trọng sang Mỹ lúc này và Tổng thống Obama phá lệ dành một sự tiếp đó như vậy cho lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam dù Washington hoàn toàn đối lập với Hà Nội về ý thức hệ vì giới lãnh đạo nước này muốn có thêm sự ủng hộ của các nước trong khu vực khi Trung Quốc đang có những hành động đe dọa đến quyền lợi, vị thế của Mỹ trong vùng.

Hà Nội tìm cách xích lại gần Washington cùng chỉ vì lo ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc và tham vọng của nước này tại Biển Đông.

Có thể nói ngoại trừ những thành phần quá bảo thủ, vẫn ôm mộng tưởng về một chủ nghĩa xã hội xa xôi, không thực nào đó giờ nhiều người trong giới lãnh đạo ở Hà Nội đã nhận ra rằng trong quan hệ với Việt Nam, ‘mặt bành trướng, bá quyền’ của Trung Quốc luôn lấn át ‘mặt xã hội chủ nghĩa’.

Cụ thể, với những động thái hung hăng của của Bắc Kinh ở Biển Đông gần đây, chắc họ hiểu chung ‘ý thức hệ cộng sản’, cùng ‘xã hội chủ nghĩa’ không thể ngăn Trung Quốc lấn chiếm biển đảo, đe dọa chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Và chắc họ cũng thấy quốc gia đứng về phía Việt Nam, ủng hộ lập trường và ít nhiều lên tiếng bảo vệ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông trong thời gian qua không ai khác là Mỹ - một quốc gia không cùng ý thức hệ nhưng chung lập trường với Việt Nam về nhiều vấn đề khu vực trong đó có vấn đề Biển Đông.

Nói cách khác, phải chăng cuối cùng họ hiểu được – đúng như những gì mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận định cách đây 20 năm – trong thế giới ngày hôm nay lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực, chứ không phải một thứ chủ nghĩa, ý thức hệ nào đó, là lý do chính khiến các quốc gia xung đột hay hợp tác với nhau?

‘Tạo dấu ấn cho mình’

Bằng việc đến Mỹ lần này, có thể ông Trọng cũng đang có những thay đổi về tư duy, cách hành xử. Thay vì cứ mãi coi trọng chuyện bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giờ ông biết đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc, nhân dân lên trên hết và có một đường hướng đối ngoại thích hợp, rất thực tiễn để đạt được điều đó.

Đây cũng là lý do dư luận Việt Nam nói chung có không ít kỳ vọng vào chuyến thăm Mỹ được coi là lịch sử này của ông, dù một số người trong giới quan sát cho rằng chuyến đi của ông khó tạo ra được một bước đột phá nào trong quan hệ Việt-Mỹ cũng như đường hướng đối ngoại của Việt Nam nói chung.

Đâu đó có người không hy vọng gì về chuyến đi Mỹ của ông Trọng vì cho rằng trong các lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam thành phần bảo thủ, kiên định xã hội chủ nghĩa, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn mạnh, nhiều và vì vậy họ luôn hướng Việt Nam gần gũi với Bắc Kinh, trong khi có thái độ nghi kỵ, cảnh giác với Mỹ. Ông Trọng được coi là một người trong nhóm bảo thủ, giáo điều và thân Bắc Kinh này.

Dựa trên những phát ngôn, cách hành xử của ông kể từ khi ông lên làm Tổng Bí thư và đặc biệt trong thời gian Trung Quốc đưa và đặt giàn khoan HD 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam năm ngoái, có thể nói một nhận định như vậy không phải là không có cơ sở.

Nhưng không phải ai trong giới lãnh đạo chóp bu hiện tại của Việt Nam cũng giữ lập trường như thế.

Những phát ngôn như ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghĩ viễn vông’ hay ‘vừa hợp tác, vừa đấu tranh’ khi nói về quan hệ với Trung Quốc chứng tỏ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã biết đặt quyền lợi dân tộc, đất nước lên trên hết.

Có thể nói đây cũng là lý do tại sao ông Dũng – như kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng Cộng sản năm ngoái cho thấy – nhận được nhiều sự ủng hộ, tín nhiệm hơn từ Ban Chấp hành Trung ương và người dân nói chung cũng có cảm tình với ông hơn dù ông Dũng được coi là có nhiều yếu kém, sai phạm trong điều hành kinh tế cũng như khía cạnh khác.

Vì vậy, nếu qua chuyến đi Mỹ của mình, ông Trọng tạo được bước đột phá trong quan hệ Việt-Mỹ cũng như những thay đổi tích cực khác trong chính sách đối ngoại của Việt Nam ông không chỉ củng cố được vị thế, ảnh hưởng của mình và phe nhóm của mình trong Đảng Cộng sản, trước và trong đại hội XII sắp tới mà còn chiếm được cảm tình của người dân.

Lý do quan trọng khác mà nhiều người không kỳ vọng lắm về chuyến đi này là ông Trọng được coi là một lãnh đạo thiếu bản lĩnh, thiếu tầm.

Vì điều đó – hay vì không có chủ trương ‘tạo dấu ấn cho mình’ như ông nói khi tiếp xúc báo chí sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư vào tháng 1 năm 2011 – trong hơn bốn năm nắm giữ chức vụ lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam, ông chưa tạo được một dấu ấn gì đặc biệt, tốt đẹp.

Sau đại hội XII vào năm tới, chắc chắn ông sẽ không còn nắm giữ chức vụ quan trọng nào. Vì vậy, có thể nói chuyến đi Mỹ này – một chuyến thăm được coi rất ý nghĩa đối với Việt Nam và cũng là chuyến công du quan trọng nhất của ông Trọng – là cơ hội hiếm có để ông cải thiện hình ảnh của mình trong mắt người dân.

Bỏ ‘tư duy chính trị xơ cứng’

Ông Trọng chỉ làm được đó, nếu ông dám mạnh dạn từ bỏ ‘tư duy xơ cứng’, quá giáo điều – một lối tư duy đã từng kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Một sai lầm gây thiệt hại lớn về đối ngoại, an ninh-quốc phòng, phát triển kinh tế của giới lãnh đạo chóp bu ở Hà Nội trong giai đoạn 1975-1993 được ông Trần Quang Cơ nhắc đến trong tập ký ‘Ký ức và suy nghĩ’ của mình là ‘tư duy chính trị xơ cứng’ của giới lãnh đạo chóp bu của Việt Nam giai đoạn ấy, đặc biệt là những năm sau khi đất nước thống nhất.

Thay vì ‘phải mạnh dạn sớm đổi mới tư duy về đối ngoại để có một đường lối phù hợp thực tiễn’ nhằm đưa đất nước ‘hòa nhập với đà phát triển chung của khu vực và thế giới’, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn duy trì lối tư duy cứng nhắc và điều đó ‘đã giam giữ nước ta trong cảnh khó khăn một thời gian dài’.

Một ví dụ cụ thể được ông đưa ra là vào ngày 12/6/1975, tức chỉ chưa đây hai tháng sau khi Việt Nam thống nhất, Mỹ đã gửi Hà Nội một thông điệp, trong đó đề nghị ‘tiến hành bất cứ quan hệ nào’ với Việt Nam. Khoảng gần hai năm sau đó, tại vòng đàm phán giữa hai bên vào ngày 3/4 tháng 5 năm 1977, Mỹ đề nghị ‘hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay và vô điều kiện’. Nhưng các lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam đã từ chối đề nghị đó.

Là người trực tiếp tham gia các cuộc đàm phán giữa hai bên trong thời gian ấy, ông Trần Quang Cơ đã cảm thấy đau xót về việc Việt Nam từ chối đề nghị của Mỹ vì nó ‘đã đưa lại những hệ quả vô cùng tai hại cho nhân dân và đất nước’ – như cảnh đất nước rơi vào tụt hậu vì ‘bỏ lỡ mất cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực’ hay cảnh Việt Nam ‘đơn độc trước một Trung Quốc đầy tham vọng’.

Phải mất 20 năm – một thời gian quá dài – Việt Nam mới có thể chật vật bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Nhắc lại chi tiết này để thấy nếu giới lãnh đạo Việt Nam thực tế, thức thời, nhạy bén, năng động hơn, chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam đã có diễn ra từ lâu và vị thế, mực độ phát triển của Việt Nam giờ cũng đã tốt hơn nhiều.

Với tất cả những ai muốn đất nước hướng tới phồn thịnh, giàu mạnh, dân chủ, chắc ai cũng không muốn ông Trọng và giới lãnh đạo Việt Nam bỏ lỡ cơ hội một lần nữa.
.
___
.
Đảng tìm tính chính danh khi thăm Hoa Kỳ
    Võ Tấn Huân Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ | 2015-07-07
Trong những ngày qua, giới quan sát chính trị Việt Nam và dư luận quốc tế chú ý theo dõi tin tức liên quan đến chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng, người được xem là thành phần bảo thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đây có lẽ là buổi gặp gỡ ‘khác thường’ đối với Tổng thống Obama, vì ông Trọng không đảm nhiệm vai trò nào trong chính quyền.

Theo báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì ông đang lãnh đạo ‘một đảng duy nhất’ độc quyền chính trị ở ‘một nước độc tài’.

Tuy nhiên, trọng tâm của chuyến thăm là thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam; đồng thời Đảng Cộng sản Việt Nam mưu tìm tính chính danh của chế độ cũng như tính chính danh của chính quyền thông qua các mối quan hệ quốc tế giữa lúc niềm tin của người dân trong nước đối với đảng cầm quyền đang ngày càng sụt giảm.

Trong buổi gặp gỡ với Hội động An ninh Quốc gia ngày 01 tháng Bảy vừa qua, các cố vấn Nhà Trắng xem chuyến thăm là nỗ lực đáng khích lệ trong việc thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước, đặc biệt lần này đến từ người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam vốn xem Hoa Kỳ là “thù địch”, “diễn biến hòa bình”, v.v...

Hơn nữa, việc ông Trọng thăm Hoa Kỳ ở thời điểm cận kề trước khi ông bàn giao chức vụ tổng bí thư cũng như Tổng thống Obama kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2016 cho thấy đây không phải là chủ đề được ưu tiên hàng đầu. Về mặt hình thức, ông Trọng dù sao vẫn còn ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản Việt Nam nên cuộc gặp gỡ và tiếp đón ông sẽ ít nhiều làm dịu đi quan hệ trong tương lai giữa hai nước.

Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng gặp cựu Tổng thống Bush tại Nhà Trắng vào mùa hè năm 2008 nhằm đa phương hóa các quan hệ quốc tế, bao gồm cả các mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ. Tiếp đó, Trương Tấn Sang cũng chính thức thăm Hoa Kỳ năm 2013 và ký kết “Quan hệ Đối tác Toàn diện” với Hoa Kỳ.

Lần lượt, những nhân vật lãnh đạo cộng sản tiếp tục thăm Hoa Kỳ dù chính thức hay không chính thức như Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang, v.v.. Các chuyến thăm ít nhiều cho thấy Việt Nam cởi mở và thoải mái hơn trong mối quan hệ Việt–Mỹ dù rằng vẫn còn nhiều điểm khác biệt. Ngược lại, nhiều lãnh đạo cấp cao quân sự lẫn chính trị của Hoa Kỳ đã liên tiếp thăm Việt Nam và cụ thể hóa những điểm đồng thuận mà hai nước đã đạt được.

Chủ đề gai góc nhất

Một trong những chủ đề gai góc nhất trong quan Việt–Mỹ vẫn là nhân quyền. Đảng Cộng sản Việt Nam hiểu rõ và xử lý các vấn đề liên quan đến nhân quyền như một cách thức chiến lược nhằm duy trì sự độc quyền chính trị của họ.

Trong khi đối với Hoa Kỳ, quyền lợi quốc gia luôn là mục đích cốt lõi thì đối với Việt Nam – các lãnh đạo cộng sản vẫn cứng nhắc và tranh thủ giành riêng quyền lợi cho phe nhóm của mình. Chuyến thăm Hoa kỳ của ông Trọng cũng không ngoài mục đích tìm kiếm sự công nhận của quốc tế đối với tính chính danh của đảng mà ông đang lãnh đạo. Thông qua những cuộc họp và trao đổi với các lãnh đạo quốc tế, giới lãnh đạo cộng sản muốn được khẳng định thể chế chính trị và vai trò độc quyền nhà nước của mình.

Tương tự, về kinh tế, một mặt giới lãnh đạo cộng sản chủ trương nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng lại muốn thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Những mâu thuẫn – dù được cân nhắc và tính toán – cho thấy lãnh đạo cộng sản không có lập trường và tầm nhìn chiến lược sâu rộng về quyền lợi cốt lõi của quốc gia.

Hợp tác song phương Việt–Mỹ hoặc Việt Nam gia nhập TPP đều là những chủ trương đúng đắn trong chiến lược ngắn hạn. Tuy nhiên, về khía cạnh chính trị và ổn định xã hội lâu dài thì đất nước cần một chính quyền chính danh để đại diện cho nhân dân Việt Nam nhằm đặt nền tảng bền vững trong các mối ban giao quốc tế.

Tính chính danh

Hoa Kỳ hay các chính phủ phương Tây không thể đơn phương làm cho chính quyền cộng sản tại Việt Nam được chính danh, mà chỉ có nhân dân Việt Nam qua lá phiếu trung thực và hiến pháp dân chủ mới tạo thế chính danh cho chính quyền.

Một chính quyền chính danh không những tạo dựng được sự tôn trọng của nhân dân trong và ngoài nước mà còn xây dựng niềm tin đối với các đối tác chính trị quốc tế.

Việc để người dân Việt Nam sinh hoạt trong môi trường chính trị không bị hạn chế cũng như tham gia các công đoàn độc lập không chỉ cho giúp đất nước và xã hội được ổn định và mạnh mẽ hơn, mà còn tăng cường tính chính danh và trách nhiệm của chính quyền.

Các bước đầu tiên hướng tới mục tiêu này là một cuộc bầu cử công bằng và hiến pháp dân chủ được nhân dân chuẩn thuận. Đó cũng là những đòi hỏi thiết yếu của một chính quyền của dân và là mục tiêu mà chính Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao.

Một đất nước Việt Nam thực sự được người dân làm chủ, nơi các quyền cơ bản được chính quyền tôn trọng, là cơ sở quan trọng cho mối quan hệ Việt–Mỹ và ổn định lâu dài trong khu vực. Đó cũng là lợi ích cốt lõi cùa đất nước.

Gốc rễ của sự nghi kỵ phần lớn do phía lãnh đạo cộng sản Việt Nam tạo dựng ra vì ý thức hệ và tư duy chiến tranh lạnh vốn đã không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Phá bỏ những rào cản nghi kỵ và ‘thảo luận cởi mở và thẳng thắn’ đòi hỏi tính chính trực và tính chính danh từ giới lãnh đạo cộng sản. Tự tôn trọng mình lẽ đương nhiên người khác sẽ tôn trọng mình.

Đó đồng thời là nền tảng ‘xây dựng niềm tin để tăng thêm thực chất và hiệu quả cho quan hệ lâu dài giữa hai nước’ và nhân dân Việt Nam.

Chuyến đi có lẽ làm nhiều người lạc quan rằng nó sẽ tạo mối quan hệ gần gũi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và thúc đẩy cơ hội cho Việt Nam thực hiện những thay đổi dân chủ rất cần thiết cũng như rút ngắn khoảng cách khác biệt giữa hai nước.

Võ Tấn Huân là bác sĩ dược khoa và Trưởng Ban Thường vụ Trung ương Đảng Dân chủ, một tổ chức hiện vẫn chưa được đảng cộng sản Việt Nam công nhận.
.
___
.
Đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, Mỹ tìm đồng minh chống Trung Quốc
    Tú Anh | 2015-07-07
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam được tổng thống Mỹ đón tiếp một cách vinh dự trong Phòng Bầu dục. Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa lãnh đạo một siêu cường tự do và lãnh đạo một chế độ độc tài, không được chính giới và công luận Mỹ đồng tình. Nhưng tình hình địa chính trị tại châu Á Thái Bình dương buộc Washington và Hà Nội phải gạt qua những dị biệt để đương đầu với nguy hiểm chung.

Theo phân tích của AFP từ Washington, 40 năm sau ngày « Sài-gòn thất thủ » và 20 năm sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Tổng thống Mỹ sẽ nhân cuộc gặp gỡ với lãnh đạo đảng Cộng sản Việt nam để thông báo chuyến công du sắp tới tại Việt Nam. Năm 2000, tổng thống Bill Clinton, sau khi thiết lập bang giao với Hà Nội, đã đến Việt Nam trong động thái hòa giải lịch sử và tổng thống Obama sẽ tiếp nối chiến lược này.

Chính quyền Obama xem châu Á Thái Bình dương là mục tiêu chiến lược trong chính sách đối ngoại, không che dấu quyết tâm cải thiện và tăng cường quan hệ với Việt Nam. Hà Nội cũng muốn phát triển hợp tác kinh tế lẫn quân sự với Mỹ trong bối cảnh các nước Đông Nam Á đứng trước tham vọng biển đảo càng ngày càng lộ rõ và thái độ hung hăng lộ liễu của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, bản chất độc tài của Hà Nội đã gây phản ứng không thuận lợi trong công luận Mỹ. Trong một bức thư ngõ gửi tổng thống Obama, khoảng một chục đại biểu của Lưỡng viện Quốc hội Mỹ chỉ trích tổng thống mời ông Nguyễn Phú Trọng vào Nhà Trắng, trong khi ông không phải là nguyên thủ quốc gia, cũng không phải là đại diện một chính phủ do dân bầu. Các nhà dân cử Mỹ lên án « chế độ độc đảng là cội nguồn gây thảm họa cho nhân quyền tại Việt Nam » và họ kêu gọi tổng thống « yêu cầu Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị, chỉ vì phát biểu ôn hòa mà đã bị tù giam ».

Phía hành pháp Mỹ cũng công nhận là nghi thức đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng không theo thủ tục « truyền thống ». Tuy nhiên, một viên chức cao cấp, được AFP trích dẫn, lưu ý : lãnh đạo đảng Cộng sản là người nắm thực quyền tại Việt Nam. Cuộc gặp gỡ này là cơ hội để hai bên thắt chặc quan hệ.

Quan điểm của hành pháp không được giới bảo vệ nhân quyền chia sẻ. Ông John Sifton, thuộc Tổ chức Human Rights Watch, nhận định là Hà Nội không có tiến bộ nhiều « để có thể được tưởng thưởng đón tiếp trong Phòng Bầu dục ». Human Rights Watch nhìn nhận tổng thống Obama đã nhiều lần lên tiếng bênh vực cho các nhà tranh đấu tại Việt Nam, nhưng các thông điệp này ít được Hà Nội đáp ứng.

Theo AFP, trong quan hệ Mỹ-Việt, có hai hồ sơ quan trong sẽ được lãnh đạo Mỹ và Việt Nam bàn thảo: cấm vận vũ khí và hiệp định thương mại xuyên Thái bình dương TPP.

Cả hai hồ sơ này đều gắn liền với tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Tháng 10 năm 2014, Hoa Kỳ đã bãi bỏ một phần cấm vận vũ khí và đã cho phép bán cho Việt Nam trang thiết bị phòng thủ biến đảo như tàu tuần tra có võ trang. Tuy nhiên, một viên chức của bộ Ngoại giao cảnh báo: mọi biện pháp cung cấp vũ khí cho chế độ cộng sản Việt Nam cho đến bây giờ vẫn còn bị cấm và Hoa kỳ đã lưu ý Hà Nội là mọi quyết định mới tùy thuộc vào tình trạng nhân quyền.

Kế hoạch thiết lập vùng trao đổi mậu dịch tự do xuyên Thái Bình dương TPP đang thương thuyết cũng có điều kiện tôn trọng quyền tự do thành lập công đoàn độc lập mà Hà Nội rất e ngại.

Trong 6 năm qua, tổng thống Obama đã không ngừng tiến hành một chính sách ngoại giao mới, bắt tay hòa giải với kẻ thù cũ, chứng tỏ siêu cường số một thay đổi để các chính quyền độc tài tin cậy và noi gương. Ông đã chứng minh, lời nói đi đôi với việc làm, qua chính sách Miến Điện và Cuba, được công luận quốc tế, dân chúng và chính quyền hai quốc gia này hoan nghênh.

Liệu Việt Nam sẽ nắm lấy bàn tay thân thiện của Mỹ hay tự cho mình là một trường hợp ngoại lệ ?

Nhật báo Washington Post nhận định thẳng thừng : Barack Obama nỗ lực lôi kéo Việt Nam làm đồng minh chống Trung Quốc. Một viên chức Mỹ xin ẩn danh phân tích : Ông Nguyễn Phú Trọng là đại diện của phe bảo thủ, nhưng tổng thống Mỹ có « bùa ». Cuộc gặp gỡ này là tín hiệu « chốt chận cứng cõi cuối cùng » bên trong ban lãnh đạo Việt Nam đã được bứng đi .
.
___
.
Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết tăng cường các quan hệ song phương
    RFA | 2015-07-07
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay thứ Ba 7 tháng 7/2015 đã tiếp đón và hội đàm với Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc.

Theo tường thuật của hãng thông tấn AFP, tại cuộc gặp Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cam kết hai bên sẽ tăng cường hơn nữa các quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ, thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước, đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Biển Đông, Nhân quyền

Vấn đề Biển Đông cũng được 2 nhà lãnh đạo đề cập đến trong cuộc gặp lần này.  Tại cuộc gặp với Tổng thống Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ sự quan ngại của Việt Nam trước những diễn tiến về tình hình Biển Đông.

Đáp lại, Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế.

Tường thuật của AFP và AP cũng cho biết,  tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng đã được Tổng thống Obama nêu ra với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh hội nhập quốc tế là chủ trương nhất quán của Việt Nam. Đồng thời cho rằng Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất nên cũng gặp nhiều thách thức và phải sửa đổi nhiều quy định pháp luật trong quá trình hội nhập.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam cũng cho biết là ông rất vui mừng khi Tổng thống Obama đã nhận lời mời sang thăm Việt Nam trong thời gian tới.

Biểu tình phản đối

Trong lúc Tổng thống Obama tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng, hàng trăm người Việt hải ngoại đã tập trung biểu tình ở công viên Lafayess phía trước Tòa Bạch Ốc, phản đối sự hiện diện của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời yêu cầu Hà Nội hãy trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tôn trọng các quyền tự do dân chủ và nhân quyền của người dân trong nước.

Được biết, sau cuộc gặp với Tổng thống Obama ở Nhà Trắng, ông Nguyễn Phú Trọng đã được đưa sang Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tahm dự buổi ăn trưa do Phó tổng thống Joe Biden khoản đãi.

Phát biểu trước các quan khách, cả hai ông Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đều đánh giá cao những bước tiến trong quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù trong vòng 20 năm qua, kế từ khi bình thường hóa bang giao.

Nhân dịp này, một lần nữa, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi hai nước hãy cùng nhau thúc đẩy phát triển các mối quan hệ “lên một tầm cao mới”.
.
___
.
Học giả bình về chuyến đi Mỹ của TBT Trọng
    BBC | 2015-07-07
Nhân chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ, BBC Việt Ngữ đã hỏi ý kiến đánh giá của một số học giả nước ngoài về ý nghĩa của chuyến đi này trên phương diện quan hệ song phương Việt-Mỹ, tam giác Mỹ-Trung-Việt và đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông.

James Bellacqua, nhà phân tích châu Á của CNA, Virginia, Hoa Kỳ

Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tiềm năng là một tiến triển rất quan trọng trong mối quan hệ song phương. Trong hai thập niên qua, quan hệ hai nước đã đạt được nhiều nhưng vẫn còn có thể làm nhiều hơn nữa.

Đây là lần đầu tiên một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mỹ, lại trùng với dịp kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ giữa Washington và Hà Nội. Mặc dù tính biểu tượng này dĩ nhiên quan trọng, hai chính phủ sẽ hy vọng thành tựu cụ thể từ chuyến thăm cũng lớn không kém. Có nhiều vấn đề mà hai bên có thể đạt được tiến bộ có ý nghĩa.

Đầu tiên là thương mại. Việc Hạ viện Mỹ thông qua quyền đàm phán nhanh đã bỏ qua trở ngại lớn trong quá trình đàm phán bế tắc vì TPP. Nếu không có quyền này, viễn cảnh cho TPP ở Mỹ bị xem là đen tối.

Hà Nội từ lâu là một trong những nước ủng hộ TPP mạnh nhất. Chính phủ ông Obama hy vọng sẽ hoàn tất đàm phán TPP với 12 đối tác vào cuối năm, và có lý do để lạc quan rằng Mỹ và Việt Nam sẽ loan báo đã kết thúc thành công thương lượng về TPP trong chuyến thăm này của ông Trọng.

Một vấn đề khác có thể được thảo luận là an ninh, đặc biệt là lệnh cấm lâu nay của Mỹ không cho bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tháng 10 năm ngoái, Bộ ngoại giao Mỹ loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm để tăng cường khả năng bảo vệ an ninh trên biển của Hà Nội.

Nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ đã tới Hà Nội thảo luận các đơn đặt hàng có thể có với quân đội Việt Nam. Tuy vậy, hồ sơ nhân quyền kém cỏi của Hà Nội lâu nay vẫn là cản trở chính cho việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm. Dù chưa rõ việc này sẽ diễn ra thế nào tại cuộc gặp, chắc chắc hai bên sẽ thảo luận và việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm không phải là bất khả.

Một loan báo có khả năng sẽ diễn ra hơn là chuyến thăm đáp lễ của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam vào cuối 2015. Hai người tiền nhiệm của ông Obama đều đã thăm Hà Nội trong hai năm cuối nhiệm kỳ.

Chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam năm 2015 sẽ gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam là đối tác khu vực quan trọng của họ trong khi tiếp tục nỗ lực tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương.

Thẩm Đinh Lập, Giáo sư Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Phục Đán, Thượng Hải.

Đáng mừng khi Việt Nam và Mỹ tiếp tục cải thiện quan hệ. Từng là cựu thù, hai nước sẽ tiếp tục biến quan hệ từng đối địch chuyển sang bình thường.

Có nhiều lĩnh vực hai nước có thể hợp tác - thương mại và đầu tư, giáo dục, trao đổi con người…

Ngay cả trong lĩnh vực quốc phòng, có thể Hà Nội và Washington sẽ tìm cách hợp tác, cả về thực chất lẫn biểu tượng.

Vào lúc Mỹ đang “tái cân bằng” ở châu Á, Mỹ cần Việt Nam là đối tác. Căng thẳng trên Nam Hải có thể là lý do nữa để hai nước tìm kiếm quan hệ đối tác. Yếu tố Trung Quốc có thể được tính đến trong chuyến thăm này.

Sẽ lý tưởng khi Trung Quốc và Việt Nam tăng cường đối thoại và hợp tác bằng việc tự kiềm chế. Nếu làm tốt việc này, rõ ràng Việt Nam sẽ bớt nhu cầu tìm kiếm giúp đỡ từ bên ngoài.

Thời Ân Hoằng, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh

Địa chính trị rất quan trọng và gần như có tính vĩnh cửu. Do nhiều nguyên nhân, mà nổi bật nhất hiện nay và trong tương lai có thể tiên đoán được chính là tranh chấp tại Nam Hải (chủ yếu quanh quần đảo Nam Sa), dĩ nhiên Việt Nam sẽ nhờ đến các đối thủ của Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh trên biển của Mỹ.

Nhưng mặt khác, động cơ kinh tế và ý thức hệ cũng quan trọng, mặc dù không sâu đậm bằng địa chính trị.

Lo ngại về “sự lật đổ” của phương Tây về ý thức hệ, ít nhất là trong lòng giới đảng viên lớn tuổi và đồ đệ của họ, và nhu cầu có quan hệ kinh tế không thể thiếu với Trung Quốc, điều mà hầu như tất cả trong đảng và chính phủ Việt Nam đều thừa nhận, sẽ hạn chế mức độ hợp tác với Mỹ trong cân bằng quan hệ với Trung Quốc.

Hà Nội phải chơi một trò chơi, và nói chung trong mấy năm qua, Hà Nội đã chơi tốt trò chơi này.

Collin Koh Swee Lean, Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore

Trong những năm gần đây, khi có căng thẳng tại Biển Đông, chúng ta chứng kiến Việt Nam không chỉ tăng cường quan hệ với các thành viên ASEAN mà cả với Mỹ, đồng thời duy trì và tăng cường quan hệ với các đối tác truyền thống, chủ yếu là Nga.

Ngay cả với Trung Quốc, cũng có nhiều trao đổi giữa quan chức cao cấp hai nước. Điều này cho thấy Việt Nam có chủ ý không làm hỏng bức tranh quan hệ rộng lớn hơn với các nước láng giềng, kể cả Trung Quốc.

Trong khung cảnh chính sách đối ngoại “cân bằng” này của Việt Nam, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Mỹ và gặp Tổng thống Obama.

Tôi tin rằng đây là một phần cố gắng của Hà Nội nhằm duy trì cân bằng giữa các cường quốc khác nhau. Không ai lại đặt trứng vào một rổ.

Tôi tin Hà Nội biết những gì cần làm để có lợi nhất. Mặc dù Hà Nội muốn duy trì quan hệ nồng ấm tuy khó khăn với Trung Quốc, họ cũng cần tạo lập thêm lối đi mới.

Với Nga, đây là quan hệ an ninh và quốc phòng lâu năm. Nhưng Việt Nam cũng muốn giảm bớt phụ thuộc vào Nga về quốc phòng.

Chúng ta cũng cần nhớ từ khi có khủng hoảng Ukraine, Nga và Trung Quốc đã có quan hệ gần gũi hơn. Hà Nội hẳn cũng đã để ý thấy điều đó. Vì thế quan hệ với Mỹ nay trở nên quan trọng hơn trước đây.

Chuyến thăm của ông Trọng là để duy trì đà đã có nhờ những diễn biến tích cực vừa qua: dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí, Mỹ đề nghị mở rộng trợ giúp an ninh và quốc phòng sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter.

Chuyến thăm của ông Trọng cũng nhằm mở rộng quan hệ song phương đã được tăng cường gần đây, và sẽ nhấn mạnh khía cạnh quốc phòng, an ninh. Có thể Việt Nam sẽ kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí và bình thường hóa thêm nữa quan hệ quốc phòng và an ninh.
.
___
.
Phản ứng chính giới Mỹ về chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng. http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150707-chinh-gioi-hoa-ky-phan-ung-khac-nhau-ve-chuyen-tham-cua-nguyen-phu-trong/     Phạm Trần | 2015-07-07
Việc Tông thống Barack Obama tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục, Nhà trắng ngày 07/07/2015 đã một số dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ chỉ trích do chế độ Hà Nội còn vi phạm nhân quyền trầm trọng, trong khi các dân biểu khác thì đồng tình, vì cho rằng Mỹ cần phải tính đến những lợi ích chiến lược trong việc thắt chặt quan hệ với Viêt Nam. Từ Washington, nhà báo Phạm Trần trả lời RFI Việt ngữ:
        Nhà báo Phạm Trần, Washington.
.
___
.
    Phó TT Hoa Kỳ Biden phát biểu tại buổi tiếp đãi TBT Nguyễn Phú Trọng - RFA https://www.youtube.com/watch?v=DAvXmPuJ3_w     TBT Nguyễn Phú Trọng gặp TT Obama tại Nhà Trắng - RFA https://www.youtube.com/watch?v=3skW7_F0I1I     TBT Nguyễn Phú Trong hội đàm với TT Obama tại Nhà Trắng - RFA https://www.youtube.com/watch?v=pbj041MGX2g     TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi tiếp đãi ở Bộ Ngoại giao Mỹ - VOA  https://www.youtube.com/watch?v=UcIL_qNxuN8     TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Obama ra tuyên bố chung về quan hệ song phương - VOA https://www.youtube.com/watch?v=1nLoOWAw6-I   
.
___
.
Tổng thống Mỹ tiếp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà Trắng
    Tú Anh | 2015-07-07
Hôm nay 07/07/ 2015, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hội kiến tổng thống Mỹ Barack Obama tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng. Nghi lễ tiếp đón mang ý nghĩa biểu tượng và trọng thị, cho dù khách mời không phải là nguyên thủ quốc gia.

Theo thông cáo của phủ Tổng thống Mỹ, sáng nay, vào lúc 11 giờ 10 , tổng thống Barack Obama và Phó tổng thống Joe Biden tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng.

Trước đó, thông cáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong cuộc gặp gỡ này, Tổng thống Obama thảo luận với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng những phương thức thắt chặt quan hệ toàn diện với Việt Nam, 20 năm sau khi bình thường hóa bang giao với Hà Nội. Phía Hoa Kỳ xem đây là dịp để thảo luận các hồ sơ khác từ Hiệp định Tự do Thương mại xuyên Thái Bình dương TPP, nhân quyền tại Việt Nam và hợp tác an ninh quốc phòng.

Theo Washington Post, chính quyền Obama cho biết Hà Nội bài tỏ nguyện vọng tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự với Hoa Kỳ và tổng thống Obama đã đáp ứng lại mong đợi này.

Sự kiện bất thường gây chú ý là ông Nguyễn Phú Trọng được đón tiếp trong Phòng Bầu dục, một vinh dự hiếm khi dành cho khách mời không phải là nguyên thủ quốc gia.

Giới bảo vệ nhân quyền và nhiều dân biểu Mỹ chỉ trích tổng thống Mỹ tiếp ông Nguyễn Phú Trọng một cách trọng thị, trong khi tại Việt Nam còn hơn 100 tù nhân chính trị.

Theo dân biểu Zoe Lofgren, bang California, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam hồi tháng 3, bà đã trao cho ông Nguyễn Phú Trọng danh sách các tù nhân chính trị và đòi Hà Nội phải trả tự do cho những tù nhân này.
.
___
.
Tổng thống Obama tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu dục ở Nhà trắng
    RFA | 2015-07-07
Sáng ngày hôm nay, 7 tháng 7, theo giờ Washington, Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng có cuộc gặp với tổng thống Barack Obama và phó tổng thống Joe Biden tại phòng Bầu dục của Nhà trắng, chính thức mở đầu chuyến công du Hoa Kỳ kéo dài 6 ngày.

Theo nguồn tin từ AP, tổng thống Barack Obama sẽ có cuộc nói chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam về vấn đề nhân quyền, an ninh quốc phòng và hiệp định đối tác thương mại xuyên thái bình dương TPP.

Và buổi trưa cùng ngày, phó tổng thống Joe Biden sẽ dự bữa ăn trưa cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Bộ ngoại giao. sau đó, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có cuộc gặp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ.

Truyền thông trong nước lên tiếng cho đây là chuyến viếng thăm mang tính chất lịch sử của 2 nước cựu thù sau 40 năm Sài Gòn về tay Đảng CS và 20 năm bình thường hoá quan hệ. Lý do vì đây là lần đầu tiên người có vị trí cao nhất của Đảng cầm quyền VN được tổng thống Hoa Kỳ đón tiếp tại phòng Bầu dục, Nhà Trắng, là nơi theo nguyên tắc chỉ để đón tiếp các nguyên thủ quốc gia.

Nguồn tin AFP cho biết chính quyền  của ông Obama đã có chính sách tăng cường đối ngoại vào Châu Á, và cam kết thắt chặt bang giao với Hà Nội.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn đẩy mạnh quan hệ kinh tế và quân sự với Hoa Kỳ, đặc biệt trong thời điểm Trung Quốc đang tìm mọi cách để thực hiện kế hoạch bành trướng, thể hiện sức mạnh ở khu vực biên giới.

Cũng theo AFP, chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng bị những người bảo vệ nhân quyền và 1 số dân biểu lên tiếng chỉ trích.

Trong một lá thư gửi đến ông Obama, một số thành viên Quốc hội từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa lên tiếng rằng chuyến viếng thăm  của ông Trọng là một thông điệp sai lầm vì Việt Nam vẫn chưa thực hiện đúng vấn đề nhân quyền.

Ông John Sifton, chuyên gia Châu Á của tổ chức Human rights Watch phát biểu rằng ông không nghĩ là việc ông NPT được đón tiếp ở phòng Bầu dục sẽ không đưa đến được kết quả gì. Vì theo ông Sifton, tổng thống Obama đã nhiều lần lên tiếng về việc bắt giữ trái phép những tù nhân chính trịc ở Việt Nam nhưng có vẻ như vấn đề này không được cải thiện.
.
___
.
Từ Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ‘lấy lại uy tín’?
    VOA | 2015-07-07
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Phó tổng thống Joe Biden trưa nay (giờ Washington) sẽ tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục.

Theo các nhà phân tích, việc Tổng thống Mỹ gặp người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là điều chưa có tiền lệ, vì trên danh nghĩa, tổng bí thư không phải là nguyên thủ quốc gia, nhưng trong thể chế độc đảng của Việt Nam hiện nay, trên thực tế, ông Trọng là người có quyền hạn lớn nhất.

Tiến sỹ Jonathan London, một chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ từ Hong Kong, nhận định với VOA Việt Ngữ về chuyến thăm mang tính biểu tượng này:

“Chuyến đi này mang một tầm quan trọng thực tiễn. Đó là một dịp, một cơ hội để cho hai lãnh đạo hai nhà nước và tất nhiên là Tổng bí thư của Việt Nam, hiểu lẫn nhau nhiều hơn, sâu hơn. Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là động thái của Trung Quốc ở biển Đông là một và thứ hai là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, thì quyền lợi giữa hai nước Việt Nam và Mỹ đang dần dần gần nhau hơn bao giờ hết. Và vì thế, dù có những trở ngại nhất định, trong đó có nhân quyền, nhưng chúng ta đang chứng kiến hai nước Mỹ và Việt Nam đã cùng nhau đến một nơi có quyền lợi của cả hai bên. Với sự có mặt của ông Bill Clinton vừa rồi ở Việt Nam, và việc ông Nguyễn Phú Trọng gặp tổng thống và phó tổng thống Mỹ sẽ là một cơ hội rất tốt và thực sự có ý nghĩa cho đất nước Việt Nam, đặc biệt là việc giao thương giữa Việt Nam với Mỹ.

Tin cho hay, Tổng thống Obama sẽ thảo luận với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cách thức củng cố thêm nữa mối quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ, với nền tảng là những thành quả đã đạt được kể từ khi hai nước cựu thù bình thường hóa quan hệ song phương 20 năm trước.

Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận một số các vấn đề khác như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhân quyền và hợp tác quốc phòng.

Dù biển Đông không được đề cập tới trong thông cáo chính thức về chuyến công du của ông Trọng tới Mỹ, các nhà quan sát cho rằng vấn đề hiện gây căng thẳng trong khu vực này không thể không nằm trong nghị trình thảo luận.

Nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước cho rằng chuyến thăm mang tính lịch sử tới Mỹ sẽ giúp ông Trọng “lấy lại uy tín đã đánh mất trong lòng dân chúng” vì mối quan hệ với Trung Quốc.

Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên nhóm tư vấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhận định với VOA Việt Ngữ.

“Mỹ bất chấp các nghi lễ ngoại giao và Tổng thống Obama sẵn sàng tiếp ông Nguyễn Phú Trọng. Đó là một cử chỉ hết sức là thiện chí để thúc đẩy Việt Nam nhanh chóng nắm lấy cơ hội này nhằm thoát khỏi vòng kìm tỏa của Trung Quốc, đáp ứng nguyện vọng sâu xa và mãnh liệt của cả dân tộc. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng làm được điều đó, thì chính ông ta sẽ phần nào lấy lại được những uy tín mà ông đã bị đánh mất do thái độ nhu nhược và hèn nhát trước Trung Quốc từ xưa tới nay”.

Giáo sư Tương Lai nói thêm rằng nếu ông Trọng “bắt tay với những ai giúp Việt Nam chống lại áp lực của Trung Quốc thì sẽ được nhân dân ủng hộ, và sẽ trở thành một nhân vật thúc đẩy lịch sử”.

“Còn nếu làm ngược lại, cố tình làm chậm quá trình vào TPP, cố tình hòa hoãn, đu dây để mà ‘móc’ vào những cam kết nào đó có thể có với Trung Quốc trong những chuyến đi vừa qua, thì kẻ đó sẽ trở thành tội đồ của lịch sử”, ông Tương Lai nói thêm.

Trước khi đi Mỹ, hồi tháng Tư vừa qua, nhà lãnh đạo đảng 71 tuổi của Việt Nam đã sang Trung Quốc, và đã nhấn mạnh tới “chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc”.

Các nhà quan sát nhận định với VOA Việt Ngữ rằng việc Trung Quốc năm ngoái đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình, cộng với các hoạt động lấp đất, lấn biển và xây đảo rầm rộ đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam chịu nhiều áp lực phải ngả về Mỹ để làm đối trọng trong mối quan hệ với Bắc Kinh.

Blogger Lê Anh Hùng, người từng nhiều lần xuống đường phản đối Trung Quốc thời gian qua, bày tỏ kỳ vọng rằng chuyến thăm Mỹ của ông Trọng sẽ giúp Hà Nội dần thoát khỏi cái bóng của nước láng giềng phương Bắc. Anh Hùng nói:

“Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, Trung Quốc không thèm che giấu tham vọng của họ ở trên biển Đông, và Việt Nam không có đồng minh nào khả dĩ để có thể dựa vào để đối đầu với những tham vọng và những cuồng vọng của Trung Quốc thì không chỉ tôi mà rất nhiều người Việt Nam đặt rất nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm này, đem lại hy vọng cho người Việt Nam là có thể thoát khỏi ảnh hưởng về chính trị, mà còn thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt kinh tế. Đây là một bước đột phá mang tính chất biểu tượng và chúng ta có quyền kỳ vọng nhiều vào quan hệ Việt – Mỹ nhân chuyến thăm lần này của ông Nguyễn Phú Trọng”.

Trong một bài bình luận đăng trên tờ The Diplomat, nhà phân tích Vũ Hồng Lâm từ Trung Tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương viết rằng chuyến thăm của ông Trọng sẽ làm “tăng tính chính danh của chính quyền cộng sản”, và sẽ “gây nên chia rẽ về chính trị và chiến lược”.

Nhà nghiên cứu này cho rằng cán cân quyền lực sẽ “nghiêng về phe cải cách” và “phe bảo thủ đang bị lấn át”.

Hai nhà nghiên cứu Ernest Bower và Phương Nguyễn từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cũng có cùng quan điểm với ông Lâm.

Viết trên trang web của viện nghiên cứu có uy tín ở thủ đô Washington DC, hai nhà phân tích này cho rằng “một chuyến công du tốt đẹp tới Washington sẽ củng cố lập trường của giới đảng viên có tư tưởng thực tiễn muốn tăng cường an ninh quốc gia cho Việt Nam”.

Trong khi đó, khác với nhiều người, anh Lã Việt Dũng, một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam, cho biết anh không kỳ vọng nhiều vào chuyến đi của ông Trọng. Anh nói:

“Ông Nguyễn Phú Trọng là người rất là bảo thủ ở Việt Nam. Ông ấy cũng ở cuối nhiệm kỳ của đảng rồi nên tôi nghĩ ông ấy không tạo được quá nhiều sự thay đổi. Chuyến đi Mỹ của ông ấy thì đánh bóng, tạo ra tính chính danh của Đảng Cộng sản nhiều hơn, ở chỗ có vẻ như nước Mỹ sẽ chấp nhận chế độ Cộng sản ở Việt Nam. Thú thật là tôi không kỳ vọng gì ở chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ cả. Nhiều người nói rằng là sẽ có hy vọng về TPP hay là có hợp tác chiến lược lâu dài giữa Việt Nam và Mỹ được trao đổi trong chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng tôi nghĩ rằng chuyến đi này mang tính hình thức nhiều hơn, chứ không mang tính thực tế”.

Trả lời các phóng viên nước ngoài trước khi sang Mỹ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Obama sẽ là “cơ hội để cho hai bên có một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành về những điểm khác biệt”.

Một ngày trước cuộc gặp, hôm 6/7, 9 các dân biểu Hoa Kỳ đã gửi thư tới ông Obama trong đó, đề nghị ông đề cập tới vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp với ông Trọng cũng như yêu Hà Nội trả tự do cho 10 tù nhân lương tâm.  

Chưa rõ là ông Obama sẽ thảo luận ra sao về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhưng bấy lâu nay, các quan chức Mỹ đều nhấn mạnh rằng đây là vấn đề còn gây trở ngại cho mối quan hệ giữa hai nước.

Ông Trọng sẽ kết thúc chuyến công du lịch sử tới Mỹ vào ngày 10/7 sau khi có các cuộc gặp với quan chức nước chủ nhà cũng như trao đổi với giới doanh nhân nước này.
.
___
.
Việt Nam đang tái cân bằng chiến lược, xoay sang Hoa Kỳ?
    Hoài Hương-VOA | 2015-07-07
Một chuyên gia về Việt Nam đã đặt câu hỏi “Có phải Việt Nam đang tái cân bằng chiến lược, xoay trục sang Hoa Kỳ?” trong một bài viết đăng trên báo The Diplomat hôm 6/7, giữa lúc Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khởi sự chuyến công du chính thức tới thăm Washington.

Giáo sư Carl Thayer trích các nguồn tin ngoại giao nói rằng Việt Nam đã dồn nỗ lực vận động để vượt qua được một số khó khăn về nghi thức, Hà Nội kiên trì vận động để dược Tổng Thống Barack Obama đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Tòa Bạch Ốc, trong khi với tư cách Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trọng không có người “tương nhiệm” trong hệ thống chính trị Mỹ.

Theo các nguồn tin ngoại giao, Tổng Bí thư Trọng sẽ được Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc, sau đó Tổng thống Obama sẽ tham gia các cuộc thảo luận. Có tin cho biết ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ gặp bà Hillary Clinton, nhân vật có triển vọng nhất có thể được đề cử làm ứng viên của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới.

Giáo sư Thayer nhận định rằng cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư Trọng và Tổng thống Obama có ý nghĩa đặc biệt, và bất cứ sự đồng thuận nào mà hai ông đạt được trong lần gặp gỡ này sẽ đặt nền móng cho quan hệ Mỹ-Việt giữa lúc hai nước trải qua một giai đoạn chuyển tiếp chính trị, với thay đổi nhân sự ở cấp lãnh đạo cao nhất.

Năm 2013, Tổng thống Obama và vị tương nhiệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Hiệp định Đối tác Toàn diện. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng. Đây sẽ là văn kiện chủ yếu làm khung cho các quan hệ song phương, trong bối cảnh Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm 2016, thông qua chiến lược trong 5 năm tới.

Trong khi đó Việt Nam coi cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một động thái công nhận vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị Việt Nam, và chuyến đi sẽ dọn đường cho các chuyến công du của các nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trong tương lai.

Báo Washington Post hôm 3 tháng 7 đăng bài góp ý của Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Hoàng Bình Quân, nói rằng chuyến công du Mỹ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “là tín hiệu cho thấy sự tôn trọng của Mỹ đối với lựa chọn về thể chế chính trị của Việt Nam."

Về vấn đề này, một nhà đấu tranh để dân chủ hoá Việt Nam đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, nhận định:

“Chúng ta không nên quên rằng trong hai lần Tổng thống Mỹ tiếp nhân vật cao cấp nhất Việt Nam, lần Tổng thống Bush tiếp ông Nguyễn Minh Triết, và lần này Tổng thống Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, thì chúng ta đều thấy là chính quyền Mỹ đã tiếp các nhà hoạt động chính trị bất đồng chính kiến. Lần này thì Hội đồng An ninh Quốc gia đã tiếp đại diện của ba tổ chức chính trị, trong đó có một tổ chức chính trị mà người sáng lập và lãnh đạo hiện có mặt tại Sài Gòn (Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập Tập họp vì nền Dân chủ ở Việt Nam). Thành ra Mỹ đã gửi đi một thông điệp có hai nội dung. Một nội dung là công nhận Đảng Cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam, và một nội dung thứ hai là ủng hộ những tiếng nói đối lập. Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới đây thì chắc chắn Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện việc ủng hộ này, và tôi nghĩ rằng đây là một cánh cửa mở ra cho lực lượng đối lập chính trị hoạt động trong thời gian tới ở Việt Nam.”

Hãng tin AP tường thuật rằng vấn đề nhân quyền vẫn là một khó khăn chủ yếu, giữa lúc chiến dịch đàn áp giới bất đồng ở Việt Nam tác động tới sự ủng hộ chính trị tại quốc hội Hoa Kỳ cho tiến trình thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, mà các chuyên gia cho là không những mang lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam, mà còn phục vụ các lợi ích an ninh của Việt Nam, trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt:

“Việt Nam chắc cũng đã thấy được cái điều này và chắc chắn là họ cũng sẽ tìm cách để mà thay đổi cái chính sách để có thể hoà nhập vào cái chính sách chung của vùng Thái Bình Dương về mặt kinh tế là TPP và về mặt an ninh quốc phòng mà tôi nghĩ sau Đại Hội 12 chúng ta có thể thấy nó hiện ra rõ hơn.”

AP dẫn lời ông John Sifton, đại diện của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ở Washington, nói rằng Tổng thống Obama nên được hoan nghênh vì đã tiếp tục gây sức ép với Hà Nội, đòi phóng thích tù chính trị, tôn trọng quyền người lao động và tự do tôn giáo, nhưng ông nói vấn đề nằm ở chỗ những đòi hỏi đó đã không được đáp ứng đúng mức.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris, và là một nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo và Phật giáo Việt Nam, nói ông đồng ý với quan điểm đó. Ông nói Hoa Kỳ muốn giúp thì nên nghĩ tới 90 triệu dân hơn là chỉ nghĩ tới chế độ đương quyền hiện nay. Ông nói tiếp:

“Ngoại giao thì dĩ nhiên bao giờ nó cũng xảy ra giữa các nhà lãnh đạo, nhưng mà dưới các nhà lãnh đạo thì các tầng lớp nhân dân rất là lớn, tự do thì hoàn toàn không có… Thành ra có thể nói rằng nhân quyền chỉ là một cái mộng ước thôi, chứ còn trong thực tại Việt Nam thì tuyệt đối không hề có sự tôn trọng nhân quyền, chẳng những thế mà còn đàn áp một cách khốc liệt các tôn giáo ở Việt Nam.”

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa từng bị cầm tù vì những hoạt động đấu tranh đòi dân chủ trong nước, nhận định là muốn có dân chủ bền vững, Việt Nam phải thay đổi thể chế chính trị:

“Phải mở rộng tự do dân chủ cho nhân dân, công nhận những cái quyền căn bản của người dân, và sau cùng là phải công nhận cái hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng thì đất nước Việt Nam mới thực sự có dân chủ vững bền.”

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng tình hình trên thế giới đã thay đổi với các yếu tố địa chính trị mới, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục chính sách bành trướng đi kèm với những hành động gây hấn ở Biển Đông, thì có những lợi ích của hai bên đang hội tụ về môt điểm. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt:

“Tôi nghĩ rằng cái tình hình Việt Nam đã bước sang một cái giai đoạn mới và quan hệ Việt-Mỹ cũng bước sang một giai đoạn mới. Chúng ta hy vọng rằng Việt Nam sẽ phải thực hiện cái đổi mới mà quốc tế gọi là đổi mới Hai, tức là đổi mới về văn hoá và chính trị, sau cái đổi mới Một về kinh tế.”

Giáo sư Thayer nói trong bối cảnh hệ thống làm quyết định tại Việt Nam luôn bị che lấp dưới màn bí mật. Giới phân tích quốc tế cho rằng có hai phe cánh trong Bộ Chính trị, một bên có lập trường bảo thủ, trong đó có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và phe cải cách, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật được tin là đang tìm cách thắt chặt các quan hệ kinh tế và có thể cả quan hệ an ninh với Hoa Kỳ.

Theo Giáo sư Thayer thì sự khác biệt quan điểm trong các phe phái trong nội bộ Bộ Chính trị phức tạp hơn thế, vì không chia rõ rệt thành hai phe, phe thân Trung Quốc và phe thân Mỹ, mà khác biệt chủ yếu dựa trên sự đánh giá và quan hệ với các cường quốc phải như thế nào để đừng phương hại tới các lợi ích của quốc gia.

Nguồn: The Diplomat, The Washington Post, VOA Interview
.
___
.
.
___
.
Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ
    Lê Hồng Hiệp Gửi tới BBC từ Singapore | 2015-07-06
Ngày mai, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ. Chuyến thăm sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương vì ông Trọng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng thăm chính thức Washington.

Một số nhà bình luận có thể cho rằng vì ông Trọng là lãnh đạo Đảng chứ không phải nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ nên chuyến thăm chỉ mang ý nghĩa biểu tượng là chính. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn có thể giúp xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và mở đường cho các hợp tác có ý nghĩa hơn giữa hai cựu thù trong tương lai.

Chuyến thăm của ông Trọng sẽ được phía Mỹ đáp lại bởi chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội dự kiến vào cuối năm nay. Đây là một trong số những sự kiện đáng chú ý nhằm đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương.

'Đối tác toàn diện'

Sự phát triển quan hệ giữa hai cựu thù thời Chiến tranh Lạnh đã khiến nhiều người ngạc nhiên.

Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2014, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 28,66 tỉ đô la, chiếm khoảng một phần năm tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tới năm 2014, Mỹ cũng đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 10 tỉ đô la.

Về quan hệ chính trị và chiến lược, hai nước đã thiết lập một mối quan hệ “đối tác toàn diện” vào năm 2013.

Một xu hướng đáng chú ý trong quan hệ song phương là tầm quan trọng ngày càng tăng của các động lực địa chiến lược. Chắc chắn là sự phát triển quan hệ giữa hai bên kể từ sau bình thường hóa năm 1995 đã luôn được định hình một phần bởi các tính toán chiến lược của hai bên.

Tuy nhiên, trước khoảng năm 2010, sự phát triển đó chủ yếu được thúc đẩy bởi các động lực kinh tế và chính trị, đặc biệt là mong muốn của Việt Nam trong việc tận dụng thị trường, vốn và công nghệ của Hoa Kỳ để hiện đại hóa đất nước, cũng như ý định ngầm của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy một nước Việt Nam tự do và dân chủ hơn.

Kể từ năm 2010, mặc dù các động lực này vẫn còn phù hợp, nhưng các lý do chiến lược dường như ngày càng chiếm ưu thế.

Lý do đơn giản là vì hai bên ngày càng nhận thức rõ mối đe dọa gia tăng mà một Trung Quốc đang trỗi dậy đang đặt ra cho các lợi ích chiến lược của hai bên, nhất là tại Biển Đông.

Cũng cần nhớ rằng các động lực chiến lược đã từng đẩy hai bên rời xa nhau.

Thời kỳ 1945-46, Chủ tịch Hồ Chí Minh của một nước Việt Nam mới giành được độc lập đã nhiều lần gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman nhằm tìm kiếm sự hẫu thuẫn của Washington khi ông nhìn thấy sự xung đột giữa nước cộng hòa non trẻ với các lực lượng thực dân Pháp đang quay trở lại là điều không thể tránh khỏi.

“Dân tộc Việt Nam chúng tôi […] chỉ mới bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước. Chúng tôi cần an ninh và tự do […]. Sự an ninh và tự do này chỉ có thể được đảm bảo bởi nền độc lập của chúng tôi khỏi bất kỳ cường quốc thực dân nào, và sự tự do trong hợp tác với tất cả các cường quốc khác. Chính vì niềm tin vững chắc này mà chúng tôi đề nghị Hoa Kỳ, trong tư cách là người bảo vệ và ủng hộ Công lý Thế giới, có một bước đi vững chắc nhằm ủng hộ sự độc lập của chúng tôi”. Ông Hồ đã viết như vậy trong một bức thư gửi Tổng thống Truman đề ngày 16/02/1946.

Tuy nhiên, lời kêu gọi của ông Hồ đã không được Mỹ hồi đáp.

Trong những năm tháng định hình Chiến tranh Lạnh đó, áp lực của Pháp cũng như nỗi sợ về sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản vào Đông Nam Á dường như là những nhân tố chính lý giải cho sự thờ ơ của Mỹ đối với các đề nghị của ông Hồ.

Hơn nữa, xét về mặt chiến lược, việc Trung Quốc vẫn đang chìm trong nội chiến và chưa vươn lên thành một mối đe dọa an ninh rõ ràng đối với các lợi ích của Mỹ đã càng làm giảm tầm quan trọng địa chiến lược của một nước Việt Nam độc lập.

Hệ quả là hai nước đã bị các cơn sóng dồn dập của căng thẳng Chiến tranh Lạnh kéo xa nhau ra và cuối cùng vướng vào một cuộc xung đột vũ trang kéo dài và đẫm máu.

Thế nhưng 70 năm sau, quang cảnh địa chính trị khu vực đã thay đổi sâu sắc và hai cựu thù giờ đây đang rất muốn củng cố quan hệ song phương để đối phó với các thách thức an ninh mới.

Mối lo trước Trung Quốc?

Sự thay đổi quan trọng nhất chắc chắn là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Những năm 1940, một Trung Quốc suy yếu và bị chia rẽ hầu như không phải là một mối đe dọa đối với Việt Nam, và càng không phải là một mối đe dọa đối với các lợi ích của Hoa Kỳ ở Viễn Đông.

Nhưng giờ đây, trong khi một Trung Quốc hùng mạnh và hung hãn hơn trên Biển Đông đang là một mối quan ngại chính ở Hà Nội thì Washington cũng đang cảm thấy bất an trước việc Bắc Kinh theo đuổi quyết liệt một vị thế toàn cầu áp đảo hơn, điều theo thời gian chắc chắn sẽ lật đổ vị thế cường quốc dẫn đầu của Hoa Kỳ.

Do đó, hợp tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam đã được củng cố trong những năm gần đây, với bước đi lớn đầu tiên là bản Ghi nhớ về quan hệ quốc phòng ký năm 2011.

Các chỉ dấu khác của sự xích lại gần nhau giữa hai bên về mặt chiến lược còn có việc Mỹ cam kết năm 2013 sẽ cung cấp cho Việt Nam 18 triệu đô la để tăng cường năng lực hàng hải và mua các tàu tuần tra, cũng như quyết định của Mỹ vào tháng 10 năm 2014 nhằm dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Đầu tháng này, hai nước cũng đã công bố một bản “Tuyên bố tầm nhìn chung” nhằm củng cố quan hệ quốc phòng và làm cho mối quan hệ “đối tác toàn diện” thêm phần thực chất. Bất chấp những bước tiến này, hợp tác chiến lược song phương hiện tại vẫn còn khiêm tốn, và vẫn còn nhiều dư địa để nâng cấp trong tương lai.

Do đó, có thể nói, các động lực trong tam giác chiến lược Mỹ - Trung – Việt đã bước vào giai đoạn thứ ba trong một chu kỳ vòng tròn. Những năm 1950 và 1960, Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác để chống lại Mỹ.

Đến thời kỳ 1970 và 1980, Trung Quốc chuyển sang cộng tác với Mỹ để kiềm chế Việt Nam. Giờ đây, sóng đã đổi chiều khi Mỹ và Việt Nam đang tăng cường quan hệ chiến lược với Trung Quốc là đối thủ chung trong tâm trí của mình.

Như Lord Palmerston đã từng nói một câu nổi tiếng: “Chúng ta không có đồng minh vĩnh viễn, chúng ta cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chúng ta chỉ có các lợi ích vĩnh viễn”, Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như Trung Quốc, đang theo đuổi các lợi ích của mình, và khi lợi ích thay đổi, các “đồng minh” và “kẻ thù” cũng thay đổi.

Trung Quốc không nên oán trách các quốc gia khác vì những gì mà Bắc Kinh cảm nhận như là những diễn tiến chiến lược “thù địch” hay “chống Trung Quốc” trong khu vực.

Như việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên Trường Sa cho thấy, chính Trung Quốc đã kích hoạt các diễn tiến địa chính trị này, và vì thế cũng chỉ có Trung Quốc mới có thể đảo ngược lại những diễn tiến đó theo hướng có lợi cho mình.

Trong bối cảnh việc Trung Quốc tiếp tục hung hăng theo đuổi lợi ích của mình, nhất là trên Biển Đông, chưa có dấu hiệu thuyên giảm, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu sự xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington vẫn tiếp tục tiếp diễn bất chấp sự khó chịu từ Bắc Kinh.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp là nghiên cứu viên khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, và là giảng viên của Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM..
___
.
HD-981 và ba mũi giáp công của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam
    Trọng Nghĩa  | 2015-07-06
Ngày 25/06/2015, Bắc Kinh bất ngờ sử dụng trở lại biểu tượng của thái độ quyết đoán của Trung Quốc đối với Việt Nam tại Biển Đông : Giàn khoan nước sâu HD-981. Giàn khoan mà Trung Quốc đã cho hạ đặt trong vùng thềm lục địa của Việt Nam vào tháng Năm năm 2014, lần này cũng được đưa xuống Biển Đông, hướng về phía Việt Nam, nhưng nằm sát khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Đối với giới phân tích, mục tiêu hù dọa Việt Nam của Trung Quốc quả thật đã rõ ràng, vì hành động di chuyển giàn khoan được tiến hành và loan báo đúng vào thời điểm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị đi Mỹ, trong một chuyến đi được đánh giá là lịch sử, có khả năng đưa quan hệ Hà Nội - Washington chuyển sang một giai đoạn mới, điều mà Bắc Kinh không hề mặn mà.

Ý nghĩa gây sức ép lại càng mạnh hơn trong bối cảnh Trung Quốc, bất chấp những lời phản đối của quốc tế, vẫn tiếp tục xúc tiến các công trình xây cất trên các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp lên từ những bãi ngầm hay rạn san hô ở vùng quần đảo Trường Sa, những thực thể mà họ đã đánh chiếm từ tay Việt Nam và Philippines hàng chục năm trước đây. Điểm hệ trọng là Bắc Kinh đang cho xây dựng những cơ sở có thể dùng vào mục tiêu quân sự trên các đảo nhân tạo đó.

Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long (Đại học Maine Hoa Kỳ) đã ghi nhận ý đồ của Trung Quốc muốn hù dọa Việt Nam khi cho di chuyển giàn khoan HD-981 xuống gần Việt Nam, bên cạnh hai mục tiêu khác là : (1) thăm dò phản ứng của Việt Nam ; (2) đánh lạc hướng dư luận thế giới đang chú mục vào việc Trung Quốc xây căn cứ quân sự tại Trường Sa.

Hù dọa để Việt Nam không xích lại gần Mỹ

Điều khiến Bắc Kinh quan ngại là Việt Nam có thể thắt chặt thêm quan hệ với Mỹ nhân chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, và theo Giáo sư Long, mục tiêu hù dọa đó sẽ thất bại. Thậm chí, như nhận xét của hãng tin Anh Reuters, việc Trung Quốc viện đến giàn khoan HD-981 còn có tác dụng củng cố thêm ý muốn siết chặt quan hệ với Mỹ của Việt Nam.

Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, sự chuyển dịch của giàn khoan HD-981 đã nêu bật tình trạng Việt Nam đang phải chịu đến ba « mũi giáp công của Trung Quốc ; hai mũi trên Biển Đông là các cứ điểm quân sự đã và đang hoàn thành của Trung Quốc trên Biển Đông đặt ở hai vị trí yết hầu là Hoàng Sa và Trường Sa, và mũi thứ ba trên bộ là từ vùng biên giới với Cam Bốt ở phía Tây nam Việt Nam.

Chiến lược chung của Trung Quốc, tuy nhiên, theo giáo sư Long, lại là « giương đông kích tây », gây huyên náo tại vùng biên giới Việt Nam-Cam Bốt, đưa giàn khoan xuống gần Vịnh Bắc Bộ để thu hút sự chú ý của mọi người, trong lúc vẫn im lìm tiến hành xây dựng căn cứ quân sự tại vùng Trường Sa, đặt khu vực và thế giới vào tình thế sự đã rồi khi Trung Quốc hoàn tất công việc của mình.

Để đối phó với mưu toan áp đặt sự đã rồi của Trung Quốc trên Biển Đông, ngoài việc phải vận động công luận trong và ngoài nước, Giáo sư Long cho rằng Việt Nam cần mạnh dạn tham gia các cuộc tuần tra chung trên Biển Đông, cùng với các nước khác như Mỹ, Nhật, Úc ...

HD-981 hiện gần Việt Nam hơn năm 2014

Ngô Vĩnh Long : Theo một số bài báo, tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2015 thì giàn khoan Hải Dương 981 đã được neo ở cách đường ranh giới phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc khoảng 1 hải lý. Nếu đúng, thì vị trí của giàn khoan kỳ này gần đất liền Việt Nam hơn rất nhiều so với điểm Trung Quốc đã đặt giàn khoan này vào tháng 5 năm 2014.

Tôi nghĩ Trung Quốc họ muốn trêu chọc Việt Nam. Nếu chia từ Hải Nam đến Việt Nam, thì trong vùng Vịnh Bắc Bộ, nó nằm 1 hải lý về phía bên Trung Quốc chứ chưa nằm bên phía Việt Nam.

Ba mục đích : Gài bẫy, đánh lạc hướng, hù dọa

Ngô Vĩnh Long : Theo tôi, Trung Quốc để giàn khoan ở đó để nhử, nếu Việt Nam phản ứng thì họ sẽ nói : « Thấy không ? Mình đang neo cái giàn khoan này ở trong vị trí của đất mình, mà bọn Việt Nam lại la lối um xùm ! ».

Rồi nếu các nước khác ủng hộ Việt Nam, thì Trung Quốc cũng nói là mọi người đều xúm lại bắt nạt Trung Quốc, Trung Quốc là một nạn nhân, Trung Quốc không thể để cho bị bắt nạt mãi, cho nên Trung Quốc phải cứng rắn hơn !

Tôi nghĩ đó cũng là lý do vì sao Trung Quốc mới ra cái đạo luật bảo vệ an ninh quốc gia, nói rằng Trung Quốc không thể bị bắt nạt mãi, nếu ai bắt nạt họ thì họ sẽ phải cứng rắn hơn, sẽ dùng võ lực đánh các nước khác để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc... Vấn đề đưa giàn khoan vào sát gần Việt Nam là một cái cớ để đưa ra luật đó, và dùng luật đó như là một bước mới để lấn chiếm Biển Đông.

Mục đích thứ hai là đánh lạc hướng dư luận thế giới để Trung Quốc có thể tiếp tục hoàn tất các cơ sở quân sự trên các đạo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp ở Trường Sa.

Và mục đích thứ ba, mà tôi cho là mục đích chính, là để hù dọa Việt Nam trước chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, ngỏ hầu Việt Nam sẽ không dám siết chặt thêm quan hệ với Mỹ.

Quan hệ Việt Mỹ vẫn sẽ được siết chặt thêm

Ngô Vĩnh Long : Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ siết chặt thêm một mức mối quan hệ với Mỹ.

(1) Ông ấy là nhân vật chóp bu của đảng cầm quyền ở Việt Nam, cho nên cuộc viếng thăm Mỹ có tính cách biểu tượng rất quan trọng trong thời điểm hiện tại. Mỹ và Việt Nam muốn chứng minh rằng quan hệ giữa hai nước đang được củng cố chủ yếu là vì lợi ích của hai nước và an ninh chung của khu vực.

Đối với Mỹ, việc này gởi thông điệp đến nhiều người “chống Cộng” ở Mỹ là ý thức hệ không còn là rào cản đối với nỗ lực phát triển quan hệ giữa hai nước.

(2) Chuyến đi, dù chỉ có hai ngày, nhưng khẳng định bản Tuyên bố chung về Tầm nhìn Chiến lược mà Bô trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã ký đầu tháng Sáu năm nay (2015) và như thế sẽ giúp đưa quan hệ Việt-Mỹ tiến đến mục tiêu “đối tác chiến lược toàn diện.”

(3) Chuyến đi cũng sẽ giúp cho việc vận động dư luận Mỹ ủng hộ hiệp định “Đối tác Xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Partnership, TPP)... Nếu được thông qua, hiệp định này sẽ có lợi cho Việt Nam và Mỹ trên nhiều mặt, trong đó có việc phát triển kinh tế và củng cố an ninh cho toàn khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam đang bị 3 gọng kềm : Hoàng Sa, Trường Sa, biên giới Cam Bốt  

Ngô Vĩnh Long : Nếu chỉ tính Biển Đông, Việt Nam đang nằm giữa hai gọng kềm. Giàn khoan HD-981 chỉ là công cụ Trung Quốc xê dịch để thách thức, chứ quan trọng nhất là việc Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa, đã xây dựng cơ sở quân sự trên đó, thành lập thành phố Tam Sa trên đó để từ đó chỉ huy toàn bộ khu vực Biển Đông.

Cho nên, dù không có giàn khoan HD-981 được đẩy tới, đẩy lui, thì trên thực tế, Hoàng Sa với những cơ sở quân sự đó, đã là một cái gọng kềm gần Việt Nam nhất. Trong mấy năm qua, chúng ta đã nói nhiều lần là phải chú ý đến Hoàng Sa, một cái yết hầu của toàn Biển Đông...

Hiện nay, ngoài Hoàng Sa, Trung Quốc lại lập cơ sở quân sự trên 7 đảo ở Trường Sa, và tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ không ngừng ở đó, mà sẽ tiếp tục.

Để có thể tiếp tục, Trung Quốc đã mở một mũi (tấn công) khác : Thúc đẩy gây rối ở vùng biên giới phía Tây nam của Việt Nam, tức là vùng biên giới với Cam Bốt.

Đúng là Việt Nam đang bị “3 mũi giáp công” của Trung Quốc, hai mũi từ biển (Hoàng Sa, Trường Sa) và một mũi từ đất liền, (biên giới Tây nam với Cam Bốt). Đây là chiến lược “giương đông kích tây” của Trung Quốc.

Báo chí gần đây có nói đến sự cố ở cột mốc 203 ở biên giới Tây Nam... Tôi nghĩ đây không phải là vấn đề ngẫu nhiên. Những nhà nghiên cứu vấn đề dọc biên giới Việt Nam đã thấy là trong mấy tháng gần đây căng thẳng đã có ở hầu như gần hết tuyến biên giới giữa Cam Bốt và Việt Nam trong khi Trung Quốc đang bồi đắp các bãi chìm ở Trường Sa và xây dựng các căn cứ quân sự.

Chiến lược giương đông kích tây

Thành ra Trung Quốc rõ ràng là có chiến lược giương đông kích tây, làm cho nhiều người không hiểu là mục đích chính của Trung Quốc là gì. Theo tôi, đó là tiếp tục xây căn cứ ở Trường Sa,

Các căn cứ này có cảng nước sâu có thể giấu tàu ngầm ở đó, có ăng ten liên lạc vệ tinh, có tháp radar, v.v.

Việc quân sự hóa các đảo nhân tạo này không những là đe dọa đối với Việt Nam và các nước nhỏ khác trong khu vực mà còn là thách thức đối với những nước ngoài khu vực, đặc biệt là đối với Mỹ.

Từ bốn, năm năm nay, Trung Quốc đã cố ý thách thức Mỹ, chĩa mũi dùi vào Mỹ, bởi vì nếu Mỹ im lặng hay nhẹ tay thì Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn lướt. Cho nên, tôi thấy phản ứng (cứng rắn) của Mỹ mấy tháng gần đây là đúng hướng, vì nếu không thì Trung Quốc sẽ cứ tiếp tục khiêu khích, cứ tiếp tục xâm chiếm.

Trung Quốc sẽ tiếp tục "tằm ăn dâu" để áp đặt "sự đã rồi"

Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ sắp tới đây Trung Quốc sẽ tiếp tục những động thái “tầm ngặm dâu” (salami slicing). Họ nghĩ rằng nếu cứ hai bước tiến, một bước lùi nhẹ nhàng, không thách thức mạnh lắm, thì họ sẽ dần dần chiếm được Biển Đông, dần dần tạo ra được tình trạng « sự đã rồi » (fait accompli).

Theo tôi, Mỹ và các đồng minh phải vận động các nước trong khu vực cùng nhau tuần tra trên Biển Đông cũng như xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang xây các căn cứ quân sự. Nếu không thì Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới coi như là Việt Nam, Mỹ, hay là các nước khác đã chấp nhận « sự đã rồi ».

Trong trường hợp đó thì Trung Quốc càng làm tới và Mỹ sẽ mất rất nhiều uy tín. Nếu Mỹ mất uy tín, Trung Quốc sẽ cứ tấn công tới. Thành ra những động thái của Mỹ như trong vài tháng nay, đặc biệt là nâng cấp hợp tác quân sự với Việt Nam, đã đi đúng hướng, và tỏ ra là Mỹ đã có thái độ rõ ràng và cương quyết.

Khi mà Mỹ đã làm việc đó rồi thì Mỹ không thể lùi được, vì lùi sẽ bị xem là con hổ giấy, khiến cho các nước khác trong khu vực, kể cả Việt Nam, nói rằng Mỹ không đáng tin cậy. Và như vậy thì Mỹ, vốn đã tốn rất nhiều công, sẽ không được gì.

Cho nên tôi nghĩ rằng quan hệ Mỹ-Việt sẽ càng ngày càng được siết chặt, việc mời ông Nguyễn Phú Trọng là một biểu tượng, để cho thấy rằng hai bên sẵn sàng bỏ qua vấn đề ý thức hệ, hay tạm gác những vấn đề chưa đồng ý, để có thể cùng nhau bảo vệ lợi ích của nhau, cũng như của những nước khác trong khu vực.

Việt Nam đã bắt đầu có tiếng nói rõ ràng và kiên quyết hơn

Ngô Vĩnh Long : Ba tờ báo Việt Nam như Vnexpress, Vietnamnet, Giáo Dục Việt Nam, dường như mỗi tuần đều có bài nói về vấn đề Biển Đông. Ngoài ra ; vừa qua có một bộ phim 5 tập, được chiếu ở Việt Nam rồi được đưa lên Youtube và một vài chỗ khác. Rõ ràng là Chính phủ Việt Nam nghĩ rằng bây giờ phải tích cực vận động quần chúng trong nước. Và dư luận thế giới, vì bây giờ cũng có nhiều bài của một số người trong nước, viết bằng tiếng Anh, gởi đăng trên các báo nước ngoài.

Tôi thấy rằng Việt Nam đang có tiếng nói rõ ràng và cương quyết, và điều đó rất quan trọng vì Việt Nam có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực Biển Đông, nếu Việt Nam không lên tiếng thì khó có thể giúp các nước như Mỹ vận động quần chúng họ để ủng hộ Việt Nam, để bảo vệ quyền lợi các nước xung quanh Biển Đông.

Nên tuần tra chung với Mỹ, Nhật, Philippines ....

Trước mắt, Việt Nam nên tham gia các hoạt động tuần tra chung với Mỹ, Nhật, Úc, Phillippines, Ấn độ, Hàn Quốc, trên Biển Đông. Nếu một mình Việt Nam thì khó có thể bảo vệ lợi ích của Việt Nam, mà Việt Nam tuần tra một mình, thì Trung Quốc có thể tạo các sự cố, rồi lại bắt nạt Việt Nam.

Nhưng nếu Việt Nam tham gia các hoạt động tuần tra chung với các nước như tôi vừa kể, thì tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ phải e dè. Họ có thể đánh một nước như Việt Nam hay Philippines được, nhưng khó có thể đánh những nước lớn khác mà không bị thiệt thòi.
.
___
.
Kỳ vọng gì ở chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok | 2015-07-06
Dư luận tiếp tục chú ý đến hiệu quả thực sự của chuyến công du của tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam- Nguyễn Phú Trọng, sang Hoa Kỳ trong những ngày này.

Ngoài một số ý kiến nêu ra các tiến triển đạt được trong quan hệ Việt- Mỹ sau 20 năm bình thường hóa; nhiều người khác vẫn cho rằng còn quá sớm để nói đến kết quả của chuyến đi. Thậm chí có ý kiến còn thẳng thừng cho là không đánh giá cao về chuyến đi này.

Hồi hộp chờ đợi!

Trước khi lên đường sang Hoa Kỳ, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Mỹ ngay tại trụ sở Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vào chiều ngày 3 tháng 7 vừa qua.

Theo nhiều người thì dù trong bài trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Phú Trọng có thừa nhận vai trò của Hoa Kỳ trong tình hình hiện nay ở khu vực Biển Đông nhưng nhiều vấn đề quan trọng khác cũng mang tính chung chung như lâu nay.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một trí thức gần đây có nhiều bài viết phản biện về chủ thuyết Mác- Lê Nin và đường lối của đảng cộng sản Việt Nam, nói về quan tâm đối với chuyến công du Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng cũng như đánh giá về khả năng có thay đổi gì nơi nhân vật này:

“Nói chung chuyện này cả nước đang hồi hộp theo dõi thôi, cũng chưa biết thế nào! Tại vì ông Trọng trong một thời gian dài vừa rồi tỏ ra là con người gắn kết với Trung Quốc, ông tỏ ra kiên trì (với) chủ nghĩa Mác- Lê Nin, ông tỏ ra là con người như ở đây người ta xếp vào loại ‘bảo thủ’. Không biết có gì xui đẩy ông để như thế nào!? Thành ra hiện nay người ta cũng đang còn theo dõi thôi, chứ còn những lời phát biểu của ông mà tôi nghe được cũng chỉ nói chung chung thôi; chưa có gì để chứng tỏ ông ta trở cờ cả. Vì ‘cờ’ và ngọn gió của ông Trọng thì từ trước đến nay trong nước đều cho ông thuộc nhóm bảo thủ. Nhất là trong vụ 100 năm ngày sinh ông Nguyễn Văn Linh vừa rồi. Tôi theo dõi thì thấy ông Trọng ca ngợi ông Linh hết điều về những điều mà người ta cho rằng ông Linh là người bảo thủ ví dụ như kiên trì đường lối Mác- Lê nin, không bao giờ chấp nhận tam quyền phân lập, không thể chấp nhận đa nguyên- đa đảng; và vấn đề nhân quyền chẳng hạn thì mấy hôm nay cũng chưa thấy có chuyển biến gì cả. Thành ra trong nước cũng phập phồng theo dõi thôi, chưa dám đánh giá gì cả.”

Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang cũng bày tỏ một tâm trạng hồi hộp tương tự của giáo sư Nguyễn Đình Cống; đồng thời cũng có những nhận định về tình thế hiện nay của Việt Nam:

“ Hiện nay tình hình Biển Đông sôi sục; trước tình thế như vậy ban lãnh đạo Việt Nam không thể nào giữ nguyên lập trường mà người dân mỉa mai là ‘lập trường Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc’ được. Và phải có cái gì đó để thể hiện để còn giữ được chút gì trong cái gọi là ‘niềm tin’ của nhân dân. Họ cố tình giữ cho được cái đó, chứ nếu không giữ được thì sẽ bùng phát những chuyện rất lớn và có thể đổ ngay trong ngày một ngày hai. Do đó họ phải có chính sách chìa bàn tay ra nắm lấy bàn tay của Mỹ và của một số các quốc gia khác đã chìa ra để hợp tác trong vấn đề Biển Đông, khống chế tham vọng ngông cuồng và nguy hiểm của Trung Quốc.”

Phó giáo sư Vũ Tường thuộc Đại học Oregon, Hoa Kỳ trong bài viết tựa đề ‘Chính trị Việt Nam qua chuyến đi Mỹ của ông Trọng” đăng trên BBC nêu rõ “Xin phép được tiết lộ trước kết luận của bài viết: Nói chung chúng tôi không đánh giá cao chuyến đi của ông Trọng”.

Hy vọng nơi thế hệ lãnh đạo mới!

Một luật sư hiện sống tại Canada, ông Vũ Đức Khanh thì nói rõ nếu có gì thay đổi ở Việt Nam thì chỉ có thể xảy ra vào năm tới sau khi đại hội đảng 12 kết thúc với thành phần lãnh đạo mới mà thôi.

“Thế hệ lãnh đạo mới ví dụ như thế hệ của ông phó thủ tướng Vũ Đức Đam, hay ông Phạm Bình Minh, ông Nguyễn Thiện Nhân. Những người đó được đào tạo khá cơ bản và bài bản ở các quốc gia Phương Tây. Họ đang ở trong giai đoạn bước vào Bộ Chính Trị hay đã ở trong Bộ Chính Trị như ông Nguyễn Thiện Nhân rồi. Thế hệ đó ở thời điểm mấu chốt của Việt Nam mà theo tôi nghĩ sẽ có những thay đổi rất quan trọng từ năm 2016 trở đi.”

Vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc

Trong thời gian tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang thăm Mỹ thì tại Tòa án Trọng tài thường trực ( PCA) ở La Haye, Hà Lan diễn ra phiên điều trần đầu tiên về vụ kiện do Philippines đứng đơn về đường lưỡi bò của Trung Quốc tại Biển Đông.

Nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sinh sống tại Pháp, ông Trương Nhân Tuấn, nói về diễn tiến của vụ kiện này và ý nghĩa của nó:

“Theo lịch trình, ở phiên họp đầu tiên này, Tòa sẽ làm hai việc: thứ nhứt là tuyên bố về thẩm quyền của Tòa đối với vụ kiện. Thứ hai là về sự hợp lệ của hồ sơ Phi. Dĩ nhiên là vụ kiện này có quan hệ mật thiết đối với với VN.

TQ đã tuyên bố không tham gia vụ kiện. Lập luận đáng ghi nhận của TQ qua bản tuyên bố nhằm trả lời vụ kiện :thứ nhất Tòa không có thẩm quyền vì cốt lõi của vụ kiện liên quan đến “chủ quyền lãnh thổ” mà điều này không thuộc phạm trù của Công ước Quốc tế về Biển 1982. Thứ hai vụ kiện liên quan đến vấn đề “phân chia ranh giới biển” mà điều này TQ đã bảo lưu năm 2006 ( loại trừ mọi biện pháp trọng tài có mục đích phân chia ranh giới biển).

Theo tôi, rất có thể Tòa sẽ không có thẩm quyền để phân xử ở một số điều trong hồ sơ của Phi vì các điều này liên quan đến chủ quyền cũng như một số việc phân định biển mà TQ đã bảo lưu. Nhưng ở các điều như về hiệu lực pháp lý của đường chữ U, hay một số điều liên quan các bãi đá chìm, nổi mà TQ đã chiếm và mới xây dựng, thì tuyên bố của Tòa liên quan trực tiếp đến VN. Đường chữ U chín đoạn, cũng như hành vi của TQ ở các đảo TS, là nhưng quan ngại hàng đầu của VN hiện nay.

Về mối liên quan giữa việc xây dựng một cách gấp rút các bãi đá và vụ kiện của Phi, tôi cho rằng nó có quan hệ với nhau. Hành vi xây dựng và mở rộng các bãi đá của TQ đã đặt Tòa vào việc đã rồi. Việc xây dựng của TQ có một không hai trong lịch sử thế giới.

Hành vi xây dựng đảo của TQ đã xóa hết những vềt tích, những bằng chứng, chắc chắn sẽ đưa Tòa vào thế khó xử. Theo tôi đây là hành vi cố ý của TQ. Họ muốn đặt quốc tế vào việc đã rồi. Dầu thế nào thì mọi sự mập mờ về pháp lý đều có lợi cho TQ.”

Tin cho biết đích thân ngoại trưởng Philippines, ông Albert Del Rosario dần đầu phái đoàn nước ông đến để trình bày tại phiên tòa.

Việt Nam là quốc gia bị đe dọa trực tiếp bởi tuyên bố chủ quyền gần như trọn Biển Đông của Trung Quốc; thế nhưng cho đến nay chính quyền Hà Nội vẫn chưa có những biện pháp quyết liệt như Philippines là kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế.

Ngoài những tuyên bố phản đối của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, gần đây thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị cấp cao Mê Kong- Nhật Bản tại Tokyo có phát biểu về việc Trung Quốc cải tạo, xây dựng quy mô những đảo nhân tạo ở Trường Sa. Theo ông Dũng đó là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông DOC.
.
___
.
Quan hệ Mỹ - Việt và chuyến thăm của ông Trọng
    Tiến sỹ Zachary Abuza Nhà nghiên cứu từ Southeast Asia Analytics | 2015-07-06
Vào ngày 7/7, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chưa từng có tới Hoa Kỳ.

Mặc dù ông Trọng không trực tiếp kiểm soát chính quyền, khả năng đưa ra đường lối của Đảng Cộng sản (ĐCS) là rất lớn.

Ông Trọng là người bị giằng xé giữa quá khứ và tương lai.

Hai mươi năm sau khi quan hệ ngoại giao được tái lập, nhiều người trong ĐCS vẫn nghi ngờ ý định của Hoa Kỳ trong lúc người dân Việt Nam coi quan hệ với Hoa Kỳ là quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và an ninh.

Dù Chủ tịch Trương Tấn Sang đã gặp Tổng thống Obama ở Nhà Trắng hồi tháng Bảy năm 2013, đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư ĐCS gặp Tổng thống Hoa Kỳ.

Trong nhiều năm qua, trở ngại là vấn đề nghi thức: ông Trọng là lãnh đạo đảng, không phải nguyên thủ quốc gia khiến người ta kêu gọi thống nhất hai vị trí giống như ở Trung Quốc. Nhưng Việt Nam tự hào về lãnh đạo tập thể và đã không thay đổi.

Nhưng hai nước hiểu rằng thắt chặt quan hệ là quá quan trọng và không thể để vấn đề nghi thức cản trở.

'Không đình đám'

Chuyến đi của ông Trọng được xem là không đình đám và ít lễ nghi. Nhưng một loạt ủy viên cao cấp của Bộ Chính trị đã có những chuyến thăm thầm lặng nhưng rất xây dựng tới Washington.

Mối quan hệ đang được vun đắp tại những cấp cao nhất và trong mọi lĩnh vực bao gồm quốc phòng, thực thi luật pháp, thương mại và đầu tư.

Việt Nam bước đi thận trọng với Biên bản Ghi nhớ hồi năm 2011 về hợp tác quốc phòng và Hoa Kỳ đã có sự kiên nhẫn hiếm thấy do ý thức được thực tế chiến lược của Hà Nội. Hai bên đã có được sự tin cậy và giờ đang thắt chặt quan hệ an ninh.

Việc bỏ một phần cấm vận vũ khí hồi năm 2014 là bước phát triển quan trọng dù chủ yếu mang tính biểu tượng.

Ông Trọng sẽ kêu gọi bỏ toàn bộ cấm vận nhưng chuyện bỏ toàn bộ cấm vận cũng sẽ không làm thay đổi căn bản quan hệ hai bên.

Nga và Ấn Độ sẽ vẫn là những nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam ngay cả khi Việt Nam sản xuất nhiều vũ khí theo giấy phép hơn.

Hoa Kỳ có thể lấp đi những lỗ hổng, chẳng hạn các vũ khí chống tàu ngầm.

Hoa Kỳ muốn có thêm những chuyến cập cảng [cho tàu quân sự], nhiều hơn so với mức một năm một lần hai bên đã đồng ý hồi năm 2011.

Hai bên cũng đã có những cách để hợp tác nhiều hơn nhưng ít có khả năng Việt Nam cho phép Hoa Kỳ vào Cảng Cam Ranh.

Hoa Kỳ còn muốn triển khai trước các trang thiết bị cứu trợ, cứu nạn như họ đã làm ở Thái Lan.

Ngoài ra Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy để có thêm tập trận hải quân song phương và đa phương với Việt Nam và đây cũng là điều quan trọng với Việt Nam vốn tăng cường đáng kể hải quân nhưng kinh nghiệm, học thuyết và đào tạo còn hạn chế.

Yếu tố Trung Quốc

Hai bên xích lại gần nhau hơn do sự táo bạo của Trung Quốc ở Biển Đông.

Dù Hoa Kỳ không có quan điểm chính thức về chủ quyền biển đảo, Washington chia sẻ sự hoảng hốt của Việt Nam trước tốc độ và quy mô xây dựng bảy đảo mới của Trung Quốc.

Nhưng hai bên lại có khác biệt liên quan tới ý nghĩa chiến lược.

Hoa Kỳ quan tâm tới tự do hàng hải, không chỉ chuyện hàng hóa trị giá 5.000 tỷ đi qua vùng biển đó, mà còn quyền ra vào hải phận của hải quân.

Hoa Kỳ coi việc xây dựng phi trường ở Hoàng Sa và Đá Chữ Thập là nhằm để có khả năng thiết lập vùng nhận dạng phòng không.

Cuối cùng, Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc toan cản Hoa Kỳ vào Biển Đông để triển khai tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.

Hà Nội có quan ngại cấp bách hơn: Họ cho rằng Trung Quốc đang tăng cường khả năng để ngăn chặn họ khai thác tài nguyên tự nhiên cũng như chặn đường tới 28 đảo và rặng đá.

Nếu Trung Quốc ngăn chặn Việt Nam tiếp tế cho các cơ sở [trên biển] của họ thì liệu Hoa Kỳ có coi đó là vi phạm tự do hàng hải và như vậy là đe dọa tới lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ?

Dù quan hệ song phương đã được cải thiện nhiều so với hồi năm 2014 khi Trung Quốc đặt giàn khoan lớn nhất của họ HY981 trong thềm lục địa của Việt Nam một cách khiêu khích, Hà Nội ý thức được rằng Trung Quốc vẫn còn nhiều công cụ để sử dụng nếu như họ muốn đẩy căng thẳng lên cao hoặc thực thi tuyên bố chủ quyền.

Những công cụ này bao gồm sức mạnh quân sự, lực lượng tuần duyên lớn nhất trong vùng, các đội tàu đánh cá và các tàu khai thác dầu.

Việc Trung Quốc đặt giàn khoan HY981 gần với biên giới biển của Việt Nam hồi tháng Sáu năm 2015 là nhằm để gửi tín hiệu tới Hà Nội rằng quan hệ được nâng cao giữa Hà Nội và Washington không thể cản được Trung Quốc theo đuổi các quyền lợi quốc gia.

'Xoay trục chiến lược'

Cả chính quyền và người dân Việt Nam đều xem Hoa Kỳ như lực cân bằng quan trọng đối với Trung Quốc. Nhưng Hà Nội muốn có đảm bảo rằng sự xoay trục chiến lược không chỉ là chính sách nhất thời của một tổng thống sắp hết nhiệm kỳ mà là chính sách sẽ được các chính quyền tương lai theo đuổi.

Và Hà Nội cũng nhấn mạnh lại rằng cốt lõi của chính sách an ninh của họ vẫn là đa phương với quan hệ gần gũi với Ấn Độ, Nga, ASEAN, Nhật Bản, cũng như Hoa Kỳ.

Về mặt kinh tế, có rất nhiều liên hệ quan trọng. Việt Nam đã trở thành nước ASEAn xuất khẩu nhiều nhất vào Hoa Kỳ và có thặng dư thương mại.

Dù thương mại song phương với Hoa Kỳ vẫn ở dưới mức 50 tỷ kim ngạch thương mại Việt - Trung, nó có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều với nền kinh tế Việt Nam.

Trung Quốc có thâm hụt thương mại đáng kể với Việt Nam và hàng hóa rẻ của họ tràn ngập thị trường trong khi họ nhập khẩu các nguyên liệu thô như bauxite khiến dư luận bất bình vì lo ngại ảnh hưởng tới môi trường.

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam cũng mang tính chính trị và gây lo ngại về an toàn, chất lượng cũng như số lượng lớn công nhân Trung Quốc vào Việt Nam.

Việt Nam thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và các công ty phương Tây.

Trong một khảo sát gần đây của Pew, 69% người Việt Nam được hỏi nói có quan hệ thương mại với Mỹ quan trọng hơn trong khi chỉ có 18% nói quan hệ thương mại với Trung Quốc quan trọng hơn.

Không nước nào phải thay đổi nhiều để tham gia Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP như Việt Nam, bao gồm giảm các lợi thế đối với doanh nghiệp nhà nước.

Điều này cũng cho phép các nhà cải cách Việt Nam thúc đẩy những cải cách cần thiết, chấm dứt những bảo hộ thiếu hiệu quả vốn ngăn cản sự phát triển.

Theo khảo sát của Pew, 89% người Việt Nam nói tư cách thành viên TPP là điều tốt, mức ủng hộ cao nhất trên thế giới.Tuy nhiên cảm trở lớn nhất đối với cải cách doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hóa vẫn là các quan chức chính quyền vốn lo ngại rằng cải cách thị trường sẽ giảm khả năng kiếm lợi của họ.

Vấn đề nhân quyền và di sản cuộc chiến

Nhân quyền vẫn là vấn đề gai góc nhất trong quan hệ song phương.

Những người bảo thủ trong ĐCS tin rằng Hoa Kỳ dùng vấn đề nhân quyền để làm phương hại sự độc quyền quyền lực của ĐCS.

Hoa Kỳ xem chính quyền Việt Nam như đối tác chính trong vùng nhưng cũng kiên quyết đề nghị Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền, nhất là tôn trọng luật pháp, quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và tự do hội họp.

Hoa Kỳ hài lòng rằng trong năm 2015, chính quyền Việt Nam chỉ bắt một nhà bất đồng chính kiến dù nhiều người khác đã bị đánh đập, sách nhiễu và trấn áp.

Dù Hà Nội đã trả tự do cho luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân, việc họ sử dụng cáo buộc "trốn thuế" cho thấy đây là công cụ mới để tấn công các blogger và những người khác quan điểm.

Mặc dù còn nhiều vấn đề nhân quyền, Hoa Kỳ cần để ý tới những cải cách từ từ nhưng có ý nghĩa về quyền con người.

Điều này bao gồm kêu gọi của Chủ tịch Sang về chấm dứt bức cung và ép cung của cảnh sát, điều khiến cho một số cảnh sát và quan tòa bị truy tố.

Chính quyền cũng đã thôi trấn áp mạng xã hội và vô hình chung chấp nhận nó và mạng xã hội giờ là nguồn tin chủ yếu của nhiều người. Đây cũng là điểm quan trọng nữa.

Không gian cho bất đồng chính kiến và chia sẻ thông tin vẫn còn rất hạn chế nhưng nó cũng chưa bao giờ tự do như hiện nay.

Các nhà lãnh đạo dần nhận ra rằng kiểm soát internet đe dọa ngành công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin.

Cũng vậy, chuyện công nhân đã đòi lại được quyền lợi sau biểu tình chưa từng có hồi tháng Ba, tháng Tư năm 2015 sẽ càng làm cho đình công thêm nhiều.

Hoa Kỳ phải nhận thấy rằng dù Việt Nam vẫn là quốc gia độc đảng vốn không chấp nhận bất đồng, giới lãnh đạo đang ngày càng thích ứng với người dân hơn.

Điều này càng đúng với sự chuyển đổi lãnh đạo quan trọng dự kiến diễn ra ở Đại hội Đảng lần thứ 12 vào năm 2016 khi các quan chức trẻ hơn, được đào tạo tốt hơn, hiểu truyền thông và internet hơn bước vào các vị trí lãnh đạo.

Việt Nam đang thay đổi cho dù họ vẫn có những đợt trấn áp khi này khi khác và điều này cho thấy còn có nhiều thứ cần thay đổi.

Việt Nam vẫn là một trong các quốc gia hàng đầu về bỏ tù nhà báo và blogger.

Chuyện đóng cửa cả một tờ báo vì quá hăng hái đưa tin về tham nhũng của chính quyền đi ngược lại cam kết diệt trừ tham nhũng của chính phủ cho dù tham nhũng được xem là đe dọa sự tồn vong của ĐCS.

Quan hệ song phương thể hiện mạnh mẽ nhất trong giao lưu giữa nhân dân hai nước. Trong năm 2013-2014 có hơn 16.500 sinh viên Việt Nam học tại các đại học Hoa Kỳ, chiếm 35% tổng sinh viên từ ASEAN và bằng tổng số sinh viên từ Philippines, Thái Lan và Malaysia cộng lại.

Sự trở lại của Việt kiều trong vai các doanh gia, nhà đầu tư và những người quản lý có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.

Và cuối cùng là các vấn đề tồn tại từ cuộc chiến. Tới nay Hoa Kỳ đã cung cấp 130 triệu đô la để tẩy rửa Tác nhân Cam.

Nhưng vẫn chưa có ngân sách dành riêng hay đủ để tẩy rửa các khu khác ngoài sân bay Đà Nẵng như sân bay Biên Hòa hay [trợ giúp] 4,5 triệu người bị phơi nhiễm.

Hoa Kỳ nhất mực coi đây là vấn đề nhân đạo, không phải là bồi thường chiến tranh.

Nhưng nếu Hoa Kỳ muốn đẩy mạnh quan hệ, họ phải đối mặt với trách nhiệm bằng cách giải quyết quá khứ.
.
___
.
Quan hệ Việt - Mỹ sẽ về đâu? http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/07/150706_fred_brown_iv     BBC | 2015-07-06
Mặc dù đa số người dân Việt Nam mong muốn Hà Nội và Washington xích lại gần nhau hơn nhiều nữa, một chuyên gia quan sát quan hệ Việt Mỹ nói hai bên khó có thể là đồng minh thân thiết.

Ông Fred Brown, cựu Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng hồi trước năm 1975 nói Trung Quốc vẫn luôn quan trọng đối với Hoa Kỳ.

Ông nói trong phỏng vấn với Nguyễn Hùng ở Washington DC cách đây vài tuần rằng ông không thấy triển vọng Việt Nam và Hoa Kỳ là đồng minh ký hiệp ước trong tương lai trước mắt.

Về lâu dài, ông Brown nói các nhà lãnh đạo Việt Nam cần hiểu lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ nằm ở đâu và ứng xử hợp lý với những lợi ích quốc gia đó.

Quý vị cũng có thể theo dõi toàn bộ phỏng vấn trên kênh YouTube của BBC Tiếng Việt.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng đến Nhà Trắng: Những câu hỏi đặt ra?
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA | 2015-07-06
Vào lúc 8 giờ sáng hôm qua thứ Hai 6/7/2015, giờ Washington DC, TBT Nguyễn Phú Trọng đã cùng với phái đoàn Việt Nam đáp xuống phi trường quân sự Andrews để bắt đầu chuyến thăm Hoa Kỳ, và trưa nay ông sẽ có cộc gặp với Tổng thống Barack Obama tại Nhà trắng.

Nhân dịp này Đài Á Châu Tự Do tổng hợp câu trả lời nội dung: Bạn muốn Tổng thống Barack Obama nói gì với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng? Và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nên nói gì với Tổng thống Obama?

Ích nước, Lợi dân, Rũ bỏ giáo điều

Ước mong của người Việt trong và ngoài nước thật đơn giản về chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ qua lời mời của Tổng thống Obama, tất cả chừng như tập trung vào điều mà ông Tổng bí thư có thể thực hiện được trong chuyến đi này nếu ông đại diện cho chế độ Cộng sản làm việc với tổng thống một cường quốc lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ với tâm nguyện ích nước lợi dân, rũ bỏ mọi thành kiến giáo điều và nhất là mạnh dạn thực hiện chính sách ngoại giao cởi mở, thông minh nhằm tìm chỗ dựa vững chắc cho công cuộc chống trả sức ép của cường quyền Trung Quốc.

Từ Hà Nội, PGS TS Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban biên giới chính phủ cho biết nguyện vọng lớn nhất mà ông mong TBT sẽ đặt ra với Nhà Trắng:

“Tôi rất mong muốn chuyến đi này của TBT đáp ứng được nguyện vọng khẳng định mối quan hệ hợp tác đối tác toàn diện với Hoa Kỳ trên các lãnh vực và tạo được sự tin cậy trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đấy là điều quan trọng nhất. Cái mong muốn phát triển quan hệ giữa hai nước theo đúng với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là liên minh liên kết với Hoa Kỳ để cùng bảo vệ hòa bình ở Biển Đông cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Nếu như TBT đưa một thông điệp rõ ràng như vậy thì tôi nghĩ rằng điều này quan trọng nhất.”

Trong khi đó từ tiểu bang Virginia Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, bào huynh của nhà tranh đấu cho dân chủ nhân quyền là BS Nguyễn Đan Quế cho biết những gì mà ông cho rằng Tổng thống Obama có thể đặt ra cho TBT Nguyễn Phú Trọng qua kinh nghiệm giao tiếp với các chính trị gia Hoa Kỳ cũng như lần trực tiếp gặp gỡ Hội đồng An Ninh Quốc gia trong Nhà Trắng vừa qua:

“Điều mà chúng tôi muốn đề nghị Tổng thống mà chúng tôi cũng chắc ông sẽ nói. Có hai điều rất quan trọng trước khi ông ấy nói đến việc cộng tác với Việt Nam trên lĩnh vực như kinh tế, tài chánh, chính trị, quân sự…cũng như cho Việt Nam gia nhập TPP trước tiên ông sẽ nói hai điều theo tôi nghĩ. Thứ nhất nhà cầm quyền cộng  sản Việt Nam phải dành nhiều thời giờ hơn nữa để lo đời sống, phúc lợi cho dân chúng Việt Nam và đồng thời cũng phải tôn trọng các giá trị nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam. Phải đối xử công bằng với tất cả mọi công dân và điều thứ hai tôi thấy ông cần phải nói là làm như vậy không có nghĩa làm yếu tư thế của Việt Nam mà sẽ làm cho Việt Nam giàu mạnh hơn, có uy tín hơn. Tôi nghĩ cái điều này là điều chúng tôi mong muốn ông tổng thống nói với ông Nguyễn Phú Trọng.”

Từ Hà Nội TS Nguyễn Thanh Giang cho rằng Tổng thống Obama đã có động thái hòa giải với Việt Nam qua việc mời một TBT đảng Cộng sản thì ông cũng nên nhân nhượng thêm một chút vì lợi ích chung của hai nước, nhất là Việt Nam:

“Việc ông Obama mời ông TBT và lại chịu khó tiếp một ông TBT đảng Cộng sản thì tôi cho rằng ông ấy đã có một sự nhân nhượng và chiếu cố. Thế thì tôi mong rằng ông ấy dẽ làm sao chiều thêm một bước nào đó để anh Nguyễn Phú Trọng anh ấy có đụng với thực tế có thể làm cho anh ấy chuyển hóa một phần tư tưởng nào đó để trở nên mạnh mẽ quyết tâm hơn giũ bỏ tư tưởng Mác Lênin, những liên quan chặt chẽ với Trung Quốc để ngã một phần sang Hoa Kỳ.”

Dân chủ, Nhân quyền, thượng tôn Luật pháp

Từ Washington DC, TS Nguyễn Đình Thắng chia sẻ những điều mà ông muốn Tổng thống Obama đặt ra với TBT Nguyễn Phú Trọng:

“Điều mà Tổng thống Obama cần nêu lên với Ông Nguyễn Phú Trọng là Việt Nam chỉ có thể là một quốc gia, chế độ liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ về các đối tác mậu dịch, an ninh quốc phòng, thương mại, đối ngoại khi Việt Nam trở thành một quốc gia tôn trọng quyền con người. Thứ hai luật pháp Việt Nam phải minh bạch và thứ ba là Việt Nam phải bắt đầu một tiến trình để dân chủ hóa và hội nhập bền chặt vào khối ASEAN hiện nay.”

Trên mục lấy ý kiến thính giả, độc giả của Đài Á Châu Tự Do về hai câu hỏi: “Bạn muốn Tổng thống Barack Obama nói gì với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng? Và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nên nói gì với Tổng thống Obama?” Độc giả Bùi Thị Ngọc Hương gửi từ Huyện Châu thành Tiền Giang cho biết:

“Bỏ điều 4 hiến pháp - Bầu cử tự do. Công đoàn lao động độc lập.Tự do hành đạo.Thả tất cả tù nhân chính trị. Chấm dứt tình trạng công an giả dạng côn đồ.”

Chị Ngọc Hương cũng gửi từ Tiền giang cho biết:

“Nguyễn phú Trọng cần nói với TT Obama "Đảng Cộng sản Việt nam chọn chủ nghĩa Cộng sản để làm tay sai cho Liên xô và Trung cộng là một sai lầm lớn, Việt nam đang bị Tàu cộng đô hộ. Cần nhân dân, chính phủ và Tổng thống Obama của Hoa kỳ yễm trợ nhân dân Việt nam chống lại Tàu cộng để lấy lại chủ quyền đất đai và biển đảo đã bị mất.”

Một người tên KIM gửi từ Sài Gòn:

“Yêu cầu VN thay đổi hiến pháp phù hợp với những cam kết quốc tế mà VN đã tham gia : Nhân quyền , tự do lập hội , tự do báo chí , tự do biểu tình.”

Hỏi gì? Nói gì?

Đặc biệt một độc giả tên Tám Nông dân gửi từ Cần Thơ cho biết những câu hỏi khá hóc búa của ông:

“Tôi muốn Tổng thống Mỹ hỏi ông Trọng: Ngài có yêu tổ quốc, yêu dân tộc ngài không mà ngài dẫn dắt họ đi trên con đường mà đến cuối thế kỹ này còn không biết tới đâu. Ngài có nhìn thấy các nước đồng minh của Mỹ ở Châu Á có nước nào nghèo đói không? còn các nước đồng minh của Trung Quốc có giàu có được không? Ngài có thấy Chủ nghĩa Cộng sản ở tại cái nôi của nó người ta còn vứt bỏ từ năm 90 rồi không? Ngài có thấy các nước Châu á như Nhật, Hàn, Đài Loan, Philippine... Chơi với Mỹ có bị mất 1cm2 đất nào không? Chơi với Trung Quốc thì sao ngài biết rõ rồi. Ngài có muốn dân tộc ngài ấm no, hạnh phúc không? Ngài có muốn Tổ quốc ngài được bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ như các nước đồng minh của Mỹ ở Châu Á không? Nếu Ngài muốn những điều trên thì Obama này luôn mở rộng vòng tay chào đón và cưu mang ông.

Ông Trọng hỏi Ông Obama: Trước nay tôi vay tiền Trung Quốc quá nhiều để đánh nước của ngài theo chỉ đạo của Trung Quốc và Liên Xô, đó là bước đi lỡ dại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam tôi. Nếu ngài không thù dai để bụng thì ngài có thể cho tôi vay số tiền trả phứt cho TQ cho rồi? Nước tôi đang bị TQ ăn hiếp mà không ai thèm tiếp vì cái nhãn ý thức hệ sai lầm của chúng tôi; Tôi van ngài giúp tôi giữ nước thì ngài có hết lòng giúp tôi không? Tôi có đọc quyển "Chiến thắng không cần chiến tranh" của cố TT Nixon, tôi cũng biết chế độ cộng sản chỉ còn cái xác không hồn mà thôi. Nếu ngài không chấp nhất thì tôi xin chơi với Mỹ để dân nước tôi được ăn ngon mặc đẹp như Đài Loan, Hàn Quốc. Ngài có chấp nhận không? Chúc cho quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ đời đời bền vững.”

Còn anh Nguyễn Chiến Thắng đặt câu hỏi như sau:

“Tôi muốn tổng thống Mỹ nên hỏi ông Tổng bí thư ĐCSVN rằng ông có phải là một người VN yêu nước không? Và nếu như ông là người yêu nước VN vậy tại sao lại để VN bị TQ lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải mà không dám phản kháng?

Còn với ông Tổng bí thư ĐCSVN thì tôi muốn ông hỏi tổng thống Mỹ rằng, nếu như giữa VN và TQ xảy ra chiến tranh thì quân đội Hoa kỳ sẽ bênh vực nước nào? Liệu có tái diễn tình hình hồi năm 1974 khi Hoa kỳ để mặc cho TQ chiếm Hoàng sa từ tay đồng minh của mình là chính thể VNCH hay không?”

Vừa rồi là các câu hỏi mà người Việt trong và ngoài nước mong muốn hai vị lãnh đạo quốc gia nói với nhau nhằm tiến tới kết quả tốt lành cho Việt Nam. Đài Á châu Tự do thành thật cảm ơn quý vị đã vui lòng tham gia cuộc thăm dò này.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng tạo dấu ấn nào tại Hoa Kỳ?
    Nam Nguyên, phóng viên RFA | 2015-07-06
Chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6 đến 10/7/2015 của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có ý nghĩa gì khác biệt với 4 cuộc viếng thăm nước Mỹ trong 20 năm qua của các Thủ tướng và Chủ tịch Nước Việt Nam.

Tiếp tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nhà Trắng?

Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón ở Nhà Trắng ở Thủ đô Washington vào ngày 7/7/2105, thì rõ ràng ông là người đầu tiên trong vai trò nhà lãnh đạo thể chế độc đảng toàn trị Việt Nam thực hiện việc này. Đây có thể là điểm khác biệt cốt lõi, theo nhận định của Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân trên truyền thông nhà nước, chuyến đi của Tổng Bí thư cho thấy Washington đã có sự tôn trọng đối với thể chế chính trị của Việt Nam. Hoặc như một số ý kiến khác cho rằng Hoa kỳ không còn đặt nặng vấn đề ý thức hệ.

Cách đây 20 năm vào ngày 11/7/1995 hai nước cựu thù Việt Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Từ xuất phát điểm trao đổi thương mại hai chiều trị giá chỉ 451 triệu USD năm 1995 đã tăng lên mức 35 tỷ USD năm 2014.

Trong 20 năm quan hệ Việt Mỹ, đã có hai vị Tổng thống Hoa kỳ chính thức viếng thăm Việt Nam, đó là Tổng thống Bill Clinton cuối năm 2000 và Tổng thống George W Bush năm 2006. Ngược lại các nhà lãnh đạo Việt Nam được chính thức đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc bao gồm Thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2008, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013.

Được đón tiếp tại Nhà Trắng cách đây hai năm, tháng 7/2013 ông Trương Tấn Sang để lại dấu ấn quan trọng khi Việt Nam và Hoa Kỳ xác lập quan hệ Đối tác toàn diện.

Theo quan niệm Việt Nam, vị thế của một Tổng bí thư Đảng Cộng sản lớn hơn các Chủ tịch nước hay Thủ tướng, nhưng liệu ông Nguyễn Phú Trọng sẽ để lại được dấu ấn đặc biệt quan trọng hơn hẳn các ông Khải, Dũng, Triết, Sang khi chính thức viếng thăm Hoa Kỳ hay không? Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang một nhà phản biện độc lập từ Hà Nội nhận định:

“ Những chuyến đi trước của ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng đã đầy lên được một quan hệ hợp tác toàn diện. Đáng lẽ chuyến này đi phải đẩy lên một bước tiến mới là hợp tác chiến lược toàn diện, nhưng tôi không tin là ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm được. Hơn nữa, trong tình hình này thì phải thiết lập được liên minh toàn diện trong đó có liên minh toàn diện về quân sự và có việc đàm phán mở cửa cho Hoa Kỳ vào Cam Ranh. Nhưng tôi không tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm được những việc cần phải làm đó. Tôi hy vọng từ đây sẽ đặt ra thông lệ để mà sau Đại hội Đảng XII Hoa Kỳ sẽ lại mời ông Tổng Bí thư mới sang Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ may ra mới có được một cái gì tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn với lòng mong đợi của nhân dân Việt Nam về mối liên minh giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.”

Hy vọng gì ở cuộc gặp gỡ

Đáp câu hỏi của chúng tôi là kỳ vọng gì vào chuyến thăm chính thức nước Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, một cơ quan tham mưu của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Hà Nội đưa ra nhận định:

“Những nội dung cụ thể thế nào thì tùy thuộc chương trinh nghị sự và bao giờ cũng vậy về mặt ngoại giao thì không phải tất cả mọi người đều được biết. Riêng cá nhân tôi có hy vọng sau chuyến đi này quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ phát triển thêm một bước mới, đặc biệt là chuyến đi thăm của người đứng đầu đảng Cộng sản chứ không phải là một người đứng đầu Nhà nước như Chủ tịch nước hay Thủ tướng. Việc Tổng thống Barack Obama cũng như chính phủ Hoa Kỳ nhìn nhận vai trò của đảng Cộng sản qua việc đón tiếp trọng thị ông Tổng Bí thư cũng là một chuyển biến mới trong mối quan hệ hai nước. Ở đây nhìn vào sự đặc thù chính trị của hai nước chứ không phải đem những cái suy đoán tiên quyết của mình để chiếu vào các quan hệ ngoại giao, tôi nghĩ rằng ở góc độ Hoa Kỳ như vậy thì nó có tác động tích cực đến mối quan hệ của hai nước trong tương lai.”

Cô Phạm Đoan Trang, một nhà báo tự do người đã trở về Việt Nam hồi đầu năm nay, dù có thể ở lại Hoa Kỳ sau khóa học về Chính sách công ở Đại học Nam California, từ Hà Nội blogger Đoan Trang nêu ý kiến:

“ Quan tâm nhất là chuyện agenda chương trình nghị sự của ông Trọng ở Mỹ. Tóm lại là họ sẽ làm gì họ sẽ nói gì với nhau…Obama có đề nghị gì, có gây sức ép gì với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay có lời khuyên gì hay không… Mục đích của chuyến đi là do ai khởi xướng, Mỹ mời hay Việt Nam đề nghị và mục đích của lời mời hay đề nghị ấy là gì. Cách đón của Mỹ với ông Trọng là nguyên thủ hay người bình thường không đúng cấp nguyên thủ…nếu vậy tại sao họ lại có cách tiếp đón đó…”

Trong tất cả các chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của các nhà lãnh đạo Việt Nam vừa qua như Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, phía Việt Nam đều cam kết thúc đẩy và đảm bảo đảm nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của con người, mặc dù tình hình trên thực tế lại thể hiện trái ngược với những sự vi phạm về tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Chính quyền Việt Nam có thói quen phóng thích một số tù chính trị, tù nhân lương tâm để đổi lấy các Hiệp định kinh tế thương mại với phương Tây.

Nghị trình gặp gỡ Barack Obama – Nguyễn Phú Trọng được báo chí cho là có thể có đột phá về đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên để hoàn tất đàm phán thì Việt Nam phải vượt qua nhiều điều kiện liên quan tới nhân quyền, chẳng hạn như vấn đề công đoàn độc lập, người lao động có quyền thành lập nghiệp đoàn và tham gia quá trình thương lượng với giới chủ.

Như lời TS Nguyễn Thành Giang nhà phản biện độc lập ở Hà Nội thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không tạo được những dấu ấn đặc biệt quan trọng trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của mình. Nhưng điều chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng là vị Tổng Bí thư đầu tiên của đảng Cộng sản Việt Nam được vinh dự đàm luận với Tổng thống Hoa Kỳ tại Tòa Bạch ốc.
.
___
.
TBT Trọng đi Mỹ: Chuyến đi mở cục diện mới
    Alexander L. Vuving Phó Giáo sư, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương, Honolulu  | 2015-07-06
Nếu như chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 đã mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Xô-Trung-Mỹ thì chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những ngày này cũng sẽ mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ.

Và nếu như cái bắt tay của Tổng thống Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông năm đó đã đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng trong nội địa Trung Quốc cả mấy chục năm về sau thì cái bắt tay giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama mùa hè này cũng sẽ đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng sẽ diễn ra ở Việt Nam trong nhiều năm tới.

Ý nghĩa lịch sử

Ta sẽ nhìn thấy ý nghĩa lịch sử của sự kiện này khi đặt nó trong tầm nhìn lịch sử.

Người ta thường nói đây là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam được tiếp đón như quốc khách ở Nhà Trắng. Chính phủ Mỹ đã vượt qua các thông lệ lễ tân để đón một vị lãnh đạo đảng (lại còn là Đảng Cộng sản) nhưng không mang chức vụ gì trong chính quyền quốc gia.

Điều này nói lên tính chất quan trọng của chuyến đi và của mối quan hệ Việt-Mỹ. Nhưng nó không phải là ý nghĩa lịch sử chủ yếu của sự kiện này.

Ý nghĩa lịch sử lớn hơn của sự kiện này là vai trò của nó trong dòng lịch sử hiện đại Việt Nam cũng như trong mối quan hệ tay ba giữa Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc.

Từ nhiều thập kỷ nay, chính trị Việt Nam không nằm ngoài mối quan hệ tay ba Việt-Trung-Mỹ. Nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam bị lệ thuộc vào hai nước lớn dù rằng Việt Nam phải chịu ảnh hưởng ít nhiều từ hai nước này.

Là một “đỉnh” trong “tam giác” (cũng như Mỹ và Trung Quốc), Việt Nam sẽ có cơ hội thể hiện được tính chủ động, độc lập của mình trong việc xử lý mối quan hệ với hai nước còn lại.

Cách đây 25 năm, lãnh đạo Việt Nam đứng trước một hoàn cảnh lịch sử hết sức khó khăn khi khối đồng minh Đông Âu tan vỡ, “anh cả” Liên Xô xuống dốc và rút dần cam kết, trong khi thực lực Việt Nam chỉ trông chờ chủ yếu vào ý chí và tay không.

Xử lý mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc trở nên một vấn đề sống còn hơn bao giờ hết.

Tháng 9 năm 1990, sau khi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cùng Thủ tướng Đỗ Mười bí mật đi Thành Đô gặp lãnh đạo Trung Quốc thì Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cũng đi Washington gặp ngoại trưởng Mỹ không chính thức.

Ở Thành Đô, Trung Quốc đặt điều kiện bình thường hoá quan hệ, ông Linh ông Mười đồng ý hết. Ở Washington, Mỹ không chịu bỏ cấm vận, cũng chưa tính chuyện sớm bình thường hoá quan hệ, ông Thạch đành về tay không.

Những gì sau đó là lịch sử. Việt Nam đặt mình vào quỹ đạo Trung Quốc với hy vọng có “ông anh đỏ” chống lưng sẽ giữ được chế độ.

Ông Thạch, người đã có cuộc cãi vã với phái viên Trung Quốc Từ Đôn Tín tháng 6 năm 1990 và có “nickname” là “Mr. America”, bị “thí tốt” phải về hưu, coi như món quà cống nạp “thiên triều”. (Bạn đọc có thể tham khảo cuốn “Hồi ức và Suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ vừa mới từ trần để hiểu thêm về giai đoạn này).

Trong suốt hơn chục năm sau, dù Việt Nam vẫn ra sức tăng cường quan hệ với Mỹ, nhưng những sự “ra sức” này bị giới hạn nặng nề. Năm 1999, Thủ tướng Phan Văn Khải đã chuẩn bị ký Hiệp định Thương mại với Mỹ ở Auckland rồi lại phải hoãn, vì có sự ngăn chặn của một lãnh đạo còn cao hơn.

Cách nhìn mới

Lên cầm quyền năm 2001, chính quyền mới ở Mỹ của Tổng thống George W. Bush có cách nhìn mới về Việt Nam, muốn nói chuyện chiến lược với Việt Nam nhưng phía Việt Nam từ chối.

Mỹ có cách nhìn mới về Việt Nam vì họ có cách nhìn mới về Trung Quốc, coi nước này là “đối thủ chiến lược” chứ không phải là “đối tác chiến lược”. Trong 8 năm tại vị, chính quyền Bush đã có nhiều nỗ lực lôi kéo Việt Nam về phía mình và đưa quan hệ với Việt Nam lên tầm chiến lược. Một ví dụ là năm 2008, Mỹ đã chủ động mời Việt Nam gia nhập khối Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Thái độ này của chính quyền Bush (con) khác hẳn với thái độ của chính quyền Bush (cha) trước đây và kể cả của chính quyền Clinton. Chủ trương của cả hai chính quyền Bush (cha) và Clinton là nhường Trung Quốc đi trước một bước trong tiếp cận với Việt Nam. Ngược lại, chính quyền Bush 2001-2008 mong muốn biến Việt Nam thành một đối tác chiến lược của Mỹ.

Trong bối cảnh thay đổi ấy, đi thăm Trung Quốc tháng 12 năm 2001 sau khi lên Tổng bí thư, ông Nông Đức Mạnh đồng ý đưa câu “chống chủ nghĩa bá quyền”, câu “mật khẩu” của Trung Quốc để tập hợp lực lượng chống Mỹ, vào Tuyên bố chung. Đây là lần đầu tiên, và cũng là lần cuối cùng, câu này có trong Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Đó là lần cuối cùng bởi vào tháng 7 năm 2003, sau khi Mỹ tấn công đánh chiếm Iraq chỉ trong vài tuần, Hội nghị Trung ương 8 khoá 9 ra nghị quyết lịch sử về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” với định nghĩa mới về đối tượng và đối tác, không gắn vấn đề bạn thù với ý thức hệ nữa.

Tuy Nghị quyết 13 Bộ Chính trị năm 1988 (tác phẩm của ông Nguyễn Cơ Thạch) đã đề ra chủ trương mở sang phương Tây, phải với Nghị quyết Trung ương 8 năm 2003, cửa thông sang Mỹ và phương Tây mới thực sự mở rộng.

Chỉ trong vòng 5 tháng sau Hội nghị Trung ương 8, một loạt quan chức cao cấp của Việt Nam đồng loạt đi Mỹ, trong đó có cả Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà và Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

Nghị quyết 8 cũng bỏ rào cản về ý thức hệ để Việt Nam thực sự muốn gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Quá trình Việt Nam xin gia nhập WTO đã khởi động từ giữa thập niên 1990 nhưng vẫn ì ạch cầm chừng, sau Nghị quyết 8 mới được đẩy nhanh.

Nếu như những năm 1990-2003 Việt Nam không thể lại gần vị trí có khoảng cách đều nhau giữa Mỹ và Trung Quốc chứ chưa nói đến đứng ở đó, thì sau năm 2003, vị trí đó trở nên có thể về lý thuyết tuy vẫn chưa thể trong thực tiễn.

Thế cân bằng

Chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa Việt Nam tới một vị trí có khoảng cách đồng đều giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời mở ra khả năng Việt Nam vượt qua “làn phân thuỷ” để bước sang khu vực gần Mỹ hơn.

Ông Trọng và ông Obama sẽ nâng cấp mối quan hệ “đối tác toàn diện” giữa hai nước lên “đối tác toàn diện sâu rộng” với một “tuyên bố tầm nhìn chung”, thể hiện tính chiến lược trường kỳ của mối quan hệ.

Việc đoàn ông Trọng có thêm 2 Uỷ viên Bộ Chính trị nữa đi cùng cho thấy Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Mỹ như thế nào. Tuy đoàn ông Trọng đi Trung Quốc tháng 4 vừa qua có tới 4 Uỷ viên Bộ Chính trị đi cùng Tổng bí thư, nhưng khi ông đi thăm các nước bạn bè thân thiết nhất của Việt Nam như Lào, Cuba, Nga, mỗi đoàn cũng chỉ có thêm 1 Uỷ viên Bộ Chính trị đi cùng.

Tuy đoàn đi Trung Quốc hùng hậu như thế, quan hệ với Trung Quốc trên danh nghĩa còn là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” với “16 chữ vàng” và phương châm “4 tốt”, nhưng thực chất, như chính hai Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình nhìn nhận tại cuộc hội đàm tháng 4, độ tin cậy chính trị giữa hai nước vẫn chưa cao, hai nước cần thể hiện tinh thần “nói đi đôi với làm”. ( Xem thêm)

Trong khi đó, như Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh “bật mí” trong cuộc phỏng vấn tuần rồi với VnExpress, hai nước Việt, Mỹ “đã đạt được sự thống nhất không còn muốn là kẻ thù của nhau, không xâm phạm, xâm hại những lợi ích chiến lược của nhau và đặc biệt là cam kết không bao giờ đem chiến tranh đến cho nhau”.( Xem thêm)

Nếu như Hội nghị Thành Đô 1990 để lại di sản trong chính trị Việt Nam là xu hướng “chống phương Tây” giành ngôi trưởng, xu hướng “hiện đại hoá” chỉ ở ngôi thứ, thì chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có tác động ngược lại.

Nó báo hiệu rằng xu hướng “hiện đại hoá” đang đi lên và xu hướng “chống phương Tây” đang đi xuống. Sự kiện này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả Đại hội 12 của Đảng Cộng sản, dự trù nhóm họp vào cuối năm nay hoặc đầu sang năm.

Người ta thường cho rằng ông Trọng là người bảo thủ và thân Trung Quốc. Nhận định này quá giản đơn mà không thấy hết được sự phức tạp và tế nhị của chính trị và quan hệ quốc tế.

Trước kia, ông Trường Chinh cũng thường được coi là bảo thủ và thân Trung Quốc. Nhưng chính ông là người có dũng khí viết lại Báo cáo Chính trị để đề ra chính sách “đổi mới” ở Đại hội 6 năm 1986. Chính ông cũng là người vào những năm đầu thập kỷ 1960 đã có lúc ngả theo quan điểm Liên Xô về chung sống hoà bình, một quan điểm bị Trung Quốc kịch liệt chống đối.

Hồi đó người ta cũng nghĩ ông Lê Duẩn thân Liên Xô nhưng chính ông đã đồng chủ trương (cùng ông Lê Đức Thọ) đàn áp những người ủng hộ quan điểm Liên Xô mà ông và các đồng chí gọi là “nhóm xét lại”.

Đổi mới để sống còn

Một chỉ dấu cho thấy ông Trọng đã quyết định phải thúc đẩy quan hệ với Mỹ để cân bằng Trung Quốc và cũng để hiện đại hoá đất nước là ông cử ông Phạm Quang Nghị, người mà ông từng đề cử “quy hoạch” làm Tổng bí thư khoá tới, đi Mỹ tiền trạm cho ông chỉ mấy ngày sau khi Trung Quốc rút giàn khoan vào tháng 7 năm ngoái.

Ngay trong năm 2014, người ta đã ngầm hiểu rằng quan hệ với Mỹ tuy danh nghĩa là đối tác toàn diện nhưng thực chất đã là đối tác chiến lược.

Điều này khác hẳn với cách đây chỉ khoảng hơn chục năm, quan hệ với Trung Quốc trên danh nghĩa còn chưa gọi là đối tác chiến lược, nhưng phía Việt Nam đã ngầm hiểu là đồng minh chiến lược.

Với những sự ngầm hiểu mới (Trung Quốc là mối đe doạ chiến lược, Mỹ tiến tới là đồng minh chiến lược không chính thức), chính trị trong nước của Việt Nam sẽ có những đổi thay mới. Có thể khẳng định ngay từ bây giờ là Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ không bầu một nhân vật bảo thủ, chống phương Tây lên làm Tổng bí thư.

Tuy nhiên, liệu Đại hội có bầu một nhân vật đổi mới, hiện đại hoá lên hay không thì vẫn còn là câu hỏi. Các nhóm chiếm số đông trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện nay không phải là “bảo thủ”, cũng không phải là “đổi mới”, mà là “trung dung” và “trục lợi”. Tuỳ theo diễn biến trong những tháng sắp tới mà Đại hội 12 có thể sẽ bầu một nhân vật hoặc “trung dung” hoặc “trục lợi” hoặc cũng có thể “đổi mới” lên làm Tổng bí thư.

Mặc dầu vậy, với xu thế dài hạn là Việt Nam sẽ phải đương đầu với mối đe doạ chiến lược của một Trung Quốc nhiều tiền lắm mẹo, Việt Nam sẽ không có con đường nào khác là phải đổi mới để sống còn.
.
___
.
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam đến Hoa Kỳ
    RFA  | 2015-07-06
Ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam đã đến Mỹ vào ngày hôm qua để bắt đầu chuyến viếng thăm Hoa kỳ kéo dài đến này 10/7.

Cùng đi với ông là một đoàn quan chức cao cấp của đảng cộng sản và nhà nước Việt nam, trong đó có hai ủy viên bộ chính trị là bà Tòng Thị Phóng và ông Lê Thanh Hải. Ngoài ra còn có ông Phạm Bình Minh Bộ trưởng ngoại giao, ông Nguyễn Chí Vịnh thứ trưởng Bộ quốc phòng, ông Tô Lâm thứ trưởng Bộ công an.

Theo chương trình làm việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được Tổng thống Obama đón tiếp vào ngày hôm nay, theo giờ Washington tại Nhà trắng. Tiếp theo ông sẽ có buổi gặp gỡ với một số nhân vật của chính trị Mỹ là Thượng nghị sĩ John McCain, vợ chồng cựu Tổng thống Clinton, và ông Ban Ki Moon Tổng thứ ký Liên Hiệp quốc.

Đây là lần đầu tiên một người đứng đầu đảng cộng sản Việt nam nhưng không giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước viếng thăm chính thức nước Mỹ.

Ông Carl Thayer, một chuyên gia về Đông Nam Á tại học viện quốc phòng Australia đánh giá rằng đây là chuyến đi quan trọng vì nước Mỹ công nhận vai trò của Tổng bí thư Đảng trong hệ thống chính trị tại Việt nam.

Còn Tiến sĩ Vũ Tường giảng dạy khoa chính trị học tại Đại học Oregon thì trả lời hãng tin BBC rằng nguyên do của chuyến thăm nước Mỹ của người đứng đầu đảng là do áp lực từ Trung quốc và sự tranh chấp nội bộ của đảng cộng sản Việt nam.
.
___
.
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam thăm Hoa Kỳ
    RFA  | 2015-07-06
Còn vài tiếng đồng hồ nữa ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam và đoàn tùy tùng sẽ đáp xuống thủ đô Washington, nước Mỹ, mở đầu chuyến công du Hoa Kỳ kéo dài cho đến ngày 10/7.

Cùng đi với ông Trọng là một đoàn quan chức cấp cao của nhà nước cũng như đảng cộng sản Việt nam, trong đó có hai Ủy viên Bộ chính trị là bà Tòng Thị Phóng, và ông Lê Thanh Hải, Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có ông Phạm Bình Minh, thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Chí Vịnh thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Lịch trình làm việc của ông Trọng tại Mỹ được truyền thông trong nước đăng tải, theo đó ông sẽ được Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đón tiếp tại Nhà trắng. Ngoài ra ông còn gặp gỡ ông Thượng nghị sĩ McCain, vợ chồng cựu Tổng thống Clinton, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon.

Trong những hoạt động của ông Trọng người ta còn thấy là ông sẽ dự lễ trao giấp phép xây dựng Đại học Fulbright tại Việt nam, tham dự buổi trao đổi tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại thủ đô Washington.

Đây là chuyến thăm chính thức nước Mỹ lần đầu tiên của một người đứng đầu đảng cộng sản Việt nam.

Trước đó trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài tại Việt nam vào hôm thứ sáu vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng chuyến thăm của ông tới nước Mỹ có tính chất lịch sử.

Đồng thời ông cũng nêu cao vai trò của Hoa Kỳ trong việc giữ gìn hòa bình và ổn định trên thế giới cũng như châu Á Thái Bình Dương. Ông nói thêm là ông hy vọng Hoa Kỳ sẽ góp phần lên tiếng nói cũng như hành động để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông.

Ông Carl Thayer một chuyên gia về Đông Nam Á thuộc học viện Quốc phòng Australia được báo chí Việt nam trích lời cho rằng đây là một chuyến thăm quan trọng vì nó đánh dấu việc nước Mỹ công nhận vị trí Tổng bí thư đảng cộng sản trong hệ thống chính trị Việt nam hiện nay.
.
___
.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ
    BBC  | 2015-07-06
Báo chí Việt Nam đưa tin Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã rời Hà Nội 'lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ'.

Thông tấn xã Việt Nam cho hay: "Nhận lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, đêm 5/7, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm chính thức Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ".

Tháp tùng ông tổng bí thư là một đoàn quan chức cao cấp trong đó có hai ủy viên Bộ Chính trị - bà Tòng Thị Phóng và ông Lê Thanh Hải, cùng nhiều ủy viên Trung ương Đảng CSVN.

Đại diện cho hai Bộ Quốc phòng và Công an là hai thượng tướng thứ trưởng, ông Nguyễn Chí Vịnh và ông Tô Lâm.

Ngoài ra, theo Thông tấn xã Việt Nam, còn có một số đại diện cựu chiến binh, chức sắc tôn giáo, nhân sỹ, trí thức, kiều bào và doanh nghiệp.

Nghi lễ đặc biệt?

Ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư đầu tiên của Đảng CSVN thăm Hoa Kỳ và Nhà Trắng.

Ông và Tổng thống Obama sẽ có hội đàm hôm thứ Ba 7/7 để thảo luận cách thức đẩy mạnh quan hệ hai bên, theo một thông cáo của Nhà Trắng.

Quan chức Mỹ nói ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng cầm quyền ở Việt Nam nhưng không có chức vụ trong chính phủ, sẽ được tiếp đón tại Phòng Bầu dục.

Đây là vinh dự đặc biệt dành cho người không phải nguyên thủ quốc gia.

Thông cáo của chính phủ Mỹ nói thêm rằng "ông tổng thống hoan nghênh cơ hội thảo luận các chủ đề khác, như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, nhân quyền và hợp tác quốc phòng song phương" với ông Trọng.

Bình luận về việc ông Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón đặc biệt cho dù không có vai trò trong chính phủ, hãng Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ nói: "Ông Trọng là nhân vật quan trọng của dàn lãnh đạo Việt Nam và nói chung có một sự thống nhất rằng nên nhìn nhận chuyến thăm này như là chuyến thăm của lãnh đạo cao nhất của một nước".

"Tất nhiên đây không phải cuộc gặp bình thường của ông tổng thống."

Được tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có cuộc gặp với cựu Tổng thống Bill Clinton cùng phu nhân và có bài diễn văn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho sự chuyển giao lãnh đạo tại Đại hội năm 2016.

Giới quan sát tin rằng ông Trọng sẽ nghỉ hưu vào năm sau.

Tuy vậy, ông Trọng là Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XII.

Chuyến thăm Mỹ có thể là cơ hội tạo thêm sức mạnh cho ông trong công tác chuẩn bị nhân sự cho giai đoạn 2016-2021.
.
___
.
TPP và dân chủ hóa Việt Nam
    Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ | 2015-07-06
Vào ngày 7 tháng 7 này, nếu không có bất ngờ vào phút chót, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ đặt chân vào Nhà Trắng theo lời mời của chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama.

Chắc chắn đây sẽ là sự kiện lịch sử không chỉ vì lần đầu tiên một tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam thăm Mỹ mà còn vì lần đầu tiên tổng thống Mỹ tiếp người đứng đầu một đảng cộng sản không kiêm bất cứ chức vụ Nhà nước nào. Sự “phá lệ” này của chính quyền quán quân thế giới về chống cộng cho thấy Việt Nam quan trọng đến nhường nào trên bàn cờ chiến lược của Mỹ ở thế kỷ 21 mệnh danh “Xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương”.

Chặn đứng Trung Quốc ở Biển Đông

Trung Quốc là đối thủ lớn nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ thứ 21 ở Châu Á – Thái Bình Dương về quân sự và chính trị. Chiến lược xoay trục về châu Á – Thái Bình Dương để gấp rút ngăn chặn bành trướng lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc ở biển Đông được Tổng thống Mỹ Obama phát động vào đầu năm 2011 là hoàn toàn đúng đắn, tuy có chậm.

Thế nhưng sự thành công của chiến lược quân sự thế kỷ 21 nói trên của Mỹ lại phụ thuộc vào Việt Nam.

Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị xâm lược phần còn lại của quần đảo Trường Sa và chắc chắn sẽ thành công trong kế hoạch xâm lược này vì Việt Nam yếu hơn hẳn Trung Quốc, nhất là về phương tiện chiến tranh trên biển. Nói cách khác, học thuyết “chiến tranh nhân dân” của Việt Nam dựa trên phát huy sức người và địa hình trên đất liền mặc nhiên mất hiệu lực trong cuộc chiến trên biển.

Có ý kiến cho rằng bằng cách bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Mỹ có thể giúp nước này bảo vệ được lãnh thổ của mình ở biển Đông trước xâm lược Trung Quốc. Thế nhưng điều này không thực tế không chỉ vì Việt Nam không chạy đua vũ trang nổi với Trung Quốc hiện là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới trong khi Việt Nam lại đang cạn tiền, mà nhất là vì Việt Nam do Đảng Cộng sản kiểm soát chắc chắn không dám đánh trả Trung Quốc được coi là chỗ chống lưng duy nhất của chế độ độc tài của Đảng.

Chính vì vậy người viết bài này luôn khẳng định Mỹ cho, chứ đừng nói là bán, Việt Nam vũ khí thì Việt Nam cũng chẳng bao giờ dám dùng vũ khí ấy để đánh lại Trung Quốc. Để nói, việc chính quyền Việt Nam kêu gào Mỹ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là không thực chất, chẳng qua lấy Mỹ để hù dọa Trung Quốc, hòng làm nước này chùn bước trong kế hoạch đánh chiếm nốt quần đảo Trường Sa để chính quyền Hà Nội yên ổn được ngày nào hay ngày ấy.

Về phía Trung Quốc, nước bành trướng này đủ thông minh và thực tế để hiểu rằng kế hoạch của họ đánh chiếm nốt quần đảo Trường Sa nhằm hoàn tất độc chiếm biển Đông sẽ chỉ bị chặn lại nếu Mỹ tham chiến.

Do đó, chắc chắn Trung Quốc sẽ không bắn một phát đạn nào vào các lực lượng quân sự của Mỹ đang được rầm rộ triển khai tại vùng biển chiến lược này và thay vào đó sẽ đánh Mỹ bằng mồm rất hăng.

Như vậy, cách duy nhất để Mỹ có thể trực tiếp chặn đứng xâm lược của Trung Quốc là Mỹ phải được Việt Nam chính thức yêu cầu giúp tự vệ. Nói cách khác, chỉ khi nào Việt Nam ký kết liên minh quân sự với Mỹ thì Mỹ mới có cơ sở pháp lý để tham chiến.

Kịch bản Việt Nam trở thành đồng minh quân sự của Mỹ nếu diễn ra thì rất tuyệt bởi Việt Nam lúc đó không những bảo vệ được phần còn lại của quần đảo Trường Sa mà còn có thể giành lại các đảo thuộc quần đảo này cũng như toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay Trung Quốc.

Trong tình huống sau, một cuộc chiến kéo dài với liên quân Việt – Mỹ hoàn toàn có thể dẫn đến một sự rối loạn chính trị ở đại lục Trung Quốc, điều này đến lượt nó sẽ đe dọa trực tiếp sự sống còn của chế độ cộng sản tại đây.

Thế nhưng, chính quyền Việt Nam luôn khẳng định Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào vì hiểu rõ rằng cái giá để Việt Nam trở thành đồng minh quân sự của Mỹ chỉ có thể là từ bỏ chế độ cộng sản.

Để nói, không có Việt Nam với tư cách đồng minh quân sự thì dù Mỹ có đưa tàu chiến và máy bay chiến đấu vào biển Đông bao nhiêu đi chăng nữa thì Mỹ cũng sẽ chỉ là người ngoài cuộc, là khán giả bất đắc dĩ chứng kiến Trung Quốc hoàn tất xâm lăng quần đảo Trường Sa, đồng nhất với thất bại của chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

TPP: Mục tiêu chính trị cho Mỹ

Do đó, dân chủ hóa Việt Nam hay giải thể một cách hòa bình chế độ độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam để Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ rõ ràng là yêu cầu cấp bách của cả hai nước.

Theo hướng này Mỹ bằng mọi cách phải gây sức ép buộc chính quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp nhân quyền để tạo điều kiện thiết yếu cho phong trào dân chủ phát triển kể cả trong nội bộ Đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam. Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ sẽ đóng vai trò chủ chốt và Việt Nam đang đàm phán tham gia vì vậy nổi lên như một cơ hội gây sức ép hiếm có mà Mỹ tuyệt đối không thể bỏ qua.

Điều cần lưu ý là một khi chế độ cộng sản bị giải thể ở Việt Nam, thì điều này không những cùng lúc chấm dứt chế độ cộng sản ở Lào (Đảng nhân dân cách mạng cầm quyền ở Lào thoát thai từ Đảng lao động Việt Nam, nay là Đảng cộng sản Việt Nam) mà còn tác động quan trọng đến sự sụp đổ của Trung Quốc cộng sản, điều này kéo theo sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên.

Tóm lại, dân chủ hóa Việt Nam một khi thành công sẽ tạo ra “hiệu ứng domino”, dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của các nước cộng sản cuối cùng trên thế giới và đây chắc chắn là mục tiêu quan trọng nhất mà Mỹ ngắm tới với xoay trục về châu Á – Thái Bình Dương.

Cũng có thể nói Mỹ giúp dân chủ hóa Việt Nam là một công được nhiều việc vậy!

TPP: Cửa thoát hiểm cho chính quyền Việt Nam

Như vậy, trong trường hợp Việt Nam, TPP giúp Mỹ đạt mục tiêu chính trị và tiếp đó quân sự là chính chứ không phải lợi ích kinh tế. Vấn đề là liệu TPP có thành công với tư cách là công cụ gây sức ép của Mỹ?

Không nghi ngờ gì nữa, kinh tế Việt Nam đang bên bờ sụp đổ vì được thiết kế trên nền tảng các doanh nghiệp Nhà nước mà các doanh nghiệp này hoạt động vô cùng yếu kém, luôn trong tình trạng phá sản.

Ngân sách quốc gia cạn kiệt đến mức từ tháng 8/2014 chính phủ Việt Nam đã tính chuyện vay nước ngoài 1 tỷ USD để đảo nợ nước ngoài và mới đây chính phủ còn buộc Ngân hàng Nhà nước cho chính phủ vay tiền từ dự trữ ngoại hối để chi thường xuyên. Trong khi đó dầu lửa đóng góp tới 1/3 ngân sách Nhà nước lại rớt giá thảm hại, đó là chưa kể nguồn thu từ dầu lửa chắc chắn bị đe dọa nghiêm trọng một khi Trung Quốc gây chiến với Việt Nam ở biển Đông.

Kinh tế quốc gia một khi sụp đổ tất kích hoạt sự nổi dậy của người dân, vốn đã có nhiều bất bình trong xã hội.

Để đối phó với những cuộc nổi dậy tiềm phát của người dân, chính quyền cộng sản hiện phải duy trì một đội quân đông tới 800 nghìn người gồm cả công an lẫn quân đội, không kể dân quân các loại. Thực vậy, lực lượng vũ trang được Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam quy định “tuyệt đối trung thành với Đảng”, đặt bảo vệ chế độ cộng sản trên cả bảo vệ Tổ Quốc. Vậy nên, nếu không có TPP được dự kiến mang về cho Việt Nam số tiền đạt tới 36 tỷ USD vào năm 2025, chính quyền Việt Nam sẽ khó mà duy trì bộ máy đàn áp đông đảo nói trên.

Tóm lại, với TPP chính quyền cộng sản Việt Nam hy vọng tránh khỏi sụp đổ đã cận kề.
Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ: "Chiến lược xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ chỉ có tiền đồ rõ ràng khi Tổng thống Obama cùng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tạo nên một bước ngoặt cho dân chủ hóa Việt Nam"

TPP là công cụ dân chủ hóa

Mỹ cho Việt Nam hưởng Quy chế mậu dịch bình thường vĩnh viễn (PNTR) cũng như đưa Việt Nam ra khỏi danh sách "những quốc gia đặc biệt quan tâm" (CPC) về tôn giáo để Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) nhằm khích lệ Việt Nam cải thiện nhân quyền. Thế nhưng, đã 8 năm trôi qua kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nhân quyền ở Việt Nam không những không được cải thiện mà còn bị vi phạm trầm trọng hơn rất nhiều.

Để không lặp lại sai lầm của PNTR và WTO, chính phủ Mỹ phải kiên quyết yêu cầu chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp nhân quyền bằng việc loại bỏ các điều 79, 88 và 258 Bộ Luật hình sự, trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm, cải cách Bộ luật Tố tụng Hình sự nhằm chấm dứt tra tấn… cũng như thực hiện đầy đủ quyền tự do ngôn luận và các quyền con người cơ bản khác được quy định tại Điều 25 Hiến pháp Việt Nam) để chính phủ Mỹ có thể ký TPP với chính phủ Việt Nam. Một khi chính phủ Việt Nam cam kết chấm dứt đàn áp nhân quyền thì cam kết này phải được ghi ngay trong Hiệp định.

Mặc dầu vậy cũng có thể tính tới kịch bản phía Việt Nam không chịu điều kiện về nhân quyền mà Mỹ đưa ra, đồng nhất với Việt Nam không tham gia TPP nữa. Tất nhiên trong trường hợp đó chính quyền Việt Nam sẽ phải quay sang Trung Quốc để tìm sự cứu rỗi về tài chính với cái giá mặc cho Trung Quốc đánh chiếm nốt quần đảo Trường Sa cũng như mặc cho nước này muốn làm gì thì làm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Một khi Trung Quốc chiếm nốt quần đảo Trường Sa với sự đồng lõa của chính quyền cộng sản Việt Nam, thì đó sẽ là lúc các lực lượng yêu nước nhất tề nổi dậy nhằm thiết lập một chính quyền dân chủ nhằm liên minh quân sự với Mỹ, bảo vệ thành công lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

Kết luận lại, chiến lược xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ chỉ có tiền đồ rõ ràng khi Tổng thống Obama cùng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tạo nên một bước ngoặt cho dân chủ hóa Việt Nam.

Tác giả là một nhà bất đồng chính kiến và tù nhân chính trị Việt Nam, hiện là học giả tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ.
.
___
.
Việt Nam đang tái cân bằng chiến lược, xoay sang Hoa Kỳ?
    VOA  | 2015-07-06
Một chuyên gia về Việt Nam đã đặt câu hỏi đó trong một bài viết đăng trên báo The Diplomat hôm nay 6/7, giữa lúc Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến công du chính thức tới Washington.

Giáo sư Carl Thayer trích các nguồn tin ngoại giao nói rằng Việt Nam đã dồn nỗ lực vận động để vượt qua được một số khó khăn về mặt nghi thức, Hà Nội kiên trì vận động để Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nghênh tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Tòa Bạch Ốc, trong khi trong tư cách là Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trọng không có người “tương nhiệm” trong hệ thống chính trị Mỹ.

Theo các nguồn tin ngoại giao thì Tổng Bí Thư Trọng sẽ được Phó Tổng Thống Mỹ Joe Biden đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc, sau đó Tổng Thống Obama sẽ tham gia các cuộc thảo luận. Có tin nói rằng ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ gặp bà Hillary Clinton, nhân vật có triển vọng nhất có thể được đề cử làm ứng viên của Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.

Giáo sư Thayer nhận định rằng cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí Thư Trọng và Tổng Thống Obama có ý nghĩa đặc biệt bởi vì cả hai nhà lãnh đạo đều sẽ rời chức vụ trong năm tới. Ông Thayer nói bất cứ sự đồng thuận nào mà hai ông đạt được trong lần gặp gỡ này sẽ đặt nền móng cho quan hệ Mỹ-Việt giữa lúc hai nước trải qua một giai đoạn chuyển tiếp chính trị, với thay đổi nhân sự ở cấp lãnh đạo cao nhất.

Năm 2013, Tổng Thống Obama và vị tương nhiệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Hiệp định Đối tác Toàn diện, và đây sẽ là văn kiện chủ yếu làm khung cho các quan hệ song phương.  

Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm 2016, đại hội này sẽ thông qua chiến lược 5 năm tới.

Theo dự kiến Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ ghé thăm Washington sau khi đến dự phiên họp thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Chủ tịch Ban Thường Vụ Quốc hội Việt Nam cũng sẽ tới thăm thủ đô Washington.

Giáo sư Thayer nói trong bối cảnh hệ thống làm quyết định của Việt Nam luôn bị che giấu dưới màn bí mật, giới phân tích quốc tế bình luận về sự hiện diện của hai phe cánh trong Bộ Chính Trị, với một bên là phe bảo thủ, trong đó có Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, và phe cải cách, trong đó có Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, là nhân vật được tin là đang tìm cách thắt chặt các quan hệ kinh tế và có thể quan hệ an ninh với Hoa Kỳ. Giáo sư Thayer nói có tin rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đang vận động chức Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong đại hội dảng sắp tới.

Theo Giáo sư Thayer thì sự khác biệt quan diểm trong các phe phái trong nội bộ Bộ Chính trị phức tạp hơn, không chia rõ rệt thành phe thân Trung Quốc hay phe thân Mỹ, mà sự khác biệt chủ yếu là trên sự đánh giá về cách xử lý các quan hệ với các cường quốc như thế nào để đừng phương hại tới các lợi ích của quốc gia.

Trong khi đó Việt Nam coi cuộc gặp giữa Tổng Thống Barack Obama và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng như là một hành động công nhận vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị Việt Nam, và sẽ dọn đường cho những chuyến công du tương tự trong tương lai.

Báo Washington Post hôm nay đăng bài viết của ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nói rằng chuyến công du Mỹ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “là tín hiệu cho thấy sự tôn trọng của Mỹ đối với lựa chọn về thể chế chính trị của Việt Nam”.

Ông Quân thừa nhận là có sự khác biệt giữa hai hệ thống chính trị, nhưng điều quan trọng là hai nước đã “tìm cách để tiến bước theo cùng hướng, đó là một nền kinh tế thị trường, bảo vệ mạnh mẽ hơn các nhà đầu tư, hòa bình và ổn định trong các vấn đề quốc tế”.

Hãng tin AP tường thuật rằng vấn đề nhân quyền vẫn là một khó khăn chủ yếu, giữa lúc chiến dịch đàn áp giới bất đồng ở Việt Nam tác động tới sự ủng hộ chính trị tại quốc hội Hoa Kỳ cho tiến trình thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, mà các chuyên gia cho là không những mang lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam, mà còn phục vụ các lợi ích an ninh của Việt Nam, trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông.

AP dẫn lời ông John Sifton, đại diện của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ở Washington, nói rằng Tổng Thống Obama nên được hoan nghênh vì đã tiếp tục gây sức ép với Hà Nội, đòi phóng thích tù chính trị, tôn trọng quyền người lao động và tự do tôn giáo, nhưng ông nói vấn đề nằm ở chỗ những đòi hỏi đó đã không được đáp ứng đúng mức.

Ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận có những khác biệt quan điểm với Washington về vấn đề dân chủ, nhân quyền và thương mại, nhưng ông nói nên duy trì các cuộc đối thoại một cách cởi mở và xây dựng, để không cản trở các quan hệ song phương.

Theo The Diplomat, The Washington Post
.
___
.
Việt Nam xoay trục sang Mỹ ?
    RFI  | 2015-07-06
Trong một động thái chưa từng thấy, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng công du Mỹ. Nhân dịp này, trang web The Diplomat, hôm nay 06/07/2015, đăng bài phân tích của giáo sư Carl Thayer « Việt Nam xoay trục sang Mỹ ? ». RFI xin giới thiệu

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ đến thăm Washington từ ngày 06 đến 09/07 để đánh dấu kỷ niệm hai mươi năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Chuyến thăm của ông Trọng là chưa từng có, bởi vì đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thăm Hoa Kỳ với tư cách chính thức.

Nguồn tin ngoại giao cho biết Việt Nam đã vận động cho chuyến thăm này và có một điểm khó khăn là vấn đề lễ tân. Phía Việt Nam muốn Tổng Bí thư Trọng sẽ được Tổng thống Barack Obama tiếp tại Nhà Trắng. Điều này tạo ra một vấn đề lễ tân vì Tổng Bí thư Trọng không có đồng cấp tương đương trong hệ thống chính trị Mỹ.

Theo các nguồn tin truyền thông, Tổng Bí thư Trọng sẽ được tiếp bởi Phó Tổng thống Joe Biden trong Nhà Trắng và sau đó Tổng thống Barack Obama sẽ tới tham gia các cuộc thảo luận. Có tin đồn rằng ông Trọng có thể gặp bà Hillary Clinton.

Năm 2013 Tổng thống Obama và đồng nhiệm Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký Thỏa thuận Quan hệ Đối tác Toàn diện. Đây là tài liệu khung quan trọng đối với quan hệ song phương. Đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã ký tuyên bố Tầm nhìn chung tại Hà Nội với Đại tướng Phùng Quang Thanh, văn bản này đề ra 12 lĩnh vực hợp tác quốc phòng trong tương lai.

Cuộc gặp giữa ông Obama và ông Trọng là quan trọng bởi vì cả hai nhà lãnh đạo sẽ hết nhiệm kỳ vào năm tới. Mọi hiểu biết đạt được trong chuyến thăm của ông Trọng sẽ đặt nền móng cho quan hệ Mỹ-Việt Nam vào lúc quá trình chuyển đổi lãnh đạo diễn ra ở cả hai nước.

Việt Nam dự kiến tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm 2016. Đại hội này sẽ thông qua các văn kiện chính sách chiến lược quan trọng cho 5 năm tiếp theo. Chuyến thăm này là quan trọng vì kể từ khi xẩy ra cuộc khủng hoảng giàn khoan HY-981 từ tháng Năm đến tháng Bẩy năm ngoái, một số ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam đã đi thăm Hoa Kỳ, bao gồm ông Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội) và ông Trần Đại Quang (Bộ trưởng Công an).

Dự kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có một chuyến thăm Washington sau khi ông tới dự cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Theo các tin đồn, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, cũng có thể đi thăm Mỹ.

Các nhà phân tích nước ngoài, trong nỗ lực giải thích cơ chế ra quyết định vốn mờ mịt của Việt Nam, đã nêu ra sự tồn tại của cánh bảo thủ và cánh cải cách trong Bộ Chính trị. Tổng Bí thư Trọng thường được mô tả như là một nhân vật có tư tưởng bảo thủ, ủng hộ thắt chặt quan hệ với Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được xem như là một nhà cải cách, đang tìm cách thắt chặt quan hệ kinh tế và có thể cả an ninh với Hoa Kỳ. Ông Dũng được đồn là đang nhóm ngó chức Tổng Bí thư Đảng tại Đại hội toàn quốc năm 2016.

Dường như sự sắp xếp phân định giữa các phe phái trong Bộ Chính trị không rõ nét như vậy và phức tạp hơn. Tính cách cá nhân cũng đóng một vai trò. Ví dụ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một đối thủ của ông Dũng, được cho là đứng về phía ông Trọng. Ông Sang thường được xếp vào phe thân Trung Quốc. Nhưng giới ngoại giao phương Tây, những người tuyên bố rất biết rõ ông Sang, thì lại nói rằng có thể ông rất chống Trung Quốc.

Dường như sự sắp xếp phân định giữa các phe phái không rõ nét như vậy và phức tạp hơn. Thật đáng ngờ vực trong việc phân định ai trong Bộ Chính trị thân Trung Quốc hoặc thân Mỹ. Có nhiều khả năng là họ khác nhau trong việc đánh giá làm thế nào xử lý các mối quan hệ với các cường quốc mà không làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Việt Nam không thể chọn các nước láng giềng và một tiên đề (hiển nhiên, không cần chứng minh) bền vững trong chính sách an ninh quốc gia của Việt Nam là tránh có những căng thẳng thường trực trong quan hệ với Trung Quốc. Việt Nam theo đuổi cách tiếp cận đa phương trong quan hệ với các nước lớn, không chỉ trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, mà cả với Nga, Ấn Độ và Nhật Bản.

Trên cơ sở này, ít nhất có hai câu hỏi chính liên quan đến việc phát triển quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ : Phản ứng của Trung Quốc sẽ ra sao ? Và Mỹ có đáng tin cậy hay không trong việc thực hiện hết các cam kết của mình? Giới phân tích an ninh quốc gia Việt Nam nêu ra mối lo ngại lớn nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể xích lại gần nhau hơn, gây bất lợi cho Việt Nam.

Làm thế nào thực hiện điều này trong quan hệ với Hoa Kỳ? Việt Nam cần tiếp cận với thị trường Mỹ, nơi mà Việt Nam có thặng dư thương mại lớn. Điều này bù đắp cho việc Việt Nam bị thâm hụt thương mại ồ ạt trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng những người lập luận rằng Việt Nam nên tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh với Hoa Kỳ lại bị phê phán bởi những người cho rằng Hoa Kỳ tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, qua việc khai thác vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo như là đòn bẩy thúc đẩy « diễn biến hòa bình », biến đổi chế độ độc đảng tại Việt Nam thành một nền dân chủ đa đảng.

Các đảng viên lo sợ phản ứng của Trung Quốc trước việc cải thiện quan hệ Mỹ-Việt đã hùng hồn chất vấn các đồng chí trong Đảng vốn ủng hộ thắt chặt quan hệ với Mỹ là Hoa Kỳ đã làm gì cho Việt Nam ? Rồi họ tự trả lời câu hỏi của mình bằng cách nêu ra việc Mỹ phân biệt đối xử trong việc bán vũ khí và cảm nhận của họ về việc không giải quyết được « di sản của chiến tranh » - Chất độc màu da cam (dioxin) và xử lý vật liệu nổ. Hai vấn đề này đã được đề cập nhiều lần trong Tuyên bố Tầm nhìn chung Mỹ-Việt.

Nói cách khác, Hoa Kỳ phải chứng minh các thiện ý của mình bằng cách loại bỏ tất cả các hạn chế trong Quy định về buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) trong việc bán vũ khí cho Việt Nam. Chính sách của Mỹ hiện nay là bán vũ khí có tính chất phòng thủ cho Việt Nam - chủ yếu liên quan đến an ninh hàng hải và xây dựng năng lực của Cảnh sát biển Việt Nam - trên cơ sở từng trường hợp. Trong khi Mỹ đang giải quyết những vấn đề nóng bỏng trong hồ sơ chất độc màu da cam và hỗ trợ xử lý các vật liệu chưa nổ, một số người thuộc phe này muốn thấy những nỗ lực này được đẩy mạnh hơn và được tài trợ tốt hơn.

Những vấn đề này đã được nêu lên trong chuyến thăm Hà Nội của Bộ trưởng Quốc phòng Carter. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam kêu gọi chấm dứt tất cả các hạn chế trong việc bán vũ khí và tách việc bán vũ khí ra khỏi các vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, Việt Nam đã thả ông Lê Thanh Tùng, một nhà ly khai có tên tuổi, ngay trước khi diễn ra chuyến viếng thăm của Tổng Bí thư Trọng, như làm một cử chỉ xoa dịu Hoa Kỳ.

Ở Việt Nam, chuyến viếng thăm Washington của Tổng Bí thư Trọng và cuộc gặp của ông với Tổng thống Obama sẽ được diễn giải như là một sự công nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam. Chuyến viếng thăm của ông Trọng sẽ tạo tiền lệ cho các chuyến viếng thăm sau này của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một chừng mực nhất định, chuyến thăm của ông sẽ xoa dịu các nhân vật bảo thủ trong Đảng - nếu Mỹ Hoa Kỳ đang tìm cách lật đổ chế độ độc đảng của Việt Nam bằng « diễn biến hòa bình » thì tại sao Tổng thống Obama lại tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam?

Chuyến đi của Tổng Bí thư Trọng và các ủy viên Bộ Chính trị khác đến Hoa Kỳ sẽ giúp họ trong các đánh giá về xu hướng tương lai của mối quan hệ song phương và quan trọng hơn cả là đánh giá của họ về việc phải chăng có thể coi Hoa Kỳ như là một đối tác đáng tin cậy. Những đánh giá này sẽ được đưa vào trong các văn kiện chính sách chiến lược quan trọng được soạn thảo và sẽ được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 thông qua.

Hai kết quả chính trong cuộc gặp của Tổng Bí thư Trọng với ông Obama có thể định hướng tương lai quan hệ song phương : sự dấn thân của Việt Nam vào Hiệp định Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương và thỏa thuận từng bước tiến tới việc thúc đẩy mua bán vũ khí (với việc loại bỏ tất cả các hạn chế còn lại của ITAR). Việt Nam cũng sẽ hài lòng nếu Tổng thống Obama tuyên bố rằng ông sẽ thực hiện cam kết trước đây là làm hết sức mình để có thể tới thăm Hà Nội trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
.
___
.
.
___
.
Chính trị VN qua chuyến đi Mỹ của ông Trọng
    Vũ Tường Phó Giáo sư, Đại học Oregon | 2015-07-05
Chuyến đi làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng, và trước đó của các ông Phạm Quang Nghị và Trần Đại Quang là những chuyến đi lần đầu tiên của một Tổng Bí thư, Bí thư Thành ủy Hà nội, và Bộ trưởng Bộ Công An đến Mỹ.

Rõ ràng đây là những sự kiện quan trọng, nhưng quan trọng đến mức nào thì cần phải bàn. Phân tích chính trị Việt Nam khó vì thiếu thông tin xác thực. Nhưng điều này không ngăn cản chúng tôi đưa ra một số nhận xét dưới đây, dựa trên năm yếu tố hay xu hướng căn bản trong chính trị và quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong những năm gần đây.

Xin phép được tiết lộ trước kết luận của bài viết: Nói chung chúng tôi không đánh giá cao chuyến đi của ông Trọng.

Năm yếu tố hay xu hướng căn bản trong chính trị và quan hệ đối ngoại của Việt Nam là:

    Dĩ nhiên những người ủng hộ Việt Nam ở Mỹ, kể cả ông McCain, không đủ quyền tự ý quyết định quan hệ Mỹ-Việt, vì có nhiều chính khách khác muốn bắt Việt Nam phải trả giá cho những vi phạm nhân quyền
    PGS. TS. Vũ Tường

Thứ nhất, đấu đá tranh giành đặc quyền đặc lợi giữa các phe nhóm và cá nhân lãnh đạo các cấp ở Việt Nam ngày càng lớn về quy mô và mức độ. Trong thời điểm chuẩn bị Đại Hội Đảng như hiện nay, với cơ cấu nhân sự nhiệm kỳ tới là mục tiêu, việc đấu đá còn gay gắt hơn.

Thứ hai, trong chóp bu Đảng Cộng sản có nhiều người còn trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê nin, xem Trung Cộng về căn bản là đồng minh chiến lược trong khi cảnh giác cao đối với Mỹ. Ông Trọng rõ ràng là một người trong nhóm này.

Thứ ba, tiền và mafia ngày càng lũng đoạn chính trị Việt Nam, chi phối hầu hết những vấn đề quan trọng từ việc bổ nhiệm nhân sự cho đến quyết sách ngoại giao. Các thế lực có tiền gồm chính phủ nước ngoài, các công ty ngoại quốc lớn, và giới tư bản đỏ cấu kết với các lãnh đạo Đảng.

Thứ tư, chính sách quân sự của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên chính trị Việt Nam. Áp lực từ dưới lên và từ trong ra đòi hỏi Đảng Cộng sản có lập trường cứng rắn hơn về vấn đề biển đảo. Áp lực này đang tạo ra phân hóa sâu sắc trong nội bộ Đảng này.

Và thứ năm, về quan hệ Mỹ-Việt, một số chính khách lớn của Mỹ như Thượng Nghị Sĩ John McCain xem Việt Nam là một đối tượng hợp tác quan trọng trong việc ngăn cản Trung Quốc bành trướng thế lực ở Á châu.
Đại tướng Trần Đại Quang, vừa thăm Mỹ trong đầu năm 2015, trong chuyến thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Công an Việt Nam tới Mỹ.

Dĩ nhiên những người ủng hộ Việt Nam ở Mỹ, kể cả ông McCain, không đủ quyền tự ý quyết định quan hệ Mỹ-Việt, vì có nhiều chính khách khác muốn bắt Việt Nam phải trả giá cho những vi phạm nhân quyền. Về mặt quyền lợi quốc gia, Mỹ cũng có nhiều đồng minh lâu năm khác ở Á châu, nên Việt Nam không phải là lá bài chủ yếu hay duy nhất.
Lý do có chuyến thăm

Trên đây là những xu hướng căn bản của nền chính trị và quan hệ đối ngoại của Việt Nam hiện nay mà chúng ta có thể ít nhiều chứng thực từ các nguồn thông tin khác nhau.

Những xu hướng này giúp trả lời hai câu hỏi sau đây.

Thứ nhất, tại sao Washington mời ông Trọng?

Tổng thống Barack Obama, lãnh đạo Đảng Cộng Hòa, giới chức quốc phòng, và các nhóm lợi ích đại diện cho một số đại công ty của Mỹ muốn Quốc Hội Mỹ thông qua Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Hai trong những trở ngại chính liên quan đến Việt Nam là việc Hà Nội không cho công nhân quyền tự do lập công đoàn và thành tích vi phạm nhân quyền cao của Việt Nam.

Mời ông Trọng và ông Quang sang Mỹ là có ý định cho thấy Mỹ công nhận quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản và không có mưu đồ chuyển hóa Việt Nam như họ lo sợ.

Qua việc bày tỏ thiện chí, chính quyền Obama có thể thuyết phục Bộ Chính trị chấp nhận viết vào Hiệp định TPP một vài câu mơ hồ về cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để Quốc Hội Mỹ dễ chấp thuận hơn.

Washington cũng có thể hy vọng công an Việt Nam thả một vài nhân vật đối kháng và giảm bớt việc bắt bớ đàn áp trong một giai đoạn nào đó.

Có thể tiên đoán Washington sẽ đạt được những mục tiêu khiêm tốn trên.

Thứ hai, vì sao Việt Nam nhận lời?

Tại sao ông Trọng (và trước đó là Nghị và Quang) nhận lời đi Washington?

Áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ là những lý do chủ yếu.

Vụ Trung Quốc đặt giàn khoan năm ngoái đã làm yếu thế phe thân Trung Quốc ở Việt Nam.
Chuyến đi của ông Trọng chỉ là một chiến thuật 'be bờ', 'cố thủ', theo tác giả.

Nhiều nhà quan sát cho rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đối thủ của ông Trọng và có nhiều khả năng sẽ thắng thế trong cuộc tranh giành chức vụ tổng bí thư nhiệm kỳ sắp tới, dù ông Trọng muốn dành chức này cho ông Nghị.
Còn sớm để nhận định

Chúng tôi cho rằng còn hơi sớm để nhận định.

Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản vẫn còn thế lực rất lớn so với Ban Chấp hành Trung ương, đặc biệt là trong vấn đề cơ cấu nhân sự trong mỗi nhiệm kỳ Đại Hội Đảng.

Ông Trọng và Nghị vẫn còn ưu thế, mặc dù phải dè dặt hơn.

Chuyến đi Mỹ của hai ông vì vậy có tác dụng giảm bớt áp lực chính trị đối nội và đối ngoại, lấy lại thế chủ động trong vấn đề quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ vị thế của phe nhóm trong kỳ Đại Hội tới.

Là cán bộ tuyên huấn chuyên nghiệp trong bộ máy công chức với tầm nhìn và năng lực hạn chế, ông Trọng không thể và thực sự chưa bao giờ tạo ra đột phá.

Chuyến đi của ông chỉ là một chiến thuật be bờ cố thủ cho qua Đại Hội.

Ông Trọng có thể hài lòng với chuyến đi, như ông từng tuyên bố sau khi đi Vatican về: “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”

Nhưng áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ rõ ràng sẽ không giảm, đòi hỏi ông phải tiếp tục cố gắng hơn.

Nhìn xa hơn chuyến đi, những xu hướng căn bản của chính trị Việt Nam cho phép chúng tôi tiên đoán ba điều sau đây:

Thứ nhất, Hiệp định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được thông qua, nhưng kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc nhiều hơn;

Thứ hai, chiến tranh Việt-Trung sẽ không xảy ra dù Trung Quốc ngày càng lấn lướt;

Và thứ ba, lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ sẽ được giỡ bỏ phần lớn, nhưng quan hệ đồng minh thực sự giữa Việt Nam và Mỹ vẫn xa vời.

Nếu những tiên đoán trên chứa đựng nghịch lý, điều đó không phải ngẫu nhiên, mà do chúng phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc và sự bế tắc của nền chính trị Việt Nam.

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu từ Khoa Chính trị, Đại học Oregon, Hoa Kỳ.
..
___
.
GS Ngô Vĩnh Long : TPP còn là một bảo đảm an ninh cho Việt Nam
    Trọng Nghĩa | 2015-07-05
Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ bắt đầu từ ngày mai 06/07/2015 của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Hiệp định tự do thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đang trong tiến trình đúc kết là một chủ đề thảo luận quan trọng. Chính ông Nguyễn Phú Trọng đã xác nhận với giới báo chí rằng hiệp định gọi tắt là TPP này là một trong những điểm ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông tại Mỹ.

Phải nói là quan hệ thương mại Việt Mỹ là một yếu tố rất quan trọng trong quan hệ song phương, với trị giá trao đổi từ vỏn vẹn 500 triệu đô la năm 1995, tăng vọt lên thành 35 tỉ đô la vào năm ngoái. Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Thái Lan trong danh sách các nước xuất khẩu hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á qua Hoa Kỳ. Trả lời hãng tin Mỹ Bloomberg, ông Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh đến sự kiện Việt Nam đang rất nỗ lực để đúc kết vòng đàm phán TPP trong thời hạn sớm nhất.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Hoa Kỳ: 05/07/2015
nghe

Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, trường Đại học Maine, Hoa Kỳ, ưu tiên mà ông Nguyễn Phú Trọng dành cho TPP trong chuyến công du lần này là một điều rất tích cực, vì ngoài ý nghĩa kinh tế, hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương còn là một bảo đảm an ninh cho Việt Nam. Trả lời Ban Việt ngữ RFI, giáo sư Long giải thích :

« Ông Nguyễn Phú Trọng đặc biệt thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Đây mới chính là vấn đề quan trọng. Bởi vì nếu hiệp định này được thông qua, mà Mỹ là nước quan trọng nhất và mạnh nhất trong 12 quốc gia tham gia, thì Việt Nam sẽ được lợi rất nhiều. Các nước khác cũng sẽ cùng với Mỹ ủng hộ Việt Nam.

Hiệp định này không chỉ bao hàm vấn đề đối tác kinh tế, mà gần như là toàn diện, bởi vì vấn đề bảo vệ an ninh chung cho toàn khu vực và cho 12 nước thành viên an ninh trong hiệp định rất quan trọng. Ngoài vấn đề an ninh, (còn có) các vấn đề khác như bảo vệ quyền con người, bảo vệ công nhân….

Do đó, nếu hiệp định này được thông qua, nó sẽ giúp thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt, cũng như quan hệ của Việt Nam với các nước khác. Tôi nghĩ tuyên bố của ông Trọng với báo chí (về TPP) trước khi ông đi là rất đúng hướng ».
.
___
.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam : Mỹ nên tiếp tục can dự vào Biển Đông
    Trọng Nghĩa | 2015-07-05
Theo tin chính thức từ phía Việt Nam, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ công du Hoa Kỳ từ ngày mai, 06/07/2015 cho đến ngày 10/07/2015. Trong các bài trả lời phỏng vấn của báo chí, nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được cho là đã gởi nhiều thông điệp về phía Mỹ, trong đó có yêu cầu Hoa Kỳ tiếp tục dấn thân vào hồ sơ Biển Đông.

Theo hãng tin Mỹ AP, ông Nguyễn Phú Trọng đã không ngần ngại gọi chuyến thăm Mỹ của ông là « lịch sử ». Về phía Hoa Kỳ, nhiều quan chức cao cấp, theo AP, cũng rất mong muốn đưa quan hệ với Việt Nam lên một cấp độ mới. Lý do là vì Việt Nam có thể trở thành một trụ cột trong chinh sách « xoay trục » qua Châu Á của Tổng thống Obama, đóng một vai trò mạnh mẽ về mặt địa chính trị và kinh tế.

Cũng theo AP, là một quốc gia tuyến đầu đang rất lo ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam cũng sẽ không phiền lòng nếu Mỹ có lời lẽ cứng rắn hơn một chút đối với Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ hôm 03/07 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng với tư cách là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới và là thành viên của (Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc), Mỹ có " trách nhiệm và lợi ích to lớn trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ".

Theo AP, trong bài trả lời phỏng vấn bằng văn bản, với ngôn từ đầy tính ngoại giao thận trọng, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết là ông hy vọng rằng Mỹ « sẽ tiếp tục có tiếng nói và hành động phù hợp để góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp ở (Biển Đông) sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế, để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới. ».

Đối với hãng AP, tuyên bố trên đây của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đáng chú ý vì lẽ cho dù người dân Việt Nam nhìn chung đều căm ghét các yêu sách biển đảo hung hăng của Trung Quốc, nhưng giới lãnh đạo thường rất miễn cưỡng trong việc đối kháng với láng giềng khổng lồ của mình. Nguyên do một phần là vì Việt Nam nằm sát cạnh Trung Quốc, nhưng một phần cũng vì những người cộng sản giáo điều như ông Trọng không thấy thoải mái lắm khi nghiêng về phía phương Tây dân chủ thay vì thân thiện với đồng chí cộng sản của mình tại Bắc Kinh.
.
___
.
Lãnh đạo VN 'không dại gì' chờ Mỹ cứu
    BBC  | 2015-07-05
Năm 2015 đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai cựu thù Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như 40 năm chấm dứt Cuộc chiến Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra trước chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đầu tiên thăm Hoa Kỳ, là liệu quan hệ giữa Hà Nội và Washington rồi sẽ đi về đâu.

Theo cách nhìn của một cựu quan chức Hoa Kỳ và nhà quan sát quan hệ Việt - Mỹ từ nhiều năm nay, khó có chuyện hai bên là đối tác ký hiệp ước liên minh trong tương lai trước mắt.

Học giả và cựu quan chức Hoa Kỳ Fred Brown nói chuyện với Nguyễn Hùng của BBC Tiếng Việt tại Washington DC hồi cuối tháng Tư năm 2015.

Chính sách 'sáng suốt'

Fred Brown: Tôi là Fred Brown, quan chức ngoại giao Hoa Kỳ đã nghỉ hưu. Tôi đã phục vụ ở Việt Nam từ năm 1968-1970 và từ 1971-1973 với chức vụ lãnh sự và tổng lãnh sự ở Đà Nẵng, Vùng I chiến thuật. Cuộc trò chuyện của chúng ta hôm nay diễn ra tại nơi phải nói là nổi tiếng ở Washington, nó vừa là nhà hàng, vừa là quán cà phê, vừa là hiệu sách với tên gọi Busboys and Poets. Đây cũng là nơi diễn ra các sự kiện âm nhạc và đủ loai sự kiện ở Washington.

BBC:Vâng, cảm ơn ông nhiều về những lời giới thiệu. Trước hết ông có thể phát biểu ngắn gọn nhân kỷ niệm 40 năm kết thúc Cuộc chiến Việt Nam và cũng là 150 năm kết thúc Nội chiến Hoa Kỳ. Ông nghĩ sao về cách người Mỹ hòa giải với nhau và cách người Việt Nam đang hòa giải?

Fred Brown: Tôi không thấy có nhiều liên quan giữa nội chiến đã kết thúc ở Hoa Kỳ với những gì diễn ra ở Việt Nam trong mấy thế hệ gần đây. Theo quan điểm của tôi Nội chiến Hoa Kỳ đã không kết thúc êm thấm mà còn kéo dài thêm nữa.

    Tôi nghĩ một trong những điểm nổi bật và đáng chú ý trong quan hệ mới của chúng tôi với Việt Nam là cả hai phía đều hết sức cố gắng để hiểu quan điểm của nhau.
    Fred Brown

BBC:Thêm bao lâu nữa?

Fred Brown: Phải mất thêm 100 năm nữa người Mỹ da đen mới có quyền bỏ phiếu một cách có hệ thống và được bảo vệ trong nền dân chủ của chúng tôi. Mất 100 năm đấy. Còn đối với Việt Nam, nó cũng có thể phải mất chừng đó thời gian. Nhưng đó là hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau và tôi thấy rất khó để so sánh cho rõ ràng. Nhưng cả hai nước đều phải trải qua giai đoạn điều chỉnh vô cùng khó khăn và đau thương.

BBC:Và hôm nay khi ông quan sát chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, Trung Quốc và khu vực, ông có nghĩ rằng đó là các chính sách đúng?

Fred Brown: Tôi nghĩ chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong 10-15 năm qua là rất sáng suốt và cẩn trọng, cẩn trọng từ cả hai phía. Tôi nghĩ một trong những điểm nổi bật và đáng chú ý trong quan hệ mới của chúng tôi với Việt Nam là cả hai phía đều hết sức cố gắng để hiểu quan điểm của nhau. Tôi không nói rằng quan hệ ở mức hoàn hảo nhưng đó là mối quan hệ tốt nếu đem so sánh với các mối quan hệ khác trên thế giới. Hiện giờ tôi chỉ có thể bình luận thế thôi.
Tương lai quan hệ

BBC:Liệu trong 10 năm hay 20 năm nữa ông nghĩ quan hệ Mỹ Việt sẽ đi tới đâu vì năm nay đã là 20 năm tái lập quan hệ?

Fred Brown: Tôi khó có thể đoán được mối quan hệ trong 20 năm nữa. Nếu hai bên tiếp tục đối thoại, tiếp tục hiểu tầm quan trọng của Trung Quốc, hiển nhiên Trung Quốc là yếu tố quan trọng nhất đối với cả hai bên và theo cách mà Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng hiện đang xử lý mọi việc thì triển vọng cho những năm tới là rất tốt. Tôi không có lý do gì để tin rằng Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ hay Nhà Trắng sắp tới sẽ thay đổi cách tiếp cận thận trọng hiện nay đối với mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đó là những mối quan hệ có liên quan tới nhau và theo tôi quan điểm của Việt Nam và Hoa Kỳ là giữ sự thận trọng, có chừng mực và sự thích ứng.

BBC:Ông có nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ cứu Việt Nam nếu không may Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa hay thậm chí tấn công?

Fred Brown: Để tôi trả lời câu hỏi này sau đi.

BBC:Trong quá khứ khi Trung Quốc chiếm toàn bộ đảo Hoàng Sa và sau đó khi Trung Quốc tấn công Việt Nam hồi năm 1979 và rồi năm 1988 khi họ chiếm một đảo ở Trường Sa, tôi nghĩ đương nhiên Việt Nam trông đợi nhiều hơn từ phía Hoa Kỳ và từ cả Liên Xô vốn giờ không còn nữa. Tôi chỉ muốn hỏi Việt Nam có thể trông đợi gì từ Washington trong tình huống xấu nhất khi họ cần một người bạn thì Hoa Kỳ có bao giờ là người bạn đó không?
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm phần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa hồi năm 1974

Fred Brown: Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo Việt Nam không dại gì mà đề nghị Mỹ giúp Việt Nam trong những tình huống như thế. Tôi không nghĩ là có chuyện như thế xảy ra. Tôi nghĩ lãnh đạo Việt Nam cần hiểu rõ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ nằm ở đâu. Chúng tôi không phải là đồng minh ký hiệp ước với Việt Nam và tôi không nghĩ điều này có thể xảy ra trong tương lai gần hoặc là về sau nữa. Còn Trung Quốc luôn là yếu tố quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và Việt Nam hiểu điều đó. Thế nên theo tôi vấn đề anh nói sẽ không xảy ra.
Có phải Mỹ thua?

BBC:Liệu đó có phải là điều ngạc nhiên đối với ông không khi Bắc Việt Nam, một nước rất nghèo trước 1975 và vũ trang không được hiện đại như quân đội Hoa Kỳ hay quân lực Việt Nam Cộng hòa lúc bấy giờ nhưng cuối cùng họ vẫn thắng trong cuộc chiến?

Fred Brown: Về mặt hành chính có hai nước Việt Nam khác nhau cho tới trước 1975. Tôi thấy khó có thể bì được sự trợ giúp mà Bắc Việt Nam, Việt Nam cộng sản có được không chỉ từ Trung Quốc mà còn cả Liên Xô vốn đã giúp củng cố hệ thống phòng không hiệu quả cho Bắc Việt Nam. Tôi chỉ bình luận thế thôi vì tôi nghĩ khó mà so sánh hai hoàn cảnh về mặt quân sự vì còn có những vấn đề chính trị ở Hoa Kỳ vốn đã quyết định những gì diễn ra từ sau năm 1968.

BBC:Năm nay là kỷ niệm 40 năm và họ có lễ kỷ niệm lớn ở Sài Gòn trước đây, giờ là thành phố Hồ Chí Minh, và họ nói rằng một nước nhỏ và nghèo như Việt Nam đã thắng siêu cường trên thế giới. Nói vậy có đúng không? Có đúng Việt Nam đã thắng không hay Mỹ đã không muốn có thêm mất mát và rời đi?

Fred Brown: Tôi không chấp nhận cách nhìn nhận này. Có hai nước Việt Nam cho tới 1975, một do những người Cộng sản kiểm soát ở miền Bắc và một ở miền Nam, Việt Nam Cộng hòa mà Hoa Kỳ ủng hộ. Lý do cho cái gọi là thua đối với Hoa Kỳ trong cuộc chiến đó rất phức tạp, khó mà có thể gói lại trong một câu.

BBC:Ông có nghĩ rằng Việt Nam đã học được cách là bạn tốt hay có quan hệ tốt với Hoa Kỳ?

Fred Brown: Vâng tôi nghĩ rằng Việt Nam đã cải thiện nhiều, Bắc Việt Nam, Cộng sản Việt Nam đã tiến một bước dài trong chuyện hiểu được Hoa Kỳ, hiểu những gì Hoa Kỳ có thể làm và có thể không làm. Đây là điểm tích cực. Về phía Mỹ cũng thế.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã hiểu nhau hơn nhiều sau 20 năm bình thường hóa quan hệ

Chúng tôi không có mong đợi quá mức trong quan hệ với Việt Nam. Anh nói rằng đó là nước nhỏ nhưng họ cũng là nước thứ 11 hay 12 về dân số và tôi nghĩ nếu Việt Nam có những chính sách sáng suốt về kinh tế và chính trị trong một thế hệ tới thì Việt Nam có cơ hội trở thành nước lãnh đạo quan trọng ở Đông Nam Á.

Tôi nghĩ đây là điều tốt và hợp lý. Nhưng nó cũng đòi hỏi sự hợp tác ở mức cao không chỉ với ASEAN, Hiệp hội các nước Đông Nam Á mà còn với Hàn Quốc, Nhật Bản và hiển nhiên là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Tôi nghĩ chính sách đa phương của chính phủ Việt Nam hiện nay là sáng suốt thể hiện sự hiểu biết và cần phải tiếp tục.
Vấn đề nhân quyền

BBC:Tôi muốn hỏi hai câu nữa thôi. Thứ nhất là ông nghĩ sao về cách Việt Nam phản hồi đối với các yêu cầu từ Hoa Kỳ về chuyện cải thiện nhân quyền. Gần đây họ thả hai nhà bất đồng chính kiến và một người hiện ở California, một người ở Virginia. Liệu Việt Nam có thể làm gì trong lĩnh vực này để cải thiện quan hệ?

    Tôi cho rằng đó là vì lợi ích của Việt Nam khi họ tận dụng được dân số thông minh, tài năng, được đào tạo tốt ở một số cấp độ. Đó là dân số cần tận dụng và sử dụng theo cách tích cực. Chính quyền cần làm như vậy thay vì ngăn cản họ có thông tin chẳng hạn.

Fred Brown: Tôi nghĩ cái gọi là nhân quyền sẽ vẫn luôn là một phần trong quan hệ của chúng tôi với Việt Nam. Tất cả các vấn đề khác cũng thế. Cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với người dân của chính họ sẽ luôn là chuyện quan trọng không chỉ của chính quyền mà cả Quốc hội Hoa Kỳ. Tôi cho rằng đó là vì lợi ích của Việt Nam khi họ tận dụng được dân số thông minh, tài năng, được đào tạo tốt ở một số cấp độ. Đó là dân số cần tận dụng và sử dụng theo cách tích cực. Chính quyền cần làm như vậy thay vì ngăn cản họ có thông tin chẳng hạn.

BBC:Và cuối cùng nhiều người từ Nam Việt Nam trước đây cho tới tận hôm nay họ vẫn thấy cay đắng vị bị Hoa Kỳ bỏ lại, bị bỏ rơi hồi năm 1975 và họ nói không bao giờ có thể tin được người Mỹ. Vậy Hoa Kỳ đã làm những gì để vỗ về, để họ hài lòng hơn?

Fred Brown: Ý anh muốn nói về người Mỹ gốc Việt, hiện khoảng 1,2 triệu người?

BBC:Vâng, đúng vậy.

Fred Brown: Đó không phải là chuyện vỗ về họ mà chính họ tận dụng mọi cơ hội có ở Hoa Kỳ. Họ đã khá thành công. Tôi có nhiều bạn người Mỹ gốc Việt mà nhiều người khá hơn tôi về tài chính và nhiều người được đào tạo tốt hơn tôi, hay vợ tôi hay con tôi. Người Mỹ gốc Việt đã thành công hơn người Mỹ gốc Campuchia hay gốc Lào chẳng hạn. Người Mỹ gốc Việt rất khấm khá và họ không cần ai vỗ về vì họ tận dụng mọi cơ hội họ có thể có và cần có từ hệ thống.

BBC:Vâng và có thể tôi hỏi thêm một câu về những cựu binh Hoa Kỳ giờ đang ở trong chính trường như Thượng Nghị sỹ
.
___
.
Mục đích và hệ quả chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng là gì?
    Thiện Ý | 2015-07-05
Sau nhiều lần đình hoãn, chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được thực hiện trong tuần lễ tiếp ngay sau ngày Quốc khánh Hoa Kỳ 4 Tháng 7.

Câu hỏi được nhiều người quan tâm đặt ra là: Mục đích và hệ quả của chuyến đi này là gì? Câu trả lời chính xác chỉ có thể là những người trong cuộc. Là người ngoại cuộc, chúng tôi cũng thử đưa ra một số nhận định về mục đích và hệ quả của chuyến đi này.

I/- Mục đích chuyến đi Mỹ

Theo chúng tôi, chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có mục đích chủ yếu là đưa mối quan hệ Việt-Mỹ đi vào thực chất, tạo bước ngoặc quan trọng trong quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ với một số hệ quả rõ nét hơn là các chuyến đi trước đây của Thủ tướng Phan Văn Khải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước Nguyễn Tấn Sang.

Các chuyến đi Hoa Kỳ trước đây của những người đứng đầu bộ máy nhà nước chỉ có ý nghĩa ngoại giao, với mục đích nâng quan hệ Việt- Mỹ lên một bước trong chính sách đi giây giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng của đảng CSVN. Nhưng nay, mặc dầu đảng Cộng Sản Việt Nam đã hết sức nhún nhường, nhượng bộ đủ điều, Trung cộng vẫn lấn lướt, đẩy Hà Nội vào thế phải có sự chọn lựa dứt khoát khi có cơ hội.

Nhưng trước khi có sự chọn lựa dứt khoát, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi Trung Quốc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình 3 tháng trước khi đi Hoa Kỳ và dường như trên đường đến Hoa Kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng còn ghé qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình một lần nữa như để tái khẳng định rằng Hà Nội vẫn trung thành với Bắc Kinh nếu được Trung Quốc đối xử khác hơn trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Sự nhún nhường này được thể hiện trong Thông cáo Chung Việt-Trung sau chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng, theo đó Hà Nội vẫn trước sau như một bày tỏ lòng trung thành với Trung Quốc.

Theo chúng tôi, ai cũng hiểu sự trong chuyến đi này Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chọn Hoa Kỳ để có đối trọng, không phải để đối đầu với Trung Quốc mà để được sức mạnh của Hoa Kỳ che chở, ngăn chặn, đẩy lùi tham vọng bành trướng, độc chiếm Biển Đông, xâm lăng các nước nhỏ yếu trong vùng của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Hành động thực tế thấy được là, Hoa Kỳ đã công khai lên án các hành vi xâm lấn biển đảo mới đây của Trung Quốc, điều động hải lục, không quân về Biển Đông, tăng cường các hoạt động quân sự liên kết với các đồng minh trong vùng, để chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ sẵn sàng ngăn chặn tham vọng của Trung Cộng. Đồng thời, nhiều nhân vật cao cấp chính trị, quân sự, ngoại giao của Hoa Kỳ đã liên tục đến Việt Nam trong thời gian gần đây, gần nhất là chuyến đi Việt Nam lần thứ 5 của cựu Tổng thống Bill Clinton vào những ngày đầu tháng 7 này, để sau đó cùng chung chuyến bay với phái đoàn Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trở về Mỹ. Chuyến đi này của ông Clinton, tuy bề ngoài nói là để tham dự lễ kỷ niệm 20 năm Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, song bề trong mang ý nghĩa đặc biệt, có tác dụng thúc đầy Hà Nội theo chiều hướng dứt khoát chọn Hoa Kỳ là đồng minh tốt bụng, xa lánh người “đồng chí” láng giềng Trung Quốc xấu bụng và đầy tham vọng xâm lăng, bá quyền.

Trước những lời nói và các hành động khả tín, có lợi cho Việt Nam của Hoa Kỳ, trong khi Trung Quốc tiếp tục có những hành đồng tiếp tục lấn lướt Việt Nam (tấn công táu đánh cá trong hải phận Việt Nam, kéo giàn khoan HD-981 vào gần sát hải phận Việt Nam…), dường như các nhà lãnh đạo của đảng CSVN đã tỉnh ngộ và có thêm can đảm trong việc dứt khoát chọn lựa trong chính sách đi dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã được theo đuổi bao lâu nay. Một số dấu hiệu trong nước trước chuyến đi Hoa kỳ của Tổng Bí thư đảng CSVN chứng tỏ sự giác ngộ theo dự đoán này. Báo chí chính dòng đã công khai gọi Trung Quốc là kẻ xâm lược, tố cáo đích danh tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam… mà trước đây chí dám nói là “tầu lạ” và không dám gọi Trung Quốc là xâm lược. Đồng thời có những dấu hiệu không thấy được, như những lời đồn đoán là nội bộ đảng CSVN đang có sự chuyển biến về nhận thức trong giới lãnh đạo có khuynh hướng thân Trung Quốc trước đây, khuynh hướng thân Mỹ đã thắng thế, sẽ hậu thuẫn cho sự chọn lựa một chính sách ngoại giao thực dụng và hữu hiệu hơn. Người ta hy vọng rằng, những điều này sẽ giúp ông Nguyễn Phú Trọng cùng tập đoàn lãnh đạo của Đảng CSVN “phản tỉnh tập thể”.

II/- Hệ quả của chuyến đi Mỹ

Người ta có thể tin rằng hệ quả tổng quát là Hà Nội sẽ chủ động khởi sự một tiến trình dân chủ hóa Việt Nam theo một tiến trình và tốc độ thích hợp. Nghĩa là một sự chuyển đổi hòa bình, ổn định, vừa có lợi cho đất nước, vừa có lợi cho chính đảng CSVN, theo kinh nghiệm chuyển đổi của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, và gần nhất là kinh nghiệm chuyển đổi của Miến Điện đã và đang diễn ra đã có hiệu quả thực tiễn.

Hệ quả thực tiễn tại Việt Nam có thể là nội bộ đảng CSVN và chính quyền sẽ có nhiều thay đổi về nhân sự, với những người có khuynh hướng thân Mỹ chia nhau nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng và nhà nước. Đồng thời về chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại cũng thay đổi cho phù hợp với chiều hướng mới.Tất cả những thay đổi nhân sự và chính sách sẽ diễn ra trước, trong và sau Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 sắp diễn ra vào đầu năm tới 2016 tới đây. Sẽ không có những cuộc thanh trừng khốc liệt theo kiểu Stalin hay Mao Trạch Đông. Một khi phe thân Mỹ thắng thế, do có thêm một số đông những đảng viên hàng đầu của đảng thân Trung Quốc nay “phản tỉnh” và sự hậu thuẫn của số đông đảng viên CS các cấp, thì sự sắp xếp lại nhân sự chỉ cần dùng các biện pháp loại trừ nhẹ nhàng đối với các đảng viên cấp cao thân Bắc Kinh còn “ngoan cố”. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ trường hợp phe thân Trung Quốc phản kháng quyết liệt, thì có thể phe thân Mỹ sẽ phải sử dụng các biện pháp loại trừ mạnh bạo, âm thầm và kín đáo, nhưng chắc sẽ không tàn bạo như kiểu thanh trừng của Stalin và Mao.

Tất nhiên, để thực hiện sự thay đổi toàn diện về nhân sự và chính sách cai trị theo chiều hướng trên, nội dung nghị trình và nghị quyết của Đại hội 12 sẽ phải thay đổi theo chiều hướng “chuyển đổi”. Căn cứ trên “Nghị quyết của Đại hội Chuyển đổi” này, Quốc hội và các cơ quan dân cử các cấp đương nhiệm sẽ tu chính Hiến pháp, điều chỉnh luật lệ cho phù hợp… Chính quyền các cấp sẽ làm nhiệm vụ chuyển đổi trên bình diện thực tế theo một tiến trình và tốc độ thích hợp. Theo dự kiến của chúng tôi, tiến trình “chuyển đổi” này có thể diễn ra và hoàn tất trong vòng 5 năm tới (2016- 2020).

III/- Kết luận

Trước hiểm họa xâm lăng trắng trợn lãnh thổ, lãnh hải và các hải đảo của Việt Nam của Trung Quốc, mặc dầu Hà Nội đã hết sức quỵ lụy, nhún nhường, nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước trông đợi chuyến đi Hoa Kỳ lần này của người đứng đầu đảng CS cầm quyền sẽ là cơ hội thuận lợi tạo bước ngoặt có tính đột phá trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, có lợi cho đất nước cũng như cho chính đảng CSVN, vì lợi ích chung cũng như riêng của nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam. Ước mong Tổng Bí thư đảng CSVN đừng đề mất cơ hội thuận lợi trong chuyên đi Hoa Kỳ lần này.
John McCain hay cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, ông John Kerry, những người lính trước đây ở Việt Nam, khi họ rời chính trường ông có nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ thay đổi chính sách của họ đối với Việt Nam?

Fred Brown: Hiển nhiên là thế hệ đó, thế hệ của tôi, đang mờ dần đi. Các ông Hagel, Kerry và McCain đều đã có tuổi, nhất là ông McCain. Nó sẽ gây ra thay đổi vì thế hệ mới sẽ phải học cách hiểu Việt Nam từ đầu. Có thể đây là lợi thế. Nhưng những lợi thế và hạn chế giống nhau là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ có nhiều điểm chung với lợi ích quốc gia của Việt Nam dù không phải là tất cả.

Phỏng vấn với ông Fred Brown được Nguyễn Hùng thực hiện tại Washington DC hồi cuối tháng Tư năm 2015. Quý vị có thể theo dõi toàn bộ phỏng vấn video trên kênh YouTube của BBC Tiếng Việt.
.
___
.
Nghĩ gì về chuyến công du Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng
    Thanh Trúc, phóng viên RFA | 2015-07-05
Chuyến công du Hoa Kỳ lần đầu tiên của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sẽ được đánh dấu bằng cuộc gặp gỡ với tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 7 tới đây. Người Việt hải ngoại tiếp tục bàn đến sự kiện sắp xảy ra này với những ý kiến khá đa dạng mà Thanh Trúc ghi nhận trong bài sau:

Mỹ cần Việt Nam, Việt Nam cần Mỹ

Chuyến công du Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, là trường hợp đặc biệt chứng tỏ Mỹ cần đến Việt Nam hơn và Việt Nam cũng cần đến Mỹ hơn.

Từ Thụy Sĩ, ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã ly khai và đang tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ, nhận định như vậy:

Việc chấp nhận đón tổng bí thư của một đảng cộng sản thì phải nói là Mỹ đã cần Việt Nam nhiều hơn. Một trong những nước phải nghĩ ngay đến là Việt Nam trong chiến lược quay lại Châu Á Thái Bình Dương của người Mỹ. Đấy là nhìn từ người Mỹ, bởi vì cũng phải thấy rằng chính sách của Mỹ đối với Việt Nam đã thay đổi rất nhiều trong thời gian gần đây, thí dụ việc Mỹ mở ra hướng để Việt Nam có thể tham gia vào TPP, rồi tổng tham mưu trưởng liên quân của Mỹ cũng đi đến Việt Nam, rồi rất nhiều quan chức của Mỹ đã đến Việt Nam trong thời gian gần đây. Chúng ta có thể thấy việc duy trì một đất nước Việt Nam yếu để khỏi đe dọa các nước láng giềng sang một chính sách vực Việt Nam dậy để khỏi rơi vào vòng tay Bắc Kinh.

C.òn đứng về phia Việt Nam thì phải nói Việt Nam cũng hết sức lúng túng và Việt Nam cũng cần đến Mỹ , thể hiện ở cái là bằng mọi cách thu xếp cho ông tổng bí thư đi Mỹ để có thể đối chọi lại trong quan hệ đối với Trung Quốc. Tình hình sơ bộ là nếu chuyến đi này thực hiện trên cơ sở của một sự thay đổi về nhận thức thì sẽ có những tiến bộ, tức là nhìn nhận một bước ngoặt mới trong quan hệ với Mỹ, dẫn tới mối quan hệ thực chất hơn chứ không phải là hình thức đánh đu để cân bằng quan hệ với Trung Quốc mà không được cái gì cả.

Từ Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, suy luận có phần giống ông Đặng Xương Hùng, tuy nhiên:

Không nên cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là con người mờ nhạt, ít ý kiến và đang bị yếu thế trong cuộc tranh dành quyền lực với ông Nguyễn Tấn Dũng và cho rằng chuyến đi này không quan trọng. Vấn đề ông Nguyễn Phú Trọng tới thăm nước Mỹ, phải hiểu theo Hiến Pháp của Việt Nam hiện nay thì ông ấy là người quyền lực nhất, là người chính thức chứ không phải bán chính thức. Theo Hiến Pháp thì đảng cộng sản là đảng cầm quyền tại Việt Nam ,cho nên trên nguyên tắc ông Nguyễn Phú Trọng là người có quyền lực nhất, vậy thì ông phải tới nước Mỹ để làm cái gì đó đánh dấu một biến cố chính thức về mọi mặt. Biến cố đó là gì thì tôi nghĩ nó là điều mà tôi gần như chắc chắn là sự xáp lại của chế độ Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Chọn lựa chẳng đặng đừng của đảng cộng sản Việt nam, một chọn lựa có lợi cho đất nước là thiết lập quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Xáp lại với Hoa Kỳ có nghĩa là trên nguyên tắc chấp nhận từ bỏ chính sách đốc tài đảng trị trong một tương lai tương đối gần.

Không có gì thay đổi?

Trong khi đó, nhà báo Nguyễn Minh Cần, người từng bỉ đảng và sinh sống mấy chục năm qua ở Nga, nói rằng ông không tin Việt Nam sẽ bắt tay với Mỹ để tạo thế đối trọng lại với Trung Quốc:

Trước khi ông Nguyễn Phú Trọng đi sang Hoa Kỳ thì cũng phải nhớ ông đã đi qua Bắc Kinh, đã gặp tổng bí thư và chủ tịch nước Trung Quốc, thì ta thấy đường lối của Việt Nam thể hiện qua ông Nguyễn Phú Trọng và cả đoàn đại biểu là một đường lối khuất phục rõ ràng trước những bước tiến công của Trung Quốc.

Thêm vào đó, hôm 17 và 19 tháng Sáu vừa qua , phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh, đồng thời là ủy viên Bộ Chính Trị, cũng đã dẫn một đoàn sang Bắc Kinh. Ông phó thủ tướng đã ký một bản cam kết sẽ không có hành đông làm phức tạp tranh chấp, duy trì quan hệ giựa hai nước và hòa bình ổn định ở phương Đông. Từ chỗ đó, chuyến đi tháng Bảy này của ông Nguyễn Phú Trọng tôi nghĩ không thể có một hy vọng rằng ông sẽ bắt tay với Hoa Kỳ để làm bạn để mà đối trọng lại với Trung Quốc.

Đối với ông Lê Hữu Đào, chủ tịch cộng đồng Việt Nam tại Liege, Vương Quốc Bỉ, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là tổng bí thư một đảng cộng sản Việt Nam chú không phải đại diện của tất cả 90 triệu người dân trong nước, vì thế:

Trong bàn cờ quốc tế có những quốc gia một lúc nào đó kình chống nhau và một lúc nào đó nói chuyện với nhau. Ngày hôm nay ông Nguyễn Phú Trọng đi qua mà được tổng thống Obama tiếp thì nó cũng nằm trong hoàn cảnh hai bên nghĩ rằng có thể có lợi chung nào đó. Khi họ gặp nhau như vậy mình không cản nhưng mình có bổn phận phải nói rõ cho người mà mình có thể nói được là ông Obama. Phải nói rõ cho ông Obama biết ông Nguyễn Phú Trọng không đại diện cho dân tộc Việt Nam. Mong đồng bào mình ở bên Mỹ vận động tất cả bà con cô bác ngày hôm đó đến biểu tình thật lớn, nói lên nguyện vọng của dân tộc Việt Nam là không cộng sản và chống lại Trung Quốc.

Một thành viên trong Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam ở Bắc California, ông Trần Phong Vũ, cho rằng chuyến đi Mỹ sắp tới đặt ông Nguyễn Phú Trọng vào một tình huống tế nhị liên quan đến vấn đề vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam:
 
Việt Nam trước hết phải đáp ứng những đòi hỏi chung của Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền và những vấn đề khác nữa. Trong vấn đề nhân quyền thì nó cũng có liên hệ tới TPP mà họ rất muốn Việt Nam sẽ cùng có mặt. Thành ra tôi nghĩ chuyến đi này đặt ra cho ông Nguyễn Phú Trọng rất nhiều vấn đề mà cá nhân ông cũng khó thể quyết định được bởi vì vai trò tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ yếu như thế này.

Không thay đổi được gì hết, là ý kiến của ông Nguyễn Mạnh hùng, nguyên giáo sư kinh tế đại học Laval, Quebec, Canada:

Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng là một sự cực chẳng đã cho ông, không còn biết dựa dẫm vào chỗ nào nên gặp được cái gì dựa dẫm được thì ông dựa ngay, thế thôi.

Thế còn đi mà nếu chuyện TPP được giải quyết tốt đẹp và nhanh chóng thì đó là một sức trợ giúp cho nên kinh tế Việt Nam , là cái cần để ông giữ được cái thể chế của ông, cái thể chế một đảng cộng sản độc trị như hiện thời thì không có một chút tương lai nào cho dân tộc hết.

Dưới mắt tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu nhân viên Liên Hiệp Quốc, hiện là tư vấn cho một số nước về vấn đề thống kê kinh tế, mục đích cuộc hội kiến giữa tổng thống thống Obama và tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thể hiện điều quan trọng mà cả hai phía cùng nhắm tới:
..
An ninh ở biển Đông là chuyện quan trọng đối với nước Mỹ. Không những Việt Nam muốn vào TPP mà bản thân Mỹ cũng muốn Việt Nam vào TPP, là vì liên quan đến vấn đề ổn định khu vực Châu Á Thái Bình. Chứ còn coi như điều kiện vào TPP thì Việt Nam không phải là một nền kinh tế thị trường, do đó Mỹ khi mời Việt Nam vào TPP là họ đã chiếu cố đặc biệt đến tình hình của Việt Nam mà sự chiếu cố đó liên quan đến chính trị chứ không phải liên quan vấn đề kinh tế.

Đó là suy nghĩ của một số người Việt hải ngoại về chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ tuần tới. Tất cả những ý kiến khác nhau này đểu được tôn trọng song không nhất thiết phản ảnh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
.
___
.
Ông Trọng sẽ thảo luận gì với ông Obama?
    Luật sư Vũ Đức Khanh Gửi cho BBC từ Ottawa, Canada  | 2015-07-05
Tòa Bạch Ốc hôm 3/7 vừa ra thông cáo cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tại Phủ Tổng thống vào ngày 7/7 sắp tới.

Đây sẽ là một cuộc gặp lịch sử, sau 20 năm ngày hai quốc gia cựu thù bình thường hóa bang giao, sau 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, và là lần đầu tiên một Tổng bí thư ĐCSVN đến Hoa Kỳ.

Thông cáo trên cho biết Tổng thống Obama trông đợi thảo luận với nhà lãnh đạo ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng về các phương cách củng cố thêm Quan hệ Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt cùng các vấn đề khác như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hợp tác quốc phòng song phương, và nhân quyền Việt Nam.

Trong khi đó truyền thông quốc tế tại Hà Nội cũng cho biết ông Trọng mong muốn trong chuyến công du này sẽ có “thảo luận cởi mở và thẳng thắn với phía Hoa Kỳ để giúp hiểu biết lẫn nhau, xây dựng sự tin cậy giữa hai nước, cũng như để thảo luận về những phương cách thắt chặt quan hệ song phương”.

Đã 20 năm có quan hệ song phương ở cấp Đại sứ, với biết bao nhiêu cuộc thăm viếng của bao thế hệ lãnh đạo các cấp của hai chính quyền mà vẫn chưa hiểu biết lẫn nhau, chưa thu hẹp được khoảng cách khác biệt, chưa xây dựng được niềm tin giữa hai quốc gia, đó chẳng phải là một thất bại sao? Chẳng nhẽ từ trước giờ hai bên chưa bao giờ nói chuyện “thẳng thắn” với nhau sao?

Điều gì đã cản trở quan hệ Việt-Mỹ? Hoa Kỳ thực sự muốn gì ở Việt Nam? Và, Việt Nam cần gì ở Hoa Kỳ? Đâu là những vấn đề song phương còn tồn đọng chưa giải quyết được?

Nhân quyền, cái gai trong quan hệ Mỹ – Việt

Đương kim Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius từng khẳng định rằng, “Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: Chúng tôi muốn Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”.

Ông cũng chia sẻ rằng “Hoa Kỳ sẵn sàng chấp cánh cho Việt Nam bay cao và xa” hơn nữa nhưng bay cao và xa tới đâu thì tùy thuộc vào Việt Nam và theo ông nhận định thì nhân quyền là chủ đề mà ông gọi là “hóc búa nhất”, là rào cản trở chính trong quan hệ Mỹ-Việt hiện nay.

Nhân dân Việt Nam hơn bất cứ người dân nào khác trong khu vực hiểu rõ sự hưng vong của Việt Nam cũng như hòa bình, an ninh, thịnh vượng của khu vực Á Châu - Thái Bình Dương sẽ tùy thuộc rất nhiều vào sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng chung của toàn khu vực, trong đó vai trò đặc biệt của Hoa Kỳ như là một tác nhân chính sẽ là một trong các yếu tố quyết định.

Với bề dày quan hệ với một nước láng giềng như Trung Quốc, người dân Việt Nam chắc chắn sẽ hoan nghênh sự hiện diện tích cực của Hoa Kỳ trong khu vực như một đối tác quan trọng có trách nhiệm.

Họ thừa biết rằng liên minh với Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời giúp phát triển kinh tế Việt Nam thịnh vượng, kiến tạo đời sống sung túc, ấm no, hạnh phúc cho người dân Việt Nam.

Nhưng vấn đề ở đây không phải là người dân Việt Nam mà là lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chính họ đang là rào cản cho tiến trình “liên minh” đó. Họ thà chấp nhận mất nước hơn là mất Đảng chỉ vì họ sợ rằng một liên minh với Hoa Kỳ tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền sẽ khai tử chế độ cộng sản của họ.

Đó cũng chính là lý do mà Tổng thống Obama quyết định lịch sử mời ông Trọng đến Tòa Bạch Ốc để cam kết rằng “một Việt Nam tôn trọng nhân quyền” sẽ là một quốc gia độc lập, tự do, dân chủ, vững mạnh và thịnh vượng; sẽ là một đồng minh đáng tin cậy của Hoa Kỳ, một đối tác khả tín của cộng đồng quốc tế và khu vực.

Hợp tác kinh tế, an ninh và quốc phòng

Như thông cáo của Tòa Bạch Ốc có đề cập, trọng tâm thảo luận giữa ông Obama và ông Trọng ngày 7/7 sắp tới sẽ là: (1) Tăng cường hợp tác kinh tế sâu rộng, đặc biệt với việc sớm kết thúc đàm phán TPP; (2) mở rộng khuôn khổ sự tiếp cận cảng Cam Ranh của Hải quân Mỹ; và (3) năng cấp hợp tác quốc phòng thông qua việc tiến tới hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Cả ba chủ đề trên, ông Trọng chắc chắn sẽ có cơ hội “thảo luận cởi mở và thẳng thắn” với ông chủ Tòa Bạch Ốc nhưng ông Trọng cũng cần hiểu rằng người Mỹ rất quý trọng thời gian và họ sẽ không đủ kiên nhẫn để chỉ nói mà không có hành động thực tiễn đi kèm mặc dù họ sẵn sàng chấp nhận cho Việt Nam hưởng một số quy chế đặc biệt để có thể theo kịp 11 quốc gia còn lại trong khối TPP.

Với đạo luật “Quyền đàm phán nhanh” (TPA), Tổng thống Obama sẽ cam kết để Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng ông Trọng cũng cần phải cam kết tuân thủ triệt để các điều khoản của TPP, đặc biệt về sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng như các điều khoản về quyền lập hội, tự do tổ chức nghiệp đoàn độc lập, quyền đàm phán chung của người lao động, những quy định như cấm sử dụng mọi hình thức lao động cưỡng bức, cấm khai thác lao động trẻ em, cấm không phân biệt đối xử trong lực lượng lao động.

Tham gia TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều kinh tế nhưng Việt Nam phải chấp nhận hy sinh «đổi mới chính trị».

Về vấn đề quân cảng Cam Ranh, phía Mỹ từng khẳng định rằng họ không có nhu cầu xây dựng căn cứ quân sự ở đây. Cái mà Hoa Kỳ mong muốn hợp tác với Việt Nam là quyền tiếp cận bến cảng này.

Việt Nam có quyền tự do giao lưu với tất cả các nước và cho phép các quốc gia có nhu cầu sử dụng quân cảng Cam Ranh được quyền tiếp cận. Tuy nhiên, điều Hoa Kỳ quan ngại là sự tiếp cận của bên thứ ba có thể làm tổn hại đến quyền lợi của Hoa Kỳ, thí dụ như trường hợp gần đây, Hoa Kỳ đã chính thức gửi công điện tới chính phủ Việt Nam phản đối việc Nga đã dùng quyền tiếp cận căn cứ Cam Ranh để thực hiện các hoạt động quân sự có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực.

Chắc chắn, Tổng thống Obama sẽ nhân cơ hội này làm ông Trọng hiểu rõ rằng «Việt Nam không thể kết bạn với những kẻ thù của Hoa Kỳ».

Về vấn đề hiện đại hóa quốc phòng Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ tái cam kết sớm xem xét việc bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ lưu ý Việt Nam cần nghiêm túc hơn nữa về tình trạng nhân quyền. Mọi tiến bộ về nhân quyền sẽ là tiến bộ tỷ lệ thuận với việc hủy bỏ lệnh cấm vận này. Đó là điều mà ông Obama sẽ không ngần ngại tái khẳng định với ông Trọng.

Tự do hàng hải, hàng không và an ninh Biển Đông

Một vấn đề khác quan trọng cũng nằm trong chương trình nghị sự của hai ông Obama và Nguyễn Phú Trọng hôm 7/7 là Biển Đông.

Bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông không chỉ có tầm quan trọng đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực mà còn vì lợi ích của toàn thế giới, nơi mà hàng năm có trên 40% tổng lưu lượng hàng hóa trên thế giới được di chuyển qua khu vực này. Đây cũng là nơi điểm xuất phát của hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới (Trung Quốc và Nhật Bản).

Hoa Kỳ luôn khẳng định có quyền lợi quốc gia trong việc bảo vệ an ninh, hoà bình và sự tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Biển Đông.

T.uy không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nhưng vì quyền lợi quốc gia, Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tìm kiếm giải pháp hòa bình, thông qua đàm phán ngoại giao, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực luật pháp quốc tế.

Tổng thống Barack Obama hồi đầu tháng 6 vừa qua cũng đã lên tiếng kêu gọi các bên trong khu vực tôn trọng luật pháp và ngừng những hành động gây hấn như cải tạo đất trên Biển Đông, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục điều máy bay và tàu quân sự đến khu vực căng thẳng để bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không.

Chắc hẳn chúng ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi đọc một đoạn văn tương tự như trên trong Tuyên bố chung Mỹ – Việt sau buổi hội đàm Obama – Nguyễn Phú Trọng (nếu có).

Tương lai Việt Nam

Ở một chừng mực nào đó, cuộc viếng thăm Tòa Bạch Ốc của TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ được ghi nhận như một sự kiện lịch sử vì đây là lần đầu tiên một lãnh đạo CSVN, một thể chế thù nghịch với Mỹ bước vào Tòa Bạch Ốc, cơ quan quyền lực bậc nhất của Hoa Kỳ và thế giới.

Tuy nhiên, nếu dừng tại đây thì nó chỉ có giá trị mang tính biểu tượng và sẽ chóng bị lãng quên. Nhưng nó sẽ có giá trị nhiều hơn nếu như chuyến công du này thực sự mang lại một luồng sinh khí mới cho Việt Nam thông qua những cam kết cụ thể của hai nhà lãnh đạo của hai quốc gia.

Hoa Kỳ với cam kết giúp đỡ “Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”. Và TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ nhân danh ĐCSVN cam kết “đổi mới chính trị, tôn trọng nhân quyền” để có thể sát cánh cùng Hoa Kỳ trong công cuộc kiến tạo hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho khu vực Á Châu – Thái Bình Dương.

Từ khi Thủ tướng Phan Văn Khải lần đầu tiên bước vào Tòa Bạch Ốc năm 2005 cho đến nay, hễ mỗi lần có một lãnh đạo cấp cao CSVN đến thăm nơi này thì truyền thông độc quyền nhà nước Việt Nam thường có những bài viết hoài niệm về một nỗi niềm nuối tiếc nào đó cho những cơ hội vàng đã bỏ lỡ trong quan hệ của hai nước kể từ năm 1945.

ĐCSVN có thể quy đổ trách nhiệm đó cho người Mỹ và cho rằng Hoa Kỳ không hiểu người CSVN nhưng lần này thì người CSVN không thể trách là người Mỹ không hiểu họ.

Với tất cả những gì người Mỹ đã làm từ 20 năm qua và đặc biệt trong chuyến bay đưa ông Trọng từ Hà Nội đến Washington để vào Tòa Bạch Ốc, có một cựu Tổng thống Mỹ, Bill Clinton, người của 20 năm trước đã can đảm mở đường bang giao với Hà Nội giữa muôn vàn khó khăn, đi tháp tùng. Đó không thể là một thông điệp không rõ ràng hơn được về sự quan tâm trân trọng của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam.

Liệu ông Trọng sẽ mang thông điệp gì đến Washington và quan trọng nhất vẫn là sau khi rời Tòa Bạch Ốc, ông Trọng và những người đồng chí của ông sẽ làm gì để “Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”?
.
___
.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: chuyến đi thăm lịch sử
    RFA | 2015-07-05
Người đứng đầu đảng cộng sản Việt nam là ông Nguyễn Phú Trọng nói với báo chí nước ngoài rằng chuyến thăm Hoa Kỳ vào hôm thứ ba tới đây là một chuyến thăm lịch sử.

Ngoài ra ông cũng trả lời cho hãng tin AP của Mỹ rằng Hoa Kỳ, với tư cách thành viên Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc, có quyền lợi và trách nhiệm trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định trên thế giới, đặc biệt là trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Ông cũng hy vọng rằng nước Mỹ sẽ tiếp tục có tiếng nói và hành động góp phần vào việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông.

Không thấy ông Trọng lên tiếng với báo chí trong nước về chuyến đi Mỹ gần kề của ông, nhưng giới truyền thông Việt nam cũng trích dẫn những nội dung mà ông Trọng trả lời cho các hãng thông tấn nước ngoài như vừa nêu.

Bình luận về chuyến đi của ông Trọng, ông Walter Lohman giám đốc của Trung tâm nghiên cứu châu Á tại thủ đô Washington nói rằng người Việt nam muốn chơi với Mỹ lẫn Trung quốc trong những bước đi chiến lược của họ.

Một Cựu thành viên ủy ban đối ngoại của Thượng viện Hoa kỳ là ông Frank Jannuzi thì nói rằng chuyến đi của ông Trọng là một phần của những tranh cãi trong hàng ngũ những người lãnh đạo tại Hà nội là nên cân bằng quan hệ của Việt nam giữa Mỹ và Trung quốc như thế nào.

Ông Jannuzi cũng thận trọng nói là vẫn chưa rõ sẽ có những mối lợi trong quan hệ kinh tế với Mỹ cũng như những hứa hẹn về an ninh của Washington dành cho biển Đông hay không, hay là Việt nam sẽ noi gương các đồng chí Trung quốc của mình theo một mô hình độc đoán hơn.

Về phần các tổ chức nhân quyền thì ông John Sifton đại diện cho Human Right Watch tại châu Á nói là chính phủ Mỹ đã làm áp lực nhiều lên Hà nội trong những vấn đề về nhân quyền, nhưng theo ông thì chưa có kết quả. Ông nói là đúng là có những tù nhân chính trị được thả ra trong thời gian gần đây, nhưng đó là do họ mãn hạn tù đày chứ không phải một sự tiến bộ có thực tâm về nhân quyền.
.
___
.
Việt Nam đổi mới lần hai?
    Trần Tiến Dũng Gửi cho BBC từ Sài Gòn | 2015-07-05
Dư luận Việt nam trong thời điểm hiện nay đều hướng về một chủ đề: Phải chăng Việt Nam đang bước vào cánh cửa đổi mới lần thứ hai.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, người có vai trò quyết định trong chính sách mở cửa năm 1986, dư luận không quan tâm nhiều đến bài diễn văn đề cao lịch sử mở cánh cửa sống còn của chế độ, mà toàn bộ sự quan tâm hướng về chuyến đi thăm chính thức Hoa Kỳ của đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

26 năm trước, ông Nguyễn Văn Linh và những lãnh tụ chủ chốt của công cuộc đổi mới sang Trung Quốc.

Tuy còn nhiều điều chưa rõ trong các mục đích không công khai của chuyến đi này nhưng hẳn nhiên mô hình đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị theo kiểu Trung Quốc là trọng tâm chọn lựa xuyên suốt.

Bây giờ, 26 năm sau, lần đầu tiên, nước Mỹ tự do - dân chủ phá lệ đón ông Nguyễn Phú Trọng, lãnh tụ thực quyền của độc đảng cầm quyền nhưng không có chính danh quan chức nhà nước; qua đó, dư luận người Việt trong và ngoài nước đang đặt câu hỏi.

Phải chăng, các mục tiêu về kinh tế và các mục tiêu khác, trong chuyến đi này của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là bước đệm để hướng đến nội dung mở cửa về chính trị, đổi mới Việt nam lần thứ hai?

Biển Đông tạo thời cơ

Nếu tin rằng việc Tổng thống Barack Obama tiếp Tổng bí thư cộng sản Nguyễn Phú Trọng ở Nhà Trắng nhằm phát ra tín hiệu Việt Nam sẽ đổi mới chính trị thì yếu tố biển Đông phải được coi là hàng đầu.

Mỹ chủ động chiến lược xoay trục về Châu Á, Việt Nam xoay trục về phía Mỹ cũng là chủ động chiến lược.

Đừng đặt ra lúc này là Việt Nam xoay trục toàn diện hay chỉ là từng bước. Sự bức bách tham vọng phi pháp của Trung Quốc chiếm trọn biển Đông dồn Việt Nam vào cận cảnh mất hết chủ quyền biển; và điều đáng phẫn nộ có thể thấy qua phát ngôn điển hình từ một tướng Trung Quốc rằng: Mỹ có thể tuần tra biển Đông nhưng Nhật thì không.

Người ta thấy trong tầm nhìn hướng ra biển của Trung Quốc không hề có Việt Nam cũng như các nước trong khu vực có tranh chấp chủ quyền vùng biển Đông.

Có thể, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng và sẽ quân sự hóa trái pháp luật quốc tế là hướng về đại cục tranh giành vị thế cường quốc Thái Bình Dương với Mỹ và nhằm trọng tâm vào Nhật Bản, quốc gia lệ thuộc sinh tử vào tuyến hàng hải quốc tế này.

Sau nhiều năm thụ động yếu ớt phản đối và trước sức ép ngày càng quyết liệt của dư luận, chính thể Hà Nội chọn xoay trục về phía Mỹ không chỉ chứng minh với Trung Quốc là vẫn có tư thế quyết định tương quan cán cân bàn cờ của cả vùng Thái Bình Dương, mà còn cứu lấy sinh mạng chính trị của mình trước phán quyết lòng dân.

Dù Trung Quốc hứa hẹn Thái Bình Dương đủ rộng cho cả hai siêu cường và Mỹ có lợi ích không phải là hạng hai nếu chia đôi với Trung Quốc, nhưng hẳn là người MỸ vốn đang bá chủ đại dương đã nghĩ. Sao tôi phải ăn chia với anh trên cái thuộc về tôi.

Điều trớ trêu là hơn 40 năm trước, Mỹ ngó lơ cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và bỏ rơi đồng minh VNCH trong tay chế độ cộng sản, thì hôm nay Hoa Kỳ đặt cặp đôi cơ hội giữ chủ quyền biển Đông và đổi mới chính trị vào tay chế độ Hà Nội.

Bị chọn hay được chọn

Những ngày đầu tháng 7/2015, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh các nước sông Mê Kông- Nhật Bản, diễn ra ở Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày và nhấn mạnh việc tái cấu trúc nền kinh tế VN nhằm đáp ứng đúng tiêu chuẩn quốc tế về kinh tế thị trường.

Trước thềm là một thành viên của Khối kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, thì tiêu chuẩn về một nền kinh tế thị trường thật sự không thể tách rời những chuẩn mực về một nền chính trị dân chủ đa nguyên.

Thế thì những nỗ lực ngoại giao của chính quyền Hà Nội để Việt Nam được là thành viên chính thức của TTP là sự tự nguyện chọn lựa không chỉ về lợi ích kinh tế mà nội hàm nhằm cả nội dung đổi mới về chính trị.

Đổi mới các nguyên tắc chính trị cốt lõi nào? Minh bạch các giá trị dân chủ và dân quyền ra sao? Hẳn nhiên là điều mà chính thể Hà Nội không thể gật đầu để được việc rồi lại làm theo kiểu được chim quên ná vì họ được quyền chọn và đã chọn.

Dư luận từ các giới quan sát thời cuộc có khuynh hướng thân nhà nước đã cho rằng. Việt Nam đã và đang nắm bắt được thời cơ. Theo họ, công cuộc đổi mới chính trị sẽ là cơ may cứu đảng cầm quyền và họ tin, nếu đảng chấp nhận lộ trình đổi mới thì đảng sẽ tiếp tục cầm quyền nhiều thập niên nữa.

Phía số đông đối lập thì hoài nghi việc chế độ nghiêm túc thực hiện các cam kết, nhưng vẫn hình dung việc ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ lần này cũng do yếu tố đảng cộng sản cầm quyền bị dồn vào thế phải chọn đổi mới để cứu sinh mệnh chính trị của đảng.

Nếu có tâm điểm chung nào đó giữa hai luồn dư luận lúc ông nguyễn Phú Trọng đặt chân lên đất Mỹ thì điều đó là: Cột mốc đầu tiên, khả tín của con đường đổi mới chính trị đã hiện hữu.

Đổi mới chính trị sẽ có đủ cơ hội cho tất cả khuynh hướng chính trị nổi và ngầm, trong và ngoài Việt Nam, trong đó trước mắt là đảng cầm quyền giữ được quyền chủ động chính trị cho tương lai của chính họ.
.
___
.
.
___
.
Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng :Quan trọng nhất là giải tỏa sự nghi kỵ
    Thanh Phương | 2015-07-04
Hôm qua, 03/07/2015, Hoa Kỳ đã chính thức thông báo là Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào ngày 07/07 tới tại Nhà trắng. Đây sẽ là một sự kiện lịch sử vì chưa bao giờ có một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ và đặt chân vào Nhà trắng.

Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng, kéo dài từ ngày 06/07 đến 10/07, diễn ra đúng 20 năm sau khi Washington và Hà Nội bình thường hóa bang giao và 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Tuy là nhân vật lãnh đạo số một của Việt Nam, nhưng đối với Hoa Kỳ, ông Trọng chỉ là lãnh đạo của một đảng cầm quyền, tương tự như đảng Dân chủ, nên chuyến đi này đặt ra nhiều rắc rối về nghi thức. Tuy vậy, theo lời một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính quyền Obama sẽ tiếp Tổng bí thư Đảng CS như một lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam.

Có thể nói việc Tổng thống Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật bị xem là bảo thủ, thân Trung Quốc, tại Nhà trắng là bước phát triển đương nhiên của cả một tiến trình Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chiến lược “xoay trục” sang Châu Á, ra sức lôi kéo Việt Nam về phía mình.

Tiến trình này có thể nói là đã bắt đầu kể từ khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 tháng 5 năm ngoái, khiến quan hệ Việt-Trung trở nên cực kỳ căng thẳng. Tuy quan hệ giữa hai nước nay đã bớt căng thẳng, nhưng Hà Nội nay thấy rõ là Bắc Kinh ngày càng dứt khoát độc chiếm Biển Đông, thậm chí không loại trừ khả năng Trung Quốc dùng vũ lực để đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa.

Điều quan trọng nhất mà Hoa Kỳ trông chờ từ chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, đó là bồi đắp thêm sự tin cậy giữa hai quốc gia cựu thù và nếu hay hơn nữa thì xóa tan hoàn toàn sự nghi kỵ giữa hai bên. Nếu như những thành phần cấp tiến trong giới lãnh đạo Việt Nam chủ trương thắt chặt quan hệ với Mỹ, thì trong phe bảo thủ, nhiều người vẫn nghi ngờ thực tâm của Washington.

Có lẽ nhằm xóa tan những nghi ngại đó, trong thời gian qua, nhiều lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ đã liên tiếp đến thăm Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain, lãnh đạo khối nghị sĩ Dân chủ Nancy Pelosi, Bộ trưởng Nội vụ Sally Jewell. Ấy là chưa kể cựu Tổng thống Bill Clinton đang có mặt ở Việt Nam nhân ngày Lễ Độc lập của Hoa Kỳ.

Tiến trình mà tiếng Anh gọi là “charm offensive” ( tung đòn quyến rũ ) có lẽ đã gặt hái kết quả, vì ngay chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trả lời hãng tin Bloomberg ngày 03/07 đã tuyên bố rằng : “ Mỹ là một trong những đối tác quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại giao của chúng tôi ”.

Như nhận định của ông Ernest Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, chuyến đi của ông Trọng chính là nhắm phá bỏ những hàng rào cản trở sự tin cậy. Theo ông Bower, hai nước cần phát triển một mức độ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

Trong bối cảnh mối đe dọa Trung Quốc ngày càng lớn, một trong những hồ sơ chính mà ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đề cập với Tổng thống Obama đó là dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam. Lệnh cấm vận này chỉ mới được dỡ bỏ một phần vào tháng 10 năm ngoái.

Nhưng việc bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí này lại tùy thuộc vào những tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam. Một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết là phía Mỹ sẽ không quên chủ đề nhân quyền trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama. Khi tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào mùa hè năm 2013 tại Nhà trắng, ông Obama đã nhấn mạnh đến việc tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do biểu tình ở Việt Nam.

Hai lãnh đạo Việt Mỹ dĩ nhiên cũng sẽ bàn về hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương, do Hoa Kỳ chủ xướng và Việt Nam cũng là một trong những nước sẽ tham gia.
.
___
.
Những chủ đề 'nóng' trong chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng đến Tòa Bạch Ốc
    VOA | 2015-07-04
Tổng thống Barack Obama sẽ gặp lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Ba tới cho các cuộc đàm phán về thương mại và các vấn đề khác, các giới chức Mỹ cho biết hôm thứ Sáu.

Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng không giữ vị trí trong chính phủ. Một thông báo của Tòa Bạch Ôc cho biết tổng thống Obama mong muốn thảo luận với ông Nguyễn Phú Trọng “các phương cách để tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ”.

Ông Nguyễn Phú Trọng, là lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ, sẽ đến Mỹ ngay sau dịp kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai quốc gia cựu thù đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước đây và đã tiến gần với nhau hơn trong năm vừa qua, khi những căng thẳng khu vực có liên quan đến Trung Quốc ngày càng tăng lên trong khu vực xung quanh Biển Đông.

Các giới chức Mỹ cho biết các cuộc họp của ông Obama với ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ tập trung vào vấn đề Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề nhân quyền và hợp tác quốc phòng song phương.
.
___
.
.
___
.
Nguyễn Phú Trọng : Mỹ là một đối tác quan trọng nhất của Việt Nam
    Trọng Nghĩa | 2015-07-03
Trước ngày lên đường công du Hoa Kỳ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ Bloomberg hôm nay, 03/07/2015. Một trong những nhận xét nổi bật là việc ông Trọng khẳng định Việt Nam sẽ dành ưu tiên cho quan hệ với Mỹ.

Trả lời bài phỏng vấn bằng văn bản, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhận xét rằng Hoa Kỳ « là một trong những đối tác quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của chúng tôi ». Theo hãng Bloomberg, các quan hệ về kinh tế và an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển trong thời gian qua, cho dù Mỹ vẫn tiếp tục gây sức ép trên Việt Nam trong địa hạt nhân quyền.

Trên vấn đề này, ông Nguyễn Phú Trọng hy vọng rằng chuyến công du Hoa Kỳ của ông sẽ là « cơ hội để hai bên thảo luận một cách cởi mở và thẳng thắn về những vấn đề bất đồng giữa hai bên ». Đối với ông Trọng, đối thoại sẽ cho phép tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp sự khác biệt và dần dần xây dựng lòng tin giữa hai bên, góp phần thúc đẩy thêm quan hệ lâu dài giữa hai nước. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng xác nhận ba chủ đề chính sẽ được ông đề cập đến trong chuyến công du, cụ thể là Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, hợp tác an ninh và biến đổi khí hậu.

Về Biển Đông, điều được giới quan sát chờ đợi, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết Việt Nam « đánh giá cao » việc Mỹ hỗ trợ một phương pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia tranh chấp yêu sách Biển Đông. Ông cho rằng cả Mỹ lẫn Việt Nam đều nhận thức rõ vị trí chiến lược của Biển Đông, và ông hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục có tiếng nói và hành động thích hợp để góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế.
.
___
.
Tổng thống Obama sẽ tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng
    Thanh Phương | 2015-07-03
Hôm nay, 03/07/2015, Phủ tổng thống Hoa Kỳ vừa ra thông cáo cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà Trắng ngày 07/07/2015. Đây sẽ là một cuộc gặp gỡ lịch sử, 20 năm sau khi hai nước cựu thù bình thường hóa bang giao, cũng như 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Ông Nguyễn Phú Trọng như vậy là sẽ là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên thăm Hoa Kỳ và đặt chân vào Nhà Trắng. Trong thông cáo, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ sẽ nhân cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam « nhấn mạnh đến những tiến bộ đã đạt được từ 20 năm qua », cũng như thảo luận về phương cách cải thiện hơn nữa quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam.

Trước đó, theo hãng tin AP, tại Hà Nội, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, khi tiếp một nhóm phóng viên phương Tây hôm nay, cũng đã thông báo ông sẽ viếng thăm nước Mỹ lần đầu tiên vào tuần tới. Ông Trọng cho biết là chuyến đi của ông nhằm « giúp xây dựng sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước, cũng như để thảo luận về những phương cách thắt chặt quan hệ song phương ».

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cũng dự kiến là Tổng thống Obama sẽ đến thăm Việt Nam trong năm nay. Trên nguyên tắc, Tổng thống Mỹ sẽ dự hội nghị thượng đỉnh diễn đàn APEC tại Philippines trong tháng 11 và như vậy là nếu có thăm Việt Nam thì có lẽ ông Obama sẽ đi vào dịp này.
.
___
.
TBT Việt Nam ‘muốn nói chuyện thẳng thắn với Mỹ’
    BBC | 2015-07-03
Ông Nguyễn Phú Trọng nói muốn có "thảo luận cởi mở, thẳng thắn” khi gặp Tổng thống Obama tại Nhà Trắng.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có phần trả lời bằng văn bản với một số cơ quan truyền thông Mỹ hôm thứ Sáu.

Trả lời Bloomberg qua văn bản, ông Trọng nói: "Tôi hy vọng đây là cơ hội để hai phía thảo luận cởi mở và thẳng thắn về những vấn đề còn khác biệt.”

"Điều này sẽ tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt và dần dần xây dựng niềm tin giữa chúng ta để tăng thêm thực chất và hiệu quả cho quan hệ lâu dài giữa hai nước.”

Còn khi trả lời báo Wall Street Journal bằng văn bản, ông Trọng mô tả Hoa Kỳ là lực đẩy giúp ổn định trong vùng.

Ông cũng hoan nghênh các động thái của Mỹ nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình.

Bình luận với Wall Street Journal, tiến sĩ Jonathan London, từ Đại học Thành thị Hong Kong, nói: "Việc ông Trọng, người nắm giữ ý thức hệ của đảng, đi Mỹ cho thấy Việt Nam đang có sự tái cân bằng chiến lược.”

Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt.

Ông Trọng sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng.

Trong phần trả lời được Bloomberg trích dẫn, ông Trọng nói: “Đây là cơ hội tốt để nhìn lại quá khứ, trao đổi quan điểm về tương lai và cùng nỗ lực vì tình bạn và sự hợp tác lâu dài dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng chính thể của nhau.”

Ông cũng nói trong chuyến thăm Mỹ, ông sẽ thảo luận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), hợp tác an ninh và thay đổi khí hậu.

Ban Đối ngoại TƯ Đảng Cộng sản nói ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ từ 6 đến 10/7.

Tháp tùng Tổng Bí thư là đoàn gồm 2 ủy viên Bộ Chính trị: Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng và Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải; Chánh văn phòng TƯ Đảng Trần Quốc Vượng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Đối ngoại TƯ Hoàng Bình Quân; các Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh, Công thương Vũ Huy Hoàng; Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình; Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Công an Tô Lâm; trợ lý Tổng bí thư Hồ Mẫu Ngoạt, Đại sứ tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh.
.
___
.
Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng trước chuyến đi Mỹ
    Trần Phan | 2015-07-03
Hà Nội, ngày 01/7/2015

Kính gởi ông Nguyễn Phú Trọng,

Những ngày này, đảng CSVN đang tổ chức trọng thể lễ mừng 100 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Ông Linh được ca tụng là người kiên định, linh hoạt, gần dân…  

Thưa ông, nếu chịu khó cải trang vi hành, ông sẽ nghe và thấy được trong quán cà-phê, trong phòng khách gia đình, người dân ca tụng ông Trần Quang Cơ, Nguyễn Cơ Thạch như thế nào, và chê bai, oán trách ông Linh như thế nào. Không chỉ thường dân, cả những đảng viên đảng CSVN, họ nói năng thận trọng hơn dân thường, nhưng với người thân, với bạn thân… họ cũng chê trách ông Linh. Lòng dân căm ghét và phẫn uất hội nghị Thành Đô, và cái dấu ấn Thành Đô đã đóng sâu trên khuôn mặt lịch sử của ông Nguyễn Văn Linh rồi, không làm sao xóa được!

Hai mươi lăm năm trôi qua, hậu quả tai hại của hội nghị Thành Đô ngày càng nặng nề hơn trên vận mệnh dân tộc. Dân chúng vẫn nằm trong một xã hội thiếu rất nhiều Tự do Dân chủ so với tiêu chuẩn chung của thời đại, đất nước ngày càng thua xa hơn so với mặt bằng phát triển chung của Thái Lan, Malaysia, Indonesia… lãnh thổ từng ngày bị gặm nhấm, và nền chính trị quốc gia bị khống chế bởi Trung Hoa bành trướng bá quyền… Cái hậu quả đó hiện đang đè nặng trên vai ông.

Hiện nay, ông đang chuẩn bị đi Mỹ gặp Tổng thống Barack Obama và các nhân vật cao cấp của chính giới Mỹ. Tầm quan trọng của chuyến đi này không thua kém hội nghị Thành Đô xưa kia. Nó sẽ lại là một dấu ấn nữa.

a) Nếu Việt Nam vẫn xem Mỹ là người khác ý thức hệ, trong khi lợi dụng vẫn cần giữ khoảng cách so với Trung Quốc, nước láng giềng, dù bành trướng vẫn là bạn chung chiến hào xã hội chủ nghĩa, thì chuyến đi sẽ làm đậm thêm dấu ấn Thành Đô, đẩy nước Việt Nam vào thế lệ thuộc không lối thoát vào Trung Quốc.

b) Nếu thực tâm hợp tác với Mỹ, tìm trong mối quan hệ hợp tác đặc biệt này các quyền lợi về kinh tế, an ninh, chính trị, khoa học, kĩ thuật, quản lí, cách tổ chức xã hội hiệu quả… thì chuyến đi sẽ góp phần hóa giải tác hại Thành Đô, đưa Việt Nam dần dần lên con đường độc lập và tự chủ hơn trong cái thế giới hiện đại đan xen giữa cạnh tranh, hợp tác, hội nhập lẫn nhau. Bước chân lên con đường đó, Việt Nam sẽ vững vàng phát triển trên nền vững chắc của một xã hội tự do khai phóng và tri thức, toàn dân đồng lòng hợp lực…

Con đường hợp tác thật lòng với Mỹ dẫn tới tương lai tốt đẹp hơn biết bao nhiêu so với hoàn cảnh của đất nước hiện nay cứ mãi loay hoay trong vòng độc tài, chia rẽ, chậm tiến và do đó phải lệ thuộc, sợ hãi một Trung Hoa đang hung hăng hiếp đáp và lấn chiếm. Chuyển được Việt Nam từ hiện trạng bí lối sang tương lai tươi đẹp là công trạng lớn với tổ quốc, lòng dân sẽ mãi ghi nhớ.

Kính thưa ông Nguyễn Phú Trọng, xin ông đừng cho rằng đây là lời mê hoặc của kẻ địch, kẻ xấu. Bỏ nếp suy nghĩ thắng thua đảng phái, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa thực sự của hai chữ nhân dân rộng lớn và bao dung dường nào.

Trước vận nước nguy nan, dân chúng muốn góp sức, muốn hiến kế, muốn thực thi cái quyền và cái bổn phận của người dân Việt đối với quốc gia. Tạo nền dân chủ, tự do để khai phóng và tập hợp nguồn lực đó, đất nước sẽ có sức mạnh vô địch bảo vệ nền tự chủ. Lịch sử đã chẳng nhiều lần chứng minh sức mạnh đó của dân Việt trước sự xâm lấn của Trung Quốc hay sao? Hơn nữa, trong thời đại hiện nay, sức mạnh của dân chủ giúp bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh từ xa.

Kính thưa ông Nguyễn Phú Trọng, những dòng trên đây là tất cả tâm sự và hi vọng tôi xin gởi tới ông trước chuyến đi quan trọng này.

Tuổi tác ngoài đời, tôi và ông nếu thân nhau có thể gọi anh em, xưng chú bác. Mong sao trong năm ba năm tới, khi xong việc lớn về hưu, các người dân thường như tôi có thể ghé nhà thăm ông, biếu anh Trọng gói trà thơm thảo của lòng cám ơn và yêu kính.
.
___
.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ - Một tuần một chuyện 03.07.2015  https://www.youtube.com/watch?v=aaLN7zltpro
RFA phỏng vấn Gíao sư Nguyễn Mạnh Hùng về mục đích chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, và liệu vấn đề Biển Đông có được lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam đưa ra bàn thảo vào dịp này hay không?

Theo dõi YouTube: http://bit.ly/11PGb33
.
___
.
.
___
.
Biển Đông và chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA | 2015-07-02
Chuyên mục Câu chuyện trong tuần với chủ đề tuần này: Biển Đông và chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng. Xin trân trọng giới thiệu GS Nguyễn Mạnh Hùng, từng giảng dạy bộ môn Quan hệ quốc tế của đại học George Mason là khách mời của chương trình hôm nay. Câu hỏi đầu tiên được Mặc Lâm đặt ra cho GS:

Mặc Lâm: Trung Quốc tỏ ra không ngán ngại việc Mỹ mạnh mẽ lên tiếng trước chuyện họ bồi đắp các đảo một cách bất hợp pháp và mới đây lại mang giàn khoan HD 981 trở lại biển Đông. Theo ông thì những động thái này nói lên điều gì?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nó nói lên chính sách lấn biển uyển chuyển, thiên hình vạn trạng của TQ. Năm ngoái vụ dàn khoan HD 981 tạo phản ứng rất mạnh từ nhiều nước, nhất là từ Việt Nam và Mỹ. Một phần vì thế, TQ rút dàn khoan đi. Chỉ sau đó vài tháng họ bắt đầu đào cát đắp đảo, biến các đá ngầm thành đảo nổi, lúc đầu chậm, rồi tăng rất nhanh. Khi người ta phát hiện ra các đảo nhân tạo và phản ứng mạnh thì nó đã thành “sự đã rồi,” không đảo ngược được. Động thái này gây ra phản ứng rất mạnh của Mỹ. Do đó, ngày 16/6. TQ tuyên bố đã làm xong việc và sẽ chấm dứt việc xây cất trong vài ngày tới, để xoa dịu dư luận. Mỗi lần như thế TQ lại tiến thêm một bước nhỏ nhưng vững chắc cho đến khi họ kiểm soát trên thực tế (de facto) được toàn thể vùng biển trong khu vực đường lưỡi bò mà họ vạch ra.

Mặc Lâm: Trong tuần lễ vừa qua Hoa Kỳ không có phản ứng gì chính thức trước các tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị cũng như giàn khoan HD 981. Phải chăng đã có một biến chuyển nào đó khiến tình hình trở nên im ắng một cách bất thường?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Có 2 lý do: thứ nhất Mỹ chú trọng nhất đên việc TQ lấy cát xây đảo vì nó vừa tạo ra “sự đã rồi,” vừa làm thay đổi thế cân bằng chiên lược có lợi cho TQ ở Biển Đông. Sau khi gặp sự phản đối của Mỹ và trước cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-TQ, ngày 16 tháng 6, TQ tuyên bố gần hoàn tất việc xây cất và sẽ chấm dứt việc xây cất trong vài ngày tới.

Thứ hai Lần trước giàn khoan HD 981 được đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và gần bờ biển VN. Lần này, nó cũng được đặt trong vùng chồng lấn giữa khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam và khu vực đặc quyền kinh tế của TQ, nhưng nó chỉ cách đảo Hải Nam của TQ 75 dặm trong khi cách bờ biển Việt Nam 104 dặm, nghĩa là gần TQ hơn.

Mặc Lâm: Thưa GS việc TBT Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ vào đầu tháng 7 này được xem là một diễn tiến có tính lịch sử, tuy nhiên đối với nước Mỹ, giới quan sát chính trị không đánh giá cao việc này. Giáo sư có nghĩ rằng ông Trọng sẽ mở đầu một tư thế mới cho Việt Nam trước vấn đề Biển Đông đối với Mỹ hay không?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Lúc đầu người ta nghi ngờ sự thành công của chuyến đi và sự khó khăn trong việc sắp xếp thủ tục tiếp đón một nhà lãnh đạo đảng chứ không phải một nhà lãnh đạo nước.

Bây giờ hai bên đã thương lượng kỹ trước, và đã đạt được những thỏa thuận căn bản về kết quả của chuyến thăm Mỹ của TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, giúp tăng cường rõ rệt quan hệ quốc phòng giữa hai nước, cho nên mơi trù liệu có cuộc gặp gỡ “lịch sử” giữa TT Obama và TBT Trọng tại Nhà Trắng và ra “Tuyên bố chung về Tầm nhìn của quan hệ Đối tác toàn diện và sâu rộng giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” cùng với “Tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng, định hướng hợp tác quốc phòng thời gian tới.”

Nếu hai bên đồng ý thêm về việc gia tăng các chuyến thăm viếng Việt Nam của hải quân Mỹ, nhất là cảng Cam Ranh, thì cuộc công du của ông Trọng sẽ đánh dấu một thỏa thuận quan trọng về phương diện chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Quan trọng hơn vì người ta thường cho rằng Đảng CSVN mà ông Trọng là người lãnh đạo tối cao có khuynh hương thân TQ, chống đi với Mỹ. Nếu ông Trọng làm được việc này, nó là chỉ dấu cho thấy có sự đồng thuận quan trọng trong nội bộ Việt Nam giữa Đảng và Nhà nươc về chính sách đối với Mỹ trong thế cân bằng quyền lực với TQ. Sự đồng thuận này sẽ làm căn bản cho chính sách của các nhà lãnh đạo VN tương lai, sau Đại Hội Đảng năm 2016.

Mặc Lâm: Một lần nữa xin cám ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng.
.
___
.
Dư luận trước chuyến công du Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng
    Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA | 2015-07-02
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, vào tuần tới sẽ đến Hoa Kỳ trong chuyến công du đầu tiên của một người đứng đầu đảng cầm quyền tại Việt Nam đến Hoa Kỳ.

Chuyến đi này được giới chuyên gia đánh giá ra sao?

Mỹ chìa tay cho VN?

Nhiều chuyên gia về Việt Nam, nhất là mối quan hệ Hà Nội- Washington, trong những ngày qua lên tiếng cho rằng chuyến công du của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ lần này mang tính ‘biểu tượng’. Chính phủ Mỹ hiểu rõ hệ thống chính trị của Việt Nam là đảng cộng sản nắm toàn quyền cai trị, dù rằng Việt Nam cũng có chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia và thủ tướng là người đứng đầu chính phủ.

Hoa kỳ từng tiếp thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005, chủ tịch Nguyển Minh Triết năm 2007, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  năm 2008 và chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013 tại Nhà Trắng. Tuy nhiên lần này thông tin nói ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ được tổng thống Barack Obama tiếp tại Nhà Trắng khiến nhiều người quan tâm.

Luật sư Vũ Đức Khanh, từ Canada, có bình luận về tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được gặp người đứng đầu chính phủ Mỹ tại chính nơi làm việc của nguyên thủ Hoa Kỳ như sau:

“Tôi nghĩ rằng vì chiến lược chuyển trục sang Á Châu-Thái Bình Dương của tổng thống Hoa Kỳ Obama, cho nên Nhà Trắng sẽ làm một ngoại lệ là tiếp ông tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Thật sự ra có nhiều người từng vào Nhà Trắng, trong đó có những nhà lãnh đạo cộng đồng như Đức Dalai Lama, hoặc gần đây chúng ta có thấy tổng thống Obama tiếp anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trong Nhà Trắng. Vì vậy vấn đề ông Trọng vào  Nhà Trắng cũng không phải là vấn đề gì quá to tát. “

Vai trò cá nhân lãnh đạo

Đối với những người trong nước thì vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng không giống những vị nguyên thủ quốc gia khác có thể có những quyết định cá nhân. Trong trường hợp Việt Nam với cơ chế tập thể làm chủ, Bộ Chính Trị đưa qua quyết định và ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là người được chọn để mgang đi thông điệp đã được thống nhất.

Luật sư Vũ Đức Khanh nói về điều này:

“Việt Nam không phải là một trục quan trọng trong chiến lược chuyển trục sang Á châu- Thái Binh Dương của Hoa Kỳ; tuy nhiên Việt Nam sẽ là một trong những tiền đồn quan trọng cua liên minh Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương vì Việt Nam có đường biên giới sát với Trung Quốc và có cùng ý thức hệ với Trung Quốc. Nếu như Việt Nam nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc thì bắt buộc Hoa Kỳ phải mở một vòng tuyến Đông Nam Á, phải sử dụng trục của Eo biển Malacca, trong đó có Singapore, Mả Lai và Indo. Vì không muốn trục Đông Nam Á đó phải dời xuống tận cùng của khu vực Biển Đông, bằng mọi giá Hoa Kỳ muốn giữ được một thế cân bằng ở Việt Nam. Mục đích của Hoa Kỳ là muốn sử dụng Việt Nam như một vùng ‘trái độn’ nếu như Hà Nội ngả về phía Trung Quốc thì ít nhất Hoa Kỳ còn kiểm soát được một vùng nào đó. Tôi không muốn trở lại cuộc chiến tranh trước đây ở vùng vĩ tuyến thứ 17; nhưng Hoa Kỳ phải bằng mọi giá với cách nào đó giữ được vùng nào đó ở phía nam Việt Nam, dùng Việt Nam như vùng ‘trái độn’.

Nếu Việt Nam không ngả hẳn về phía Trung Quốc hay Hoa Kỳ thì Mỹ thành công ở mức độ vô hiệu hóa Việt Nam và Trung Quốc.”
Kỳ vọng giới hạn và lực cản Trung Quốc!

Một người theo dõi sát tình hình Việt Nam hiện nay, nhà báo Phạm Chí Dũng, từ Sài Gòn thừa nhận quyết định cử ông tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ trong thời điểm hiện nay cũng khiến những người như ông có một số kỳ vọng. Nhà báo Phạm Chí Dũng phát biểu:

“Tôi có kỳ vọng ngay trong ngắn hạn là sau chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đến Washington gặp tổng thống Obama phía Việt Nam có thể chấp nhận một số cam kết, thực hiện một số cam kết về nhân quyền: thả tù nhân lương tâm, chấp nhận hoạt động đương nhiên của các tổ chức xã hội dân sự.

Về dài hạn thì còn tùy thuộc vào Trung Quốc mà Trung Quốc thì đang muốn chiếm lấy Biển Đông. Trong những ngày này chúng ta thấy xuất hiện giàn khoan Hải Dương 981 như những gì mà nó đã ‘vươn vòi’ vào tháng 5, tháng 6 năm 2014. Nếu như Trung Quốc vẫn cố tình gây hấn với Việt Nam; điều đó sẽ trở thành sức cản đáng ngại đối với vấn đề thay đổi thể chế và sự phát triển dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.”

Về sức cản của Trung Quốc, thì nhà nghiên cứu Biển Đông Trương Nhân Tuấn từ Pháp nêu ra việc Bắc Kinh vừa cho di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng chồng lấn tại Vịnh Bắc Bộ như hiện nay là có tính toán đối với chuyến công du Hoa Kỳ của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam. Ông này nhận định:

“Tôi nghĩ trong vài ngày tới giàn khoan này có thể di dịch về phía bờ biển Việt Nam, ở một vị trí gây tranh cãi như hồi năm ngoái để làm áp lực với ông Trọng nếu ông này biểu lộ những ý tưởng thân Mỹ.”

Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang cũng có ý kiến về chuyến công du Mỹ của ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau:

“Việc người Mỹ có mời ban lãnh đạo Việt Nam mà năm ngoái có ông Phạm Quang Nghị sang thăm với tư cách thành viên Bộ Chính Trị và  bí thư thành ủy Hà Nội, và năm nay ông Nguyễn Phú Trọng. Nhưng tôi không đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng vì chắc chắn Đại hội 12 ông Trọng cũng sẽ nghỉ. Thứ hai theo tôi nghĩ ông Trọng không phải là con người quyết đoán, có tư duy táo bạo, không có năng lực thực sự. Do đó tôi không hy vọng lắm về chuyến đi của ông Trọng.

Mặc dù các diễn biến ở khu vực với tình hình như ở Myanmar, tôi biết người Mỹ có vai trò rất lớn trong việc thuyết phục chế độ độc tài quân sự của thống chế Thein Sein theo xu hướng dân chủ hóa ở mức độ nào đó. Myanmar có thể được như thế nhưng còn Việt Nam tôi cho rằng khả năng đó rất hiếm có. Ai cũng muốn nó xảy ra, nhưng theo tôi nghĩ khó, rất khó, mà tôi cho tỷ lệ hầu như chỉ là 1 hoặc 2% thôi.”

Trong tuần qua, có tù nhân lương tâm luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân mãn án tù 30 tháng và được trả về nhà. Trường hợp này khác hẳn trước đây người khởi xướng CLB Nhà báo Tự Do và chống Trung Quốc Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, sau khi mãn án tù với lý do trốn thuế bị giam lại ngay với cáo buộc chính trị.

Một tù nhân chính trị khác là ông Lê Thanh Tùng ở Sóc Sơn Hà Nội được tha về sớm 5 tháng. Điều này được một số người cho rằng đó là món quà mà ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mang theo sang Mỹ lần này.

Tuy nhiên, luật sư Vũ Đức Khanh trích dẫn phát biểu của đại sứ Mỹ ở Việt Nam, Ted Osius, rằng Hà Nội không thể dùng tù chính trị để đổi chác, mà mối quan hệ song phương Việt- Mỹ phải được xây dựng trên nền tảng những giá trị mà hai phía cùng chia xẻ. Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường, thịnh vượng, trong đó có tôn trọng những quyền cơ bản của người Việt Nam.
.
___
.
Món quà nào để chạm ngõ Tòa Bạch Ốc?
    Bùi Tín  | 2015-07-02
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp lên đường thăm Mỹ. Dự định đầu tiên là tháng 5, hoãn sang tháng 6, lại hoãn sang tháng 7, nay đã ấn định vào ngày 7 đến ngày 9 tháng 7. Ông Trọng sẽ được tiếp trong Tòa Bạch Ốc, nhưng không có đại yến tiệc Nhà nước, chỉ có mời ăn của Bộ Ngoại giao, tiếp xã giao của một số Thượng nghị sỹ và Dân biểu, của đại diện Đảng CS Mỹ - một đảng lu mờ trong nền chính trị Hoa Kỳ. Phía Hoa Kỳ cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp ông Trọng với nghi thức cao, trong Tòa Bạch Ốc, nhưng không nói sẽ có duyệt đoàn quân danh dự, cũng không nói có 21 phát đại bác hay không. Ai cũng biết chính giới Hoa Kỳ không mặn mà gì với các chế độ toàn trị.

Ban Đối ngoại Trung Ương Đảng CS cùng Bộ Ngoại giao chắc đang chuẩn bị tặng phẩm để ông Trọng đưa sang Mỹ. Sẽ là cảnh đẹp Hồ Hoàn Kiếm, Ba cô gái Bắc Trung Nam trong áo dài truyền thống, hay Ngôi chùa Hương Tích cổ kính? Đều tốt cả. Chỉ xin đừng có dại dột như ông Phạm Quang Nghị từng vác sang Mỹ 2 bức ảnh lớn chụp cảnh Thiếu tá McCain bị tên lửa (do một chuyên gia Nga bấm nút) bắn rơi, nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch, để tặng cho chính Thượng Nghị sỹ McCain. Còn hơn là lăng nhục người ta, vì đó chính là cái cảnh mà ông ta muốn quên đi nhất trong đời mình. Chửi xéo như thế không gì thâm, ngu, dại bằng. Thử hỏi 2 bức ảnh ấy, ông McCain lưu giữ ở đâu? Mới đây khi qua Hà Nội, ông McCain chẳng buồn hỏi thăm ông Nghị lấy một câu! Khéo mà ông Trọng lại học theo ông Nghị vác sang một mảnh máy bay B52 đồ sộ, thì hay đáo để, sẽ không gì «lú» bằng.

Thật ra, không có món quà nào quý hơn là ông Trọng trao tay cho Tổng thống Obama danh sách kha khá dài các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị đã hay sắp được trả tự do ngay, trong đó đại thể, không thể thiếu cô Tạ Phong Tần, gầy ốm sau 5 tuần nhịn ăn ; cô Hồ Thị Bích Khương, ốm nặng do bị tra tấn và đối xử tàn tệ; cô Bùi Minh Hằng, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Đoàn Huy Chương, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, anh Đặng Xuân Diệu, anh Hồ Đức Hòa, 2 nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, nhà báo Nguyễn Ngọc Già - Nguyễn Đình Ngọc, nhà báo Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh…

Đây là 13 nhà đấu tranh chống bành trướng TQ và dành tự do dân chủ cho toàn dân, không hề phạm một tội hình sự nào, đều đã được công luận Hoa Kỳ, chính giới Hoa Kỳ hiểu rõ từng người, được nhiều Thượng nghị sỹ, Dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu, yểm trợ tích cực nhất.

Không có lý do gì khi chính quyền quân sự Miến Điện đã trả tự do cho hơn 200 tù chính trị, khi chính quyền CS Cuba trả tự do một lúc cho 53 tù chính trị để bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ mà chính quyền CS Việt Nam không trả tự do ngay lúc này cho tối thiểu là 13 nhân vật trên đây theo yêu cầu của phía Hoa Kỳ. Đây là món quà tối thiểu, không thể thiếu, không thể nhỏ hơn, mà Tòa Bạch Ốc mong chờ, vì «có qua có lại» như thế mới thật «toại lòng nhau».

Tổng thống Obama đã nói rõ nhân quyền là yêu cầu hàng đầu trong cải thiện, nâng cao quan hệ với VN. Ý này được tô đậm thêm khi ông nhà lãnh đạo Mỹ tiếp đặc biệt thân mật và cởi mở nhà báo kiên cường Điếu Cày trong Tòa Bạch Ốc. Mong rằng ông Trọng hiểu cho thật rõ điều này.

Phía Hoa Kỳ rất quan tâm đến chuyến đi của ông Trọng sang Hoa Kỳ. Chưa bao giờ nhiều khách quý từ Hoa Kỳ sang VN dồn dập như vừa qua, đủ các loại quan chức ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, giáo dục, thượng nghị sỹ, dân biểu, cùng với thái độ đi đôi với hành động mạnh mẽ lên án phía Trung Quốc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo họ lấn chiếm và bồi đắp rộng thêm ở biển Đông. Lời nhắn quan trọng nhất của phía Hoa Kỳ với Hà Nội trước khi ông Trọng lên đường là «Việt Nam cần Hoa Kỳ hơn là Hoa Kỳ cần Việt Nam». Thật vậy, đây dù sao chỉ một vấn đề ở xa, bên lề của nước Mỹ, còn đây là vấn đề sinh tử của VN, cũng là vấn đề sinh tử của Đảng CS trong quan hệ với nhân dân VN, với dân tộc Việt Nam.

Ông Trọng đã quá tuổi để hy vọng làm Tổng Bí thư thêm 5 năm nữa. Đây là chuyến đi lịch sử, chuyến đi dối già của ông, chuyến đi hệ trọng nhất trong đời ông. Ông hãy theo đúng nguyện vọng sâu sắc của đại đa số nhân dân, được thể hiện trong nhiều tuyên ngôn, kiến nghị tâm huyết của đông đảo trí thức dân tôc, trong không ít là đảng viên CS lâu năm, là phải biết cầm lái, bẻ lái, lựa chọn bạn tốt đáng tin cậy để kết thân, thậm chí để liên minh toàn diện.

Ông hãy có sáng kiến mạnh mẽ triệu tập một phiên họp đặc biệt của Bộ Chính trị, rồi một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Quốc phòng trước khi lên đường để chuyến đi của ông có trọng lượng ngoại giao đáng tin cậy, một chuyến đi có thể gọi là lịch sử, xoay chuyển tình thế có lợi cho quê hương, đất nước, một chuyến đi làm cho kẻ bành trướng phương Bắc phải vì nể và co vòi xâm lược vì thấy rõ cái thế mới của Việt Nam, cả nước chung một lòng, quân và dân chung một ý chí, được thế giới dân chủ tận lực ủng hộ, trong một mối quan hệ chiến lược toàn diện và thân thiết nhất. Tất cả đều trong tầm tay lúc này.

Xin chớ để cho nhân dân phải thất vọng cay đắng do Bộ Chính trị ù lỳ, chia rẽ, để mất một thời cơ quý hơn vàng, khiến dân ta lại lỡ một chuyến tàu lịch sử không bao giờ trở lại, đất nước ta đắm chìm trong bóng đen của phụ thuộc và lạc hậu, của bất công và chia rẽ, khó lòng ngóc đầu lên nổi trong một tương lai mờ mịt. Nhân dân ta không đáng chịu và không thể chịu nổi một nỗi bất hạnh vô lý như thế.
.
___
.
'Mỹ muốn nghe về tình hình Việt Nam'
    BBC | 2015-07-02
Nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam ở hải ngoại, bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, thuật lại nội dung chính cuộc tiếp của Nhà trắng với các nhà hoạt động và đại diện tổ chức, đảng phái Việt Nam tại Hoa Kỳ hôm 01/7/2015.

Theo nhà hoạt động, giới ngoại giao Mỹ muốn qua dịp này lắng nghe các nhà hoạt động của Việt Nam trình bày quan điểm và chia sẻ thông tin về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, cũng như lắng nghe các 'đề đạt, kiến nghị' nhằm cải thiện hồ sơ dân chủ nhân quyền ở Việt Nam.

Hai bên cũng trao đổi thông tin liên quan chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, tới Hoa Kỳ, dự kiến vào đầu tuần sau (7/2015).
.
___
.
Mỹ tiếp các nhà hoạt động VN ở hải ngoại
    BBC | 2015-07-02
Một cuộc tiếp xúc giữa chính quyền Mỹ với một số đại diện giới hoạt động người Việt Nam tại hải ngoại đã diễn ra ở Nhà trắng hôm thứ Tư, theo nguồn tin BBC được biết.

Hôm 01/7/2015, các thành viên của cộng đồng hoạt động dân chủ, nhân quyền của Việt Nam tại Mỹ, các ông Cù Huy Hà Vũ, cựu tù nhân chính trị, bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, đại diện Cao trào Nhân bản, đại diện các tổ chức và đảng phái như BP SOS, Đảng dân chủ Việt Nam, Việt Tân đã được các quan chức Bộ ngoại giao Mỹ tiếp ở Nhà Trắng.

Về phía Mỹ, những người tiếp là Giám đốc cấp cao Vụ Châu Á, Dan Kritenbrink, Giám đốc cấp cao Vụ đa phương và Nhân quyền, Stephen Pomper, ngoài ra còn có các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ như Phó Trợ lý Ngoại trưởng Scott Busby.

Các nguồn tin cho BBC hay Nhà Trắng "muốn chia sẻ với chúng tôi kế hoạch của họ và lắng nghe các ý kiến, thông tin về cuộc gặp tới đây với ông Nguyễn Phú Trọng".

'Tham vấn ý kiến'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo dự kiến sẽ thăm Mỹ vào đầu tuần sau, trong một chuyến thăm lần đầu tiên của một Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Hoa Kỳ.

"Họ (phía Mỹ) không muốn thông báo chính thức ngày giờ chuyến thăm nhưng nhấn mạnh chuyến thăm sẽ diễn ra vào đầu tuần tới...

"Về cơ bản, họ nói là đã tiếp Chủ tịch nước, Thủ tướng Việt Nam và bây giờ họ muốn gặp nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản... và mục đích của cuộc gặp là để đặt ra các bước đi cho việc thực hiện quan hệ đối tác toàn diện," vẫn nguồn tin này cho BBC hay.
.
___
.
.
___
.
Người Việt Nam sẽ làm "đệm thịt“ bảo vệ Trung Quốc?
    Võ Thỉ Hảo | 2015-07-01
*Trung Quốc đã sẵn sàng đưa Việt Nam ra trận?

Đến nay, theo nhận  định của nhiều chuyên gia có uy tín, chiến tranh Trung – Mỹ có nhiều khả năng xẩy ra trên biển Đông.

Cuộc xung đột trong khu vực này xuất phát từ việc TQ chiếm cứ và xây dựng các đảo trên quần đảo Trường Sa của VN để mở rộng thêm căn cứ không quân, hải quân về phía Nam, tiến tới giành quyền kiểm soát tất cả các vùng nước của biển Đông, nhằm hạn chế tự do hàng hải và hàng không của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ.

Đương nhiên là Mỹ và khối đồng minh sẽ không chấp nhận sự ngang ngược đó. Nếu TQ không lùi bước, chiến tranh sẽ xẩy ra.

Phạm vi tàn hại của cuộc chiến sẽ rộng lớn, nhưng là điểm chốt của chiến địa, tổn thất trước hết là VN. Không chỉ trên biển, ngay trên đất liền VN, TQ cũng đã khéo léo chiếm dụng những vùng hiểm yếu có thể sử dụng làm căn cứ địa cho chiến tranh biển Đông. Những đường cao tốc nối từ TQ tới VN ngoài nhiệm vụ cho một cuộc chiến tranh kinh tế triệt hạ VN, cướp công ăn việc làm của người VN, còn một chức năng vô cùng quan trọng là để chuyển quân, lương thực vũ khí để chỉ trong vài giờ đã có thể san phẳng VN và tiến ra biển Đông đọ sức với phe Mỹ.

* Địa ngục trần gian

Chiến tranh của thế kỷ 21 khác xưa. Đã kết thúc từ lâu cái thời VN có thể tự hào dùng hầm chông, lối đánh du kích, súng bắn tỉa và hầm bí mật để đánh giặc.

Chiến tranh Trung - Mỹ sẽ là cuộc đối đầu giữa hai cường quốc quân sự với những vũ khí siêu tối tân với khả năng hủy diệt rộng lớn. Và cũng không loại trừ chiến tranh hạt nhân.

Phó Viện trưởng về nghiên cứu toàn cầu của Viện Công nghệ Hoàng gia Melbuorne(Úc) khẳng định: Mỹ và TQ đang chực chờ xông vào một cuộc chiến, bất kể giữa hai nước đang tồn tại một sợ dây quan hệ kinh tế không thể tách rời. Biển Đông trở thành ngòi nổ chiến sự.

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, hiện nhiều nước đang gấp rút nâng cấp kho vũ khí hạt nhân.

“Nói trắng ra, một cuộc chiến Mỹ - Trung sẽ là địa ngục trần gian. Nhiều khả năng thế chiến thứ 3 sẽ bắt đầu trong thời gian tới đây. Sẽ có hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người chết bởi vũ khí hạt nhân. Những người may mắn sống sót sẽ phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế toàn cầu sụp đổ. Đó là tất cả những gì mà thế giới sẽ phải chứng kiến khi giữa hai cường quốc của thế giới xẩy ra xung đột vũ trang“(theo nguoivietaz.com.us).

Mọi người đều biết rằng, nếu VN đứng về phía TQ, giống một nước chư hầu cong tấm lưng còng bọc lấy đất TQ trước biển Đông như hiện nay, thì sẽ không tránh khỏi số phận phải làm „chiếc đệm thịt“ đầu tiên trên chiến trường và tan nát trước khi Mỹ tiến đánh Trung quốc lục địa.

Do vị trí địa chính trị, sự lựa chọn của VN hiện nay có thể gớp phần cùng thế giới ngăn chặn thảm họa đó hoặc nhập khẩu thảm họa đó vào VN nếu cuộc chiến tranh  Trung - Mỹ xẩy ra.

        VN với truyền thống nhập khẩu chiến tranh

Với sự tham lam và thiển cận của nhà cầm quyền VN, họ đã tạo điều kiện tốt chưa từng có để TQ dễ dàng chiếm cứ VN trên mọi mặt và sử dụng người VN đi đánh nhau với Mỹ để bảo vệ TQ khi cần.

VN lựa chọn lệ thuộc TQ và thực hiện mọi mệnh lệnh của TQ là tự sát  nếu chiến tranh Trung - Mỹ xẩy ra.

Nhập khẩu chiến tranh vào nước của mình và hớn hở đi chết cho kẻ khác trong khi giết dân mình, đó là năng khiếu của nhiều thế hệ cầm quyền VN.

Trong cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn miền Nam miền Bắc, bên Nam đánh nhau với sự viện trợ và vũ khí của Mỹ, bên Bắc đánh nhau để thực hiện  nhiêm vụ „tiền đồn cho phe xã hội chủ nghĩa“ với vũ khí và lương thực của Nga và TQ. Nga và TQ không hề hấn gì, VN chỉ còn lại hoang tàn và hàng triệu người chết.

Nếu nhà cầm quyền VN tiếp tục tăm tối như vậy, lịch sử đớn đau sẽ lặp lại. Khi chiến tranh Trung- Mỹ xẩy ra, dân VN sẽ có được một hân hạnh cũ: làm cái „đệm thịt người“ đi chết cho quyền lợi của TQ, để TQ được yên ổn xây dựng chủ nghĩa xã hội.  Người TQ sẽ giẫm lên những xác chết của người VN mà tiến ra biển Đông. Người VN sẽ lại bị ép buộc mà chết hoặc ngu muội mà chết hoặc bị lừa đảo mà chết nhưng vẫn tự hào rằng chúng ta sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ thành trì của đất nước và chủ nghĩa xã hội.

Nghe thế tưởng như chuyện đùa, nhưng không đùa một chút nào, nếu chúng ta nghe phát biểu của các vị lãnh đạo cao cấp VN và xem hành xử của họ.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến năm 2009 còn tuyên bố: „Việt Nam Cu ba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cu ba thức thì VN ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ“( phát biểu trong chuyến thăm Cuba năm 2009).

Nay thì Cuba đã ngủ theo Mỹ, bỏ nhiệm vụ cùng VN thức canh hòa bình thế giới. Vậy còn VN lẻ loi thì thức canh hòa bình cho TQ vậy! Việc đó đã có Đảng CS VN trước sau kiên định lập trường lo liệu chu toàn.

Một dải đất sạch bóng người VN sau chiến tranh Trung - Mỹ là điều người TQ thấy vô cùng quyến rũ. Đặc biệt là cái chết ấy lại do chiến tranh  và do Mỹ chịu trách nhiệm..

Xuất khẩu chiến tranh ra ngoài lục địa Trung hoa để thực hiện những mưu đồ khác là điều mà nhà cầm quyền TQ khôn ngoan chí ít cũng đã làm cho dân của họ. Còn VN thì lại chỉ có khả năng nhập khẩu chiến tranh về tàn hại đồng bào của mình.

        Thời cơ cứu nước và chặn chiến tranh

Để bảo vệ mạng sống, người dân VN cần tỉnh táo chống lại khuynh hướng „nhập khẩu chiến tranh“. Đấu tranh bảo vệ đất nước bằng cách chống lại việc bán nước cho TQ của một số kẻ cầm quyền tham lam và đớn hèn chính là cách để ngăn chặn hữu hiệu.

Vì sao Hồng kông - một thành phố nhỏ, dù đã bị trao trả cho TQ nhưng chính quyền nơi này đã không chấp nhận sự áp đặt chính trị của TQ, TQ dù hận tận xương tủy vẫn không dám giở trò đàn áp?

Vì sao Đài loan cũng là lãnh thổ đã bị trao trả cho TQ nhưng Đài loan vẫn ngang nhiên thách thức TQ mỗi khi TQ định làm điều gì đó ảnh hưởng đến sự độc lập và quyền lợi đảo này?

Vì sao Hàn quốc sống ngay bên cạnh Triều tiên hung hãn luôn muốn triệt phá Hàn quốc bằng chiến tranh hạt nhân nhưng Hàn quốc vẫn phát triển lớn mạnh?

Vì sao nước Nhật yên ổn  có một nền chính trị tiên tiến, ổn định và văn minh,  mức sống cao gấp khoảng 30 lần so với người VN?

Là vì họ đã không nhập khẩu chiến tranh, đã kiên quyết nói không với  cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Họ không cần đầu tư nhiều tiền vào quân sự vì được bảo vệ bởi những lực lượng quân sự đứng đầu thế giới như Mỹ và khối NATO. Khối này chưa bao giờ phản bội họ.

Người VN hoàn toàn có thể làm được một việc lớn là ngăn chiến tranh Trung - Mỹ xẩy ra.

Thời cơ cứu nước càng đến gần với VN khi vào ngày 24/6/2015, Thượng viện Mỹ đã chính thức thông qua Dự luật HR1314 trong đó có  Dự luật trao quyền đàm phán thương mại cho Tổng thống Mỹ và Dự luật hỗ trợ tổn thất cho những người Mỹ bị ảnh hưởng bởi các hiệp định tự do thương mại quốc tế.

Không nghi ngờ gì nữa, nước Mỹ đã rất linh hoạt trong việc giao cho Tổng thống Obama một đặc cách để quyết định đẩy nhanh đàm phán Thỏa thuận quan hệ đối tác  thương mại T-Tip và đầu tư Xuyên Đại Tây Dương cũng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)và đặc biệt phục vụ cho quyền lợi của Mỹ ở biển Đông trong đó có liên quan đến việc liên kết chặt chẽ với VN.

VN cần phải nắm lấy bàn tay mà tổng thống Mỹ đưa ra để trở  thành đồng minh thực sự của Mỹ và khối NATO. Đây là khoảnh khắc mà Mỹ mở rộng vòng tay hơn bao giờ hết, bởi chính quyền lợi của Mỹ ở biển Đông. Lúc đó Mỹ và khối NATO sẽ tự động bảo vệ VN theo hiệp định tương hỗ quân sự.

Trong tình thế đó,  TQ bị buộc phải thay đổi cách hành xử, từ bỏ ảo vọng chiếm VN và  và độc chiếm biển Đông. Chỉ có như thế, chiến tranh mới không xẩy ra.

Như thế, người VN mới thoát được ách nô lệ ngàn năm của TQ và  ách nô lệ cộng sản.Và trước hết, gần nhất, là thoát được cuộc chiến tranh mà người VN không nhũng chịu mất nước về tay TQ mà còn phải chết cho TQ. Cuộc chiến đó không đưa VN trở về thời kỳ đồ đá vì ngay cả đá cũng nát và chỉ còn tro xương của người VN cọ vào nhau trong gió của những cánh đồng chết.
.
___
.
Nhà Trắng gặp gỡ các nhà hoạt động người Việt trước chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng
    Thanh Trúc, phóng viên RFA | 2015-07-01
Thể theo lời mời của NSC tức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia  Hoa Kỳ, một nhóm các nhà hoạt động Mỹ gốc Việt đã vào Nhà Trắng chiều thứ Tư 1 tháng Bảy để thảo luận về quan hệ Mỹ Việt với các viên chức cấp cao trong NSC.

Vi phạm nhân quyền ở Việt Nam

Sau buổi gặp gỡ, một trong những người được mời là bác sĩ Nguyễn Quốc Quân thuộc tổ chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ Việt Nam, đã dành cho Thanh Trúc bài phỏng vấn sau đây:

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Chúng tôi nhận được lời mời của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia cách đây hai ngày, họ có nói khoảng 2 giờ  chiều họ muốn mời mình đến họp tại Eisenhower Executive Office Building thuộc White House để bàn về vấn đề liên hệ chủ yếu là bang giao Việt Mỹ.

Thanh Trúc: Xin ông cho biết những người được mời, ngoài ông ra thì còn ai nữa?

BS Nguyễn Quốc Quân: Chúng tôi thấy có sự hiện diện của tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS, ông tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cựu tù nhân chính trị, anh Hoàng Tứ Duy và cô Huỳnh Trang thuộc Việt Tân, tôi và bác sĩ Nguyễn Thể Bình và một thanh niên trẻ nữa là anh Đức thuộc đảng Dân Chủ ở trên Boston, Massachusetts.

Thanh Trúc: Theo nội dung cuộc nói chuyện hôm nay thì điều gì bác sĩ có thể trình bày?

BS Nguyễn Quốc Quân: Chúng tôi trình bày cái chính là những vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và những biện pháp làm sao có thể cải thiện vấn đề một cách gốc rễ chứ không phải chỉ trong một giai đoạn ngắn rồi sau đó khi nhà cầm quyền cộng sản đã được vào TPP lại thay đổi.

Cái thứ hai, chúng tôi nhấn mạnh đến nhu cầu dân chủ hóa Việt Nam để Mỹ có một đồng minh thực sự ở Việt Nam. Chúng tôi cũng nói nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nổi tiếng hay nuốt lời, không thi hành các lời hứa, vì thế cần phải có những biện pháp bảo đảm rằng thỏa hiệp kinh tế đó sẽ phải được thi hành một cách đàng hoàng, phải có những biện pháp trừng phạt nếu nhà cầm quyền cộng sản vi phạm.

Đó là những điểm chính, sau đó thì chúng tôi cũng nói đây là một dịp tốt, một cơ hội bằng vàng để chính phủ Mỹ có thể một mặt thực hiện được một chính sách ở Á Châu thành công, đồng thời cũng giúp đỡ nhân dân Việt Nam có một đời sống tự do hơn, dân chủ hơn.

Thanh Trúc: Thưa bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông có nhận thấy ông giám đốc Á Châu Sự Vụ Dan Kritebrink và cả ông Stephen Pomper giám đốc quan hệ đa phương và nhân quyền trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia có xoáy vào vấn đề tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ hoặc là cải tổ chính trị ở Việt Nam hay không?

BS Nguyễn Quốc Quân: Hiện diện thì tôi cũng nói thêm là có bà Elizabeth Phú cũng thuộc hàng giám đốc về Á Châu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Chúng tôi thấy tất cả 3 người đều ghi nhận và nói rằng những điều trình bày của chúng tôi sẽ được nêu lên trong cuộc gặp gỡ giữa tổng thống và ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự trù sắp sang đấy tuần tới.

Dân chủ hóa Việt Nam

Thanh Trúc: Theo như ông nói thì có phải cuộc gặp gỡ hôm nay với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia có mục đích tìm hiểu sâu hơn, có mục đích vận động dư luận thế nào đó trước chuyến viếng thăm của tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam?

BS Nguyễn Quốc Quân: Cũng rất là khó nói, nhưng họ có nêu vấn đề ông Nguyễn Phu Trọng sang đây, và họ có nói rằng thường xuyên chúng tôi có những cuộc thảo luận với Bộ Ngoại Giao, với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, hoặc các nhân vật ở Quốc Hội vẫn có những ý kiến hoặc điều trần. Thành ra nói rằng vì chuyện ông Nguyễn Phú Trọng không thôi thì tôi không dám quả quyết nhưng tôi nghĩ đó cũng là một phần .

Thanh Trúc: Những người được mời vào White House hôm nay kỳ vọng kết quả như thế nào?

BS Nguyễn Quốc Quân: Tất cả mọi người đều trình bày những khía cạnh khác nhau như vi phạm về tôn giáo, vi phạm về quyền tự do thành lập nghiệp đoàn của người lao động rồi những quyền tự do khác. Chúng tôi cũng nói những khó khăn trong vấn đề cải thiện tình hình bang giao Việt Mỹ đi kèm với nhân quyền, nhấn mạnh nước Mỹ chỉ có thể tìm được một đồng minh thực sự và trung thành và có thể giúp cho kế hoạch trở lại Á Châu của Mỹ ở một nước Việt Nam tự do dân chủ mà thôi. Dân chủ hóa Việt Nam là yếu tố cần thiết trong vấn đề thành công của Mỹ.

Nói tóm lại chúng tôi xoay quanh nhiều vấn đề, đi sâu vào nhiều vấn đề làm sao cải thiện nhân quyền ở Việt Nam một cách lâu dài, đặt nền tảng bền vững cho một nền dân chủ ở Việt Nam. Chúng tôi cũng nhấn mạnh đó là nhu cầu cần thiết mà nước Mỹ cần phải thực hiện tại nó là phần lớn sự thành công hay thất bại của chính phủ Mỹ.

Thanh Trúc: Sau cùng họ có đưa ra một lời cam kết gì không hay chỉ ghi nhận mà thôi?

BS Nguyễn Quốc Quân: Họ có nói tất cả những gì quí vị trình bày hôm nay đề được ghi nhận và chúng tôi sẽ cố gắng trình bày và xin cam đoan với quí vị là vấn đề nhân quyền sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc gặp gỡ đó.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn bác sĩ Nguyễn Quốc Quân.
.
___
.
Biển Đông lại dậy sóng?
    Nguyễn Bảo Châu Gửi cho BBC từ Đại học East Anglia, Anh quốc  | 2015-06-30
Trong một động thái mới, Trung Quốc vừa đưa giàn khoan 981 trở lại Biển Đông vào ngày 24 tháng 6 năm 2015.

Điều này thể hiện sự không nhất quán giữa luận điệu với thực tiễn chính sách Biển Đông của nước này. Cùng với việc bồi đắp đảo nhân tạo, hành động của Trung Quốc minh họa cho hình thức ngoại giao ép buộc tại Biển Đông. Một lần nữa, tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc được khẳng định tại vùng biển chiến lược này. Tuy nhiên, động thái này khó có thể leo thang thành xung đột khu vực.

Biển Đông lại dậy sóng?

Trung Quốc đã đưa Giàn khoan Hải Dương 981 trở lại Biển Đông, tại vùng biển tranh chấp với Việt Nam. Hành động lần này lặp lại sự kiện cách đây một năm, bên cạnh đó trùng với dịp Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị có chuyến thăm Mỹ vào tuần tới. Cơ quan chức trách về Hàng hải của Trung Quốc thông báo về việc đặt lại giàn khoan gần với thời điểm Trung Quốc tuyên bố hoàn tất sơ bộ hoạt động cải tạo bổi đắp đảo nhân tạo tại biển Đông. Theo các báo cáo, vị trí hiện tại của giàn khoan là 17°03'75’' vĩ Bắc và 109°59’05’’ kinh Đông.

Tranh chấp tại Biển Đông xoay quanh tranh chấp chủ quyền tại một lọat đảo nhỏ và đá ngầm giữa sáu quốc gia và lãnh thổ: Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Bruinei, Philippines và Đài Loan. Các hòn đảo tranh chấp tại quần đảo Trường Sa trải dài trên vùng biển có diện tích gần bằng Iraq. Đây cũng là một trong những tuyến đường giao thông biển huyết mạch nhôn nhịp nhất trên thế giới. Ngoài ra, trữ lượng dầu khí tiềm năng và tài nguyên sinh vật biển phong phú đa dạng cũng làm cho tranh chấp này thêm phức tạp.

Mặc dù ví trí đặt giàn khoan lần này không gần lãnh thổ Việt Nam như năm ngoái, song mục đích của Trung Quốc khá rõ ràng. Trung Quốc muốn khẳng định lại tham vọng trở thành một cường quốc hàng hải toàn cầu, bắt đầu từ việc thực thi chủ quyền và dành thế áp đảo chiến lược tại vùng biển được cho là ‘ao nhà’ của Trung Quốc. Ngoài ra, việc kiểm soát biển Đông còn hỗ trợ khả năng đáp trả hạt nhân lần hai nếu giả sử có tấn công hạt nhân từ Mỹ. Bởi vì vùng biển này gần với đảo Hải Nam là nơi có các tàu ngầm có trang bị đâu đạn hạt nhân của Trung Quốc (theo ông Howard French, Tờ Chính sách đối ngoại, 05/06/2015).

Tuy nhiên, phía Việt Nam sẽ không có phản ứng thái quá vì họ hiểu đây là hành động khiêu khích và khuyếch trương sức mạnh của Trung Quốc. Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi phương thức tiếp cận thận trọng giữa việc cân bằng và cam kết với các quốc gia liên quan trong khu vực.

Tiền hậu bất nhất

Shannon Tiezzi của Tờ Nhà Ngoại giao ngày 23/01/15 nhìn nhận động thái rút giàn khoan năm ngoái của Trung Quốc không phải là nhương bộ theo yêu cầu của Việt Nam. Tuy nhiên có thể nhận thấy thay đổi và điều chỉnh trong luận điệu của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Một mặt Trung Quốc vẫn giữ vững lập trường chủ quyền “không thể tranh chấp” tại khu vực đường 9 đoạn (hiện đã được in chính thức trên tất cả hộ chiếu mới cấp của Trung Quốc). Mặt khác, Trung Quốc muốn cải thiện hình ảnh tại khu vực như một cường quốc “có trách nhiệm” đang thực thi viêc “duy trì sự ổn định”. Trung Quốc khẳng định việc bồi đắp đảo là quyền và trách nhiệm, không hề phục vụ mục đích tấn công quân sự. Ngoài ra Trung Quốc nhấn mạnh vào việc cung cấp đền hải đăng, mạng viễn thông không dây, cứu hộ cứu nạn cũng như nghiên cứu khoa học hàng hải.

Luận điệu trên là do Trung Quốc đã thấm thía bài học từ Mỹ tại Iraq hay Afghanistan, rằng xung đột vũ trang là một cuộc phiêu lưu đắt đỏ. Mặt khác, Trung Quốc cũng đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề trong nước như tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm và thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại cũng như hệ lụy của cuộc chiến với tham nhũng.

Mặc dù vậy, luận điệu của Trung Quốc khác hẳn với những gì diễn ra trên thực tế. Ảnh vệ tinh với độ phân giải cao cho thấy tốc độ và cường độ chóng mặt của việc bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc. Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 1 năm 2015, Trung Quốc đã bồi đắp thêm 500 hecta đất tại khu vực này. Đến tháng 6 năm 2015, tổng diện tích Trung Quốc bồi đắp là 2000 hecta, nhiều hơn tổng cộng diện tích của tất cả các nước còn lại.

Theo nhà nghiên cứu Carl Thayer trên tờ Nhà Ngoại giao ngày 21/6/2015, hành động của Trung Quốc không thể được gọi là “tự kiềm chế” như tinh thần Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC). Việc bồi đắp đảo có thể là nền tảng cho việc mở rộng hiện đại hóa quân sự sau này. Điều này càng rõ ràng khi Trung Quốc liên tục xua đuổi tàu thuyền của Philipine và chiến hạm của Mỹ cũng như phá huỷ các cọc thép đánh dấu lãnh thổ của Malaysia.

Hành động bồi đắp đảo tại Biển Đông của Trung Quốc thực ra không phải là chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc có thể sẽ “gậy ông đập lưng ông” vì nó tổn hại đến những mục tiêu chính sách đối ngoại xa hơn, đơn cử như Sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường (OBOR). Đây là dự án lớn tầm quốc gia của Trung Quốc nhằm hợp tác kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng với các nước Á Âu trong đó các quốc gia ASEAN là đối tác quan trọng. Việc gia tăng cẳng thẳng tại khu vực biển Đông sẽ chỉ khiến khối ASEAN đoàn kết lại với sự đồng thuận tuy còn hạn chế nhưng cũng đủ để gây khó khăn cho Trung Quốc.

Ngoài ra, về mặt địa chính trị, Trung Quốc vẫn đang bị bao quanh bởi một hệ thống các căn cứu quân sự song phương của Mỹ tại Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore và gần nhất là Úc. Khi nhiệm kỳ Tổng Thống Obama sắp hết hạn, có nhiều tín hiệu Mỹ sẽ củng cố chính sách “xoay trục Châu Á” trong đó bao gồm gìn giữ an ninh khu vực và đảm bảo tự do hàng hải.
Lời kết

Như vậy, việc giữ nguyên trạng tại Biển Đông sẽ có lợi cho Trung Quốc hơn là gia tăng căng thẳng. Quan trọng hơn, Trung Quốc chưa đủ tiềm lực cũng như mong muốn thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ trong thế cờ quân sự hàng hải. Ít nhất là thời điểm hiện tại do chi phí cơ hội và rủi ro là quá lớn. Trung Quốc cần hoạch định được chính sách ngoại giao thực tế và nhạy bén hơn nếu muốn trở thành siêu cường toàn cầu mới.

Nói cho cùng, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông vẫn dừng lại ở bài toán hóc búa là quốc gia nào sẽ đứng ra gìn giữ trạng thái nguyên trạng. Mọi thương lượng sẽ bế tắc nếu các bên liên quan vẫn giữ lập trường “được ăn cả, ngã về không”. Tất cả sẽ phụ thuộc vào thiện chí của các nước láng giềng tại vùng biển sóng gió này.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, giảng viên Học viện Ngoại giao Việt Nam, hiện đang là nghiên cứu sinh Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học East Anglia, Vương Quốc Anh.
.
___
.
Trước chuyến đi Mỹ của ông Trọng: Nhà báo Phạm Chí Dũng bị công an đàn áp như thế nào?
    Minh Nguyệt | 2015-06-30
Loại trừ Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Từ đầu tháng 6/2015, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) - Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã 3 lần liên tiếp gửi giấy triệu tập đối với Nhà báo Phạm Chí Dũng - Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) về “làm rõ nội dung các bài viết đăng lên Internet liên quan Nguyễn Quang Lập”.

Sau khi nhà báo Phạm Chí Dũng từ chối đến Cơ quan ANĐT cả 3 lần vì lý do sức khỏe, ngày 25/6/2015, khoảng 20 nhân viên an ninh đã ập vào trường Tuổi Thơ 7, quận 3, TP HCM - là nơi gửi con của nhà báo Phạm Chí Dũng - để bắt giữ và cưỡng chế thô bạo ông về Cơ quan ANĐT tại số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, giữ người đến cuối giờ chiều mới thả ra.

Ngày 26/6, nhà báo Phạm Chí Dũng lại một lần nữa bị các nhân viên an ninh ép xe trên đường, cưỡng bức đưa về Cơ quan ANĐT, giữ người đến cuối giờ chiều mới thả ra.

Mặc dù lý do làm việc của Cơ quan ANĐT là về vụ án Nguyễn Quang Lập, nhưng hầu hết các câu hỏi thẩm vấn đều xoáy vào IJAVN, trang web của hội này là Việt Nam Thời Báo và các bài viết trên báo nước ngoài của tác giả Phạm Chí Dũng. Cơ quan ANĐT đòi hỏi trang web Việt Nam Thời Báo phải ngừng hoạt động.

Ngày 25 và 26 tháng 6 năm 2015, Cơ quan ANĐT lại tiếp tục phát giấy triệu tập đối với Nhà báo Phạm Chí Dũng để “hỏi rõ nội dung một số bài viết ông Dũng đăng lên mạng Internet”. Có thể hiểu là đến lúc này, mục đích của chính quyền và công an không chỉ muốn ngăn chặn và loại bỏ hoạt động của IJAVN mà còn nhắm tới việc ngăn chặn và loại bỏ vai trò chủ tịch hội của nhà báo Phạm Chí Dũng.

Triệu tập trái pháp luật

Với 2 giấy triệu tập ngày 25 và 26 tháng 6 năm 2015 do Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn ký tên, Cơ quan ANĐT đã lạm quyền khi sử dụng giấy triệu tập không đúng với qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Bộ Công An về việc chỉ “Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự” mới có quyền hạn “triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”. Tức chỉ sau khi khởi tố vụ án, phân công điều tra viên, những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới được điều tra viên triệu tập.

Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) cũng qui định: nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v… làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Mặc dù được yêu cầu là “người làm chứng”, nhưng nhà báo Phạm Chí Dũng luôn bị Cơ quan ANĐT đe dọa là “từ nay trở đi sẽ cưỡng chế triệu tập bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu”. Sỹ quan an ninh thẩm vấn trực tiếp còn có hành vi ép buộc nhà báo Phạm Chí Dũng phải ký tên vào biên bản ghi lời khai cùng cản trở quyền đón con nhỏ của ông.

Món quà nhân quyền ông Trọng mang đến Mỹ?

Từ cuối năm 2013 sau khi tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam và thành lập IJAVN đến nay, Nhà báo Phạm Chí Dũng liên tục bị cơ quan công an tổ chức theo dõi, tịch thu hộ chiếu cấm xuất cảnh, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà, gần 20 lần bị triệu tập, một số lần bị bắt giữ trái phép.

Những động tác triệu tập, đối xử thô bạo, nội dung thẩm vấn và hành vi sách nhiễu khác của Cơ quan ANĐT trong thời gian qua khó có thể được hiểu khác hơn là nhằm mục đích muốn loại trừ IJAVN và vai trò chủ tịch IJAVN của Nhà báo Phạm Chí Dũng, bất chấp thiện chí của IJAVN là phản biện ôn hòa với nhà cầm quyền về chính sách và việc thực hiện chính sách để cùng hỗ trợ người dân, đặc biệt là người nghèo trong xã hội.

Những hành động trên của Công an TP.HCM là một bằng chứng rõ ràng về việc Nhà nước Việt Nam đã rất thiếu tôn trọng những cam kết của họ trong vai trò một thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.

Những hành động trên lại chỉ xảy ra ít ngày trước chuyến công du Hoa Kỳ dự kiến vào ngày 7/7/2015 của người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam - ông Nguyễn Phú Trọng, một chuyến đi mang ý nghĩa rất quan trọng về quân sự, kinh tế, nhưng cũng có thể không tránh được các chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và người Việt hải ngoại về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ Việt Nam.

Trước nguy cơ bị nhà cầm quyền đe dọa và có thể dẫn tới đàn áp nhằm xóa sổ IJAVN - một tổ chức xã hội dân sự mặc nhiên được hiến định trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và 2013, các nhà báo độc lập của IJAVN đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động sách nhiễu, đối xử thô bạo và có thể tiến tới bắt giam của Công an TP HCM đối với không chỉ Chủ tịch IJAVN Phạm Chí Dũng trong thời gian qua mà còn có thể xảy ra với một số thành viên IJAVN trong thời gian tới.
.
___
.
Vì sao TQ lại 'xê dịch' giàn khoan HD981? http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/06/150627_duongdanhdy_hd981_hoangsa     BBC | 2015-06-28
Theo một nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, nguyên chuyên viên cao cấp về Trung Quốc của Bộ ngoại giao Việt Nam, Trung Quốc muốn 'gây áp lực' với Việt Nam trước chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, tới Hoa Kỳ.

Bình luận với BBC hôm 27/6/2015 từ Hà Nội về việc vì sao Trung Quốc lại chọn thời điểm này để 'xê dịch' vị trí của giàn khoan HD-981 ở khu vực gần Hoàng Sa trên Biển Đông, ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, nói:

"Trung Quốc muốn có chuyện với (Việt Nam), một là Trung Quốc không muốn, không thích thú gì việc Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ và có những bước tiến trong quan hệ giữa hai nước.

"Phải nói thẳng Trung Quốc không bao giờ muốn cái đó cả, hoặc thậm chí phải nói thẳng họ rất sợ Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, đẩy mạnh quan hệ lên.

    Đây là lần đầu tiên một người đứng đầu Đảng cộng sản VN đi thăm Mỹ, Mỹ đón tiếp một cách chính thức như vậy, khắc có ý nghĩa rất lớn trong quan hệ Việt - Mỹ... TQ không thích thú trong chuyện này, cho nên họ tìm mọi cách làm giảm nhẹ ý nghĩa của chuyến đi
    Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy

"Cho nên chuyện ông Trọng sắp tới đi Mỹ là Trung Quốc không thích đâu và sở dĩ họ phải kéo ông Trọng sang trước, trước khi ông Trọng đi Mỹ, cũng là mục đích giảm bớt (tầm quan trọng, ý nghĩa) chuyến thăm của ông Trọng đi.

"Vì ông Trọng đi Mỹ... đây là lần đầu tiên một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đi thăm Mỹ, Mỹ đón tiếp một cách chính thức như vậy, khắc có ý nghĩa rất lớn trong quan hệ Việt - Mỹ...

"Trung Quốc không thích thú trong chuyện này, cho nên họ tìm mọi cách làm giảm nhẹ ý nghĩa của chuyến đi.

"Đứng về phương diện cá nhân, tôi xin nói thẳng là Việt Nam với Mỹ không phải là kẻ thù truyền kiếp, không phải là có những tranh chấp gì về lãnh thổ, lãnh hải, cho nên Việt Nam với Mỹ sắp tới sẽ bước vào giai đoạn mới, mà theo tôi là quan hệ chỉ có càng ngày càng tốt lên thôi."

Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy phản bác quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuần này, khi ông Vương Nghị, tuyên bố rằng Trung Quốc là 'nạn nhân lớn nhất' của việc 'các nước khác dần xâm lấn' trên Biển Đông, mặc dù không chỉ ra ai là 'thủ phạm' nếu có, của việc biến cường quốc đang trỗi dậy này vào thế trở thành 'nạn nhân' như vậy.

"Một nghìn năm trước, Trung Quốc là một quốc gia đi biển lớn. Do đó, Trung Quốc tất nhiên là nước đầu tiên phát hiện, khai thác và quản lý quần đảo (Trường Sa)", ông Vương được hãng tin Reuters dẫn lời, nói thêm.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ: Trong va li có một con rắn Trung hoa?
    Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội  | 2015-06-23
VN vừa ký thêm một „văn tự bán nước“?

Theo tin từ VN thì Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Mỹ từ 7-9/7/2015.

Nghe nói chính quyền Obama đã chuẩn bị một lễ đón tiếp trọng thể dành cho vị Tổng bí thư(TBT) lãnh đạo một trong những chính thể được xếp hạng tham nhũng và đồi bại nhất thế giới.

Không cần quan tâm đến nguyện vọng của dân và xu thế thời đại, ông dùng bộ máy đàn áp trói chặt người VN với đường lối và thể chế cộng sản. Khốn thay cho dân VN, chủ thuyết ấy và chính thể cộng sản độc tài lại là cái nôi đã ấp và nở ra những „ma cà rồng“  kếch xù gây tội ác lớn nhất chống lại loài người như Stalin, Lê nin, Mao Trạch Đông...

Những người lạc quan cho rằng đây là một cơ hội lớn để ông Tổng Bí thư rửa tiếng nhơ „ bán nước cho TQ“ để giữ quyền lực - điều mà nhiều người vẫn nhận định về ông lâu nay.

Vì thế, nếu  ông TBT không nhân dịp này mà lập công chuộc tội với nhân dân VN, liên minh thực sự với Mỹ để bảo vệ và phát triển đất nước, giải tán Đảng cộng sản VN, thiết lập thể chế dân chủ tự do đa nguyên; chuyến đi của ông cũng theo khuynh hướng „chiến tích ngoại giao đen“ kiểu ông Phạm Quang Nghị trước đây thì tai tiếng „cõng rắn về cắn gà nhà“ của ông và giới cầm quyền tham nhũng VN thật ngàn năm khôn rửa.

Cánh cửa đẹp luôn để ngỏ. Những ai dù đã có sai lầm, gây hại cho dân nhưng nếu biết sám hối, nhân thời cơ mà lật ngược tình thế, đưa cộng đồng thoát khỏi ách cộng sản độc tài, xóa bỏ gần trăm năm nô lệ thì vẫn được nhân dân tha thứ và ghi nhận như một anh hùng cứu nước.

Bất kỳ ai trong „tứ trụ triều đình“ VN cũng có thể làm được điều đó, trong đó có Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng cho đến giờ này, hy vọng ấy chỉ là hoang tưởng nếu căn cứ quá khứ và hiện trạng những hành vi mà ông đã và đang làm.

Nước Mỹ có biết „Truyện Nỏ thần“?

Việc Nguyễn Phú Trọng sắp đi Mỹ khiến nhiều người liên tưởng đến „truyện Nỏ thần“-

Đó là một truyền thuyết rất nổi tiếng của VN, kể về loại vũ khí cực mạnh(nỏ thần) làm từ móng chân của một vị thần. Thần này thương tình trao nó vào tay vua An Dương vương của VN(thời đó gọi là nước Âu Lạc) để chống quân xâm lược người TQ. TQ bẫy vị vua này bằng mối quan hệ vờ như gắn bó ruột thịt để trộm lấy nỏ thần, rồi đem nỏ thần tàn sát quân VN. Nước mất,  bị truy đuổi, vua bất lực trước giặc, quay lại trút căm hờn vào người nhà, chém chết con gái rồi lao xuống biển tự sát.

Thời đại nay đã khác xưa.

Xưa kia vua với nước là một. Nước mất thì vua chết.

Vua VN bây giờ không phải một người, mà là „một bầy sâu“ tham nhũng. Do thời thế cũng như thể chế, quyền lợi của „bầy sâu“ này không gắn chặt với đất nước VN mà lại gắn chặt với nhà cầm quyền TQ - tức là giặc của người VN.

Chính bởi thế, nhà cầm quyền VN thỏa hiệp với sự xâm lấn của TQ. Dư luận chứng minh rằng hết người này đến người khác, hết lần này đến lần khác, nhà cầm quyền VN đã liên tục ký „văn tự bán nước“ cho TQ.

Một động thái gần đây nhất đã làm chồng chất thêm sự phẫn nộ của người VN. TQ liên tục đe dọa, tấn công, đánh đắm, cấm đoán các phương tiện thủy vận, bồi đắp đảo nhân tạo, đưa chiến hạm đến chiếm cứ lãnh hải, hoàn tất đường lưỡi bò chiếm đoạt hầu hết lãnh hải VN rồi vu cáo và nhục mạ VN. Nhưng thay vì phải đấu tranh với TQ trên mọi phương diện để bảo vệ đất nước  thì ngày 17- 19/6/2015, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đã mau mắn dẫn một đoàn quan chức sang Bắc Kinh để dự cái gọi là „phiên họp lần thứ 8 ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương VN-TQ“.

Đoàn quan chức này đã làm gì cho đất nước VN?

Ông Phó Thủ tướng đã   ký ngay bản Cam kết „không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, duy trì quan hệ hai nước và hòa bình, ổn định ở biển Đông“, „thỏa thuận những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển VN – TQ, đàm phán và tìm kiếm giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được, cùng kiểm soát bất đồng trên biển“…(„Việt Trung nhất trí kiểm soát bất đồng trên biển Đông“- theo VnExpress - 18/6/2015)!

Thật ngược đời! Bên có hành động phức tạp, bên mở rộng tranh chấp, bên gây mất hòa bình, ổn định ở biển Đông chính là TQ. VN là nạn nhân. Ký cam kết như trên là chấp nhận không phản đối, là đồng thuận việc TQ xâm lấn VN.

Sự kiện này khiến người ta cực kỳ thất vọng với ông Phạm Bình Minh – con trai của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch trước đây đã phản đối Hội nghị Thành Đô bán nước cho TQ và não nề thốt lên tiếng nói của lương tâm:“thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự…“. Hóa ra ông Phạm Bình Minh chẳng nối được chí cha. Ông đã tự tha hóa khi đứng vào bộ máy quyền lực và quyền lợi?!

Đa phần những chuyến thăm TQ dày đặc của quan chức VN chỉ để ký kết các bản cam kết có hại cho VN theo lệnh của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương mà thực chất là VN thực hiện gần như vô điều kiện mọi yêu cầu của TQ.

Chiếc và li và con rắn

Người ta ngờ rằng việc ông Nguyễn Phú Trọng dám nhận lời thăm Mỹ sau khi thăm TQ cũng là do đã được lệnh của nhà cầm quyền Bắc Kinh, sau khi họ Tập đã tính toán kỹ kịch bản, đường đi nước bước để và biến họ Nguyễn thành một con bài lợi hại trong cuộc tuyệt giao với Mỹ để dễ bề thôn tính VN.

Ngay trước chuyến đi Mỹ của Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị năm 2014, nhiều người cũng đã khấp khởi hy vọng rằng việc lạ này sẽ mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ Mỹ - Việt, cho thấy khuynh hướng phe bảo thủ trong Đảng đã xích lại gần hơn với quyền lợi của dân VN.

Món quà ngoại giao mà ông Nghị tặng ông John McCain – người đại diện cho chính phủ Mỹ đứng ra mời ông sang thăm đã đi vào lịch sử đen tối của những món quà ngoại giao lố bịch nhất trên thế giới. Đó là ảnh chụp tấm bia dựng bên hồ Trúc Bạch sau khi ông John McCain bị bắt và giơ tay hàng với dòng chữ không thể nổi bật hơn: „Ngày 26/10/1967 tại hồ Trúc Bạch quân và dân Thủ đô Hà Nội bắt sống tên John Sney Ma Can thiếu tá không quân Mỹ…“.(lại càng thêm nổi bật vì ghi sai tên người, ghi sai binh chủng!)

Đó là một trong những món quà khả ố nhất được khách đem tặng để làm nhục chủ nhà mà theo nhận định của giới thạo tin thì đó là thành tựu ngoại giao của sự kết hợp hai Đảng cộng sản nhằm vô hiệu hóa mọi nỗ lực của phe cấp tiến VN muốn xích lại gần  hơn với Mỹ và thế giới văn minh để  thoát khỏi vòng trói của TQ.

Có vô số bình luận thể hiện bất bình về hành động trên. Hãy xem một trong những ý kiến được nhiều người cho là chuẩn xác, dù là của một blogger giấu tên để tránh sự truy bức : 11:22 Ngày 02 tháng 08 năm 2014„Nặc danh“ đã viết: „Được mời vào nhà làm khách lại có hành vi tiểu nhân, giấu dao đâm sau lưng, rồi cho đây là thắng lợi ư?

Dầu cho ĐCSVN có thần phục TQ, cũng không nên có hành động tiểu nhân như thế này, đây quả là một việc làm đầy nhục nhã, ngu muội.

Mỹ dại vì dây với ĐCSVN hay ĐCSVN trơ trẽn phơi bày bộ mặt chống Mỹ tới cùng và sẵn sàng ôm chân Tàu cộng.

Phải chăng đây là bằng chứng để ĐCSVN kể công với Tập Cận Bình.

Nói cho cùng, trước hành động này, là người Việt, mình cảm thấy rất nhục nhã“.

Để biết khuynh hướng và hiệu quả chuyến thăm Mỹ sắp tới của Nguyễn Phú Trọng, hãy xem hành trang của ông ta còn gì cho Mỹ và cho dân VN.

Dường như đó là một chiếc va li rỗng, trong đó cuộn tròn một con rắn Trung hoa?

Dường như vì quyền lợi của mình ở biển Đông, Mỹ vẫn muốn tạm thời hy sinh những đòi hỏi về nhân quyền, về thể chế chính trị với VN để trao cho VN một lệnh bỏ cấm vận vũ khí và đặc cách vào TPP - mạnh tương tự „nỏ thần“ cho VN tự vệ trước TQ?

Tốt thôi. Nước Mỹ thường khôn ngoan và chỉ đôi khi  khờ khạo. Nhưng những ông Mỹ mắt xanh quen suy bụng ta ra bụng người theo lối suy nghĩ logic của loài người, nhiều khi lại thua „trắng bụng“ trước thói quen tráo trở của cộng sản VN và TQ vốn coi danh dự chỉ là thứ để giẫm dưới gót giày.

Vậy, kinh nghiệm cho hay rằng, trước khi muốn trao vũ khí cho VN, nước Mỹ cần đọc „truyện Nỏ thần“. Cần đề phòng trường hợp „nỏ thần“ Mỹ từ tay VN sẽ quay lại bắn thẳng vào Mỹ và người bật lẫy nỏ TQ. Nếu thế thì VN và thế giới, không loại trừ Mỹ, sẽ thêm một lần "chết dưới tay TQ“.
.
___
.
Giá như ông cha ta đừng 'cứng đầu’
    Kỹ sư Đoàn Xuân Tuấn Gửi cho BBC từ Portsmouth, Anh quốc | 2015-06-20
Mới đây Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong một bài diễn văn gần bốn ngàn từ được truyền thông nhà nước Việt Nam loan tải, nói: “Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam”.

Tôi không tin rằng có lẽ vì ban thư ký của ông phải chuẩn bị một văn bản dài dòng đã bỏ sót ba từ quan trọng như trong câu sau: Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất về độ 'thiếu dũng khí' trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Thực thế, tôi cho rằng đọc lại sử Việt qua suốt các đời Ngô, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… ai là người Việt Nam mà lại không thấy xúc động, không tự hào cho cái tinh thần bất khuất của cha ông tổ tiên chúng ta?

Ừ thì cho rằng “không thể chọn láng giềng”. Cha ông chúng ta cũng cho như thế. Ừ thì cho rằng “Trung quốc quá lớn, quá mạnh”. Thời cha ông chúng ta cũng như thế. Ừ thì cho rằng “hoà hiếu là điều nên làm, chiến tranh chỉ khổ dân”, Cha ông chúng ta cũng biết rằng vậy.
Không chịu tin

Thế nhưng, bài diễn văn và quan điểm của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải chăng muốn để người dân Việt Nam tin tưởng và liên hệ tới những điều sau đây.

Rằng nhờ bài viết của ông, ta mới thấy ‘tiếc làm sao’ cho cái thời xa xưa, bởi vì giá như Ngô Quyền đừng làm khổ dân, đánh trận Bạch Đằng chống nhà Hán. Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt đừng đánh bại nhà Tống, Trần Hưng Đạo đừng 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, Lê Lợi đừng khởi nghĩa chống lại nhà Minh… thì bây giờ đất nước chúng ta đã chẳng trải dài 'từ mũi Cà mau lên đến Hắc Long Giang' giáp giới với nước Nga? Ta sẽ sánh vai cùng Tây tạng, Tân cương, Đài Loan... chung một mái nhà?

Hay nhờ quan điểm của ông Trọng mà ta ‘vỡ ra rằng’ ôi ‘giá như ông cha ta đừng cứng đầu’ thì 'hay' biết bao? Rồi giá gì ‘đừng có’ một Trần Quốc Tuấn với câu “Bệ hạ muốn hàng thì xin hãy chém đầu tôi trước đã ", hoặc ‘đừng có’ một Trần Bình Trọng “ta thà làm ma nước Nam, còn hơn làm Vương đất Bắc” thì nay có lẽ dân tộc ta cùng đứng chung hàng với quốc gia “tàu lạ” thứ hai thế giới, đang ganh đua với Mỹ?

Song ai nói gì thì nói, chứ có thể ‘tôi nhất quyết’ bưng mắt, bịt tai không nghe theo những dư luận khi họ nói rằng: “Thời đại Hồ Chí Minh đã để lại một di sản, đã sản sinh ra một giai cấp thống trị thiếu dũng khí trước kẻ cường quyền Bắc Triều, một sự ‘hèn yếu, sợ sệt’ đến độ không tả nổi.

“Rằng khi người anh em cùng trứng cùng bọc trước đây (Việt Nam Cộng Hòa) bị kẻ thù ấy cướp mất Hoàng Sa trong tay, thì chế độ ấy lại viết văn tự như thể muốn bàn giao, hợp thức hoá cho kẻ cướp. Rồi thì hiện nay, khi ngư dân liên tiếp bị đánh đắm, đâm thủng tàu, cầm tù… thì nhà nước ấy, đảng ấy, quân đội ấy, truyền thông nhà nước xứ ấy lại không dám gọi mặt chỉ tên, chỉ thỏ thẻ “tàu lạ”.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, tướng Phùng Quang Thanh nhận 'bình gốm' từ tay đồng nhiệm, tướng Thường Vạn Toàn bên phía Trung Quốc.

“Rằng khi nước “lạ” đưa giàn khoan vào nhà mình, thay vì hưởng ứng cái tinh thần Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng của người dân để chống lại, để tạo thái độ với kẻ xâm lấn, chế độ này lại bắt bớ, đánh đập, tù đày chính người dân mình, ra sức bịt miệng họ.”
Đại tướng quân

Không! Tôi cũng sẽ ‘nhất quyết chưa nghe’ những lời phê phán ấy trong quần chúng, dư luận Việt Nam trong và ngoài nước đâu, nhất là khi có những luồng quan điểm trên dư luận tiếp tục chỉ ra như sau rằng:

"Ông Trọng đã thiếu dũng khí, khi vào những lúc đất nước gặp nguy nan, kẻ thù kéo dàn khoan vào lãnh hải, dương đông, kích tây, chiếm đảo, xây căn cứ, chèn ép ngư dân Việt Nam, thì chính ông Tổng bí thư, người đại diện cao nhất của ‘thời đại rực rỡ, hoàng kim’ nhất của dân tộc lại khăn gói sang nước “bạn” để tiếp tục nâng niu 16 chữ vàng, "duy trì đại cục".

“Hay khi ông bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh năm nay ôm bình quý từ người đồng nhiệm Trung Quốc, kẻ đang cử các lực lượng hung hăng, lấn lướt hiếp đáp dân ta trên Biển.

"Phải chăng nhận cái bình ấy vì chính ông từ lâu đã nhất trí rằng sẽ không ném ‘chuột’ vì sợ vỡ bình?

"Mà hình như cái bình ấy có cả vị thế quyền lực, chức quyền, kinh tài của chính những nhóm lợi ích nào đó đang theo đóm (Trung Quốc) ăn tàn?”

"Làm sao mà một Đại tướng quân thống lãnh thiên binh, vạn mã của cả quốc gia mà lại coi kẻ thù xâm chiếm, đe nẹt đất nước, bức hại dân mình với 'dã tâm không suy suyển' như thế làm người ‘anh em, hàng xóm’ tốt và 'môi hở răng lạnh' được? Mà 'đại cục vẫn tốt' như ông Thanh tuyên bố ở Shangri-La năm ngoái tại Singpore là đại cục nào, vẫn những dòng dư luận đặt câu hỏi."

Thế nhưng ai nói gì, chê bai ông Phùng Quang Thanh tới đâu, tôi cũng 'nhất mực không tin đâu nhé'.
Tể tướng đầu triều

Khi Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Bồ Đào Nha mới đây, ông cũng ‘ra lời kêu gọi’ cộng đồng quốc tế chống lại (ai đó) trên biển Đông? Đọc toàn văn bài báo tường thuật lời kêu gọi của ông, ta không tìm thấy tên của Trung quốc dù chỉ một lần:

Như ông nói: “Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục có tiếng nói công lý mạnh mẽ yêu cầu chấm dứt ngay các hoạt động phi pháp… (ba chấm lửng)” Ta đặt câu hỏi ở đây “yêu cầu là yêu cầu ai chấm dứt? Yêu cầu... (lại ba chấm lửng nữa) biển Đông là thế nào?

Sao Tể tướng đầu Triều mà lại không dám gọi thẳng tên kẻ thù mà người dân thường, từ phụ lão đầu bạc, tới trẻ lên ba ở trong nước cũng biết rõ mồn một ra?

Và ta có thể liên hệ lập trường này để nhìn sang Phi-luật-tân, sang Mã Lai xem họ ứng xử, nói năng thế nào? Hóa ra họ rất thẳng thắn, mạnh mẽ. Họ không chỉ chỉ mặt, gọi tên kẻ thù, mà còn dám kiện chúng nữa.

Mà họ có vẻ cũng là ‘những nước nhỏ’, thậm chí, nếu không nhầm, thì chưa hề một lần đánh thắng Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử, làm sao như cha ông chúng ta (Việt Nam).
Dư luận đặt nhiều dấu hỏi về thái độ, ứng xử của giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trước các hành vi của Trung Quốc trên Biển đông, theo tác giả.

Và dư luận đặt vấn đề vậy mà họ (Philippines) dám đưa Trung quốc ra tòa án quốc tế bất chấp mọi phản đối, đe dọa từ Bắc Kinh. Họ không ngần ngại chỉ thẳng tên cường quốc bá quyền này mỗi khi tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải hay đe dọa biển đảo của họ.

Nhưng kể cả khi ấy, khi dư luận có chê trách ông Thủ tướng như thế đi nữa, thì tôi cũng 'chưa chắc đã thông', làm sao mà một Thủ tướng quyền cao, chức trọng, đường đường là một trong các lãnh đạo hàng đầu quốc gia lại vừa 'sợ giặc’, mà lại vẫn có thể được ‘toàn đảng, toàn dân’ ủng hộ, tín nhiệm cho ngồi trên ghế Tể tướng lâu đến thế được?
Giao lưu, kinh nghiệm?

Lại nữa, khi ông Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đi sứ ở Bắc Kinh trong tháng Sáu này, cũng vẫn diễn ra cái màn 'đấu dịu':

“Hai bên nhất trí duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2016 – 2020; tổ chức tốt một số hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân và Thanh niên hai nước trong năm 2015”.

Sao ông Minh không gợi ý với Trung Quốc là nên chăng có cuộc 'giao hữu' về 'bóng đá nước hay đua thuyền' giữa ngư dân Việt Nam và lực lượng hải giám Trung quốc cho nó thêm phần đặc sắc?

Rồi khi lãnh đạo bộ Công an Việt Nam họp với đại diện Ban An Ninh Trung quốc tại Việt Nam cũng trong tháng này, báo chí Việt Nam loan tin nói:

“Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Trung Quốc cần phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được; tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực hợp tác an ninh, chia sẻ kinh nghiệm công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trên lĩnh vực an ninh quốc gia như phòng, chống khủng bố, an ninh mạng, an ninh tôn giáo, dân tộc”.

‘Kinh nghiệm gì’ nếu không là trao đổi kinh nghiệm ‘đàn áp và khống chế’ sự ‘phản kháng’ của người dân? Hay là để báo cáo với người anh cả về chiến thuật mới dùng ‘công an giả dạng côn đồ’ tấn công thường dân để dập tắt những người đối lập, mà lâu nay ‘đảng em’ đã học được từ ‘đảng anh’?

Và khi ông Đinh Thế Huynh, trưởng ban Tuyên Giáo tuần này đi Thượng Hải dự “Hội thảo Lý luận lần thứ 11 giữa Đảng CSVN và Đảng CS Trung Quốc với chủ đề “Quản lý, phát triển xã hội - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc" và "giao lưu giữa hai ban Tuyên giáo và Tuyên truyền Trung ương hai Đảng”, dư luận đặt thêm dấu hỏi.

Họ hỏi rằng hai đảng này bàn bạc cái gì nếu không phải là hợp tác tuyên truyền ‘kinh nghiệm của dư luận viên’, của ‘trói tay báo chí, truyền thông’, của ‘đàn áp, bắt bớ, cầm tù’ những ngòi bút, tiếng nói vì dân, vì nước và phản kháng chống lại ‘cường hào, ác bá, gian tế’?
‘Trách cứ Tổ tiên’
Hình ảnh từ truyền thông quốc tế phản ánh việc Trung Quốc mở rộng, bê tông hóa và kiên cố hóa các khu vực lấn chiếm được tại biển Đông.

Dư luận tháng này cũng theo dõi kỹ khi Quốc hội Việt Nam, cơ quan lập pháp của một nước, dù có người bảo là Quốc hội ‘bù nhìn’, muốn thảo luận, chất vấn chính phủ về tình hình Biển Đông thì người ta đã phải họp kín, không dám công khai cho toàn dân hay.

Thực thế, khi Đại biểu Quốc hội Lê Nam hỏi, tại sao hiện nay Trung quốc xâm hại biển Đông còn nguy hiểm hơn vụ giàn khoan 981, mà báo cáo của Phó thủ tướng trước Quốc hội lại không đề cập?

Thì ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đáp: “Về biển Đông, Chính phủ đã có báo cáo đầy đủ với Quốc hội, tôi xin không nêu lại vấn đề này.”

Rồi vừa đây, tỉnh như Vĩnh Phúc đã dựa vào ‘tiền cứu đói’ của chính phủ vì 'tỉnh còn nhiều hộ dân nghèo', lại không ngần ngại bỏ hàng trăm tỷ xây đền thờ Khổng tử, quảng bá văn hóa Trung hoa trong lúc nhiều trường học, bệnh viện, mọi dịch vụ công cộng đều thiếu, trẻ em có nơi phải đu dây qua suối... như chính truyền thông trong nước nói.

Rồi khi sự tồn vong của cả một dân tộc được đem ra đánh đổi cho sự tồn vong của một chế độ, của một đảng phái, khi sự 'hèn nhát, luồn cúi' đã được thể hiện từ ngay những cấp cao nhất, từ những người đứng đầu guồng máy cai trị, thì chúng ta, những hậu sinh của cha ông, tổ tiên Lạc Hồng, không chịu khuất phục ngoại bang xưa kia trong suốt hơn ngàn năm chống đối kẻ xâm lâm phương Bắc, phải đặt câu hỏi "sự hy sinh của các người có ý nghĩa gì?”

Trở lại với bài phát biểu bốn nghìn từ của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chắc ông muốn người dân đọc xong, nghe xong thì sẽ ‘quay mặt lại với tiền nhân’ để chê trách tổ tiên anh hùng của chúng ta rằng: “Nếu không có các vị, chúng tôi bây giờ hẳn đã hãnh diện làm công dân TQ và sẽ tự hào ra sao về những mẫu hạm Liêu Ninh, về tên lửa Đông Phong, về bác Mao, bác Đặng, bác Tập bất diệt?"

“Ôi dào, giá như ông cha ta đừng cứng đầu!”

Nhưng, lại nhưng, dù ai, dù dư luận có những bình phẩm như thế nào đi chăng nữa về các vị lãnh đạo sáng suốt của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, thì tôi vẫn sẽ 'một mực, nhất quyết' không nghe, không tin' đâu nhé!
.
___
.
Việt - Mỹ sẽ thành đối tác chiến lược?
    Lê Thành Lâm Gửi tới BBC từ London | 2015-06-20
Đối tác chiến lược thể hiện mức độ tin cậy cao hơn về chính trị, hợp tác sâu rộng hơn về kinh tế thương mại, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.

Đối tác chiến lược bao hàm cả quan hệ về an ninh, quốc phòng sâu sắc, vẫn theo ông Phạm Bình Minh.

Quan hệ đối tác chiến lược nhắm đưa quan hệ với những quốc gia có vai trò quan trọng hàng đầu thế giới đi vào thực chất, sâu, bao trùm hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng.

Còn theo Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia bang giao quốc tế và Việt Nam học từ Học viện Quốc phòng Australia, cụm từ 'đối tác chiến lược' được dùng để chỉ các nước mà Việt Nam cho là ‘tối quan trọng’ cho quyền lợi quốc gia của mình.

Ông cũng cho biết Mỹ đặt trọng tâm nhiều hơn vào hợp tác an ninh và quốc phòng trong ý nghĩa của một đối tác chiến lược. Theo đó, Việt Nam lần đầu tiên được nhìn nhận như một đối tác chiến lược tiềm năng của Mỹ trong bản Tổng kết Quốc phòng Quý IV năm 2010.

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Pháp, Ý , Đức, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.

Thành tựu đã đạt

Thành tựu lớn nhất phải kể đến trong quan hệ hai nước kể từ sau chiến tranh là việc bình thường hóa quan hệ vào ngày 12/07/1995. Sự kiện này đã mở ra một bước phát triển mới trong quan hệ hai nước.

Tháng 7/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Hà Nội, gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và mời ông đến thăm Mỹ. Chuyến viếng thăm này cho thấy Mỹ đã gạt bỏ sự khác biệt về ý thức hệ và coi Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam là một đối tác.

Việt Nam đã thể hiện sự chấp thuận mối quan hệ đối tác này bằng chuyến viếng thăm Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 7/2013. Kết quả của chuyến thăm này là tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Trong khuôn khổ hợp tác này, Washington và Hà Nội cam kết tôn trọng ‘hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.’

Ngày 2/10/2014, tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa đương kim Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington, được đánh giá là nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện an ninh hàng hải.

Một trở ngại khác từ phía Việt Nam đã được dỡ bỏ, theo Alexander L. Vuving, trong bài viết ‘A Breakthrough in US-Vietnam Relations’ trên The Diplomat ngày 10/04/2015 (tạm dịch: ‘Một đột phá trong bang giao Mỹ - Việt’, chính là thách thức về ý thức hệ của chế độ cộng sản ở Việt Nam.

Điều này được thể hiện qua hai điểm trong chuyến công du đến Washington của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang vào tháng 03/2015:

Đây là chuyến thăm Mỹ chính thức đầu tiên của một Bộ trưởng Công an Việt Nam, một trong hai Bộ quan trọng nhất của Việt Nam (Bộ Công an và Bộ Quốc phòng), và ông Quang cũng là chỉ huy của lực lượng an ninh có trách nhiệm bảo vệ chế độ.

Trong cuộc gặp với các đối tác Mỹ, ông Quang khẳng định rằng Hà Nội sẵn sàng cho phép Đội Hòa bình của Mỹ (US Peace Corps) – trước đó vẫn bị coi là một ‘thế lực thù địch’ và là một tổ chức tuyên truyền và có các hoạt động chống phá chế độ cộng sản- được hoạt động ở Việt Nam.

Ngày 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Mỹ đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Việt – Mỹ nhằm đưa quan hệ hai nước lên một cấp độ cao hơn và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Chặng đường phía trước

Về lợi ích tương đồng, một số nhà nghiên cứu nhận định chung rằng sự bành trướng quyền lực trên Biển Đông của Trung Quốc những năm gần đây chính là chất xúc tác trong tiến trình xích lại gần nhau ổn định hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Từ năm 2010, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lần đầu tiên tuyên bố tự do hàng hải, cũng như sự ổn định và an ninh trong khu vực là lợi ích quốc gia của Mỹ. Điều đó cho thấy Biển Đông đã trở thành một mối quan tâm của Washington. Đây cũng là điều Hà Nội mong muốn đạt được trong việc ‘quốc tế hóa’ tranh chấp trên Biển Đông.

Dù Mỹ không tuyên bố ủng hộ hoặc đứng về bất kỳ bên nào trong tranh chấp Biển Đông, việc Hoa Kỳ ủng hộ biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều Việt Nam luôn kêu gọi, và những chỉ trích gần đây của Washington đối với việc bồi đắp đảo và xây dựng các công trình nhân tạo trên các đảo và đưa thiết bị quân sự đến các khu vực bồi đắp đã nhắm trực tiếp vào Trung Quốc.

Mỹ coi Việt Nam là một ‘quân cờ’ quan trọng trong chiến lược Xoay trục ở Châu Á-Thái Bình Dương; trong khi Việt Nam cũng mong muốn sự hiện diện và đóng góp của Mỹ ở khu vực như một đối trọng với một Trung Quốc đang ngày một bành trướng và thể hiện tham vọng bá quyền khu vực.

Việc nâng tầm mức quan hệ lên đối tác chiến lược với Mỹ sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội trong quan hệ kinh tế với nền kinh tế lớn nhất thế giới này, trong đó việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang là một trong những mục tiêu cơ bản của Việt Nam.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam – ông Ted Osius trong cuộc gặp với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 06/03/ 2015 cho hay Mỹ muốn trở thành nhà đầu tư số một ở Việt Nam; cho thấy Mỹ cũng đang hướng đến Việt Nam như một thị trường tiềm năng.

Trở ngại chính

Về trở ngại chính nếu có trong quan hệ hai nước, thì việc dỡ bỏ một phần lệnh bán vũ khí cho thấy vẫn còn những trở ngại từ phía Mỹ trong việc thắt chặt quan hệ Mỹ - Việt.

Về phía Việt Nam, việc mong muốn bảo vệ chế độ cùng với tư tưởng chống phương Tây và coi họ như những thế lực thù địch vẫn còn tồn tại trong một số lãnh đạo Việt Nam đã biến nó thành trở ngại trong quan hệ Việt – Mỹ.

Ngoài ra, nhân quyền ở Việt Nam luôn là một thách thức chính và bị ràng buộc trong các quan hệ với Mỹ, đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải có những chính sách cái thiện hơn nữa vấn đề này.

Tuy vậy, dù vẫn tồn tại những thách thức trong quan hệ hai nước, sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông đã khiến Mỹ và Việt Nam bớt coi trọng những bất đồng để đạt được những lợi ích chiến lược chung.

Như cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Pete Peterson, đánh giá ‘thời điểm này Việt Nam và Mỹ đang ở rất gần mức quan hệ chiến lược, khi hai bên đang thúc đẩy hợp tác nhiểu lĩnh vực trong tầm nhìn hướng tới mối quan hệ này”.

Tại đối thoại Shangri-La 2013, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng Việt Nam sẽ xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Như vậy, liệu Hoa Kỳ sẽ là ưu tiên của Việt Nam? Và rất có thể chuyến thăm Mỹ dự kiến sắp tới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn nữa với Hoa Kỳ để hai nước có thể trở thành đối tác chiến lược của nhau trong tương lai gần.
.
___
.
Muốn chống lại Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm gì?
    Nguyễn Hưng Quốc  | 2015-06-16
Trong bài “Ba kịch bản trên Biển Đông”, tôi nêu lên ba tình huống chính có thể xảy ra trong những năm sắp tới: Một, chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ; hai, chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam; và ba, Trung Quốc bất chiến tự nhiên thành, nghĩa là, họ cứ tiếp tục theo đuổi chính sách tằm ăn dâu trên Biển Đông và Việt Nam cứ tiếp tục nhịn nhục, cho đến một lúc nào đó, họ có được tất cả những gì họ muốn mà không cần gây chiến tranh với ai cả.

Cả ba tình huống ấy đều là những bi kịch, đặc biệt đối với phận một nước nhỏ và yếu như Việt Nam.

Vậy, có cách gì Việt Nam thoát khỏi những bi kịch ấy?

Theo tôi, có. Có nhiều biện pháp. Nhưng biện pháp đầu tiên sẽ phải là: dân chủ hoá.

Chính quyền Việt Nam lúc nào cũng cố tìm cách trì hoãn quá trình dân chủ hoá với ba lý do chính: Một là do dân trí còn thấp, dân chúng không biết cách hành xử thích hợp khi được tự do; hai là cần giữ sự ổn định về chính trị để kinh tế được phát triển; và ba, chính trị trong nước cần ổn định và mạnh mẽ để đối phó với hiểm hoạ xâm lược từ Trung Quốc.

Ở đây, tôi chỉ tập trung vào lý do thứ ba vừa kể. Theo tôi, đó chỉ là một nguỵ biện. Sự thật không phải độc tài mà chính dân chủ mới bảo đảm độc lập và chủ quyền của Việt Nam trong thế trận đối đầu với Trung Quốc.

Khẳng định như thế, tôi có bốn lý do chính:

Thứ nhất, chỉ có dân chủ và cùng với nó, sự minh bạch của chính phủ cũng như sự tự do, trước hết là tự do ngôn luận, của dân chúng, mới bảo đảm tránh được những chính sách sai lầm của nhà cầm quyền. Chúng ta dễ dàng thấy rõ điều này trong các chính sách kinh tế, xã hội, môi trường và giáo dục tại Việt Nam: Nhà nước cứ lẳng lặng làm, đến khi dân chúng phản đối, mới thú nhận là…sai sót. Trong lãnh vực quốc phòng cũng vậy. Hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng như các cam kết khác của Việt Nam và Trung Quốc mà biểu hiện cụ thể nhất là các phương châm “4 tốt” và “16 chữ vàng” là những sai lầm tai hại, nhầm thù là bạn và gây nên sự mất cảnh giác không những của dân chúng mà còn của cán bộ các cấp trước những âm mưu xâm lấn hiểm độc của Trung Quốc. Ngay chính sách “ba không” (không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự; không tham gia liên minh; không liên minh với nước này để chống lại hay phá hoại nước khác) cũng là một chính sách dại dột bởi vì trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay không có nước nào thực sự cô lập, một nước nhỏ và yếu đang bị uy hiếp bởi một quốc gia giàu, lớn và mạnh hơn mình cả mấy chục lần lại càng không thể nào chọn thái độ tự cô lập, không liên minh với các quốc gia khác. Tuyên bố như thế chả khác gì đầu hàng hay tự trói tay mình trước trận đấu. Nếu Việt Nam có dân chủ và dân chúng có quyền góp ý, những sai lầm dại dột và tai hại ấy sẽ dễ dàng tránh khỏi.

Thứ hai, có dân chủ mới thực sự có sự thống nhất thực sự giữa chính quyền và nhân dân. Những sự thống nhất dưới một chế độ độc tài khi mọi người dân đều bị bịt miệng chỉ là một sự thống nhất giả. Cách đây mấy tháng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thấy dân chúng ai cũng ghét Trung Quốc, ông “lo quá”. Cái “lo” ấy rõ ràng phản ánh sự khác biệt to lớn giữa lãnh đạo và quần chúng. Sự khác biệt ấy cho thấy hai điều: Một, về phía giới lãnh đạo, họ không hiểu dân hoặc hiểu, nhưng làm ngơ và tiếp tục hô những khẩu hiệu hoang đường về mối quan hệ môi hở răng lạnh với Trung Quốc; và hai, về phía dân chúng, họ nhìn giới lãnh đạo như những kẻ nhu nhược, bất lực, thậm chí, bán nước, và hậu quả là, người ta đồng loạt quay lưng lại chính quyền. Đến lúc chiến tranh bùng nổ thật, sự quay lưng ấy là một tai hoạ. Ngày xưa, đối diện với nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly hỏi ý kiến con trai về phương sách đánh giặc. Con trai ông, Hồ Nguyên Trừng, đáp: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”. Khi dân không theo chính quyền, cái gọi là thống nhất trong những vấn đề liên quan đến Trung Quốc chỉ là một ảo tưởng. Mà không chỉ có tình cảm của dân chúng đối với Trung Quốc. Trong vô số các vấn đề khác, kể cả vấn để then chốt nhất là sự lãnh đạo mặc nhiên và độc tôn của đảng Cộng sản, dân chúng cũng bất đồng với giới lãnh đạo. Chỉ có dân chủ mới cho phép dân chúng nói lên sự thật và cũng buộc giới lãnh đạo nói sự thật: Trên căn bản của những sự thật như thế, người ta mới có thể nói đến sự đồng tâm và thống nhất.

Thứ ba, chỉ có dân chủ mới giúp Việt Nam tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới. Ai cũng biết một sự thật đơn giản: trong trận đối đầu với một nước lớn và mạnh như Trung Quốc, Việt Nam cần phải nhận được sự hỗ trợ của càng nhiều quốc gia trên thế giới bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng trong thời đại ngày nay, không có một quốc gia dân chủ nào lại muốn hỗ trợ một chế độ độc tài. Không ai có thể phủ nhận được thực tế là hình ảnh của Việt Nam trên thế giới rất xấu với những vụ đàn áp nhân quyền thường xuyên xuất hiện trên các cơ quan truyền thông quốc tế.

Thứ tư, còn độc tài, Việt Nam càng không thể tạo thành liên minh với các quốc gia Tây phương, đứng đầu là Mỹ. Muốn liên minh, người ta phải có những điểm chung. Cái chung về các quyền lợi trên Biển Đông chỉ là một. Người ta cần một điểm chung sâu sắc và căn bản hơn: điểm chung của các bảng giá trị. Đó chính là quyền làm người. Trước đây, Lý Quang Diệu từng biện minh cho các chính sách độc tài của ông tại Singapore bằng cách đề cao những bảng “giá trị Á châu” vốn được xem là khác biệt hẳn với các bảng giá trị ở Tây phương. Càng ngày người ta càng thấy đó chỉ là một sự nguỵ biện. Hiện nay, người ta xem nhân quyền và việc tôn trọng nhân quyền là những giá trị phổ quát của nhân loại. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi trong các cuộc đối thoại với Việt Nam, Mỹ cũng như các quốc gia Tây phương luôn luôn đề cập đến vấn đề nhân quyền. Họ xem việc tôn trọng nhân quyền là một điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại. Đối với việc liên minh về quốc phòng, điều kiện ấy lại càng cần thiết hơn.

Có thể khẳng định: Sẽ không có nước nào sẵn sàng chung vai sát cánh với Việt Nam để đương đầu với Trung Quốc nếu Việt Nam cứ độc tài mãi.
.
___
.
Ba kịch bản trên Biển Đông
    Nguyễn Hưng Quốc | 2015-06-12
Mấy tuần vừa qua, Mỹ liên tục lên án gay gắt việc Trung Quốc bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa và kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay tức khắc những hành động mà họ cho là phi pháp, khiêu khích và nguy hiểm ấy. Mặc kệ, Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng, thậm chí còn đặt cả mấy khẩu pháo trên những hòn đảo nhân tạo ấy. Chuyện gì sẽ xảy ra trên Biển Đông?

Theo tôi, sẽ có một trong ba kịch bản sau đây:

Thứ nhất, Biển Đông sẽ châm ngòi cho cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ.

Điều này, thật ra, đã có nhiều người nói đến từ lâu. Một số học giả đưa ra các lý do khiến Trung Quốc sẵn sàng mở một cuộc chiến tranh với Mỹ, trong đó, có ba lý do chính: Một, là một nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc cần khẳng định vị thế siêu cường của mình, ít nhất là trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và sự khẳng định ấy chỉ có thể thực hiện được qua chiến tranh. Hai, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc hiện nay đã bắt đầu khựng lại, sự phân hoá giàu nghèo càng ngày càng trở nên to lớn, sự bất mãn của dân chúng càng ngày càng sâu sắc, xu hướng đòi hỏi dân chủ càng ngày càng mạnh mẽ, Trung Quốc cần một cuộc chiến tranh để nâng cao chủ nghĩa quốc gia, thống nhất lòng dân và dập tắt mọi ngọn lửa phản kháng, từ đó, duy trì sự thống trị của đảng Cộng sản. Ba, để tiếp tục phát triển, Trung Quốc rất cần nhiên liệu mà Biển Đông, theo họ, là nguồn chứa dầu khí thuộc loại lớn nhất thế giới, do đó, họ xem việc chiếm cứ Biển Đông là một “lợi ích cốt lõi”, không thể nhân nhượng, ngay cả khi họ phải trực tiếp đối đầu với Mỹ.

Về phía Mỹ, có nhiều lý do để họ ngại một cuộc đối đầu quân sự như vậy. Chiến tranh ở Afghanistan và Iraq chưa chấm dứt. Tình hình chính sự ở Trung Đông vẫn còn ngổn ngang. Dân chúng Mỹ đã bắt đầu mệt mỏi với việc can thiệp ở nước ngoài. Tổng thống Barack Obama chỉ còn một năm rưỡi nữa là hết nhiệm kỳ, chắc chắn ông không muốn tham dự vào một cuộc phiêu lưu mới đầy bất trắc. Tổng thống kế tiếp cũng chắc không muốn mở đầu một nhiệm kỳ bằng chiến tranh. Đó là chưa kể kinh tế Mỹ, một mặt, vẫn chưa hồi phục hẳn; mặt khác, có quan hệ chặt chẽ với kinh tế Trung Quốc. Chỉ có hai lý do có thể khiến Mỹ vượt qua tất cả những sự khó khăn và trở ngại ấy: Một, Trung Quốc quyết định khống chế hoàn toàn con đường hàng hải đi ngang qua Biển Đông; và hai, Trung Quốc nổ súng trước vào máy bay hay chiến hạm của Mỹ.

Chuyện Trung Quốc nổ súng trước không phải không có khả năng xảy ra. Nó có thể xảy ra một cách cố ý với một sự tính toán rõ rệt từ nhà cầm quyền Trung Quốc nhưng cũng có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên và bất ngờ, hay nói theo giáo sư Michael Auslin, như “một tai nạn” khi máy bay hoặc chiến hạm hai bên đụng vào nhau gây ra thương vong, từ đó, dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ từ cả hai phía và hậu quả là chiến tranh sẽ bùng nổ.

Một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ vô cùng khốc liệt và rất dễ dẫn đến nguy cơ lan rộng thành chiến tranh thế giới, và đặc biệt, chiến tranh hạt nhân. Viễn cảnh ấy chắc chắn sẽ làm chột dạ mọi người. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể khẳng định vị thế siêu cường trong khu vực của mình bằng một cuộc chiến tranh khác, ví dụ, chiến tranh với một nước đang tranh chấp nào đó. Đó là những nước nào? Có ba nước tranh chấp biển và đảo quyết liệt nhất với Trung Quốc: Nhật Bản, Philippines và Việt Nam. Trong ba nước ấy, mạnh nhất là Nhật Bản. Về quân sự, trừ vũ khí hạt nhân, có khi Nhật Bản còn mạnh hơn cả Trung Quốc. Hơn nữa, sau Nhật Bản là Mỹ. Có lẽ Trung Quốc sẽ không phiêu lưu vào cái nơi nguy hiểm và không nắm chắc phần thắng ấy. Nước yếu nhất là Philippines. Nhưng Philippines lại có liên minh về quốc phòng với Mỹ. Nếu Trung Quốc muốn tránh đương đầu với Mỹ, họ cũng sẽ không gây chiến với Philippines. Chỉ còn lại Việt Nam là vừa yếu vừa thân cô thế cô, dễ đánh nhất. Bởi vậy, chúng ta có kịch bản thứ hai: Chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trong bài “Why A War Between China And Vietnam Is Inevitable” đăng trên tờ Business Insider vào tháng 7 năm 2011, Dee Woo cho chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam là chuyện không thể tránh khỏi. Ông cho cuộc chiến tranh ấy phục vụ lợi ích của chính quyền ở cả hai nước: Trung Quốc thì muốn chiếm trọn Trường Sa và, từ đó, Biển Đông, còn Việt Nam thì muốn làm lệch hướng sự quan tâm của dân chúng để không ai còn lên án những thất bại thảm hại về phương diện kinh tế và xã hội của nhà cầm quyền. Nhưng Dee Woo lại vẽ nên một viễn cảnh thê thảm của Việt Nam: sau khi tấn công cả trên biển lẫn trên đất liền, Trung Quốc sẽ phá huỷ toàn bộ các cơ sở hạ tầng của Việt Nam rồi rút về, để lại ở Việt Nam một cảnh tan hoang và thậm chí, nội chiến triền miên cả nửa thế kỷ sau cũng chưa chắc đã hồi phục được.

Viễn cảnh ấy, tuy bi quan, nhưng không có gì quá đáng. Tương quan lực lượng của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay khác xa với thời chiến tranh biên giới vào năm 1979. Trung Quốc không những giàu hơn về kinh tế mà còn có kho vũ khí, khi tài cũng như các phương tiện phục vụ chiến tranh dồi dào và tối tân hơn Việt Nam cả mấy chục lần.  Việt Nam có đổ thêm bao nhiêu tiền để mua sắm vũ khí thì cũng không thể nào bắt kịp được Trung Quốc. Hơn nữa, cần lưu ý: Đánh nhau trên bộ người ta còn có thể sử dụng chiến thuật du kích và huy động chiến tranh nhân dân nhưng trên mặt biển, yếu tố quyết định nhất vẫn là vũ khí và kỹ thuật. Thua vũ khí và thua kỹ thuật là thua hẳn cuộc chiến. Chắc chắn chính quyền Việt Nam biết rõ điều đó nên họ vẫn tiếp tục chịu đựng và nhân nhượng. Nếu sách lược này kéo dài mãi, chúng ta sẽ có kịch bản thứ ba: Trung Quốc bất chiến tự nhiên thành.

Nên nhớ một trong những sách lược chính của Trung Quốc ở Biển Đông là sách lược tằm ăn dâu (salami slicing). Họ cứ lấn dần dần. Lấn đến cỡ nào Việt Nam cũng nhịn, đến một lúc nào đó, tất cả những gì họ muốn đều biến thành hiện thực. Họ tuyên bố về đường lưỡi bò bao trùm lên 80% diện tích Biển Đông của Việt Nam: Việt Nam nhịn. Họ đem giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam: Việt Nam nhịn. Họ tái tạo bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo: Việt Nam nhịn. Một lúc nào đó, họ tuyên bố thành lập vùng nhận dạng hàng không: Việt Nam lại nhịn. Thậm chí, họ có thể chiếm nốt các hòn đảo khác ở Trường Sa: Việt Nam cũng vẫn tiếp tục nhịn. Đến lúc đó, thực tình họ chả cần đánh nhau với Việt Nam làm gì: Họ đã có tất cả những gì họ muốn. Và đến lúc ấy, mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn nữa. Chỉ còn mâu thuẫn trong nội bộ Việt Nam: giữa nhân dân và một chính quyền bất lực, nhu nhược và đớn hèn.
.
___
.
Hãy 'cám ơn' Trung Quốc
    Nguyễn Hưng Quốc | 2015-06-10
Từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc ra sức bồi đắp và tái tạo các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa mà họ chiếm của Việt Nam vào năm 1988 thành những hòn đảo nhân tạo đủ lớn để làm căn cứ quân sự với hải cảng và phi trường cho các loại máy bay, kể cả máy bay phản lực. Báo chí Tây phương xem những hòn đảo nhân tạo này như một vạn lý trường thành bằng cát Trung Quốc sẽ sử dụng như những căn cứ quân sự nhằm chiếm cứ các hòn đảo còn lại ở Trường Sa và khống chế toàn bộ Biển Đông. Hầu như ai cũng nhận định giống nhau: đó là những việc làm nguy hiểm có thể đẩy các tranh chấp trong khu vực thành những xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và các quốc gia liên hệ gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cũng như, sau các quốc gia ấy, là Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Những nguy hiểm ấy dĩ nhiên là có thật. Tuy nhiên, một mặt, tôi không mong chiến tranh sẽ bùng nổ, mặt khác, tôi lại cho những việc xây dựng ấy là điều may mắn cho Việt Nam.

May mắn thứ nhất là chúng thu hút sự quan tâm của quốc tế trước các âm mưu bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trước, ai cũng biết Trung Quốc có tham vọng chiếm gần trọn Biển Đông. Họ không hề giấu giếm tham vọng ấy. Nó được công khai hoá qua con đường 9 đoạn hoặc con đường lưỡi bò mà họ công bố trước thế giới. Tuy nhiên, người ta vẫn xem lời tuyên bố ấy như những dự định và với dự định, cuộc chiến chỉ dừng lại phạm vi ngôn ngữ, hay nói cách khác, những cuộc khẩu chiến. Bây giờ, với việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, người ta nhận ra dự định ấy không phải chỉ là một ước mơ. Nó đang được Trung Quốc biến thành hiện thực và hiện thực ấy khiến cho thế giới không khỏi lo lắng. Hệ quả đầu tiên là phần lớn các quốc gia thuộc khối ASEAN (trừ Lào và Campuchia) cảm nhận rõ hơn nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc và từ đó, đoàn kết hơn trong nỗ lực chống lại dã tâm xâm lấn ấy.

May mắn thứ hai là chúng thúc đẩy Mỹ phải chính thức nhảy vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Trong mấy tháng vừa qua Mỹ thường xuyên theo dõi sát sao mọi chuyển biến trong quá trình xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa. Trong cuộc hội nghị thượng đỉnh về an ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Shangri-la, Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phê phán một cách thẳng thắn và gay gắt các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông. Sự phê phán của Mỹ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của hai quốc gia đồng minh là Nhật và Úc. Trong chuyến đi thăm Việt Nam ngay sau đó, Bộ trưởng Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh đã ký bản “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng” nhằm định hướng cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước trong tình hình mới. Liên quan đến quốc phòng, có hai sự kiện mới đáng chú ý trong quan hệ song phương ấy: Một là Mỹ sẽ viện trợ cho Việt Nam 18 triệu Mỹ kim để mua tàu tuần tra cao tốc của Mỹ; và hai là, cả Bộ trưởng Carter lẫn thượng nghị sĩ John McCain đều hứa hẹn Mỹ có thể sẽ nới lỏng hơn nữa việc bán vũ khí cho Việt Nam để Việt Nam có thể tự vệ trong các cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

May mắn thứ ba là việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo tại Trường Sa sẽ làm thức tỉnh giới lãnh đạo Việt Nam. Lâu nay, bất chấp các âm mưu xâm lấn của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam vẫn khăng khăng lặp đi lặp lại mấy khẩu hiệu dối trá và cũ rích về “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) và 16 chữ vàng (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai). Năm ngoái, khi Trung Quốc cho giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam, có lẽ chính quyền Việt Nam phần nào đã thức tỉnh. Từ đó, việc lặp lại các khẩu hiệu trên có chiều hướng giảm dần. Nhưng dù sao việc mang giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam cũng ít nguy hiểm hơn việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo và quân sự hoá chúng: từ các căn cứ ấy, việc đánh chiếm các hòn đảo khác ở Trường Sa do Việt Nam làm chủ sẽ trở thành dễ dàng hơn rất nhiều. Đó là chưa kể đến việc, trên cơ sở sự hiện hữu của các hòn đảo nhân tạo ấy, Trung Quốc sẽ tuyên bố thành lập vùng nhận diện hàng không trên toàn bộ Biển Đông.

Khi cho việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa sẽ “thức tỉnh” giới lãnh đạo Việt Nam, tôi có hai hàm ý: Một, trước đó, họ chưa biết; và hai, họ quan tâm và tha thiết đến việc bảo vệ chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Với hàm ý thứ hai, có thể sẽ có một số người cho là tôi nhẹ dạ: theo họ, trên thực tế, giới cầm quyền Việt Nam đã đầu hàng hoặc thậm chí, bán đứng Biển Đông cho Trung Quốc. Tôi cố không tin như vậy. Một số người thì có thể, nhưng rất khó tin cả một tập thể đông đảo đến gần 200 người trong Ban chấp hành Trung ương đảng đều đang tâm làm việc đó. Tôi nghĩ, sẽ thuyết phục hơn, nếu chúng ta cho: Một, họ biết nhưng mức độ biết còn hạn chế, chưa thấy hết toàn cảnh những hiểm hoạ đến từ phương Bắc; hai, họ biết nhưng có ảo tưởng là cùng chia sẻ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc sẽ nhẹ tay, không đẩy họ vào thế đường cùng; ba, họ biết nhưng họ theo đuổi sách lược kềm chế và nhân nhượng với hy vọng có đủ thời gian để tìm liên minh cũng như trang bị thêm khí giới chuẩn bị cho những chiến tranh mà theo một số quan sát viên quốc tế, “không thể tránh khỏi”.  Thôi thì, rộng lượng, chúng ta thiên về khả năng thứ ba.

Tuy nhiên, sách lược kềm chế và nhân nhượng cũng phải có giới hạn của chúng: kềm chế và nhân nhượng đến mức nào? Trước, vào năm 2011, tôi đã đặt ra vấn đề ấy trong bài “Nhịn đến chừng nào?”.

Gần đây, trong bài “Phải ấn định một lằn ranh cho Trung Cộng”, nhà báo Ngô Nhân Dụng cũng đặt ra vấn đề tương tự. Ông viết: “người Việt Nam phải xác định một lằn ranh, nếu Trung Cộng bước qua thì sẽ phản ứng quyết liệt. Một chính phủ Việt Nam biết bảo vệ danh dự và chủ quyền dân tộc không thể để cho Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục lấn lướt. Phải xác định trước cả thế giới “lằn ranh” của lòng kiên nhẫn. Nêu rõ những hành động nào của Trung Cộng sẽ được coi là bước qua lằn ranh đó, công bố cho cả vùng Ðông Nam Á và các cường quốc có quyền lợi trong vùng biết rõ. Lằn ranh này được xác định là “bước đường cùng,” tới đó thì nước Việt Nam không thể chịu đựng với lòng nhẫn nhục. Phải báo trước nếu Bắc Kinh bước qua lằn ranh đó thì sẽ sinh chuyện lớn.”

Lâu nay, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn lần khân trong việc công bố những giới hạn của sự kềm chế và nhân nhượng của họ. Sự kiện Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo buộc họ phải suy nghĩ đến những điều đó. Hoặc, nếu họ vẫn có ảo tưởng về lòng tốt của người bạn láng giềng cùng theo chủ nghĩa xã hội thì họ sẽ thức tỉnh và quay lại lo toan cho chủ quyền và tương lai của đất nước.

Tôi cho những sự kiện vừa xảy ra là một điều “may mắn” và chúng ta cần “cám ơn” Trung Quốc là vì thế.
.
___
.
Bàn về chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay
    Kami RFA | 2015-06-05
Tình hình căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian qua, đã thúc đẩy các mối quan hệ của Việt Nam với các nước lớn thay đổi nhanh chóng đến mức kinh ngạc. Truyền thông báo chí hai nhà nước Việt Nam - Trung Quốc trong những ngày này, đã không ngần ngại trong việc kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc hơn bao giờ hết. Dư luận cho rằng, đó là hệ quả đồng thời là biểu hiện của việc Việt Nam đang dần dần thay đổi chính sách đối ngoại của họ cho phù hợp với tình hình biến động.

Tình hình khu vực Biển Đông

Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam, hay Biển Tây theo cách gọi của Philippines, hoặc Biển Nam Hải theo cách gọi của Trung Quốc v.v...  mà tên chung lâu nay ta thường thấy xuất hiện trên các bản đồ thế giới nói chung là Biển Nam Trung Hoa (South China Sea). Đây là một biển ven lục địa có diện tích khoảng 3triệu 500 ngàn km², trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan.

Vùng biển này và các đảo, quần đảo trên khu vực Biển Đông không thuộc về chủ quyền của một quốc gia cụ thể nào đó, mà hiện nay đang là đối tượng tranh chấp về chủ quyền giữa 07 quốc gia trong vùng như Trung Quốc, Đài loan, Philippines, Việt Nam, Malayxia, Brunei  và Indonesia. Vì quyền lợi và lợi ích quốc gia của mình, nên hầu như các quốc gia kể trên đều tự khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định toàn bộ, hay phần lớn cũng như một số khu vực nhất định nào đó là chủ quyền bất khả xâm phạm của họ.

Trong cục diện ở Biển Đông hiện nay cho thấy, Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng và hiếu chiến trong việc hoàn tất giấc mộng làm bá chủ ở Biển Đông thông qua cái gọi là đường Lưỡi Bò chủ quyền 9 đoạn. Với giấc mộng ấy, Trung Quốc hy vọng sẽ chiếm tới 90% diện tích của Biển Đông, điều mà họ đã từng khẳng định đó là sân sau của họ. Việc gần đây, Trung Quốc gấp rút gia tăng việc đảo hóa các bãi đá ngầm, để trở thành các đảo nhân tạo, tạo cơ sở thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) nhằm khống chế không chỉ vùng biển mà kể cả vùng trời tại một phần lớn khu vực Biển Đông. Điều đó cho thấy phía Trung Quốc đã không chỉ vi pháp luật pháp quốc tế mà sẽ gây cản trở quyền tự do hàng hải, hàng không của các quốc gia khác.

Đó chính là lý do khiến các quốc gia như Hoa kỳ, Nhật bản, Australia... và kể cả Liên minh Châu Âu (EU) đã lớn tiếng cảnh báo chính sách bành trướng của Trung Quốc. Không chỉ thế, các quốc gia đó cũng khẳng định việc sẽ tăng cường sự hiện diện về mặt quân sự của họ ở vùng biển này, để tuần tra nhằm đảm bảo an ninh hàng hải trên Biển Đông. Dư luận cho rằng, đã đến lúc Hoa kỳ và các nước Phương Tây sẽ không ngồi yên để Trung Quốc mặc sức lộng hành, nhằm bắt nạt các nước nhỏ ở khu vực và nếu Trung Quốc không thay đổi về lập trường của họ đối với việc bồi đắp các đảo nhân tạo thì việc xung đột quân sự sẽ là điều khó có thể tránh khỏi.

Hiện nay, tham vọng của Trung Quốc đã vấp phải phản ứng dữ dội của các nước nhỏ trong khu vực có liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông. Trước hết là Philippines một quốc gia đã chịu nhiều ảnh hưởng của chính sách bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc. Và gần đây nhất là Việt Nam, một quốc gia cùng ý thức hệ cộng sản với Trung Quốc, cũng đã đến lúc cho thấy họ đã gần mất hết kiên nhẫn với người đồng chí tốt của họ. Việt Nam đã có những biểu hiện cho thấy ngày một xích lại gần Hoa kỳ hơn, mới nhất là chuyến thăm Việt Nam của ông Ashton Carter Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và sắp tới là chuyến thăm Hoa kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng, một người trên danh nghĩa là người đứng đầu hệ thống chính quyền ở Việt Nam.

Nếu chiến tranh trên Biển Đông xảy ra?

Việc nổ ra xung đột Trung -Mỹ trên Biển Đông là khó có thể xảy ra, hai bên sẽ hết sức kiềm chế. Đặc biệt là phía Trung Quốc, một khi xung đột trên Biển Đông nếu xảy ra thì con đường vận chuyển hàng hóa quan trọng bậc nhất của Trung Quốc sẽ tê liệt thì nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc sẽ ngắc ngoải. Chính vì thế có thể thấy rằng, chính quyền Trung Quốc chỉ già mồm, chứ không dám đánh. Đó là chưa kể đến tiềm lực quân sự của Trung Quốc chưa thể địch lại riêng Hoa kỳ, chứ đâu cần đến các quốc gia khác vốn là đồng minh chiến lược của Hoa kỳ trong khu vực.

Mới đây, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn đã có bài viết "Tam anh chiến Lữ Bố?", khi đề cập đến câu hỏi "Chiến tranh có thể xảy ra khi nào ?", tác giả đã có bình luận và đánh giá đáng chú ý như sau:

"Chiến tranh sẽ không xảy ra giữa Mỹ và đồng minh với TQ nếu TQ chiếm các đảo hiện do VN nắm giữ, trong trường hợp TQ cam kết bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không trên khu vực Biển Đông. Đối với VN, có thể xảy ra vài đụng chạm, nhưng mọi việc sẽ ổn thỏa vì VN quá lệ thuộc vào TQ, về chính trị cũng như về kinh tế. Một tình huống ‘Malouines’, chiến tranh giữa Anh và Argentine, về chủ quyền đảo Malouines, có thể xảy ra tương tự. Mỹ có thể sẽ cung cấp cho VN một số vũ khí ‘đặc biệt’ để VN có thể hạ một số chiến hạm, tàu ngầm và máy bay của TQ, như trường hợp Pháp cung cấp cho Argentine máy bay Mirage và hỏa tiễn Exocet. Cuộc chiến Malouines Anh dành chiến thắng nhưng thiệt hại nặng vì các chiến hạm của Anh bị vũ khí của Pháp bắn chìm.

Chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra giữa Mỹ (và đồng minh) với TQ, nếu nước này cương quyết chiếm trọn Biển Đông và ngăn chặn việc tự do hàng hải (và hàng không). Không phải như trường hợp khi Nga chiếm Crimé và miền Đông Ukraine, việc này không đe dọa Tây phương. Biển Đông là đường huyết mạch cho kinh tế của Mỹ, Nhật, Đại Hàn và nhiều nước khác. Biển Đông vì vậy thuộc về phạm vi ‘không gian sinh tồn’ của Mỹ, Nhật, Đại Hàn và các nước.

Nếu chiến tranh xảy ra trong tình huống này, nếu VN đứng về phía Mỹ, thì TQ có nhiều sác xuất thua trận. VN sẽ phụ trách cuộc chiến trên bộ, được Mỹ trợ giúp quân sự, sẽ đánh chiếm Nam Ninh, Khâm Châu, tiến qua phong tỏa eo biển Quỳnh Châu, cùng với Mỹ và Nhật chiếm đảo Hải Nam. Hải quân và không quân của TQ sẽ bị tiêu diệt. Chiến tranh sẽ sớm kết thúc. VN sẽ lấy lại HS và TS. Đây có thể gọi là thế ‘tam anh chiến Lữ Bố’. Lữ Bố là TQ. Nhị anh là Nhật và Mỹ. Còn lại là VN.

Nếu VN không đứng về phía nào, (theo như lập trường hiện nay), thì cuộc chiến sẽ hạn chế trên biển và trên không. Cuối cùng thì Mỹ và Nhật cũng thắng. Trường hợp này, các đảo HS và TS sẽ thuộc về phe chiến thắng (như là chiến lợi phẩm)."

Qua phân tích trên cho thấy, Việt Nam cần khẩn trương chuẩn bị cho một lựa chọn phù hợp khi tình hình Biển Đông nổi sóng.

Sự lựa chọn của Việt Nam

Chính sách đối ngoại của nhà nước Việt Nam hiện nay, với lập trường và quan điểm dứt khoát là, Việt Nam không liên minh hay liên kết với bất kỳ nước nào để chống lại bên thứ 3. Đó chính là lập trường "ba không" của nhà nước Việt Nam trong công tác đối ngoại. Nội dung của chính sách "ba không" cụ thể là, Việt Nam cam kết "không tham gia các liên minh quân sự và không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không dựa vào nước nào để chống nước khác". Đây là điều mà những người không ủng hộ chủ trương này cho là "chính sách ngoại giao du dây".

Những người này, là những người có xu hướng ủng hộ các giá trị tự do, dân chủ theo kiểu Mỹ, mà ở Việt Nam người ta gọi là những người có chủ trương ủng hộ phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi hỏi cải cách chính trị để đưa Việt Nam thoát khỏi chế độ cai trị độc đảng toàn trị theo đường lối cộng sản. Theo họ, Việt Nam cần phải ngả hẳn, thậm chí là dựa hẳn vào Mỹ và cần thiết còn phải là một đồng minh chiến lược thông qua việc tham gia một liên minh quân sự trong đó có Mỹ để bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông.

Tuy vậy, tác giả bài viết tin rằng đa số những người có quan điểm nói trên, chưa nghĩ tới tình huống "Nếu như trước đây hay hiện nay Việt Nam ngả hẳn hay dựa vào Hoa kỳ để chống lại Trung Quốc, khi chưa xảy ra xung đột Biển Đông thì điều gì sẽ xảy ra?" Câu trả lời là, với một vị trí biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đã nắm chắc trong tay con bài Campuchia và đang dần thôn tính Lào, thì liệu Việt Nam khi đó có đứng vững với nạn phỉ hay sự bất mã của các sắc tộc ít người ở vùng biên giới của mình hay không? Đó là chưa kể đến các chính sách trả đũa về kinh tế và trên nhiều lĩnh vực khác, trong lúc nền kinh tế Việt Nam phần lớn là dựa vào Trung Quốc như hiện nay.

Chắc hẳn, bài học về chính sách đối đầu với Trung Quốc giai đoạn lịch sử 1975-1990, trước và sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 xảy ra. Từ đó dẫn tới những hậu quả về việc mất ổn định về mọi mặt kinh tế- xã hội chúng ta chưa thể nào quên. Hay bài học xung đột giữa chính quyền Myanmar với sắc tộc thiểu số ở biên giới Trung Quốc - Myanmar gần đây, đang có nguy cơ chuyển thành xung đột giữa quân đội hai nước. Đừng quên Trung Quốc là "vua" kích động các sắc tộc thiểu số để gây bất ổn và với sức mạnh kinh tế có trong tay, thì họ có thể hành xử với Việt Nam các kiểu, nếu như họ muốn.

Tuy nhiên, người ta thường nói mọi lý thuyết về chính trị, an ninh nhiều khi cũng là màu xám và cái đó không phải là bất biến. Một khi môi trường an ninh thay đổi thì khi đó chính sách đối ngoại của Việt Nam chắc chắn sẽ phải thay đổi, nghĩa là lúc đó chính sách "ba không" của Việt Nam sẽ không đáp ứng được đòi hỏi nếu như khi tình hình Biển Đông xảy ra xung đột giữa các bên Trung - Nga và một bên là các nước lớn còn lại đứng đầu là Mỹ. Lúc đó, Việt Nam không có bất kể lựa chọn lừng khừng nào khác, mà dứt khoát phải lựa chọn chỗ đứng một bên cho mình.

Tuy điều đó còn đang ở phía trước, song cái cần là sự chuẩn bị và tính toán trước của lực lượng đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, để khi tình huống xảy ra sẽ không phải bất ngờ và ở thế bị động. Trường hợp vào thời điểm đó, nếu chính quyền Việt Nam hiện tại cố ngả theo Trung Quốc, thì đó là hồng phúc cho dân tộc, vì chính quyền ấy sẽ không thể tồn tại và tát yếu sẽ sụp đổ. Thay vào đó là một chính quyền thân Phương Tây. Đây là lý do giải thích vì sao những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay tự nhiên lại tỏ ra thân thiện và nhân nhượng hơn với Hoa kỳ về một số điểm vào thời điểm này.

Kết

Được biết, bên lề Hội nghị Shangri-La lần thứ 14 vừa kết thúc tại Singapore, ông Ashton Carter Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có nói với báo chí nói rằng “Tại Châu Á, vẫn có môt số nước nghiêng về phía Trung Quốc, một số khác thì nghiêng về phía Hoa Kỳ, nhưng hầu hết thì không muốn phải có một sự lựa chọn dứt khoát nào, và tôi nghĩ rằng điều này cần thiết để giữ sự đa dạng trong quan hệ ngoại giao ngay tại khu vực, trong thời gian tới”. Đây là một phát biểu đáng chú ý. Điều này cho thấy, tại thời điểm này chính sách ngoại giao "ba không" của Việt Nam dưới con mắt của một chính khách Hoa kỳ là phù hợp và có thể chấp nhận được. Có ý kiến cho rằng, chính sách "ba không" này của Việt Nam mang hơi hướng của chính sách ngoại giao cây tre của Thái Lan (!?), với ý nghĩa cái đó có thể ngả ngiêng theo chiều gió, nhưng không bao giờ đổ, để giữ gìn lợi ích quốc gia là trên hết.

Trong thế kỷ XX vừa qua, người Việt Nam ở cả hai phía, Cộng hòa và cả Cộng sản đã nhiều lần đã phải trả giá đắt cho chính sách ngoại giao dựa vào một bên để chống một bên trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Đặc biệt là những người sống dưới chế độ VNCH, đã nhiều lần chứng kiến người Mỹ phản bội, thậm chí là bỏ rơi họ. Như trong vụ đảo chính và hạ sát Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11/1963 và Hiệp định Paris về lập lại hòa bình ở Việt Nam và những người cộng sản miền Bắc cũng bị Nga, Tàu đối xử không kém.

Và có lẽ đấy là những bài học về chính sách ngoại giao mà những người quan tâm đến chính trị cần phải ghi nhớ, chứ xin đừng suy nghĩ theo cảm tính và ý thích của cá nhân mình.
.
___
.
Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ để làm gì?
    Nguyễn Hưng Quốc | 2015-06-03
Tin tức từ trong nước cho biết Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sắp đi Mỹ với lời hứa hẹn là sẽ được Tổng thống Barack Obama đón tiếp theo “nghi thức cao nhất” dành cho các nguyên thủ. Nếu dự định ấy được thực hiện, ông Trọng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên của Việt Nam sang Mỹ. Chúng ta không thể không thắc mắc: ông Trọng sang Mỹ để làm gì?

Chưa có chi tiết nào về chuyến đi được công bố, tuy nhiên, điều đầu tiên có thể khẳng định một
cách chắc chắn là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không thể ký kết bất cứ một hiệp ước quan trọng nào với Mỹ. Đó là nguyên tắc hành chánh. Trong cấu trúc chính trị của Việt Nam, với tư cách tổng bí thư, ông Trọng là người có quyền lực cao nhất nước, nhưng dưới mắt Tây phương, ông lại chỉ là lãnh tụ của một đảng chứ không phải lãnh tụ của quốc gia (như trường hợp của chủ tịch nước hay thủ tướng), do đó, về phương diện ngoại giao, ông không phải là đối tác thích ứng của tổng thống Mỹ.

Huống gì ông Nguyễn Phú Trọng lại có hai thế yếu để có thể hoạch định chiến lược chung với Mỹ. Thứ nhất, ai cũng biết ông Trọng không phải là một tổng bí thư mạnh và có ảnh hưởng quyết định về chính sách trong đảng. Qua những sự thất bại của ông trong nỗ lực kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng cũng như đưa Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị trước đây, ai cũng thấy rõ tầm ảnh hưởng của Nguyễn Phú Trọng trong Ban Chấp hành Trung ương đảng rất yếu. Thứ hai, sinh năm 1944, trong kỳ đại hội đảng vào đầu năm 2016 sắp tới, ông đã 71 tuổi, lứa tuổi bị buộc phải về hưu. Như vậy, ông chỉ còn tại vị được chưa tới một năm nữa thôi. Đó là một thời khoảng ngắn ngủi không thích hợp cho bất cứ một cam kết hoặc một chính sách nào lâu dài. Mỹ chắc chắn biết rõ điều đó: Trong tiếng Anh, người ta hay gọi những lãnh tụ sắp hết nhiệm kỳ như vậy là “vịt què” (lame duck).

Không có một hiệp ước hay một cam kết dài hạn nào, chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, theo tôi, chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Hoàn toàn có tính chất tượng trưng.

Tượng trưng, về phía Việt Nam, nằm ở chỗ: họ muốn khẳng định thiện chí và nhiệt tình thắt chặt bang giao với Mỹ để cân bằng cán cân quyền lực với Trung Quốc. Điều ai cũng biết là lâu nay Trung Quốc tìm mọi cách để lấn hiếp Việt Nam. Với con đường lưỡi bò của Trung Quốc, nếu thành hiện thực, nước bị thiệt thòi lớn nhất là Việt Nam. Với việc bồi đắp các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Trung Quốc, khi hoàn tất, nước bị đe doạ nhiều nhất cũng là Việt Nam. Với cả hai, Việt Nam đều bị bất lực. Nhỏ và yếu, Việt Nam không có cách gì để phòng vệ một cách hiệu quả cả. Dù muốn hay không, Việt Nam cũng phải tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài. Trong mấy năm vừa rồi, Việt Nam chạy đôn chạy đáo để tìm kiếm đồng minh. Nhưng đồng minh duy nhất có thể giúp được Việt Nam chính là Mỹ. Không thể có ai khác. Qua chuyến đi Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ muốn gửi một thông điệp: cả đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam đều cần Mỹ và đều đặt hy vọng vào quan hệ đồng minh ấy.

Về phía Mỹ, việc tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng cũng có tính chất tượng trưng: Họ muốn gửi một thông điệp là họ muốn và sẵn sàng liên kết với Việt Nam để bảo vệ an ninh trên Biển Đông. Họ không chấp nhận những hành vi xâm chiếm cũng như những thái độ gây hấn của Trung Quốc. Với họ, Biển Đông là một con đường hàng hải tối quan trọng không thể để mặc cho Trung Quốc tự tung tự tác. Nhưng nói đến Biển Đông là nói đến Việt Nam, nước có chủ quyền trên nhiều hòn đảo ở Trường Sa nhất và cũng là nước có lãnh hải chung với con đường lưỡi bò của Trung Quốc nhiều nhất. Có thể nói tất cả các nỗ lực bảo vệ nguyên trạng trên Biển Đông của Mỹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu Mỹ không lôi cuốn được sự tham dự của Việt Nam, quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng nhất trên Biển Đông.

Tuy nhiên, việc đón tiếp Nguyễn Phú Trọng với những “nghi thức cao nhất” dành cho các nguyên thủ quốc gia của Mỹ lại mang một ý nghĩa khác nữa: Mỹ thừa nhận tư cách nguyên thủ của ông Trọng, và qua đó, thừa nhận vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản tại Việt Nam. Thật ra, điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Lâu nay, Mỹ vẫn chủ trương, một mặt, đòi hỏi các quốc gia phải tôn trọng nhân quyền, nhưng mặt khác, vẫn tôn trọng các cơ cấu quyền lực ở các quốc gia khác. Riêng với Việt Nam, Mỹ vẫn thường xuyên lên án các hành động trấn áp dân chúng của cộng sản nhưng chưa bao giờ kêu gọi lật đổ chính quyền cộng sản để xây dựng một chế độ khác. Với họ, việc thay đổi chế độ là công việc trong nội bộ nước ấy.

Không đáng ngạc nhiên, nhưng hai sự thừa nhận nêu trên cũng là một món quà lớn đối với đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam: Nó làm tăng thêm tính chính đáng của đảng cầm quyền.

Dĩ nhiên, trong quan hệ quốc tế, không có món quà nào là trọn vẹn. Chắc chắn chính phủ Mỹ sẽ đặt ra một số điều kiện cụ thể cho hành động “ban phước lành” của họ. Những điều kiện ấy chắc chắn thuộc hai loại: Một, Việt Nam phải có lập trường rõ ràng và dứt khoát trong việc bảo vệ Trường Sa cũng như Biển Đông trước các hành động xâm lấn của Trung Quốc; và hai, Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và chấp nhận dần dần con đường dân chủ hoá.

Chưa biết Việt Nam sẽ đáp ứng thế nào trước hai loại điều kiện ấy. Chờ xem.
.
___
.
Nguyen Phu Trong US visit http://thediplomat.com/tag/nguyen-phu-trong-us-visit/
.
___
.
.
___
.
8 Developments in US-Vietnam Relations Show Emerging Partnership
US-Vietnam relations are neither an alliance nor a strategic partnership yet.
    By Carl Thayer | 2015-07-13
Various analysts and commentators have erred in their analysis of the recent visit to Washington by the secretary-general of the Vietnam Communist Party (VCP), Nguyen Phu Trong, by placing too much emphasis on the lack of a break through in defense relations. Trong’s visit was not a tipping point in Vietnam’s relations with the United States and China. Nor were arms sales and U.S. access to Cam Ranh Bay the major items on the agenda.

In 2013, when Vietnam and the United States raised their bilateral relations to a comprehensive partnership, they used this formulation because both sides independently concluded that a strategic partnership was premature. Reportedly, former Secretary of State Hillary Clinton proposed a strategic partnership with Vietnam in mid-2010. Prior to her visit, the Defense Department released its Quadrennial Defense Review (QDR) that mentioned developing “new strategic relations” with Vietnam. The 2014 QDR identified Vietnam as a “key partner.”

The same situation arose in Australia’s relations with Vietnam. In 2009 the then Prime Minister Kevin Rudd rejected Vietnam’s request to raise bilateral relations to a “strategic partnership” reportedly because he refused to sign an agreement that was largely symbolic. In addition, Rudd felt that defense relations with Vietnam had not developed sufficient intimacy to be called a “strategic partnership.” In the end, after much angst, Vietnam agreed to characterize bilateral relations with Australia as a comprehensive partnership.

The parallel does not end here. This year, when Prime Minister Nguyen Tan Dung visited Australia he met with Prime Minister Tony Abbott. They reached an agreement to enhance their comprehensive partnership in coming years but fell short from declaring a formal strategic partnership. After Secretary-General Trong’s meeting with President Obama, the two leaders issued a Joint Vision Statement that emphasized intensifying their comprehensive partnership. No strategic partnership was announced.

During the course of Trong’s five-day visit (July 6-10), he met with President Barack Obama, Vice President Joe Biden, National Security Advisor Susan Rice, Secretary of State John Kerry, Secretary of the Treasury Jack Lew, U.S. Trade Representative Michael Froman, Senators John McCain and Patrick Leahy, American religious leaders, Vietnamese-American community representatives, American entrepreneurs, the head of the Communist Party of the United States, former President Bill Clinton, United Nations Secretary General Ban Ki-moon, and a group of Harvard University professors.

Make no mistake, Nguyen Phu Trong’s visit to Washington was historic and a major development in Vietnam-United States relations. It was also substantive for eight reasons.

First, the centerpiece of Trong’s visit was his face-to-face meeting with President Obama in the Oval Office at the White House. Normally, only heads of government or state are given this honor. The Obama-Trong meeting accorded de facto recognition to the role of the VCP in Vietnam’s one-party state and the importance of the party secretary-general in Vietnam’s political system. If President Obama visits Hanoi before the end of his term in office, this will further underpin U.S. respect for Vietnam’s political system. The meeting between Trong and Obama broke political ice and a set a precedent for future visits by Vietnam’s party leader.

Second, Obama and Trong agreed to pursue “a deepened, sustained, and substantive relationship on the basis of respect for each other’s political systems, independence, sovereignty and territorial integrity.” These words are important because ideological conservatives in Vietnam voice suspicions that the United States wants to overturn Vietnam’s socialist regime through “peaceful evolution.” The fact that Trong was received in the Oval Office by Obama and the commitment of the U.S. president to respect Vietnam’s political system exposed the outdated worldview of Vietnam’s ideological conservatives.

Third, both leaders pledged to advance their 2013 agreement on comprehensive partnership by stepping up high-level visits and creating mechanisms to implement cooperation in the nine major areas outlined in the 2013 agreement. On July 7, the U.S. and Vietnam signed four agreements, including on double taxation, assistance for UN peacekeeping missions, cooperation in addressing emerging pandemic threats, and technical assistance for aviation safety.

In addition, PetroVietnam and Murphy Oil signed a cooperation agreement, Harvard University was given approval to establish the Fulbright University in Vietnam, and Vietnam took delivery of its first Boeing 787 Dreamliner aircraft.*

Fourth, both leaders committed themselves, in cooperation with other nations, to complete negotiations on the Trans-Pacific Partnership (TPP) and to carry out reforms necessary to reach a high-standard agreement. There are clearly several hurdles to be overcome.

The U.S. insists that Vietnam meet four principles included in the International Labor Organisation’s 1998 Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work. One of the principles is the right of workers to “freely associate” and to bargain collectively (form their own labor union). Vietnam is pushing the United States to grant it market economy status so that tariffs will be lowered on imports to the United States. Crunch time will come in late July as negotiators attempt to conclude TPP negotiations.

Fifth, both leaders pledged that Vietnam and the United States would work more closely together to contribute to peace, stability, cooperation and prosperity in the Asia Pacific both bilaterally and through regional multilateral organisations such as APEC, and ASEAN-related institutions, such as the ASEAN Defense Ministers’ Meeting Plus and the East Asia Summit.

Sixth, Obama and Trong set out a framework for resolving territorial disputes in the South China Sea. Their Joint Vision States basically repeated the standard formulations on both sides–maritime disputes should be settled on the basis of international law and by peaceful means. Nevertheless, the leaders prefaced their remarks by noting:

    Both countries are concerned about recent developments in the South China Sea that have increased tensions, eroded trust, and threatened to undermine peace, security and stability. They recognize the imperative of upholding the internationally-recognized freedoms of navigation and overflight; unimpeded lawful commerce, maritime security and safety; refraining from actions that raise tensions; ensuring that all actions and activities taken comply with international law and rejecting coercion, intimidation, and the use or threat of force.

In other words, there is considerable convergence of strategic interests regarding the South China Sea and both leaders easily accommodated the key concerns of their counterpart.

Seventh, Obama and Trong agreed to step up defense and security cooperation in maritime security, maritime domain awareness, defense trade and information sharing, and defense technology exchange. These commitments open new areas for cooperation. Nonetheless, the key agencies are the U.S. Department of Defense and Vietnam’s Ministry of National Defense, not the secretary-general of the Vietnam Communist Party.

When the International Trafficking in Arms Regulations (ITAR) were first adopted in the 1980s, Vietnam was included, not because of human rights violations, but because it was already subject to a U.S. trade embargo. The ITAR restrictions have remained in place despite the end of the trade embargo. ITAR restrictions have now been linked with Vietnam’s human rights record. This is a political decision taken by successive U.S. Administrations.

It is likely that Vietnam wants all ITAR restrictions removed to end what it views as discrimination rather than to purchase high-end offensive weaponry. Senator McCain has announced on more than one occasion that it is time to lift all ITAR restrictions. Viewed within this context, continuing ITAR restrictions are not as significant as some analysts assert. Vietnam has yet to reveal its hand about what weapons or defense technology it wants to procure under the partial lifting of ITAR restrictions. The U.S. has made clear that sales will be limited to materiel enhancing maritime security and the capability of Vietnam’s Coast Guard.

Vietnam’s Deputy Minister of National Defense Senior Lt. General Nguyen Chi Vinh and U.S. Assistant Secretary of Defense for Asia-Pacific Security David Shear signed a Memorandum of Understanding on U.S. assistance to Vietnam for UN peacekeeping. Vietnam is poised to raise it commitment to the UN from five military officers to deployment of a level 2 field hospital and engineer company.

Eighth, both leaders directly addressed difficulties and challenges in their bilateral relations, including human rights and market economy status, and pledged to conduct positive, frank and constructive political dialogues to reduce these differences and build trust. In sum, the future trajectory of bilateral has been reset, but it will take time to flesh out the comprehensive partnership.

The meeting between Obama and Trong has set the foundations for the development of bilateral relations in the coming years. Trong will step down as party secretary-general early next year when the VCP’s convenes its 12th national congress. Obama will retire when his second terms comes to an end following presidential elections in November. In the words of John McCain, Vietnam is an “emerging partner” for the United States.

*This piece originally misidentified the Dreamliner aircraft as a Boeing 777.
.
___
.
.
___
.
Limits of US-Vietnam Relations Revealed in Communist Party Leader Visit
The recent trip is not as monumental as some are making it out to be.
    By Shawn W. Crispin | 2015-07-10
Was Vietnam’s de facto supreme leader Nguyen Phu Trong’s diplomatic tour of Washington, including a White House meeting with President Barack Obama, as monumental as reported? News headlines almost universally heralded Trong’s visit, the first ever by a Communist Party chief to the United States, as a historic milestone in deepening reconciliation and burgeoning ties between the one-time battlefield adversaries.

Beyond the diplomatic niceties, however, Trong returns to Hanoi with few significant military concessions at a time of dire strategic need, including a lack of progress in fully lifting Washington’s decades-old lethal arms embargo imposed against the communist regime’s poor rights record. Obama eased the ban last year, allowing Vietnam to obtain non-lethal maritime wares that so far have done little to curb China’s rising assertiveness in the South China Sea. Analysts had expected lifting the embargo to feature prominently on the meeting agenda and may have even been announced during Trong’s high profile visit.

Agreements from the meeting instead advanced a budding but still largely symbolic ‘comprehensive partnership’ launched in 2013. According to a White House statement, the two leaders achieved concrete agreements on double taxation avoidance, cooperation on pandemic threats, aviation safety and education. They also committed to cooperate on various regional and global issues, including natural disasters, wildlife trafficking and water security, and work towards concluding the Trans-Pacific Partnership preferential trade pact as soon as possible.

Militarily, the two sides agreed to a memorandum of understanding that will pave the cooperative way for Vietnam’s future participation in United Nations’ peacekeeping operations. It is assumed the MoU will entail human rights training for Vietnamese soldiers The New York Times also reported vague agreements on “possible coproduction” of undisclosed defense technologies and equipment, as well as further joint naval operations. The White House statement said the two sides are concerned about recent developments in the South China Sea, but recognized the imperative of “refraining from actions that raise tensions” and reject “coercion, intimidation, and use or threat of use of force.”

The defense agreements announced during Trong’s visit will not significantly bolster Vietnam’s power projection or deterrent capabilities amid intensifying maritime territorial disputes with China. Chinese island-building in the South China Sea, if developed into military bases with air strips, represent a clear and present threat to Vietnam’s strategic position. In a provocatively timed move, China redeployed in late June its Haiyang Shiyou 981 oil exploration rig in waters claimed by Beijing and Hanoi. A similar deployment of the rig last year led to clashes at sea and lethal anti-China riots in Vietnam.

Hanoi is believed to covet U.S.-made P-3 Orion surveillance planes, aerial drones and gun-equipped high speed patrol vessels to counter China – all of which are still banned from sale under the current arms embargo. A recent Reuters report quoting “industry sources” claimed Vietnam was in discussions with the defense wings of Sweden’s Saab, European multinational Airbus, and the U.S.’s Boeing to purchase jets, patrol planes and unarmed drones. Trong viewed a Boeing 787 Dreamliner commercial aircraft to be delivered to Vietnam during his Washington tour; Airbus recently announced plans to establish manufacturing plants in Vietnam.

Maintenance of the embargo is partly a response to Hanoi’s still abysmal rights record. Human Rights Watch, a U.S.-based advocacy group, says there are at least 150 political prisoners now held behind bars. Many of those activists were sentenced on anti-state charges for protesting against China’s perceived encroachment on Vietnamese territory or exploitative business practices. Obama told reporters he had “candid” discussions with Trong on human rights issues, but there was no sign of a breakthrough. For years, the two sides have regularly engaged in a largely ineffectual human rights dialogue. Vietnamese officials have consistently claimed they hold no prisoners of conscience.

Certain reports portrayed U.S.-trained human rights lawyer Le Quoc Quan’s release from prison in late June as a nod to Washington’s concerns, but the activist had already served his full 30-month sentence. Last October’s early release from prison of prominent blogger and anti-China activist Nguyen Van Hai, known as Dieu Cay, was viewed by some analysts as a quid pro quo exchange for access to U.S. maritime patrol vessels. Obama had publicly called for the independent blogger’s freedom and hosted him at the White House after his release and flight to exile in the U.S.

Nor did the Obama-Trong meet advance the U.S.’s call for preferential access to Vietnam’s deep-sea port at Cam Ranh Bay. Reuters reported in March that Washington requested Hanoi to stop Russia from using the strategically important base after Russian bombers used it to refuel while circling an American air base on the Pacific island of Guam. Consistent with its “three no’s” policy against foreign alliances, bases or reliance, widely viewed as a sop to China, Vietnam has declined repeated U.S. requests for exclusive foreign rights to the facilities, according to reports.

With the U.S. embargo still firmly in place, Vietnam will continue to rely on Cold War era ally Russia for its deterrent defenses. The week before Trong’s visit to Washington, Hanoi took delivery at Cam Ranh Bay of a fourth Russian-built, missile-enabled, advanced Kilo-class submarine designed for anti-submarine and anti-surface ship warfare. Vietnam will operate six of the diesel-electric submarines by the end of this year, giving it Southeast Asia’s most advanced fleet. While Vietnam may aspire to upgrade from Russian to U.S. gear, Trong’s symbolic visit highlighted the still high hurdles blocking a fully fledged strategic relationship.
.
___
.
.
___
.
US and Vietnam Should Boost Defense, Economic Ties, Says Communist Party Leader
General Secretary urges both sides to advance their relationship in a major policy speech.
    By Prashanth Parameswaran | 2015-07-09
The United States and Vietnam should look to boost their defense and economic ties, the leader of the Vietnamese Communist Party said today in a policy speech delivered in Washington, D.C.

Nguyen Phu Trong, the General Secretary of the Communist Party of Vietnam, told an audience at the Center for Strategic and International Studies, a Washington, D.C.-based think tank, that he hoped that Washington and Hanoi could advance their relationship further as they commemorate the 20th anniversary of the normalization of their ties.

“We have much to do,” Trong said in an address as part of his historic visit to the United States – the first of its kind since normalization – which included a meeting with U.S. President Barack Obama yesterday.

On defense and security, Trong called on the United States and Vietnam to expand their cooperation on law enforcement, counterterrorism and maritime security. He also urged Washington to help address Vietnam’s large defense needs by deepening collaboration in the areas of oil and gas exploration and providing vessels for maritime security.

“I think the needs are huge,” he said.

Vietnam’s extensive coast line, Trong said, meant that the maritime domain was not only important in terms of safeguarding the country’s sovereignty and territorial integrity, but preserving its blue economy which was vital to advance its socioeconomic development.

In that vein, he said Vietnam appreciated the United States’ active role in and support for Vietnam in the South China Sea, which Hanoi calls the East Sea.

“Vietnam welcomes countries including the United States to play an active and responsible role in maintaining peace, security and stability, maritime security, freedom of navigation and overflight and promoting development cooperation in the Asia-Pacific region,” he said.

On economics, while he praised the progress that had been achieved in this dimension of ties thus far, he called for greater advances to be made.

“Economic, trade and investment cooperation remains the focus of bilateral ties and must be advanced further,” Trong said.

Trong said he hoped that with the conclusion of the Trans-Pacific Partnership, which both countries are part of, U.S. investment in Vietnam, which he characterized as “modest” at present, would increase. Washington is currently ranked the 7th largest investor in Vietnam, and Trong said that this was “quite low” for a major economic power like the United States.

He also called for the United States to recognize Vietnam as a market economy and to open up its markets to more Vietnamese goods. Hanoi, Trong added, would also appreciate greater assistance from Washington in areas like human resource development given the United States’ experience.

Beyond this, Trong stressed that other areas as well, including science and technology, health, the environment, offered great promise for future cooperation. He also touched on other important dimensions of the relationship such as war legacy issues and people to people ties, paying tribute to the role of the large and active Vietnamese-American community in the United States, which is the Southeast Asian state’s largest overseas group of its kind.

While Trong acknowledged the importance of human rights and admitted that differences remain between the two sides on this question, he was adamant that the issue not obstruct future cooperation between the United States and Vietnam.

“This issue should not be allowed to become an obstacle to the growing momentum of our bilateral ties,” he said.

Part of overcoming these differences, Trong said, involves building trust between the two sides, including through high-level exchanges like his historic visit to the United States. He said that Vietnam was looking forward to welcoming Obama in the near future following his acceptance of an official invitation during their meeting yesterday.

“We are looking forward to welcoming President Barack Obama in Vietnam in the time to come,” Trong said.
.
___
.
.
___
.
US Lauds Future Promise of Vietnam Ties amid Historic Visit
US vice-president says there is “nothing but promise on the horizon” for bilateral ties.
    By Prashanth Parameswaran | 2015-07-08
U.S. Vice President Joseph Biden lauded the future promise of U.S.-Vietnam relations earlier today after participating in the first ever meeting between U.S. President Barack Obama and General Secretary of the Communist Party of Vietnam Nguyen Phu Trong as both countries celebrate the 20th anniversary of the normalization of ties.

Biden, who called for an end to the Vietnam War when he was first elected as a senator in 1972, said it was remarkable that he was standing with the general secretary celebrating the 20th anniversary “with nothing but promise on the horizon” for bilateral ties. For all the progress that had been achieved thus far, he said that both Obama and himself viewed this as just the beginning of a relationship.

“As remarkable as the past two decades have been, I believe, and more importantly, the president believes, that our relationship is just getting started,” Biden said in lunch remarks in honor of Trong.

Earlier, before their White House meeting, Obama had said that his interaction with Trong had provided a good opportunity for both sides to lay out the future vision for their comprehensive partnership which they signed back in 2013.

In an indicator of this future promise, the United States and Vietnam inked several agreements to boost their bilateral relationship further still. They reached memorandums of understanding (MoUs) on the prevention, early detection and response to dangerous pathogens and the exchange visits of defense and military delegations on peacekeeping operations. Both sides also agreed on a double taxation avoidance agreement and a grant to promote aviation safety. Separately, Biden also announced that the government of Vietnam will grant a license to allow a new Fulbright University of Vietnam to begin construction and investment process at a fifteen hectare site in the Saigon Hi-Tech Park.

Other commercial deals are expected to be signed tomorrow in an event hosted by the U.S.-ASEAN Business Council and the U.S. Chamber of Commerce. Biden also noted the burgeoning partnership between Boeing and Vietnam Airlines, which took center stage yesterday when the very first Boeing 787 Dreamliner – one of 19 new aircraft to be delivered – was unveiled to Trong at Ronald Reagan Washington National Airport. More deliveries are also in the works.

Looking ahead, the main goal for both sides in 2015, Biden said, should be to focus on strengthening their economic relationship. This includes working to ensure the full implementation of the Trans-Pacific Partnership, a twelve-member, U.S.-led free trade agreement.

“There’s more work to do. But after five years of negotiations, we’re hopeful that we’ll be able to achieve this goal in the coming weeks,” Biden said.

Beyond this, Biden said cooperation between the two nations will continue to grow in diverse areas including defense, maritime security, civil nuclear programs, humanitarian assistance and disaster relief, climate change, sustainable development and clean energy in the Mekong region. Both countries would also continue to work together in the Asia-Pacific as the U.S. rebalances to a region where they have several converging interests, including regional peace and stability and the prosperity of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN).

While acknowledging remaining war legacy issues, the different political systems of both sides and outstanding disagreements over Vietnam’s human rights record, Biden stressed the need to continue to have honest, inclusive conversations while pursuing cooperation where it is possible.

Alluding to the symbolic importance of Trong’s historic visit, the vice-president said that an important part of strengthening bilateral ties is building personal relationships. Amending former U.S. House Speaker Tipp O’Neill’s famous line that “all politics is local,” Biden said that “all politics is personal,” particularly in the conduct of foreign policy because it begins with building trust among people.

“Unless you can establish a personal relationship, it’s hard to establish trust. And that’s ultimately what all agreements are based upon,” Biden said.
.
___
.
.
___
.
Obama hosts Vietnam Communist Party leader
    BBC | 2015-07-08
US President Barack Obama has held historic talks at the White House with Vietnam's Communist Party leader, Nguyen Phu Trong.

It was the first such meeting since the two countries normalised relations 20 years ago.

Mr Obama said that despite differing political philosophies, the two countries were deepening co-operation.

Analysts say the US and Vietnam are seeking stronger ties in the face of an increasingly assertive China.

This month marks 40 years since the end of the Vietnam war.

"Obviously, there has been a difficult history between our two countries in the 20th Century and there continues to be significant differences in political philosophy and political systems," Mr Obama said.

"What we have seen is the emergence of a constructive relationship that is based on mutual respect and that has benefited the people of both countries."

Mr Trong described the talks as "cordial, constructive, positive and frank".

Trade deal talks

"What is of utmost importance is that we have been transformed from former enemies to become friends [and] comprehensive partners," he said.

"I am convinced our relationship will continue to grow in the future."

He said he had invited Mr Obama to visit Vietnam and the president had accepted.

Also on the agenda were talks on trade. President Obama is seeking to create a 12-nation free trade plan known as the Trans-Pacific Partnership that would include Vietnam.

However, Tuesday's meeting was not welcomed by everyone.
There were protests outside the White House

Outside the White House, demonstrators protested against human rights violations in Vietnam, while a group of US lawmakers wrote an open letter to Mr Obama complaining about the invitation.

China has angered some of its Asian neighbours, including Vietnam, by taking a more assertive stance on territorial claims in the South China Sea.

It has deployed military equipment to the disputed Spratly Islands, claimed in part by Vietnam.

The Spratlys may have reserves of oil and gas around them and the surrounding sea is also a major shipping route and home to important fishing grounds.
.
___
.
.
___
.
Obama Meets Vietnam's Communist Leader
    Aru Pande-VOA | 2015-07-07
WHITE HOUSE— Forty years after the end of the Vietnam War, U.S. President Barack Obama and the head of Vietnam’s Communist Party sat side by side in the Oval Office, hailing the “remarkable progress” in relations between the former enemies.
 
“Obviously, there has been a difficult history between our two countries in the 20th century and there continues to be significant differences in political philosophy and political systems between our two countries. But because, I think, of the effort of leaders in both parties here in the U.S. and leaders in Vietnam, what we have seen is the emergence of a constructive relationship that is based on mutual respect, and that has benefited the peoples of both countries,”  Obama said.
 
The U.S. president Tuesday welcomed General Secretary Nguyen Phu Trong, who is on his first U.S. visit during the 20th anniversary of the normalization of relations between Washington and Hanoi.
 
“Twenty years ago not too many people would imagine an interesting, substantive meeting between the general secretary of the Communist Party of Vietnam and the president of the United States,” Trong said.
 
China / TPP
 
It is a historic visit that comes as amid shared concerns about China’s territorial claims and behavior in the South China Sea. Last year, Beijing stationed an oil rig about 200 kilometers off Vietnam’s coast, and earlier this year began building islands in an archipelago that is also claimed by Vietnam.
 
“We discussed the importance of resolving maritime disputes in the South China Sea and throughout the Asia-Pacific, in accordance with international law to ensure that the prosperity and freedom of navigation that has underwritten the enormous economic growth that has taken place in the region continues for decades to come,”  Obama said.
 
Neither leader specifically named China, with Trong only referencing “concern about certain activities that are not in accordance with international law that may complicate the situation.”

The two men also discussed the Trans-Pacific Partnership free-trade agreement, a deal that would include the U.S. and Vietnam among the dozen nations, but not China.

Some Vietnamese have high hopes that this meeting and their country being part of the TPP will elevate U.S.-Vietnam ties in a key step towards countering China’s influence in the region.
 
Blogger Le Anh Hung, who has taken to the streets to protest against China, says Vietnam needs such an ally to confront Beijing.
 
“A lot of people hope that the visit would bring breakthrough in the relations between Vietnam and the U.S., and would help Vietnam get rid of political and economic influence from China,” Hung told VOA. “The symbolic visit has led people to have great expectations from the ties between Hanoi and Washington in the future.”
 
Human Rights
 
But with talk of trade also come questions on Vietnam’s human rights record.  Obama said he and Communist Party leader Trong spoke “candidly” on differences between the two countries on the issue of human rights and freedom of religion.

The U.S. leader noted that with continued cooperation and diplomatic dialogue, both bilaterally and multilaterally, “these tensions can be resolved in an effective fashion.”
 
Outside the White House Tuesday, members of the Vietnamese-American community from around the U.S. protested the general secretary’s visit, holding signs and chanting slogans calling for democracy and the release of jailed journalists.
 
California resident Huu Dinh Vo with the Federation of Vietnamese American Communities of the USA says Vietnam’s leaders continue to stifle basic rights, denying freedom of press, freedom of religion and freedom of speech to their people.
 
“We would like America to press for more human rights and democracy in Vietnam, and any trade relations should be based on an improvement of human rights in Vietnam, otherwise the trade relationship only benefits the Communists’ top leader and not for the people in Vietnam,” Vo said.
 
He said the U.S. should not forge stronger trade ties with Vietnam unless the Southeast Asian country commits to pursuing a more democratic path.
 
White House Press Secretary Josh Earnest on Tuesday said the U.S. would like to see a lot more progress on human rights protection in Vietnam, but noted that by engaging with Vietnam and having them join the TPP, the Southeast Asian nation would be making a specific commitment to better protect workers’ rights.
 
“Just trying to shun and isolate a country can in some cases not put as much pressure on them as actually engaging them,” Earnest said.
 
Colin Nguyen contributed to this report.
.
___
.
Obama to Meet Vietnam’s Communist Party Chief
    Victor Beattie-VOA | 2015-07-07
WASHINGTON— The head of Vietnam’s Communist Party meets President Obama at the White House Tuesday, the first General Secretary of the country’s Communist Party to do so as part of a weeklong U.S. visit. The visit, coming on the 40th anniversary of the U.S. withdrawal and the Communist takeover of Vietnam, is expected to focus on developing closer economic and security ties, as well as promoting human rights.

The 71-year-old party chief, Nguyen Phu Trong, who holds no official government post, calls his U.S. visit and meeting at the White House “historic” and he hopes to build trust with Washington 20 years after bilateral relations were normalized. Trong is expected to discuss the emerging Trans-Pacific Partnership (TPP) free-trade pact, bilateral defense cooperation, South China Sea tensions and human rights.  The U.S. arms embargo may also come up.

In written answers to questions posed by Bloomberg News, Trong said he sees the relationship “as one of the most important… in our foreign policy.” He expressed hope “this is a chance for our two sides to have an open and frank discussion on issues where differences still exist.” He said that would enhance mutual understanding, narrow differences and gradually build up trust and “add more substance and efficiency to long-term relations.

Southeast Asia expert Carl Thayer said that with the U.S. re-balance toward the Asia-Pacific region, the two countries are slowly reaching a convergence of strategic interests and Hanoi has pressed for such a meeting to give recognition to the Communist Party chief.

“So, it’s the United States showing respect and that builds up, I think, trust between the two countries in doing that,” said Thayer.

He said the significance of the meeting is to clarify the direction of a 2013 Comprehensive Partnership reached when Vietnamese President Truong Tan Sang visited the White House in 2013.

Human rights, TPP

Thayer said the major topics of discussion are inter-related and cites human rights and the TPP as an example.

“If Vietnam signs on to the Trans-Pacific Partnership it has to agree to more independent labor unions, which Vietnam doesn’t have, and greater transparency.  So, Vietnam does what they always do -- release a couple of high-profile dissidents in advance of this meeting to earn some goodwill.  Nonetheless, they will continue to arrest people, particularly in the political season as they move up to their party congress [in 2016],” said Thayer.

Thayer said Vietnam has a massive trade surplus with the United States and a large trade deficit with China and it needs access to the U.S. market and the 40 percent of the global market the TPP represents.  Bilateral trade has blossomed from less than $500 million in 1995 to $35 billion last year

South China Sea, arms embargo

He added that the two countries are in agreement when it comes to China’s aggressive behavior in the South China Sea, insisting that a more assertive China should obey international law and not use force.  China placed an oil rig in waters near the contested Paracel Islands last year triggering clashes of boats and sparking anti-China riots in Vietnam. Tensions have also risen over China’s construction of artificial reefs in the South China Sea.

Thayer said Trong may also press the United States to end its arms embargo of his country, a case that Vietnamese officials tried to make when Defense Secretary Ashton Carter visited the country in June.

“That’s always been a political call from the very beginning.  Vietnam feels itself discriminated against.  But, in the joint vision statement Secretary Carter signed with his Vietnamese counterpart, the only new element was to increase defense trade, and then there was a qualification subject to the laws of each country meaning American restrictions on them,” said Thayer.

He said it is unlikely Vietnam wants heavy or offensive weaponry, but wants to move beyond U.S.-built boats for its coast guard to include equipment like radar to improve communications and to better network their weapons systems.

Thayer pointed out Vietnam has preferred a multilateral approach in its relations with big powers like China, the United States, Russia and India without being drawn into anyone’s orbit. But, he added, this trip appears to signal it has lost some confidence with neighboring China over maritime tensions and is prepared to move close to the United States.
.
___
.
.
___
.
A Tipping Point in the US-China-Vietnam Triangle
A visit to Washington by Vietnam’s general secretary this week underscores a major shift.
    By Alexander L. Vuving | 2015-07-08
From July 6 to July 10, the United States will host the first-ever visit by a Communist Party chief from Vietnam. When President Barack Obama meets with General Secretary Nguyen Phu Trong in the White House on July 7, the two leaders will take a major step forward in the quiet yet profound shift that is changing the game both in the U.S.-China-Vietnam triangle and in Vietnam’s domestic politics.

According to Vietnamese sources, the visit is expected to result in a “joint vision statement” that will upgrade Washington and Hanoi’s two-year old “comprehensive partnership” to an “extensive comprehensive partnership.” While this new label falls short of the “strategic partnership” that both sides have been seeking for years, the spirit Trong’s trip conveys and the level of mutual trust it reflects will elevate U.S.-Vietnam ties to a new plateau, one where an informal strategic alliance is not just theoretically imaginable but politically possible.

The significance of Trong’s visit lies more in what it means than in what it says. For the United States, it means that the strategic gains from a close and strong relationship with Vietnam have outweighed the strategic costs of provoking China and the political costs of befriending a communist regime.

For Vietnam, the trip will boost the communist regime’s legitimacy, but at the same time, the friendship with America will have political and strategic ramifications. It will affect the balance of power among the country’s elites in favor of the reformers at the expense of the conservatives, and it will irritate China. Trong’s trip means that the reformers are on the rise and the conservatives in decline. It also means that Hanoi has reached the limits of its engagement with Beijing and is now trying to reach out to Washington to broaden its options.

But these changes in strategic outlook and domestic politics tell only one, albeit large, part of the story. To make Trong’s trip happen, the mutual trust between Hanoi and Washington had to be high enough to allay the fears of risks associated with any new venture – Trong is known to be fairly risk-averse.

The path leading to this tipping point has been far from direct. It reflects a cautious approach in Hanoi’s relations with Washington and a turning point in Hanoi’s relations with Beijing. The story began in July 2012, when then-Secretary of State Hillary Clinton met with General Secretary Trong in Hanoi and invited him to visit the United States. The United States hoped at that time that the trip would be made the next year.

But the Vietnamese had their own way of doing things. An exploratory trip by the head of the Communist Party’s External Relations Department was delayed until December 2012. The next year, as history has it, President Truong Tan Sang came to Washington to launch the U.S.-Vietnam comprehensive partnership with U.S. President Barack Obama.

In the summer of 2014, China’s unilateral deployment of a giant drilling rig into waters Vietnam regards as its EEZ proved to be a litmus test and a game changer. It helped the Vietnamese to see China as a security threat and the United States as a best friend. In fact, during that incident Washington was the most robust in speaking out against China and the strongest in support of Vietnam. After the incident, some members of the Vietnamese National Assembly called China an invader and an enemy, breaking a taboo that had been in place for more than two decades since the renormalization of Sino-Vietnamese relations in 1991.

The oil rig incident both accelerated preparations for Trong’s trip and gave it a new mission. When the rig was in the contested waters, Vietnam decided to dispatch Hanoi City’s Communist Party chief Pham Quang Nghi, a member of the powerful Politburo and a confidant of the general secretary, to the United States. In 2013, Nghi was reportedly nominated by Trong to succeed him at the next Party Congress. Like Trong, Nghi was a party boss without any formal government position. But Vietnam insisted that Nghi would go before Foreign Minister Pham Binh Minh, who was invited by Secretary of State John Kerry during the oil rig crisis but who was not a Politburo member. Nghi actually traveled on the heels of China’s removal of the oil rig.

Between Nghi’s July 2014 and Trong’s July 2015 journeys, there were two other trips that paved the way for the latter in two different ways. The first was a preparatory trip to the United States by Public Security Minister Tran Dai Quang in March 2015. The second was Trong’s own visit to China in April. While Trong’s trip to China was reportedly done on Beijing’s initiative, Hanoi played the Chinese game very well. Trong’s entourage had four members of the Politburo, a record number. In his previous visit to China, also his first as Party chief, there were three Politburo members to escort the general secretary. (Ironically, but illustratively for the Sino-Vietnamese relationship, this 2011 trip was also a fence-mending one after China’s patrol boats cut the cables of a Vietnamese oil exploration ship and Hanoi allowed 11 anti-China protests to happen afterwards.)

Although both China and Vietnam have tried to repair their damaged relationship, Sino-Vietnamese relations have passed the point of no return. According to reports by the Vietnamese media, Trong and Chinese President Xi Jinping agreed during the April visit that the two countries’ behavior in the South China Sea had substantially undermined their strategic trust and that both countries need to match their words with deeds.

In the wake of this agreement to disagree, Vietnam’s perceptions of friends and foes have changed decisively. Vietnam and the United States now trust each other far more than either trusts China. According to Vietnam’s chief defense diplomat, Gen. Nguyen Chi Vinh, the United States and Vietnam no longer see the other side as an enemy and are committed to respect each other’s strategic interests. He also believes that the United States will not bring war to Vietnam. This represents an enormous shift in the Vietnamese military’s perceptions of threats and of the United States. Less than three years ago, in December 2012, Defense Minister Phung Quang Thanh and the military’s chief political commissar Ngo Xuan Lich still warned about American intentions, claiming that “when the opportunity arises, they will be ready to launch an invasion war using high-tech weapons.”

As I have argued in The Diplomat previously, recent years have seen a gradual but immense transformation in the nature of the U.S.-Vietnam relationship. Trong’s visit to the United States will underscore just how far this transformation has come. According to Vietnamese sources, Trong will travel with two other Politburo members, Ho Chi Minh City Communist Party boss Le Thanh Hai and National Assembly Vice Chairwoman Tong Thi Phong. This number speaks volumes about the new U.S.-Vietnam partnership. Trong’s past trips to Vietnam’s closest friends Laos, Cuba, and Russia had only one Politburo member in the general secretary’s entourage.

While the HD-981 oil rig crisis was a game changer in Sino-Vietnamese relations, the shift that it caused had been fed constantly since the late 2000s by China’s increasingly assertive actions in the South China Sea. Should the oil rig not have been moved to Vietnam’s EEZ, another event would have caused the turning point in Vietnamese foreign policy. China’s artificial island building, which started in the same year, is one candidate.

The new tendency is not only pushing Vietnam away from the Chinese orbit; it is also moving Hanoi to a position of equidistance between Beijing and Washington. And it is opening up the possibility that Vietnam will continue to veer closer to the United States. This has been unthinkable until now.

China has already responded to this shift. In its new approach, cooperative elements are highlighted while the coercive elements are more refined. In April, Beijing gave Trong a lavish welcome that went beyond the reception the Vietnamese can expect to receive in the United States. Tapping Vietnamese deference to China and hunger for finance, Beijing offered a large package of projects that would tighten Vietnam’s economic dependence on China. In May, China initiated an unprecedented meeting of the two ministers of defense right at the land border. At the same time, Beijing continued to raise the stakes in the South China Sea by speeding up its building program in the Spratly Islands. About a week before Trong’s trip to the United States, China also moved the same drilling rig that triggered the 2014 crisis to a sensitive area near the Vietnamese coast, probably to remind the Vietnamese of its power and proximity.

The new coziness between Hanoi and Washington will also change the political atmosphere in Vietnam. It will broaden the freedom of action available to modernizers both within and outside the ruling elites. Anti-Westerners, who dominated Vietnamese politics until 2006, will now be in decline. The effects of the new developments on the third camp of elites in Vietnamese politics, the rent-seekers, are mixed. On the one hand, the turn to the West and the United States will put pressure on Hanoi to further liberalize the economy and society. This will make life for rent-seekers harder than before. On the other hand, the increased assistance and capital flows from Japan, South Korea, and the United States are loosening the safety valve on the crisis-prone Vietnamese economy, making life easier for rent-seekers, who are the largest group in the ruling elites.

Otto von Bismarck has once remarked, “Politics is the art of the possible.” But ambition can also bring the impossible into play. Beijing’s ambition to turn the South China Sea into a Chinese lake has taken some things that once seemed impossible and made them appear possible. Once archenemies, Vietnam and the United States are now poised to become informal strategic allies. This in turn is creating an entirely new dynamic in the triangular U.S.-China-Vietnam relationship, and will have a lasting impact on the future of Vietnam.

Alexander L. Vuving is an Associate Professor at the Asia-Pacific Center for Security Studies in Honolulu. The views expressed in this article are the author’s own and do not reflect those of the Asia-Pacific Center, the Department of Defense, or the U.S. Government.
.
___
.
.
___
.
Is Vietnam Pivoting Toward the United States?
In an unprecedented move, the secretary-general of Vietnam’s Communist Party will visit the United States.
    By Carl Thayer  | 2015-07-06
Nguyen Phu Trong, the Secretary General of the Vietnam Communist Party, will visit Washington from July 6-9 to mark the twentieth anniversary of the normalization of diplomatic relations between the Socialist Republic of Vietnam and the United States.

Trong’s visit is unprecedented because it marks the first time that the leader of the Vietnam Communist Party will visit the United States in an official capacity.

Diplomatic sources report that Vietnam lobbied for this visit and that one sticking point was protocol. The Vietnamese side wanted Secretary General Trong to be received by President Barack Obama in the White House. This created a protocol issue because Secretary General Trong has no counterpart in the U.S. political system.

Media sources report that Secretary General Trong will be received by Vice President Joe Biden in the The White House and that President Barack Obama will join in the discussions. There are rumors that Trong may meet with Hillary Clinton.

In 2013, Obama and his Vietnamese counterpart Truong Tan Sang signed an Agreement on Comprehensive Partnership. This is the key framework document for bilateral relations. Earlier this year Secretary of Defense Ashton Carter signed a Joint Vision Statement in Hanoi with his counterpart General Phung Quang Thanh that set out twelve areas of future defense cooperation.

The Obama-Trong meeting is significant because both leaders will be leaving office next year. Whatever understandings are reached during Trong’s visit will set the foundation for U.S.-Vietnam relations as leadership transitions play out in both countries.

Vietnam is scheduled to hold its twelfth national party congress in early 2016. This congress will adopt key strategic policy documents for the next five years. It is significant that since the HY981 oil drilling platform crisis in May-July last year, a number of members of the party Politburo have visited the United States, including Pham Quang Nghi (the party boss of Hanoi) and Tran Dai Quang (Minister of Public Security).

It is expected that Prime Minister Nguyen Tan Dung will make a sideline visit to Washington following his appearance at the annual meeting of the Untied Nations General Assembly in New York. Nguyen Sinh Hung, chairman of the Standing Committee of Vietnam’s National Assembly also is likely to make a visit according to the rumor mill.

Foreign analysts, in an attempt to make sense of Vietnam’s opaque decision-making system, have posited the existence of conservative and reformist wings in the Politburo. Secretary General Trong is often portrayed as an ideological conservative who favors close relations with China. Prime Minister Dung is viewed as a reformist who seeks closer economic and possible security ties with the United States. Dung is rumored to be seeking the post of party Secretary General at the 2016 national congress.

It is likely that factional alignments in the Politburo are more nuanced and complex. Personalities play a role. For example, State President Truong Tan Sang, a rival to Dung, is said to side with Trong. Sang is often put in the pro-China camp. But western diplomats who claim to know Sang well report that he can be very critical of China.

It is likely that factional alignments are more nuanced and complex. It is questionable whether anyone in the Politburo is pro-China or pro-America. It is more likely that they differ in assessing how to manage relations with the major powers without harming Vietnam’s national interest.

Vietnam cannot choose its neighbors and one enduring axiom of Vietnamese national security policy is to avoid having permanent tensions in relations with China. Vietnam pursues a multilateral approach in its relations with the major powers, this includes not only China and the United States, but Russia, India and Japan as well.

But in this framework at least two major questions arise in developing close ties with the United States: What will be China’s reaction? And can the U.S. be trusted to follow through on its commitments? The greatest fear held by Vietnamese national security analysts is that China and the United States might come closer together at Vietnam’s expense.

How does this play out in relations with the United States? Vietnam needs access to the U.S. market where it has a massive trade surplus. This counterbalances its massive trade deficit with China. But those who argue Vietnam should step up defense and security cooperation with the United States are countered by those who argue that the U.S. seeks to overturn the socialist regime in Vietnam by using human rights and religious freedom as levers to promote the “peaceful evolution” of Vietnam one-party state into a multi-party democracy.

Party members who fear China’s response to an uptick in U.S.-Vietnam relations rhetorically ask their party counterparts who favor closer ties with the U.S.: What has the U.S. done for Vietnam? They answer their own question by pointing to U.S. discrimination in arms sales and what they feel is the failure to address “the legacy of war” – Agent Orange (dioxin poisoning) and disposal of unexploded ordnance. These two issues were repeatedly mentioned in the U.S.-Vietnam Joint Vision Statement.

In other words, the U.S. should prove its good intentions by removing all International Trafficking in Arms Regulations (ITAR) restrictions on the sale of weapons to Vietnam. At present, U.S. policy is to sell weapons of a defensive nature to Vietnam – mainly related to maritime security and capacity building of the Vietnam Coast Guard – on a case-by-case basis. While the U.S. is addressing Agent Orange hot spots and assisting in the disposal of unexploded ordnance, some party members would like to see these efforts stepped up and better funded.

These issues surfaced during Carter’s visit to Hanoi. Vietnam’s Defense Minister called for the end of all restrictions on arms sales and the decoupling of arms sales from human rights issues. Nevertheless, Vietnam released Le Thanh Tung, a high-profile dissident, from prison on the eve of Secretary Trong’s visit as a sop to the United States.

Secretary General Trong’s visit to Washington and his meeting with President Obama will be read in Vietnam as recognition of the role of the Vietnam Communist Party in Vietnam’s political system. Trong’s visit will set the precedent for future visits by party leaders from Vietnam. To a certain extent Trong’s visit should assuage party conservatives – if the U.S. is seeking to overthrow Vietnam’s one-party regime by “peaceful evolution” then why is President Obama receiving the Secretary General of the Vietnam Communist Party?

The visit of Secretary General Trong and other members of the Politburo to the United States will assist them in their assessments of the future trajectory of bilateral relations and, more importantly, their evaluation of whether the U.S. can be counted upon to be a reliable partner. These assessments will feed into key strategic policy documents to be drafted and approved by the twelfth national party congress.

Two key outcomes of Trong’s meeting with Obama are likely to shape the future course of bilateral relations: Vietnam’s commitment to the Trans-Pacific Partnership and agreement to move forward and gradually step up defense trade (with the removal of all remaining ITAR restrictions). Vietnam would also be pleased if President Obama announced that he would fulfill his early pledge to do his best to visit Hanoi before his term in office expires.
.
___
.
.
___
.
A Breakthrough in US-Vietnam Relations

A recent visit embodies the astonishing change in bilateral relations.
    By Alexander L. Vuving  | 2015-04-10
Emerging as one of the key bilateral relationships in the Asia-Pacific, ties between the United States and Vietnam have experienced a significant breakthrough in recent times. Somewhat below the radar of the international press, this breakthrough was embodied in the March 15-20 visit to Washington by Vietnam’s Minister of Public Security Tran Dai Quang. Perhaps the media paid little attention to this trip because it was seen as a routine exchange at the minister level. But Quang’s mission was far from routine, and the contents of his talks indicated a qualitative change in U.S.-Vietnam relations.

Heading one of the two most powerful ministries in the Vietnamese government (the other is the Ministry of National Defense), Quang is also a key member of Vietnam’s collective leadership, the Communist Party’s Politburo. Vietnamese news sources reported that he travelled to the United States primarily as a Politburo member and the trip’s main purpose was to prepare for the inaugural visit in June by Vietnam’s supreme leader, General Secretary of the Communist Party Nguyen Phu Trong.

Unusually for a minister, Quang held talks with senior officials from various U.S. government agencies, including not just the Department of Homeland Security and the FBI, but also the Department of State, the Department of Defense, the National Security Council, the Department of Justice, and the CIA. Quang also met with high-ranking lawmakers in Congress. The topics of his talks went beyond the purview of the minister of public security and ranged from defense and security to trade and investment. Human rights were also a focus of his exchanges with American interlocutors. According to Vietnamese news sources, an important part of Quang’s mission was to strengthen U.S. support for Vietnam in the South China Sea disputes and regional security issues.

By dispatching Quang to the United States, the Politburo in Hanoi was sending a clear message about its attitude toward its former enemy. Quang was picked to go on a preparatory trip for Trong’s visit because he had the confidence of the Communist Party chief. But he was also the commander of the security forces that are responsible for protecting the regime. In this capacity, he would be a primary target of human rights critics in the United States. Quang’s trip as the first official visit by a Vietnamese minister of public security to America implies that Hanoi is now comfortable engaging its ideological challenger. For its part, Washington’s friendly treatment of Quang has reinforced Hanoi’s lower threat perception of the United States.

Transformed Relations

Quang’s U.S. trip is the latest in a series of meetings that in recent years have transformed the nature of relations between the United States and Vietnam. What kicked off this process is the visit by then Secretary of State Hillary Clinton to Hanoi in July 2012. During that trip, Clinton met with Communist Party chief Trong and invited him to the United States. The symbolism of these gestures was that Washington accepted the ideological differences with the Vietnamese regime and regarded Vietnam’s ruling Communist Party as a partner, and the rulers in Hanoi endorsed this partnership. The meaning of Clinton’s invitation was significant for Hanoi. It suggested that despite being on the opposite side of the ideological spectrum, the United States was now committed to a serious friendship with Vietnam. In practical terms, the meeting opened the door to substantive engagement between the U.S. government and the Communist Party of Vietnam.

Clinton’s visit paved the way for the establishment of the U.S.-Vietnam Comprehensive Partnership, which was formally laid out a year later in Washington at the July 2013 summit meeting between U.S. President Barack Obama and Vietnamese President Truong Tan Sang. In this partnership framework, Washington and Hanoi pledged to respect “each other’s political systems, independence, sovereignty, and territorial integrity.” Undergirded by this principle, the framework called for cooperation in a full range of areas, stretching from political and diplomatic relations to trade and economic ties, from technology and education to defense and security, from culture, sports, and tourism to war legacy issues, and from environment and health to the protection and promotion of human rights.

In early October 2014, when Secretary of State John Kerry met with visiting Foreign Minister Pham Binh Minh, the United States announced its decision to partially lift its decades-old embargo on providing lethal military support to Vietnam, to help improve its maritime security. The arms embargo was a major stumbling block on the American side of the road to closer U.S.-Vietnam relations.

Another obstacle on the Vietnamese side was removed when Tran Dai Quang visited Washington this year. Talking with his U.S. interlocutors, Quang affirmed that Hanoi would allow the U.S. Peace Corps to operate in Vietnam. This marked a significant change in the communist regime’s attitude toward its ideological challenger. Five years ago, in a major policy document by the Propaganda Department of the Communist Party, Vietnam’s ideological gatekeepers still singled out the Peace Corps as a “hostile force” and an organization specializing in propaganda and subversive activities against the communist regime.

Relations between the United States and communist Vietnam have been slow to normalize. It took two decades after their war’s end to restore diplomatic relations (1995). Another two decades after the restoration of diplomatic relations were needed to fully normalize the relationship. Communist Party chief Trong’s visit to Washington in June will be the final step in this normalization.

Converging Interests

While China has been a significant factor that both pulls and pushes U.S.-Vietnam relations, the main forces that have kept Hanoi and Washington from moving closer to each other are ideological and psychological rather than material. After the demise of the Cold War, the strategic interests of Vietnam and the United States converged with both countries’ highest priority in the region being a peaceful and stable environment that is conducive to economic development. Once a revisionist power, Vietnam became a supporter of the status quo endorsed by America. For its part, the United States abandoned its desire to weaken and isolate Hanoi and developed an interest in a strong and prosperous Vietnam. However, each perceived the other as a threat to its very identity. In the United States, the memory of the defeat in the Vietnam War and its self-concept of a champion of freedom provided powerful forces to oppose closer ties with Hanoi. In Vietnam, the desire for regime preservation and the dominance of anti-Western ideology obstructed every step toward friendship with Washington.

Sustained efforts by both Hanoi and Washington played an important role in lowering their threat perceptions of one another. But the decisive factor that in recent years turned the two former foes into friends is the emergence of a common security threat. Beijing’s maritime expansion in the South China Sea has changed the strategic calculus for both Hanoi and Washington. Facing an enormous challenge from China, Vietnam and the United States are now prepared to downplay their ideological disagreements to focus on common strategic interests.

The breakthrough that is opening the door to a close partnership between the United States and Vietnam is actually taking place in increments. It started with Hillary Clinton’s visit to Hanoi in July 2012 and will culminate in Nguyen Phu Trong’s visit to Washington this summer. While the process is gradual, the change is immense. A decade ago, officials in Hanoi told me that informally their government considered China its strategic ally, even if formally it was not. Today, the understanding is that Vietnam’s relation with the United States is a comprehensive partnership in name but a strategic partnership in content.

Alexander L. Vuving is an Associate Professor at the Asia-Pacific Center for Security Studies in Honolulu. The views expressed in this article are his own and do not reflect those of the Asia-Pacific Center, the Department of Defense, or the U.S. Government.
.
___
.
http://www.voatiengviet.com/contentlive/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tham-hoa-ky/2852016.html  
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng | 2015 07.07
Trưa ngày 7 tháng 7, giờ Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Phó tổng thống Joe Biden tiếp đón Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc
. . .
. . .
. . .
http://www.bbc.com/vietnamese/rolling_news/2015/07/150706_toan_canh_chuyen_tham_my_nptrong. Lãnh đạo Mỹ-Việt 'thảo luận thẳng thắn'  | 2015 07.07

19:33 tin mới nhất
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ.

Thông tấn xã Việt Nam cho hay: "Nhận lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, đêm 5/7, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm chính thức Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ".

Tháp tùng ông tổng bí thư là một đoàn quan chức cao cấp trong đó có hai ủy viên Bộ Chính trị - bà Tòng Thị Phóng và ông Lê Thanh Hải, cùng nhiều ủy viên Trung ương Đảng CSVN.

Đại diện cho hai Bộ Quốc phòng và Công an là hai thượng tướng thứ trưởng, ông Nguyễn Chí Vịnh và ông Tô Lâm.

Ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư đầu tiên của Đảng CSVN thăm Hoa Kỳ và Nhà Trắng.

Ông và Tổng thống Obama sẽ có hội đàm hôm thứ Ba 7/7 để thảo luận cách thức đẩy mạnh quan hệ hai bên, theo một thông cáo của Nhà Trắng.

Quan chức Mỹ nói ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng cầm quyền ở Việt Nam nhưng không có chức vụ trong chính phủ, sẽ được tiếp đón tại Phòng Bầu dục.

Đây là vinh dự đặc biệt dành cho người không phải nguyên thủ quốc gia.

Chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho sự chuyển giao lãnh đạo tại Đại hội năm 2016.

Giới quan sát tin rằng ông Trọng sẽ nghỉ hưu vào năm sau.

Tuy vậy, ông Trọng là Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XII.

Chuyến thăm Mỹ có thể là cơ hội tạo thêm sức mạnh cho ông trong công tác chuẩn bị nhân sự cho giai đoạn 2016-2021.

19:42
Viết cho BBC, Tiến sĩ Vũ Tường, Phó Giáo sư, Đại học Oregon nhận định:

"Tổng thống Barack Obama, lãnh đạo Đảng Cộng Hòa, giới chức quốc phòng, và các nhóm lợi ích đại diện cho một số đại công ty của Mỹ muốn Quốc Hội Mỹ thông qua Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Hai trong những trở ngại chính liên quan đến Việt Nam là việc Hà Nội không cho công nhân quyền tự do lập công đoàn và thành tích vi phạm nhân quyền cao của Việt Nam.

Mời ông Trọng và ông Quang sang Mỹ là có ý định cho thấy Mỹ công nhận quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản và không có mưu đồ chuyển hóa Việt Nam như họ lo sợ.

Qua việc bày tỏ thiện chí, chính quyền Obama có thể thuyết phục Bộ Chính trị chấp nhận viết vào Hiệp định TPP một vài câu mơ hồ về cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để Quốc Hội Mỹ dễ chấp thuận hơn.

Washington cũng có thể hy vọng công an Việt Nam thả một vài nhân vật đối kháng và giảm bớt việc bắt bớ đàn áp trong một giai đoạn nào đó.

Có thể tiên đoán Washington sẽ đạt được những mục tiêu khiêm tốn trên.

Thứ hai, vì sao Việt Nam nhận lời?

Tại sao ông Trọng (và trước đó là Nghị và Quang) nhận lời đi Washington?

Áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ là những lý do chủ yếu.

Vụ Trung Quốc đặt giàn khoan năm ngoái đã làm yếu thế phe thân Trung Quốc ở Việt Nam.

Ông Trọng có thể hài lòng với chuyến đi, như ông từng tuyên bố sau khi đi Vatican về: “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”

Nhưng áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ rõ ràng sẽ không giảm, đòi hỏi ông phải tiếp tục cố gắng hơn.

Nhìn xa hơn chuyến đi, những xu hướng căn bản của chính trị Việt Nam cho phép chúng tôi tiên đoán ba điều sau đây:

Thứ nhất, Hiệp định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được thông qua, nhưng kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc nhiều hơn;

Thứ hai, chiến tranh Việt-Trung sẽ không xảy ra dù Trung Quốc ngày càng lấn lướt;

Và thứ ba, lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ sẽ được giỡ bỏ phần lớn, nhưng quan hệ đồng minh thực sự giữa Việt Nam và Mỹ vẫn xa vời.

Nếu những tiên đoán trên chứa đựng nghịch lý, điều đó không phải ngẫu nhiên, mà do chúng phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc và sự bế tắc của nền chính trị Việt Nam."

Chính trị VN qua chuyến đi Mỹ của ông Trọng

19:45
Việt Nam cho biết hôm 3/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp và trả lời phỏng vấn của một số hãng thông tấn, báo chí Hoa Kỳ trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ.

Ông nói: “Thời gian đã cho thấy, vượt lên trên hết là khát vọng hòa bình và mong muốn xây đắp quan hệ hữu nghị, hợp tác của nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ, hai nước đã cố gắng “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai.”

“Việt Nam và Hoa Kỳ còn có những tồn tại khác biệt trên một số lĩnh vực như nhận thức về dân chủ, nhân quyền, thương mại… Đối với những khác biệt, tôi cho rằng cách tốt nhất và hiệu quả nhất là hai bên tiếp tục đối thoại thẳng thắn, xây dựng để hiểu nhau hơn, không để những khác biệt đó gây trở ngại cho việc tăng cường quan hệ chung.”

Khi được hỏi về mong muốn trong chuyến thăm, ông Trọng trả lời:

“Đây là thời điểm tốt để chúng ta đánh giá lại chặng đường đã qua và chia sẻ tầm nhìn “hướng tới tương lai”, cùng chung tay xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác ổn định lâu dài, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng thể chế chính trị của nhau, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước và góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, phồn vinh ở khu vực và trên thế giới.

Tôi cũng mong muốn khẳng định với Chính quyền, Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ về đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam, đó là độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, là bạn và đối tác tin cậy của các nước trên thế giới, vì hòa bình, độc lập và phát triển; trong đó chúng tôi luôn coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Chuyến thăm này sẽ là cơ hội làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh hợp tác song phương, chúng tôi cũng muốn trao đổi với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ với tầm nhìn dài hạn các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, như tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, vấn đề biến đổi khí hậu, các cơ chế hợp tác chính trị, kinh tế và an ninh khu vực, an ninh và an toàn hàng hải, nhằm cùng nhau góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.

Tôi hy vọng, đây cũng là một dịp để hai bên có thể trao đổi thẳng thắn về các vấn đề mà hai bên còn có những khác biệt, nhằm góp phần vào việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt khác biệt, từng bước xây dựng lòng tin giữa hai bên nhằm đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định và thực chất, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.”

19:51
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định trên trang web BBC:

“Giờ đây, trong khi một Trung Quốc hùng mạnh và hung hãn hơn trên Biển Đông đang là một mối quan ngại chính ở Hà Nội thì Washington cũng đang cảm thấy bất an trước việc Bắc Kinh theo đuổi quyết liệt một vị thế toàn cầu áp đảo hơn, điều theo thời gian chắc chắn sẽ lật đổ vị thế cường quốc dẫn đầu của Hoa Kỳ.

Do đó, hợp tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam đã được củng cố trong những năm gần đây, với bước đi lớn đầu tiên là bản Ghi nhớ về quan hệ quốc phòng ký năm 2011.

Các chỉ dấu khác của sự xích lại gần nhau giữa hai bên về mặt chiến lược còn có việc Mỹ cam kết năm 2013 sẽ cung cấp cho Việt Nam 18 triệu đô la để tăng cường năng lực hàng hải và mua các tàu tuần tra, cũng như quyết định của Mỹ vào tháng 10 năm 2014 nhằm dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Đầu tháng này, hai nước cũng đã công bố một bản “Tuyên bố tầm nhìn chung” nhằm củng cố quan hệ quốc phòng và làm cho mối quan hệ “đối tác toàn diện” thêm phần thực chất. Bất chấp những bước tiến này, hợp tác chiến lược song phương hiện tại vẫn còn khiêm tốn, và vẫn còn nhiều dư địa để nâng cấp trong tương lai.

Do đó, có thể nói, các động lực trong tam giác chiến lược Mỹ - Trung – Việt đã bước vào giai đoạn thứ ba trong một chu kỳ vòng tròn. Những năm 1950 và 1960, Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác để chống lại Mỹ.

Đến thời kỳ 1970 và 1980, Trung Quốc chuyển sang cộng tác với Mỹ để kiềm chế Việt Nam. Giờ đây, sóng đã đổi chiều khi Mỹ và Việt Nam đang tăng cường quan hệ chiến lược với Trung Quốc là đối thủ chung trong tâm trí của mình.”

Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ

20:15
Trong bài viết riêng trên BBC, Tiến sĩ Zachary Abuza nói:

“Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chưa từng có tới Hoa Kỳ.

Mặc dù ông Trọng không trực tiếp kiểm soát chính quyền, khả năng đưa ra đường lối của Đảng Cộng sản (ĐCS) là rất lớn.

Ông Trọng là người bị giằng xé giữa quá khứ và tương lai.

Hai mươi năm sau khi quan hệ ngoại giao được tái lập, nhiều người trong ĐCS vẫn nghi ngờ ý định của Hoa Kỳ trong lúc người dân Việt Nam coi quan hệ với Hoa Kỳ là quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và an ninh.

Dù Chủ tịch Trương Tấn Sang đã gặp Tổng thống Obama ở Nhà Trắng hồi tháng Bảy năm 2013, đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư ĐCS gặp Tổng thống Hoa Kỳ.

Trong nhiều năm qua, trở ngại là vấn đề nghi thức: ông Trọng là lãnh đạo đảng, không phải nguyên thủ quốc gia khiến người ta kêu gọi thống nhất hai vị trí giống như ở Trung Quốc. Nhưng Việt Nam tự hào về lãnh đạo tập thể và đã không thay đổi.

Nhưng hai nước hiểu rằng thắt chặt quan hệ là quá quan trọng và không thể để vấn đề nghi thức cản trở.”

Quan hệ Mỹ - Việt và chuyến thăm của ông Trọng

21:04 tin mới nhất
Truyền thông Việt Nam cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã đã tới sân bay quân sự Adrew, bang Maryland bắt đầu chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ.

Ra sân bay đón đoàn, về phía Hoa Kỳ có Quyền trợ lý ngoại trưởng - Scot Marciel, Cục trưởng Cục lễ tân - Peter Selfridge, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius.

21:58
Trên mạng xã hội đã xuất hiện những bức ảnh đầu tiên từ chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ. Những bức ảnh này từ Facebook của cô Hoàng Như Thơ, một trong những người ra đón đoàn Việt Nam tại Căn cứ Không quân Andrew ở Maryland, Hoa Kỳ.

22:05
Luật sư Vũ Đức Khanh gửi cho BBC từ Ottawa, Canada:

“Ở một chừng mực nào đó, cuộc viếng thăm Tòa Bạch Ốc của TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ được ghi nhận như một sự kiện lịch sử vì đây là lần đầu tiên một lãnh đạo CSVN, một thể chế thù nghịch với Mỹ bước vào Tòa Bạch Ốc, cơ quan quyền lực bậc nhất của Hoa Kỳ và thế giới.

Tuy nhiên, nếu dừng tại đây thì nó chỉ có giá trị mang tính biểu tượng và sẽ chóng bị lãng quên. Nhưng nó sẽ có giá trị nhiều hơn nếu như chuyến công du này thực sự mang lại một luồng sinh khí mới cho Việt Nam thông qua những cam kết cụ thể của hai nhà lãnh đạo của hai quốc gia.

Hoa Kỳ với cam kết giúp đỡ “Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”. Và TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ nhân danh ĐCSVN cam kết “đổi mới chính trị, tôn trọng nhân quyền” để có thể sát cánh cùng Hoa Kỳ trong công cuộc kiến tạo hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho khu vực Á Châu – Thái Bình Dương.

Từ khi Thủ tướng Phan Văn Khải lần đầu tiên bước vào Tòa Bạch Ốc năm 2005 cho đến nay, hễ mỗi lần có một lãnh đạo cấp cao CSVN đến thăm nơi này thì truyền thông độc quyền nhà nước Việt Nam thường có những bài viết hoài niệm về một nỗi niềm nuối tiếc nào đó cho những cơ hội vàng đã bỏ lỡ trong quan hệ của hai nước kể từ năm 1945.

ĐCSVN có thể quy đổ trách nhiệm đó cho người Mỹ và cho rằng Hoa Kỳ không hiểu người CSVN nhưng lần này thì người CSVN không thể trách là người Mỹ không hiểu họ.

Với tất cả những gì người Mỹ đã làm từ 20 năm qua và đặc biệt trong chuyến bay đưa ông Trọng từ Hà Nội đến Washington để vào Tòa Bạch Ốc, có một cựu Tổng thống Mỹ, Bill Clinton, người của 20 năm trước đã can đảm mở đường bang giao với Hà Nội giữa muôn vàn khó khăn, đi tháp tùng. Đó không thể là một thông điệp không rõ ràng hơn được về sự quan tâm trân trọng của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam.”

Ông Trọng sẽ thảo luận gì với ông Obama?

22:06
Qu‎ý vị đóng góp bình luận về chuyến thăm, có thể gửi về địa chỉ [email protected], hoặc vào trang Facebook của chúng tôi: www.facebook.com/BBCVietnamese

22:22
Tiến sĩ Jonathan London, Đại học Thành thị Hong Kong, nhận xét:

Chuyến đi của TBT sang Mỹ rõ ràng là một sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Mỹ. Dù gần đây nhiều người đang nhấn mạnh về ý nghĩa biểu tượng của chuyến đi này (vì Ông Trọng là TBT ĐCSVN), nhưng điều quan trọng là mức độ đáng kể những quyền lợi chiến lược của hai nhà nước này đang càng gần nhau hơn qua nhiều hồ sơ cốt yếu, từ thương mại và đầu tư cho đến an ninh khu vực.

Vai trò của cựu TT Bin Clinton, trong quá khứ cho đến hôm nay, cũng không nên coi quá nhẹ. Việc Ông TT (Clinton) đã mời TBT thăm nhà cho thấy đang có những nỗ lực thực sự (nếu không muốn nói “charm offensive” – tạm dịch “tấn công bằng duyên”) để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các chính khách cấp cao của hai nhà nước.

Dù Việt Nam và Mỹ sẽ có những lãnh đạo mới vào sang năm, rõ ràng những quyền lợi ngấn hạn, trung hạn, và dài hạn của hai nhà nước đang về gần nhau hơn một cách chưa từng thấy. Ngoài TPP và hợp tác an ninh, chúng ta có thể chờ đợi chuyến đi của Ông Trọng sẽ kích thích quá trình mở rộng và làm sâu hơn những quan hệ, cho phép những tiến bộ trong những dự án đang có, cũng như tạo điều kiện cho những sáng kiến mới qua nhiều lĩnh vực khác nhau..

Nếu Ông Trọng và (chính quyền ở) Hà Nội không chỉ hứa mà thực hiện tiến bộ thực sự đối với nhân quyền, các quan hệ giữa hai nước có thể tiến bộ cả hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng ngày nay. Dù ngài TBT thường chưa được xem là một lãnh đạo có tầm nhìn lớn, chúng ta thấy hiện nay cũng có những điều kiện thuận lợi cho một chuyến đi rất thành công. Liệu chuyến đi này sẽ tạo ra những bước phá còn quá sớm để biết.

22:37
Ông Alexander L. Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương, Honolulu viết riêng cho chúng tôi:

“Một chỉ dấu cho thấy ông Trọng đã quyết định phải thúc đẩy quan hệ với Mỹ để cân bằng Trung Quốc và cũng để hiện đại hoá đất nước là ông cử ông Phạm Quang Nghị, người mà ông từng đề cử “quy hoạch” làm Tổng bí thư khoá tới, đi Mỹ tiền trạm cho ông chỉ mấy ngày sau khi Trung Quốc rút giàn khoan vào tháng 7 năm ngoái.

Ngay trong năm 2014, người ta đã ngầm hiểu rằng quan hệ với Mỹ tuy danh nghĩa là đối tác toàn diện nhưng thực chất đã là đối tác chiến lược.

Điều này khác hẳn với cách đây chỉ khoảng hơn chục năm, quan hệ với Trung Quốc trên danh nghĩa còn chưa gọi là đối tác chiến lược, nhưng phía Việt Nam đã ngầm hiểu là đồng minh chiến lược.

Với những sự ngầm hiểu mới (Trung Quốc là mối đe doạ chiến lược, Mỹ tiến tới là đồng minh chiến lược không chính thức), chính trị trong nước của Việt Nam sẽ có những đổi thay mới. Có thể khẳng định ngay từ bây giờ là Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ không bầu một nhân vật bảo thủ, chống phương Tây lên làm Tổng bí thư.

Tuy nhiên, liệu Đại hội có bầu một nhân vật đổi mới, hiện đại hoá lên hay không thì vẫn còn là câu hỏi. Các nhóm chiếm số đông trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện nay không phải là “bảo thủ”, cũng không phải là “đổi mới”, mà là “trung dung” và “trục lợi”. Tuỳ theo diễn biến trong những tháng sắp tới mà Đại hội 12 có thể sẽ bầu một nhân vật hoặc “trung dung” hoặc “trục lợi” hoặc cũng có thể “đổi mới” lên làm Tổng bí thư.

Mặc dầu vậy, với xu thế dài hạn là Việt Nam sẽ phải đương đầu với mối đe doạ chiến lược của một Trung Quốc nhiều tiền lắm mẹo, Việt Nam sẽ không có con đường nào khác là phải đổi mới để sống còn.”

TBT Trọng đi Mỹ: Chuyến đi mở cục diện mới

23:16
Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ, một cựu tù nhân chính trị, cho rằng việc chính quyền ông Obama “phá lệ”, đón lãnh đạo Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng cho thấy Việt Nam quan trọng đến nhường nào trên bàn cờ chiến lược của Mỹ ở thế kỷ 21 mệnh danh “Xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương”.

Ông Hà Vũ viết:

"Trung Quốc là đối thủ lớn nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ thứ 21 ở Châu Á – Thái Bình Dương về quân sự và chính trị. Chiến lược xoay trục về châu Á – Thái Bình Dương để gấp rút ngăn chặn bành trướng lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc ở biển Đông được Tổng thống Mỹ Obama phát động vào đầu năm 2011 là hoàn toàn đúng đắn, tuy có chậm. Thế nhưng sự thành công của chiến lược quân sự thế kỷ 21 nói trên của Mỹ lại phụ thuộc vào Việt Nam."

Tuy nhiên, "[nếu] không có Việt Nam với tư cách đồng minh quân sự thì dù Mỹ có đưa tàu chiến và máy bay chiến đấu vào biển Đông bao nhiêu đi chăng nữa thì Mỹ cũng sẽ chỉ là người ngoài cuộc, là khán giả bất đắc dĩ chứng kiến Trung Quốc hoàn tất xâm lăng quần đảo Trường Sa, đồng nhất với thất bại của chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ."

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo tác giả, là nước đi để Hoa Kỳ đạt mục tiêu chính trị ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, còn Việt Nam là 'cánh cửa thoát hiểm' trước tình trạng kinh tế không sáng sủa trong nước. Tuy nhiên, sự thành công hay không của các mục tiêu này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc lãnh đạo hai nước có tạo nên bước ngoặt cho quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam hay không."

TPP và dân chủ hóa Việt Nam

23:16
Fred Brown, cựu Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng hồi trước 1975, nói với BBC:

Tôi nghĩ cái gọi là nhân quyền sẽ vẫn luôn là một phần trong quan hệ của chúng tôi với Việt Nam. Tất cả các vấn đề khác cũng thế. Cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với người dân của chính họ sẽ luôn là chuyện quan trọng không chỉ của chính quyền mà cả Quốc hội Hoa Kỳ. Tôi cho rằng đó là vì lợi ích của Việt Nam khi họ tận dụng được dân số thông minh, tài năng, được đào tạo tốt ở một số cấp độ. Đó là dân số cần tận dụng và sử dụng theo cách tích cực. Chính quyền cần làm như vậy thay vì ngăn cản họ có thông tin chẳng hạn.

03:54
Cách đây 10 năm (2005), Thủ tướng Phan Văn Khải là chính khách cao cấp Việt Nam đầu tiên thăm Hoa Kỳ.

BLOG 04:11 Tôn Nữ Thị Ninh
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, bà Tôn Nữ Thị Ninh, cựu Đại sứ Việt Nam tại EU và từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam cho rằng để quan hệ hai nước có tiến bộ thì cả hai phía cần có cách nhìn cân bằng và rộng hơn. Bài viết có đoạn đề cập tới cộng đồng người Mỹ gốc Việt như sau:

Quan hệ Việt-Mỹ có nhiều hứa hẹn trong một số lĩnh vực. Một trong đó đó liên quan tới cộng đồng người Mỹ gốc Việt là cộng đồng làm cho chúng ta tự hào qua cách họ đã hội nhập nhanh chóng và thành công cũng như đóng góp bằng rất nhiều cách tích cực và xã hội Hoa Kỳ.

Ngày nay, có khá nhiều người trong cộng đồng đó, đặc biệt là thế hệ thứ hai, đang đóng vai trò cầu nối về sự hiểu biết về Việt Nam và họ có những đóng góp riêng vào sự phát triển về xã hội, kinh giáo dục và kinh tế của Việt Nam.

Chúng tôi tin tưởng rằng sự năng động và hoài bão lớn của giới trẻ người Việt và người Mỹ gốc Việt đóng vai trò lực đẩy chính cho quan hệ trong tương lai.

BLOG 04:26 Dân biểu Hoa Kỳ
Vào ngày 6/07/2015, một ngày trước khi Tổng bí thư Trọng vào Tòa Bạch Ốc, 9 Dân biểu Hoa Kỳ đã viết thư gửi Tổng thống Obama.

Nội dung bức thư mà BBC nhận được bản sao như sau:

Kính thưa Tổng thống Obama,

Vào ngày 7 tháng 7 tới đây Ông sẽ gặp Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng không phải là một nguyên thủ quốc gia và cũng không phải là lãnh đạo của một chính quyền dân cử. Ông đã được mời đến Tòa Bạch Ốc chỉ vì ông đứng đầu hệ thống độc đảng tại ViệtNam. Hệ thống độc tài độc đảng này là nguyên nhân của tình trạng nhân quyền tồi tệ tại ViệtNamhiện nay.

Năm nay đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt. Là thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ, chúng tôi hoan nghênh mối quan hệ chặt chẽ hơn với người dân ViệtNamvà ghi nhận tiềm năng kinh tế và an ninh của đất nước này. Do đó, chúng tôi xem vấn đề nhân quyền là tối quan trọng và đưa lên hàng đầu trong quan hệ song phương bởi vì bất kỳ sự hợp tác toàn diện nào đều phải đặt trên nền tảng giá trị chung và tôn trọng các quy ước được thế giới công nhận.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký vào Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị cũng như Công ước chống tra tấn của LHQ. ViệtNamđã chọn cam kết các quyền làm người được thế giới công nhận. Tuy nhiên, Ủy ban Điều tra về bắt giữ tùy tiện của LHQ (UNWGAD) đã phán quyết rằng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNamvẫn tiếp tục bắt giữ và giam cầm các nhà hoạt động xã hội và chính trị một cách có hệ thống, vi phạm những ràng buộc của luật pháp quốc tế.

Trong khi danh sách các blogger và tù nhân lương tâm Việt Nam bị bắt giữ ngày càng gia tăng, điều quan trọng hơn bao giờ hết là Hoa Kỳ cần gởi một thông điệp rõ rệt tới giới chức trách Hà Nội rằng tôn trọng nhân quyền là yếu tố cần thiết để thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế và an ninh.

Chúng tôi xin đề nghị Ông nêu vấn đề ngược đãi tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo tại Việt Nam-- đặc biệt những người đang bị những án tù dài hạn chỉ vì họ cổ võ cho chính trị và ngôn luận một cách ôn hòa. Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi Ông đòi hỏi ông Trọng phải thả ngay lập tức những nhà báo công dân/hoạt động nhân quyền nổi bật sau đây: Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Ngô Hào, Trần Thị Thúy, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Ms. Nguyễn Công Chính và Lm. Nguyễn Văn Lý.

Chúng tôi cũng xin đề nghị Ông nêu vai trò thiết yếu của các tổ chức chính trị độc lập và các tổ chức xã hội dân sự trong một xã hội tân tiến, cũng như nêu những vi phạm trầm trọng về quyền tự do tôn giáo. Ông Trọng cần được khuyến khích việc lắng nghe người dân ViệtNamvà bày tỏ sự tôn trọng xã hội dân sự, các nhóm tôn giáo, và quyền tự do chính trị tại ViệtNam.

Chúng tôi mong cùng làm việc với bên Hành Pháp để hỗ trợ truyền thống của quốc gia chúng ta trong việc hỗ trợ nhân quyền và dân chủ.

Trân trọng,

BLOG 04:36 The Diplomat
Trong bài ' Is Vietnam Pivoting Toward the United States?' đăng trên tạp chí The Diplomat, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam có thâm niên, đã bàn về nghi thức tiếp đón Tổng bí thư Trọng như sau:

Các nguồn ngoại giao cho biết rằng phía Việt Nam vận động cho chuyến đi này và một điểm phải bàn luận nhiều là nghi thức tiếp đón.

Phía Việt Nam muốn Tổng bí thư Trọng được Tổng thống Obama tiếp tại Nhà Trắng.

Điều này tạo ra vấn đề nghi thức bởi hệ thống chính trị Hoa Kỳ không có vị tương nhiệm với Tổng bí thư Trọng.

Các nguồn truyền thông nói rằng Phó Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp Tổng bí thư Trọng tại Nhà Trắng và rằng Tổng thống Barack Obama sẽ tham gia các cuộc thảo luận.

Cũng có đồn đoán rằng ông Trọng có thể gặp bà Hillary Clinton.

BLOG 05:46 CSIS
Trong bài ‘ Vietnam Party Chief’s Historic Visit to Washington: Establishing Strategic Trust’, hai tác giả Ernest Z. Bower và Phuong Nguyen từ viện nghiên cứu CSIS tại Washington viết:

Theo nghiên cứu mới nhất của Pew về Khuynh hướng và Thái độ vào tháng trước, 89% người Việt Nam trả lời khảo sát đã ủng hộ thỏa thuận TPP và 71% hoan nghênh sự hiện diện thêm của Hoa Kỳ về quân sự tại châu Á. Đây là mức ủng hộ cao nhất trong tất cả các nước tham gia khảo sát này.

Con số này càng có sức thuyết phục trong bối cảnh hai nước đánh dấu 20 năm bình thường quan hệ và 40 năm chấm dứt Cuộc chiến Mỹ Việt.

Thời điểm chính trị là hết sức quan trọng bởi Việt Nam đang tiến tới Đại hội Đảng được tổ chức vào đầu năm 2016. Những hành động lấn lướt của Trung Quốc có thể làm cô lập các thành phần trong Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang ủng hộ ngả gần hơn về Trung quốc. Một chuyến công du có kết quả tới Washington sẽ củng cố lập trường của giới đảng viên có cái nhìn thực tiễn muốn tăng cường an ninh quốc gia cho Việt Nam.

Việt Nam hiểu rằng họ cần tiếp tục đối thoại với Trung Quốc trong khi đồng thời cản lại việc Trung Quốc bành trướng trong khu vực. Chuyến đi của ông Trọng có thể mở ra một kênh sống còn cho Hà Nội để theo đuổi chính sách dài hạn, trong lúc gia cố cho cả quyền lực cứng lẫn quyền lực mềm của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.

EMAIL 05:46 Trần Nhật Phong, California

Bình luận về khả năng sẽ có biểu tình chống phái đoàn của Tổng bí thư Trọng, nhà báo tự do Trần Nhật Phong từ California trả lời BBC qua email:

Tôi vừa nói chuyện với ông Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy ban Chống Cộng sản và Tay sai. Ông Nhơn nói rằng có khoảng mười mấy người từ Orange County qua Washington, những người này mang tính đại diện cho hội đoạn dưới Nam California.

Ông Nhơn cho biết sẽ có nhiều người từ các nơi đổ về, ông chỉ nói đông lắm, nhưng không nói rõ con số ước lượng.

Theo tôi biểu tình sẽ có nhưng có nhiều khả năng qui mô nhỏ hơn những lần trước đây, ít nhất là từ người Việt tại bờ Tây nước Mỹ (Orange Country, San Diego, San Jose, Los Angles, San Francisco…) vì mấy lý do:

Thứ nhất là do xa quá và ngày thường, hơn nữa đây được xem là mùa vé máy bay “mắc nhất trong năm” nên số lượng người tham gia từ bờ Tây không đông.

Thứ hai, là vị thế của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là lãnh đạo của một đảng phái, không phải là người đứng đầu nhà nước VN, nên nhiều người Việt không mấy coi trọng chuyến đi của ông, vì chỉ mang tính thúc đẩy quan hệ chứ không thể ký kết những văn bản rõ ràng cho quan hệ hai nước.

Theo tôi những người đi biểu tình là những người cực đoan thôi, còn những thành phần biết phân tích thì lại suy nghĩ khác, vì họ không muốn cho ông Trọng một tư thế tốt hơn, nên cố tình không tham gia biểu tình.

FACEBOOK 05:57 Lee Tan
Viết trên BBC Vietnamese Facebook:

Ông Trọng nói: 'Đối với những khác biệt, tôi cho rằng cách tốt nhất và hiệu quả nhất là hai bên tiếp tục đối thoại thẳng thắn, xây dựng để hiểu nhau hơn, không để những khác biệt đó gây trở ngại cho việc tăng cường quan hệ chung.'

Mỹ đã nói thẳng thắn rồi giờ ông còn đòi hỏi gì nữa đây, chính ông là người gây trở ngại cho việc tăng cường quan hệ Việt Mỹ.

FACEBOOK 06:04 Khanh Ha
Viết trên BBC Vietnamese Facebook: Giao thiệp là một chuyện còn việc giúp đỡ, viện trợ cho Việt Nam chống lại Trung Quốc trong trường hợp Trung Quốc và Việt Nam xảy ra chiến tranh lại một chuyện khác. Việt Nam và Mỹ không có hiệp ước liên minh quân sự, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc rộng lớn và quan trọng hơn rất nhiều so với Việt Nam, cho nên Mỹ không dại gì bỏ con tôm hùm để đi bắt con tép nhỏ. Chỉ hy vọng Việt Nam được vào TTP để dân chúng có thêm công ăn việc làm và Việt Nam sẽ nới lỏng một chút về nhân quyền để dân được sống thoải mái hơn. Khi nước ta khá hơn, kinh tế ít lệ thuộc vào Trung Quốc thì ta có thể từ từ tách ra khỏi vòng lệ thuộc Trung Quốc. Và chỉ khi nào không còn lệ thuộc Trung Quốc (về kinh tế lẫn chính trị) ta mới có thể nói là hoàn toàn độc lập!

FACEBOOK 06:06 Bao Sieunhan
Viết trên BBC Vietnamese Facebook: Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc... giàu có và tiềm lực nó còn phải liên minh. Còn Việt Nam! Tuyên bố không liên minh với ai rõ ràng là sự chỉ đạo của Trung Quốc. Đấy mới là vấn đề của tương lai Việt Nam!
FACEBOOK 06:09 Trần Minh Rằm

Viết trên BBC Vietnamese Facebook: Chưa thấy quốc gia nào làm đồng minh thân cận với Mỹ mà nghèo đói và lạc hậu.

BLOG 06:36 Washington Post
Báo The Washington Post đăng bài ‘Obama working to make Vietnam an ally in dealing with China’s rise’.

Bài viết dẫn lời Marvin Ott, một học giả về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Wilson nói rằng “Ông Trọng là người có quan điểm cứng rắn và không muốn đánh đổi bất kỳ cái gì đó vì yêu cầu cải thiện nhân quyền.

“Tuy nhiên ông có thể sẽ chuyến đi tốt đẹp và ông Obama sẽ trao đổi cởi mở và thân thiện ở mức nào đó …..và đó sẽ là một dấu hiệu rằng việc cưỡng lại thực sự cuối cùng trong giới lãnh đạo Việt Nam đã tan biến," học giả này nhận định.

Đối với ông Obama, cuộc gặp này diễn ra khi ông tham gia vào các cuộc tiếp xúc ngoại giao mới với một loạt các nước từng thù nghịch với Hoa Kỳ trong đó có Cuba, Iran và Myanmar.

Giới chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng Tổng thống Obama sẽ đưa ra vấn đề nhân quyền khi gặp ông Trọng nhưng họ nhấn mạnh rằng phía Việt Nam không có cam kết nào trong đề nghị thả tù nhân hoặc sửa đổi luật về tự do ngôn luận để đổi lại cho cuộc gặp với ông Obama.

Bài viết so sánh là khác với Việt Nam, Cuba đã thả một người Mỹ vào năm ngoái, mở đường cho tái lập quan hệ, và Myanmar thả hàng chục tù nhân chính trị trước chuyến thăm lịch sử của ông Obama tới nước này vào năm 2012.

BLOG 07:04 Loretta Sanchez
Hạ nghị sỹ Loretta Sanchez nói Hoa Kỳ luôn hoan nghênh mọi người khác chính kiến nhưng bản thân bà từng bị Việt Nam từ chối visa.

Trả lời phỏng vấn với Nguyễn Hùng của BBC tiếng Việt tại văn phòng của bà tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC hồi tháng Năm năm nay, bà Sanchez bình luận về chuyến đi tới Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

BBC: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều khả năng sẽ sớm tới đây, bà có hoan nghênh ông không và phản ứng của cộng đồng sẽ ra sao?

Hạ nghị sỹ Loretta Sanchez: Trước hết tôi phải nói rằng ngay cả khi Hoa Kỳ bất đồng rõ rệt với một quốc gia hay với những gì một chính quyền đang thực hiện, chúng tôi vẫn để họ tới đây vì chúng tôi tin rằng đối thoại là cách để vượt qua những bế tắc. Thảo luận với Việt Nam để cải thiện điều kiện nhân quyền và kinh tế là điều tốt. Chúng tôi hiếm khi nói với người ta rằng 'ông/bà không thể đến thăm đất nước chúng tôi'.

Nhưng mặt khác tôi đã từng bị từ chối visa vào Việt Nam. [Tôi muốn] nhắc lại chuyện đối thoại mở là rất quan trọng và tôi tin chắc rằng khi Tổng bí thư Đảng cộng sản tới đây, sẽ có những người muốn gặp và thảo luận các vấn đề với ông. Nếu tôi đối mặt ông, đương nhiên tôi sẽ nói về các tù chính trị, về chuyện khai thông các vấn đề quyền con người, tôi sẽ nói về việc tịch thu đất đai của các nhóm tôn giáo và những gì xảy ra với những người trẻ tuổi ở Việt Nam, những blogger dùng internet để truyền tải thông tin và đã bị đóng cửa, bị mất việc, thiếu việc hay bị bỏ tù. Đó là những vấn đề lớn theo quan điểm của tôi chứ không chỉ có thương mại mà tất cả những vấn đề liên quan tới chất lượng cuộc sống.

07:34
Tin mới nhận: Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có bài phát biểu quan trọng vào tối thứ Tư 8/7 tại bữa ăn tối do Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Ủy hội Kinh doanh Mỹ-Asean đồng tổ chức.

08:30
Ông Nguyễn Phú Trọng vừa tham dự lễ bàn giao chiếc phi cơ Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên cho Vietnam Airlines tại sân bay Ronald Reagan, Washington DC.

11:23
Hôm 6/7, Chín dân biểu Hoa Kỳ đã có thư gửi lên Tổng thống Barack Obama trong đó yêu cầu ông đề cập đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam trong cuộc gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Nội dung thư yêu cầu ông Obama tận dụng cuộc gặp này để kêu gọi chấm dứt tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam và đề nghị Hà Nội trả tự do cho 10 tù nhân lương tâm, trong đó bao gồm bà Tạ Phong Tần, ông Trần Huỳnh Duy Thức và linh mục Nguyễn Văn Lý.

“Một vài ngày nữa ngài sẽ có cuộc gặp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng. Như ngài biết, ông Trọng không phải là nguyên thủ một nước và cũng không phải là lãnh đạo một chính phủ do dân cử”, thư viết.

“Ông đã được mời đến Nhà Trắng chỉ vì là người đứng đầu hệ thống độc đảng của Việt Nam. Hệ thống độc tài đảng trị này là cội rễ của tình hình nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam.”

“Năm nay đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt. Với tư cách dân biểu, chúng tôi hoan nghênh việc thắt chặt quan hệ với người dân Việt Nam và ghi nhân tiềm năng kinh tế cũng như an ninh của nước này.”

“Vì vậy, chúng tôi rất nghiêm túc về việc đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu trong mối quan hệ song phương, vì bất cứ mối quan hệ đối tác toàn diện nào cũng cần dựa trên các giá trị phổ quát và sự tôn trọng các chuẩn mực quốc tế.”

“Chúng tôi khuyến nghị ngài đề cập đến tình trạng bạc đãi các tù nhân chính trị và tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt là những người đang phải phục vụ các bản án lâu năm, chỉ vì biểu đạt ôn hòa và thể hiện quan điểm chính trị của mình.”

“Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi ngài thúc giục ông Trọng trả tự do ngay lập tức cho các nhà báo công dân cũng như những người bảo vệ nhân quyền, trong đó bao gồm: Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Ngô Hào, Trần Thị Thúy, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, mục sư Nguyễn Công Chính và linh mục Fr. Nguyễn Văn Lý.”

“Chúng tôi cũng khuyến nghị ngài đề cao vai trò của các tổ chức chính trị và xã hội độc lập trong một xã hội hiện đại và đề cập đến tình trạng đàn áp tôn giáo đáng lo ngại hiện nay. Ông Trọng cần được khuyến khích lắng nghe ‎ý kiến từ người dân Việt Nam và tôn trọng xã hội dân sự, các nhóm tôn giáo cũng như tự do chính trị tại Việt Nam.”

11:39
Facebook Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius viết:

"Trong ngày đầu tiên ở Hoa Kỳ, Tổng Bí thư Trọng đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận với Tập đoàn Boeing siêu cường của Hoa Kỳ về việc bàn giao máy bay Boeing 787-9 Dreamliner diễn ra tại Sân bay Quốc gia Washington Reagan."

"Ông cũng đến thăm Đài tưởng niệm Thomas Jefferson, vinh danh vị Tổng thống thứ ba và là một trong những người soạn thảo Hiến pháp của Hoa Kỳ."

"Chuyến thăm của Tổng Bí thư là một phần trong hoạt động kéo dài suốt năm kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Kỷ niệm 20 năm trong năm 2015 là một cơ hội để tôn vinh những thành tựu đạt được trong 20 năm qua, và hoạch định một đường đi cho tương lai của quan hệ song phương, bao gồm những bước tiến hướng tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương."

12:35
Cây bút Alexander L. Vuving bình luận trên The Diplomat:

"Đối với Hoa Kỳ, [chuyến thăm của ông Trọng] cho thấy lợi ích chiến lược trong mối quan hệ mật thiết với Việt Nam đã lấn át tổn thất chiến lược của việc khiêu khích Trung Quốc và tổn thất chính trị của việc làm bạn với một chế độ cộng sản.

"Đối với Việt Nam, chuyến thăm sẽ làm tăng tính chính danh của chính quyền cộng sản, nhưng bên cạnh đó, tình hữu nghị với Hoa Kỳ cũng gây nên sự chia rẽ về chính trị và chiến lược. Nó sẽ đẩy cán cân quyền lực nghiêng về phe cải cách ở nước này và khiến Trung Quốc khó chịu. Chuyến đi của ông Trọng đồng nghĩa với việc phe cải cách đang trỗi dậy và phe bảo thủ đang bị lấn át."

13:51
Chuyến thăm của Tổng bí thư Trọng là "cơ hội để Tổng thống Obama học hỏi về cuộc chiến mà ông bỏ lỡ", tác giả George E. Condon Jr nhận định trên trang National Journal.

Là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên sinh ra vào thời hậu chiến tranh Việt Nam, “quan điểm chính trị của ông [Obama] không được định hình bởi cuộc chiến đó và ông không bị lôi kéo vào những tranh cãi xung quanh nó", " bài viết dẫn lời ông David Axelrod, một trong các cố vấn lâu năm của ông Obama, nói.

Vì không có ký ức cá nhân nào về cuộc chiến, ông Obama đã phải trải qua một “hành trình dài” để tìm hiểu những gì đã xảy ra, bài viết cho biết.

Tuy nhiên, ‎ý muốn rút ra các bài học từ chiến tranh Việt Nam không có nghĩa ông Obama lúc nào cũng muốn nghe về nó.

Bài viết dẫn lời nhà báo Marvin Kalb, tác giả cuốn 'Di chứng ám ảnh: Cuộc chiến Việt Nam và các đời tổng thống Mỹ từ Ford đến Obama', nói ông Obama đã nhiều lần tỏ ra khó chịu khi các cố vấn của mình, đặc biệt là Richard Holbrooke, liên tục lấy Việt Nam làm ví dụ trong các cuộc thảo luận về Iraq và Afghanistan.

Ông Obama cũng nhiều lần bác bỏ các ý kiến cho rằng việc tăng quân ở Afghanistan có thể so sánh với hành động leo thang của Tổng thống Johnson tại Việt Nam. Trong cuốn ‘Hy vọng Táo bạo' hồi năm 2006, ông viết "Osama bin Laden không phải Hồ Chí Minh". Trong một cuộc phỏng vấn với báo The New York Times vào năm 2009, ông cũng tái khẳng định "Afghanistan không phải là Việt Nam".

Vào năm 2012, ông đã chọn đọc diễn văn Ngày Tưởng Niệm tại Tượng đài Tưởng Niệm Chiến tranh Việt Nam. Tại đây, ông đã đề cập tới sự ‘phức tạp’ của cuộc chiến và gọi đây là một trong những ‘chương đau đớn nhất trong lịch sử của chúng ta’. Phát biểu này cho thấy bản thân ông cũng đang tìm cách hiểu những bài học từ cuộc chiến này.

“Bản thân Obama không nhập ngũ, nhưng ông là người thông minh, ông hiểu những gì Hoa Kỳ đã trải qua, và đây là một cuộc chiến mà ông không muốn lặp lại”, bài viết dẫn lời tác giả Kalb nói.

“Điều đó giải thích khá nhiều chính sách của ông Obama ngày nay. Ông không ủng hộ việc triển khai quân đội Hoa Kỳ tại bất cứ đâu trên thế giới vì ông muốn nhìn thấy bằng chứng rằng mọi thứ sẽ khác với những gì đã xảy ra tại Việt Nam”.

14:25
Ông John Sifton, Giám đốc vận động châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, viết trên báo Huffington Post rằng Hoa Kỳ đã gửi ‘sai thông điệp’ bằng việc đón tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

“Đây là một cuộc gặp kỳ lạ, không chỉ vì ông Trọng không phải là một nguyên thủ quốc gia … mà còn vì những gì Việt Nam làm trong những tháng gần đây không đáng để khiến họ được mời đến cuộc họp tại Phòng Bầu Dục”.

“Việt Nam tiếp tục là một quốc gia độc tài, phi dân chủ do đảng mà người đứng đầu là ông Trọng cai trị. Đây là nơi mà sự đàn áp, tra tấn và trấn áp tôn giáo đã trở thành thường lệ.”

Ông Sifton cho rằng các cuộc đối thoại giữa đại diện chính phủ lẫn quốc hội Hoa Kỳ với Hà Nội đều “không dẫn đến cải cách hay bất cứ hành động có ‎‎‎ý nghĩa nào nhằm cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam”.

Ông cũng kêu gọi Tổng thống Obama thúc giục Hà Nội cải thiện tình trạng nhân quyền trước khi hai quốc gia dự định công bố nâng quan hệ lên tầm mới.

“Nếu không, thông điệp [gửi đến Hà Nội] sẽ là ‘chúng tôi muốn các ông phải cải cách, nhưng vẫn sẽ thưởng cho các ông nếu điều đó không xảy ra”.

16:54
Tác giả Đoàn Xuân Lộc nhận định trên BBC:
“Dù vẫn còn có bất đồng về một số vấn đề, như nhân quyền, có rất nhiều dấu hiệu, sự kiện – như chuyện ông Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ và được Tổng thống Barack Obama tiếp đón tại phòng Bầu Dục, dù ông không phải là nguyên thủ quốc gia hay nắm giữ một chức vụ nào trong chính phủ – cho thấy quan hệ Việt-Mỹ đã được cải thiện rất nhiều và hai bên cũng đang mong muốn nâng cấp quan hệ trong thời gian tới.

Và có thể nói nguyên nhân chính khiến Hà Nội và Washington làm vậy là cả hai đều lo ngại về những động thái mạnh bạo, hung hăng ở Biển Đông của Trung Quốc gần đây.

Chính quyền Mỹ mời Trọng sang Mỹ lúc này và Tổng thống Obama phá lệ dành một sự tiếp đó như vậy cho lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam dù Washington hoàn toàn đối lập với Hà Nội về ý thức hệ vì giới lãnh đạo nước này muốn có thêm sự ủng hộ của các nước trong khu vực khi Trung Quốc đang có những hành động đe dọa đến quyền lợi, vị thế của Mỹ trong vùng.

Hà Nội tìm cách xích lại gần Washington cùng chỉ vì lo ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc và tham vọng của nước này tại Biển Đông.

Giới lãnh đạo Việt Nam, thậm chí có thể những thành phần lãnh đạo bảo thủ, thân Bắc Kinh, giờ cũng nhận ra rằng trong quan hệ với Việt Nam, ‘mặt bành trướng, bá quyền’ của Trung Quốc luôn lấn át ‘mặt xã hội chủ nghĩa’.

Cụ thể, với những động thái hung hăng của của Bắc Kinh ở Biển Đông gần đây, chắc họ hiểu chung ‘ý thức hệ cộng sản’, cùng ‘xã hội chủ nghĩa’ không thể ngăn Trung Quốc lấn chiếm biển đảo, đe dọa chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Chắc họ cũng thấy quốc gia đứng về phía Việt Nam, ủng hộ lập trường và ít nhiều lên tiếng bảo vệ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông trong thời gian qua không ai khác là Mỹ - một quốc gia không cùng ý thức hệ nhưng chung lập trường với Việt Nam về nhiều vấn đề khu vực trong đó có vấn đề Biển Đông.

Nói cách khác, phải chăng cuối cùng họ hiểu được – đúng như những gì mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận định cách đây 20 năm – trong thế giới ngày hôm nay lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực, chứ không phải một thứ chủ nghĩa, ý thức hệ nào đó, là lý do chính khiến các quốc gia xung đột hay hợp tác với nhau?”

Chuyến đi muộn 20 năm?

17:35
Về nghị thức đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 6/7 tại sân bay quân sự Andrews, bang Maryland, trên các trang mạng đang có tranh cãi về “thảm đỏ”.

Một số trang mạng cho rằng phía Mỹ không trải thảm đỏ đón chào lãnh đạo Việt Nam.

Trong khi đó, một nhà báo Việt Nam nói với BBC rằng “không hề có chuyện photoshop” ảnh của Thông tấn xã cho thấy có việc trải thảm đỏ đón đoàn.

17:43
Một tấm hình chụp cảnh ở cửa hàng bán tivi ở Hà Nội hôm 12/7/1995, khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton loan báo bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Khi đó, kênh truyền hình Mỹ CNN đã phát đi hình ảnh lịch sử này.

18:36 tin mới nhất
James Bellacqua, nhà phân tích châu Á của CNA, đặt ở Arlington, bang Virginia, Hoa Kỳ, nói với BBC:

“Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tiềm năng tác động rất quan trọng đến quan hệ song phương. Trong hai thập niên qua, quan hệ hai nước đã đạt được nhiều nhưng vẫn còn có thể làm nhiều hơn nữa.

Đây  là lần đầu tiên một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mỹ, lại trùng với dịp kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ giữa Washington và Hà Nội. Mặc dù tính biểu tượng này dĩ nhiên quan trọng, hai chính phủ sẽ hy vọng thành tựu cụ thể từ chuyến thăm cũng lớn không kém. Có nhiều vấn đề mà hai bên có thể đạt được tiến bộ có ý nghĩa.

Đầu tiên là thương mại. Việc Hạ viện Mỹ thông qua quyền đàm phán nhanh đã bỏ qua trở ngại lớn trong quá trình đàm phán bế tắc vì TPP. Nếu không có quyền này, viễn cảnh cho TPP ở Mỹ bị xem là đen tối. Hà Nội từ lâu là một trong những nước ủng hộ TPP mạnh nhất. Chính phủ Obama hy vọng sẽ hoàn tất đàm phán TPP với 12 đối tác vào cuối năm, và có lý do lạc quan rằng Mỹ và Việt Nam sẽ loan báo hai bên thương lượng thành công về TPP trong chuyến thăm của ông Trọng.

Một vấn đề khác có thể được thảo luận là an ninh, đặc biệt là lệnh cấm lâu nay của Mỹ không cho bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tháng 10 năm ngoái, Bộ ngoại giao Mỹ loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm để tăng cường khả năng bảo vệ an ninh trên biển của Hà Nội. Nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ đã tới Hà Nội thảo luận khả năng bán hàng cho quân đội Việt Nam. Tuy vậy, hồ sơ nhân quyền kém cỏi của Hà Nội lâu nay vẫn cản trở việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm. Dù chưa rõ việc này sẽ diễn ra thế nào tại cuộc gặp, chắc chắc hai bên sẽ thảo luận và việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm không phải là bất khả.

Một loan báo có khả năng hơn là về chuyến thăm đáp lễ của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam vào cuối 2015. Hai người tiền nhiệm của ông Obama đều đã thăm Hà Nội trong hai năm cuối nhiệm kỳ. Chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam năm 2015 sẽ gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam là đối tác khu vực quan trọng trong lúc Mỹ tiếp tục nỗ lực tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương.”
 
19:21
Năm 2000, ông Bill Clinton là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam kể từ năm 1975. Ông cũng là tổng thống Mỹ loan báo việc phục hồi quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào tháng Bảy 1995.

Khi đến Hà Nội, ông đã gặp Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.

19:21
Nhắc lại chuyến đi cao cấp đầu tiên của một lãnh đạo Việt Nam đến Hoa Kỳ: Thủ tướng Phan Văn Khải vào Toà Bạch Ốc thời Tổng thống George W Bush, tháng 6/2005.

20:10 Tải xuống
Các bạn xem lại video chuyến thăm gần đây của cựu Tổng thống Bill Clinton tới dự lễ kỷ niệm 20 năm Hà Nội và Washington lập quan hệ ngoại giao.

20:10
Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nói với tọa đàm BBC 24/06/2015:
 "Đây là thời điểm rất quan trọng, nếu ông Trọng sang bên Mỹ và vận động quần chúng Mỹ, cho biết rằng Việt Nam sẽ nghiêm chỉnh thi hành những đòi hỏi của TPP, khi Việt Nam đã ký,

"Trong đó có vấn đề nhân quyền, trong đó có vấn đề bảo vệ công nhân, thì tôi nghĩ đây là một vấn đề có lợi không những cho Mỹ, cho Việt Nam.

"Mà cũng cho mười nước kia nữa trong vấn đề củng cố quan hệ và đẩy mạnh TPP."

FACEBOOK 20:10 Thai My
"Việt Nam chỉ chờ Trời cứu thôi! Đất nước nhỏ xíu lại nghèo, dân ko đoàn kết , chính quyền tham nhũng, tài nguyên bị phá hoại, toàn là dùng hàng nhập khẩu, từ cái bàn chải đánh răng cũng nhập, nông nghiệp công nghiệp cái gì cũng bán rẻ cho nước khác xuất khẩu kiếm lời, người nước ngoài vào VN làm chủ, người VN ra nước ngoài làm nô lệ..."

20:10
Ai sẽ chính thức đón TBT Trọng?

GS Carl Thayer viết trên trang The Diplomat 06/07/2015:

"Các nguồn ngoại giao cho hay Việt Nam vận động cho chuyến đi và một điểm khó xử là thủ tục. Phía VN muốn TBT Trọng được Tổng thống Barack Obama tiếp trong Nhà Trắng. Điều này gây ra vấn đề thủ tục vì TBT Trọng không có người tương nhiệm trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Nguồn trong giới truyền thông nói TBT Trọng sẽ được Phó Tổng thống Joe Biden đón trong Nhà Trắng và Tổng thống Obama sẽ tham gia cuộc thảo luận sau đó. Có tin đồn là ông Trọng có thể còn gặp bà Hillary Clinton."

20:13
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Phòng Bầu Dục cùng Tổng thống George W Bush tháng 6/2008.

FACEBOOK 20:51 Dan Ho
"Tình hình hiện nay có một số điểm tương đồng với năm 1979, nhưng có một số thay đổi về các bên. Việt Nam vào vị trí Trung Quốc và Trung Quốc giống Liên Xô năm 1979. Có nhiều nhận định cho rằng Mỹ không thể vì Việt Nam mà đối đầu với Trung Quốc, vì Trung Quốc là một bạn hàng kinh tế lớn của Mỹ. Nhưng nhiều người không thấy hoặc cố ý lờ đi rằng chính Trung Quốc chứ không phải bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hiện nay có thể soán ngôi vị bá chủ của Mỹ.

Nước Mỹ đã nhìn thấy điều này và đưa ra các quyết sách để ngăn cản Trung Quốc. Chuyển trục về Châu Á và hiệp định TPP là 2 điều rõ ràng nhất mà chúng ta có thể thấy được Mỹ đang làm để ngăn chặn Trung Quốc. Nếu như năm 1979, Mỹ dùng Trung Quốc để chia rẻ khối cộng sản dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô sau đó thì năm 2015, Mỹ sẽ dùng Việt Nam, một nước chung ý thức hệ với Trung Quốc để làm sụp đổ Trung Quốc như đã làm với Liên Xô. Đó là lý do vì sao Mỹ phá lệ đón ông tổng bí thư Việt Nam đến thăm Mỹ. Và cú bắt tay sắp tới đây của ông tổng bí thư và ông tổng thống sẽ đưa Việt Nam đi theo một hướng khác.

Khi TPP được ký kết và áp dụng, Trung Quốc liệu còn có thể tăng trưởng kinh tế như hiện nay để theo dự đoán sẽ vượt qua kinh tế Mỹ vào năm 2025? Tại sao Việt Nam, một cựa thù và là nước phát triển kém nhất trong 12 nước ký TPP lại được Mỹ chọn cho vào TPP mà Hàn Quốc, một đồng minh gần gũi của Hoa Kỳ lại không được chọn?

Mỹ là nơi của những người giỏi nhất thế giới, và kế hoạch này được cả 2 đảng lớn nhất Hoa Kỳ đồng thuận, đã chứng tỏ tầm quan trọng của việc khống chế Trung Quốc.

Việt Nam được chọn để đi đầu trong kế hoạch đó của Hoa Kỳ. Vì thế, bên cạnh lợi ích có được thì Việt Nam cũng phải trả cái giá tương ứng, giống như Trung Quốc đã từng đưa quân qua Việt Nam năm 1979 để thể hiện với Mỹ thời điểm đó.

Nhưng dù thế nào đi nữa, nếu đi đúng hướng Việt Nam có thể trở thành Hàn Quốc hoặc thậm chí Nhật Bản phiên bản 2. Nền kinh tế Trung Quốc tới đây chắc chắn sẽ suy yếu, nội loạn. Và có thể Trung Quốc có thể chọn giải pháp chiến tranh để giải quyết vấn đề của họ. Và chiến tranh với Việt Nam một làm nữa là giải pháp khả thi nhất. Mong sao khi đó các lãnh đạo ta có thể đứng vững và đưa đất nước vượt qua giai đoạn đó...."

FACEBOOK 20:51 Trung Truc Tran
Obama phải uống cả lít cafe trước khi nghe cụ tổng giảng về Mac-Lê và CNCS .

20:51 Tải xuống
Các bạn xem lại video TBT Nguyễn Phú Trọng trả lời BBC Tiếng Việt ở Anh về quan hệ với Vatican tháng 1/2013.

20:51 tin mới nhất
Trang web Nhà Trắng cho biết lịch của Tổng thống Obama ngày 7/7.
Lúc 11:10 sáng, giờ Washington DC, tại Phòng Bầu dục, ông sẽ có “cuộc gặp song phương với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phó tổng thống cũng tham dự”.
Lúc 11:45, ông Obama có cuộc gặp báo chí tại phòng họp James S. Brady.

21:05
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang thăm Nhà Trắng tháng 7/2013.

21:06
Tân Hoa Xã hoan nghênh cuộc gặp Obama - Nguyễn Phú Trọng nhưng nhắc khéo rằng 'tình đồng chí Việt - Trung vượt lên trên trò loè'.

Trang Xinhuanet hôm 7/07 viết:

"Hóa giải căng thẳng Việt - Mỹ là điều rất được hoan nghênh và là thành tích gây xúc động trong tiến triển của quan hệ quốc tế. Nó đánh dấu xu thế chính của thời đại là Hoà bình và Hợp tác vốn có Trung Quốc là một nhà sáng lập chính và người bảo vệ đầy quyết tâm."

Chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng CSVN sang Hoa Kỳ, không nghi ngờ gì, là sự kiện lịch sử quan trọng..."

Nhưng tựa đề của bài báo có bức hình hai ông Nguyễn Phú Trọng và Lý Khắc Cường gặp nhau hôm 08/04/2015 ở Bắc Kinh lại viết: "Tình đồng chí Trung - Việt vượt lên trên các trò loè mang tính địa chính trị "(China-Vietnam camaraderie transcends geopolitical gimmickry).

Tân Hoa Xã là thông tấn chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

21:21
Nhắc lại chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào Toà Bạch Ốc 22/06/2007.

Xem thêm
.
___
.
Source "VSA Vietnamese Student Association" and Google Search:
27 năm sự kiện Trung Quốc tấn chiếm Gạc Ma"  http://bit.ly/1Ag9kzv
Bauxite mining in Vietnam - http://boxitvn.net/index_.html
China–Vietnam relations - http://thediplomat.com/tag/china-vietnam-relations Cù Huy Hà Vũ - http://www.ned.org/fellowships/current-past-fellows/dr-cu-huy-ha-vu-1
Đặng Chí Bình - THÉP ĐEN https://thepden.wordpress.com/
Đặng Chí Hùng - Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 1 -19) http://dangchihung.blogspot.com/2012/10/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-1-2-3_23.html
Đặng Chí Hùng - Những sự thật cần phải biết (1 - 20) http://dangchihung.blogspot.com/2012/10/nhung-su-that-can-phai-biet-1-su-that_22.html
Lê Anh Hùng - http://www.leanhhung.com/
Nguyễn Hưng Quốc - Nhà phê bình văn học, đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org).
Nguyễn Vũ Sơn - Nah's letter to the communists and the Vietnamese people - Thư gửi Đảng Cộng Sản và tất cả người Việt (từ Nah rapper) http://www.triethocduongpho.com/2015/01/13/thu-gui-dang-cong-san-va-tat-ca-nguoi-viet-tu-nah-rapper/
Rapper Nah Nguyen’s “Địt Mẹ Cộng Sản” (DMCS) or “Fuck Communism,” Part 1, 2, 3 http://diacritics.org/2015/rapper-nah-nguyens-dit-cong-san-dmcs-fuck-communism-part-1
http://diacritics.org/2015/rapper-nah-nguyens-dit-cong-san-dmcs-fuck-communism-part-2
http://diacritics.org/2015/rapper-nah-nguyens-dit-cong-san-dmcs-fuck-communism-part-3  Nine-Dashed Line - http://thediplomat.com/tag/nine-dashed-line/
Secret Summit in Chengdu  (HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ) - http://en.wikipedia.org/wiki/China%E2%80%93Vietnam_relations
Senator Thanh Hai Ngo  http://senatorngo.ca/bill-s-219eng/
South China Sea - http://thediplomat.com/tag/south-china-sea/
.
@HSTSVN8
@HSTSVN8
23JUL2015:
    3 Reasons the Philippines Will Suffer Because of Its South China Sea Case Against China / Even if it wins at The Hague, the Philippines will lose against China in the long run.
    Confirmed: Beijing is Building World’s Largest Sea Plane for Use in South China Sea / The new plane will be able to execute a host of military assignments.
22JUL2015:
    US Not ‘Neutral’ in South China Sea Disputes: Top US Diplomat / America’s top diplomat for East Asia clarifies the country’s outlook in a keynote speech.
21JUL2015:
    Russia's 'Pivot to Asia' and the SCO / Richard Weitz on Russia's "pivot to Asia," Sino-Russia relations, and the future of the SCO
    Surprise: Japan Sees China as Its Main National Security Threat / Tokyo’s 2015 defense white paper highlights concerns over Beijing’s maritime ambitions in Asia.
20JUL2015:
    America-China: Heading for South China Sea Clash? / Continued inaction can have unintended consequences.
    Archaeology and the South China Sea / A new maritime archaeology vessel is another component in China’s strategy for the South China Sea.
    Mandate of Heaven: An ADIZ in the South China Sea / Might China seek to amend customary international law in relation to air defense identification zones?
    US Commander Joins South China Sea Surveillance Flight During Philippines Trip / Admiral Scott Swift joins a mission on board a P-8 aircraft.
19JUL2015:
18JUL2015:
    An HA/DR Solution to South China Sea Tensions / Humanitarian assistance and disaster relief could offer innovative approach to territorial conflict.
    China’s Assertiveness Could Worsen, Warns Japan Military Chief / Admiral Kawano sees a worrying future as Beijing seeks to expand its regional reach.
17JUL2015:
    Philippines versus China: Might, Right, and International Law in the South China Sea / The Diplomat‘s Ankit Panda, Shannon Tiezzi, and Prashanth Parameswaran discuss the South China Sea.
    What the South China Sea Means for South Korean Grand Strategy / The issue is a critical litmus test for Seoul's regional role.
16JUL2015:
    Interview: Robert Kaplan / Journalist and geopolitical analyst Robert Kaplan on the South China Sea, China and Asia’s future.
    Philippines Tries to Keep South China Sea Outpost Afloat / The Philippines is doing repair work on a ground ship that hosts a small contingent of Philippine soldiers.
    Philippines versus China: Might, Right, and International Law in the South China Sea / The Diplomat's Ankit Panda, Shannon Tiezzi, and Prashanth Parameswaran discuss the South China Sea.
15JUL2015:
    Naval Buildups in the South China Sea / Southeast Asian naval capabilities are surging. But how meaningful is that?
14JUL2015:
    Does Russia Fit Into the US-Vietnam Equation? / Russia’s traditional ties to Vietnam may be of use to the White House.
    How China Views the South China Sea Arbitration Case / A look at China's position on the case -- and how it could respond if the tribunal rules in the Philippines' favor.
    The Belt and Road: China's Economic Lifeline?
13JUL2015:
    8 Developments in US-Vietnam Relations Show Emerging Partnership / US-Vietnam relations are neither an alliance nor a strategic partnership yet.
    China Steps Up Harassment of Vietnamese Fishermen / Recent incidents highlight the return of low-level coercion against Vietnamese fishermen in disputed waters.
    The Maturing of China’s Ocean Law and Policy / The case of Xiamen’s South China Sea Institute shows the maturity in China's academic thinking on maritime issues.
12JUL2015:
    Shaping the Asia-Pacific Order: Don’t Count the US Out / With some foresight and leadership, the postwar system can survive.
11JUL2015:
10JUL2015:
    India's New Opportunity to Lead South Asia / The Modi government should look at China's 'One Belt, One Road' initiative from a broader perspective.
    Limits of US-Vietnam Relations Revealed in Communist Party Leader Visit / The recent trip is not as monumental as some are making it out to be.
    Vietnam After 2016: Who Will Lead? / Who is most likely to emerge from the next party congress as general secretary?
    With Fast-Track in Place, Can a TPP Deal Be Struck? / The recent TPA bill was a major step forward, but some tough negotiations remain.
09JUL2015:
    China's Navy Just Got Better at Detecting and Taking Out Submarines / With the commissioning of the Gaoxin-6, the PLAN's anti-submarine warfare capabilities receive a major boost .
    US and Vietnam Should Boost Defense, Economic Ties, Says Communist Party Leader / General Secretary urges both sides to advance their relationship in a major policy speech.
    Who Owns What in the South China Sea? / Disambiguation is a delicate process.
08JUL2015:
    Does the Philippines’ South China Sea Case Against China Really Matter? / As the trial gets underway, we should be clear about it may – or may not – mean
    Taiwan Vows to Defend South China Sea Claims as Philippines Case Begins Against China / The government stands firm on its position.
    US Lauds Future Promise of Vietnam Ties amid Historic Visit / US vice-president says there is “nothing but promise on the horizon” for bilateral ties.
07JUL2015:
    Hillary Clinton Is Angry With China Over Cyber Attacks / Will cyber attacks purportedly carried out by Chinese hackers be a campaign issue in 2016?
06JUL2015:
    A Tipping Point in the US-China-Vietnam Triangle / A visit to Washington by Vietnam’s general secretary this week underscores a major shift.
    Is Vietnam Pivoting Toward the United States? / In an unprecedented move, the secretary-general of Vietnam’s Communist Party will visit the United States.- By Carl Thayer
    The Right Way to Read US-Vietnam Relations Today / In order for the relationship to advance, both sides need to understand it from a broader and more balanced perspective.
05JUL2015:
    Can Japan Have an Economic Grand Strategy Beyond the TPP? / Can Tokyo provide economic leadership in a rapidly changing region?
04JUL2015:
    How America and China Have Different Visions of International Order / One man’s leadership is another man’s hegemony.
03JUL2015:
    Why India Should Join China's New Maritime Silk Road / India cannot miss out on this opportunity.
02JUL2015:
    China's Anti-Corruption Campaign Enters Phase Two / The second phase of Xi Jinping's anti-corruption campaign will require an intensification of legal efforts.
    Confronting China’s 'New' Military Challenge in the South China Sea / Beijing is just getting started, and its actions demand a response.
    Narendra Modi's Agenda in Central Asia: Energy, Terrorism, and China / The Indian Prime Minister is making his first regional visit, with counterterrorism and energy at the top of the agenda.
    No More Easy Victories for the U.S. Military? / America's enemies have gone to school and are developing counter-strategies to challenge its military supremacy.
    The Dramatic Transformation in US-Vietnam Relations / A historic visit this week indicates just how close the two former foes have become.
    The US Doesn't Need Tactical Nuclear Weapons in Asia / The risks and consequences far outweigh any potential benefits.
    What does the US Military See as its Greatest Threat? / China's activities in the South China Sea are prominently featured in the Pentagon's latest strategy document.
01JUL2015:
    ‘Integrating China’ into the Existing Order / Why urge China to join the international order, and then make it hard for it to do so?
    Japan to Join US, India in Military Exercises this Year / Australia, however, will reportedly be left out.
    Japan’s South China Sea Strategy / Tokyo doesn’t have a claim to the sea, but it certainly cares about what happens there.
    The Truth About China's New National Security Law / China's new national security law is vague, but it's precisely the kind of legal wallpaper Xi Jinping needs.
    Vietnam Gets Fourth Submarine from Russia amid South China Sea Tensions / Another one of Hanoi’s Kilo-class subs arrives.
30JUN2015:
    Australia and Singapore: What’s in a New Strategic Partnership? / The two countries have signed a new pact to boost their relationship in the coming years.
    Meet China’s New Submarine Hunter Plane / Beijing’s newest anti-submarine warfare weapon is closing a critical capability gap.
    Naval War College Current Strategy Forum / The Asia-Pacific focus is another indication that the geopolitics of the Asia-Pacific will dominate this century.
    Time for the Philippines to Adjust its South China Sea Approach / Manila should pursue dialogue with Beijing while it still can.
    U.S. Asia Policy: The Africa-Asia Angle / Insights from U.S. Ambassador Cameron Hume.
    US Navy to Deploy Robot Ships to Track Chinese and Russian Subs / Work on the U.S. Navy's new anti-submarine drone is progressing and that's bad news for diesel-electric subs.
    What’s Next for Japan-Philippines Defense Ties? / A brief look at what’s next for the burgeoning strategic partnership.
29JUN2015:
    Censorship in China: An Ordinary Tragedy / People in China are quite used to the "Great Firewall."
    Is China Returning to One-Man Rule? / What happens if Xi Jinping wants to stay in power indefinitely?
    Is the South China Sea Anything Like the Ukraine Crisis? / Plus, Indian tanks, China's strategy for Taiwan, the Iran deal, and more. Defense links.
    Nicaragua Canal: China’s Strategic Presence in Central America / A huge project promises to give China a significant presence in the Western Hemisphere.
    Vietnam Waives Visas, for Some / After a worrying drop in tourism numbers, some European visitors will find it easier to enter Vietnam.
    Washington’s Revealing Central Asia Report / A new State Department report is further evidence of a lack of U.S. policy for the region.
    What Should US Policy in Central Asia Be? / Continued pressure and broader engagement are crucial.
    Why China Can't Change Course in the South China Sea / According to China's foreign minister, concessions in the South China Sea would embarrass China's ancestors.
28JUN2015:
    Indonesian SMEs and the ASEAN Economic Community / Indonesia’s president needs to lead in preparing the country’s small business sector for 2015.
    Islamic State Eying Afghanistan’s Natural Resources / An expansion of the group’s operations in Afghanistan could threaten the fledgling mining industry.

    The EU and Asian Security / What role does the EU have in East Asia security?
27JUN2015:
    ASEAN's Connectivity Challenge / The organization's quest for greater cohesiveness is central to its regional role.
    China, Cuba Seek Economic and Defense Cooperation / Two high-ranking Chinese officials made separate visits to Cuba this month.
    China's HD-981 Oil Rig Returns, Near Disputed South China Sea Waters / In an unexpected development, China's Haiyang Shiyou 981 oil rig is back in contested waters.
    The Missing Piece in Australia's South China Sea Approach / The government needs to give multilateral diplomacy a serious chance.
    Should the US Spend $1 Trillion on Nuclear Weapons? / Given the rapid modernization of Chinese and Russian nuclear stockpiles, some argue the US might want to.
    Rand Paul, Offshore Balancing, and the Asia-Pacific / Kentucky's Rand Paul might not be all that important for U.S. Asia policy--then again, he's running for president.

26JUN2015:
    It's Official: AIIB Constitution to Be Signed on June 29 / Plus, U.S-China relations, China's military strategy, and one woman's experience with urbanization. Friday China links.
    Engaging Asia: US Clarity Essential to Bolster Alliances / Insights from Xenia Wickett
    Should Pakistan Be Designated A State Sponsor of Terror? / It's long been time to reconsider this question.
    Sponsored Post: The Rise of China, a Concert of Asian Powers and Hybrid Asian Regionalism / Hybrid regionalism represents a diplomatic alternative for small and middle power states in Asia.
    Hong Kong Postpones Political Development / A failed attempt to reform the method of selecting the Chief Executive raises the likelihood of future protests.
    Attack on Afghanistan’s Parliament / An audacious attack shows the need for a commitment to political reform as well as troops.
    How Did China Just Win Thailand’s New Submarine Bid? / The country has chosen Beijing to help realize its long-deferred submarine quest.
    The Folly of India's Hubris in Myanmar / Given the importance of the relationship, a little more humility is in order.
    China's WW2 Military Parade to Include Russia, Mongolia - and Taiwan / China divulged new details about its September 3 military parade this week.
    The Trouble With China's 'One Belt One Road' Strategy / The 'One Belt, One Road' strategy risks exacerbating China's economic imbalances.
    India's Upgraded Attack Submarine Heads Into Final Trials / India's INS Sindhukirti is set to reenter service after nearly a decade-long upgrade process.
    The Danger of China's Cultural Protectionism / Japan's Top Military Officer: Joint US-Japanese Patrols in South China Sea a Possibility
    Japan's Top Military Officer: Joint US-Japanese Patrols in South China Sea a Possibility / Will the Japanese Navy expand into the South China Sea with regular patrols?
    US-China Strategic and Economic Dialogue: Putting on a Brave Face / The U.S. and China tried their best to steer clear of controversy at their premier dialogue platform.
    Why Are India's Warships in Thailand and Cambodia? / Indian vessels visited the two Southeast Asian nations this week as part of India's 'Act East' policy.
    Pride and Prejudice: The Drivers of China-US Conflict / Conflict between the two powers has been and will be the norm.
    The ‘World’s Deadliest Tank’: Not as Deadly as Putin Thinks? / Some Western defense analysts caution that there is still much we don’t know about Russia’s new T-14.
25JUN2015:
    Confirmed: Philippines Wants to Join TPP / Trade secretary delivers Manila’s clearest declaration of intent yet.
    Do Asians Back the US Pivot More than Americans? / Though a new survey suggests this is the case, a closer look reveals a more complex picture.
    Ahead of Crucial Elections, Myanmar’s Media Stifled by Climate of Fear / Despite reforms, press freedoms in Myanmar are still subject to very strict limits.
    Joint Japan-Philippine Flight Over South China Sea Riles China / Once again, China is calling for Japan to stay out of the South China Sea issue.
    China’s New Kid on the (M&A) Block / The Chinese insurance sector has the potential to become a major driver of outbound investment.
    Groundhog Day: ‘Russia Developing 5th Generation Sub’ / Only seeing is believing when it comes to Russia’s ambitious 2050 shipbuilding program.
    Why China Snubbed India on a Pakistan-based Terrorist at the UN / China's habit of blocking Indian moves on Pakistan-based terrorism at the United Nations continues.
    Star Wars: The US Gets Ready to Battle China and Russia in Space / The American military will set up a new command center to better coordinate responses to attacks in space.
    TPP: Think Pacific Peace / Ahead of Crucial Elections, Myanmar’s Media Stifled by Climate of Fear
24JUN2015:
    Finishing the TPP: It’s Not Just About the US Congress / With all the attention on Capitol Hill, some perspective is needed on the endgame.
    It's Time for the Obama Administration to Get Tough on Human Rights in Vietnam / Nguyen Dang Minh Man's story reminds us that Vietnam's record on human rights remains deeply troubling.
    Let's Be Real: The South China Sea Is a US-China Issue / The South China Sea is increasingly central to the overall state of U.S.-China relations.
    The South China Sea Needs South Korea / Why Seoul can no longer stay on the sidelines of maritime disputes in the South China Sea.
     The Truth About 'Aggression' in the South China Sea / It's time to put things in perspective in the South China Sea.
    TPP Update: TPA Poised to Clear Senate / The Obama administration and pro-trade Republicans are set to clear TPA through the Senate.
23JUN2015:
    America’s Asia Policy: The New Reality / The U.S. policy goals in Asia – short and long term – are now clear.
    China's New South China Sea Messaging / China has changed the way it talks about its actions in the South China Sea, signalling a shift in the way it thinks.
    Is a Sino-US War Inevitable? / How to stop the unthinkable from becoming the inevitable.
    Land Reclamation Over in the South China Sea? Not So Fast / The Diplomat‘s editors discuss the South China Sea, U.S.-China relations, and Indo-Myanmar relations.
    The 2015 US-China Strategic and Economic Dialogue: What (and What Not) to Expect / Four things to expect from this week's Strategic and Economic Dialogue.
    The Future of US-Japan-Vietnam Trilateral Cooperation / A closer look at an idea that has received growing attention.
22JUN2015:
    China Deals Up Pressure On TPP / Beijing’s latest agreements leave the Trans-Pacific Partnership at risk of losing relevance.
    Right and Wrong on the South China Sea / “Right and wrong” is not as important as the obligation of states to the peaceful settlement of disputes.
21JUN2015:
    Who Is the Biggest Aggressor in the South China Sea? (A Rejoinder) / China’s track record in the South China Sea is markedly different from those of the other claimants.
20JUN2015:
19JUN2015:
    Global Peace Index: South China Sea a 'Potential Area For Conflict' / A new report highlights an increasing division between the most and least peaceful nations - including in Asia.
    South China Sea: Satellite Images Show Pace of China’s Subi Reef Reclamation / China is adding 8 acres a day, while other images corroborate Malaysia on South Luconia Shoals.
    The US and China Won't See Military Conflict Over the South China Sea / The United States and China both have an overriding interest in keeping the peace.
18JUN2015:
    China: A Solution in the Middle East? / China’s growing presence and lack of baggage could make it an effective player in the troubled region.
    The Truth About China’s South China Sea Land Reclamation Announcement / Beijing’s declaration tells us nothing new and does little to ease worries about its behavior.
    Who Is the Biggest Aggressor in the South China Sea? / In the past 20 years, Vietnam has doubled its holdings in the South China Sea.
17JUN2015:
    A Closer Look at the South China Sea / Bonnie Glaser discusses the issues at play in the South China Sea disputes and what can be done to address them. http://thediplomat.com/2015/06/a-closer-look-at-the-south-china-sea/     China Stays Coy on Fighting Islamic State / Strangely, Chinese reports of meetings with Iraq's foreign minister made no mention of IS.
    How China Practices the Invasion of Taiwan / Recent Chinese military maneuvers in the Bashi Channel had only one purpose.
    Japan: The Philippines' New Best Friend? / "More than ever, the Philippines has come to rely on an external partner other than the United States."
    US Mulls New Asia Infrastructure Facility to Rival Regional Players / “One-stop shop” would better coordinate and market what the United States can offer.
16JUN2015:
    China and Latin America: Back to the Future / China’s foray into Latin America builds on an extensive history.
    South China Sea Clash Complicates Vietnam-China Meeting / Media reports of violence used against Vietnamese fishermen come just before a major bilateral meeting in Beijing.
    Why China Is Stopping Its South China Sea Island-Building (For Now) / China has announced it will complete its construction on the Spratlys "in the upcoming days."
15JUN2015:
    Are Chinese Drones Heading to the East China Sea? / East China Sea, South China Sea, and history. Links to start your week.
    The Next US President: Asia's Impact on America's Future / Insights from Admiral Dennis Blair
    Time to Bust This Myth: The United States Didn't Modernize China / Both countries benefited tremendously from their close economic ties.
    TPP Update: What Happened in the House / TPP Update: What Happened in the House
Friday's antics in the House of Representatives highlight the obstacles for the Obama administration on trade.
14JUN2015:
    Are Chinese Drones Heading to the East China Sea? / Hong Kong’s Activist Social Media Culture Under Threat
13JUN2015:
    China: From Superclusters to Supercarriers / China’s local industrial policies reveal national strategies.
    China to Japan: Stay Out of South China Sea / China is not happy with Tokyo's recent attempts to insert itself into the South China Sea conversation.
    Vietnam Muddles China's South China Sea Challenge / Politics is hampering Hanoi's ability to respond.
    Will This Chinese Weapon Be Able to Sink an Aircraft Carrier? / The PLA's anti-access/area denial arsenal is slowly but steadily expanding.
    Pentagon Asks China to Stop Island Building in South China Sea (Again) / The U.S. Defense Secretary met the vice chairman of China’s Central Military Commission to discuss mil-mil relations.
12JUN2015:
    China’s Maritime Disputes: Trouble to the South, but the East Stays Quiet / Tensions are rising in the South China Sea — so why is the East China Sea so calm?
    Tactical Nuclear Weapons and Deterrence / Could tactical nuclear deterrence help prevent conflict in an Asian maritime context?
11JUN2015:
    Intelligence Check: Just How 'Preposterous' Are China's South China Sea Activities?
It's time for the Pentagon to issue a sober and balanced public assessment on the South China Sea territorial disputes.
    Moving Beyond Trilateralism in Asia / Are trilaterals a good approach to building common thinking about Asian order?
    The South China Sea: Defining the 'Status Quo' / The "status quo" in the South China Sea is a slippery concept that does little to advance a rules-based order.
10JUN2015:
    Forging the Trans-Pacific Partnership: An Insider's Take / Francisco Sanchez discusses the Trans-Pacific Partnership and U.S. economic relations with major Asian economies.
    India, Japan and the Geopolitics of Asian Security / Ankit Panda and Jeff Smith discuss India-Japan relations and the geopolitics of Asian security.
    US Must Challenge China in South China Sea / “Washington should contest China’s claims, both physically and historically.”
09JUN2015:
    China's Silk Road in Europe: Not Just Hungary / Hungary became the first country to sign a Silk Road MoU, but various other European states are already on board.
    G7 Leaders Call for 'Rules-Based' Maritime Order, Condemn North Korea / The leaders of the G-7 came together to call for maritime security, and condemned North Korea's nuclear program.
    Hans Weigert and Asia-Pacific Balancing / A WWII-era geographical pattern points the way to a successful U.S. strategy for the Asia-Pacific.
    US Presidential Debates: The Asia Round / How will the 2016 presidential contenders debate Asia policy?
    Will All Roads in Central Asia Eventually Lead to China? / Increased Chinese involvement in the region is a source of both fascination and fear.
08JUN2015:
    2 New Ships: Taiwan's Coast Guard Is Thinking Big / The vessels will be deployed in the South and East China Seas respectively.
    Abe Heads to G-7 with South China Sea, Asian Security on his Mind / At the meeting of G-7 leaders in Germany, Shinzo Abe will speak on Asian security.
    China Should Adjust Its South China Sea Policy / China needs to changes its South China Sea policy or risk damaging the ‘One Belt, One Road’ strategy.
07JUN2015:
    China’s White Paper: Implications for Southeast Asia / How might other South China Sea claimants responds to China’s maritime strategy?
    Disputology: The US and East Asia’s Sovereignty Disputes / Why and how Washington should clarify its policy of not taking sides in sovereignty disputes.
    No, China Is Not Reclaiming Land in the South China Sea / Rather, China is slowly excising the maritime heart out of Southeast Asia.
06JUN2015:

    China is Ready for an Iran Deal / Plus, did China really sponsor a cyber attack, and what will the U.S. Army do in Asia? Weekend links.
    Obama Administration Loses Top Asia Advisor / Evan Medeiros, Asia chief on the National Security Council, stepped down on June 4.
    Vietnam's Newest Tourist Destination: The Spratlys / How Hanoi deploys tourism as a weapon in its simmering dispute with Beijing over South China Sea sovereignty.
05JUN2015:
    Eurasian Silk Road Union: Towards a Russia-China Consensus?
The recent summit has gone a long way to confirming the Russia-China rapprochement.
    Japan, Philippines Seeking New Pact on Military Bases / Visiting Forces Agreement would give Tokyo access to Manila's military facilities.
    Road from Shangri-La: South China Sea Situation Report / The Diplomat's Ankit Panda and Franz-Stefan Gady discuss tensions in the South China Sea with Greg Austin.
    South China Sea: It’s About More Than Rocks / The disputes are the first major postwar challenge to the order that led to a secure and growing Asia.
    The Big Story Behind China’s New Military Strategy / China is becoming “more willing and able” to stake and defend its interests overseas.
    US, Vietnam Deepen Defense Ties / The two countries pave the way for bolder defense cooperation.
04JUN2015:
    China Is Playing Offense, Not Defense, in the South China Sea / China’s actions in the South China Sea have gone far beyond matching or reacting to the actions of others.
03JUN2015:
    Meet the PLA’s Deadly New 'Carrier Killer' Drone / Beijing is heavily investing into the development of longer-range UAVs.
    Philippines Moves Toward New Naval Base Near the South China Sea / Manila is making progress on a new facility.
    Unequal Partners: China and Russia in Eurasia / China and Russia are stepping up their collaboration, even as they compete for regional primacy.
    US Must Hold Firm in South China Sea Dispute / Backing away now will be seen in Beijing and elsewhere as a further erosion of U.S. credibility.
    Vietnam’s Navy Adds 2 Russian-Design Missile Ships / Hanoi’s maritime capabilities get another boost.
02JUN2015:
    Can the Chinese Dream and the American Dream Coexist? / Can U.S. claims to global leadership exist alongside China’s dream of national rejuvenation?
    China's Cookie-Cutter Shangri-La Speech / The Chinese representative’s speech at the Shangri-La Dialogue is exactly what we expected.
    China's Military Dream / The newest element in military strategy in China’s most recent defense white paper is the emphasis on cyber power.
    US to Help Vietnam Bolster Maritime Security / U.S. Defense Secretary Ashton Carter announced $18 million in U.S. funding to help Vietnam beef up its coast guard.
01JUN2015:
    Rebalancing Asia: Assessing US and EU Strategies / Insights from Steve Tsang, Professor of Contemporary Chinese Studies, University of Nottingham.
    Russia Plans South China Sea Naval Exercise With China in 2016 / Russia and China will hold a naval exercise in the South China Sea next year.
    Shangri-La 2015: Why We Didn't See a US-China Showdown / Both sides exercised restraint, at least for now. But lots of uncertainties lay ahead.
    US Launches New Maritime Security Initiative at Shangri-La Dialogue 2015 / Defense secretary announces fresh move at Asia’s premier security summit.
31MAY2015:
30MAY2015:
29MAY2015:
    Australia Speaks Plainly on the South China Sea / The country’s defense officials make their strongest statements yet on the disputes.
28MAY2015:
    China and the US: Clashing Visions for the South China Sea / The U.S. and China have different goals — and thus clashing approaches — for resolving the South China Sea issue.
    Chinese Official: South China Sea Construction 'Primarily for Civilian Purposes' / Plus, more on the South China Sea, China and Afghan peace talks, JPMorgan and Wang Qishan. China links.
    In New White Paper, China's Military Embraces Global Mission / China envisions a global role for its military –especially its navy — to protect overseas interests.
    Protecting Freedom of Navigation in the South China Sea / If America wants to stand up for international law, it should start by ratifying the treaty.
    Top US Officials Heat Up Rhetoric on China's South China Sea Behavior / U.S. Defense Secretary Ashton Carter minced no words: the U.S. is here to stay in Asia.
27MAY2015:
    China Dismisses US Surveillance in South China Sea as ‘Old Tricks’ / A spokesperson for China's defense ministry said such operations have been going on for a long time.
    Could the South China Sea Cause a China-US Military Conflict? / It’s in neither country’s interests to have a conflict — but they’re headed in that direction all the same.
    Taiwan’s Plan for Peace in the South China Sea / Taiwan unveils its "South China Sea Peace Initiative."
    Your Questions About China, Answered / A recap of China Power authors' conversation with Reddit's r/geopolitics community.
26MAY2015:
    China to Embrace New 'Active Defense' Strategy / A new defense white paper outlines Beijing's growing military capabilities and strategic outlook.
    India and Vietnam Push Ahead with Strategic Security Cooperation / Vietnam's defense minister is in India, with a maritime security-focused agenda.
    US-China: Mutually Assured Economic Destruction? / Can economic interdependence contain superpower rivalry?
25MAY2015:
    South China Sea: The One-Move Chess Player / Is the U.S. properly thinking through its South China Sea policy?
    The Afghanistan Arena: Pakistan’s Pivot to China / Insights from Gareth Price, Senior Research Fellow, Chatham House.
24MAY2015:
    Mekong Fish Stocks Being Sacrificed on Local Bickering / The need for a coherent region-wide strategy for the Mekong has never been
23MAY2015:
    3 Things China Can Do to Reduce South China Sea Tensions / China needs to reassure the U.S., reassure other Asian states, and be more transparent with its ambitions.
    America's Dangerous South China Sea Gamble / Does Washington know what it's doing?
    China to US: South China Sea Recon ‘Irresponsible and Dangerous' / Plus, a landmark court case in China and a treasure trove of historical Chinese documents. Friday China links.
    How the US Senate Can Help Stabilize the South China Sea / If the U.S. wants to moderate Chinese adventurism in the South China Sea, it should ratify UNCLOS.
    The ASEAN Economic Community: A Work in Progress / How we should view the organization's progress on economic integration.
    The Debate on U.S.-China Relations: Make Room, Make Way, or Make Hay / Three recent papers attempt to look at the next stage of the world's most important relationship.
22MAY2015:
    4 Reasons Why China Is No Threat to South China Sea Commerce / US diplomacy is not served by exaggerating or inventing military threats, such as threats to commercial shipping.
    China Slams US Over Economic Espionage Charges / How will this impact the bilateral relationship?
    How Will China React to Indonesia’s Sinking of a Chinese Vessel? / A look at what we might expect from Beijing.
    Why Did Indonesia Just Sink a Vessel From China? / A brief look behind a significant development.
21MAY2015:
    Beijing’s Formidable Strategy in the South China Sea / Beijing is prevailing over its neighbors in the South China Sea. It may also have the solution.
    China Issues 8 Warnings to US Surveillance Plane in South China Sea / China's navy issued a warning to a U.S. P8-A Poseidon surveillance aircraft over disputed waters in the South China Sea.
    China: A Bump in the Silk Road / China’s grand plans for the region could be derailed without a change in approach.
    Industry 4.0 and Energy 4.0 for Southeast Asia / With a smart approach to energy and industry, the region has the opportunity to leapfrog ahead.
    No, China Isn't Building a Game-Changing Canal in Thailand (Yet) / Both Beijing and Bangkok have denied any government agreement on the Kra Canal.
    Singapore Calls for Global Action to Tackle Maritime Challenges / Defense minister outlines measures to tackle maritime challenges in the Asia-Pacific.
    The Case for Stronger India-China Economic Relations / Can Modi’s recent visit help India and China fulfill the bilateral economic potential?
    The Trouble With China's Infrastructure Plans in ASEAN / Why financing by Beijing may prove to be a poisoned chalice.
20MAY2015:
    China's Master Plan to Become a 'World Manufacturing Power' / Made in China 2025 outlines a 10-year plan for strengthening China's manufacturing capabilities.
    Is Thucydides Helpful in Explaining Sino-US Relations? / Is conflict exceedingly likely when a rising power approaches parity with an established power?
19MAY2015:
    The Pentagon's South China Sea Overkill / The military edginess that the DoD has been consistently displaying over the South China Sea appears to be overkill.
18MAY2015:
    The Real Issue With US-China Relations / China sees the relationship as essentially stable while many in the U.S. believe a policy change is overdue.
    U.S. Asia Policy: Past, Present and Future / Veteran senior diplomat Nicholas Platt offers insights on U.S. foreign policy.
17MAY2015:
    With Fourth 'Submarine-Killer' Corvette, China Makes ASW Headway / China just commissioned its fourth "submarine-killer" corvette. ASW's rising on the PLAN's list of priorities.
16MAY2015:
    The Worrying Rise of Anti-China Discourse in the US / Forget U.S. patrols in the South China Sea. This is the real threat to U.S.-China relations.
15MAY2015:
    A ‘New’ Philippine Naval Base Near the South China Sea? / The country’s armed forces chief says it is “a top priority.” But will it be realized?
    What’s Wrong With US-China Relations? / A round-up of the recent debate over the U.S.-China relationship, and how best to fix it.
14MAY2015:
    How Would the US Challenge China in the South China Sea? / A look at how one proposal might work.
    The Case for a Bolder US South China Sea Policy / Why does Washington need a more robust approach, and what might it look like?
    US Encroachments in the South China Sea: What Would China Do? / The U.S. is considering sending aircraft and ships within 12 nautical miles of Chinese reefs. How would Beijing react?
13MAY2015:
    Japan, Philippines Hold First South China Sea Naval Exercises / The two strategic partners take another step towards boosting their security ties.
    The Challenge of Balancing China / Balancing is not as easy as it looks.
    Why China's South China Sea Strategy Will Fail / Despite China's pressure on ASEAN claimants, it is unlikely to achieve its goals.
12MAY2015:
    1 Year Later: Reflections on China's Oil Rig 'Sovereignty-Making' in the South China Sea / What is the long-term significance of China's decision to move an oil rig into Vietnam's exclusive economic zone in May 2014?
    ASEAN Joint Patrols in the South China Sea? / Singapore’s navy chief suggests that the idea could be realized soon.
    In Belarus, China Seeks Gateway to Europe / Xi Jinping’s visit to Belarus is the latest indication of the strategic importance Eastern Europe has for China.
    Sure, TPP Is 'Win-Win'... Unless You Care About Human Rights / The Trans-Pacific Partnership won't do much to improve the human rights situation in Asia.
    The Life of Chinese Soldiers in the Spratlys / An article by China's state news service highlights the soldiers on guard in the South China Sea.
11MAY2015:
    What China Thinks of the Pentagon’s Report on the Chinese Military / China's Foreign Ministry voiced “strong opposition” to a recent DoD assessment on Chinese military strength.
10MAY2015:
    Rethinking China’s Maritime Militia Policy / The thinking behind China’s maritime militia policy is becoming increasingly obsolete.
    Taiwan: Cross-Strait Relations and the 2016 Elections / Both the ruling and opposition parties need to navigate some tricky waters ahead of next year’s presidential elections.
09MAY2015:
    At Russia's Military Parade, Putin and Xi Cement Ties / China and Russia emphasized their common vision (of both history and the future) during the Victory Day celebrations.
    Reclamation, Arbitration, Competition: South China Sea Situation Report / The Diplomat’s editors discuss recent events in the South China Sea.
08MAY2015:
    China's Coming 'Lawfare' and the South China Sea / What China's growing legal expertise could mean for its foreign policy.
    China's Silk Road in the Spotlight as Xi Heads to Kazakhstan / Kazakhstan, the first stop on China’s Silk Road Economic Belt, is of growing strategic importance to Beijing.
    Revealed: China's New 'Carrier Killer' Sub Simulator / When can we expect Beijing's stealthy new submarine to enter service? A simulator may offer some clues.
07MAY2015:
    China's Xi Prepares to Visit Russia / Xi will seek to further cement China-Russia ties as he attends Victory Day celebrations in Moscow.
    US Approves New Missile Deals for Indonesia, Malaysia / State Department clears fresh sales for two key Southeast Asian partners.
    US Eyes Expanded Military Exercises with ASEAN Navies / South Asia Is Shooting Itself in the Foot on Trade
06MAY2015:
    Vietnam, South Korea Ink New Pact / Agreement is a further boost to their strategic partnership.
05MAY2015:
    Why the Next US President Should Pivot to the South China Sea / The U.S. needs to get proactive and expand the scope of activities with new partners like Vietnam.
04MAY2015:
    US Won't Buy China's Pitch on South China Sea Land Reclamation / Beijing will face an uphill struggle in getting other states with interests in the region to let it have its way.
03MAY2015:
    China’s Secret Plan to Supplant the United States / A new book claims to shed light on a strategy that would make China the sole superpower by 2049.
02MAY2015:
    How Asia’s Richest Man Is Connected to China’s Leaders / Plus, Hong Kong’s splintered protest movement and China’s take on the Baltimore riots. Friday China links.
01MAY2015:
    US Foreign Policy Bureaucrats See Tough Times Ahead / The U.S. Quadrennial Diplomacy and Development Review (QDDR) offers insight into problems facing U.S. foreign policy.
    Vietnam War: Understanding, Not Celebrating / For some Vietnamese, this week has been a time of remembrance, not celebration.
30APR2015:
    Australia, Vietnam and Anniversaries of War / The two countries have both celebrated major anniversaries, with little tolerance for dissent.
    New PRC South China Sea Bases No Cause to ‘Relax’ / Yes, massive China construction in the South China Sea is cause for concern.
    Vietnam Buys Deadly New Missiles Capable of Hitting China / Hanoi is the first Southeast Asian nation arming its submarines with land attack cruise missiles.
29APR2015:
    Beyond the US Rebalance to Asia: A Regional Perspective / A look at what US allies and partners are doing in the Asia-Pacific.                    
    China 'Gravely Concerned' by ASEAN Statment on South China Sea / China rejects the ASEAN statement on the South China Sea, accusing the Philippines of taking the bloc “hostage.”
    Hillary’s Choices: ‘Reset’ or ‘Default’ on Foreign Policy / Can Democrats offer a post-Obama vision for Rebalance to Asia?
28APR2015:
    Japan, US Talk Okinawa, South China Sea at Ministers' Meeting / A 2+2 meeting in New York set the stage for Japanese PM Abe’s visit to the U.S. What issues were on the agenda?
    Trans-Pacific Partnership: Do it for Vietnam / The Trans-Pacific Partnership will have a huge positive effect on Vietnam’s economy. Should Americans care?
    Will Congress Kill the 'Rebalance to Asia'? / As Abe heads to the US, Congress remains a potential stumbling block for TPP negotiations.
27APR2015:
    How China Uses its Cyber Power for Internal Security / This is the first in a series of 5 articles discussing IT as a means to solidify Communist Party rule in the country.
26APR2015:
25APR2015:
    China, Philippines Spar Over South China Sea Run-Ins / Manila and Beijing clashed over a series of run-ins between their citizens and militaries in disputed areas.    
    Philippines and Vietnam Rapidly Building Strategic Partnership / A strategic partnership will be formalized in the coming weeks, according to local media.
    South China Sea: China's Unprecedented Spratlys Building Program / Subi Reef looks next in line for an airstrip, as building and reclamation continue with  
24APR2015:
    China Is Building Giant Floating Islands in the South China Sea / A new report reveals China’s plans for 1,000,000 ton battle stations in the South China Sea.
23APR2015:
    Hong Kong's Election Reform Plan Sparks Debate, Protests / Hong Kong’s government unveiled their proposal for electoral reform and democracy activists aren’t happy.
22APR2015:
    Back to The Future: Republican Foreign Policy and Rebalance / How might a Republican White House engage Asia?
    China’s Maritime Silk Road Gamble / The MSR is designed to pacify neighboring countries threatened by China’s territorial claims, but will it work?    
21APR2015:
    Cambodia’s Hun Sen Slams ASEAN-Splitting TPP / The premier’s latest tirade is rather puzzling and misleading.
20APR2015:
    Chinese Shipyard Looks to Build Giant Floating Islands / 1,000,000 ton battlestations By Jeffrey Lin
    Confirmed: Taiwan to Start New South China Sea Patrols / Defense ministry confirms move to dispatch maritime patrol aircraft.
    Japan Scrambling Jets at Cold War Levels / Plus, South China Sea disputes, interviews with Asia’s top diplomats, and more.                    
19APR2015:
    The Trans-Pacific Partnership Is No Aircraft Carrier / Framing the Trans-Pacific Partnership as an urgent issue for U.S. national security is frankly unproductive.
18APR2015:
    The Real History of the South China Sea Disputes / Plus, new details on Zhou Yongkang’s crimes and another look at China’s ghost cities. Friday China links.  
    The U.S. Presidential Race: Hillary and India / The recently announced presidential candidate has a deep familiarity with India.
17APR2015:
    China 'building runway in disputed South China Sea island' - BBC
    China Building Runway in Disputed South China Sea - VOA
    Is This the Congressional Breakthrough the Trans-Pacific Partnership Needed? / Bipartisan legislation granting the U.S. president trade promotion authority was introduced on Thursday. Will it save the TPP?
    Philippines warning over China's South China Sea reclamation - BBC
    Q&A: South China Sea dispute - BBC
    The two strategic partners are inching closer.
    US to China: Clarify your boundary
    Vietnam, Singapore Armies Conduct First Military Medicine Mission
16APR2015:
    Beijing’s Fait Accompli in the South China Sea / China is achieving its foreign policy objectives without firing a shot.                
    China’s AIIB and the US Reputation Risk / What are the implications of the Asian Infrastructure Investment Bank for the next U.S. president?
    China's Dredging in Contested Waters Worries US - VOA
    China’s reclamation activities to raise tension in Asia Pacific - Australia GMA News Online
    Footprint of the future: Offshore sea bases By Erik Slavin Stars and Stripes
    Report: China Building Airstrip on Contested Reef - VOA
    Revelations on China’s Maritime Modernization / The U.S. Office of Naval Intelligence offers a wealth of new information on the PLA Navy.
    Satellite images show China building aircraft runway in disputed Spratly Islands
    The Politics of Rebalance: The Future of US Leadership In Asia / How will U.S. presidential candidates frame the future of U.S. policy towards Asia?
15APR2015:
    China's Ambitious 'Silk Road' Plan Faces Hurdles - VOA
    China reef work could lead to new air exclusion zone: U.S. commander - Reuters
    Philippines seeks help from U.S. in South China Sea dispute - Reuters
    Rare Pollution Protest Creates Long Traffic Jam in Vietnam - RFA
    US Commander: China Reef Work Could Lead to New Air Exclusion Zone - VOA
    US: Growing China, Russia military activity in Asia-Pacific
14APR2015:
    Australia Caught in Middle of US-China Power Tussle / Canberra could struggle to balance its interests as tensions rise over the AIIB and TPP.
    Blogger Hopes for Day When Rights Awards Are Not Needed in Vietnam - RFA
    China Land Reclamation in Contested Seas Raises Tensions - VOA
    South China Sea standoff - The Japan Times
    South China Sea: China Is Building on the Paracels As Well / It’s not just the Spratlys, China is constructing military facilities on the Paracel Islands too.        
    Vietnamese Police Burned by Acid as They Evict Family - RFA
    Who’s Got the Biggest Muscles in the South China Sea? / The United States and China trade barbs over each other’s muscles.                     
    World should fear China's actions in South China Sea: Philippine leader - AFP
13APR2015:
    Manila: China’s Sea Reclamation Work Could Spur Economic Losses - VOA
    Philippines: China's Reclamation Causing Ecological Damage - VOA
    Vietnam’s 5 Priorities for the ASEAN Community / Vietnam is ready to make its contribution to the next phase of the bloc’s development.        
12APR2015:
    China sets off for excavation in disputed South China Sea
    Why 3 Chinese Citizens Are Suing Their Government / Plus, a new report on the Chinese navy, the “little red app,” and cross-strait relations. Friday China links.
11APR2015:
    Relax, China's Island-Building in the South China Sea Is No Threat / Despite its seeming threat, China’s activities remain peaceful and defensive in nature.        
10APR2015:
    A Breakthrough in US-Vietnam Relations / A recent visit embodies the astonishing change in bilateral relations.                    
    A New Way to Resolve South China Sea Disputes? / A retired U.S. admiral suggests an out-of-the-box solution.
    Diplomacy on the Rocks: China and Other Claimants in the South China Sea - Chas Freeman
    How China Seeks to Shape Its Neighborhood / China trades U.S. relations for ‘peripheral diplomacy’ in its foreign policy priority list.
    Obama Concerned China Bullying South China Sea Nations - VOA
    Obama: China 'using muscle' to dominate in South China Sea - BBC
    Revealed: China's Reasons for Island-Building in the South China Sea / For the first time, China’s Foreign Ministry went into detail on the purpose of land reclamation in the South China Sea.  
    Vietnam, Thailand, and Russia’s ‘Pivot’ East / Prime Minister Medvedev visited Southeast Asia to underscore that for Russia, Asia is more than just China.    
09APR2015:
    China Defends Work on Spratly Islands - VOA
    China mounts detailed defense of South China Sea reclamation - Reuters
    Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying's Regular Press Conference on April 9, 2015
    How China Can Perfect Its 'Silk Road' Strategy / The challenges facing China’s Silk Road strategy — and how to overcome them.
08APR2015:
    China, Vietnam Pledge to Control Maritime Disputes / China and Vietnam vowed to keep ties strong during a visit from CPV secretary Nguyen Phu Trong.
    China, Vietnam Consider Joint Offshore Development - maritime-executive.com
    China, Vietnam to cooperate on new trade corridor - Nikkei          
    What’s Next for US-Vietnam Relations? / A brief look at some areas that might see further cooperation this year and beyond.            
    The Other Problem in the South China Sea / Territorial disputes are not the only issue to trouble this vital maritime region.                    
    TPP as Important as Another Aircraft Carrier: US Defense Secretary / US Defense Secretary Ash Carter chimes in on the importance of concluding the TPP.
07APR2015:
    Can China Woo India to the Maritime Silk Road? / Aware of New Delhi’s mistrust, Beijing is trying to link its MSR to India’s own Project Mausam.
    China, Vietnam pledge closer friendship, partnership        
    Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying's Regular Press Conference on April 7, 2015                        
    US Defense Secretary Urges Approval of TPP - VOA
    Vietnam Party Chief Visits China After Maritime Dispute - VOA
    Vietnam’s Impossible Bind: How to Stand Up to Beijing - WSJ.com
    Xi: China, Vietnam Must Cooperate on Sea Dispute - VOA
    Will This Plane Let China Control the South China Sea? / A new aircraft would be capable of quickly shuttling Chinese cargo and personnel to the contested Spratly Islands.
    Why Kissinger’s South China Sea Approach Won’t Work / Why an ideal approach to resolving the issue might not work so well in practice.
06APR2015:
    China's 'New' Carrier Killer Subs / Armed with a new supersonic missile, these upgraded boats could spell trouble for US carriers in Asian waters.
    U.S. Defense Chief Heads East, Talking Tough on China - WSJ.com
    What Vietnam Must Now Do - BBC
05APR2015:
    New US Cyber Order Could Provoke Chinese Retaliation / If Obama’s new executive order is used to sanction Chinese firms, how will Beijing respond?
04APR2015:
    China’s great wall of sand: will it antagonise territorial tensions? - theupcoming.co.uk
03APR2015:
    How Xi Jinping Came to Rule China / Plus, China's coast guard and "maritime militia," China-US competition, and the story of "orange brother."
    US Slams China for 'Great Wall of Sand' in South China Sea - nationalinterest.org
02APR2015:
    A Fiber-Optic Silk Road / China’s Silk Road initiative has profound implications for cyberspace, as well as for physical infrastructure.
    Sand Pebbles: Why Are Superpowers Squabbling Over Rocks? - foreignpolicy.com
    Vietnam Factory Workers End Strike After Pledge to Amend Insurance Law - RFA
    War and Peace in Asia’s Future / A new report charts out what Asia’s future security environment might look like.
01APR2015:
    China building 'great wall of sand' in South China Sea - BBC
     China Seeks 'Unsinkable Aircraft Carrier' With South China Sea Construction - RFA
    China's Plan For ASEAN-China Maritime Cooperation / China’s maritime initiatives are designed to advance an all-too-familiar strategy.
    The Challenge to China’s South China Sea Approach / Beijing’s ‘dual track approach’ confounds more than it clarifies.                    
    US Blasts China’s ‘Great Wall of Sand’ in the South China Sea / America’s top Pacific commander takes Beijing to task.                    
31MAR2015:
    Hanoi Takes Resistance to Beijing Underwater / Meet the Chinese Maritime Militia Waging a ‘People’s War at Sea’  (wsj.com)
    Philippines Fires Back at China’s South China Sea Charges / Manila hits back at Beijing.
    US Admiral: China 'Creating a Great Wall of Sand' in Sea - VOA
    Vietnam and Great Power Rivalries / Will Russian use of Vietnam’s Cam Ranh Bay derail improving Hanoi-Washington ties?                
    Vietnam bets on submarines, reviving Viet Cong-style guile against a bigger adversary (wsj.com)
    Vietnam Factory Workers in Rare Strike to Protest New Insurance Law - RFA
30MAR2015:                                 
    The End of CCP Rule and the Collapse of China / Is the CCP on the verge of collapse? Or is its ‘dynasty’ just getting started?
    Where Is China's Silk Road Actually Going? / At the Boao Forum, China provided the clearest overview yet of its ambitious Silk Road plans.        
29MAR2015:
    China eyes 2.5-tln-USD annual trade volume with Belt and Road countries | English.news.cn
    China's Nightmare: Vietnam's New Killer Submarines (nationalinterest)
    Mearsheimer’s War With China / The provocative political scientist foresees tense relations between the U.S. and China.
28MAR2015:                                 
    China, Kazakhstan Sign $23 Billion in Deals / China expands its economic ties with an important partner for its Silk Road Economic Belt project.
    China Headlines: China's Belt and Road; connecting the world | English.news.cn
    Swiss Watches Latest Weapon in Vietnam-China Sea Conflict - VOA
    Vietnam Has Much at Stake in S. China Sea (defensenews)
27MAR2015:  
    China Slams Philippines For South China Sea ‘Hypocrisy’ / Beijing turns the tables on Manila for resuming works in the South China Sea.
    Chinese South China Sea Reclamation Projects Hamper Philippines, Others’ Claims - VOA
26MAR2015:
    Does ASEAN Have a South China Sea Position? / The question is at the heart of controversies that keep rearing their head.
25MAR2015:
    Cambodia Publicly Endorses China Position on South China Sea - VOA
    Hanoi Citizens Protest Tree-Felling Plan / Plans to chop down the trees that line the city’s historic streets have met with a vigorous response.
     Trio of Vietnamese Political Prisoners Stage Hunger Strike Over Missing Cellmate - RFA
24MAR2015:                                 
    US and Vietnam: From Foes to Friends/ Vietnam’s new ambassador to the United States reflects on the state of the U.S.-Vietnam relationship.
23MAR2015:                                 
    China, Russia and the Tussle for Influence in Kazakhstan / The two powers are pursuing competing interests in Central Asia.
    China Slams US as 'Kibitzer on South China Sea' / In response to a letter by four US Senators to the Departments of Defense and State, Beijing tries to ridicule the US.
22MAR2015:
    Can Congress Stop China in the South China Sea? | Harry J. Kazianis
    Hundreds of Hanoians Protest Tree-chopping Plan - VOA
    The Real Lesson of the Vietnam War / Vietnam didn’t reinforce perceptions of U.S. toughness to allies. In fact, it may have done the opposite.
21MAR2015:
    Japan’s Abe Invited to Address Joint Session of US Congress / The speech has yet to be officially announced, but expectations are already rising.
20MAR2015:
    Unveiled: China's New Naval Base in the South China Sea | David S. McDonough
    Vietnam’s Capital City Backtracks on Tree Removal Plan Following Public Outcry - RFA
19MAR2015:     
    ASEAN Patrols in the South China Sea? / A US official suggests ASEAN states undertake joint patrols in the South China Sea.
    China Dominates the Scramble for the South China Sea | Richard Javad Heydarian
    Senators Seek US Strategy to Stop China's Maritime Reclamations - VOA
18MAR2015:
    Australia’s Quiet Vietnam Diplomacy / With little fanfare on summits or human rights, the two countries are strengthening their ties.
    Vietnam, Australia Strengthen Security Ties - VOA
17MAR2015:
    Australia and Vietnam Enhance Their Comprehensive Partnership / Both sides also agreed to raise bilateral relations to a strategic partnership in the future.By Carl Thayer
16MAR2015:
    China and America's Coming Battle for Southeast Asia | Peter Chalk
    China’s New Military Installations in the Disputed Spratly Islands: Satellite Image Update / Recent high-resolution images show new areas of reclamation on Mischief and Subi Reefs, and intensive construction on Fiery Cross as well as several other reefs
15MAR2015:
    China is on a crazy mission to build artificial islands. What the hell is it up to? (http://www.vox.com)
14MAR2015:
    Chinese Company Takes a Bath as Sri Lankan Port Project Scrutinized / Plus, the debate over the CCP’s future, China’s military in the Middle East, and the NPC wraps up. Friday China links.
13MAR2015:
    Most Chinese Say Their Military Can Crush America in Battle | Zachary Keck
    No, China’s Not About to Collapse / Yes, the CCP faces challenges, but it is stronger than you think.
    Russia Spurns US Concerns About Use of Vietnam Base - VOA
    Vietnam’s Cam Ranh Bay Caught in US-Russia Crossfire / How will Hanoi respond to U.S. pressure to curtail flights of Russian refueling aircraft out of Cam Ranh Bay? By Carl Thayer
12MAR2015:
    China Blasts ASEAN Head for South China Sea Remarks / Beijing scolds ASEAN’s Vietnamese chief for allegedly biased and false comments.
    Why China Will Lose the War It is Planning - American Thinker
11MAR2015:
    China Slams ASEAN Chief's S. China Sea Comments - VOA
    India's Got a Plan For South China Sea Disputes (And China Won't Like It) / India’s got a preferred solution for South China Sea disputes — and it’s not a surprise.
10MAR2015:
    Ahead of Abe Visit, Pressure Builds For Obama on TPP / The clock is ticking for the Obama administration to get the TPP past Congress    
    China Challenges ASEAN with Land Fills in South China Sea / With ongoing reclamation work, the outlook for the region remains grim.                    
    The Philippines and Vietnam Forge a Strategic Partnership / Could this form the basis of multilateral maritime security cooperation? By Carl Thayer
09MAR2015:
    Just How Powerful Is Xi Jinping? / China’s leader has all the levers of power, but can he provide results commensurate with his status?
    Monsanto Talks Food Security, But Critics Want Vietnam War Restitution First - VOA
08MAR2015:
    China Defends Island Construction in South China Sea - VOA
    China’s Island Construction in South China Sea No Threat, Says Foreign Minister / Foreign Minister Wang Yi says work is lawful, necessary and in China’s ‘own yard’ (WSJ)
07MAR2015:
    China's 'New Normal' in 2015: Cause for Concern? / The Diplomat‘s editors discuss China’s defense budget, South China Sea reclamation efforts, anti-terror law, and more.
    Beijing has its sights set on a new target. | Ristian Atriandi Supriyanto
    Red Alert: The South China Sea's New Danger Zone
06MAR2015:
    Malaysia's South China Sea Policy: Playing It Safe / Before asking what the country should do, we should look at what it is doing and why.
05MAR2015:
    Confirmed: China’s Defense Budget Will Rise 10.1% in 2015 / Money will be spent on the informatization of the PLA.
04MAR2015:
    China's 'artificial Islands' in South China Sea (atimes.com)
    'I Was Under a Lot of Pressure And Had to Quit’ - RFA
    Vietnam Pushes for More Educated Drivers to Curb Road Deaths - VOA
03MAR2015:
    Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying's Regular Press Conference on March 3, 2015
02MAR2015:
    China’s Menacing Sandcastles in the South China Sea (http://warontherocks.com)
    Vietnam Media Draws Ire for Not Probing Ex-party Chief's Riches - VOA
01MAR2015:
28FEB2015:
    How Scholars Can Help Solve the South China Sea Disputes / Researchers should look to provide creative and concrete proposals for addressing South China Sea tensions.
27FEB2015:
    Countering China’s Maritime Coercion / How to impose costs on coercion, deter intimidation, and offset unilateral changes to the status quo.
    The Rebalance in Southeast Asia: Not About Containment / Far from trying to “contain” China, the U.S. is focusing on a wide array of initiatives with regional actors. By Carl Thayer    
26FEB2015:
    Advanced US Surveillance Plane Patrols S. China Sea - VOA
    China Responds to Reclamation Reports | Mira Rapp-Hooper
    The Philippines and Vietnam: Strategic Partners? / Hanoi and Manila are looking to elevate their relationship further in 2015
    Xi's Blueprint for the Achieving the 'China Dream' / Xi’s “four comprehensives” are designed to lead China as it enters the next stage of development.
25FEB2015:
    Russia Could Make China King of the South China Sea (Nationalinterest.org)
    Xiaoming Zhang: Deng Xiaoping and China’s Invasion of Vietnam
24FEB2015:
    Does Asia Need a New Maritime Organization Beyond ASEAN? / Some are calling for a new institution to manage Asia’s maritime disputes.
    Why Hasn't Maritime Multilateralism Worked in Southeast Asia? / Asian maritime disputes stem from deeply entrenched national interests.
23FEB2015:
    China completes fishery survey in South China Sea | English.news.cn
    Controversial Vietnamese Photo Taken Offline After Backlash - VOA
22FEB2015:
    China and the South China Sea Resource Grab / Maritime disputes in the region have more than just legal and military dimensions.    
    Douglas MacArthur and the Pivot to Asia / The controversial general would have applauded the U.S. commitment to the Asia-Pacific.
     What is China Building in the South China Sea?                
21FEB2015:
    China’s island-building spree is about more than just military might | Gwynn Guilford
20FEB2015:
    Is There a Silver Lining to China's South China Sea Land Reclamation? / China’s land reclamation projects could be a precursor to a final definition of the “nine dash line.”    
19FEB2015:
    China to Project Power From Artificial Islands in South China Sea - VOA
    Lunar New Year a Struggle for Many Vietnamese - VOA
    The Real Lesson of the Vietnam War / Vietnam didn’t reinforce perceptions of U.S. toughness to allies. In fact, it may have done the opposite.
    Trafficking Victims Suffer Mentally, Physically - VOA
18FEB2015:
    China Nixes South China Sea Discussions at Defense Meeting / Once again, China is trying to block multilateral discussions over the South China Sea.
    Construction in the South China Sea: A Comparative View | Tran Truong Thuy
    Exposed: China's Super Strategy to Crush America in a War
    New Report Highlights China's Cybersecurity Nightmare / A cyber threat group reported to have ties to the NSA validates China’s fears of using U.S. technology.
    Philippines Skeptical of China’s Reclamation Work in Contested Sea - VOA
    Reclamation in the South China Sea: Legal Loopholes, Practical Impacts | Jay Batongbacal
    Taiwan’s Development Work on Taiping Island | Yann-huei Song
    Think missiles. Lots and lots of missiles. Welcome to Shock and Awe, Chinese-style. | Harry J. Kazianis
     Vietnamese Rights Activists Hold Out Hope for Democracy - RFA
17FEB2015:
    A new report represents a major evolution in U.S. understanding of the PLA.
    US China Commission Moves Beyond the 'China Threat' Hype
    Vietnam Plays Up US Invitation to Communist Party Chief - VOA
16FEB2015:
    Imagery shows progress of Chinese land building across Spratlys | Sean O'Connor and James Hardy - IHS Jane's Defence Weekly
    India’s Submarine Program Continues to Struggle / India has long recognized the need to beef up its submarine capability. That process is not going smoothly.
    Philippines Skeptical of China’s Reclamation Work in Contested Sea -VOA
15FEB2015:
    Japan: From ‘Proactive Pacifism’ to ‘Proactive Diplomacy’ / The region should welcome greater engagement by democratic Japan.
    Southeast Asia’s Piracy Headache / The region saw a spike in piracy in 2014, and attacks became more deadly.
14FEB2015:
    How America's New Secretary of Defense Will Deal With China / Plus, trouble in Myanmar, defending the Silk Road, and China’s cyber theme song. Friday China links.
13FEB2015:
    Turning 1 in Vietnam, McDonald’s Sees Mixed Performance in Asia - VOA
    Vietnamese Youth Embrace Environmental Activism - VOA
    What the Vietnam War Hawks Got Wrong / James Burnham, and other Vietnam hawks, hardly deserve contemporary rehabilitation.
12FEB2015:
    ASEAN Eyes Closer Military Ties in 2015 / The grouping is mulling new defense initiatives under Malaysia’s chairmanship.
    Vietnam Sentences 3 to Prison for Anti-State Activities - VOA
11FEB2015:
    China Unveils Major South China Sea Gas Find / Large yields may further fuel resource extraction efforts in contentious waters.
    Vietnam Releases Another Activist Blogger - VOA
10FEB2015:
    Mainland Firm Lends a Hand as Taiwan Expands South China Sea Presence / A Shanghai shipping firm helped deliver materials Taiwan needs to construct a port in the disputed Spratly Islands.
    The Geopolitics of the Vietnam War / Columnist James Burnham offered strategic insights into the war in Southeast Asia that remain relevant today.
    Vietnamese Anti-Graft Newspaper Fights Back - VOA
    Vietnam Targets Newspaper After Reports of Alleged Official Graft - RFA
09FEB2015:
    US May Base Warships in Australia. / Washington is eying ways to expand its military presence there.
08FEB2015:
    Survey: Gay Vietnamese Come Out Early, But Face Battles at Home - VOA
    The US, Japan and the South China Sea / Having Japan patrol the South China Sea would be an unnecessarily provocative move.
07FEB2015:
    Vietnam and Diplomatic Balancing / Hanoi is having to walk a careful line in its relations with China and the U.S.
06FEB2015:
    At China Sea Impasse, Manila Bolsters Navy - VOA
    ‘Nipped and Tucked’ from Translation: Censorship in Vietnam / One author experiences the thoroughness of Vietnam’s censors.
     Vietnam’s Arrests of Executives for ‘Economic Crimes’ Seen as Selective - RFA
05FEB2015:
    China Defends Ship's Action in South China Sea - VOA
    Manila Says China Starts Dredging at Another Reef in Disputed Waters - VOA
    Philippines Accuses China of Ramming Boats in South China Sea / Once again, the Philippine government is publicizing China’s bad behavior in the South China Sea.
    Philippines Files Diplomatic Protest Over China Confrontation - VOA
    US Helping Strengthen Vietnamese Coast Guard - VOA
     Vietnamese Seeking Justice Plan to Spend Tet in Hanoi - RFA
04FEB2015:
    2016 US Presidential Race: Asia Policy in Play / How Asia could inform the foreign policy of the new administration.
    Vietnam Opens Hotline to Help Citizens Abroad - VOA
03FEB2015:
    The One Article to Read on Chinese Naval Strategy in 2015 / A fascinating new paper by two academics asks us to question a fundamental assumption about China’s naval buildup.
    Vietnam Communists Mark Anniversary Amid Calls for Change - VOA
    Vietnamese Shop Owner Self-Immolates to Protest Market Demolition - RFA
02FEB2015:
    How a 120-Year-Old War Is Driving China's Military Modernization / An essay by Gen. Fan Changlong on the First Sino-Japanese War reveals China’s current vision for military modernization.
01FEB2015:
    2015 Challenges for the Communist Party of Vietnam / The recent plenum was revealing as to the future direction the party will take.
    Foreigners Bullish on Vietnam, But Want Economic Reforms - VOA
31JAN2015:
    China’s Lawful Position on the South China Sea / China is not helping itself by refusing to define its understanding of the nine-dashed line.
30JAN2015:
    China’s Alternative Diplomacy / China has just made its biggest foreign policy adjustment in 25 years.
    US Admiral: Japanese Operations in South China Sea 'Make Sense' in the Future / The United States might support Japanese military operations in the South China Sea.
29JAN2015:
    Former Secretaries of State Weigh In on US National Security - VOA
    Is China’s Periphery Becoming the Core of Its International Relations? / An op-ed by an influential Chinese scholar reflects trends in Chinese foreign policy.
    Philippines, Vietnam Upgrade Ties in Show of Unity Against China - VOA
28JAN2015:
    ASEAN to Intensify South China Sea Response Amid China Concerns / Grouping to accelerate efforts to conclude an elusive code of conduct.
     Interview: Vietnam Has Problems That Citizens Should Stay And Solve - RFA
27JAN2015:
    China Upholds Death Penalty for Vietnamese Child Trafficker - VOA
    Why 2016 Could Be a Nightmare for China / Presidential elections in the U.S. and Taiwan could end China’s period of “strategic opportunity.”
26JAN2015:
    9 Takeaways on US-India Ties After Obama's India Visit / Narendra Modi and Barack Obama have created important positive momentum in Indo-U.S. ties.
25JAN2015:
    Malaysia Eyes Submarine Base Expansion Near South China Sea
24JAN2015:
    China's National Security Strategy / The Politburo, headed by Xi Jinping, emphasized the severity of threats facing China’s national security.
23JAN2015:
    The Philippines, Malaysia, and Vietnam Race to South China Sea Defense Modernization / Malaysia, the Philippines, and Vietnam are all striving to bolster their maritime capabilities. By Carl Thayer
22JAN2015:
    Philippines Blasts China on South China Sea Reclamation Work / Officials criticize Chinese actions following U.S.-Philippine strategic dialogue.
    Vietnam Approves New Casino for Foreign Gamblers - RFA
21JAN2015:
    Philippines, US Oppose Beijing’s Activities in S. China Sea - VOA
    Time to Rethink Chinese Diplomacy / Unless China can gain the world’s trust, its rise won’t get much farther.
    Vietnamese Activists Allege Police Brutality After Visiting Dissident - VOA
    Vietnam Tackles Supply-Demand Mismatch in Push for Cheap Housing - VOA
20JAN2015:
    Is the United States a ‘Dangerous’ Ally? / A former Australian prime minister is among those who argue that it is.
19JAN2015:
    Get Ready: China's Anti-Corruption Campaign Is About to Intensify / China’s anti-corruption campaign will continue and deepen in 2015.
18JAN2015:
    Washington’s Obsolete Taiwan Policy / The approach to Taiwan is strangely at odds with its policy elsewhere in the region.
17JAN2015:
    Is Indonesia’s ‘Sink the Vessels’ Policy Legal? / Given the controversy over the policy, it is worth considering its legality.
16JAN2015:
    China in 2015: What to Expect http://thediplomat.com/2015/01/china-in-2015-what-to-expect/     What Awaits Vietnam in 2015? / Will Vietnam be able to leverage its relations with TPP countries to its advantage with China?
15JAN2015:
    75% of World Piracy Attacks Were in Asia in 2014 / A new report says piracy is a rising concern for the region.
     Vietnamese Bank Official (Almost) Makes Off With Lao Buddha Statue - RFA
    Vietnamese Political Blog Creates a Stir - VOA
14JAN2015:
    Explaining Southeast Asia’s Force Buildup / Balancing alone does not explain the build-up of conventional military assets in Southeast Asia.
13JAN2015:
    Explaining Indonesia’s ‘Sink The Vessels’ Policy Under Jokowi / Jakarta’s policy of sinking illegal vessels looks set to continue despite lingering concerns.
12JAN2015:
    China slams Philippines for criticizing island project in South China Sea
    China, Japan Try to Tamp Down Maritime Tensions / China and Japan are one step closer to setting up a consultative mechanism to govern contacts in the East China Sea.
11JAN2015:
    Where the Pivot Went Wrong – And How To Fix It / “The Obama administration’s Southeast Asia policy has been badly misguided.”
10JAN2015:
    How Close Is China to Another South China Sea Airstrip? / Beijing could have a second airstrip in the South China Sea by the end of 2015.
09JAN2015:
    China Just Doubled the Size of Its Amphibious Mechanized Infantry Divisions / Should Taiwan be sweating?
    Vietnam Gives China an Earful For 'Worst' Project / Minister publicly excoriates Chinese railway company for embattled project.
08JAN2015:  
    Japan and China Spar Online Over Senkaku/Diaoyu Islands / China and Japan take to cyberspace to promote their territorial claims.
    Vietnam Official Scolds Chinese Firm After Construction Accidents - VOA
    Vietnamese Lawmaker Arrested for Alleged Fraud - VOA
07JAN2015:
    Will China Change its South China Sea Approach in 2015? / Some say Beijing may be adjusting its approach. But history suggests caution is warranted.
06JAN2015:  
    5 Ways the US Can Boost its Rebalance to Southeast Asia in 2015 / What should the Obama administration do to advance U.S. policy in Southeast Asia this year?
    Vietnamese Businesses Study 'Innovation' to Move Ahead - VOA
05JAN2015:
    China and Japan’s Abandoned Senkaku/Diaoyu Agreement / A decades-old agreement to shelve the Senkaku/Diaoyu territorial dispute has fallen by the wayside.
04JAN2015:
    Thailand Eyes Submarine Fleet / Is Thailand about to realize its long-deferred dream of acquiring submarines?
03JAN2015:
    Vietnam May Crack Down on Dam Investors / Government mulls harsher penalties as investors fail to meet obligations.
02JAN2015:
    China and Vietnam Eschew Megaphone Diplomacy / The two rivals agree to “properly settle” their maritime disputes. By Carl Thayer         
01JAN2015:
    From ‘Ugly American’ to ‘Ugly Chinese’? / Shocking stories about the behavior of Chinese travelers should be placed in context.
31DEC2014:
    Southeast Asia: 10 Trends to Watch in 2015 / From Myanmar’s election to ASEAN community-building, 2015 will be an exciting year
    The Top 5 Achievements of Chinese Diplomacy in 2014 / Despite some challenges, 2014 was a very good year for China’s diplomacy; 2015 will be more or less the same.
    Three Steps to Dealing With the ‘New’ China / How the U.S. (and the world) can best react to China’s new activist foreign policy moves.
    Vietnam a Growing Threat to Taiwan’s South China Sea Claims: Report / Taiwan weighs Vietnam’s threat to its military outpost in Itu Aba
30DEC2014:
29DEC2014:
     Rights Group, Dissidents Slam Arrest of Vietnamese Blogger - RFA
28DEC2014:
     Vietnamese Police Arrest Prominent Blogger - RFA
27DEC2014:
    How International Human Rights Day Is Celebrated in Vietnam / The government of Vietnam appears to have adopted an alarming new tactic against human rights activists.
26DEC2014:
    A Holiday Primer on Salami Slicing / How to approach the complex problem of “salami slicing” in the South and East China Seas.
    China, Vietnam capable of managing differences | Updated: 2014-12-26
25DEC2014:
    Cambodia, Vietnam Vow to Boost Bilateral Ties / Vietnamese president’s state visit sees neighbors advance comprehensive cooperation
24DEC2014:
23DEC2014:
    How Will Falling Oil Prices Affect Vietnam in 2015? / Lower oil prices could be a double-edged sword for Vietnam next year
    Falling Oil Prices Pinch Vietnam's Economy, Tourism - VOA
22DEC2014:
    International Law and the South China Sea / China’s approach to international law is driving the US and ASEAN into a ‘juridical alliance.’
    Mass Bridal Disappearance in Hebei / The mysterious disappearance of hundred young Vietnamese women underscores China’s problem with trafficking.
Senior Chinese Leader to Visit Vietnam Amid Sea Tension - VOA
21DEC2014:
20DEC2014:
19DEC2014:
    Laos Dam Risks Damaging Mekong River, Igniting Tensions With Vietnam / Consultations on Don Sahong dam fail to bridge gap between Laos and neighboring states
18DEC2014:
    Indonesia: Playing With Fire in the South China Sea / Indonesia’s new president could jeopardize bilateral relations and ASEAN unity with his maritime “shock therapy.”  By Carl Thayer
17DEC2014:
    Philippines to Upgrade Navy in S. China Sea - VOA
16DEC2014:
     Family of Detained Vietnamese Blogger Appeals For His Release - RFA
15DEC2014:
14DEC2014:
    Challenges Mount to Beijing's South China Sea Claims - VOA
13DEC2014:
12DEC2014:
    Vietnam Court Upholds Sentences of Three Jailed Bloggers - RFA
    Vietnam Launches Legal Challenge Against China’s South China Sea Claims / Vietnam lodges a submission at The Hague and rejects Chinese position paper on the South China Sea.
    Vietnam Upholds Sentence for Outspoken Rights Activist - VOA
11DEC2014:
    China Rejects US Report on Sea Claims - VOA
    India and Vietnam Advance Their Strategic Partnership / India and Vietnam are expanding their strategic partnership from energy and trade to defense and space — and beyond. By Carl Thayer | December 11, 2014
10DEC2014:
     Vietnamese Blogger Harassed, Beaten by Plainclothes Police - RFA
09DEC2014:
08DEC2014:
     Arrest of Second Vietnamese Blogger in Two Weeks Prompts Speculation - RFA
    Vietnam Detains Another Blogger for Anti-state Posts - VOA
07DEC2014:
06DEC2014:
05DEC2014:
04DEC2014:
     China, Vietnam Among ‘Worst Abusers’ of Internet Freedom - RFA
03DEC2014:
    Asian Neighbors Wary of China, Uncertain About Regional Security - VOA
02DEC2014:
    Rights Groups Urge Vietnam to Free Detained Blogger - VOA
    Vietnam’s Navy Crosses the Line / Vietnam is stepping up its defense cooperation, particularly on maritime issues, with friends near and far.
01DEC2014:
     Vietnamese Police Arrest Prominent Anti-China Blogger - RFA
30NOV2014:
    Vietnam Detains Blogger for 'Bad' Content - VOA
26NOV2014:
     Vietnam Rights Conference Goes Ahead Despite Police Harassment - RFA
    Vietnam, the US, and Japan in the South China Sea / Prospects for regional security hinges heavily on how these actors relate to the South China Sea issue.
25NOV2014:
    China's Spratlys Airstrip Will Raise South China Sea Stakes / Beijing is developing a man-made island on Fiery Cross Reef in the Spratlys.
    Vietnam Warships Visit Philippines Amid South China Sea Dispute - VOA
     Vietnamese Journalist Brutally Beaten by Policemen in Ambush - RFA
24NOV2014:
    Philippines Leery of Development on Reef Reclamation in S. China Sea - VOA
18NOV2014:
    Vietnamese Law Book Recalled Over Cover Photo - VOA
17NOV2014:
     Doubts Raised Over Vietnamese Leadership Confidence Vote - RFA
14NOV2014:
    China's TPP Contradictions / In attacking the Trans-Pacific Partnership, China’s state media directly contradicted President Xi.
11NOV2014:
    ASEAN Summit Again Focuses on South China Sea - VOA
     Rights Groups Slam Vietnam For ‘Obsolete’ Rights Report - RFA
09NOV2014:
    Vietnam: Lack of Credit Cards Not Stopping Pursuit of E-commerce - VOA
08NOV2014:
    China Could Still Build 'String of Pearls' / Just because China hasn’t built bases in the Indian Ocean yet, doesn’t mean it won’t in the future.
05NOV2014:
    ASEAN Document Pushes Talks on South China Sea - VOA
     Vietnamese Authorities Step Up Harassment of Dissident Rights Lawyer - RFA
03NOV2014:
    Lawyers Question ‘Anti-State’ Charges Against Two Vietnamese Bloggers - RFA
28OCT2014:
    How Vietnam Woos China and India Simultaneously / In managing relations with India and China, Vietnamese diplomacy has grown dynamic and creative. By Carl Thayer
    Interview: Voices Calling for Democracy in Vietnam Must be Heard - RFA
27OCT2014:
    Can China and Vietnam Overcome Their Territorial Disputes? / Yang Jiechi’s visit to Vietnam was full of optimism, but the China-Vietnam relationship remains fragile.
    China, Vietnam Say They Seek Lasting Solution to Sea Dispute - VOA
    Jailed Vietnamese Blogger Freed to Go to US - VOA
22OCT2014:
    Freed Vietnamese Dissident Arrives in US, Vows to Continue Fight - RFA
21OCT2014:
    Jailed Prominent Vietnamese Blogger Dieu Cay Freed, on Way to US - RFA
20OCT2014:
    China-Vietnam Defense Hotline Agreed: What Next? / Beijing and Hanoi are looking to reset bilateral relations following a turbulent year.By Carl Thayer
17OCT2014:
    China Naval Chief Conducts ‘Unprecedented’ Survey of Disputed Reefs / PLA Navy commander Wu Shengli conducted a survey of Beijing’s reclamation projects in the disputed South China Sea.
    Southeast Asia's Emerging Amphibious Forces
ASEAN navies are rapidly acquiring amphibious capabilities. Their intentions, however, remain unclear.
    Vietnam’s Ex-Lawmaker Maintains Innocence After 18-Year ‘Harsh’ Jail Term - RFA
    Why the Upcoming China-Vietnam Defense Ministers Meeting is Immensely Important / Chinese and Vietnamese officials will meet this weekend with maritime security on the agenda.By Carl Thayer
16OCT2014:
     Vietnamese Authorities to Inspect Controversial Bauxite-Mining Plant
14OCT2014:
    Vietnam's Extensive Strategic Partnership with Japan / Vietnam’s relationship with Japan has an important security component that is growing and evolving.By Carl Thayer
13OCT2014:
    United States Lifts Vietnam Arms Embargo (With a Catch) / 40 years after the Vietnam War, the U.S. will sell defense equipment to Vietnam for maritime security.
    (theatlantic.com) -- China’s Dangerous Game
The country's intensifying efforts to redraw maritime borders have its neighbors, and the U.S., fearing war. But does the aggression reflect a government growing in power—or one facing a crisis of legitimacy?
10OCT2014:
    Will China Join the Trans-Pacific Partnership? | China’s vice foreign minister says Beijing is interested in joining the TPP as its own economic reforms take shape.
08OCT2014:
    A Closer Look at China’s Military Modernization / Dr. Phillip Saunders joins The Diplomat to take a closer look about China’s military modernization. http://thediplomat.com/2014/10/a-closer-look-at-chinas-military-modernization/     China Builds Military Airstrip in Disputed South China Sea / The new military airstrip is part of China’s ongoing effort to strengthen its ability to patrol the South China Sea.
    Vietnamese Engineer-Activist Treated Like a ‘Slave,’ Humiliated in Jail - RFA
07OCT2014:
    Vietnamese Bloggers Plan Protest Over Hanoi Fireworks Celebration - RFA
    The Political Significance of American Lethal Weapons to Vietnam / The partial embargo removal sends a clear signal to South China Sea rivals.
06OCT2014:
    The US Lifts Arms Embargo: The Ball Is in Vietnam’s Court / The United States partially lifted the embargo. The next move will be Vietnam’s. By Carl Thayer
03OCT2014:
    United States Lifts Vietnam Arms Embargo (With a Catch) / 40 years after the Vietnam War, the U.S. will sell defense equipment to Vietnam for maritime security.
02OCT2014:
    Vietnamese Catholic Dissident Freed After More Than Three Years in Prison - RFA
01OCT2014:
    Vietnam Allows State Media to Report on Hong Kong Democracy Protests - RFA

29SEP2014:
    Can Vietnam’s Maritime Strategy Counter China? / Just how developed and credible is Vietnam’s counter-intervention strategy? By Carl Thayer
    Chinese Offshore Oil Company Fuels South China Sea Tension / CNOOC is using Western technology to further Chinese territorial claims.
    What to Expect If the US Lifts Its Vietnam Arms Embargo / What are the expected short-term effects of the U.S. lifting its arms embargo on Vietnam?
    Can Vietnam’s Maritime Strategy Counter China? / Just how developed and credible is Vietnam’s counter-intervention strategy?
28SEP2014:
    India, Vietnam and $100 Million in Defense Credit / Stronger ties will give Hanoi a boost and strengthen New Delhi’s hand.
23SEP2014:
    Artificial Islands in the South China Sea / With this latest twist, Beijing now appears to feel the time is right to change the facts on the ground.
18SEP2014:
    Time to End Ban on Weapons Sales to Vietnam / Washington needs a strong partner in Vietnam to counter Chinese aggression in the South China Sea.
    India and Vietnam Call for Freedom of Navigation in South China Sea / The two countries also signed seven bilateral agreements during Indian President Pranab Mukherjee’s trip to Vietnam.
17SEP2014
    (thinkprogress.org) -- In South China Sea, China Makes First Big Gas Discovery While Other Countries Look On
    (Press Trust of India ) -- 3-4 oil blocks offered by Vietnam viable: Pradhan
    Vietnam has offered India oil and gas blocks outside the territory claimed by Beijing in the South China Sea, Petroleum Minister Dharmendra Pradhan said today.
    ( Saibal Dasgupta) -- India-Vietnam offshore oil-exploration agreement faces China wall
16SEP2014:
    China Discovers Gas Field in the South China Sea / The discovery will provide further impetus for China’s deepwater drilling operations in the South China Sea.    
    China rig finds gas after Vietnam sea standoff
    China to oppose India-Vietnam oil deal ‘within its waters’
    CNOOC's 'Paracels Islands' rig makes major deepwater gas field discovery
15SEP2014:
    India-Vietnam Supersonic Missile Talks in 'Advanced Stage' / Vietnam may soon import the BrahMos cruise missile from India.
    Vietnam, India to Expand Oil Exploration in Contested South China Sea / Vietnam, India Sign New Oil and Gas Deal Despite Previous Objections From China
    (english.cntv.cn) -- China discovers major gas field in South China Sea
    (Reuters.com) -- Thai PTT and Saudi Aramco in joint Vietnam petrochemical project
14SEP2014
    (nationmultimedia.com) -- Energy competition in South China Sea: A front-burner issue?
13SEP2014
    Vietnam offers 2 more blocks to OVL
12SEP2014
    Thailand's PTT May Team With Saudi Aramco on Vietnam Refinery
    Philippines Wages 'Mapfare' Against China / With a new map exhibit, the Philippines tries to repudiate China’s historical claims to South China Sea territories.
11SEP2014
    (Reuters.com) -- CNOOC issues exploration tender, includes S.China Sea blocks
10SEP2014:
    China says South China Sea land reclamation 'justified'
    Former Military Officers Say Vietnam Armed Forces Must Protect The People - RFA
    Vietnam begins construction of $3.2bn Vung Ro oil refinery
    Why Is China Building Islands in the South China Sea? / A BBC report confirms China’s extensive land reclamation projects in the South China Sea. What does Beijing gain?
09SEP2014:
    China's Island Factory - BBC
    New islands are being made in the disputed South China Sea by the might of the Chinese state. But a group of marooned Filipinos on a rusting wreck is trying to stand in the way.
    Vietnam's China Challenge: Making Asymmetric Deterrence Work / With its new Kilo-class subs, Vietnam will implement an asymmetric area denial strategy against China.
06SEP2014:
    Why We Must Defend UNCLOS / Only by defending constitutions, laws and treaties are the only way for them to have meaning.
05SEP2014:
    Vietnam’s Envoy to China Reinforces Communist Unity / Vietnam’s Communist Party is concerned about its grip on power amid deteriorating regional relations.
04SEP2014:
    China’s War on Maritime Law / China is using language to quietly redefine international maritime law.
    The Potential of the TPP for Vietnam / The TPP, if it happens, could provide economic and strategic benefits for Vietnam.
    US and Vietnam Should Tread Carefully on Relations / While a strategic relationship makes sense on paper, both sides should temper their expectations.
03SEP2014:
    Stop China’s Unlawful “Great Wall” in the South China Sea / A careful review of the historical record and law reveals that China’s claims in the South China Sea are unfounded.
02SEP2014:
    China Revamps South China Sea Cruise Line / Over a year old, China’s cruise service to the Paracels is going strong.
    China's Real Goal: A Monroe Doctrine in Asia?
01SEP2014
    The South China Sea Crisis: Impossible to Solve?
    (Reuters.com) -- Thailand's PTT plans $20 bln Vietnam refinery, petrochemical complex
31AUG2014
    (praguepost.com) -- Barroso calls for more reforms in Vietnam
    (rappler.com) -- Grand theft of the global commons | Carpio: 'If there is no global commons in the South China Sea, then there will be no global commons in the rest of the oceans and seas of our planet'
30AUG2014
    China Now Reclaiming Islands in Philippines' Kalayaan Island Group - breitbart.com
    Learning From China’s Oil Rig Standoff With Vietnam / Understanding the motives behind Beijing’s provocation will help the US and its partners deal with future incidents.
    Photos reveal newly constructed Chinese military facilities in Spratly Islands - ajw.asahi.com
29AUG2014
    (Bloomberg) -- China Seeks to Protect South China Sea Submarine Gateway
    (nationaldefensemagazine.org) -- U.S. Debates Removal of Weapons Ban on Vietnam as China Asserts Territorial Claims
    (cnbc.com) -- Chinese naval push could affect global trade
    Vietnamese Activists Get Three Years in Prison for ‘Obstructing Traffic’ / The country comes in for international criticism after cracking down on activists and their supporters.
    Xi Jinping Meets Vietnamese Leader / Vietnam and China have smoothed over tensions, but a long-term solution remains elusive.
28AUG2014
    (Reuters.com) -- Joint petroleum development in the South China Sea: Kemp
27AUG2014  
    Indonesia Keeps an Eye on the Natuna Archipelago / Indonesia is growing increasingly wary of Beijing’s intentions for the Natuna Islands.
    India and Vietnam Seek Stronger Ties / India considers a Vietnamese offer to explore offshore drilling options despite Chinese protests.
26AUG2014  
    Vietnam Sends Envoy on Ice-Breaking Trip to China / Politburo member Le Hong Anh will be in China August 26 and 27, the first such visit since the oil rig crisis.
25AUG2014
    The Nine-Dashed Line: 'Engraved in Our Hearts' / China’s “nine dash line” claims have been widely embraced by the Chinese people since the 1940s.
    Vietnam sends envoy to China to smooth tensions            
    Vietnam's Cuu Long JOC to pump first oil at Su Tu Nau field in Oct: PetroVietnam
24AUG2014
17AUG2014
    (wsj.com) -- To Drill or Not? Oil Firms Edgy in South China Sea
16AUG2014
    Philippines Military to Offer Cruise Service in South China Sea / The Philippines military wants to create a cruise service to take tourists around disputed parts of the South China Sea.
15AUG2014
    The Need to Tread Cautiously on a US-Vietnam Nuclear Deal / ‘It would be unwise to dismiss the dangers of a liberal approach to Vietnamese proliferation.’
14AUG2014
13AUG2014
    Don’t Blame US Pivot for South China Sea Row / China — not the U.S. pivot — is causing tensions in the South China Sea.
12AUG2014
11AUG2014
    Code of Conduct for South China Sea Unlikely, Yet ASEAN Made Progress / All parties showed interest in conciliation, even if a COC was simply a prop to further dialogue.
10AUG2014
09AUG2014
08AUG2014
07AUG2014
    It Doesn't Matter if China 'Blinked' / Let’s stop obsessing over reputational costs in crises.
06AUG2014
    (lowyinterpreter.org) -- How big are CNOOC's oil reserves?
    Philippine Court Sentences 12 Chinese Fishermen to Prison / The fishermen were accused of illegal fishing at the Philippines’ Tubbataha Reef, a UNESCO World Heritage Site.
05AUG2014
    China Rejects Proposed ‘Freeze’ on Provocative South China Sea Moves / A Chinese official dismissed the U.S. and Philippines’ call for a freeze on provocative moves in disputed maritime areas.
04AUG2014
    A US-Vietnam Alliance? Not So Fast. / Expectations that Hanoi will enter Washington’s embrace appear unrealistic as the pro-Chinese camp prevails in Vietnam.
    Vietnam, China and the Oil Rig Crisis: Who Blinked? / Did Vietnam buckle under Chinese pressure or did China blink? By Carl Thayer
03AUG2014
02AUG2014
    Vietnam to Acquire Japanese Maritime Surveillance Ships / Japan will sell Vietnam six used maritime surveillance vessels in a deal worth $5 million.
01AUG2014

30JUL2014
    No, China Did Not Blink by Removing Its Oil Rig / Like the decision to install the oil rig, the removal is also part of long-term strategic plan. It will come back.
27JUL2014
    Did China Blink in the South China Sea? / "A deep dive into this question will not only shed light on China’s resolve, but also explore valuable lessons for how to cope with Beijing’s aggressiveness." (nationalinterest.org )
22JUL2014:
    4 Reasons China Removed Oil Rig HYSY-981 Sooner Than Planned / The reasons China withdrew oil rig HYSY-981 sooner than planned are complex but revealing about its intentions. By Carl Thayer
    After HYSY-981: A US-Vietnam Alliance? / A U.S.-Vietnam alliance might be closer to reality now more than ever.
17JUL2014
    Strategic Trust, an Oil Rig and Vietnam’s Dilemma / Vietnam is forced to decide between territorial integrity and its relationship with China.
16JUL2014
    China’s Rig Departure Proves Nothing / China has shown an ability to withstand regional pressure, and will likely return on its own terms.
11JUL2014
    (Associated Press) -- A look at China’s territorial claims
05JUL2014
    Shadow of Brutal ’79 War Darkens Vietnam’s View of China Relations
04JUL2014
    Lawfare or Warfare?: History, International Law and Geo-Strategy / The Diplomat‘s Carl Thayer reports on Vietnam’s Da Nang conference on the status of the Paracel Islands. By Carl Thayer
29JUN2014
    China Lets Its Oil Rigs Do the Talking / A meeting with ASEAN has made little progress on resolving maritime disputes in the South China Sea.
24JUN2014
    (Bloomberg) -- Vietnam Vows Stand Against China as Sea Collisions Continue
20JUN2014
    China Moves Second Oil Rig Into Vietnam's Exclusive Economic Zone / China’s Maritime Safety Administration (MSA) announced that a second oil rig will set up off Vietnam’s coast.
    Chinese Media: In Vietnam, Yang Calls 'Prodigal Son' to Return Home / Chinese media portrayed Yang Jiechi’s trip to Vietnam as a diplomatic and moral victory for China.
19JUN2014
    Yang's Visit Underlines China-Vietnam Standoff / State Councilor Yang Jiechi’s trip to Hanoi provided little hope that China-Vietnam ties are close to a thaw.
    Vietnam Says It Has Complex Challenge With China on Sea Spat - Bloomberg
18JUN2014
    (wsj.com) -- Behind Vietnam's Anti-China Riots, a Tinderbox of Wider Grievances
Investigation Reveals Deeper Troubles Brewing in a Country Where Officials Usually Quash Protests
16JUN2014:
    China’s Information Warfare Campaign and the South China Sea: Bring It On! / As its dispute with Vietnam continues, China is trying to have it both ways at the United Nations. By Carl Thayer
11JUN2014
    (Bloomberg) -- China Building Dubai-Style Fake Islands in South China Sea
10JUN2014:
    China ‘Internationalizes’ South China Sea Dispute / By raising the oil rig dispute with Vietnam at the UN, China risks setting a dangerous precedent for itself.
    The Costs of Victory Without Honor for China / What is China giving up with its current strategy in the South and East China Seas?
07JUN2014:
    China May Build ‘Artificial Island’ in South China Sea / The island would be used as a military base to enforce a South China Sea air-defense identification zone.
04JUN2014
    Chinese, Vietnamese Coast Guard Boats Collide / A collision between coast guard vessels from the two countries indicates a minor escalation.
    The Energy Context behind China’s Drilling Rig in the South China Sea - jamestown.org
29MAY2014:
    Amid South China Sea Tensions, Vietnam Seeks Closer Ties with US / Against the backdrop of China’s maritime claims, Hanoi and Washington are drawing closer together.
28MAY2014:
    Chinese Ship Rams and Sinks Vietnamese Fishing Boat in South China Sea / The sinking of a Vietnamese fishing boat by a Chinese vessel will keep tensions high between China and Vietnam.
    Vietnam Mulling New Strategies to Deter China / What is Vietnam’s strategy for resisting Chinese coercion? By Carl Thayer
24MAY2014:
    China’s Consistently Inconsistent South China Sea Policy / The thesis of China’s foreign policy consistency falls apart in the South China Sea.
20MAY2014:
    A Hole in the U.S. Approach to Beijing / America Has Stayed Out of Treaty It Points to on South China Sea - wsj.com
    China’s Deployment of Oil Rig is Not a Strategic Mistake / China had good strategic reasons for placing an oil rig off the coast of Vietnam in the South China Sea.
    China, Taiwan Evacuate Citizens as Vietnam Tightens Security / Fearing further riots, China and Taiwan are evacuating their citizens from Vietnam.
18MAY2014
    (wsj.com) -- Q&A: South China Sea Tensions and the Future of Asean
16MAY2014
    (nationalinterest.org) -- China’s Achilles’ Heel in the South China Sea
    (nationalinterest.org) -- China's Big Strategic Mistake in the South China Sea (SCS)
    Standing up for human rights in Vietnam | Cu Huy Ha Vu | 2014-05-16    
15MAY2014
    (nationalinterest.org) -- Chinese Assertiveness in the South China Sea: What Should Vietnam Do?
    Philippines: China Building an Airstrip in Disputed Spratlys / Manila says China is reclaiming land and carrying out construction on Johnson South Reef in the disputed Spratlys.
13MAY2014:
    Why Did China Set Up an Oil Rig Within Vietnamese Waters? / Why now and why Vietnam?
12MAY2014:
    China's Oil Rig Gambit: South China Sea Game-Changer? / China’s placement of a state-owned oil rig in the South China Sea was unexpected, provocative and illegal. By Carl Thayer
10MAY2014
    China Abandons Small-Stick Diplomacy? / The latest scrap between Vietnam and China in the South China Sea saw Chinese naval vessels deployed.
    South China Sea Clash: Asia’s Dangerous Game / It is time for East Asia to step up cooperation to check expansionist tendencies.
09MAY2014
    The Oil Rig Crisis, ASEAN Unity and Vietnam’s Regime Stability / Domestic calculations may ensure that Vietnam’s response to this latest South China Sea clash is robust.
    (nytimes.com) -- In High Seas, China Moves Unilaterally
    (nytimes.com) -- Trouble in the South China Sea
    (nytimes.com) -- China Flexes Its Muscles in Dispute With Vietnam
08MAY2014
    (sinosphere.blogs.nytimes.com) -- Q & A: M. Taylor Fravel on China’s Dispute With Vietnam
07MAY2014
    Vietnam Says Prepared to Act on China Rig in Disputed Waters - Bloomberg
    Vietnam, China Clash Over Oil Rig in South China Sea / Vietnam has issued strong protests over the presence of a Chinese drilling rig near the Paracel Islands.
05MAY2014
    (Bloomberg) -- Vietnam Protests China Rig Placement in Disputed Waters
02MAY2014:
    Analyzing the US-Philippines Enhanced Defense Cooperation Agreement / What precisely does the Enhanced Defense Cooperation Agreement between the U.S. and the Philippines do?
30APR2014:
    Second Thomas Shoal: The New Battleground
The Second Thomas Shoal is the new flashpoint in the South China Sea. Solving it is vital for the region and the world.
25APR2014:
    ASEAN and UN Peacekeeping / ASEAN will slowly develop and evolve regional peacekeeping coordination capacity.
16APR2014:  
    Vietnam Frees Some Dissidents Amid TPP Trade Talks / With an eye on a TPP trade deal, Vietnam releases some high profile writers and activists.
11APR2014:  
    US-ASEAN Defense Ministers Meet in Hawaii
The meeting marks the first time ASEAN ministers have met in the United States.
07APR2014:
    South China Sea: Regional States Push Back Against China / South China Sea claimant states have begun pushing back against China’s assertiveness.
28MAR2014:  
    Is a Philippine-Vietnam Alliance in the Making? / Trends indicate that cooperation between the Philippines and Vietnam is expanding, but is an alliance on the horizon?
01APR2014:
    Crimea and South China Sea Diplomacy / Russia’s big move shows both the limits and importance of diplomacy in territorial disputes.
18MAR2014:
    Flight MH370 Shows Limits of ASEAN’s Maritime Cooperation / The limits of regional Search and Rescue cooperation were evident following the disappearance of MH370.
10MAR2014:  
    Why Singapore Wants the F-35 / Singapore is studying the F-35B Lightning as part of its larger effort to gain air dominance in its neighborhood.
07MAR2014:
    China to Foreign Fishing Boats: ‘Get Out’ of South China Sea
Hainan’s Party Chief confirms that authorities are confronting foreign fishing vessels in the South China Sea.
    Vietnam, China Clash Over Oil Rig in South China Sea / Vietnam has issued strong protests over the presence of a Chinese drilling rig near the Paracel Islands.
05MAR2014:
    China’s Maritime Expansion: Exploiting Regional Weakness? / A recent naval voyage may have been an attempt to make regional maritime dominance a fait accompli.
28FEB2014:  
    'Speak Softly and Carry a Big Stick’: What is Malaysia Playing At? / Malaysia and China have had maritime run-ins with mixed results. What is Malaysia’s endgame in the South China Sea?
19FEB2014:  
    China’s “Nine-Dash Line” is Dangerous / The principle behind China’s “nine-dash line” threatens the stability of far more than the South China Sea.
    Tensions Set To Rise In The South China Sea / A series of recent events points to a declining state of stability and security in the South China Sea.
12FEB2014:  
    US Challenges China’s Nine-Dash Line Claim
In a clear policy shift, Washington is now challenging the basis of China’s claim to most of the South China Sea.
10FEB2014  
    US analysts debate plans for war against China
Last November’s declaration by the Chinese government of an Air Defence Identification Zone (ADIZ) reignited a debate within a narrow circle of American strategic analysts—most of whom have served in the military and various government positions for the Bush or Obama administrations. Summing up its content, one of its participants last year characterised the debate as “the war over war with China.”

23JAN2014
    Lessons from the Battle of the Paracel Islands / Forty years on, the battle has enduring lessons for Vietnam’s naval modernization.
18DEC2013:
    US Warns China Against a South China Sea ADIZ / The warning was part of a broader criticism of China’s actions in the South China Sea.
    Vietnam, the US, and China: A Love Triangle? / As part of the rebalance to Asia, the U.S. continues to woo Vietnam while China looks on.

11DEC2013:
    Everything you need to know about the Trans Pacific Partnership
18NOV2013:
    Congress May Have Just Killed the Trans-Pacific Partnership / A bipartisan group of Congress members have come out against Fast Track Trade Promotion Authority.
06NOV2013:
    The Trans-Pacific Partnership: The Great Divider? / “The biggest risk of the TPP is political: that it might divide the region strategically…”
19SEP2013
    Russia’s Growing Ties with Vietnam / Recent deals leave Beijing disgruntled and represent an additional layer of complexity in the regional security web.
02APR2013
    Vietnam To Receive Advanced Russian Sub in 2013 / The Kilo-class submarine, dubbed the “black hole” by the U.S. Navy, will soon be joining Vietnam’s armed forces.


20MAY2012:  
    Scarborough Shoal a Precursor? / Is the spat between China and the Philippines over Scarborough Shoal a sign of what’s to come in the region?

12APR2012:
    Why U.S. Should Embrace Vietnam / Shared wariness over China is the main reason the U.S. and Vietnam have embraced each other. But it shouldn’t be the only one.
.
___
.
Thư Kêu Gọi của Đặng Chí Hùng  https://youtube.com/watch?v=0BTNXfCplng
Đặng Chí Hùng - Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 1 -19) http://dangchihung.blogspot.com/2012/10/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-1-2-3_23.html
Đặng Chí Hùng - Những sự thật cần phải biết (1 - 20) http://dangchihung.blogspot.com/2012/10/nhung-su-that-can-phai-biet-1-su-that_22.html
Source Google Search: "VSA Vietnamese Student Association"
.
@HSTSVN8
@HSTSVN8
Shaping the Asia-Pacific Order: Don’t Count the US Out
With some foresight and leadership, the postwar system can survive.
    By Robert A. Manning | 2015-07-12
For all the hand-wringing about China remaking Asia in its image – as evidenced in the recent controversy over Beijing’s new investment bank, the Asian Infrastructure Investment Bank – reports of a U.S. retreat are greatly exaggerated.

Congress’s recent approval of Trade Promotion Authority (TPA) and the likely approval of the Trans-Pacific Partnership (TPP), the Obama administration’s legacy trade deal, is the sort of economic statecraft that can update and sustain the open, ruled-based order. Yet as the pending demise of the EXIM Bank illustrates, such efforts have been all too rare.

Yes, a global diffusion of power from West to East is unfolding with potentially profound challenges to the international system under which the global economy has flourished since 1945. And yes, a shift in the center of economic gravity to the Asia-Pacific region has occurred.

China’s re-emergence is raising questions about the underlying bipartisan premise in the U.S. that as rising powers like China integrated into the global system, they would develop a stake in the stability of the international system and its norms, and would advance their interests within established institutions, rather than challenge its structures or seek to create alternative institutions.

China’s pursuit of the AIIB, efforts to make its currency, the RMB a global reserve currency, and pursuit of other parallel institutions like the BRICS Bank are calling those assumptions into question. Yet the problem is as much a reflection of inertia in the international system as it is Beijing’s hope of a Sino-centric world.

In fact, no nation has benefited more from the current economic order than China has: Its economy grew from $202 billion in 1980 to $10.3 trillion in 2014. China’ new assertiveness under President Xi Jinping is more a grievance-driven desire to be treated respectfully as a great power than it is a blueprint for a Sino-centric world.

China has accepted many aspects of the existing order – the IMF, World Bank, WTO – but seeks to expand its influence globally and regionally while also hedging its bets by trying to gin up new, more Sino-centric institutions.

No small part of the problem is a dearth of U.S. foresight and proactive leadership. Five years after the G20 agreed to IMF reform, giving China and other emerging economies a larger voting share, the U.S. Congress has yet to approve it. China has the same number of voting shares in the IMF as France, though its economy is four times larger. Neither has the Asian Development Bank boosted China’s role. So it should not have been a surprise that China, with $4 trillion in foreign reserves and a chip on its shoulder over past humiliations, would go out and start its own multilateral bank.

Based on dozens of discussions with leading Chinese analysts and policymakers, my conclusion is that the fundamental operating principles and tools designed to advance both U.S. interests and global prosperity in the post-WWII period are durable.

But to enhance the long-term economic prosperity of the Asia-Pacific area, the institutions of the region must have broad support among the countries of the region; otherwise these structures will be unstable. The U.S. should be prepared to accept new institutional frameworks that operate on standards compatible with those in place and are inclusive. The U.S. does not need to participate in all regional arrangements: After all, we have NAFTA and Europe, the EU. Institutional initiatives of high standards should be welcomed, and the U.S. should seek to align those that are not with global norms and best practices.

The major established multilateral economic and financial institutions are reasonably strong. They have proven track records, have been the basis for growth and development the past 70 years and reliance on them continues. The system has shown the ability to make adjustments in policy and country representation, the failure of Congress yet to approve the 2010 IMF reform package notwithstanding. The Bretton Woods institutions have the flexibility to be further remodeled to better reflect geo-economic realities if proactive U.S. leadership is exercised.

The prospect remains that the United States, China, and other major countries, such as Japan and South Korea and the ASEAN states, can find common ground within an inclusive and open rules-based economic order. As China implements its economic reforms, it will benefit from the higher standards of TPP and should be welcomed to join – whenever it is ready.

To avoid a creeping erosion of the open, rules-based economic order, the U.S. needs to articulate and proactively shape the contours of change in the governance of the world financial system, and the regional and global trade framework.

Adapting U.S. leadership to a world in the midst of historic transformation is no easy task. However, it is both necessary and possible. Asians are fearful that the wheels of history are turning, and that the U.S. role is unlikely to continue – at least in its current form. They are concerned about safeguarding their interests and avoiding future shocks like the 1997-98 financial crisis.

While Asians seek to configure the system to better reflect regional interdependence, and China may hedge its position by supporting new institutions, there is little appetite to overturn the system and roll the dice with alternative arrangements. Nor do Asians want to be forced to choose between the United States and China.

This requires that both U.S. and Chinese leaders understand the difference between what they would like to have and what they need to have. To adapt an open regional and global trade and financial system to the twenty-first century requires modernizing the Bretton Woods system so that it gives emerging economies a stronger sense of participation. This necessarily entails accepting a larger footprint for China, India, Brazil, and others, often at the expense of entrenched interests. U.S. leadership will be an essential ingredient in achieving this transition.

The author is a senior fellow of the Brent Scowcroft Center for International Security at the Atlantic Council and its Strategic Foresight Initiative and co-author of a new report on the future of the Asia-Pacific economic architecture. He served as a senior counselor to the Under Secretary of State for Global Affairs from 2001 to 2004, as a member of the U.S. Department of State Policy Planning Staff from 2004 to 2008, and on the National Intelligence Council (NIC) Strategic Futures Group, 2008-2012 tweet:@RManning4
.
___
·
TPP: Think Pacific Peace
The potential benefits of the Trans-Pacific Partnership go beyond trade.
    By Marcus Loh |2015-06-25
Over the past week, talks about the Trans-Pacific Partnership (TPP) have dominated the headlines. Against a backdrop of Asia’s softening economies, exacerbated by rising cost pressures in China and waning domestic consumption across ASEAN, safe passage of U.S. President Barack Obama’s Trade Promotion Authority and Trade Adjustment Assistance through Congress is a welcome respite for the region.

Experts in international affairs have expressed concern at America’s absence from the Pacific at a time when rules are being rewritten, new institutions are being formed, as new norms are being created, in line with a new regional order. Former U.S. Secretary of State Henry Kissinger puts it succinctly: “Partnership cannot be achieved by proclamation. No agreement can guarantee a specific international status for the United States. If the United States comes to be perceived as a declining power – a matter of choice not destiny – China and other countries will succeed to much of the world leadership that America exercised for most of the period following World War Two, after an interlude of turmoil and upheaval.”

Why Exclude China?

The Sino-U.S. relationship is the most important relationship in the world today. The ramifications of how these two powerhouses partner with, or oppose each other, are far-reaching. Together, they have the potential to shape a new world order. Estranged, or worse still, conflicted, they have the means of dividing it up, and setting into opposition, two continental blocs that pose even deeper challenges than an ideologically conflicted world during the Cold War.

Given the benefits of how TPP could potentially add to the interdependency of these powerhouses, why has China been left out?

From America’s perspective, domestic pacification has always been a major challenge for any sitting Administration: the Vietnam War, the North Atlantic Free Trade Agreement (NAFTA), the imbroglio in Iraq, and now the TPP; last week’s resistance from Congress is case in point. Hoping to galvanize congressional representative from both sides of the isle, the administration has therefore framed the TPP as one of America’s strategic thrusts in its pivot to Asia, and one way to “contain” China.

From an ASEAN perspective, China’s shrinking labor force, and the widening wage gap, is piling on cost pressures for manufacturers to shift operations out of China. Some Hong Kong and Taiwanese manufacturers in Guangdong say that just by moving operations to Vietnam, they can reduce costs by up to 20 percent. Malaysia and Philippines are also increasingly popular for mixed manufacturing and electronics. A TPP that includes China might be seen as an erosion of these advantages for ASEAN states, which at this point, rely heavily on exports to consuming TPP members.

A World Divided?

But keeping China out of these arrangements has only perpetuated the formation of alternative, multilateral institutions such as the Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) and China’s ambitious westward infrastructure drive, the “One Belt, One Road” initiative. After all, why should the world’s second-largest economy (largest, by some calculations) be disadvantaged by the rules of a world order that did not involve it?

And so, in the true spirit of 4000 years of history, one during which it has sought to induce awe and respect not by conquest, but by osmosis, China is pivoting its influence across the globe, to safeguard a path to resurgence: investing in a multi-billion dollar European Infrastructure Fund for projects worth 1.3 trillion euro ($1.46 trillion), investing in Latin American projects amounting to $250 billion over the next decade, and pouring funds into Africa, just to name a few.

In other words, we are already seeing benign facets of friction coming to the fore, as these two global powers each strive to secure the allegiance of others, and set them in counterpoise against each other, to shape an international order that reflects their preferences.

Peace Through TPP

On the other hand, the TPP presents the U.S. with a chance to co-create an order with China, one that promises to bring about a more peaceful world. I see several benefits that could well arise from such an arrangement.

For example, there are more development opportunities than there are funds available to fully harness them. The Asian Development Bank reports that the region will require funding in excess of $8 trillion in the current decade for development needs. While this is a need that the AIIB – even with the wherewithal of wealthy China – would find hard to fill, the challenges would be a lot more surmountable with co-financing arrangements from other international banking institutions backed by the U.S. and its partners in East Asia. For instance, Tokyo, a major U.S. ally and the world’s third largest economy, harbors hopes of becoming a major center in this regard, a major platform for infrastructural finance.

And second, a more engaged China might lend some order to the ongoing troubles in the Middle East. There is little end in sight in the ideological conflicts between Shia and Sunnis, in rivaling monarchy of tribes against theocratic societies and jihadist caliphates, an increasingly restless, highly educated middle class which has differing, and in many instances opposing, aspirations of a nomadic underclass.

Averting a Zero-Sum Game

“The Empire, long divided, must unite: long united, must divide.” This is the opening line of 14th century Chinese novel, The Romance of the Three Kingdoms. It describes a zero-sum game and a dynastic cycle that is perhaps reminiscent of the consolidation of power players beyond the auspices of “All Under Heaven” that have shaped the world order since. A Harvard study confirms this assertion, noting that “in 15 cases in history where a rising and an established power interacted, 10 ended in war.”

In today’s world order, Sino-U.S. relations take center stage. Peace and stability will require a balance of power within a partnership framework, and an agreement on norms reinforced by goodwill and cooperation. Given that, one might conclude that failing to bring the TPP into force might be bad, but failing to give China a meaningful stake in it would surely be worse.

The writer is an associate director of a global public relations firm, and an advisor at the UOB-SMU Asian Enterprise Institute. He keeps a keen interest in public affairs covering ASEAN and East Asian regions.  
.
___
·
TPP Update: TPA Poised to Clear Senate
The Obama administration and pro-trade Republicans are set to clear TPA through the Senate.
    By Ankit Panda | June 24, 2015
Trade Promotion Authority (TPA), colloquially known as “fast-track,” received consideration through the Senate with 60 votes in favor and 37 against. With 60 votes, the legislation received the exact minimum necessary to prevent a filibuster. At this point, the Senate will still need to officially pass the legislation, but it can do so with a simple majority. Today’s procedural result basically ensures this outcome, meaning that after a dramatic few weeks on the House and Senate floors, the Obama administration’s trade agenda will move forward unfettered.

Today’s vote comes after the House voted on TPA, approving it, but voting down an accompanying provision known as Trade Adjustment Assistance (TAA). I covered the politics that led to that result (see: “TPP Update: What Happened in the House“). In brief, with the House under Republican control, TPA’s passage was relatively uncontroversial. Meanwhile, Democrats, who are skeptical of the administration’s trade agenda and in principle favor TAA as a “consolation” prize of sorts, voted down this measure because they knew that fast-track would head to the president’s desk to be signed into law if and only if both TPA and TAA cleared the House. The House and the Senate needed to clear the legislation in the same manner (i.e., if the Senate packaged TPA/TAA — which it did when it first passed the legislation in May — the House had to do so too).

As a result of that outcome, the Obama administration and its Republican allies in Congress had to take the issue of TPA back to the Senate as a separate question for reconsideration. Today’s vote thus marks a victory for the administration and pro-trade Republicans. Once the Senate officially votes on TPA, the legislation will head to the president’s desk to be signed into law. Fast-track authority will grant Obama the ability to negotiate the Trans-Pacific Partnership with 11 other states without legislative amendment. After a final agreement is concluded, Congress will have four months to publicly review the provisions of the final agreement and simply vote it either up or down.

The final outstanding matter at this point will be TAA, legislation that will help workers displaced by foreign competition under future trade agreements, including the Trans-Pacific Partnership. Senate Democrats and their Republican counterparts have agreed to vote on TAA later this week, independent from TPA this time. TAA would still have to clear the House, which remains an open question. Still, the bargain got TPA through for consideration in the Senate as enough Democrats voted in favor of the motion to prevent a filibuster.
.
___
·
The Future of US-Japan-Vietnam Trilateral Cooperation
A closer look at an idea that has received growing attention.
    By Prashanth Parameswaran | June 23, 2015
Last week, the Center for the National Interest, a Washington-D.C. based think tank, released a new report on the prospects for trilateral cooperation between the United States, Japan and Vietnam.

The report is one of several “Track 2” initiatives that have sought to explore opportunities for greater collaboration among the three countries over the past few years. These trilateral dialogues have become increasingly popular recently as the United States looks to supplement its existing network of alliances and partnerships with new linkages, including those between the U.S.-Japan alliance and other nations.

The case for greater U.S.-Japan-Vietnam trilateral cooperation is clear enough, and the individual chapters of the report lay it out well. Economically, the United States and Japan have contributed significantly to Vietnam’s progress since the 1990s, and additional opportunities are available in fields like nuclear energy and Mekong sub-regional development more generally. All three countries are also part of the ongoing Trans-Pacific Partnership (TPP) negotiations which will hopefully be completed soon. Security-wise, the agenda is also quite rich given the common concerns Japan and Vietnam share on maritime security (especially given the East China Sea and South China Sea disputes) as well as humanitarian assistance and disaster relief (HA/DR).

The momentum for trilateral cooperation has also been building steadily over the past few years. The U.S. rebalance to Asia, Japan’s ‘charm offensive’ in Southeast Asia, and Vietnam’s search for greater cooperation with other major powers has produced a level of convergence that has allowed the various legs of the triangle to strengthen further (See: “Japan’s ASEAN Charm Offensive”). Japan and Vietnam elevated their eight-year old strategic partnership to an Extensive Strategic Partnership in March 2014, while the United States and Vietnam inked a new defense agreement earlier this year which opens the door to future cooperation on defense trade and the co-production of military equipment (See: “US, Vietnam Deepen Defense Ties”). The U.S.-Japan alliance, long viewed as the cornerstone of regional peace and stability, has been revitalized of late with the two allies recently revising their defense guidelines.

Yet there are still important limits to the development of greater U.S.-Japan-Vietnam trilateral cooperation. Structurally, attempts to use the U.S.-Japan alliance as a foundation for minilaterals pose their own challenges, particularly since the level of cooperation between Washington and Tokyo will often be significantly greater than that of each of them with the other partner in question, and bridging the gap is often not an easy task. Pursuing such an arrangement with Vietnam may be additionally challenging since, unlike say the Philippines or Australia, Hanoi is not also a U.S. ally and is very careful about calibrating its relationships between various powers including the United States and China.

There may also be obstacles to realizing the very cooperation that could be a boost for such trilateral arrangements. In Vietnam, as Masashi Nishihara notes in the report, nuclear energy development has slowed recently due to safety and legal issues. In Japan, it is far from clear whether the legislation that Prime Minister Shinzo Abe needs to pass to boost Tokyo’s regional role even further can muster enough support within the legislature.

That being said, there is no reason why these challenges cannot be overcome with time, particularly if current trends continue and all three nations are committed to taking important steps to advance cooperation. For instance, in their chapter on maritime security, Hoang Anh Tuan and Nguyen Vu Tung of the Diplomatic Academy of Vietnam suggest some bold initiatives that the three countries can take, including a proposal for the United States and Japan to create a dialogue mechanism with other Southeast Asian partners including Vietnam that includes not only policy discussions, but coordination and information-sharing as well.

Some of the measures and mechanisms publicly proposed today – including U.S.-Japan joint patrols in the South China Sea– were difficult to fathom just a few years ago (See: “US-Japan Joint Patrols in the South China Sea?”). That they are being openly floated now is testament to just how much the Asian security landscape has changed in such a short time. That suggests that one should not underestimate the potential of newer arrangements like the US-Japan-Vietnam trilateral despite the challenges they may face today.
.
___
·
China Deals Up Pressure On TPP
Beijing’s latest agreements leave the Trans-Pacific Partnership at risk of losing relevance.
    By Anthony Fensom | June 22, 2015
Asia’s “noodle bowl” of bilateral trade deals has become even more entangled, after China’s latest agreements with South Korea and Australia. With Beijing pushing for a broader Asian trade pact, the U.S.-led Trans-Pacific Partnership (TPP) talks face an increasing battle to remain relevant.

On Wednesday, China followed up its recent pact with its top import supplier, South Korea by inking a free trade agreement (FTA) with Australia, ranked as its sixth-largest import source and a major provider of resources such as iron ore, coal and gold.

Following 10 years of negotiations, Australian Prime Minister Tony Abbott described the deal’s signing in Canberra as a “momentous day,” saying it would “change our world for the better.”

For Abbott, the China deal also marked a “historic trifecta” of trade deals with the nation’s major trading partners, following last year’s agreement with second-largest trading partner, Japan and previously with fourth-ranked South Korea. Under the China-Australia Free Trade Agreement (ChAFTA), more than 85 percent of Australian goods exports will be tariff-free, rising to 95 percent on full implementation, while Australian tariffs on Chinese imports will be virtually eliminated within four years.

Two-way trade between Australia and China totaled around A$160 billion ($124 billion) in fiscal 2014, with Chinese investment also expanding rapidly in recent years to become the fifth-largest accumulated investor in Australia. According to the Centre for International Economics, the three Asian trade deals could deliver an extra A$17 billion in exports and 178,000 new jobs for Australia by 2035.

“Given what’s going on with the region and the extraordinary explosion of people going into the middle class, this is I think a landmark set of agreements and it will see literally billions of dollars, thousands, many more hundreds of thousands of jobs and will underpin a lot our prosperity in the years ahead,” Trade Minister Andrew Robb told the ABC prior to the China pact’s signing.

Chinese Commerce Minister Gao Hucheng said the agreement would “provide a strong impetus for growth for both our countries.

Regional Ambitions

Yet speaking after the ceremony, China’s Vice Minister of Commerce Wang Shouwen pointed to the deal’s significance for the communist-ruled giant’s regional ambitions.

According to the Australian Financial Review (AFR), Wang noted the deal was Beijing’s first with a developed nation and had provided it with several lessons concerning its planned Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP). As noted by The Diplomat’s Shannon Tiezzi, China aims to complete negotiations this year on RCEP, which would link the 10 ASEAN member nations with Australia, China, India, Japan, New Zealand and South Korea, accounting for a third of global gross domestic product (GDP).

“In relation to the RCEP we need to be realistic about how ambitious you can be about a trade liberalization agenda. Some of the countries in the RCEP have very high tariffs but we need to be more ambitious in some areas than others,” Wang was quoted saying.

“Secondly, we [RCEP] countries are so diverse we need to accommodate the sensitivities of each other on a step-by-step basis. We need to look at why it took 10 years and a protracted process to get [ChAFTA] done and identify why the negotiations accelerated in the last two years and examine how those lessons or experience could be applied to the RCEP.”

Earlier this month, the RCEP concluded its eighth round of talks in Kyoto without reaching agreement on cutting tariffs, with the AFR’s John Kerin describing it as “in danger of missing an end 2015 target.”

In contrast, the TPP accounts for 40 percent of global GDP, comprising Australia, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, the United States and Vietnam. Despite earlier media speculation that a deal could be concluded as early as July, U.S. President Barack Obama’s recent failure to win fast-track negotiating authority has led to comments that the pact could already be dead.

According to the Economist, “the row over TPP risks undermining American leadership in Asia and beyond…If TPP crumbles, Mr Obama’s talk of a pivot to Asia will ring hollow.”

China reportedly has been invited to join the TPP, and the economic newspaper said Washington’s long-term interests would be best served by “knitting China into a rules-based economic system.”

While Australia’s trade minister Robb has expressed optimism that the U.S. Congress could yet help deliver the TPP, any further stalling would add to perceptions of Washington falling behind in the battle over rival regional trade pacts. In the meantime though, bilateral deals are the order of the day as Asia’s noodle bowl of agreements gets even more congested.
.
___
·
TPP Update: What Happened in the House
Friday’s antics in the House of Representatives highlight the obstacles for the Obama administration on trade.
    By Ankit Panda | June 15, 2015
Last Friday, the U.S. House of Representatives voted on two bills that would profoundly affect the Obama administration’s ability to move ahead with negotiations on the Trans-Pacific Partnership (TPP) with limited legislative interference. The House voted on Trade Promotion Authority (TPA, a topic I covered earlier after the Senate Finance Committee introduced it) and Trade Adjustment Assistance (TAA) separately. The former passed (219 yeas, 211 nays) while the latter failed (126 yeas, 302 nays). The implications of this result are generally negative for the administration and considerably lower the chances of the president successfully gaining trade promotion authority in time to wrap up TPP negotiations before his time in office is up.

After Friday’s votes, headlines across the U.S. media emphasized the extent to which the Obama administration was handed a major defeat on trade—the New York Times headline read “House Rejects Trade Measure,” the Washington Post noted that “House Democrats rebuff Obama on trade,” and Vox ran a headline noting that “Barack Obama just had his worst day in Congress.” But wait! As I said, Trade Promotion Authority—the legislation that would allow the president to negotiate a TPP and present it “as is” to Congress, without an opportunity for legislative amendments—passed. Why then was Friday’s outcome such a setback for the administration?

The answer to this has to do with how the Senate voted on TPA and how the House considered the same issue. The Senate voted through TPA and TAA as part of a single package. The House, however, voted on the measures separately. TPA did pass, but it won’t go to Obama’s desk to be signed into law without TAA’s passage. TPA and TAA are split along partisan lines as well. Republicans overwhelmingly support TPA while Democrats, concerned about the TPP’s negative distortionary effects on American workers, are against it. That TPA passed should thus be somewhat unsurprising given Republican control over the House.

TAA, meanwhile, has been described as a “consolation prize” of sorts for Democrats. In broad strokes, what TAA does is offer government assistance to workers displaced by future U.S. trade agreements, including the TPP. For Democrats and American labor interests, extending trade adjustment provisions was intended to sweeten the perceived poison of the TPP. With TAA wrapped into the Senate’s TPA bill, pro-trade Republicans were able to avoid a filibuster—the resulting procedural vote came down to a slim 62-38 victory. On Friday, however, TAA failed miserably. 302 representatives voted against it. Republicans had always thought the TAA was unnecessary, but why would Democrats overwhelmingly vote down legislation that they supported?

The answer to that question lies in the simple procedural issue that without both TPA and TAA passing the House as they did in the Senate, nothing ends up on Obama’s desk to be signed into law. Basically, because Democrats knew passing TAA would end up abetting the administration’s bid to acquire “fast track” trade promotion authority and eventually ease negotiations on the TPP, they voted against TAA.

The politicking doesn’t end with the Democrats voting down a measure they, in principle, supported. House Speaker John Boehner (R-OH), who is in favor of granting the administration “fast track” authority, thought he’d made the right call when he decided to split the question and vote on TAA and TPA separately (with the TAA vote occurring first, anticipating that it would pass). He misjudged the situation and was outmaneuvered by House Democrats who managed to kill TAA. That TPA passed was little consolation for the administration and pro-trade Republicans.

The administration has a few options. In the aftermath of TAA’s failure, Boehner motioned for a reconsideration of the vote, meaning the House will vote on the question of TAA again. It is unlikely that revote will lead to a passage of TAA. The administration and House Republicans would somehow need to convince approximately three times as many Democrats to vote in favor of the measure, knowing that by doing so they would effectively be granting the TPP negotiation process a major boost. Getting Republicans to back TAA isn’t a serious option for either Boehner or the president. Assuming the revote on TAA fails, the administration has the option of heading back to the Senate to replicate the split measure process the House adopted. In this eventuality, the Senate would vote separately on TPA and TAA bills from the House. In the Senate, however, splitting the question almost guarantees a filibuster—that’s why the TPA procedural a few weeks ago incorporated TAA in the first place.

Basically, as long as the House and the Senate both somehow approve TPA, the administration’s negotiating position on the TPP will be improved internationally. TAA’s fate bears little relevance for negotiating with the 11 other countries in the TPP. Without TPA, however, the administration loses some credibility as Congress can amend the final agreement. With TPA, Congress will have four months to review the final TPP—in public—before voting it up or down.

The prognosis on the Obama administration’s trade agenda at this juncture is understandably poor. Friday’s headlines weren’t an exaggeration—they just didn’t quite draw out the legislative complexity of what Obama faces as he tries to gain “fast track” authority to move ahead with the TPP. The partisan inversion on the TPP issue—with Republicans backing a Democratic president who’s largely been abandoned by his own party on the trade agenda—is more than a political curiosity; it’s proving to be a real obstacle to a final agreement on the Trans-Pacific Partnership.
.
___
·
Forging the Trans-Pacific Partnership: An Insider's Take
Francisco Sanchez discusses the Trans-Pacific Partnership and U.S. economic relations with major Asian economies.
    By Ankit Panda | June 10, 2015
The Diplomat‘s Ankit Panda spoke with Francisco Sanchez, former under secretary of commerce for international trade at the Department of Commerce in the Obama administration, about the Trans-Pacific Partnership and the United States’ economic relations with major Asian states.

The Diplomat: The Trans-Pacific Partnership (TPP) has been described as the “economic” leg of the Obama administration’s ongoing rebalance to Asia. Could you describe how, in concrete terms, a concluded TPP would aid long-term U.S. strategic goals in the Asia-Pacific?

Sanchez: In recent history, economic ties have proven to be some of the best ways to cement global relationships. One example of this is the relationship between the United States and Vietnam. In the past 40 years, our two nations have gone from a state of war to one of commercial partnership. Annual trade between the U.S. and Vietnam currently stands at over $36 billion and a 2014 Pew poll found that over 75 percent of the people Vietnam view the United States favorably.

In my time in government, I saw first hand how commercial agreements offer leaders a way to improve the livelihoods of their people, while also building crucial interpersonal relationships. As the Asia-Pacific continues to grow in economic and political importance, I see the TPP as a way for the U.S. to strengthen ties with the four Asia-Pacific nations that are part of the agreement and also with those that may join it in the future.

What, if any, effect do the TPP negotiations have on the United States-China Bilateral Investment Treaty negotiations?

While China is not currently part of the TPP, Secretary of Commerce Penny Pritzker has made it clear that the deal is open to all in the Pacific region, including China. To date, China has decided to pursue its own trade initiatives. Regardless of the Chinese decision on TPP, however, the Bilateral Investment Treaty (BIT) stands on its own as a common sense policy for both China and the United States. It will establish binding rules to guide future of investments between the United States and China that are beneficial to both parties. As the United States and China share the most important economic relationship in the world, with trade between them totaling over $550 billion every year, such rules are needed to maintain stable commerce in the future. I think that both the U.S. and China recognize this. At Secretary [of State John] Kerry’s recent meeting with China’s Foreign Minister Wang Yi, Wang stated that both sides should move more quickly to finalize BIT. I am optimistic that this will happen soon.

Though the United States and India cooperate on a range of issues, the U.S. government has been critical of New Delhi’s approach to intellectual property. Is this an area where Washington and New Delhi will “agree to disagree” or do you expect some sort of concession from one side to the other’s approach?

In the near term, I think that intellectual property will continue to divide the United States and India. This is an unfortunate situation, but I do not see it as permanent. Through the leadership of Prime Minister Modi, India is at the beginning of shift in its economy, unleashing the immense human capital present in its over one billion people. It will build on its already robust services economy and it will also begin to grow its manufacturing sector, which has lagged historically. As it begins a shift, I suspect that India’s leaders will see greater value in the rigorous protection of intellectual property rights because they will have so much of their own to protect. Intellectual property rights drive entrepreneurs to develop their ideas into a reality and spur industry leaders to invest the time and energy to create new technologies that will make their businesses better. In the future, I do not envision India closing the door on these possibilities.

China’s new counter-terror law, revealed at the National People’s Congress recently, imposes considerable restrictions on how foreign technology companies are allows to handle Chinese user data. As a result of this law, U.S. firms may be forced to exit the Chinese market. What can the United States government do to protect the interests of U.S. technology firms in the lucrative Chinese market?

Fundamentally, the United States and China share more overlapping economic interests than divergent ones. It should be the role of leaders in both countries to find areas of cooperation, but also to express when certain policies are unacceptable. The new Chinese counter-terrorism law is an example of a Chinese law that goes too far in its scope and threatens to unfairly undermine American technology companies in China.

This fact should be communicated to Chinese leadership from the highest levels of the U.S. government. The Chinese government must understand that this law will hurt their own economy, by making international investors — not just those from the United States — wary of conducting business there. To his credit, President Obama has made this a priority. He has mobilized the members of his cabinet to speak to key Chinese ministers and also spoken out himself on the issue.

The Trans-Pacific Partnership has been criticized for favoring the interests of a concentrated economic elite over the interests of the middle- and working-class. How does the U.S. Trade Representative manage the influence of different interest groups pursuing an agreement like the TPP?

The most important thing the U.S. Trade Representative can do to influence the discussion surrounding TPP is lay out just how much it will help the American people. History shows that American workers are the most productive and creative in the world. When American products compete on the international stage, they are some of the best received, with “Made in the U.S.A.” standing as a mark of quality internationally. Better access to 11 other national markets means that America’s workers and middle class will be better able to compete on the world stage in the areas in which they can excel. For these reasons, the TPP will generate both growth and jobs for ordinary Americans. In my mind, the various opponents of TPP fail to see the huge potential that the deal represents for the larger American economy and are more focused on representing the interests of specific industries.
.
___
·
The Misguided US Trade Gamble Against China
U.S. trade policy toward China needs to be positive-sum, not zero-sum.
    By Robin Hsieh | June 07, 2015
As Congress decides whether to grant trade promotion authority (TPA), which would formally allow U.S. President Barack Obama to negotiate the Trans-Pacific Partnership (TPP), the surrounding debate reveals much about attitudes toward economic globalization and, in particular, toward China’s rising clout in the international economy. It reflects a broader misconception among many lawmakers, who embrace the outdated notion that economic relations constitute a zero-sum game, according to which excluding China from multilateral trade deals and international institutions is in America’s interest.

In a speech at Nike’s headquarters to promote the TPP, Obama recently claimed that if the U.S. does not write the rules of trade around the world, China will. Yet a strategy toward China that fails to adequately include the country would actually diminish America’s ability to do just that. China’s decision to try and set up its own institutions that run parallel to the established system, such as the recent Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB), is a predictable reaction to these perceived injustices. If the United States really wants China to become a “responsible stakeholder” in the global economic order, it must engage with China to let it become a serious shareholder as well.

If successfully concluded, TPP will be one of the world’s largest trade deals, including 12 of the most important Pacific rim economies other than China. Policymakers in Washington rarely try to hide the fact that TPP is a tool for reassuring allies of the United States’ preeminence in the region as part of the “pivot to Asia.” However, instead of preventing China from writing the rules of trade, TPP may provide China with a convenient excuse to further push regional trade deals such as the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP), a proposed ASEAN-led trade block that does not include the United States. As a result, the U.S. would have no influence over trade standards in these parallel trade agreements and over China’s future trade endeavors.

Similar attempts to launch rival initiatives are already under way, and one does not need to look far for examples. China’s push to establish the AIIB is a reaction to America’s long-standing reluctance to reform global financial institutions. Take, for instance, the U.S. Congress’s reluctance to agree on a reform of voting shares in the International Monetary Fund (IMF), which would more adequately reflect the increasing economic power of emerging economies like China.

Beijing’s frustration is understandable. In the IMF, China only has about 4 percent of voting power, while the U.S. holds almost 17 percent. The imbalance is similarly pronounced in the Asian Development Bank, where Japan and the United States together possess a quarter of votes, in contrast to China’s mere 5 percent. Considering that China currently accounts for over 13 percent of global output in dollar terms, it has a legitimate interest in the reform of both institutions.

America’s heavy-handedness in dealing with a rising China can also be seen in currency issues. The IMF is set to review its Special Drawing Rights (SDR) currency basket in late 2015 and China is pushing for the yuan to be included. Many in the U.S. oppose the inclusion of the yuan as an IMF reserve currency on the basis that it is artificially undervalued. An official announcement by the IMF that it no longer considered the yuan undervalued faces strong disagreement from the U.S. government. Even in the TPA negotiations, members of Congress were keen to link the vote on TPA to a bill primarily aimed at addressing China’s currency manipulation.

The fact that China is not even part of TPP shows to what lengths American politicians will go to single out China (there’s been no mention of TPP members such as Malaysia and its undervalued ringgit). China has a genuine interest in the yuan’s inclusion into the SDR, the prospect of which gives the U.S. some leverage over China’s currency policy. Many of China’s recent steps to reform its domestic financial sector, such as liberalizing interest rates or loosening capital controls, are seen as aiming to pave the way for the yuan’s inclusion into the SDR. But if China calculates that this prospect will be blocked indefinitely, it may choose to take a different path and dramatically slow down its efforts to internationalize the yuan, contrary to the demands of the U.S. and investors.

The U.S. rationale for excluding China is short-sighted because it rests on the premise that economic relations constitute a zero-sum game. From this perspective, every inch of concessions leads to a loss of equal measure in American power. What matters in the economics of investment and trade, however, are absolute gains rather than relative gains. And in absolute terms, America would benefit more from the integration of China into a well-governed and cooperative economic order than from a divided world economy with multiple co-existing institutions and trade agreements, in some of which the United States would wield little to no influence at all.

Proponents of a confrontational policy toward China claim that the country would not want to join TPP even if it were invited, because China has an inherent interest in rivaling American initiatives. As a matter of fact, before the Obama administration began advertising TPP as a geopolitical tool, China did not rule out joining the deal. And in a recent interview, Obama even hinted at a possible Chinese interest in participating. After all, the trade agreement would include four of China’s ten most important trading partners. In the same vein, arguments that previous attempts to lure China into the U.S.-led system have not worked fail to appreciate the significance of, for example, China’s accession to the World Trade Organization in 2001 and its willingness to make adjustments in domestic industrial policy, moving toward trade liberalization.

U.S. policy runs contrary to Robert Zoellick’s famous call for China to become a “responsible stakeholder” in the international order. The only way to promote this is to let China become a “shareholder” in global governance. To that end, reforming the “rules of the game” such voting rights is necessary, but no longer sufficient. China must be actively incentivized to cooperate in trade and monetary affairs. It must have a substantial share in TPP and in global financial institutions. Only then will harmonized global trade rules and an effective Bretton Woods system again be internalized into the Chinese national interest. Needless to say, the Chinese leadership will also have to realize that it needs to implement important reforms such as curbing discrimination against foreign firms and strengthening the protection of intellectual property. All this will require concessions from the established powers, but a China that acts outside of the system is sure to be an even greater loss. The current strategy reduces the legitimacy of America’s liberal economic order, from which the country benefits so tremendously.

Robin Hsieh is a researcher at the Global Public Policy Institute (GPPi) in Berlin.
.
___
.
Obama: China 'Put Out Feelers' on Joining TPP
    Victor Beattie=VOA | 2015-06-04
President Barack Obama says China has started to "put out feelers" about possibly joining the new Trans-Pacific trade agreement.

Obama told public radio's Marketplace Wednesday, "If we have 11 of the leading economies in the Asia-Pacific region who have agreed to enforceable labor standards, enforceable environmental standards, strong I.P. [ internet protocol ] protections... then China is going to have to at least take those international norms into account."

The president said Chinese officials have reached out to the White House and Treasury Secretary Jack Lew and suggested Beijing does not want to be left out of the TPP's comprehensive scale and scope.

"The fact is, if we have 11 of the leading economies in the Asia-Pacific region who have agreed to enforceable labor standards, enforceable environmental standards, strong IP (intellectual property) protections, non-discrimination against foreign firms that are operating, access to those markets, reduced tariffs, then China is going to at least have to take those international norms into account. "

The Trans-Pacific trade deal, which is still being negotiated, would bring together at least 12 Asia-Pacific nations, including the United States.

Obama says the U.S. still engages China on a bilateral economic level on issues surrounding its currency, subsidies and intellectual property theft. But he adds it would help if the world's second-largest economy was surrounded by countries operating under high standards. He said that results in a level playing field that will help America shape international commerce for a long time.

China very interested

TPP negotiations, when concluded, will governm 40 percent of U.S. imports and exports. The countries involved accounted for about $1.5 trillion worth of trade in goods in 2012 and $242 billion worth of services in 2011. They are responsible for 40 percent of the world's gross domestic product (GDP) and 26 percent of global trade.

Charles Morrison, president of the Hawaii-based East-West Center, says China has expressed interest in the TPP for the past two years.

"They're very interested in the TPP process an dI think they assume at some point that, it will set benchmark standards that they will want to meet themselves," Morrison said.

"There are lots of standards for any industry or for the general facilitation of trade that are very important to have a smooth harmonious trading system, and what TPP tries to do is address the cutting edge issues of thie century and set up a framework in which trade and economic activity will flourish."

Morrison says he does not expect China to join TPP anytime soon. When it does, he believes it will be more open and competitive.

Congressional approval

Obama has made Congressional passage of a final deal a major goal. He is also pushing Congress to give him fast-track authority -- allowing him to negotiate conditions in trade agreements without the need for Congressional approval.

Many Democrats oppose fast-track, saying the North American Free Trade Agreement that took effect 20 years ago, sent many American jobs to Mexico and had no environmental standards or protection for workers.

"There's always been opposition to free trade agreements, they're always controversial," Morrison said. "There are always winners as well as losers and all voices need to be heard, and that's part of the democratic process in the United States. "

Obama needs more than two dozen of 188 House Democrats, who are concerned about the potential loss of jobs and wages, to pass fast-track promotion authority, which is seen as crucial for the future of the TPP.

Loss of jobs in US

In his radio interview Wednesday, the president acknowledged globalization and technological advances have played a role in reducing the leverage of workers and labor unions and resulted in the outsourcing of jobs.

But he said opponents to a Pacific trade deal have to stop  fighting "the last war" and that the U.S. is creating new rules that raise standards in an important part of the world.  If the U.S. is not shaping the rules in Asia, China will, Obama said.

"We can't just draw a moat and pull up the drawbridge around our economy. We are completely woven into the global economy. We are the hub to many, to a large extent, of the global economy," the president said.

Obama said the U.S. will potentially have hundreds of millions of workers now subject to international standards that were not there before. And even if they are not enforced 100 percent of the time, there will be leverage to start raising those standards and that is good for American workers.
.
___
.
Sure, TPP Is 'Win-Win'... Unless You Care About Human Rights
The Trans-Pacific Partnership won’t do much to improve the human rights situation in Asia.
    By John Sifton | May 12, 2015
To hear the Obama Administration tell it, the Trans-Pacific Partnership, or TPP, is a win-win and cure-all. It will create jobs in the U.S., improve labor and environmental protections, improve business transparency internationally, and help consummate a relationship with Asia that has until now been mostly an overture, the administration says.

Many U.S. lawmakers, however, are unconvinced. The administration needs “fast track” authority to finish negotiating the TPP, and a key vote is likely to come up in the Senate this week. Opposition to the deal is bubbling up across Washington’s political and ideological spectra. In a twist, the opposition is meta-partisan. The Republican leadership of the Senate, and most of the party, support fast track, but the Democratic leadership opposes it. Both parties have members who disagree on the deal.

The TPP’s partners will include oppressive undemocratic countries like Vietnam and Brunei, and other countries with problematic human rights records like Malaysia, Singapore, and Mexico. Lawmakers who focus on religious freedom may be alarmed at how Vietnam locks up leaders of unsanctioned churches. Advocates for lesbian, gay, bisexual, and transgender (LGBT) rights are horrified at anti-LGBT laws in Malaysia and Brunei.

And just about everyone is alarmed at pledges made by the Sultan of Brunei to operationalize a form of Sharia (Islamic law) that would mandate whipping homosexuals and stoning to death persons engaging in sexual activity out of wedlock.

Meanwhile, health and human rights advocates are concerned at proposed provisions on patent protections that would extend pharmaceutical companies’ profits at the expense of public health efforts to improve the availability of generic versions of life-saving drugs.

Other groups are worried about the agreement’s provisions on investor dispute resolution, which allow corporations to sue governments for damages when they enact or enforce health, safety or environmental laws or policies that impact corporate profits. Mechanisms of this type have been used, for instance, by a tobacco company to sue Australia for passing anti-smoking legislation, and by a metal smelting company to sue Peru after its government took action to force the company to clean up massive pollution it had caused.

In the face of this evidence, the Obama administration nonetheless maintains the agreement is top notch. The TPP, the administration says, will obligate countries like Vietnam to improve respect for human and labor rights. The agreement’s labor chapter, it says, will contain standards requiring countries to protect workers’ rights, end government control over unions in countries, and defend workers’ rights to organize. The provisions on investor disputes will prevent the kinds of problematic cases that have occurred in the past.

There is no way to know what is actually in the agreement, however, because negotiated text is secret. The administration has only shared texts with congressional members and staff with security clearances.

To the administration’s credit, the U.S. Trade Representative (USTR) has worked to improve key parts of the agreement, like the labor chapter, and the administration has attempted to use the negotiations overall as leverage to compel countries to improve their records. From statements by the USTR and information provided by those who have seen the agreement, it seems that the labor chapter now provides that TPP members have to adopt core labor standards, including the right to form unions.

The problem, however, is that little of this will have real-world impact. Administration officials, and President Obama himself, repeat the word “enforceable” almost every time they talk about the TPP’s labor provisions. The truth, however, is that the TPP’s labor chapter is not enforceable in practice. And the administration’s broader efforts to use the agreement to leverage improvements in human rights records—in problem countries like Vietnam, Malaysia, and Brunei—have largely been ineffective.

The situation with Vietnam puts the issues in sharpest relief. The United States has been pressing Vietnam for almost four years to improve its human rights record and labor rights record in particular, using not only the TPP but closer military ties as the leverage. All that the United States has received in response is a few pledges, baby steps, and a handful of political prisoner releases. (If one can call the releases that: One released prisoner was in poor health and died within weeks of his release, two others were only paroled into exile in the United States.)

The Vietnamese government still uses its penal code, which contains provisions criminalizing free speech and freedom of association, to lock up dissidents and critics. More than 150 have been convicted over the last four years, in the same period in which the US was negotiating with Vietnam on the TPP.

Meanwhile, Vietnam’s labor rights record remains abysmal. Independent unions outside the umbrella of the government-controlled Vietnam General Confederation of Labor are forbidden and the act of trying to organize one is punished as a crime against the state. Labor activists such as Nguyen Hoang Quoc Hung and Doan Huy Chuong remain behind bars. And tens of thousands in administrative detention for alleged drug use are forced to work for nothing, or near to nothing. The fact that this forced labor program of supposed “drug treatment” is operated by Vietnam’s labor ministry tells you everything you need to know.

The administration insists that the TPP’s labor chapter will compel Vietnam to improve its labor record, because Hanoi will need to change its laws to allow independent unions—factory-level unions, incidentally, not sectoral unions or federations.

But with neither a functioning and objective labor dispute system, nor an independent judiciary, it is difficult to imagine how these paper reforms would come to reality.

Worse, without additional reforms to the other problematic parts of the legal system, Vietnamese labor organizers will still be vulnerable to prosecution under penal code provisions that criminalize supposed anti-party or anti-government activities—which in the government’s view has included handing out pamphlets or having park picnics at which participants read the UN Universal Declaration of Human Rights.

The administration contends that the labor chapter is enforceable, but it’s not evident how. Should the TPP come into effect and Vietnam is still crushing workers’ rights, what will be the remedy? That non-existent unions will use non-existent labor dispute mechanisms to bring worker complaints before Vietnam’s non-existent independent judiciary?

At best, international or U.S. labor rights groups may be able to petition the United States to file a complaint against Vietnam in a trade tribunal, but this would only get to abuses in general, not specific complaints.

What’s lacking in the agreement is specific mechanisms to enforce commitments that governments make on labor rights. Why would Vietnam be compelled to do anything more, once it receives the benefits of TPP membership? The better course of action would be to negotiate an agreement where key benefits are withheld if Vietnam or other countries fail to meet their commitments.

The Obama administration needs to be more realistic in describing what can be accomplished by the TPP. It’s already bad enough to forego human rights protections for the sake of free trade. It’s even worse to attempt to sell the agreement by invoking supposed rights protections when they don’t exist.

The Obama administration needs to press harder on TPP members to improve their rights records—for real. The United States shouldn’t move ahead with the TPP until it can demonstrate more serious commitments to creating truly enforceable provisions on labor rights protections and better addressing human rights concerns generally. In the meantime, Congress should focus more closely at the specifics of the deal and exercise strong oversight. There is no need to rush, and with flaws this big, the stakes are too high.

John Sifton (@johnsifton) is Asia Advocacy Director at Human Rights Watch.
.
___
.
Trans-Pacific Partnership: Do it for Vietnam
The Trans-Pacific Partnership will have a huge positive effect on Vietnam’s economy. Should Americans care?
    By Ankit Panda | April 28, 2015
Tyler Cowen, the prolific economist behind Marginal Revoution (a blog I’ve read for over half-a-decade and recommend), has a unique case in favor of the Trans-Pacific Partnership that relies on simple utilitarian logic. Simply put, the benefits of the TPP coming into effect outweigh the costs in a huge way. Particularly, the benefits for one country—Vietnam—are huge. In fact, Cowen makes that case that the benefit to Vietnam would be so huge that any costs borne by U.S. interest groups and constituencies are marginal. The benefits to Vietnam alone should make the TPP a “no brainer” of an agreement.

The economic reason is simple. The TPP, while it is many things, is at its core a tariff-effacing trade agreement for among its 12 signatories. Vietnam, meanwhile, is not only a poor country, but a country that remains at odds with the values and principles guiding the primary stakeholder behind the TPP: the United States. Vietnam, a Communist country, has undertaken some liberalization on tariffs, “but since then has done some backsliding,” writes Cowen. Specifically, after its entry into the World Trade Organization (WTO), Vietnamese tariffs “on products of interest” to the United States drastically, only to slightly increase them to come in line with the maximum of the range allowed under WTO bindings (see the U.S. Trade Representative’s report on Vietnam here).

Given that Vietnam does a lot of trade with the United States and that the TPP will slash major trade protections on the Vietnamese market, it follows that Vietnamese goods will be particularly competitive in a post-TPP context. In support of these claims, Cowen cites a simulation study by the Peterson Institute on International Economics that demonstrates the same (i.e., that Vietnam, of all countries party to the TPP, stands to benefit the most). A particularly telling statistic for the potential gains for Vietnam in a zero-tariff scenario is the following: in 2012, 34 percent of U.S. apparel imports came from Vietnam, amounting to $7 billion. In a zero-tariff scenario, these imports are suddenly far more competitive.

Given the projections, Cowen notes that despite the “[intellectual property] and tech criticisms of TPP,” the TPP is a “no brainer” given the “potential benefit for the ninety million people of Vietnam.”

Of course, the logic underlying Cowen’s argument also holds in a hypothetical scenario where the United States and Vietnam conclude a bilateral free trade agreement, but since that’s nowhere on the policy radar for either government, the TPP seems like the best feasible way to attain the benefits for Vietnam.

Unsaid in Cowen’s analysis is that the TPP would likely facilitate the ongoing strategic rapprochement between the United States and Vietnam. For example, late last year, the United States lifted its long-standing arms embargo on Vietnam, leading to expectations of closer ties between the two former enemies.

Finally, if one of the United States’ grand strategic goals is to uphold the liberal economic order it created after the Second World War, helping more countries adopt liberal economic standards should be a priority. Vietnam’s state-owned enterprises would have to undertake greater transparency standards under the TPP. Cowen notes—and this is probably the least convincing area of his reasoning—that the TPP would inspire broader freedom for Vietnam’s residents, including “free(r) labor unions.”

Cowen, in an aside, throws out a call to any American ‘deontologists’ among his readership to support the TPP on the grounds that the United States has been “especially unjust to” Vietnam in the past. With the 40th anniversary of the Fall of Saigon—the event marking the end of the U.S.-Vietnam War—later this week, the point is particularly salient.

I should note that none of this will probably matter in the broader domestic U.S. debate on the merits of the TPP. While there is an American national interest case to be made for enhancing the economic welfare of Vietnam and ensuring that the country has a stake in a formal liberal economic order, it is not one that will resonate with the primary U.S. critics of the TPP who continue to be primarily concerned about the agreement’s distortionary effects on U.S. workers and its perceived tilt toward the interests of large corporations.
.
___
.
'Điều Việt Nam cần làm ngay bây giờ'
    Giáo sư Tương Lai | 8 tháng 4 2015
Việt Nam cần phải tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một kế hoạch thương mại toàn diện được hỗ trợ bởi Mỹ. Hiệp định sẽ cho phép nền kinh tế Việt Nam có thể hội nhập hoàn toàn với thế giới hiện đại; và điều này sẽ đi cùng với viễn cảnh dân chủ hóa tốt hơn tại Việt Nam.

Quan trọng không kém, TPP, bao gồm 12 quốc gia Thái Bình Dương trừ Trung Quốc, sẽ điều chỉnh lại các mối quan hệ địa chính trị giữa các thành viên trong khu vực và giúp ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông – một đóng góp quan trọng cho chiến lược tái cân bằng của Mỹ đối với Châu Á.

Việt Nam có 3.500km đường bờ biển đối diện Biển Đông, một vùng biển mang tính trọng yếu đối với thương mại quốc tế. Gần 1/3 lượng dầu thô trên thế giới và trên một nửa lượng khí gas đã di chuyển qua đây trong năm 2013. Tuyến đường này cũng là con đường ngắn nhất từ phía tây Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, một chặng đường thiết yếu của hải quân nhiều nước, kể cả Mỹ.

Những điều cần khắc phục

Nhưng Việt Nam không thể đảm nhiệm vai trò địa chính trị quan trọng của mình cho tới khi kinh tế phát triển đầy đủ và cải cách chính trị mạnh mẽ hơn. Và việc đáp ứng các yêu cầu của TPP – công đoàn tự do, giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, tăng cường tính minh bạch – sẽ giúp Việt Nam đi theo con đường đó.

Sau nhiều năm cô lập về mặt kinh tế, Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng sau năm 1986, khi bắt đầu mở cửa với thế giới bên ngoài. Việt Nam đã đạt được một trong những tỷ lệ tăng trưởng GDP cao của thế giới trong giai đoạn 1990 – 2010.

Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007, và từ đó đã ký nhiều hiệp định thương mại quan trọng. Việt Nam đã từng là quốc gia xuất khẩu gạo và cà phê lớn thứ 2 trên thế giới trong năm 2013. Năm ngoái, Việt Nam là nước ASEAN xuất khẩu hàng đầu vào Mỹ tính bằng giá trị USD, vượt trên Malaysia và Thái Lan.

Nhưng đây chỉ là giai đoạn 1 của quá trình phát triển, dựa rất nhiều vào xuất khẩu nguyên vật liệu, các ngành công nghiệp dùng nhiều lao động và ít giá trị gia tăng. Việt Nam hiện tại đang đối mặt với nguy cơ vướng vào bẫy thu nhập trung bình. Tỷ lệ tăng trưởng GDP đã chậm lại khá đáng kể trong những năm gần đây.

Việt Nam đang đứng cuối trong số các ứng cử viên gia nhập TPP về mặt phát triển kinh tế, với GDP bình quân đầu người vào khoảng 1.910 USD, so với khoảng 6.660 USD của Peru, một quốc gia xếp hạn áp chót.

TPP cung cấp một lộ trình cho giai đoạn 2 của sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu vào tháng 2 năm nay, trích dẫn hiệp định này và các thỏa thuận thương mại khác, “Các hiệp định này đòi hỏi chúng ta phải cởi mở hơn. Do đó thị trường của chúng ta cần phải trở nên năng động và hiệu quả hơn”.

Ví dụ, TPP đồng nghĩa với một sự giảm thiểu đáng kể thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng may mặc của Việt Nam vào các thành viên TPP khác, điều này sẽ tăng cường tính cạnh tranh của các sản phẩm đó so với những mặt hàng tương tự từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. Nhưng Quy tắc Xuất xứ của TPP cũng đòi hỏi nguyên liệu sử dụng trong thành phẩm xuất khẩu cần phải được sản xuất tại địa phương.

Quy định này sẽ buộc Việt Nam phải phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và mở rộng cơ sở sản xuất của mình – cùng lúc giúp Việt Nam bớt lệ thuộc vào Trung Quốc hơn, trong bối cảnh Trung Quốc hiện đang cung cấp phần nhiều nguyên vật liệu dùng trong ngành dệt may Việt Nam.

TPP cũng yêu cầu những thành viên của mình chấp nhận công đoàn lao động tự do, quyền sở hữu trí tuệ và minh bạch trong pháp luật, trong quy định và thực thi. Có lẽ điểm nổi bật nhất đối với Việt Nam là kỳ vọng của các quốc gia TPP sẽ không có các đối xử đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước, nếu không nó sẽ tạo ra những biến dạng trong thương mại. Điều này có nghĩa là cần giảm thiểu một cách đáng kể vai trò của các công ty thuộc loại này tại Việt Nam.

Hiện nay ở Việt Nam các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn đang áp đảo trong các lĩnh vực chính của nền kinh tế - như ngân hàng thương mại, sản xuất năng lượng và vận tải – sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao, nạn tham nhũng đầy rẫy.

Việc hạn chế ảnh hưởng của các doanh nghiệp này sẽ gây nên các cuộc đối đầu trực diện với một số cán bộ cao cấp có quyền lợi tài chính và bám chặt vào “ý thức hệ” để duy trì quyền lực gắn với lợi ích. Một bộ phận không nhỏ trong thế lực ấy hiện nay vẫn cố trì kéo việc chuyển đổi, nhằm đeo đuổi tình hình tồi tệ này, một phần cũng bởi vì bộ máy hành chính hoạt động kém hiệu quả.

Điều này có nghĩa là hiện nay Việt Nam đang còn, tuy không nhiều, những trở ngại gia nhập TPP.

Chẳng hạn như, nhà nước đã đồng ý cho phép công đoàn lao động độc lập tại xí nghiệp. Chính phủ gần đây cũng nỗ lực tuân theo các quy chuẩn quốc tế về nhân quyền mà trước đây họ vẫn lẩn tránh, trả tự do cho một vài nhà hoạt động xã hội nổi bật và hạn chế bắt giữ những người bất đồng quan điểm. Chính phủ cũng đang thực thi quyền sở hữu trí tuệ, với việc lực lượng công an thực thi khám xét những cơ sở hoạt động vi phạm luật bản quyền.

'Lực cản từ Trung Quốc'

Nếu nói đến lực cản Việt Nam gia nhập TPP thì duy nhất chính là sự phá rối từ phía Trung Quốc và những người hậu thuẫn cho mưu toan đó.
Giới lãnh đạo Việt Nam đang có nhiều chuyến công du quốc tế nổi bật

Bắc Kinh đang cố chống lại chiến lược tái cân bằng của Washington đối với Châu Á – chính sách được gọi là trọng tâm của Chính phủ Obama – bằng cách thúc đẩy khu vực thương mại tự do của họ, quảng bá Giấc mơ Châu Á – Thái Bình Dương, mở ra một ngân hàng đầu tư khu vực và rót hàng tỷ đô vào các dự án cơ sở hạ tầng to lớn.

Trung Quốc cũng đang đặt rất nhiều áp lực lên các nhà lãnh đạo Việt Nam để Việt Nam không gia nhập TPP, cũng như họ đã từng làm trước khi Việt Nam ký Hiệp định WTO và hiệp định thương mại song phương với Mỹ.

Một ví dụ nổi bật là khi các thông tin với độ tin cậy ngày càng cao gần đây về chuyến đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mỹ vào tháng 6 thì Bắc Kinh cũng bất ngờ mời Tổng Bí thư sang Trung Quốc tham dự cuộc họp cấp cao trong tuần này.

Chính vì vậy, với nhiều lý do về kinh tế, chính trị và chiến lược, Việt Nam không thể không gia nhập TPP.

Nhưng để làm được điều đó sẽ đòi hỏi nhiều thay đổi khó khăn về chuyển đổi cơ cấu về nhiều mặt trong đố nội, và sự chống trả với sức ép từ phía Trung Quốc đang ngày một dữ dội. Việt Nam cần, và xứng đáng nhận được tất cả sự hỗ trợ có thể từ phía Mỹ. Phải có một nỗ lực phối hợp nhất quán để đẩy lùi tham vọng bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Bản tiếng Anh của bài viết này đã đăng trên báo Mỹ New York Times hôm 6.4.2015.
.
___
.
What Vietnam Must Now Do
    By TUONG LAI | APRIL 6, 2015
HO CHI MINH CITY — Vietnam must sign on to the Trans-Pacific Partnership, the United States-backed comprehensive trade plan. The agreement would allow Vietnam’s economy to become fully integrated with the rest of the industrialized world, and with that would come the prospect of further democratization at home.

Equally important, the T.P.P., which involves 12 Pacific countries but not China, would realign geopolitical relations in the region and help stave off China’s expansionism in the South China Sea — an important contribution to the United States’s strategic rebalancing toward Asia.

Vietnam has nearly 3,500 kilometers of coastline fronting the South China Sea, a body of water vital to international trade. Almost one-third of the world’s crude oil and over half of its liquefied natural gas passed through here in 2013. This route is also the shortest way from the western Pacific to the Indian Ocean, and a favored passage for many navies, including that of the United States.

But Vietnam cannot play its significant geopolitical role until it fully develops economically and further liberalizes politically. And adopting the T.P.P.’s requirements — free trade unions, reduced state participation in the economy, greater transparency — will help Vietnam along that route.

Following many years of economic isolationism, Vietnam made impressive progress after 1986, when it began to open up to the outside world. It recorded one of the world’s highest G.D.P. growth rates during 1990-2010. It joined the World Trade Organization in 2007, and has since signed many important trade agreements. It was the world’s second-largest exporter of rice and coffee in 2013. Last year, Vietnam was Asean’s top exporter to the United States in dollar terms, ahead of Malaysia and Thailand.

But this was just a first phase of development, and it relied heavily on primary exports and labor-intensive and low-value-added industries. Vietnam now risks being stuck at the middle-income level. G.D.P. growth rates have slowed down significantly in recent years. Vietnam now ranks last among T.P.P. candidates in terms of economic development, with a G.D.P. per capita of about $1,910, compared with about $6,660 for Peru, the next lowest.

The T.P.P. provides a road map for the second phase of Vietnam’s economic and social development. As Prime Minister Nguyen Tan Dung said in February, citing this and other trade deals: “These agreements require us to be more open. So our market must become more dynamic and efficient.”

The T.P.P. would mean, for example, a substantial reduction in import tariffs that apply to Vietnamese apparel entering other T.P.P. countries, which will increase the competitiveness of those products against similar goods from China, India, Indonesia and Thailand. But the T.P.P.’s Rules of Origin also require that the materials used in the finished exports be produced locally. This will force Vietnam to develop supporting industries and expand its manufacturing base — as well as help it become less dependent on China, which currently supplies much of the materials used in Vietnam’s textile and apparel industry.

The T.P.P. also demands that its members embrace free labor unions, intellectual property rights and transparency in rules, regulations and practices. Perhaps most significant for Vietnam is the expectation that the governments of T.P.P. countries will not grant preferential treatment to state-owned enterprises or otherwise allow them to cause trade distortions. This will mean substantially reducing the role of such companies in Vietnam.

State-owned enterprises dominate major sectors of the economy — like commercial banking, energy production and transportation — and are very highly leveraged and often corrupt. Limiting their influence will likely trigger head-on confrontations with some high-ranking party members with ideological and financial interests in them. But the government now seems intent on doing so, partly because of these companies’ inefficiencies.

Which means that there are now few domestic obstacles in the way of Vietnam’s joining the T.P.P. The government has agreed to allow the formation of independent labor unions at the factory level. It has been making efforts recently to comply with international human rights norms it has been known to flout, releasing several prominent activists and refraining from arresting dissidents. It is also enforcing intellectual property rights, with the police periodically raiding stores that violate copyright laws.

The only major hurdle is obstructionism from China. Beijing is trying to counter Washington’s strategic rebalancing toward Asia — the Obama administration’s so-called pivot policy — by promoting its own free-trade zone, touting an Asia-Pacific Dream, starting a regional investment bank and pouring billions of dollars into massive infrastructure projects. It is also exerting tremendous pressure on Vietnam’s leaders not to join the T.P.P., much as it did before Vietnam signed the W.T.O. agreement and the bilateral trade deal with the United States. When reports became more credible recently that the general secretary of the Communist Party of Vietnam would travel to the United States in June, Beijing suddenly invited him for high-level meetings in China this week.

For various economic, political and strategic reasons, Vietnam can hardly afford not to join the T.P.P. But doing so will also require difficult structural adjustments, and countervailing pressure from China is intensifying. Vietnam needs, and deserves, all the support it can get from the United States. It will take no less that a concerted effort to fend off China’s increasing ambitions in the region.

Tuong Lai, also known as Nguyen Phuoc Tuong, is a sociologist and former adviser to two Vietnamese prime ministers. This article was translated by Nguyen Trung Truc from the Vietnamese.
.
___
.
Is This the Congressional Breakthrough the Trans-Pacific Partnership Needed?
Bipartisan legislation granting the U.S. president trade promotion authority was introduced on Thursday. Will it save the TPP?
    By Ankit Panda | April 17, 2015
Ending months of uncertainty over the future of the economic leg of the U.S. rebalance to Asia, U.S. congressional leaders agreed on Thursday evening to open the way for President Barack Obama to take the lead on negotiations for the Trans-Pacific Partnership (TPP) on a “fast track.” The U.S. Senate’s Finance Committee introduced bipartisan Trade Promotion Authority legislation, known as the Bipartisan Congressional Trade Priorities and Accountability Act of 2015 (TPA-2015), that sets a range of constraints within which the president must pursue a final TPP agreement, but unencumbers the executive branch from any congressional interference before a final deal is reached with the assent of the 11 other nations involved in the negotiating process–a group comprising Australia, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, and Vietnam, in addition to the United States. TPA-2015 will affect future U.S. administrations and sets a general set of principles for all trade negotiations carried out by the executive branch, not just the TPP and the Transatlantic Trade and Investment Partnership (TTIP).

Under TPA-2015, all future trade agreements that the United States will sign on to must adhere to strict standards on environmental protections, labor, and human rights. The last provision, according to the New York Times‘ reporting, was added as a Republican concession to satisfy the Senate Finance committee’s ranking Democrat, Senator Ron Wyden. In the months leading up to this moment, we’ve witnessed an odd partisan alignment where Congressional Republicans have backed a Democratic president’s appeal for trade promotion authority (with the exception of some recalcitrant Republicans who, as a matter of principle, would like to yield as little authority as possible to the current administration). Liberal congressional Democrats, for the most part, have been a thorn in the administration’s side over the TPP, raising concerns about the agreement’s potential to suppress U.S. wages among other issues. As The Diplomat reported in late 2013, 151 House Democrats wrote the White House expressing their opposition to the TPP as a whole and any new TPA, sending signs that the trade agreement might be entirely politically unfeasible for the administration.

An important point worth stressing is that while the TPA will simplify the negotiation process, and increase the credibility of the United States Trade Representative and the president in their interactions with foreign leaders, Congress has reserved the capacity to have a final say in the passage of the deal. Under TPA-2015, the Obama administration would be obliged to make the final text of a TPP agreement public at least four months before Congress votes on it. (TPP negotiations have faced public and bipartisan Congressional criticism for their opaqueness.) Congress retains its power, but without TPA-2015, there would be no TPP–that much was a certainty. With this legislation, the TPP, while still a distant light at the end of a long tunnel of negotiations, remains a possibility.

The other 11 parties to the TPP negotiations will have taken note of today’s announcement and will read the development as an unambiguously positive development. Some states, such as Vietnam, may balk at the human rights provision–an odd constraint for trade negotiations. The timing of TPA-2015 will be particularly welcomed by the administration given that Japanese Prime Minister Shinzo Abe is scheduled to visit the United States later this month. Japan and the United States represent the two largest economies among the TPP group of 12 who together comprise approximately 40 percent of world GDP.

The TPP is the economic crown jewel of the United States’ Pivot–or Rebalance–to Asia. Asia-Pacific states would see a concluded agreement as a guarantee that the United States was committing itself to long-term economic integration in Asia. The U.S. defense secretary, Ashton Carter, likened the agreement’s strategic importance to that of an additional U.S. aircraft carrier. With Congress’ imprimatur in hand, Obama now needs to set out on finding an agreement that will not only satisfy Congress but the economic interests of the other 11 states negotiating the TPP. With 19 months left in office, Obama may come to terms with the harsh reality that TPA wasn’t the hardest part of getting to the finish line on the TPP after all.

Still, the TPA saga is far from over. TPA-2015 still has to gather the necessary votes to come into law.
.
___
.
Australia Caught in Middle of US-China Power Tussle
Canberra could struggle to balance its interests as tensions rise over the AIIB and TPP.
    By Nick Derewlany | April 14, 2015
Tensions between the United States and China over the Chinese-led Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) are the next embodiment of a hard and soft power battle for economic and political dominance in the Asia-Pacific, and come amid concerns arising from the stalled negotiations for the Trans-Pacific Partnership (TPP). For Australia, a key focus of its foreign policy should be how to balance its economic ties with China and its cultural ties with the United States; appeasing both without getting in the middle of an ugly tug-o-war that forces Canberra to take sides.

Officially, both the U.S. and China have attempted to downplay the gravity of the tussle. Hugo Llorens, U.S. Consul General, in a guest lecture given at the University of Sydney, reassured students that “Australia does not have to choose between the United States and China.” But while it is true that Australia is not at a point where it needs to make such a choice, the reassurance misrepresents the dynamic of Australia being caught in the middle of a power struggle between the worlds two largest economies.

The TPP, drafted in 2005, is a by-product of the U.S. rebalance to Asia. Its intent is to eradicate preferential trade agreements (PTA) in the Asia-Pacific and construct in their place a multilateral trade platform, thus connecting a plethora of geographically incongruent countries at varied levels of development.

Unfortunately, divergent interests and innate agendas have inhibited progress with the deal. Australia’s vision for the TPP lies in developing the regional architecture that will provide a viable gateway to the entire Asia-Pacific; in short, an unrestricted multilateral agreement. In contrast, the U.S. envisions the TPP as an extension of its established bilateral arrangements in the region, with a focus on developing further PTAs with countries it hasn’t already partnered with. The U.S. opposes an unrestricted multilateral agreement because it would lay waste to established protectionist measures – such as long implementation periods and product specific rules of origins – that are a feature of sensitive U.S. domestic industries such as sugar and dairy. A proliferation of PTAs in the region would be counterproductive for Australia because it would close off certain markets, and make others harder to utilize.

China’s exclusion from the TPP has sparked fears in Beijing that the trade deal is a U.S. bid for economic and political dominance in the region – and to strengthen bilateral military alliances. This fear is embodied in China’s ongoing discussions about Free Trade Agreements (FTAs) with ASEAN members as a counter to the TPP.

Australia must serve as the bridge between the U.S. and China and placate fears in Beijing by actively seeking Chinese involvement. After all, a “Trans-Pacific” partnership without China seems insulting to the name.

Readers can speculate as to whether the Chinese-led AIIB is a direct response to insecurities generated by its exclusion from the TPP – or simply a response to the undeniable corollary of Asia’s large-scale need for infrastructure investment. In any case, the facts are stark: China holds comparatively little influence in the Asian Development Bank, the World Bank, or the International Monetary Fund (IMF) compared to Japan (the ADB) and the United States. A Chinese-led international bank will give Beijing greater influence over a region that needs investment of $8 trillion between 2010 and 2020 to keep pace with technological and demographic changes. That in turn will disrupt regional dominance of the U.S. and Japan. It is therefore no surprise that the U.S. and Japan are two lone wolves in expressing concerns over the AIIB’s ability to meet international standards of accountability and governance.

Again, official rhetoric from both the U.S. and China is notably guarded and often deliberately innocuous. Chinese diplomats have noted that the “AIIB will compliment existing global banks.” Yet occasionally the curtain slips and the stakes are revealed: Chinese President Xi Jinping mentioned that the AIIB and the New Silk Road initiatives were an “Asian solution to Asian problems.” Similarly, his U.S. counterpart Barack Obama, in his State of Union Address 2015, stated that “We (America) should write the rules” for the Asia-Pacific.

Australia’s Prime Minister Tony Abbott seems to be trying to appease both powers, (finally) signaling his intention to join the AIIB while still echoing concerns raised by the U.S. and Japan regarding governance, transparency, and creditworthiness. By trying to remain neutral, Abbott has bought himself some time, but if U.S.-China relations deteriorate and tensions rise, neutrality won’t appease either party.

Australia is caught in the awkward position of watching an insidious power struggle between its greatest cultural and military asset, and its greatest economic asset. It must take care to avoid stepping on any toes for the time being, while ensuring that the path it takes is its own and not one determined on the howdah of the U.S. foreign policy elephant or on the back of the Chinese dragon.
.
___
.
TPP as Important as Another Aircraft Carrier: US Defense Secretary
US Defense Secretary Ash Carter chimes in on the importance of concluding the TPP.
    By Prashanth Parameswaran | April 08, 2015
On April 6, US Secretary of Defense Ash Carter delivered a speech at the McCain Institute at Arizona State University on ‘the next phase’ of the US rebalance to the Asia-Pacific.

The speech began with a customary nod to the Asia-Pacific’s growing importance, a brief assessment of America’s strengths in the region, and an overview of the rebalance.

Carter then went on say what ‘the next phase’ of the US rebalance might entail on the defense side, focusing on four components: investments; capabilities; posture; and partnerships and alliances. He touched on investments in a new long-range stealth bomber and a new, long-range anti-ship cruise missile; the fielding of key US capabilities like advanced fighters and missile-defense equipped ships; adapting America’s bases, personnel and platforms to be more distributed, resilient and sustainable; and reinforcing existing alliances, emerging partnerships, and links between them, including trilateral cooperation with Japan and Australia.

But after this deep dive into defense issues, Carter also spent some time in his speech to highlight the importance of concluding the Trans-Pacific Partnership (TPP). He stressed its importance in boosting US exports, strengthening key US relationships in the Asia-Pacific, signaling America’s commitment to the region more broadly, and promoting U.S. values. He even likened the TPP to be as important to him as another aircraft carrier.

“In fact, you may not expect to hear this from a Secretary of Defense, but in terms of our rebalance in the broadest sense, passing TPP is as important to me as another aircraft carrier,” Carter said.

“It would deepen our alliances and partnerships abroad and underscore our lasting commitment to the Asia-Pacific,” he continued. “And it would help us promote a global order that reflects both our interests and our values”.

He also said that time was running out as countries in the region are already pursuing alternatives and the United States risks being on the sidelines.

“Time’s running out: we already see countries in the region trying to carve up these markets forging many separate trade agreements in recent years, some based on pressure and special arrangements rather than openness and principle. Agreements that don’t incorporate our high standards and leave us on the sidelines. That risks America’s access to these growing markets, and it risks regional instability. We must all decide if we are going to let that happen,” Carter said.

Of course, Carter joins a long list of US officials, former officials, and experts who have been calling for a quick conclusion to the TPP. Last month, Kurt Campbell, who was America’s top diplomat in the Asia-Pacific under the Obama administration until 2013, attempted to emphasize the TPP’s importance by noting how it would factor into Asia’s grading of America’s policy in the region at a keynote address to the Jamestown Foundation’s Fifth Annual Defense and Security Conference.

“If we did everything right in Asia…and not get TPP, we can’t get a passing grade. We can do everything wrong…and get TPP, and we get a B,” Campbell said.

Yet Carter’s comments are still to be welcomed in this regard. They are also additionally important because they are coming from a U.S. defense official, and one of the criticisms leveled at U.S. Asia policy – fairly or unfairly – is that it has at times seemed too security-focused.
.
___
.
How Will the TPP Impact Vietnam’s “Nonmarket Economy” Designation?
    By K. William Watson | March 31, 2015
When deciding whether to impose antidumping duties on imports from Vietnam, the United States uses what’s known as nonmarket economy (NME) methodology.  That is, instead of comparing a product’s U.S. price with the price for the same or similar product in Vietnam, U.S. authorities compare it with a fictitious price constructed using surrogate values from third countries.

The use of NME methodology is prohibited under the rules of the World Trade Organization.  But when Vietnam and China joined the WTO, they each agreed that the use of NME methodology would be permitted against them for an additional 15 years.  For China that’s until the end of 2016, and for Vietnam it’s until the end of 2018.

Vietnam, however, is also a negotiating party to the Trans-Pacific Partnership, a 12-member free trade agreement that may be concluded this year.  Last week, Vietnam’s Ambassador to the United States implied that Vietnam was seeking to have its NME status revoked as part of those negotiations.  As reported at Inside U.S. Trade ($):

    “I think on the question of the market economy status, we can do it together. Vietnam has been doing it with other countries and I think about three dozen or something countries have recognized that,” said Pham Quang Vinh, Vietnam’s ambassador in Washington. Vinh added that he hopes “when we reach a conclusion of the TPP, then everything [with regard to this issue will] be resolved.”

It certainly makes sense that Vietnam would hope to negotiate the end of NME treatment.  As the Ambassador explained, they’ve already secured market economy status in other countries.  The TPP is a natural vehicle for getting a similar commitment from the United States .  But there’s no guarantee they’re going to get it:

    But his counterpart, U.S. Ambassador to Vietnam Ted Osius, seem to tamp down those expectations. Speaking at the same event, Osius indicated that while TPP might put Hanoi on strong footing to make the economic reforms necessary to become a market economy, a change in its status would be likely be further down the road. Both officials spoke at March 24 event at the Center for Strategic and International Studies (CSIS).

    Osius said that the U.S. Commerce Department process to determine a country’s market economy status is non-political, and that Vietnam still needs to fulfill certain requirements, such as having a convertible currency.

The U.S. official’s characterization is telling.  The U.S. government has consistently argued that NME status is a factual question.  That is, if Vietnam or China meets the criteria under U.S. law for market economy treatment, their NME status will be revoked accordingly.

This characterization is misleading and troubling for a number of reasons.  First, NME status is very much a political decision.  There are factors for evaluating nonmarket economy status under U.S. law, but those factors are not especially relevant to the problem a genuinely nonmarket economy poses for the use of regular antidumping methodology.  “Currency convertibility” is an excellent example.  Moreover, the factors ask regulators to evaluate “the extent of” certain interventionist policies without giving guidance on how extensive they must be.  And a determination of whether a country “meets” the factors is explicitly not reviewable by any court.

Second, the important question is not about Vietnam’s economy but about when the U.S. will end this abusive antidumping practice.  As I explained in a policy analysis paper last year, the NME designation is merely an excuse for lawless protectionism.  Whatever factors the U.S. government wants to come up with, the fact remains that Vietnam and China both are sufficiently market-oriented that authorities can use domestic prices to determine whether goods are being sold in the United States at “dumped” prices.

Finally, it’s particularly repugnant for the United States to impose NME treatment on imports from a country it has a free trade agreement with.  The TPP should eliminate barriers to trade between the United States and Vietnam and further integrate their markets, so that increased competition can effectively drive economic growth.  Singling out Vietnam for discriminatory antidumping treatment is entirely incompatible with that goal.

Vietnam is right to demand an end to abusive NME treatment by the United States.  If U.S. negotiators are serious about making the TPP an “ambitious, 21st Century agreement,” they should welcome that demand without objection.
.
___
.
Ahead of Abe Visit, Pressure Builds For Obama on TPP
The clock is ticking for the Obama administration to get the TPP past Congress.
    By Jack Detsch | March 10, 2015
In less than fifty days, Japan will begin its biggest holiday period of the year. Golden Week, which lasts from April 27 to May 10, includes seven public holidays, and is typically a time for rest and relaxation. You wouldn’t have any trouble spotting Japanese tourists at San Francisco’s Alcatraz Island, on Hollywood Boulevard in Los Angeles, or sunbathing on Guam’s Gun Beach during that time.

Joining the exodus will be Prime Minister Shinzo Abe. He’s expected to arrive in Washington for a state visit, during which he could become Japan’s first premier to address a joint session of Congress. That speech could come at a critical moment. Congress is deep in negotiations on “fast track” trade promotion authority for the Trans-Pacific Partnership (TPP), which would allow the White House to deliver a finalized agreement to the legislature without the threat of amendment. TPP negotiations are still ongoing between 12 countries on both sides of the Pacific, including the U.S. and Japan.

If the current mood in Congress is any indication, Abe’s visit will be anything but a walk in the park. At a heated hearing of the House Foreign Affairs Asia Subcommittee last Wednesday, TPP supporters got an earful from critics in the lower chamber. “Goods that are 65 percent admitted made in China, which means they may be 70, 80, or 90 percent made in China, they get ‘made in Korea’ put on them,” Representative Brad Sherman, a California Democrat, argued in his opening remarks. “That’s the value added in Korea. They come into our country duty-free, and we get no benefits, no access to the Chinese market.”

China isn’t involved in the TPP: Sherman is referring to “rules of origin,” which determine how goods produced outside the free trade zone are treated in the agreement. Still, Sherman is hardly the only voice on President Obama’s side of the aisle that has expressed misgivings about the deal, which encompasses nearly 40 percent of the world economy.

Labor advocates like AFL-CIO President Richard Trumka and former Clinton Administration Labor Secretary Robert Reich have come out strongly against “fast track” in an LA Times op-ed: “A fast-tracked TPP would lock in a rigged set of economic rules, lasting potentially forever, before most Americans – let alone some members of Congress – have had a chance to understand it thoroughly.” Trumka and Reich fear putting TPP on the fast track will encourage outsourcing and abuses by multinational corporations while doing little to prevent currency manipulation or a tamp down on trade deficits.

Liberals also see a history of free trade agreements inversely impacting the U.S. trade deficit, which fell by 8.3 percent to $41.8 billion in January, per the Commerce Department, on the news of shrinking imports and exports. The Economic Policy Institute, pointed to an increase in that deficit from $110.3 billion in 1997 to $261.7 billion in 2014, alongside job losses from NAFTA and the U.S.-Korea Free Trade Agreement.

These are familiar and tired arguments to advocates of the TPP. If signed, it would become the largest trade pact ever culminated. “Trade rules for a different time either become outdated or incomplete,” Scott Miller, a senior advisor at the Center for Strategic and International Studies, a Washington think tank, told the Asia subcommittee hearing in a testimony on Wednesday afternoon. Denying American businesses entry to the world’s largest free trade zone would be an exercise in self-destruction, the argument holds.

It’s tough to see how President Obama will be able to reach a middle ground with Democrats. Even Democrats in export-oriented states approach the TPP with some trepidation. Senator Ron Wyden, an Oregon Democrat charged with drafting the fast track bill with Senator Orrin Hatch, a Utah Republican, and House Budget Chair Paul Ryan, has expressed serious doubts. He and other Democrats fear that the president wants to move too quickly: the White House is hoping to move on to finishing a trade agreement with Europe later this year.

None of this is to say that delivering fast track authority before Abe’s visit will be impossible. But President Obama must tend to his base before he can move forward. That’s nothing new: this White House has faced difficulties before in whipping liberal votes for centrist proposals. This will be a particularly tough sell.
.
___
.
China’s Alternative Diplomacy
China has just made its biggest foreign policy adjustment in 25 years.
    By Zheng Wang | January 30, 2015
Chinese president Xi Jinping has certainly kept China experts busy since he came to power in 2012. Xi has made major changes to Chinese policies, domestic and foreign. These policies have been quite different from those of his predecessors, keeping China scholars occupied explaining their meaning and implications. This has been particularly evident in the foreign policy sphere. China watchers have been combing through the details of the new initiatives and proposals Xi has recently introduced, such as “One Belt, One Road” (1B1R) and the Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB). Even though these new initiatives are still under construction, the fact is that this has been the biggest foreign policy shift in Beijing since 1989. The bigger question here is, what is the grand strategy behind Xi’s plans?

I call it China’s “alternative diplomacy.” Xi’s strategy is a sophisticated and progressive one. Instead of directly challenging the current existing international institutions, the Chinese are trying to create new platforms that Beijing can control or substantially influence. Through these new initiatives, Beijing aims to create a new international environment that is more favorable to China, one that will limit strategic pressures from the United States. Beijing wants to gradually take progressive, but not provocative, steps forward in these endeavors. On the surface these steps aim only to further economic development enterprises, and Beijing is trying to promote them as pure economic and trade initiatives. Below the surface, however, Beijing is trying to work for China’s greater security and long-term strategic objectives.

During last November’s APEC meeting, Beijing presented its proposals for regional integration. These included the creation of the Free Trade Area of the Asia Pacific (FTAAP) and the AIIB. The FTAAP is basically a Chinese alternative to the Trans-Pacific Partnership (TPP); rather than directly working against and undermining the TPP, it’s a Chinese version of the proposed trade bloc. Similarly, the AIIB is a Chinese version of the Asia Development Bank (ADB) and World Bank. While the new institutions will be open to all and multilateral, they are to be centered within China. Beijing wants to maintain influence and control within the organizations, and provide incentives for other states to participate. Instead of withdrawing from existing institutions and systems, China is trying to progress one step at a time. In creating its own alternatives, China maintains more control, and can make a greater impact.

Scholars have long debated whether China is a status quo or revisionist state. From a Chinese perspective though, a key question for a rising nation is how to handle its relationship with existing global institutions and systems. Although China is the largest economy in Asia, Japan dominates the ADB. Japan’s voting share is more than twice that of China’s, and the bank’s president has always been Japanese. Looking at the landscape from Beijing’s point of view, this is unquestionably a biased situation. Even with the IMF, reforms to give China a greater voice have been delayed for years. In response, China’s new strategy is to try to establish new institutions and platforms as tools for Beijing to play the kind of role China cannot play in the ADB or IMF. However China has been cautious not to upset the current global system and has been taking a two-track approach in this endeavor. On the one hand it is creating new institutions, and on the other is still actively participating in existing institutions such as the World Bank, WTO, IMF and ADB.

In the realms of security and politics, China has also been working hard to strengthen or revitalize several organizations, such as the BRICS, Shanghai Cooperation Organization (SCO), and Conference on Interaction and Confidence-Building Measures in Asia (CICA). With the same alternative strategy, Beijing is trying to use these organizations to counterbalance the NATO and U.S. military alliances in Asia. Even though it cannot control these three organizations, Beijing is still trying to bolster its leadership within them.

One Belt, One Road: China’s Asia Pivot

On the surface, “one belt, one road” simply addresses a far-reaching economic development plan and focuses on improving trade, infrastructure and connectivity in this region. The new Silk Road Economic Belt will link China with Europe through Central and Western Asia, and the so-called 21st Century Maritime Silk Road aims to connect China with Southeast Asian countries, Africa and Europe. The real purpose of this initiative, however, is security. China is using this plan as an attempt to improve relationships with its Asian neighbors. Its neighbors in East and Southeast Asia meanwhile hope this initiative will help mend relationships after much divisiveness over the South China Sea in recent years. China is also looking to increase friendly dealings with countries in Central Asia and West Asia. Its reasons are twofold. First, it simply wants greater access to resources, specifically oil and gas. The second relates to China’s trouble with the Muslim population in western China, especially the Uyghur separatists who have connections with Central and West Asian countries. Beijing hopes this initiative will help in dealing with these security challenges by gaining better support and collaboration from the governments of the Central and West Asian Countries.

“One belt, one road” can also be seen as China’s first formal response to the United States’ Asia pivot. Since the U.S. announced its Asia rebalance policy the Chinese have perceived it as a major threat to its security. While making Beijing very uncomfortable, for several years there has been no direct response in the form of policy or behavior from Beijing. In fact, 1B1R is China’s own Asia pivot. Beijing is in a manner masking the real intent of the proposal to avoid a direct confrontation and challenge to the U.S. rebalance. Beijing has been smart in borrowing the Silk Road moniker to name the initiative, reducing the sensitivity of the geopolitical connotations, and the PRC government has refused to agree that the initiative is China’s Marshall Plan.

Beijing also wants to use 1B1R to make the best use of the strengths it does have. With these initiatives China is planning to build highways, express railways, pipelines and ports, and to use these new outlets to bind China with other countries in the region. This is an area where China has strengths. First, it has a large trade surplus and seeks effective ways on using that surplus. Moreover, in the wake of the global financial crisis, investment in Europe and America became more risky, thus allocating its surplus to Asia-Pacific infrastructure looks a good option for Beijing. Second, excess capacity has been a problem for China with all its development ventures in recent years, and all this has created huge environmental issues, such as smog generated by steel factories in the north of the country. By promoting 1B1R and regional infrastructure development, China could send these factories and manufacturing hubs to other nations in the region. We shouldn’t be surprised to see China’s steel manufacturing move to Kazakhstan or Cambodia in the next several years. Still, China has seemingly unending human capital and infrastructure development experience, which makes it unique in its ability to put this plan into action and export these large reserves to its neighboring states, fully enabling these grand plans to take place.

By exporting technologies and deepening economic and trade relations with surrounding regions China also hopes to find new and bigger markets for “Made in China.” This development will improve transportation and integration between China and the Asian regions, which may also encourage China’s neighbors increase their reliance on Chinese markets and capital. Finally, this would help China take on a leadership role in the region, allowing it to more successfully balance the U.S. pivot to Asia.

From ‘Free Rider’ to Provider

In an interview with the New York Times in August 2014, U.S. President Barack Obama called China a “free rider” for the last 30 years and blamed it for not taking on more of its international obligations. The accusation is not without foundation. For a long time, Beijing has mainly been a participant and follower in global affairs, rather than an active leader, initiator, or provider of public goods. With these new initiatives, however, China’s shift to a more active leadership role is clearly on display. For Beijing, this is indeed a major transformation. In a response to Obama’s comments, Xi has openly talked about China welcoming its neighbors to be free riders on China’s development through these new initiatives. This change of attitude is positive, and one that needs to be encouraged. The international community should welcome a rising China that willingly takes on greater global responsibility and leadership, no matter whether Beijing has any special strategic motives behind its investment plans. It is also important that in this globalized world we avoid seeing everything from a zero sum perspective.

It is still too early to foresee the success of these new initiatives China has planned. It will very much depend upon how China’s neighbors respond. Beijing still has some major hurdles to clear. It is possible that China’s neighbors will welcome the influx of money and resources to their shores, but won’t reciprocate in granting China greater influence or closer political and security ties. In recent years we have seen a rising anti-Chinese sentiment in many neighboring states, one that could magnify with the new initiatives. People in area nations have grown weary and unhappy in regards to the major Chinese presence already in their home. China’s new investment will definitely bring with it a greater Chinese presence, and this could even cause new tensions. The recent presidential election in Sri Lanka saw pro-Chinese President Mahinda Rajapaksa voted out of office, after President-elect Maithripala Sirisena strongly criticized Rajapaksa during the campaign on his China policy, accusing him of turning Sri Lanka into something of a new Chinese colony.

The worst scenario for Beijing is for all the new proposals and plans to wind up being China doling out money to regional states without getting the influence it seeks in return. Many of these countries will still choose to work with the United States on security issues while cooperating with the Chinese on development. As it goes in international relations, money cannot buy loyalty. Influence does not derive from a country’s coffers, but rather from the promotion of shared values and soft power. Whether China can accomplish its strategic objectives will be very much dependent on whether Xi’s new initiatives and policies are supported by China’s ability to inspire its neighbors to share in their vision. The integration of Asia will not work itself out only through railroads, highways and pipelines, but will depend on whether Asian countries can build common identity and values.

Additionally, taking the new leadership role is also a challenge for Beijing. It is always easier to be a follower than a leader. Leadership builds on capabilities in policy research, communication and implementation, as well as soft power. For China to fill this leadership role it needs to strengthen the instruments that shape these ideas, improving policy research and think tanks. To serve as a leader without being well prepared for the role could be risky. Ultimately, the extension of hard power will also be dependent on soft power.
.
_
.
5 Ways the US Can Boost its Rebalance to Southeast Asia in 2015
What should the Obama administration do to advance U.S. policy in Southeast Asia this year?
    By Prashanth Parameswaran | January 06, 2015
One of the central components of the Obama administration’s “pivot” or “rebalance” to the Asia-Pacific has been the increasing emphasis on Southeast Asia as a sub-region – what some officials call the “rebalance within the rebalance.” While there is broad regional support in Southeast Asia for the administration’s rebalance, there are lingering concerns about its implementation and sustainability.

What, then, can the administration do in 2015 to boost the rebalance to Southeast Asia before people begin to turn their heads to focus on the 2016 U.S. presidential elections? While this could very easily have been a much longer piece, I’ve tried to discipline myself by limiting the list to just five recommendations. Here they are, in no particular order:

1. Conclude the Trans-Pacific Partnership: Starting with the most obvious, the Obama administration needs to conclude the 12-member Trans-Pacific Partnership (TPP) free trade agreement, which currently involves four Southeast Asian countries – Brunei, Malaysia, Singapore and Vietnam – but could potentially include others in the future as well. If history is any guide, passing TPP will require sustained, high-profile attention by the president as well as passage of Trade Promotion Authority by Congress. A completed agreement would no doubt be a huge victory for the United States in the ongoing economic game in the Asia-Pacific, which has a competitive edge to it even if it ideally should not. But more broadly, a finished TPP would be a tangible demonstration that the rebalance is not just military-centric (a regional concern), and a clear signal of Washington’s capacity and willingness to shape the future rules of the road for the region.

2. Adjust to China’s evolving regional strategy: China’s strategy for Southeast Asia – which I argued was outlined pretty clearly as early as October 2013 – essentially advocates strengthening economic engagement to bind ASEAN states closer to it and reducing strategic mistrust to stave off threats to China’s regional leadership. Some of the arrangements subsequently proposed are exclusive and marginalize the United States, while others are calibrated to limit Southeast Asian responses and American involvement. Yet the United States has often been on the back foot in responding to Beijing’s seemingly magnanimous displays of its soft power, such its Asia Infrastructure Investment Bank, or crude demonstrations of its hard power in the South China Sea. A goal of US policy for 2015, as respected China expert Robert Sutter has argued, should not just be to react to moves by Beijing, but to proactively put forth initiatives of its own that build on U.S. strengths and exploit Chinese weaknesses (and there are many).

3. Achieve balance in Myanmar policy: In 2015, the ongoing tug of war between those pushing for greater engagement in Myanmar and those cautioning against moving too quickly amid stalled reform efforts is likely to intensify as the country moves towards elections at the end of the year. In an ideal scenario, the Obama administration and the Republican Congress would successfully balance the need to confront the government in Naypyidaw on legitimate democracy and human rights concerns with the desire to deepen an important relationship. But striking that balance is easier to write about than to actually implement. If democracy icon Aung San Suu Kyi is not allowed to participate in the election, or if there is significant backsliding on key indicators of progress, such as constitutional reform, the peace process, or the Rohingya issue, we could see growing fissures in U.S. policy between the executive and legislative branches and a potentially deteriorating U.S.-Myanmar relationship.

4. Boost comprehensive partnerships: We talk a lot about U.S. alliances. But as I’ve argued elsewhere, the Obama administration has worked tirelessly to craft looser “comprehensive partnerships” with three critical Southeast Asian states – Indonesia, Malaysia and Vietnam. These alignments are significant, but they will require nurturing in 2015 and beyond as they are still in their nascent stages relative to older U.S. alliances. These countries will all be busy in 2015: Malaysia is 1 Comment and holding a non-permanent seat in the United Nations Security Council; Indonesia’s President Joko “Jokowi” Widodo will be implementing his ambitious reform agenda; and Vietnam will be gearing up for its party congress in 2016. That makes it all the more important for Washington to prioritize boosting these partnerships from the get go in 2015.

5. Work on responding to the Islamic State threat: As I’ve highlighted before, ASEAN states – principally the two Muslim-majority countries, Malaysia and Indonesia, but also others like the Philippines and Singapore – are increasingly worried about the Islamic State’s threat to the region, whether it is directly through planned attacks or indirectly via Southeast Asian recruits fighting in the Middle East who then return home and spread extremist ideology. Of course, it is important not to overstate this threat, and in some of these countries excessive U.S. involvement in responding to it can sometimes be unproductive. But there is still plenty of room for both quiet and public cooperation between the United States and relevant Southeast Asian states where it is required. The challenge for Washington will be to ensure that security concerns are addressed without further undermining democracy and human rights in ASEAN countries – a challenge that the United States itself has faced domestically.

Of course, a list like this is not meant to be exhaustive. What would you have put down as your five priorities?
.
___
.
China's TPP Contradictions
In attacking the Trans-Pacific Partnership, China’s state media directly contradicted President Xi.
    By Zachary Keck | November 14, 2014
China is sending mixed signals about its views of the Trans-Pacific Partnership that the U.S., Japan, and ten other nations are currently negotiating.

As Clint and many others have discussed in recent weeks, the U.S. and China seemed to advance competing regional trade pacts at the Asia-Pacific Economic Cooperation leaders’ summit in Beijing this week. On the one hand, President Barack Obama led a meeting of TPP leaders on the sidelines of the APEC summit, and continued to express optimism that a deal is within reach. At the same time, China successfully pushed APEC leaders to endorse in theory its favored Free Trade Area of the Asia-Pacific (FTAAP).

However, President Xi strongly dismissed the notion that Beijing views these as competing free trade agreements, or that China views the TPP as targeting or trying to contain it. “I don’t see any of the regional free trade agreements as targeting China. China is committed to open regionalism and we believe the various regional cooperation initiatives should positively interact with each other. That is currently the case,” Xi said during his press conference with Obama on Wednesday.

Just a day later, however, China’s state media contradicted Xi in an editorial attributed to the Global Times but which appeared on the website of the People’s Daily, the official newspaper of the Chinese Communist Party. In no uncertain terms, the editorial attacks the Trans-Pacific Partnership as aimed at containing China by perpetuating a U.S. and Japan-led regional order.

“Washington still cherishes the wishful thinking that it is able to hammer out a U.S. and Japan-led free trade system by means of the TPP as the framework, by which they can bend China’s will to their wishes so that it will follow their lead after joining the system.” the editorial opined.

It added that many in the U.S. believe the TPP is essential because “only by reinforcing the U.S.-Japan alliance can a new system to counterbalance China’s rise be brought out.” The article also warned, “The facts have shown that rules which are made without China’s participation will not end up well. Some 30 years ago, the U.S. might be able to make them work, but now, it’s very unlikely to do that.”

Although editorials in China’s state media do not carry anywhere near the same significance that official government statements do, they also do not feature viewpoints that are directly at odds with the CCP line. This is especially true on foreign policy and national security issues, as well as on their English-language websites. Further complicating matters, China has at times suggested it may seek to join the TPP, despite the high standards the agreement is expected to include.

With all these contradicting statements, it’s anyone’s guess what China’s views of the TPP really are.
.
___
.
Will China Join the Trans-Pacific Partnership?
China’s vice foreign minister says Beijing is interested in joining the TPP as its own economic reforms take shape.
    By Shannon Tiezzi | October 10, 2014
China is open to joining the Trans-Pacific Partnership, a high-ranking Chinese official indicated on Wednesday at a think-tank in Washington, DC. China, once deeply skeptical of the TPP, has become more interested in the trade bloc as its own economic reforms advance.

Zhu Guangyao, China’s vice minister of finance, touched on the TPP in a talk at the D.C.-based Peterson Institute for International Economics on Wednesday (you can view a full video of Zhu’s remarks here). When asked if China would be interested in joining the TPP, Zhu said that China is “very open” to the global economy and plans to continue its decades-long process of “reform and opening up” under Xi Jinping. Zhu said that there had been a debate over the TPP within China, but there is now a clear consensus that China should integrate with the global trade system, including trade agreements “with high standards” such as the TPP.

Those “high standards” have been a point of contention. The U.S. administration envisions the TPP as a sort of trend-setter for the next generation of trade agreements. Accordingly, the Obama administration has placed a heavy emphasis on the TPP being a “high-standard agreement” with an ambitious (and U.S.-friendly) definition of free trade and open markets. As it currently stands, China would not meet those standards.

Initially, the Chinese reaction to its evident exclusion from the TPP was to label the trade negotiations part of the United States’ strategy to “contain” China. However, this stance has shifted since Xi Jinping took office and placed economic reform at the top of China’s agenda. Beijing now emphasizes the necessity of economic rebalancing, which involves both greater economic openness and a more reliance on market forces – both reforms that bring TPP membership closer to China’s grasp. In May 2013, China’s Commerce Ministry indicated that it was looking more seriously at the possibility of China joining the TPP. Advocates argue that by doing so China could provide a necessary boost to its domestic economic reforms, similar to the way China’s goal of joining the WTO helped galvanize economic reforms under Jiang Zemin.

Wednesday’s comments from China’s vice finance minister indicate that this line of thinking is now the mainstream.  Zhu tied the possibility of Chinese inclusion in the TPP very closely to Xi Jinping’s stated goals for economic reform, arguing that the two are mutually reinforcing. Zhu said that China wants to see “real development” in the TPP negotiations, as Beijing welcomes all proposals for trade liberalization both regionally and globally. Perhaps most tellingly, Zhu said that China both “understands” and “welcomes” the high standards of the TPP.

Zhu also repeated the oft-made argument that, given China’s economic importance, any trade bloc that doesn’t include Beijing is “incomplete.” Currently, the TPP is effectively closed as the 12 countries that have already signed on seek to complete negotiations.

In addition to indicating China’s interest in the TPP, Zhu also emphasized Beijing’s commitment to a Bilateral Investment Treaty (BIT) with the U.S. As with the TPP, the logic here is that China’s economic reforms and trade negotiations can help reinforce each other, strengthening the likelihood of success on both counts. Zhu praised the recent “big progress” in the BIT negotiations and said that both China and the U.S. are preparing their “negative lists” (the list of sectors that will be off-limit to foreign investment). “Real negotiation” on these negative lists will begin next year, Zhu indicated.

As with the TPP, the key question for the U.S.-China BIT remains how high the standards will be. “For China, to be honest, we face [a] real challenge domestically” to shorten the negative list, Zhu said. However, he stressed Beijing knows “this is need[ed] to promote domestic restructuring.” While Zhu was happy with progress so far, he added laughingly that China and the U.S. are both “tough negotiators” – in other words, don’t expect process to be quick or easy.
.
___
.
The Potential of the TPP for Vietnam
The TPP, if it happens, could provide economic and strategic benefits for Vietnam.
    By Truong-Minh Vu & Nguyen Nhat-Anh | September 04, 2014
As negotiations for the Trans-Pacific Partnership (TPP) agreement take place behind closed doors in Hanoi from September 1 through 10, the TPP issue is becoming increasingly controversial in Vietnam. An intense domestic debate provides multiple lines of thought. One thing is certain, although not overtly discussed: the “China factor.” It is in fact an indispensable element of economic and political discourse revolving around Vietnam’s TPP accession. For certain analysts, it is either a driving force or a source of friction for the evolving nature of relations between these two neighbors cum comrades.

Domestically, the Vietnamese elite and scholars are debating the need for an urgent and dramatic shift, both in Vietnam’s distinctive growth model and its strategic approach, in order to seek a balanced position between great powers in the region.

The Logic of the TPP

In the last few years, Vietnam has been especially sensitive to Chinese economic and trade predominance. The trade balance between Vietnam and China has consistently been in China’s favor, and Vietnam’s trade deficit with China has ballooned. Unprocessed goods, such as crude oil and coal, account for a significant portion of Vietnam’s exports to China. Meanwhile, Vietnam’s manufacturers, even export-centric ones, are becoming more reliant on Chinese inputs. Imported Chinese goods encompass various essential materials for export-specific production, including raw materials, machinery and equipment, steel, chemicals, oil and fabrics. One of the most popular reasons given is the asymmetrical North-South divide between their economies, a serious concern for Vietnam.

That is an important reason why the TPP is significant in Vietnamese eyes. Since the first round of negotiations in 2009, the TPP has been regarded as a means for securing Vietnam’s economic interests vis-à-vis China. Hanoi worries that China’s size, geographic proximity, and mercantilist policies will harm Vietnamese economic development. In the shadow of the dragon, the concern that Vietnam’s core industries could be wiped out or at least dominated by Chinese companies is becoming very real.

However, Vietnam may be able to compensate for its trade deficit with China through a surplus in trade with TPP members, especially the U.S. It could also have a spill-over effect in the form of deeper cooperation in areas such as intellectual property, services and investments. That suggests TPP membership is the best bet for Vietnam at the moment, helping it to expand its export market and indirectly mitigating the unfavorable trade balance vis-à-vis China.

Still, the benefits would be far from certain. Take the textiles, garment and footwear industries, for example. Vietnam’s competitiveness in large markets such as the U.S. should give it comparative advantages over China. Yet the TPP’s rules of origin, namely the “yarn forward” rule, put the benefits in question. Vietnam’s supply chain is heavily dependent on Chinese inputs, which could disqualify Vietnamese garments makers from access to zero tariffs under the TPP. Vietnam could turn to other suppliers within the TPP, but none can match China on price. For the short term, at least, it will be unrealistic for Vietnam to expect an immediate decline in its reliance on the Chinese market.

‘Soft Balancing’

For those who believe that the TPP is not only an economic but also a political and strategic FTA, the economic benefits are ancillary. In the wake of the ongoing power shift within the region, the TPP is also considered by the Vietnamese elite and scholars as a “soft balancing” strategy against China’s growing assertiveness. The constantly fluctuating strategic environment has put Vietnam in a difficult position, especially in regards to recent incidents in the South China Sea.

In fact, the debate among Vietnamese pundits goes even further, with some arguing that the TPP is the most appropriate framework for the time being to propel Vietnam-U.S. relations both bilaterally and multilaterally. That may be reasonable. There are still several impediments to closer ties between Vietnam and the U.S. For one, Vietnam’s political affiliation with China is still a consideration. The long-time “Three No’s” – Vietnam’s non-alliance policy – are also an issue. This is where the TPP comes in as a “softer,” multilateral approach, which focuses more on trade to help minimize unexpected consequences.

Yet despite repeated calls for progress, the outlook for promoting U.S.-Vietnam bilateral relations via the TPP is very murky, as is the chance of using the trade bloc as a “soft alliance” against China. The negotiation process has been sluggish, with multiple missed deadlines. The process has put the plausibility of the TPP into some doubt, which is probably why a Vietnam-U.S. bilateral channel has been re-booted over the last couple of months. The TPP could have a profound impact on Vietnamese politics, but for now it remains hypothetical.

Truong-Minh Vu is a Ph.D. Candidate at the Centre for Global Studies, University of Bonn (Germany). Nguyen Nhat-Anh is an associate research fellow at the Faculty of International Relations, University of Social Sciences and Humanities, Ho Chi Minh City, Vietnam.
.
___
.
Amid South China Sea Tensions, Vietnam Seeks Closer Ties with US
Against the backdrop of China’s maritime claims, Hanoi and Washington are drawing closer together.
    By Shannon Tiezzi | May 29, 2014
With the sinking of a Vietnamese boat yesterday in the South China Sea, tensions between Vietnam and China continue to climb. Vietnam has accused Chinese fishing boats of ramming its vessel; China places the blame on Hanoi. Against this backdrop, Vietnam has called on the international community to denounce China’s moves in the disputed maritime territories.

The U.S. has been quite willing to lend at least vocal support to Vietnam, even though Hanoi (unlike Japan and the Philippines) is not a U.S. ally. Yesterday, when asked for clarification on Washington’s view of the current China-Vietnam tensions, State Department spokesperson Jen Psaki said that “the provocative actions have largely been from the Chinese side.” Earlier, Psaki described the placement of the Chinese oil rig as part of “a pattern of unilateral moves by the Chinese Government in the region.” Though the U.S. maintains its neutrality on the actual question of sovereignty, public comments by officials have left no doubt that the U.S. disapproves of China’s efforts to exert control over disputed areas.

With friendly rhetoric coming from Washington, Vietnam sees a chance to boost its position in the disputes by edging closer to the U.S. As Carl Thayer wrote yesterday for Flashpoints, Vietnam has few strategic options open to it in its dispute with China — and developing closer ties with both the U.S. and America’s regional allies appears to be its strategy of choice.

Last Wednesday, Vietnam’s Deputy Prime Minister and Foreign Minister, Pham Binh Minh, spoke with U.S. Secretary of State John Kerry on the phone about the ongoing clashes in the South China Sea. Minh outlined Vietnam’s position and, according to Vietnam’s Ministry of Foreign Affairs, there was substantial agreement between Kerry and Minh. “Mr. Kerry spoke highly of Viet Nam’s self-restraint and goodwill in using peaceful measures and dialogue channels,” the MFA said in a summary of the conversation.

Vietnam and the U.S. are also bolstering their cooperation in other areas, a process that has been accelerated by Hanoi’s unease over Chinese moves in disputed areas. On May 20, Vietnam announced that it would participate in the Proliferation Security Initiative (PSI), a move that the U.S. welcomed.  During his phone conversation with Kerry, Minh also highlighted the increased economic ties between the U.S. and Vietnam and promised increased cooperation in the future. Vietnam “stands ready to coordinate with the US to deploy concrete measures to continue strengthening the comprehensive partnership between the two countries,” Minh said.

Increased ties between the U.S. and Vietnam cannot be entirely attributed to the current oil rig crisis. Vietnam has been an important target of the U.S. “rebalance to Asia” since early in Obama’s administration. While Washington and Hanoi have highlighted the growth of economic relations and people-to-people ties, the issue of the South China Sea has always been in the background. It was during Secretary of State Hillary Clinton’s first visit to Vietnam in 2010 that she first asserted U.S. interests in seeing the maritime territorial disputes resolved.

Since then, reciprocal visits between U.S. and Vietnamese officials have become routine, culminating in Vietnamese President Truong Tan Sang’s visit to Washington D.C. last July. At that meeting, Obama and Sang announced the formation of a “comprehensive partnership” between the U.S. and Vietnam. As part of this agreement, the two countries promised to increase their cooperation at regional forums and reaffirmed their support for a peaceful, negotiated resolution to maritime disputes. Similar expressions of the need for peace and security in the South China Sea always make their way into joint remarks at U.S.-Vietnam summits.

U.S.-Vietnam cooperation isn’t limited to the South China Sea issue, but those disputes may be the single largest motivating factor in Hanoi’s desire for greater ties with Washington. Decisions to join U.S.-backed multilateral initiatives, from the PSI to the ambitious Trans-Pacific Partnership (TPP), are tied to Vietnam’s hope of maintaining good relations with the U.S. as a way to hedge against China.

Hanoi is even more in need of good relations with the U.S. as Russia, its traditional partner, has remained silent on the current oil rig dispute. Moscow is prepared to offer Hanoi increased trade and investment, and even Kilo-class submarines, but apparently not public support in the disputes with China. So Vietnam has turned elsewhere in its quest to win international backers, and Washington is the most probable and most influential potential partner.

Meanwhile, from the U.S. point of view, increased ties with Vietnam are one of the most promising ways to expand the “rebalance to Asia” beyond the realm of traditional U.S. allies. Critics of the rebalance argued that it was simply a strategy for improving U.S. alliance relations in the region. The closer Washington gets to Hanoi, the easier it will be to refute these criticisms — although it’s unlikely to soothe any worries in Beijing.
.
___
.
Vietnam Frees Some Dissidents Amid TPP Trade Talks
With an eye on a TPP trade deal, Vietnam releases some high profile writers and activists.
    By Luke Hunt | April 16, 2014
Bowing to mounting international political pressure, and a cash-starved economy, Vietnam has announced the release of several dissidents ahead of negotiations with the United States over the Trans-Pacific Partnership (TPP) trade deal.

Nguyen Tien Trung, a 30-year old blogger and political activist, was freed over the weekend after serving four years. He was not due for release till 2017 after being found guilty of attempting to “overthrow the people’s administration.”

Another prominent activist and writer, Vi Duc Hoi, 56, was released on Friday eighteen months earlier than expected, following an an eight year jail term imposed for using the Internet to promote democracy. He was expelled from the Vietnam’s all-powerful Communist Party in 2007 after calling for democratic reforms.

Their release came after Cu Huy Ha Vu, 56, a human rights lawyer and perhaps Vietnam’s most famous dissident, was freed after serving three years of a seven-year prison sentence. He has already left Vietnam for the U.S.

The TPP trade deal will require Congressional approval. Congress has targeted Vietnam over human rights abuses, in particular the jailing of dissidents, which has been well documented in recent years.

The deal will tie the U.S. to 11 countries around the Pacific, from Australia and East Asia to Chile and South America. Vietnam is expected to gain significantly through greater access to the American market. China, a major Vietnamese rival, is not involved in the talks.

“If you have to pick a winner, it’s Vietnam by a significant margin. By 2025, Vietnam would stand to gain nearly $96 billion, or 28 percent of its GDP. This is largely due to exports increasing an estimated 37 percent,” Economist Samuel Rines wrote recently.

Rines said realizing an immediate economic benefit was not the U.S. goal; it was more about engaging with emerging countries in Asia and having a strong presence in the region while the rules of trade are being established.

“Exports and privileged access to the U.S. market benefit emerging Asia, as the terms of trade will favor them over trading partners not at the table. The U.S. and Japan could also act as an economic counterbalance to China in the region—helping the smaller, less-developed countries compete for export growth,” he wrote in The National Interest.

“It is the developed countries that do not fare quite as well. The U.S., Canada and Australia will gain little economically from the TPP, because these nations already have trade agreements in place.”

Rupert Abbott, Amnesty International’s deputy Asia-Pacific director, said the human rights group was delighted with the release of the dissidents but he also stressed that they should not have been jailed in the first place.

“The releases are a step in the right direction for freedom of expression and we hope that they reflect a shift in Vietnam’s commitment to respecting human rights,” he said.

Amnesty says there are 75 Vietnamese in detention simply for peacefully expressing opinions.

“The authorities should build on this positive step by immediately and unconditionally releasing all prisoners of conscience who still languish in prison simply for peacefully expressing their opinion,” Abbott said.

In March, teacher, blogger and dissident Dinh Dang Dinh, 50, who was jailed on “anti-state” charges over blog posts two-and-a-half-years ago was granted an amnesty after contracting cancer. He died two weeks later and his death was described as a wake up call by rights groups fed up with the jailing by Hanoi of prisoners of conscience.
.
___
.
Congress May Have Just Killed the Trans-Pacific Partnership
A bipartisan group of Congress members have come out against Fast Track Trade Promotion Authority.
    By Zachary Keck | November 18, 2013
The increasingly beleaguered Trans-Pacific Partnership might have been delivered a mortal blow last week when a large bipartisan group of Congress members came out against giving President Obama Fast Track Trade Promotion Authority.

Congressional concern over the TPP has been building for some time but it boiled over last week in two letters from members of both parties in the House of Representatives. The first letter came last Tuesday from 22 Republicans in the House of Representatives, many of them—such as Rep. Michele Bachmann (R-MN)—identified with the Tea Party. In the letter, the representatives announced their opposition to giving the president Fast Track Trade Promotion Authority, which officially ended in 2007.

The following day a group of 151 of their Democratic colleagues led by Representatives Rosa DeLauro (D-CT) and George Miller (D-CA) wrote to the president to also express their opposition to Fast Track authority.

“We write to express our serious concern with the ongoing negotiations over the Trans-Pacific Partnership (TPP) Free Trade Agreement (FTA), a potential agreement of tremendous consequence for our country. Specifically, we remain deeply troubled by the continued lack of adequate congressional consultation in many areas of the proposed pact that deeply implicates Congress’ constitutional and domestic policy authorities,” the 151 Democratic members of the House of Representatives wrote in the letter.

“Given our concerns,” the letter continued, “we will oppose  ‘Fast Track’ Trade Promotion Authority or any other mechanism delegating Congress’ constitutional authority over trade policy that continues to exclude us from having a meaningful role in the formative stages of trade agreements and throughout negotiating and approval processes.”

Fast Track Trade Promotion Authority (TPA) allows the president to submit trade agreements to Congress for a clean up and down vote without allowing any amendments to be introduced. This empowers the executive branch to negotiate trade agreements with foreign partners without the other nations having to worry that the U.S. Congress will add certain exceptions into the deals that they would find unacceptable.

Having a Fast Track authority was viewed as particularly crucial for negotiating the TPP given the delicate nature of negotiating a free trade agreement on numerous sectors with 11 different nations. Some fear that a Congressional added exception could potentially torpedo the entire deal.

“We’re going to need trade promotion authority through Congress,” President Obama said in September of the TPP and a similar treaty with the European Union. “And this is an area where, so far at least, Mitch McConnell says he’s for it, and that’s good.  And so we may be able to get some good bipartisan support to get that done.”    

The President’s Export Council agrees, writing in a September letter to the president: “We believe that new TPA is critical to renew America's trade leadership in the world and to provide important tools to negotiate, secure Congressional approval of, and implement pending and future agreements.”

The fact that 173 of the 435 members of the House of Representatives have already come out in opposition of giving the president TPA bodes ill for its future prospects. So does the fact that there are few legislative days remaining in the year. The Obama administration and its Asian partners have set the goal of concluding the agreement by the end of the year.

Congress also has a robust history of voting against giving the president TPA, having thwarted three attempts by President Bill Clinton to obtain it. George W. Bush secured TPA in 2002 with just 2 votes to spare.

The TPP is the economic centerpiece of the Obama administration’s so-called pivot or rebalance to Asia. It has faced a number of major setbacks in recent months, however.

First, the government shutdown in the United States forced the president to cancel a trip to Asia in October that was supposed to wrap up negotiations on the text. Then, last week, the transparency group Wikileaks leaked the working text of the intellectual property rights (IPR) part of the treaty.

In an interview with the Monkey Cage, Susan Sell, an expert on IPR at George Washington University, said the leaked text showed the U.S. and allies like Japan and Australia have “taken extreme hard-line positions” on IPR during the TPP negotiations.

 “I was somewhat surprised to see how strongly other countries are pushing back against U.S. demands, especially on issues related to access to medicines, Internet Service Provider liability, damages, and copyright in digital media,” Sell added.
.
___
.
The Trans-Pacific Partnership: The Great Divider?
“The biggest risk of the TPP is political: that it might divide the region strategically…”
    By Anthony Fensom | November 06, 2012
China’s absence from the Trans-Pacific Partnership (TPP) trade agreement is seen by critics as potentially costly to all. Yet with the United States and its allies seemingly set on promoting the TPP, will Asia be divided into competing blocs rather than brought together by the biggest attempt at regional free trade?

Launched in 2005 by Chile, New Zealand, Singapore and later Brunei, the TPP now comprises a total of 11 negotiating partners including the United States and Australia. Canada and Mexico joined talks this year, while South Korea and Japan have both expressed interest in participating, along with Taiwan and the Philippines.

Next year is seen as the “pivotal year” for concluding negotiations which commenced in March 2010, with the next round scheduled for next month in New Zealand.

Meanwhile, “ASEAN plus six” negotiations on free trade are set to continue this month, involving the 10 members of the Association of Southeast Asian Nations along with Australia, China, India, Japan, New Zealand and South Korea.

U.S. participation in the TPP has been considered a means of ensuring the continued involvement of the world’s biggest economy in the region, where progress on other multilateral free trade agreements has been mixed.

However, Washington’s push for strong standards on intellectual property, labor and environment along with regulations on state-owned enterprises to ensure a high-standard pact are seen making it difficult for emerging economies to join, along with excluding the region’s strongest economy, China.

Australian National University’s Shiro Armstrong has argued that China is crucial to the TPP, based on the need to encourage the Middle Kingdom’s acceptance of the international rules of the trading game.

“China needs to help set the rules and agree to them so that it has buy-in – not have those rules created around it,” he argued in the East Asia Forum.

“The biggest risk of the TPP is political: that it might divide the region strategically between its members and the rest, with China being on the outside,” he added, urging an agreement with “open accession terms that allow China to meet its own interests” rather than having to accept U.S. terms.

Without a transparent and established process for membership, Armstrong warns that the TPP could become simply a U.S.-led bloc in which its trade liberalization targets are unlikely to be reached.

In an email interview with The Diplomat, Armstrong said: “The big challenge and test for the TPP is whether China can join. As it stands it is looking very unlikely with the hurdle set too high.

“Indonesia is the other big test for the TPP – if it is to be a trade agreement that brings the region together as opposed to an agreement that excludes large developing countries.

“Many of the 21st century economic integration issues that are currently on the negotiating table could be very difficult for developing countries to sign up to and some look quite punitive for them.

“South Korea faces a different set of issues with a political backlash against FTAs after KORUS [Korea-United States Free Trade Agreement]. If that difficulty can be overcome, they won't have too much trouble joining because of KORUS.”

Japan hesitant

Meanwhile, Japan has yet to confirm whether it will join TPP negotiations despite the support of Prime Minister Yoshihiko Noda, who amid a battle for electoral survival is nevertheless unlikely to expend much political capital on a free trade deal.

Armstrong said Japan was unlikely to join in the near future “given the hold that the Japanese agricultural lobby has on the system in Japan and the lack of leadership.”

However, the Carnegie Council’s Devin T. Stewart said recent tensions between Japan and China may help spur Tokyo lawmakers into joining the TPP.

According to the Dai-ichi Life Research Institute, the United States may even regain its position as Japan’s top export market in 2012/13, amid a slowdown in the Chinese economy and territorial tensions. The increased importance of U.S. trade would seemingly strengthen the hand of lawmakers in favor of closer ties, including the top contender to be Japan’s next prime minister, Shinzo Abe.

“Some elites in Japan fear that if Japan joined the TPP it would only work to divide Asia into blocs. But the recent tensions between Japan and China may dampen some of the skeptics' voices,” he told The Diplomat via email. “Moreover, the strong yen is making the business case for a TPP even more robust.”

“Japanese economic policymakers also understand the strategic case for TPP as a wedge in influencing China's power. The question is whether the agricultural lobby will kill it. To that point, [business lobby] Keidanren has finessed the case by saying that some trade protections will remain in place even if Japan joined the TPP – implying farmers would remain protected,” he added.

‘Either way, the U.S. wins’

Regardless of the outcome of the U.S. Presidential Election, the TPP is likely to be part of the next administration’s Asia trade policy, according to Stewart.

“For both candidates – President Obama and Mitt Romney – the TPP would represent an item in the policy toolkit that promotes American business and pressures China. Romney has attempted to appear hawkish toward China, much as George W. Bush did in the early days of his presidency,” he said.

“Obama also referred to his support for TPP during the presidential debates, saying that the U.S. is forging trade relations in Asia as a way to push China to adopt international standards. In that sense, it is part of Obama's pivot or rebalancing of U.S. foreign policy priorities toward Asia.

“This is to say both Romney and a [second] Obama administration would have interests in promoting the TPP. Some of the thinking behind TPP is that it helps the U.S. balance of power in Asia because China will either be isolated out of the agreement or will feel pressured to adopt reforms on intellectual property and state owned enterprises in order to join. So either way, the U.S. wins.

“Moreover, TPP gives the U.S. a way to respond and hedge against Chinese state capitalism – one of the most important foreign policy issues of our time. Nevertheless, the agreement has been largely negotiated in secret and there are many concerns in the U.S. about increasing corporate welfare at the expense of the average consumer or citizen.

“On top of that, there is not a lot of energy at the moment for more free trade agreements. Yet if I had to guess, I would bet the next administration will push for a stronger TPP.”

For Armstrong though, the best outcome is still a new global trade deal, rather than adding to the “noodle bowl” of overlapping FTAs in the region.

"By far the best option is to resurrect a global deal. Trade policy energy and resources are being diverted in bilateral deals and other agreements like the TPP,” Armstrong said, adding that “more effort needs to be put into strengthening the global trading system and quickly completing Doha.”
.
___
.
Why U.S. Should Embrace Vietnam
Shared wariness over China is the main reason the U.S. and Vietnam have embraced each other. But it shouldn’t be the only one.
    By Michael Auslin | April 12, 2012
Riding on the back of a motorbike is probably the best way to see Vietnam’s capital.  The hair-raising experience lets you feel the energy on the street, the incessant buzz of small businesses, the informal sidewalk kitchens, and the surprisingly large numbers of Western tourists gawking at the fading yellow French colonial architecture. Compared to other economies in Asia, Vietnam seems a sure growth bet for the next quarter century. Yet capitalizing on that potential will task the government even as it eyes closer relations with its erstwhile enemy, the United States.

The plethora of goods, restaurants, and crowds make it easy to forget this is still a Communist-run country. Everywhere one looks, newlyweds in their wedding best pose for pictures, dotting major parks or central Hoan Kiem Lake, or clustering in front of the majestic Opera House. Officials in Vietnam seem genuinely interested in dialogue, while people on the street are invariably helpful. They pepper a visitor with questions, seeking answers about development or trying to understand what’s going on in America.

This country of 87 million has a median age of 27 years, and over 60 million of its people are between the ages of 15 and 65.  Its nominal GDP per capita, according to the World Bank, was $1,224 in 2010,  about a quarter of the size of China’s, but has been growing rapidly over the past decade thanks to steady growth in GDP, including a 6.8 percent growth rate in 2010. Even though China is Vietnam’s largest trade partner, trade between Vietnam and the United States increased more than six-fold from 2002 to 2010, to $18.6 billion.

Most of the Vietnamese business and trade officials I talked with were eager for Vietnam to have greater access to world markets and the modernization that it would force on Vietnam’s export sector. There was particular interest in discussing whether Vietnam, with its nearly 3,500 kilometers of coastline, can become a major logistics center for Asia. In general, officials openly acknowledge economic problems, including a volatile 18 percent inflation rate and the need to move up the value chain in production. A recent consultant group study flagged dangers to growth in Vietnam at the macro level, calling for more reform. But demand at the micro level is what will keep the economy humming.

Officials are also aware how future economic performance is tied to higher education, and of the need to adequately fund their growing universities. I visited one of Vietnam National University’s campuses, where the upbeat energy of the students stood in stark contrast with the run-down and utilitarian buildings.

The Vietnamese have successfully merged the past and future in the footprint of Hanoi. While much of the city retains its colonial charm, perhaps the most prominent symbol of development stands at the site of the old Hanoi Hilton, the downtown French prison that became notorious in America for housing downed U.S. airmen during the war. Only about a fifth of the original Hoa Lo Prison remains, and is now a museum. Covering the rest of the site, and looming over the old barracks and entry gate is the Hanoi Towers complex, hosting a Western hotel and high-end goods shops. Yet still surrounding it are temples, small coffee shops, “Made in Vietnam” clothing stores, and storefront restaurants.

A shared wariness of China has been the major reason for the United States and Vietnam to explore closer ties. Yet despite strategic concerns, the biggest obstacle to closer Washington-Hanoi ties remains politics. In particular, the two governments remain years apart on human rights issues, as well as on freedom of expression for political and religious purposes. The Communist Party shows no signs of relaxing its political hold, and is quick to squelch overt political criticism. But that doesn’t seem to impinge particularly much on how individuals choose to engage in economic activity. U.S. officials I talked with stressed the need to move slowly, not only to deal with these problems, but also because the Vietnamese remain extremely wary of getting too close to the United States and then being sacrificed on the altar of Sino-U.S. relations.

Washington's relationship with Vietnam may be one of its most delicate, yet important in the coming decades. As long as U.S. leaders are realistic about the limitations, there’s a huge area to fill with development assistance, security discussions, and trade. The welcoming attitude of Vietnamese towards Americans only reinforces the feeling that this is one country whose energy Washington should embrace.
.
___
.
TPP Rules of Origin for Textiles and Apparel – “Yarn-Forward”
Posted by AmCham Vietnam In News    
Q. Will there be any conditions on “import duty free access” to the U.S. Market for these products? How about the “yarn forward” issue?
A.

Disagreements over the “yarn forward” ROO (Rule of Origin), which requires the TPP nation to use a TPP member-produced yarn in textiles in order to receive duty-free access, has pitted the National Council of Textile Organizations and the American Manufacturing Trade Coalition, who support the requirement, against a number of other organizations, who oppose the rule.

National Council of Textile Organizations

Supporting Trade Policy & Programs that Benefit U.S. Textile Workers The Western Hemisphere is by far the largest export market for U.S. yarns and fabrics. This is not by accident but is the result of U.S. government policy that has encouraged the exportation of U.S. yarns and fabric to the region in exchange for duty free entry of the final finished product—a piece of apparel.

The U.S. textile industry has strongly backed these government initiatives because they have preserved and expanded export markets for U.S. textile products and U.S. textile workers.

The key to making these initiatives work for U.S. textile producers is something called the “yarn forward rule of origin.” The “yarn forward” rule means that all products in a garment from the yarn stage forward must be made in one of the countries that is party to the agreement. For example, under the CAFTA FTA “yarn forward” rule, the yarn, fabric, sewing thread and the final garment itself must be made in the region, either in the United States or one of the six Caribbean or Central American countries that is party to the agreement. In simple terms, the “yarn forward” rule means that the benefits of the agreement accrue to regional producers rather than outside players such as China.

Retail Leaders Industry Association (RILA)

RILA supports open economic engagement, including in textile and apparel trade. Open competition in textiles and apparel creates healthier industries in both the United States and in our trading partners. RILA believes it is time for U.S. trade policy to reflect commercial realities of global supply chains, and the reality that 98 percent of apparel sold in the United States is imported. Specifically, RILA believes that the U.S. should negotiate flexible rules governing trade in textiles and apparel in the ongoing Trans Pacific Partnership (TPP) talks with Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, and Vietnam.

American Manufacturing Trade Coalition

AMTAC strongly supports the basic yarn-forward rule of origin for textiles and apparel and recommends its adoption for the TPP. This is the accepted rule for the industry and is incorporated into nearly all U.S. free trade and preference arrangements dating back to NAFTA. This is a logical rule because it reserves the benefits for the signatories to the agreement and also aids in Customs enforcement versus a value-added rule. AMTAC strongly opposed value-based rules.

U.S. Association of Importers of Textiles and Apparel

Rules of Origin (Yarn Forward)

USA-ITA recognizes that a regional negotiation that includes at least seven nations will be extremely complex, especially in light of the existing U.S. FTAs with Chile, Singapore, Australia and Peru. However, this negotiation provides an important opportunity to either harmonize the varying rules of origin or to offer businesses the flexibility of choosing among the rules to take advantage of those that will provide the greatest benefits. That is how negotiators can ensure that the TPP truly expands trade in every direction.

Further, the U.S. should seriously reconsider the yarn forward rule for apparel that has characterized previous FTAs. Since fashion is a large part of what USA-ITA member companies look for when making sourcing decisions, the FTA should include the less restrictive, and less complex Breaux-Cardin origin rules.

USA-ITA notes that it is essential to provide “cumulation” among the TPP participants and encourages the U.S. negotiators to consider expanding cumulation to allow integration of resources among all regional yarn and fabric suppliers who have preferential access to the U.S. market. Specifically, the United States should link the TPP to all of the FTAs the United States has in the Western Hemisphere, not just to Peru and Chile. Such a cumulation provision is essential to creating an FTA that encourages integration of existing resources in East Asia and in this hemisphere.

The DR-CAFTA was the first Free Trade Agreement to include cumulation, and USA-ITA is greatly concerned that the last Administration failed to expand on this important and valuable precedent. The U.S. also should apply cumulation benefits to all products, with no quantitative restrictions on the qualifying products. The creation and expansion of sourcing flexibility among textile and apparel producers offers a win-win outcome among these trading partners, which ultimately should mean a better export market for U.S. brands. USA-ITA members care as much about being able to develop new markets as being able to procure competitive products for the U.S. market.
.
___
.
Vietnam reiterates "3 nos" defence policy

BEIJING– Vietnamese Deputy Defence Minister Nguyen Chi Vinh has reiterated Vietnam's standpoint of having no military alliances, not allowing any country to set up military bases on Vietnamese territory and not relying on any country for combating others.

The statement was made at a press briefing after Vinh's talks with Ma Xiaotian, deputy chief of the General Staff of the Chinese People's Liberation Army and meeting with Chinese Defence Minister Liang Guanglie, during his visit to China from August 22-25.

The visit was to discuss with China the forthcoming ASEAN Defence Ministerial Meeting Plus (ADMM+) which will be held in Hanoi on October 12.

"Viet Nam and China are good neighbours and Viet Nam always supports and is pleased with the China's development," Vinh stressed.

That support originated from Vietnam's wish and belief that China would not use its strength to harm any other country or threaten regional and global peace and stability, said Vinh.

"China plays a major role in the ADMM+ and if the country uses its military strength in rescue activities, it will be a bonus for the whole region," he added.

Vietnam and China will hold their fourth strategic defence talks later this year, which will be the first deputy minister level talks on the issue between the two countries.

The Deputy Minister also noted that the bilateral defence ties had developed well in the recent past and exchanges of senior level delegations took place on a regular basis, especially Vietnamese Defence Minister Phung Quang Thanh's visit to China in April this year.-VNA
.
___
.
Source "VSA Vietnamese Student Association" and Google Search:
27 năm sự kiện Trung Quốc tấn chiếm Gạc Ma"  http://bit.ly/1Ag9kzv
Bauxite mining in Vietnam - http://boxitvn.net/index_.html
China–Vietnam relations - http://thediplomat.com/tag/china-vietnam-relations Cù Huy Hà Vũ - http://www.ned.org/fellowships/current-past-fellows/dr-cu-huy-ha-vu-1
Đặng Chí Bình - THÉP ĐEN https://thepden.wordpress.com/
Đặng Chí Hùng - Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 1 -19) http://dangchihung.blogspot.com/2012/10/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-1-2-3_23.html
Đặng Chí Hùng - Những sự thật cần phải biết (1 - 20) http://dangchihung.blogspot.com/2012/10/nhung-su-that-can-phai-biet-1-su-that_22.html
Lê Anh Hùng - http://www.leanhhung.com/
Nguyễn Vũ Sơn - Nah's letter to the communists and the Vietnamese people - Thư gửi Đảng Cộng Sản và tất cả người Việt (từ Nah rapper) http://www.triethocduongpho.com/2015/01/13/thu-gui-dang-cong-san-va-tat-ca-nguoi-viet-tu-nah-rapper/
Rapper Nah Nguyen’s “Địt Mẹ Cộng Sản” (DMCS) or “Fuck Communism,” Part 1, 2, 3 http://diacritics.org/2015/rapper-nah-nguyens-dit-cong-san-dmcs-fuck-communism-part-1
http://diacritics.org/2015/rapper-nah-nguyens-dit-cong-san-dmcs-fuck-communism-part-2
http://diacritics.org/2015/rapper-nah-nguyens-dit-cong-san-dmcs-fuck-communism-part-3  Nine-Dashed Line - http://thediplomat.com/tag/nine-dashed-line/
Secret Summit in Chengdu  (HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ) - http://en.wikipedia.org/wiki/China%E2%80%93Vietnam_relations
Senator Thanh Hai Ngo  http://senatorngo.ca/bill-s-219eng/
South China Sea - http://thediplomat.com/tag/south-china-sea/
.
@T4VIETNAMcom
@T4VIETNAMcom
Đảng Cộng sản từ khước vai trò lãnh đạo đất nước
    Nguyễn Hưng Quốc | 2015-07-10
Về phương diện chính trị, ở Việt Nam hiện nay có một nghịch lý: Một mặt, đảng Cộng sản tự khẳng định một cách công khai, chính thức và dõng dạc trong Hiến pháp là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước; mặt khác, trên thực tế, chưa bao giờ Việt Nam lại thiếu sự lãnh đạo như là bây giờ.

Lãnh đạo chứ không phải là cai trị. Đó là hai điều hoàn toàn khác nhau. Cai trị chỉ cần dùng sức mạnh để dập tắt mọi sự phản kháng của những người bị trị để giữ nguyên tình trạng hiện có trong đó người cai trị vẫn là những người cai trị và những người bị trị vẫn tiếp tục bị trị. Nói cách khác, cai trị là nỗ lực kéo dài một quá khứ. Lãnh đạo thì khác: Lãnh đạo hướng tới tương lai. Lãnh đạo là dẫn dắt một tập thể hướng tới một chân trời mới trong tương lai. Cai trị cần sự vâng phục trong khi lãnh đạo cần sự đồng thuận. Cai trị được xây dựng trên bạo lực và áp chế trong khi lãnh đạo được xây dựng trên sự khai sáng và tin tưởng. Cai trị cần ngục tù và súng đạn trong khi lãnh đạo cần ánh sáng và trí tuệ.

Trong quá khứ, đảng Cộng sản, với một mức độ nào đó, từng đóng vai trò lãnh đạo. Những người lãnh đạo biết rõ họ tin gì và muốn gì. Dân chúng cũng biết rõ các nhà lãnh đạo tin gì và muốn gì: Họ tin vào chủ nghĩa xã hội và muốn đất nước, hoặc thoát khỏi ách Pháp thuộc hoặc được thống nhất. Những điều họ tin và họ muốn chưa chắc đã chính đáng, có khi, ngược lại, chỉ dẫn đến chiến tranh tang tóc và hoạ độc tài hà khắc. Nhưng có hai điều quan trọng nhất là: một, dân chúng biết rõ giới lãnh đạo tin gì và muốn gì, và hai, một số bộ phận không nhỏ trong dân chúng chia sẻ những điều họ tin và muốn ấy.

Còn bây giờ?

Trong các kỳ đại hội đảng, người ta cũng có những bản báo cáo về những thành tựu trong quá khứ cũng như những kế hoạch năm năm, nhưng tất cả đều được viết theo những công thức chung chung, mơ hồ và rối rắm. Người ta vẫn nói đến chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng tất cả đều không có một nội dung cụ thể nào cả. Không ai có thể hiểu chủ nghĩa xã hội sau khi bị phá sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu ấy có diện mạo ra sao. Còn cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh đến nay vẫn chưa có một đường nét rõ rệt. Ngay cái gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà người ta thường lặp đi lặp lại trong các nghị quyết cũng như trong ngôn ngữ tuyên truyền cũng không ai biết là gì. Từ các văn bản chính thức ở các đại hội đảng ấy, dân chúng hoàn toàn không thể hình dung con đường mà đảng Cộng sản muốn dẫn dắt mọi người đi sẽ đến đâu. Không. Hoàn toàn không thể biết. Ngay chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không biết khi thừa nhận có khi đến tận cuối thế kỷ 21 người ta mới có thể đạt đến chủ nghĩa xã hội. Lâu. Lâu quá. Trong hiện tại thì tất cả đều mù mịt. Trước sự mù mịt ấy, mọi danh xưng lãnh đạo đều mất hết ý nghĩa.

Mà chưa bao giờ dân tộc Việt Nam cần sự lãnh đạo như là bây giờ.

Ở đâu cũng thấy bế tắc.

Về giáo dục, ai cũng than là chưa bao giờ xuống cấp như bây giờ: học trò đạo văn, các thầy cô giáo cũng đạo văn. Không đạo văn thì cũng nhai lại những kiến thức cũ mèm. Quan hệ giữa thầy trò cũng càng lúc càng tệ hại: thầy cô thì coi học sinh như những khách hàng mình vơ vét được bao nhiêu trong các lớp dạy kèm được thì vơ vét còn học sinh thì cũng chả coi trọng gì các thầy cô giáo; có học sinh còn đánh gục các thầy cô giáo ngay trong lớp học. Nhà nước có chính sách gì để ngăn chận tình trạng xuống cấp ấy không? Không.

Về đạo đức thì càng lúc càng suy đồi, quan hệ giữa người và người càng lúc càng lạnh lẽo, tâm lý vô cảm trước những nỗi đau của người khác càng lúc càng phổ biến. Cái gọi là tình hàng xóm hay tình người vốn là nét son mà người Việt Nam trước đây thường tự hào đến giờ biến mất. Nhà nước có chính sách gì để diệt trừ nạn vô cảm ấy và khôi phục lại truyền thống tốt đẹp ngày trước không? Không.

Về kinh tế thì nợ công càng ngày càng chồng chất kéo theo những di hại có khi đến cả mấy thế hệ, mức phát triển càng lúc càng chậm chạp, về nhiều phương diện, có khi còn thua cả Campuchia và Lào. Về xã hội, nạn tham nhũng tràn lan, lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ, làm gì cũng cần tiền đút lót; người ta mua bán chức quyền cho nhau, bất kể tài năng và tư cách. Nhà nước có chính sách gì để giải quyết các khó khăn và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế cũng như giảm trừ nạn tham nhũng không? Không.

Về nhân quyền, tất cả những quyền căn bản của con người đều bị vùi dập. Tự do ngôn luận: không. Tự do biểu tình: không. Tự do lập hội, dù chỉ là những hội dân sự rất ư bình thường: không. Xuống đường để chống đối các chính sách của nhà nước bị cấm đoán, đã đành. Ngay cả xuống đường để chống Trung Quốc một cách chính đáng cũng bị ngăn cấm, hơn nữa, khủng bố. Nhà nước có chính sách gì để cải thiện tình trạng ấy không? Không.

Nhưng quan trọng nhất là những bế tắc trong lãnh vực chính trị. Cả chính trị đối nội lẫn chính trị đối ngoại đều bế tắc. Về đối nội, ai cũng biết cái nhãn chủ nghĩa xã hội chỉ là một chiêu bài dối trá, nhưng vất bỏ cái chiêu bài ấy, Việt Nam sẽ có một thể chế như thế nào? Không ai biết cả. Cả chính quyền có lẽ cũng không biết. Người ta chỉ đe doạ: đa đảng và đa nguyên chỉ dẫn đến hỗn loạn. Nhưng các nước dân chủ trên thế giới thì sao? Sao không có hỗn loạn? Tại sao dân chủ chỉ gây hỗn loạn ở Việt Nam mà thôi? Về đối ngoại, có một trọng tâm khiến mọi người đều nhức nhối: chính quyền Việt Nam sẽ giải bài toán Trung Quốc ra sao? Sẽ theo hùa Trung Quốc và mặc kệ các sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc hay sẽ tìm cách chống lại Trung Quốc để bảo vệ độc lập và chủ quyền trên biển và đảo? Gần đây, Việt Nam có vẻ muốn thắt chặt quan hệ với Mỹ nhưng quan hệ ấy sẽ được đẩy xa đến mức nào? Việt Nam sẽ tìm kiếm điều gì ở Mỹ? Đó chỉ là một trò đu dây để mua thời gian hay một thực tâm muốn có đồng minh để đối đầu với Trung Quốc? Tất cả những thắc mắc ấy không có ai trả lời cả. Ở điểm dân chúng cần sự lãnh đạo nhất, những người gọi là lãnh đạo lại kín như bưng. Mà chưa chắc họ đã có một chính sách nào cụ thể.

Bởi vậy, có thể nói không có gì quá đáng khi cho đảng Cộng sản hiện nay đang từ khước vai trò lãnh đạo của mình. Họ chỉ còn là những nhà cai trị độc đoán và hung bạo. Vậy thôi.
.
___
.
.
___
.
Chuyên gia Mỹ : Bắc Kinh là kẻ xâm lược ở Biển Đông, Hà Nội không
    Trọng Thành-RFI | 2015-07-10
Báo Want China Times của Đài Loan hôm nay, 10/07/2015, dẫn nghiên cứu của một học giả thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS, có trụ sở tại Washington, theo đó, chính Trung Quốc mới là "kẻ xâm lược thực sự" tại Biển Đông, chứ không phải Việt Nam, như cáo buộc trước đó của học giả Greg Austin trên báo The Diplomat.

Bài "China, not Vietnam is the aggressor in S China Sea: expert" của tờ báo Đài Loan nhắc lại, trong bài viết ngày 18/06 được đăng tải trên The Diplomat, có trụ sở tại Tokyo, nhà nghiên cứu Greg Austin (Viện Ngoại giao Đông Á/Est West Institute for the Diplomat, ở New York) đã mô tả Việt Nam như « kẻ gây hấn lớn nhất khu vực ». Tác giả Greg Austin cho rằng Việt Nam đã gia tăng gấp đôi số lượng thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa kể từ năm 1996. Trước thời điểm này, theo ông Austin, Việt Nam chỉ kiểm soát 24 « thực thể địa lý » (tức đảo, rạn san hô, bãi cạn hay bãi đá ngầm…).

Trong bài « China’s False South China Sea Narrative » trên tạp chí mạng The National Interest (07/07/2015), ông Gregory B. Poling, thành viên ban phụ trách bộ phận Đông Nam Á (Sumitro Chair for Southeast Asia Studies) của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS khẳng định : có một sự khác biệt lớn giữa các hoạt động đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc.

Trước hết, việc mở rộng đảo của Việt Nam tại Trường Sa « vô cùng nhỏ so với Trung Quốc ». Riêng tại đảo Đá Chữ Thập (Fiery Croiss Reef) Trung Quốc đã mở rộng đến 800 acre (tương đương 32 ha), trong khi đó, toàn bộ các xây dựng của Việt Nam tại Trường Sa chỉ có diện tích 3,5 acre (1,4 ha). Vẫn theo nhà nghiên cứu Viện CSIS, diện tích toàn bộ các thực thể mà Trung Quốc đã tôn tạo rộng hơn Ba Bình, đảo lớn nhất tại Trường Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa bao giờ thực hiện việc biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo mới.

Điều mà nhà nghiên cứu CSIS nhấn mạnh trong bài viết nói trên là không có chuyện Việt Nam tăng gấp đôi số lượng "thực thể địa lý" kiểm soát. Một số người, trong đó có ông Greg Austin, đã đánh đồng « feature » (thực thể địa lý) với « oustpost » (trạm tiền tiêu hay công trình). Thông tin đã được sử dụng cho cách hiểu sai lệch này là một ghi nhận của trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear (ngày 13/05), được đưa ra trong cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, theo đó « Việt Nam có 48 ‘‘oustpost’’, Philippines 8 ; Trung Quốc 8, Malaysia 5 và Đài Loan 1 ». Cụ thể như tại đảo Đá Lớn (Discovery Great Reef), theo cách tính của Hoa Kỳ, Việt Nam có 3 « outpost ». Thông tin nói trên một lần nữa lại được Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Cartor nhắc đến tại hội nghị Shangri-La.

Theo ông Gregory B. Poling, thông tin về số lượng các "trạm tiền tiêu" hay "thực thể địa lý" mà các bên tranh chấp đang sở hữu tại Trường Sa nói trên là rất quan trọng. Việc so sánh như trên có thể che lấp đi thực tế mở rộng, xây dựng đảo nhân tạo quy mô rất lớn của Trung Quốc. Washington nên đưa ra các giải thích đầy đủ hơn về những gì diễn ra tại Biển Đông, để phản bác lại quan điểm sai trái của Bắc Kinh.
.
___
.
Đảng CSVN kêu gọi phòng chống tự diễn biến, tự chuyển hóa
    RFA | 2015-07-10
Trong lúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cố gắng cải thiện hình ảnh dân chủ nhân quyền của Việt Nam trong chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ đang diễn ra, thì tại Việt Nam sáng nay Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị nhân sự khóa mới với lời kêu gọi tích cực phòng chống về điều gọi là tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Được biết những nhóm từ tự diễn biến, tự chuyển hóa được dùng để mô tả khuynh hướng cán bộ đảng viên có tư tưởng xa rời chủ nghĩa Mác-Lenin, tán dương nền kinh tế thị trường của các nước theo chế  độ tư bản.

Theo tin Vietnam Net, trong Đại hội Đảng bộ cơ quan Ban Tổ chức Trung ương tổ chức tại Hà Nội, Trưởng ban Tô Huy Rứa cho biết ban Tổ chức Trung ương đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn trong quá trình chuẩn bị nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương cũng như Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt cho khóa 12 chặt chẽ và, đúng nguyên tắc, qui định.
.
___
.
Màn trình diễn hoàn hảo của Tổng Bí thư
    Nam Nguyên, phóng viên RFA | 2015-07-10
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ 6 đến 10/7/2015. Tuy không phải là quốc khách nhưng ông Trọng đã được tiếp đón trọng thị và đã gặp gỡ Tổng thống Barack Obama tại phòng Bầu Dục Nhà Trắng ở Washington DC. Chuyến đi chưa từng có của một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến thủ đô Hoa Kỳ được đánh giá như thế nào là chủ đề tạp chí Đọc báo trên mạng tuần này.

Những việc được thỏa thuận từ trước

Những gì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn Việt Nam đạt được trong những ngày ở Mỹ là những việc đã được thỏa thuận từ trước, qua những chuyến đi con thoi của các giới chức cao cấp Mỹ đến Việt Nam và những khoảng thời gian thảo luận chặt chẽ giữa hai chính phủ Việt-Mỹ. Thế nhưng dư luận cho rằng Nhà Trắng và Chính phủ Hoa Kỳ đã giữ lời hứa, thực hiện những điều mà Đại sứ Ted Osius tuyên bố trước đó trên báo chí Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ tiếp đón người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam một cách trọng thị.

Và ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ gây ngạc nhiên cho nhiều người về phong thái được cho là ung dung và tự tin của ông, nếu so sánh với 4 nhà lãnh đạo Việt Nam là Khải-Triết-Dũng-Sang đã từng vào Nhà Trắng trước ông. Ông Nguyễn Phú Trọng người sắp rời cương vị Tổng Bí Thư sau kỳ Đại hội Đảng XII vào sang năm, từng được biết đến như một nhà lãnh đạo bảo thủ giáo điều với những phát ngôn gây thất vọng cho người Việt Nam. Những điều này không chỉ thể hiện trên các trang mạng xã hội như blog hay facebook mà còn được chính các báo do nhà nước quản lý trích thuật.

Người đọc báo chưa thể quên những phát biểu điển hình của ông Nguyễn Phú Trọng như “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” hoặc “Cương lĩnh Đảng cao hơn Hiến Pháp”. Tuy vậy, tác dụng của phương tiện đa truyền thông tường thuật hoạt động của ông Nguyễn Phú Trọng ở thủ đô Hoa Kỳ được cho là đã giúp ông lấy lại một chút uy tín.

Nội dung bản Tuyên bố về tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ được Nhà Trắng phổ biến sau cuộc hội đàm Barack Obama – Nguyễn Phú Trọng tuy không có những đột phá quan trọng, nhưng cũng sẽ được biết tới như thành quả của chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Giáo sư Jonathan London chuyên gia về các vấn đề Việt Nam và thông thạo Việt ngữ từ Hong Kong nhận định:

“Ít nhất cuộc gặp gỡ này với việc hai lãnh đạo gặp nhau là một bước đi lịch sử trong quan hệ song phương giữa hai nước. Tôi đặc biệt mừng về phần nội dung của tuyên bố hai bên vì có rất nhiều nội dung liên quan đến vấn đề cải cách ở Việt Nam.”

Câu chuyện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Tổng thống Barack Obama tiếp đón và đàm luận ở Nhà Trắng được giới quan sát cho là một sự kiện lịch sử. Tuy vậy họ không chờ đợi một sự đột phá nào. TS Nguyễn Thanh Giang một nhà phản biện độc lập ở Hà Nội nhận định:

“Những chuyến đi trước của ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng đã đẩy lên được một quan hệ hợp tác toàn diện. Đáng lẽ chuyến này đi phải đẩy lên một bước tiến mới là hợp tác chiến lược toàn diện, nhưng tôi không tin là ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm được. Hơn nữa, trong tình hình này thì phải thiết lập được liên minh toàn diện với Hoa Kỳ trong đó có liên minh về quân sự và có việc đàm phán mở cửa cho Hoa Kỳ vào Cam Ranh. Nhưng tôi không tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm được những việc cần phải làm đó.”

Không có đột phá?

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà Trắng công bố là Việt Nam và Hoa Kỳ đạt tới Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, việc cấp giấy phép thành lập Viện Đại học Fulbright tại Việt Nam; cũng như nhiều thỏa thuận khác mà giới quan sát cho là không có tầm mức quan trọng.

Một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều trước chuyến đi là sẽ có đột phá về việc Mỹ công nhận qui chế kinh tế thị trường của Việt Nam, tuy nhiên điều này đã không xảy ra. Trong Tuyên bố tầm nhìn chung Việt-Mỹ, Nhà Trắng dùng lời lẽ ngoại giao ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam mong muốn đạt được kinh tế thị trường, mà không có hứa hẹn gì cụ thể.

TS Vũ Quang Việt, chuyên gia kinh tế từng có nhiều năm làm việc cho Liên Hiệp Quốc từ New York nói về khúc mắc quan trọng khiến Việt Nam vẫn chưa được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường:

“Việt Nam ngay cả trong Hiến pháp và các văn bản quyết định khác đều coi kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Nếu quốc doanh chủ đạo thì có nghĩa là nó được hưởng rất nhiều ưu tiên. Cái đó là một trong 5 lý do mà người ta không chấp nhận kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường. Với chế độ cộng sản và với nền kinh tế họ coi là quốc doanh chủ đạo thì như vậy họ sẽ làm lợi nhất cho những người ở trong Đảng và những người cầm quyền, đặc biệt việc sử dụng đất đai…họ sẽ tạo ra những cơ sở để cho đảng viên những người liện quan đến Đảng, liên quan đến chính quyền được hưởng lợi ích và giới tư nhân khó lòng mà cạnh tranh lại những người đang nắm quyền… ”

Vấn đề TPP cũng vậy, trong Tuyên bố tầm nhìn chung Việt-Mỹ, Nhà Trắng cho thấy sẽ còn các cuộc đàm phán khác và Việt Nam cần tiến hành những cải cách để đáp ứng tiêu chuẩn cao của TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc.

Theo các chuyên gia vấn đề vừa nêu có thể tóm tắt là Việt Nam phải cải cách chính trị và pháp luật, chấp nhận quyền tự do nghiệp đoàn. Đã có những tin không chính thức nói là Việt Nam mong muốn giảm nhẹ vấn đề này trong giai đoạn chuyển tiếp, chấp nhận hình thức người lao động có thể thành lập nghiệp đoàn riêng của mình tại cơ sở, tức là ở nhà máy, hãng xưởng nơi họ làm việc. Pháp luật hiện hành của Việt Nam cấm tự do nghiệp đoàn và cả nước chỉ có một loại nghiệp đoàn trực thuộc Đảng và Nhà nước đó là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Vấn đề nhân quyền luôn là một vướng mắc trong quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu vào chiều 8/7 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS ở Washington DC đã nhấn mạnh, không để vấn đề nhân quyền cản trở quan hệ Việt Mỹ. Ông nói:

“Tôi hiểu trong vấn đề này, hai bên còn có những khác biệt về nhận thức và cần tiếp tục thông qua đối thoại thẳng thắn, xây dựng để có cách nhìn tổng thể về những thay đổi cơ bản mang tính hệ thống, từ đó có đánh giá khách quan hơn về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, không để vấn đề này cản trở đà tiến triển tốt đẹp của quan hệ, cũng như ảnh hưởng tới việc xây dựng lòng tin giữa hai nước.”

Ghi nhận tín hiệu cải cách qua chuyến đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Giáo sư Jonathan London từ Hong Kong phát biểu bằng tiếng Việt là ông tán dương việc Hoa Kỳ đặt nặng vấn đề nhân quyền và ông Nguyễn Phú Trọng cũng có đề cập tới.

“Tôi nghĩ Việt Nam càng tiến bộ về vấn đề nhân quyền thì quan hệ song phương giữa hai nước sẽ gần nhau hơn. Chẳng hạn nếu Việt Nam làm một số điều quan trọng như thả những người nên thả và chấm dứt hành vi sách nhiễu… thì tôi có thể tưởng tượng Obama sẽ sang thăm Việt Nam trong năm nay…nhưng vẫn cần có một số tiến bộ.”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm được gì và chưa làm được gì trong chuyến đi lịch sử tới Hoa Kỳ sẽ có thể là đề tài mà các nhà bình luận mổ xẻ. Thế nhưng trong tương lai khi người dân hai quốc gia Việt-Mỹ tránh được việc bị đánh thuế hai lần, hay các sinh viên theo học tại Trường Đại học Hoa kỳ không vụ lợi đầu tiên ở Việt Nam mang tên Fulbright, thì lúc ấy họ có thể nhớ lại một vài điều tốt đẹp của sứ mạng Nguyễn Phú Trọng.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng dự kiến gặp ông Ban Ki Moon trước khi rời Mỹ
    RFA | 2015-07-10
Ngày cuối cùng trong chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ, vào lúc 11g45 trưa nay 10/7/2015  tức gần nửa đêm tại Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dự kiến gặp gỡ Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tại New York.

Ông Nguyễn Phú Trọng đến New York chiều hôm qua 9/7 và ông đã có cuộc gặp gỡ các du học sinh và một số người Việt cư ngụ tại thành phố này.

Trước khi đến New York chiều 9/7 tại Thủ đô Hoa Kỳ Washington D.C, Tổng Bí thư Nguyễn  Phú Trọng đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định về 4 dự án vay vốn trị giá 507 triệu USD giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và ông Axel Van Trotsenburg Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới . Đây là các dự án về nông nghiệp và chăn nuôi, dự án giảm nghèo miền núi phí Bắc và dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM.

Ngoài ra trong buổi sáng 9/7 tại Phòng Thương Mại Hoa Kỳ ở Thủ đô Washington, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện hợp tác Việt-Mỹ về các lĩnh vực ngân hàng, hàng không dầu khí và điện năng.
.
___
.
Trao đổi thư tín với thính giả (10.07.2015)
    Hòa Ái, phóng viên RFA | 2015-07-10
TBT Nguyễn Phú Trọng công du Hoa Kỳ

Sự kiện chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 10 tháng 7 năm 2015 nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý. Trong chương trình hôm nay, Hòa Ái trích đăng các ý kiến của quý khán thính giả và độc giả liên quan đến chuyến đi được đánh giá mang tính lịch sử này:

“Tôi vui mừng về chuyến đi của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ để hội đàm với Tổng thống Obama. Theo ý kiến của tôi, đây là một dấu mốc quan trọng trong việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa VN và Mỹ bởi vì đây là một người đứng đầu cao cấp nhất được quyết định chính sách ở VN. Theo tôi thấy, đây là một cơ hội lớn cho VN mở cửa ra với thế giới bên ngoài, ngay trong vấn đề Biển Đông hiện nay với sự hăm he của Trung Quốc. Tôi mong muốn rằng giữa VN và Mỹ ngày càng hợp tác sâu sắc hơn để cho VN ngày càng phát triển tươi đẹp hơn, hòa nhập với thế giới và không sợ bất cứ một kẻ thù nào từ bên ngoài”.

“Thời thế đã thay đổi, Đảng CSVN cần nhìn thoáng hơn về chính trị, dân chủ. Nga và Đông Âu đã thay đổi toàn diện lấy quyền lợi nhân dân làm trọng. Đảng Cộng sản chỉ là công cụ để giải phóng dân tộc chứ không phải là công cụ để cai trị nhân dân. Ngày nay đất nước quy về một mối, nhân dân cần được hưởng những gì mà mọi người trên thế giới được hưởng, nhất là mô hình kinh tế chính trị kiểu Mỹ”.

“Lúc nào cũng tuyên truyền ‘Đế quốc Mỹ, bây giờ xin hợp tác song phương. Thật nực cười! Ngày xưa đánh Mỹ cứu nước, bây giờ rước Mỹ cứu nước! Không biết nhục sao Cộng sản VN? Đánh Mỹ đánh Pháp mà không giám đánh Trung cộng”.

“Hoà hợp hoà giải, gác lại quá khứ, chung tay xây dựng hoà bình, kiến tạo tương lai...VN nói một đằng làm một nẻo, khoa môi múa mép để mưu cầu trục lợi cho phe nhóm, đảng phái của mình thôi. Mỹ có kế oạch của Mỹ rồi, không nghe VN nói đâu”.

“Chuyến đi không có gì thể hiên đột phá, rõ ràng, dứt khoát và ‘nhai’ lại mấy câu cũ thì chỉ là du lịch hạng sang thôi”.

“Trước lúc đi thì cũng đã ‘diễn’ rồi! Chẳng mang được lợi ích gì đâu, chỉ tốn tiền của dân. Nói tóm lại, đi Mỹ là để che mắt dân thôi”.

“Về mặt ngoại giao, ông Nguyễn Phú Trọng không có tư cách là người đại diện cao nhất cho nước Việt Nam. Ông chỉ là người đứng đầu của một đảng phái. Sẽ chẳng có bất kỳ sự đổi thay nào cho đất nước từ chuyến đi này đâu. Có chăng chỉ mang lại những chuyển biến sâu sắc trong nội bộ Đảng CSVN”.

“Mỹ công nhận sự lãnh đạo của Đảng CSVN nên CSVN càng được củng cố sự lãnh đạo toàn trị của mình. Giấc mơ đổi mới ư? Thật xa vời!”

“Tổng thống Obama và chính quyền Hoa Kỳ cũng dư thừa biết rằng việc mời ông Nguyễn Phú Trọng qua thăm nước Mỹ nhằm lôi kéo Đảng CSVN hợp tác với Mỹ không trở thành đồng minh trực tiếp thì cũng gián tiếp để chống lại sự bành trướng của Trung cộng trên Biển Đông chỉ là những cố gắng vô ích vì Đảng CSVN-ông Nguyễn Phú Trọng chỉ biết đặt quyền lợi của Đảng trên quyền lợi của dân tộc, chỉ muốn duy trì CNXH, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tiếp tục muốn độc quyền cai trị nhân dân VN. Vì vậy, Đảng CSVN chỉ giả vờ hợp tác, bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Đó chỉ là hình thức che giấu, đánh lừa dư luận”.

Thà muộn còn hơn không

“Theo tôi chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng thà muộn còn hơn không. Cộng sản Trung Quốc đã làm điều này từ năm 1974 đến năm 1978, họ đã mở cửa cho nền kinh tế thị trường . Gần đây nhất là Cuba. Vì vậy, đã là lãnh đạo, điều gì mang đến thịnh vượng cho đất nước hãy cứ làm”.

“Nghe cách nói chuyện của ông Trọng là hiểu ngay ông ấy đi đâu cũng có câu nói ‘hợp tác toàn diện’ là câu nói của Đảng CSVN. Tại sao CSVN cũng hợp tác toàn diện với Trung Quốc mà Trung Quốc vẫn cứ lấn lướt trên biển đảo quê hương. Như thế là toàn diện chỗ nào? Cho nên câu nói ‘hợp tác toàn diện’ này mang tính cách giả dối, chỉ nặng vì tiền mà thôi”.

“Tại sao phải yêu cầu Hoa Kỳ công nhận VN là nền kinh tế thị trường? Bản thân nền kinh tế không có xin xỏ, làm đúng theo quy chế chung, mặc nhiên công nhận. Xin xỏ, yêu cầu làm gì? Vô tình làm mất thể diện quốc gia”.

“Đúng là kinh tế thị trường về khía cạnh tự do bóc lột người dân nhưng bản chất là kinh tế quốc doanh để bảo vệ quyền lợi cho nhà cầm quyền CSVN. Xăng-Điện-Nước còn độc quyền thì kinh tế thị trường gì? Bao giờ cũng vậy, CSVN nói thì nên hiểu ngược lại”.

“Về nhân quyền ở VN đã trông cậy ở ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi công du đến Hoa Kỳ lần này nhưng bây giờ hết hy vọng rồi”.

“Dân đòi đền bù đất, không xử thỏa đáng mà còn cán chết người ta kìa!”

“Ông Nguyễn Phú Trọng nói ‘hết sức coi trọng vấn đề nhân quyền’ mà bắt bớ người bất đồng chính kiến, không cho bầu cử tự do”.

“Nói về vấn đề nhân quyền, xin hỏi lại luật pháp của Đảng CSVN do ai đặt ra, áp dụng cho ai? Áp dụng cho dân hay áp dụng cho đảng viên? Tôi hỏi tại sao côn đồ du đảng xuất phát ra rất nhiều mà chuyên môn đi trấn, cướp, áp đảo những người đi thưa kiện, những người góp ý xây dựng cho đất nước và quyền lợi của người dân nghèo khó lại bị như vậy? Tại sao Nguyễn Phú Trọng qua đây lại nói như thế?”

“Tổng Bí thư Đảng Cộng sản-Nguyễn Phú Trọng đã trả lời những phái đoàn cũng như các tổ chức nhân quyền ở tại nước Mỹ cũng như các nước trên thế giới giống như con vẹt mà học thuộc lòng. Vì thế, đối với Đảng CSVN có bao giờ để cho người dân được tự do, dân chủ và nhân quyền đâu? Là vì nếu để như vậy thì chế độ của họ bi lung lay và tổ chức của họ không còn bám víu cào cái ghế để mà ngồi. Khi ông Nguyễn Phú Trọng qua tới Mỹ gặp Tổng thống Obama chẳng qua muốn củng cố quyền hành của mình ở VN chứ thật tình ra cũng chẳng giúp ích gì cho dân tộc VN mình đâu. VN càng vô được TPP thì chế độ, thể chế đàn áp dân chúng VN càng đứng vững”.

“Làm gì có nhân quyền khi mà điều 4 của Hiến pháp VN chỉ chấp nhận có duy nhất Đảng CSVN cầm quyền cai trị, không chấp nhận bất cứ một đảng phái nào khác điều hành đất nước. Ngoài ra còn có luật Hình sự 79 và 88 để bảo đàm cho sự độc tài cai trị của Đảng CSVN. Một khi những bộ luật này không thay đổi thì đừng nói tới nhân quyền. Đó chỉ là những lời hứa hão huyền mà thôi”.

“Tình hình mấy hôm rồi tưởng rằng VN bước sang trang sử mới. Mừng vui cho đất nước nhưng chẳng có gì thay đổi!”

“Vậy thì hết hy vọng rồi! Bất hạnh thay cho nhân dân VN!”

Mục “Trả lời Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Kính mong quý khán thính giả cùng độc giả tiếp tục gửi về đài những ý kiến đóng góp cũng như những chia sẻ về các vấn đề quý vị quan tâm. Để liên lạc với ban Việt ngữ, quý vị có thể gọi vào hộp thư thoại tại số 202-530-7775. Quý vị cũng có thể gửi email qua địa chỉ [email protected] hoặc [email protected].

Trước khi dứt lời, Hòa Ái xin lưu ý, chương trình phát thanh qua làn sóng radio bị phá sóng và trang web của ban Việt ngữ đài ACTD bị chặn ở VN, quý thính giả vui lòng truy cập vào trang Facebook của đài để cập nhật các proxy vượt tường lửa mới nhất cũng như truy cập vào kênh Soundcloud và Youtube để nghe các chương trình phát thanh của đài RFA.

Chương trình phát thanh của ban Việt ngữ đài ACTD vẫn được phát qua làn sóng radio vào buổi sáng từ 6:30 đến 7:30 sáng trên làn sóng ngắn 31 mét và vào buổi tối từ 9 đến 10 giờ tối, giờ VN trên làn sóng ngắn 25 và 31 mét cùng làn sóng trung bình 1503 khz.

Các chương trình phát thanh được lưu trữ trên trang web tại:

www.RFATiengViet.net hoặc www.achautudo.info

Quý thính giả cũng có thể truy cập vào các đường dẫn dưới đây để nghe và xem các chương trình phát thanh và phát hình qua:

-Trang Facebook tại: www.facebook.com/RFAVietnam

-Kênh Soundcloud tại: www.soundcloud.com/rfavietnam

-Kênh Youtube tại: www.youtube.com/rfavietnamese

Cảm ơn thời gian theo dõi của quý vị cùng Hòa Ái. Kính chúc quý vị 1 ngày mới an vui. Hòa Ái kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình này lần sau.
.
___
.
TT Obama bị lưỡng đảng chỉ trích vì gặp ông Nguyễn Phú Trọng
    Khánh An-VOA | 2015-07-10
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang gặp phải sự chỉ trích từ cả hai đảng về cuộc gặp với Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng do thành tích nhân quyền tệ hại và hệ thống độc đảng “độc tài” của Việt Nam. Truyền thông Hoa Kỳ cho biết tin này hôm 8/7.

Theo đó, dân biểu Loretta Sanchez phát biểu qua một thông cáo rằng: “Tôi thật thất vọng vì chính quyền đã chọn tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng. Là một người cổ võ cho nhân quyền tại Việt Nam, tôi không thể làm ngơ tình trạng ảm đạm về tự do báo chí và tự do ngôn luận tại đây”.

Bà Sanchez là một trong nhiều nhà lập pháp muốn chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện thành tích nhân quyền trước khi trở thành đối tác kinh tế và an ninh với Hoa Kỳ.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Ba tuần này. Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng không nắm giữ một chức vụ chính thức nào trong chính phủ, nhưng ông được xem là một lãnh đạo trên thực tế của đất nước do Đảng Cộng Sản độc quyền kiểm soát.
Dân biểu Loretta Sanchez.Dân biểu Loretta Sanchez.

Cuộc hội kiến giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ hiệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ.

Sau buổi hội kiến, Tổng thống Obama cho biết ông và ông Nguyễn Phú Trọng “đã thảo luận thẳng thắn một số những khác biệt xung quanh vấn đề nhân quyền”.

Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết cả hai đã trao đổi về những vướng mắc, trong đó có vấn đề nhân quyền, “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng”.

Trong thời gian diễn ra buổi hội kiến, rất nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam đã biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc. Linh mục Đinh Xuân Long, một trong những người tham gia biểu tình, nói với Đài VOA rằng Đảng Cộng Sản đã nhiều lần thất hứa về việc cải thiện nhân quyền.

“Trong quá khứ, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhiều lần hứa nhưng chưa bao giờ thực hiện cả. Chẳng hạn như trước khi vào WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), họ đã hứa sẽ cải thiện nhân quyền nhưng sau đó họ vẫn tiếp tục bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến cũng như những người đấu tranh cho nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam. Sau đó khi trở thành ủy viên thường trực của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, họ hứa sẽ cải thiện nhân quyền nhưng thực sự họ chẳng cải thiện chút nào cả”.

Ông nói ông và cộng đồng người Việt tại Mỹ “yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cần phải áp lực rõ ràng và mạnh mẽ hơn nữa, yêu cầu chế độ Cộng Sản Việt Nam phải thành thật, cải thiện nhân quyền, thể hiện rõ ràng trong vấn đề quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt khi Việt Nam vào TPP (Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương)”.

Tờ Washington Post nhận định Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương là một thỏa thuận tiềm năng tốt cho kinh tế Mỹ vì nó cắt giảm thuế quan. Hiện thuế quan của Việt Nam đối với hàng hóa của Mỹ cao hơn mức thuế của Mỹ đối với hàng hóa Việt Nam. Thỏa thuận này cũng sẽ buộc Việt Nam phải cam kết tôn trọng quyền lợi của người lao động và thêm vào cơ sở pháp lý cả về vấn đề ngoại giao nhân quyền và những đòi hỏi cho các nhà hoạt động Việt Nam.

Mặc dù Việt Nam đã có cam kết về các nguyên tắc nhân quyền phổ quát, các nhà lập pháp Hoa Kỳ cho biết Nhóm công tác về việc giam giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) đã xác nhận là Việt Nam vẫn tiếp tục bắt giữ có hệ thống và giam giữ các nhà hoạt động chính trị và xã hội, vi phạm các nghĩa vụ rõ ràng của mình theo tiêu chuẩn quốc tế”.

Vì lý do này, các thành viên của cả hai đảng của Quốc hội Hoa Kỳ cho rằng điều quan trọng là Hoa Kỳ phải gửi thông điệp tới Việt Nam về những hành vi vi phạm của họ.

Một ngày trước khi diễn ra buổi hội kiến giữa Tổng thống Obama và ông Nguyễn Phú Trọng, 9 vị dân biểu Mỹ đã cùng ký vào một bức thư gửi cho ông Obama. Trong thư, các nhà lập pháp nói “hệ thống độc đảng độc tài” chính là “nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam”, đồng thời đưa ra danh sách 9 tù nhân chính trị hiện đang bị giam giữ và yêu cầu Việt Nam phải phóng thích họ ngay lập tức.

Cuộc hội kiến giữa Tổng thống Obama với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là một sự kiện mang đầy tính biểu tượng cho hai nước vốn là cựu thù chiến tranh. Mối quan hệ Việt – Mỹ trong những năm gần đây đã phát triển đáng kể, một phần vì sự quyết liệt trong các hành động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết khu vực Biển Đông, nơi Việt Nam và một số quốc gia lân cận cũng có tuyên bố chủ quyền. Đây cũng là khu vực mà Hoa Kỳ hiện đang có một số lợi ích về hàng hải, thương mại và an ninh.

Theo tờ Washington Post, hai yếu tố kinh tế và địa chính trị đã khiến cho mối quan hệ hai nước nâng lên một cấp độ và TPP là một điều kiện. Tờ báo này viết rằng chính quyền Obama và những người kế nhiệm nên sử dụng mối quan hệ gần gũi hơn này như là công cụ để mang lại tự do hơn cả về chính trị lẫn kinh tế cho châu Á. Mặc dù Việt Nam đã phóng thích 50 trong số 160 tù nhân lương tâm trong năm 2014, nhưng đây không phải là một thay đổi nền tảng ở Hà Nội, tờ báo nhận định, mà chỉ là một nỗ lực nhằm xoa dịu những chỉ trích của Hoa Kỳ về việc cho phép Hà Nội tham gia vào TPP.

Nguồn: AP, The Hill, Fox News, Washington Post.
.
___
.
.
___
.
Báo chí Mỹ, Trung nói về chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng
    Thanh Phương-RFI  | 2015-07-09
New York Times: Mẫu số chung giữa Việt Nam và Mỹ

Trong bài xã luận đăng trong số báo ra ngày 08/07/2015, tờ New York Times nhắc lại rằng, do ông Nguyễn Phú Trọng không có chức vụ gì trong chính phủ Việt Nam, về nghi thức ngoại giao thì không cần phải có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Obama.

Nhưng mặc dù còn bất đồng sâu sắc về nhân quyền và quyền của người lao động, ông Obama đã phá lệ vì ông Trọng là lãnh đạo cao cấp nhất, là nhân vật thuộc phe bảo thủ và đã từng là một trong những người chống đối mạnh mẽ nhất việc thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ.

Theo New York Times, cuộc gặp gỡ tại Nhà trắng cho thấy quyết tâm của Tổng thống Obama xây dựng quan hệ đối tác sâu rộng hơn với các nước Châu Á, nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc về kinh tế, chính trị và quân sự, đồng thời bảo đảm an ninh khu vực.

Tờ báo này cho rằng, một lý do khác thúc đẩy hai nước thắt chặt quan hệ, đó là lợi ích chung giữa Washington và Hà Nội. Tổng thống Obama đang cố thúc đẩy việc ký kết hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay trong tháng này và Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia đàm phán. Một số bất đồng lớn nhất trong việc thương lượng hiệp định này có liên quan đến Việt Nam.

Nhưng theo New York Times, khi thắt chặt quan hệ với Việt Nam, ông Obama gặp sự phản đối từ các tổ chức nhân quyền và một số nghị sĩ Dân chủ. Theo tờ báo này, những chỉ trích đó là đúng, bởi vì mặc dù số tù chính trị ở Việt Nam đã giảm trong những năm gần đây và Hà Nội đã phê chuẩn công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn vào năm 2013, nhưng hơn 100 người Việt Nam vẫn còn bị giam vì lý do chính trị và đối lập bị đàn áp.

Bài xã luận của tờ New York Times cho rằng Tổng thống Obama nên tiếp tục thúc giục Việt Nam mở cửa thể chế chính trị và cho người dân hưởng các quyền tự do rộng rãi hơn, như quyền thành lập các công đoàn độc lập hoặc quyền tự do tham gia công đoàn mà mình chọn. Tờ báo viết : “Phải có những tiến bộ trong các lĩnh vực này trước khi Hoa Kỳ bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hoặc trước khi Tổng thống Obama thông báo chính thức ngày viếng thăm đất nước của ông Nguyễn Phú Trọng”.

Washington Post: Hoa Kỳ nên sử dụng ảnh hưởng đối với Việt Nam

Cũng trong số báo ra ngày hôm qua, tờ Washington Post có bài xã luận tựa đề: “Hoa Kỳ không nên ngần ngại sử dụng ảnh hưởng của mình trong quan hệ với Việt Nam”.

Mở đầu bài xã luận, tờ báo viết: “Chính quyền Cộng sản Việt Nam là một vấn đề, mà trước hết là một vấn đề đối với người dân Việt Nam, mà hiện vẫn còn bị đàn áp chính trị, mặc dù đã có những cải cách kinh tế theo hướng thị trường. Bốn mươi năm sau khi Sài Gòn thất thủ, vẫn chưa có chuyển tiếp dần dần sang nền dân chủ đa đảng, vẫn còn 110 tù chính trị và kiểm duyệt gắt gao tại quốc gia Đông Nam Á này”.

Washington Post viết tiếp: “Chế độ Việt Nam cũng là một vấn đề đối với những người vừa chủ trương rằng chính sách ngoại giao của Mỹ phải đặt nặng vấn đề nhân quyền, vừa muốn thúc đẩy hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương, mà trong đó Việt Nam là quốc gia chuyên chế có nhân công rẻ duy nhất".

Nhưng theo tờ báo này, xét về mặt chiến lược, Việt Nam và Hoa Kỳ có lợi ích chung trong việc kềm chế những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Đông Á, những hành động này khiến hai nước trở thành đối tác tự nhiên, cho dù trước đây Hoa Kỳ đã chiến đấu để ngăn không cho những người như ông Trọng chiếm toàn bộ đất nước bị chia đôi lúc ấy. Như lịch sử Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines đã cho thấy, dân chủ ở Châu Á phát triển nhờ sự yểm trợ và sự ổn định, mà sự hiện diện quân sự của Mỹ mang lại.

Kết thúc bài xã luận, tờ Washingon Post viết: “Chính quyền Obama và những chính quyền kế nhiệm phải dùng quan hệ chặt chẽ hơn với Hà Nội như là một phương tiện để đạt đến mục tiêu quan trọng hơn hết: quyền tự do lớn hơn (cho người Việt Nam), về mặt chính trị lẫn kinh tế. Trong năm qua, Việt Nam đã bớt đàn áp đối lập, trả tự do cho 50 trên tổng số 160 tù nhân lương tâm. Nhưng đó không phải là thay đổi căn bản của chế độ Hà Nội, mà chỉ là một nỗ lực nhằm đối phó với những người chỉ trích việc cho Việt Nam tham gia TPP. Nhưng dầu sao điều này cho thấy là Hà Nội cần chúng ta (có thể hơn là chúng ta cần họ). Cho nên Hoa Kỳ có một ảnh hưởng không nên ngần ngại sử dụng để giúp cho những người Việt Nam dũng cảm không đồng ý với quan điểm chính trị của nhà cầm quyền“.

Hoàn cầu Thời báo : « Việt Nam sẽ thiệt hại nhiều nhất »

Về phần báo chí Trung Quốc, tờ Hoàn cầu Thời báo, phó bản của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 08/07, đã có một bài nhận định về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mở đầu bài viết, Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo mang xu hướng dân tộc chủ nghĩa, cho rằng : "Báo chí phương Tây đã diễn giải quá đáng chuyến viếng thăm của ông ấy từ một viễn cảnh địa chính trị. Họ xem chuyến viếng thăm này như là một đòn ngoại giao phối hợp giữa Việt Nam với Mỹ chống lại Trung Quốc và là một chiến thắng mới của Mỹ trong việc đối phó với Trung Quốc về mặt chiến lược".

Theo Hoàn cầu Thời báo, "một số nhà quan sát Mỹ và một số trí thức muốn gộp cả Việt Nam vào phe của Mỹ chống Trung Quốc. Tuy nhiên, mục tiêu này không chỉ xa vời, mà còn sẽ không bao giờ với đến được".

Tờ báo này nhìn nhận rằng việc Hà Nội phát triển quan hệ với Washington là điều tự nhiên, vì dẫu sao Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Duy trì quan hệ tốt với Mỹ sẽ phục vụ cho lợi ích quốc gia của Việt Nam. Xu hướng này sẽ được củng cố trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Nhưng Hoàn cầu Thời báo nhắc lại : "Trong khi Việt Nam xem Trung Quốc như một mối đe dọa cho an ninh quốc gia của mình, thì Việt Nam cũng được hưởng lực kéo kinh tế từ Trung Quốc và cũng được sự sự hỗ trợ từ thế chế Cộng sản Trung Quốc".

Tờ báo này kết luận bài viết với lời cảnh cáo : "Các mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ một phần nhắm vào Trung Quốc, và như vậy sẽ kéo theo các đòn đánh trả của Trung Quốc. Điều này sẽ tạo ra áp lực lên ba phía, nhưng trong trường hợp đó, Việt Nam có thể là kẻ phải chịu thiệt hại nhiều nhất".
.
___
.
Đại sứ Mỹ 'sẽ thăm Little Saigon'
    BBC | 2015-07-09
Một số Dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ đang lên kế hoạch tổ chức một buổi gặp gỡ với cộng đồng và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius vào cuối tuần này.

Thông cáo của Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal gửi tới BBC cho hay buổi gặp gỡ và trao đổi này sẽ tập trung vào các chủ đề như đàm phán Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), tình hình nhân quyền, và phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.

"Đây cũng là dịp để Đại Sứ Ted Osius và các Dân Biểu Hoa Kỳ lắng nghe ý kiến cộng đồng về sự bang giao Mỹ-Việt nhân 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước," thông cáo báo chí từ Văn phòng Dân biểu Lowenthal viết.

Được biết buổi gặp gỡ cộng đồng với ông Đại Sứ sẽ được tổ chức từ 13:30 tới 15:30 ngày Chủ nhật 12/07/2015 tại một địa điểm cạnh Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, thành phố Westminster, California.

Thông cáo cho hay buổi gặp gỡ này do Dân Biểu Alan Lowenthal (CA-47), cùng tổ chức với các Dân Biểu Ed Royce (CA-39) là Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, Dân Biểu Loretta Sanchez (CA-48) là Chủ Tịch Nhóm Quốc Hội Hoa Kỳ về Việt Nam, và Dân Biểu Dana Rohrabacher (CA-48) và được sự bảo trợ của Đại Học Cộng Đồng Coastline.

Khác với một số đại sứ Mỹ tiền nhiệm, dường như Đại sứ Ted Oisus chưa có buổi tiếp xúc có qui mô với cộng đồng người Mỹ gốc Việt trước khi ông nhậm chức tại Hà Nội.

Little Saigon được xem là thủ đô của người Việt tị nạn với cả trăm ngàn người sống và làm việc tại đây kể từ khi kết thúc chiến tranh tại Việt Nam cách đây 40 năm.

Cuộc gặp của Đại sứ Ted Osius theo dự kiến với cộng đồng người Việt tại California diễn ra chưa đầy một tuần kể từ khi Tổng thống Obama tiếp đón Tổng bí thư Trọng tại Nhà Trắng.
'Đối thoại tích cực'
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, hiện định cư tại Little Saigon, đã gặp Tổng thống Obama gần đây nhân ngày báo chí thế giới.

Hoa Kỳ và Việt Nam vào tuần này đưa ra cái gọi là Tuyên bố Tầm nhìn chung Hoa Kỳ - Việt Nam.

Tuyên bố khẳng định hai nước "Tiếp tục theo đuổi một mối quan hệ sâu sắc, lâu bền và thực chất trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hiệp quốc, luật pháp quốc tế, và hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

“Hoa Kỳ khen ngợi tiến bộ về cải cách kinh tế của Việt Nam và khẳng định tiếp tục ủng hộ và can dự có tính xây dựng với Việt Nam, và Hoa Kỳ lưu ý mối quan tâm của Việt Nam đối với việc đạt được sự công nhận về nền kinh tế thị trường.

“Cả hai nước cam kết tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và ủng hộ duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và có tính xây dựng về nhân quyền để cải thiện hiểu biết lẫn nhau, và giảm bớt sự khác biệt.”

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 25/6 công bố Báo cáo thường niên tình hình nhân quyền các nước, trong đó có Việt Nam.

Phần về Việt Nam có đoạn nói: "Những vấn đề quyền con người nổi bật nhất trong nước vẫn là: sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua bầu cử tự do và công bằng; hạn chế quyền tự do dân sự của công dân; không bảo vệ đủ quyền pháp lý của công dân, gồm bảo vệ trước sự bắt bớ vô cớ.

"Những vi phạm quyền con người cụ thể bao gồm việc làm chết người tùy tiện và phi pháp; các vụ tấn công của công an và tra tấn; bắt giữ và tạm giam tùy tiện vì hoạt động chính trị; công an tiếp tục đối xử không tốt với nghi phạm khi bắt giữ và tạm giam; và từ chối quyền được xét xử nhanh chóng và công bằng. Hệ thống tòa án không minh bạch và thiếu độc lập, ảnh hưởng kinh tế và chính trị thường xuyên tác động kết quả xử án.

"Chính quyền hạn chế các quyền tự do ngôn luận, báo chí và trấn áp những người bất đồng quan điểm; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet, tự do tôn giáo; theo dõi các nhà hoạt động; và tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do đi lại."..
.
___
.
Đối mặt với Bắc Kinh, Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau
    Minh Anh-RFI  | 2015-07-09
Obama mở cửa Nhà Trắng đón Nguyễn Phú Trọng, sàn chứng khoán Thượng Hải chao đảo, đàm phán nợ công Hy Lạp là những chủ đề thời sự nóng trên các mặt báo Pháp sáng nay 09/07/2015.

« Lần đầu tiên », « tính biểu tượng mạnh » là nhận định chung của một số nhật báo Pháp như Le Monde, Libération hay L’Humanité về sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam được đón tiếp long trọng tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng. Một vinh dự thường chỉ dành riêng cho các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ.

« Obama mở rộng vòng tay đón lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam » là tựa bài phân tích của Arnaud Vaulerin, thông tín viên nhật báo thiên tả Libération tại Nhật Bản. Với tấm hình Obama cười vui vẻ bắt tay Nguyễn Phú Trọng, tác giả bình luận « Tấm ảnh nói rõ tầm quan trọng của chuyến công du này ». Bởi lẽ người mà ông Obama đón tiếp là một đại diện Việt Nam không do dân bầu lên, một quốc gia mà Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh chống lại trong gần 20 năm. Hoa Kỳ không trải thảm đỏ để đón ông Nguyễn Phú Trọng và cũng không dành cho ông hết mọi vinh dự của một chuyến công du cấp Nhà nước. Dù vậy, sự việc vẫn mang tính biểu tượng rất cao.

Đó là vì 40 năm sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, chuyến công du 4 ngày của ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy một giai đoạn quan trọng mới trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia, được khởi động từ năm 1995. Trước khi đến Hoa Kỳ, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã giải thích rằng : « Việt Nam và Hoa Kỳ, xưa kia là kẻ thù, nay đã trở thành bạn bè và tích cực tham gia vào một đối tác toàn diện từ năm 2013 ».

Tổng thống Mỹ Barack Obama đánh giá chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng làm « nổi bật một mối quan hệ mang tính xây dựng dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau" bất chấp một "lịch sử khó khăn" liên quan đến cuộc chiến (Le Monde). Rằng Việt Nam đã thực hiện nhiều « tiến bộ đáng kể » (Libération).

Nhân quyền xuống hàng thứ yếu

Tuy nhiên việc Obama quyết định tiếp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà Trắng gặp phải sự phản đối gay gắt từ giới đấu tranh nhân quyền. Dù rằng cả hai lãnh đạo đều cho biết có những bàn luận « thẳng thắn », nhưng các nhật báo Pháp đều có cùng nhận định là không trông đợi được gì nhiều trong cuộc gặp gỡ lần này.

Việt Nam từ nhiều năm nay vẫn luôn bị chỉ trích cản trở các quyền tự do cơ bản (quyền tập hợp, thành lập hội đoàn và biểu tình) và các quyền tự do tín ngưỡng cũng như việc thường xuyên lạm dụng vũ lực trong các trại giam. Các báo Pháp trích dẫn con số ước tính của do tổ chức Quan sát Nhân quyền Human Rights Watch cho biết hiện Việt Nam có khoảng 150 tù nhân chính trị (các nhà viết blog, luật sư, đại diện tôn giáo, các nhà đấu tranh xã hội và nghiệp đoàn). Do đó, theo ông John Sifton, giám đốc HRW phụ trách Châu Á, được Libération trích dẫn, Việt Nam tiến bộ quá ít, nên chưa « xứng đáng được thưởng bằng một cuộc gặp gỡ tại Phòng Bầu dục ».

Mối họa Trung Quốc là tâm điểm

Dù vậy đối với Washington, chuyến đi này rất quan trọng. Lời mời đến thăm Hoa Kỳ nhân dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ bang giao Việt – Mỹ, sự tiếp đón long trọng dành cho ông Nguyễn Phú Trọng còn cho thấy rõ sự manh nha cải thiện quan hệ với các cựu thù cộng sản của Hoa Kỳ, nhất là sau thông báo gần đây bình thường hóa quan hệ với Cuba.

Le Monde trích nhận định của ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Viện Đối ngoại và Nghiên cứu chiến lược của Việt Nam, cho rằng : « Chuyến đi này chứng tỏ là Hoa Kỳ công nhận và tôn trọng chọn lựa chính trị của Việt Nam và hệ thống mà đất nước đi theo ». Chuyến công du lịch sử đến Nhà Trắng cũng cho thấy "độ chín muồi trong quan hệ Mỹ - Việt", sau hai mươi năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai cựu thù.

Bên cạnh đó, Libération và Le Monde có cùng quan điểm cho rằng trọng tâm của chuyến công du Hoa Kỳ lần này của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam là mối đe dọa ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Nhật báo Le Monde cho rằng: "Cách thức Washington tiếp đón Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, chứng minh tầm mức quan trọng ngày càng lớn của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, vào thời điểm mà Trung Quốc ngày càng lớn mạnh trên phương diện kinh tế và chiến lược tại Châu Á - Thái Bình Dương".

Một quan điểm cũng được Libération đồng chia sẻ. Tờ báo viết : « Việc thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ với Hà Nội minh chứng một sự chuyển hướng chính sách đối ngoại của Washington về Châu Á kể từ năm 2009. Đối mặt với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc với những tham vọng bá quyền hàng hải nhằm tranh giành vai trò cảnh binh trong khu vực, chính quyền Obama có ý định tái khẳng định sự hiện diện của mình trên Biển Đông. Để làm được điều này, Hoa Kỳ cần phải xây dựng mối quan hệ hữu hảo chiến lược và những liên minh cần thiết ngay tại sân sau của Trung Quốc ».

Do đó, theo Libération, chuyến công du này xảy ra trúng thời điểm đối với Hà Nội. Việt Nam cho đến giờ vẫn luôn thi hành một chính sách đối ngoại cân bằng giữa các cường quốc (xưa kia là Nga – Trung, bây giờ Bắc Kinh – Washington). Và Việt Nam chưa bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào để thoát phần nào sự kềm chế của anh bạn láng giềng chuyên « lấy thịt đè người ».

Lịch sử « ngàn năm đô hộ giặc Tàu » vẫn để lại chấn thương trong sâu thẳm tâm thức người Việt. Và lịch sử giữa hai quốc gia anh em cộng sản này vẫn luôn là những cuộc xung đột. Dù không nêu đích danh Trung Quốc, trong buổi gặp gỡ Tổng thống Mỹ hôm thứ Ba vừa qua, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam công khai bày tỏ mối quan ngại liên quan đến những xung đột trên Biển Đông, nơi mà « luật quốc tế không được tôn trọng ».

Ngay tại khu vực này, nơi giao thoa của nhiều tuyến hàng hải quan trọng và quyền lợi kinh tế chiến lược của cả Châu Á, Trung Quốc không ngừng cải tạo các bãi đá ngầm trong khu vực quần đảo Trường Sa để xây dựng bức « Vạn Lý Trường Thành bằng cát ». Điển hình là Bắc Kinh sắp hoàn thành một phi đạo dài 3100m trên Đá Chữ Thập, theo như tiết lộ của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hoa Kỳ.

Việt Nam muốn độc lập chính sách ngoại giao

Đối mặt với các chiến dịch bê-tông hóa của Trung Quốc trong khu vực quần đảo tranh chấp, Việt Nam đã chọn xích lại gần với Hoa Kỳ hơn khi quyết định để ông Nguyễn Phú Trọng, nhà tư tưởng và lãnh đạo chủ chốt của Đảng, từng rất thân với Trung Quốc, đến thăm Washington. Hà Nội mong muốn tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, vốn dĩ cũng có tham vọng cập vào các cảng của Việt Nam.

Bình luận về chuyến đi này của ông Nguyễn Phú Trọng, chuyên gia Hoàng Anh Tuấn, được Le Monde trích dẫn cho rằng : Hà Nội muốn "chứng tỏ với Bắc Kinh là Việt Nam có ý định tiến hành một chính sách ngoại giao thật sự độc lập". Vị chuyên gia này cũng nhắc lại rằng « Ngược dòng lịch sử, chúng ta nhận thấy là ảnh hưởng của Trung Quốc lên Việt Nam không ngừng suy giảm kể từ giữa thế kỷ XIX, nghĩa là khi người Pháp đến Việt Nam ».

Một quan điểm cũng được ông Jonathan London, chuyên gia về Châu Á học, giáo sư trường đại học Hồng Kông đồng chia sẻ trên tờ Wall Street Journal, được Le Monde dẫn lại : « Việc lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, người đảm bảo cho ý thức hệ của đảng, đến thăm Hoa Kỳ cho thấy là Việt Nam đang tiến hành một chiến lược tái cân bằng ».

Hiệp ước Mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương : Lợi hay hại?

Một chủ đề quan trọng khác cũng nằm trong chương trình nghị sự giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama: đó là Hiệp ước trao đổi mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, một thỏa thuận trao đổi tự do giữa 12 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhưng không có Trung Quốc. Về phần này, nhật báo Le Monde trích dẫn lại nhiều nhận định trái ngược nhau của một số chuyên gia trong nước.

Theo quan điểm của chuyên gia phân tích Hoàng Anh Tuấn, "TPP rất quan trọng đối với Việt Nam, do đó cũng như là dạng mẫu cho mọi thỏa thuận thương mại khác. Hơn nữa, TPP không chỉ mang tính chất kinh tế mà còn cả vấn đề chiến lược".

Thế nhưng, không phải ai cũng có cùng quan điểm trên. Đối với ông Bùi Kiến Thành, người từng tham gia các cuộc đàm phán, TPP chưa hẳn là liều thuốc chữa bách bệnh. Theo ông, Việt Nam chẳng được lợi gì khi tham gia TPP, mà chỉ có thiệt. Do bởi nền kinh tế Việt Nam còn xa để mà có thể đối đầu với sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, đối với những người chủ trương cải cách trong chế độ, tham gia TPP cũng là một phương cách mở ra trào lưu tự do cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Đối với giáo sư Tương Lai, cựu viện trưởng Viện Xã hội học và cũng từng là chuyên gia nổi tiếng về chủ nghĩa Mác-xít, "TPP vẫn sẽ là một bước đi quan trọng cho phép Việt Nam tiếp tục tránh xa quỹ đạo Trung Quốc".

Sau Hy Lạp, rồi đến Trung Quốc ?

Thị trường chứng khoán Trung Quốc chao đảo trong ba tuần liên tiếp đã hâm nóng các mặt báo Pháp. Phụ san Kinh tế của Le Monde chạy tít lớn : « Hỗn loạn thị trường chứng khoán Thượng Hải ». Nhật báo Kinh tế Les Echos chạy tít lớn trên trang nhất : « Thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ làm cả Châu Á run rẩy ».

90 triệu người chơi chứng khoán tại Trung Quốc rơi vào cảnh bấn loạn. Trong vòng chưa đầy một tháng, thị trường chứng khoán Thượng Hải vừa mất đến hơn 30% giá trị. Hơn 3.000 tỷ đô-la vốn ảo tan thành mây khói. Les Echos bình luận : Mọi công thức đã tập hợp đủ để thổi phồng bong bóng đầu cơ. Giá cổ phiếu đã bị Bắc Kinh thổi phồng một các giả tạo. Chính quyền không chỉ sử dụng các đòn bẩy tiền tệ và tài chính, mà còn thao túng cả bộ máy tuyên truyền để thúc đẩy tối đa người dân Trung Quốc chơi chứng khoán.

Những người mới học chơi đã tăng lên gấp bội – lên đến 90 triệu người chơi, nhiều hơn cả số đảng viên của Đảng Cộng sản. Giờ ai cũng phải trả giá : Những doanh nghiệp nào đã có thể vay vốn bên ngoài khối ngân hàng ngày càng trở nên mập mờ hơn. Người dân trở nên giàu ảo, vào thời điểm giá bất động sản và sức mua chao đảo, quá vui sướng vì trò khuây khỏa vào lúc kinh tế trượt đà, cho đến lúc sụp đổ hoàn toàn.

Bắc Kinh đã tạo ra quả bong bóng chứng khoán, thì giờ phải xử lý lấy sự bùng nổ. Chính quyền đã cực kỳ tích cực hành động để tránh hỗn loạn (…) Bởi vì, nếu như thị trường chứng khoán tiếp tục trượt giá, chính tâm lý của người tiêu thụ cũng có thể bị ảnh hưởng. Hình ảnh của quyền lực tối cao mà chính quyền đã chăm chút kiến tạo cũng có thể bị sứt mẻ.

Les Echos đặt ra một loạt nghi vấn : « Làm thế nào chính quyền Trung Quốc có thể tiến hành các cải cách cần thiết, trong khi không thể nào xử lý được cuộc khủng hoảng chứng khoán ? Liệu Trung Quốc thật sự có khả năng nối kết các bước kế tiếp – tự do hóa dòng vốn, quốc tế hóa đồng nội tệ - để thay đổi mô hình kinh tế đất nước ? ». Đối với phụ trang kinh tế của Le Figaro, hiện chỉ có một câu trả lời duy nhất là : « Trung Quốc bất lực trước sự sụp đổ của thị trường chứng khoán ».

Trung Quốc giám sát mùa chay Ramadan tại Tân Cương

Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhật báo Công giáo La Croix có bài phóng sự cho biết tại khu tự trị Hồi giáo Tân Cương, chính quyền Trung Quốc cấm học sinh, sinh viên và công chức hành lễ. Tuy nhiên nhiều người vẫn hành lễ như họ muốn.

La Croix đề tựa nhận định « Mùa chay Ramadan dưới sự giám sát của chính quyền Tân Cương Trung Quốc ». Trong khu phố người Duy Ngô Nhĩ thành phố Y Ninh, tỉnh Tân Cương, phía Tây Bắc Trung Quốc, cuộc sống thật giản dị, thiếu thốn, với một mùa chay Ramadan thật tĩnh lặng. Qua tiếp xúc với người dân tại đây, La Croix nhận thấy có một hố sâu chia cách giữa cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ chiếm đa số tại đây với thiểu số người Hán. Người Duy Ngô Nhĩ chỉ trích người Hán không biết lấy một chút phép tắc xã giao tối thiểu của người dân tộc, chí ít cũng là một câu chào bằng tiếng thổ ngữ.

Một gia đình mà phóng viên La Croix có dịp tiếp xúc cho biết, bất chấp lệnh cấm của chính quyền, nhiều người dân Duy Ngô Nhĩ vẫn hành lễ mùa chay Ramadan. Trong suốt mùa chay Ramadan, chính quyền Tân Cương cấm các quan chức và nhân viên công chức đặt chân vào các thánh đường. Tuy nhiên, theo lời thuật của một giáo chủ, đôi khi ông cũng nhắm mắt làm ngơ. Bởi vì, theo ông « Tôn giáo quan trọng hơn cả chính trị ».

Về mặt chính thức, từ nhiều năm nay, chính quyền Tân Cương áp đặt nhiều lệnh cấm nghiêm ngặt đối với cộng đồng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Người dân tại đây phàn nàn chính sách trấn áp tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của Bắc Kinh.

Hy Lạp và Châu Âu sẽ ly dị ?

Đương nhiên hồ sơ Hy Lạp phải là chủ đề thời sự chính trên các báo Pháp. Lãnh đạo khu vực đồng euro đã siết chặt hơn nữa các đòi hỏi trước thượng đỉnh Châu Âu, dự kiến diễn ra vào ngày Chủ Nhật 12/07 này. Le Monde đưa tít lớn trên trang nhất : « Hy Lạp : trước giờ chia tay ». Libération thì có bài nhận định : « Tại Châu Âu, Tsipras chia rẽ cánh tả ». Le Figaro cho hay : « Hy Lạp : cánh hữu Pháp gây áp lực với Hollande ».

Như vậy là « Chỉ còn chưa tới 100 giờ nữa, số phận của Hy Lạp sẽ được định đọat », Le Figaro thông báo trên trang 4. Châu Âu đã ấn định tối hậu thư là vào Chủ Nhật này. Do đó, Athens hôm nay phải trình lịch trình cụ thể về ngân sách kinh tế và những cải cách xác thực. Từ năm tháng nay, các quốc gia thành viên đã nhiều lần đưa ra hạn chót nhưng vẫn không thành.

Vào cuối tuần này, sẽ không còn tờ giấy bạc nào trong các máy rút tiền tự động và ngân hàng cũng cũng sẽ không mở cửa cho đến ngày thứ Hai tới đây. Le Figaro cảnh báo, nếu như Ngân hàng Trung ương Châu Âu cúp hết mọi người trợ cấp, thì sẽ có ít nhất một trong bốn ngân hàng lớn của Hy Lạp sẽ tuyên bố phá sản. Phần tiếp theo có vẻ khó tránh được.
.
___
.

Đối nội, đối ngoại của Đảng CSVN và chuyến đi Mỹ của TBT Trọng https://www.youtube.com/watch?v=ddQiiAFxktE
BBC Tiếng Việt Streamed live on Jul 9, 2015

BBC và các khách mời thảo luận về hiệu quả cụ thể với đối nội, đối ngoại của Đảng CSVN với chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
.
___
.
Ông Nguyễn Phú Trọng: Không nên để nhân quyền cản trở quan hệ Việt-Mỹ http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2856026.html?z=0&zp=1       https://www.youtube.com/watch?v=5yUjr0Ae1sM     VOA | 2015-07-09
Người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố không nên để những bất đồng về nhân quyền cản trở các mối quan hệ đang ngày càng sâu đậm giữa hai nước cựu thù Việt-Mỹ.

Phát biểu qua lời thông dịch viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington hôm 8/7 một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm lịch sử, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi hai nước đẩy bang giao lên một tầm mới và tiếp tục đối thoại để thu hẹp các cách biệt về quan điểm trong vấn đề nhân quyền.

Ông Trọng nói 'Tôi hiểu hai nước còn nhiều khác biệt trong quan niệm về nhân quyền. Chúng ta cần tiếp tục các cuộc đối thoại thẳng thắn và xây dựng nhằm đạt điểm chung về nhân quyền và đạt được sự đánh giá công bằng đối với những thay đổi cơ bản và hệ thống về tình hình nhân quyền tại Việt Nam'.

Nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam khẳng định Việt Nam mong muốn phát huy và bảo vệ nhân quyền cho mọi công dân, kể cả người nghèo và các cư dân miền núi, nhưng quyền của mỗi cá nhân phải được đặt trong bối cảnh của cộng đồng xã hội.

Hoa Kỳ lâu nay là nước đi đầu trong việc thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền, trở ngại chính cho mối bang giao song phương trong suốt 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ năm 1995.

Trước khi ông Trọng đặt chân tới Hoa Kỳ, một nhóm 9 nhà lập pháp Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng đã yêu cầu Tổng thống Barack Obama kêu gọi lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm, đồng thời thúc giục nhà lãnh đạo Mỹ nói rõ với Hà Nội rằng muốn có quan hệ kinh tế và an ninh gần gũi hơn với Hoa Kỳ, tôn trọng nhân quyền là điều kiện tối quan trọng.

Theo đánh giá của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở tại New York, những liên hệ hợp tác thăng tiến giữa Việt Nam với Hoa Kỳ xem ra không đưa tới sự cải cách hay bất kỳ hành động nào từ phía Hà Nội trong việc cải thiện thành tích nhân quyền.

Human Rights Watch nói nếu không nâng cao hơn nữa mức quan ngại về nhân quyền Việt Nam, Hoa Kỳ đang gửi đi tín hiệu rằng ‘Chúng tôi muốn anh cải cách, nhưng cho dù anh không làm, chúng tôi vẫn tưởng thưởng cho anh.’

Phản hồi trước lời kêu gọi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói với VOA Việt ngữ:

"Hoa Kỳ không thể nhất trí với các luận điệu như thế. Chính quyền của Tổng thống Obama nên nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng không thể chấp nhận điều đó. Mối quan hệ Việt-Mỹ sâu đậm hơn là một gói thỏa thuận không chỉ có lợi ích thương mại và trao đổi quân sự mà thôi, mà nó bao gồm cả sự cải thiện về nhân quyền. Cho nên cả hành pháp lẫn lập pháp Mỹ cần mạnh mẽ bác bỏ thái độ phớt lờ vấn đề nhân quyền như thế."

Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tính tới cuối năm ngoái có 125 tù nhân chính trị đang bị Việt Nam giam cầm mặc dù, vẫn theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, số người bất đồng chính kiến bị Hà Nội truy tố có giảm đi trong thời gian gần đây.  

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài diễn văn tại CSIS hôm qua phủ nhận chuyện Việt Nam bỏ tù công dân vì quan điểm chính trị hay niềm tin tôn giáo. Ông nhắc lại lập luận lâu nay của Hà Nội rằng các cá nhân bị xử lý là những người vi phạm pháp luật.

Ông Phil Robertson gọi đây là ‘trò chơi chữ’ của giới lãnh đạo Hà Nội:

"Ai cũng hiểu rằng nhân quyền chỉ có một định nghĩa mà thôi, nó gắn kết với các chuẩn mực quốc tế có trong những Công ước mà Việt Nam đã phê chuẩn. Cần có những kết quả chứ không chỉ là những cuộc đối thoại, bởi lẽ Hà Nội đang cảm thấy là họ chỉ cần nói mà không cần làm mà cũng đạt được quyền lợi. Hoa Kỳ phải thay đổi nhận thức đó, phải cho họ thấy không thể tiến triển trong quan hệ Việt-Mỹ trừ phi có tiến triển về nhân quyền Việt Nam, chẳng hạn như phải cải cách các luật lệ vi phạm nhân quyền, phóng thích tù nhân lương tâm, chấm dứt sách nhiễu người bất đồng chính kiến."

Sau cuộc đón tiếp ông Trọng tại Phòng Bầu Dục hôm thứ ba, Tổng thống Obama cho biết đôi bên đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề nhân quyền và quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.
 
Tuy nhiên, tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch tỏ ra không mấy hài lòng về các bước đi hiện nay của hành pháp Mỹ trong vấn đề nhân quyền Việt Nam.

Ông Phil Robertson cho biết tổ chức của ông sẽ tiếp tục vận động Quốc hội Hoa Kỳ có biện pháp hữu hiệu hơn.

"Có sự nhất trí mạnh mẽ giữa các nhà lập pháp thuộc cả hai đảng ở Hạ viện và Thượng viện Mỹ rằng chính sách và hành động về nhân quyền của nhà nước Việt Nam có nhiều vấn đề. Nếu chính quyền của Tổng thống Obama không lắng nghe thì Quốc hội phải tìm cách thay đổi chính sách của bên hành pháp bằng quyền lực của mình."

Washington xem các mối quan hệ mật thiết hơn với Hà Nội là yếu tố quan trọng trong chính sách xoay trục về Châu Á của Tổng thống Obama để cân bằng quyền lực trước thái độ ‘giương oai diễu võ’ của Trung Quốc tại khu vực.  

Nhưng bang giao tiến triển tốt đẹp hay nồng ấm thế nào tùy vào thiện chí cải cách của chính phủ Hà Nội về mặt nhân quyền, điều kiện tiên quyết trong mối quan hệ Việt-Mỹ.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách nhân quyền-dân chủ-lao động, Tom Malinowski, đã khẳng định với VOA Việt ngữ như vậy trong một cuộc phỏng vấn gần đây và ông kỳ vọng hợp tác quân sự, chính trị, ngoại giao, thương mại Việt-Mỹ sẽ là nguồn lực giúp hiện thực hóa các cải cách nhân quyền tại Việt Nam.
.
___
.
Ông Nguyễn Phú Trọng : quan hệ quân sự Mỹ-Việt sẽ được thắt chặt
    Tú Anh-RFI  | 2015-07-09
Tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố Việt Nam sẽ mở rộng quan hệ với cộng đồng quốc tế trong những năm tới, thắt chặt hợp tác an ninh với Washington. Một sự thay đổi mà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng sẽ có lợi cho Hoa Kỳ và Việt Nam. Trung Quốc lộ vẻ không vui.

Hà Nội sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Washington vì lợi ích của đôi bên và vì Việt Nam có nhu cầu « rất lớn ». Trên đây là tuyên bố của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam ngày 08/07 tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Washington, Hoa Kỳ.

Theo AP, qua người thông dịch, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, và cũng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, giải thích với cử tọa Mỹ là Việt Nam có nhu cầu an ninh và quân sự « rất lớn ». Ông dự báo Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Mỹ trong lãnh vực quân sự.

Trước những chỉ trích Hà Nội đàn áp nhân quyền, giam cầm gần 100 nhà đối lập, ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng « nhân quyền là mục tiêu phát triển của Việt Nam ». Cũng qua thông dịch viên, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố « phát huy nhân quyền là mục đích chính của chính sách phát triển. Những người bị giam là vì họ vi phạm pháp luật ».

Tổng thống Barack Obama, sau khi tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, trấn an các tổ chức nhân quyền và cộng đồng người Việt Nam hải ngoại là ông và ông Nguyễn Phú Trọng đã bàn thảo « thẳng thắn một số vấn đề khác biệt » và « những căng thẳng sẽ được giải quyết bằng cung cách hiệu quả ».

Trong ngày hôm qua, ông Nguyễn Phú Trọng đến Quốc hội Mỹ để gặp Thượng Nghị sĩ John McCain. Cựu tù nhân Hỏa Lò giới thiệu với lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam một số bức ảnh lưu niệm, trong đó có bức hình chụp hồ Trúc Bạch ngày 26/10/1967 khi phi công John McCain, bị thương, máy bay rớt xuống hồ, vừa được đám đông kéo lên.

Tuy bị tra tấn, ngược đãi trong nhà tù, nhưng từ khi lao vào chính trường, John McCain luôn vận động để thắt chặt quan hệ với Hà Nội, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng tại Đông Nam Á.

Ông tuyến bố với AFP : « Không còn nghi ngờ gì nữa, chính thái độ của Trung Quốc đã thúc đẩy tiến trình hợp tác và cải tiến quan hệ Mỹ-Việt ».

Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng được mời thăm Hoa Kỳ đã gây bực tức cho chính quyền Trung Quốc. Hoàn Cầu Thời Báo, chuyên phản ánh quan điểm của phe diều hâu hù dọa Việt Nam sẽ « ăn đòn trả thù » nếu theo Mỹ chống Trung Quốc.

Giới quan sát còn chú ý đến một chương trình truyền hình tỉnh Vân Nam. Theo nguồn tin của đài VTC News Việt Nam, tướng Doãn Trác, chủ nhiệm Ủy ban Chuyên gia Hải quân Trung Quốc, người chủ trương « phải mạnh tay với ngư dân Việt Nam » bình luận : Mỹ lôi kéo Việt Nam về phía Mỹ để làm « cách mạng màu sắc » tại Việt Nam.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng: VN hết sức coi trọng vấn đề nhân quyền
    Cát Linh, phóng viên RFA | 2015-07-09
Chiều ngày thứ Tư, 8 tháng 7, với sự hợp tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Hoa Kỳ, tại CSIS, Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc nói chuyện và trả lời phỏng vấn về mối quan hệ giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Nội dung xoay quanh những vấn đề về an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng, sự biến đổi khí hậu, nhân quyền, hợp tác thương mại và đường lối lãnh đạo.

Tại buổi nói chuyện về quan hệ giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời kỳ đổi mới tại CSIS chiều ngày thứ Tư, 8 tháng 7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến những nội dung chính như sau: quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia kể từ khi bình thường hoá và những năm gần đây; chủ trương trong công tác đối ngoại; vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường và quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Nhắc về quá khứ

Ngay trong phần mở đầu của buổi nói chuyện, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng ông cảm thấy đáng tiếc khi có những cơ hội lịch sử bị bỏ lỡ. Và để có được cuộc gặp được cho là lịch sử này thì:

“Chúng ta đã trải qua 1 giai đoạn đầy thăng trầm và đau thương cho đến khi bình thường hoá quan hệ 1995.”

Khi nhắc lại quá khứ chiến tranh, ông Trọng lý giải về cuộc chiến của người dân Việt Nam là một cuộc chiến vì dân tộc, hoàn toàn không có sự hận thù với quốc gia từng được lịch sử VN gọi là đế quốc Mỹ. Đặc biệt, ông Trọng đã nhắc đến cả mục sư Martin Luther King là một người từng phản đối chiến tranh ở Việt Nam.

“Đối với nhân dân Việt Nam thì đó là cuộc kháng chiến để dành độc lập tự do cho dân tộc mình, giải phóng thống nhất đất nước mình. Không phải là cuộc chiến tranh nhằm chống lại hợp chủng quốc HK, càng không phải để chống nhân dân Hoa Kỳ. Ngay trong thời kỳ chiến tranh diễn ra, nhân dân Việt Nam vẫn giữ tình hữu nghị với nhân dân Hoa Kỳ, rất biết ơn nhiều người dân Hoa Kỳ đã đứng lên phản đối chiến tranh, bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam, trong đó mục sư Martin Luther King là 1 người tiêu biểu.”

Tuy có khẳng định rằng sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam và người dân Việt Nam chủ trương khép lại quá khứ, hướng đến tương lai, nhưng ông tổng bí thư cũng không quên nhắc lại những hậu quả đau thương mà dân tộc Việt Nam gánh chịu sau khi chiến tranh đi qua bằng cách đưa ra những con số cụ thể về hậu quả đó.

Ông cho biết rất nhiều người dân Việt Nam đang phải chống chọi với những hậu quả mà chiến tranh để lại. Ông kêu gọi hai quốc gia chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh:

“Để làm tốt chủ trương gác lại quá khứ, chúng ta nên chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh. Đây là vấn đề nhạy cảm tác động mạnh đến tâm tư tình cảm của nhân dân. Vì vậy, việc 2 bên phối hợp giải quyết tốt sẽ là góp phần quan trọng tăng cường quan hệ giữa hai nước.”

20 năm và hiện tại

Ngay sau đó, ông đề cập đến tình hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, được phát triển liên tục và sâu rộng trong suốt 20 năm qua.

“Từ chỗ cựu thù, rồi chúng ta bình thường hoá quan hệ, thiết lập quan hệ ngoại giao, rồi ký kết hiệp định thương mại song phương năm 2000, thiết lập đối tác quan hệ toàn diện va 2013 và bây giờ trên đà phát triển rất tốt.”

Những thành quả mà hai quốc gia có được trong 20 năm qua đó là:

“Hợp tác kinh tế có sự phát triển vượt bậc và Hoa Kỳ đến nay là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo đã có những bước tiến rất tích cực. Kim ngạch thương mại 2 chiều trong 20 năm qua đã tăng gấp 130 lần. Hợp tác quốc phòng an ninh cũng có những bước tiến quan trọng. Và đặc biệt tầm nhìn chung Việt Nam Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng vừa được ký kết tại Hà Nội 2015.”

Khẳng định lần nữa mối quan hệ giữa Việt Nam Hoa Kỳ, ông Trọng nói rằng sở dĩ có sự phát triển tích cực trong 20 năm qua là cả hai quốc gia đều thực hiện trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Một vấn đề thứ hai mà ông Trọng cho rằng cũng là vấn đề nhạy cảm giữa hai nước, đó là nhân quyền. ông nói:

“Vấn đề nhân quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là vấn đề nhạy cảm của hai nước. Tôi khẳng định rằng Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhân quyền, quyền con người. Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.”

Tổng bí thư đề nghị hai quốc gia cần có đối thoại xây dựng thẳng thắn để có được đánh giá khách quan hơn về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Đề cao sự hợp tác trên các vấn đề khu vực và quốc tế quan tâm, ông Trọng nêu ra 3 vấn đề chính: chống khủng bố, an ninh mạng và chống dịch bệnh.

Nhắc đến vấn đề biển Đông, ông Trọng đánh giá cao sự quan tâm can thiệp kịp thời của Hoa Kỳ.

“Chúng tôi đánh giá cao việc chính phủ Hoa Kỳ ngày càng quan tâm tình hình biển Đông, bày tỏ kịp thời và nhất quán quan điểm ủng hộ giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.”

“Chúng tôi bắt giữ người vì họ vi phạm pháp luật”

Trong khoảng 15 phút dành cho các câu hỏi chất vấn, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận được sự quan tâm của các học giả về đường lối, chủ trương sắp tới của đại hội Đảng, và đặc biệt là câu hỏi về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Với câu hỏi về chủ trương quan trọng nhất mà nhân sự của đại hội Đảng lần thứ 12 sẽ đề ra, ông Trọng cho biết:

“Riêng về lĩnh vực đường lối chủ trương thì sẽ tập trung vào tiếp tục phát triển kinh tế, xem kinh tế là trung tâm. Trong kinh tế thì tiếp tục thực hiện cương lĩnh kinh tế với nội dung phong phú toàn diện nhưng trọng điểm vẫn là tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng theo hướng tập trung phát triển 1 cách nhanh và đổi mới. Đồng thời hết sức chăm lo vấn đề xã hội, đời sống nhân dân, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, vùng nghèo, những đối tượng yếu thế.”

Ông Trọng cho biết kế hoạch sẽ tiếp tục hội nhập sâu hơn vào quốc tế. Tính đến nay thì Việt Nam đã tham gia vào hầu hết các tổ chức kinh tế thế giới và đường hướng này sẽ tiếp tục được duy trì.

Ông cũng khẳng định đường lối của Đảng CS Việt Nam trong câu trả lời của mình:

“Về chính trị, xã hội thì chúng tôi tiếp tục phải xây dựng cũng cố, chỉnh đốn, đổi mới Đảng, nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị của chúng tôi, trong đó có cải cách thể chế kinh tế để đổi mới các cơ chế chính sách, hoàn thiện luật pháp theo tư tưởng mới của hiến pháp 2013. Xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng nguồn nhân lực để thực hiện cho được nền kinh tế xã hội.”

Câu hỏi duy nhất về tình hình nhân quyền ở Việt Nam được đặt ra bởi một học giả là giám đốc của Mansfield Foudnation, một tổ chức giáo dục tư nhân Hoa kỳ, hỏi về vấn đề tự do ngôn luận và tự do nhân quyền trong thời gian qua ở Việt Nam.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đáp lại trên cơ sở luật pháp và khẳng định chưa bao giờ Việt Nam có nền dân chủ và nhân quyền như thời điểm hiện tại:

“Chúng xin nhắc lại lời tuyên ngôn độc lập của ngài Thomas Jefferson mà chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi nhắc lại bằng câu mở đầu của tuyên ngôn lập 1945 ‘sinh ra ai cũng có quyền bình đẳng với nhu cầu cuộc sống tự do hạnh phúc sung sướng. Việt Nam chúng tôi xem đây là mục tiêu rất cơ bản, chiến lược phấn đấu để bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của người dân. Cộng đồng Việt Nam chúng tôi có lẽ chưa bao giờ có được một đời sống dân chủ như bây giờ.”

Trả lời chi tiết câu hỏi của giám đốc tổ chức Mansfield Foundation về những trường hợp bắt và kết án tù đối với một số người ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, Tổng bí thư giải thích:

“Đất nước nào cũng phải quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi người dân phải tuân thủ theo pháp luật. Vừa qua có những trường hợp chúng tôi phải xử lý thậm chí bắt người là họ vi phạm pháp luật chứ không phải vì họ đi theo tôn giáo đi theo dân tộc hay có nói khác gì mà bị bắt đi. Ai vi phạm pháp luật thì chúng tôi xử lý theo pháp luật.”

Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của tổng bí thư Nguyển Phú Trọng sẽ kéo dài đến ngày 10 tháng 7.
.
___
.
TBT Trọng: 'VN trong không khí dân chủ'
    BBC | 2015-07-09
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người đang thăm chính thức Hoa Kỳ, vừa lên tiếng ca ngợi thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người.

Chiều thứ Tư 8/7, ông Trọng đã có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở Washington DC và sau đó trả lời một số câu hỏi của cử tọa.

Ông khẳng định người Việt Nam "chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay" tuy thừa nhận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn nhiều khác biệt về cách hiểu phạm trù nhân quyền.

Ngoài ra, ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi "không nên để các vấn đề nhân quyền cản trở quan hệ hai nước".

'Cơ hội bỏ lỡ'

Trong bài phát biểu trước cử tọa tại tổ chức nghiên cứu quan trọng, ông Nguyễn Phú Trọng nói nhiều về quan hệ song phương.

Ông nói: "Một trong những quốc gia đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị chính là Hoa Kỳ; Người đã gửi 14 lá thư cho lãnh đạo Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Truman, đề nghị thiết lập quan hệ "hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ."

"Tuy nhiên, thật đáng tiếc là có những cơ hội lịch sử đã bị bỏ lỡ và chúng ta đã phải trải qua một giai đoạn đầy thăng trầm và đau thương cho đến khi bình thường hóa quan hệ năm 1995."

Theo ông Nguyễn Phú Trọng, còn có nhiều cách hiều về cuộc chiến Việt Nam, nhưng đối với người Việt Nam, "đó là cuộc kháng chiến để giành độc lập, tự do cho dân tộc mình, giải phóng, thống nhất đất nước mình; không phải là cuộc chiến tranh nhằm chống lại Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, càng không phải để chống nhân dân Hoa Kỳ".

Lời mời người đứng đầu đảng cầm quyền ở Việt Nam tới Nhà Trắng của Tổng thống Barack Obama được nhìn nhận như thiện chí thúc đẩy quan hệ hai bên của phía Hoa Kỳ.

Ông Trọng nhân chuyến đi này kêu gọi phía Mỹ đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư với Việt Nam.

"Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, vẫn áp dụng nhiều rào cản thương mại đối với Việt Nam. Tôi hy vọng việc hoàn tất đàm phán TPP sắp tới sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại giữa hai nước..."

Một chủ đề được nhiều người quan tâm là phát triển dân chủ và nhân quyền. Khi trả lời câu hỏi về chủ đề này, ông tổng bí thư nói giữa hai bên còn nhiều khác biệt.

Ngược lại với chỉ trích của các tổ chức nhân quyền cũng như một số đại diện của chính giới Mỹ, ông Trọng nói: "Người dân Việt Nam chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay".

"Hiến pháp Việt Nam có chương riêng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, và đang dần được luật hóa."

Ông tái khẳng định điều mà lâu nay chính phủ Việt Nam vẫn dùng để giải thích cho các vụ bắt người: "Các vụ việc người bị bắt ở Việt Nam không phải do vấn đề dân tộc hay tôn giáo mà là họ vi phạm pháp luật".

Ông Nguyễn Phú Trọng khuyến cáo: "Cách hiểu của hai bên vẫn còn khác nhau, nên cách tốt nhất là theo tôi là tăng cường đối thoại. Nhưng chúng ta không nên để các vấn đề nhân quyền cản trở quan hệ hai nước".
.
___
.
Vị thế Đảng và chuyến đi của ông Trọng
    BBC | 2015-07-09
Vị thế 'uy tín' của Đảng Cộng sản Việt Nam 'gia tăng nhiều' nhờ chuyến thăm Hoa Kỳ đang diễn ra trong tháng 7/2015 của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, theo ý kiến khách mời của Tọa đàm Trực tuyến của BBC hôm 09/7/2015.

Trao đổi với Bàn tròn thứ Năm tuần này về chuyến thăm ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ (mời quý vị theo dõi trên YouTube ở đây), Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nói:

"Có một điều chắc chắn rằng sau chuyến đi này, uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam gia tăng rất là nhiều và nói chung nó sẽ tạo điều kiện có một sự ủng hộ tốt hơn của quần chúng với quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như với Đảng Cộng sản Việt Nam."

Trả lời câu hỏi liệu chuyến thăm của ông Trọng có tác động gì tới nhân sự của Đảng CSVN tại Đại hội lần thứ 12 dự kiến vào năm 2016 tới đây hay không, ông Cù Chí Lợi nói:

"Theo thể chế chính trị Việt Nam, ảnh hưởng đối với từng cá nhân là rất vừa phải, bởi vì thực ra là cơ chế thảo luận tập thể, tất cả các quyết định được thông qua một cách tập thể, cho nên những ảnh hưởng mang tính cá nhân cho một cá nhân nào đó, cho một nhiệm kỳ tới của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì tôi cho rằng chuyện đó không phải là một ảnh hưởng lớn lắm với cá nhân.

"Nhưng uy tín chung của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cộng đồng trong nước, ở nước ngoài cũng như ở Hoa Kỳ, tôi cho rằng cũng sẽ có ảnh hưởng tốt trong nhiệm kỳ tới."

Khi được hỏi, liệu chuyến thăm có ảnh hưởng hay không tới việc ai sẽ ngồi vào chiếc ghế Tổng Bí thư của đảng cộng sản nhiệm kỳ tới, nhà nghiên cứu từ Hà Nội nói:

"Có một điều có thể nói rằng là những người theo đường lối cải cách mở cửa, những người theo đường lối hội nhập hoặc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và phía Hoa Kỳ, thì có thể nó có ảnh hưởng với cá nhân đó, còn tôi không thể nói một con người cụ thể đó là ai, Tổng Bí thư là ai, tôi không nói trước được.

"Câu chuyện này có thể đến phút 89 vẫn chưa quyết định được, nhưng tôi tin chắc rằng nó có thể ảnh hưởng đến uy tín, cũng như vị thế của những người ủng hộ quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như ảnh hưởng đối với những người đứng ra trong quan hệ đối ngoại để mà thúc đẩy sự phát triển của trong nước," nhà nghiên cứu nói với Tọa đàm.

'Đối tác thân thiện nhất'

Từ Đại học Thành thị Hong Kong, PGS. TS. Jonathan London, cho rằng chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng đem lại 'thành công cho mỗi bên' và đặc biệt ông nói Mỹ hiện nay đang là 'đối tác thân thiện nhất của Việt Nam'.

Nhà nghiên cứu chính trị và bang giao Việt - Mỹ nói:

"Tôi nghĩ nói chung cuộc gặp gỡ này thành công cho mỗi bên, mà việc quan trọng là hai bên, tức là Việt Nam và Mỹ đã thấy rất rõ sự hợp tác giữa hai nước, giữa hai nhà nước, là hết sức cần thiết.

"Thậm chí nói là một việc rất nghịch lý có thể là Mỹ là đối tác thân thiện nhất của Việt Nam hiện nay.

"Và điều đó rất là thú vị về mặt lịch sử và cũng là về thực tế, bởi vì mỗi bên có những quyền lợi mà chia sẻ lẫn nhau và rõ ràng từ thương mại cho đến an ninh quốc phòng.

"Nói chung tôi nghĩ rằng đây là một quan hệ chiến lược dù vẫn gọi là một quan hệ hợp tác toàn diện.

"Nhưng rõ ràng quan hệ mới của Việt Nam và Mỹ là một quan hệ chiến lược qua nhiều mặt khác nhau và điều đó đã dẫn đến, đã được hai bên nhắc đến.

"Và tôi nghĩ đó là đặc điểm cơ bản nhất của quan hệ Mỹ và Việt Nam hiện nay," ông Jonathan London nói.

'Sắp xếp nhân sự mạnh lên'

Tiếp tục bình luận về liên hệ, ảnh hưởng của chuyến đi với Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 tới đây, từ Singapore, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nghiên cứu viên cao cấp khách mời của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, nói:

"Ảnh hưởng của nó với Đại hội Đảng sắp tới không có gì đặc biệt lắm đâu.

"Thế nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa là Tổng Bí thư, vừa là Trưởng Ban nhân sự có 7 người của Đại hội 12, cho nên những sắp xếp nhân sự với vai trò của ông..., nó sẽ mạnh lên theo hướng đã được thống nhất ở trong Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị theo nghĩa đó.

"Tức là họ đã thống nhất về nguyên tắc để lựa chọn những ứng cử viên, các cơ cấu và các cách thức tiến hành lựa chọn, từ nay cho đến trước đại hội.

"Đấy là cái mà chúng ta thấy khá là rõ trong nội dung của Hội nghị Trung ương 11 vừa rồi và các hoạt động nối tiếp theo đó trong vòng mấy chục ngày vừa qua. Nó rất là công khai."

Khi được hỏi liệu sự kiện chuyến đi có tác động, ảnh hưởng gì không về mặt đường lối, chính sách của Đại hội đảng lần thứ 12 tới đây của Đảng CSVN, nhà nghiên cứu độc lập nói:

"Tôi biết rằng nó sẽ không tác động gì nhiều cả vì việc chuẩn bị để cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm và làm việc ở Mỹ đã được chuẩn bị từ lâu.

"Và việc thống nhất về mặt chính sách và đường lối nó không có thay đổi khi cuộc thăm đấy xảy ra và sau cuộc thăm ấy," ông Hà Hoàng Hợp nói với Tọa đàm.

Khách mời

Các khách mời tham gia Chương trình Tọa đàm có:

- PGS. TS. Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

- TS. Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu độc lập và nghiên cứu viên khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore.

- Bà Phương Nguyễn, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Chiến lược & Quốc tế, Hoa Kỳ (CSIS), tham gia từ Washington DC.

- PGS. TS. Jonathan London, Giáo sư chính trị học, xã hội học, Đại học Thành thị Hong Kong.

- Bà Thảo Griffiths, Trưởng Đại diện Quỹ Cựu Chiến Binh Mỹ tại Việt Nam, tham gia từ Washington DC.

Mời quý vị theo dõi toàn bộ nội dung cuộc Tọa đàm tại đây.

Đối nội, đối ngoại của Đảng CSVN và chuyến đi Mỹ của TBT Trọng https://www.youtube.com/watch?v=ddQiiAFxktE
.
___
.
Việt-Mỹ: Cơ hội cho làn sóng dân chủ VN
    Trinity Hồng Thuận Gửi tới BBC từ California   | 2015-07-09
Mấy ngày vừa qua trên facebook thấy nhiều người cho rằng Hoa Kỳ có vẻ "ghẻ lạnh" Cộng sản Việt Nam (CSVN) qua chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng.

Nhiều thông tin đưa ra, từ việc ông Trọng được tiếp đón thế nào, có được vào Tòa Bạch Ốc hay không, được gặp gỡ những ai, được Hoa Kỳ gọi bằng danh xưng gì… .

Đối với tôi, việc quan trọng hơn những tiểu tiết này chính là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có những tiến triển gì qua chuyến viếng thăm kỳ này của ông Trọng.

Riêng cá nhân tôi vẫn mong muốn nhìn thấy sự thân thiết hơn của Hoa Kỳ đối với đất nước Việt Nam.

Trong công cuộc đấu tranh này, tôi vẫn luôn quan niệm là người Việt Nam phải lấy sức mình làm chính.

Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế hiện nay, đặc biệt trong quan hệ Việt - Mỹ, cho chúng ta những thuận lợi và cơ hội mà nếu nắm bắt được, có thể giúp cho phong trào ngày càng mạnh hơn.

Sáng hôm 07/07, ông Obama hứa là sẽ thăm Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Có lẽ vì quá mất niềm tin vào CSVN nên chúng ta đôi lúc cảm thấy có chút "bực mình" khi nhìn thấy thái độ thân thiện của Hoa Kỳ.

Nhưng nhìn xa hơn thì việc Hoa Kỳ càng gần Việt Nam chỉ có thể là một điều tốt cho phong trào đấu tranh.

Trước hết về mặt ngắn hạn thì từ đây đến khi Obama đến Việt Nam, CSVN sẽ phải chứng tỏ hình ảnh tốt nhất của họ, mở ra cơ hội cho phong trào tiến thêm những bước chiến lược cần thiết.

Obama đến Việt Nam cũng sẽ tạo cơ hội cho các nhóm đấu tranh, xã hội dân sự trực tiếp tiếp xúc và vận động chính quyền Hoa Kỳ trong việc đặt ưu tiên vấn đề nhân quyền.

Xa hơn nữa, việc Hoa Kỳ càng gần Việt Nam sẽ giúp Việt Nam xa rời mối quan hệ bất bình đẳng với Trung Quốc, một mối quan hệ sẽ đưa đất nước Việt Nam đến sự lạc hậu và bị thế giới xa lánh.

Một điểm thuận lợi trong quan hệ Việt - Mỹ là đối với chính sách Hoa Kỳ chúng ta có sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khối công dân Mỹ gốc Việt sinh sống tại đây, trong khi công dân gốc Việt sống ở Trung Quốc thì không thể gây được ảnh hưởng như vậy.

Chính phủ Hoa Kỳ thường xuyên có những buổi tiếp xúc với các nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt để trao đổi về quan hệ hai nước, và tiếng nói cử tri Việt sẽ góp phần đẩy mạnh nguyện vọng về nhân quyền trong chính sách Hoa Kỳ.

Điển hình là vào cuối tuần này, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Ted Osius sẽ đến thăm Little Saigon, thủ đô của người Việt hải ngoại, và có buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt tại đây để lắng nghe ý kiến cộng đồng về sự bang giao Việt - Mỹ nhân 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước.

Buổi gặp gỡ sẽ chú tâm vào các vấn đề như đàm phán Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), tình hình nhân quyền, và phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.

Tôi cũng như các bạn, bực bội khi không nhìn thấy sự cứng rắn của chính phủ Obama trong cuộc đối thoại với Hà Nội, đặc biệt trên vấn đề nhân quyền.

Điều đó nhắc tôi và những người Việt hải ngoại càng phải làm mạnh hơn và tốt hơn trách nhiệm của mình trong việc ảnh hưởng tới chính sách Hoa Kỳ. Bởi vì tôi tin với một quan hệ Việt - Mỹ càng gắn bó, con đường dân chủ hóa đất nước sẽ càng mở rộng ra.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nhà hoạt động nhân quyền trẻ tại California, Hoa Kỳ. Tác giả là thành viên của Đảng Việt Tân và và thường xuyên làm việc với chính giới Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế để vận động cho nhân quyền tại Việt Nam..
___
.
VN nên học tập Thomas Jefferson
    Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung Gửi cho BBC từ Sài Gòn  | 2015-07-09
Những ngày này, truyền thông hoàn toàn tập trung vào một sự kiện hy hữu, đó là việc lần đầu tiên Tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người không hề có một chức danh nhà nước nào, được chính phủ Hoa Kỳ tiếp đón.

Chiều 6/7 tại Washington, nghĩa là sáng 7/7 theo giờ Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm Nhà tưởng niệm Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson.

Cần nhắc lại sơ qua sự nghiệp của con người vĩ đại Jefferson, ông là một trong những người cha sáng lập ra nước Mỹ, là vị Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ, là tác giả chính của Tuyên ngôn độc lập lừng danh đã ảnh hưởng đến cả nhân loại, trong đó có cả Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 của Việt Nam.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi họp báo với Tổng thống Obama cũng công nhận “Hoa Kỳ là một đất nước tươi đẹp”. Như vậy, hẳn ông cũng có ý muốn học hỏi từ Thomas Jefferson cách thức xây dựng nước Mỹ trở thành một siêu cường số 1 thế giới và là một quốc gia tươi đẹp, đáng sống, điểm đến định cư, học tập mơ ước của các công dân từ nghèo đến giàu ở mọi quốc gia, trong đó có cả các nước cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam.

Bình đẳng

Hãy bắt đầu từ những câu văn bất hủ của Jefferson trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích lại trong Tuyên ngôn độc lập 1945: “Người ta sinh ra có quyền bình đẳng; Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền đó, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Quyền “bình đẳng” này cũng đã được cụ thể ở điều 16 hiến pháp Việt Nam 2013: “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

Thế nhưng, với tuyên bố “không chấp nhận đa nguyên đa đảng” bấy lâu nay của các lãnh đạo cộng sản, đạo lý “bình đẳng” hiển nhiên này đã bị chà đạp. Lãnh đạo đảng cộng sản đã tự đặt mình lên trên tất cả, kể cả đứng trên Hiến pháp để dập tắt, đàn áp những người có chính kiến khác, niềm tin tâm linh khác, thuộc các chính đảng khác.

Chính Jefferson đã khẳng định: “Sự đa dạng ý kiến [đa nguyên] dẫn đến những câu hỏi. Những câu hỏi dẫn đến Chân lý.” Các lãnh đạo đảng cộng sản không chấp nhận đa nguyên là đang từ chối Chân lý.

Nhân dân làm chủ

Trong thư gửi John Cartwright năm 1824, Jefferson đã khẳng định “…tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, rằng họ có thể tự mình thực hiện quyền lực đó trong tất cả các trường hợp mà họ tin rằng họ có đủ năng lực (chẳng hạn như trong việc bầu ra các viên chức hành pháp và lập pháp, và quyết định bởi một bồi thẩm đoàn của chính họ trong tất cả các trường hợp tố tụng liên quan đến bất kì việc gì), hoặc họ có thể hành động thông qua các đại diện, được lựa chọn một cách tự do và công bằng;… và rằng họ có quyền tự do cá nhân, tự do tín ngưỡng, tự do sở hữu tài sản, và tự do báo chí”.

Bằng việc tự cho mình đương nhiên có quyền lãnh đạo quốc gia, bằng việc tự bổ nhiệm các viên chức hành pháp, lập pháp, và tư pháp qua “cơ cấu”, “quy hoạch” cán bộ, các lãnh đạo đảng cộng sản đã tiếm quyền làm chủ được bầu cử, ứng cử của dân, đưa người dân trở lại thân phận nô lệ, bội ước với những điều đã cam kết với dân trong Tuyên ngôn độc lập 1945.

Hãy nhìn vào quyền sở hữu tài sản để thấy Jefferson sáng suốt như thế nào. Ở Việt Nam, người dân có thể bị tước đoạt đất đai, nhà cửa, thành quả lao động mồ hôi nước mắt của mình bất cứ lúc nào bởi các “đại gia”, quan chức có tiền và thế lực. Tầng lớp dân oan bị cướp đất liên tục đông lên và biểu tình trên cả nước đang dẫn đến bất ổn chính trị sâu sắc.

Jefferson đã nói về hiện tượng này như sau: “Nền dân chủ chấm dứt tồn tại khi bạn lấy [của cải] từ những người sẵn sàng làm việc để đưa cho những ai không làm việc.”

Lấy thêm ví dụ về quyền tự do báo chí, Jefferson cho rằng: “Chỉ có sai lầm mới cần đến sự bảo trợ của chính quyền. Chân lý tự nó có thể đứng một mình.” Thế thì việc chủ nghĩa Mác Lênin cần đến một hệ thống báo chí của đảng cộng sản, nhà nước để “bảo trợ”, ngăn cấm báo chí tư nhân, đàn áp các tiếng nói khác biệt có phải tự bản thân nó đã cho thấy chủ nghĩa Mác là một sai lầm hay không? Và cũng cho thấy người dân Việt Nam không hề có quyền tự do báo chí hay không?

Rõ ràng rằng quyền làm chủ đất nước của dân còn chưa có thì những quyền khác chỉ là ảo tưởng.

Pháp luật chuẩn mực

Từ nhận xét các lãnh đạo đảng cộng sản đang đứng trên hiến pháp ở trên, bản thân chức danh Tổng bí thư cũng không hề được quy định trong hiến pháp, ta thấy rằng luật pháp chuẩn mực không tồn tại ở Việt Nam, mà luật pháp đã bị biến thành công cụ của giai cấp thống trị để áp bức cả dân tộc. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác về luật pháp.

Thế nhưng Jefferson nghĩ khác hẳn: “Luật trở thành luật pháp bởi vì đó là ý chí của quốc gia”, cụ thể hơn là luật phải do một quốc hội dân cử soạn thảo chứ không phải do quốc hội thao túng bởi một đảng.

Jefferson cũng cho rằng: “Nguy hiểm lớn nhất cho nền tự do của Hoa Kỳ là một chính phủ xem thường hiến pháp.” Và Việt Nam trở thành một ví dụ tuyệt vời cho nhận định này, vì hiến pháp chỉ quan trọng thứ hai sau cương lĩnh của đảng cộng sản như tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì quyền tự do của công dân bị xâm phạm là điều tất yếu.

Ông cũng lý luận: “Tự do đúng đắn là những hành động không bị cản trở theo như ý chí của chúng ta nằm trong giới hạn đặt ra bởi quyền bình đẳng của những người khác. Tôi không thêm vào “trong giới hạn của luật pháp” bởi vì luật thường chỉ là ý chí của bạo chúa, và luôn là như vậy khi nó xâm phạm các quyền của cá nhân.”

Các quyền tự do của người dân Việt Nam được công nhận trong Hiến pháp đều bị thòng thêm câu “do pháp luật quy định”, pháp luật này lại được làm ra bởi quốc hội độc đảng toàn trị, điều đó có phải dẫn đến việc xâm phạm các quyền của người dân hay không? Jefferson đã sớm có câu trả lời.

Bí quyết hóa rồng

Sau một vài khảo sát nhanh tư tưởng của Jefferson, ta có thể thấy bí quyết để nước Mỹ trở thành một siêu cường không có gì là bí hiểm. Đó là hãy đảm bảo tám chữ vàng “Nhân dân làm chủ, Pháp luật chuẩn mực” và để đạo lý “bình đẳng” thấm đẫm tám chữ này.

Không thể có chuyện “Nhân dân làm chủ” mà pháp luật không chuẩn mực, và ngược lại, không thể có chuyện “Pháp luật chuẩn mực” mà nhân dân bị tước quyền làm chủ. Đó là hai mặt của một đồng xu.

“Nhân dân làm chủ” chính là cái nền của nước Mỹ, và “pháp luật chuẩn mực” chính là cái khung của xã hội Mỹ. Từ cái nền và cái khung vững chắc do Jefferson đặt ra đấy, nhân dân Mỹ đã xây dựng quốc gia của họ trở thành một tòa nhà vĩ đại và lộng lẫy hào quang, cũng như tượng Nữ thần tự do giương cao ngọn đuốc ở New York.

Có được cái nền “nhân dân làm chủ” và cái khung “pháp luật chuẩn mực” vững chắc đấy, ai làm tổng thống hay đảng nào chiếm đa số trong quốc hội đã không còn quá quan trọng, quốc gia cứ thế vận hành, mọi người cùng nhau xây dựng đất nước tiến lên phía trước.

Trời còn để có hôm nay

Biết đâu sau chuyến đi này, trở về nước Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ hoan hỉ kêu lên như cụ Hồ năm xưa: “Eureka, tìm ra con đường cứu nước rồi.”

Về thiên thời, như phó tổng thống Joe Biden đã lẩy Kiều, các cường quốc dân chủ sẵn sàng chìa tay ra với đảng cộng sản Việt Nam. “Sương đầu ngõ” đã tan, “mây giữa trời” đã được “vén”.

Về địa lợi, Trung Cộng gây xáo trộn ở biển Đông, chiếm biển đảo của Việt Nam, xâm phạm đến an toàn hàng hải vốn là lợi ích của nước Mỹ, Nhật, Hàn… Việt - Mỹ có cùng lợi ích địa chính trị.

Về nhân hòa, theo khảo sát mới đây của Viện khoa học xã hội, gần 90% người Việt được hỏi có cái nhìn lạc quan về Mỹ. Nghĩa là lòng dân đa số đều hướng về Mỹ.

Để tận dụng được thiên thời - địa lợi - nhân hòa, tôi nghĩ lời khuyên này của Jefferson rất phù hợp cho các lãnh đạo của đảng cộng sản: “Chính trực là chương đầu tiên của quyển sách khôn ngoan”.

Nghĩa là đã có Hiến pháp thì phải làm cho thực chất chứ đừng vặn vẹo nó theo ý đồ của đảng cộng sản. Trong Hiến pháp có gì thì cứ thực chất mà làm: Nhân dân làm chủ thì phải để cho dân chọn đại biểu quốc hội chứ không thể do đảng cộng sản chọn được. Chỉ từ xuất phát điểm đó, dân sẽ bầu ra một Quốc hội lập hiến soạn thảo hiến pháp mới theo ý dân.

Chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng muốn đi cùng với Hoa Kỳ nhưng Tổng thống Truman đã bỏ lỡ cơ hội đó, nhưng nay Tổng thống Obama đã chìa tay ra. Vậy thì các lãnh đạo đảng cộng sản hãy làm tiếp điều dang dở đó: học tập Hoa Kỳ, bắt tay với Hoa Kỳ để trở thành cường quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc. Từ đó Việt Nam mới đủ sức bảo vệ quốc gia trước hiểm họa xâm lược từ Trung Cộng.

“Trải qua một cuộc bể dâu” từ năm 1945 đến nay, liệu các lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam có còn muốn lặp lại “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” hay không?

Hãy làm theo tư tưởng… Jefferson

Nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố “vượt qua khác biệt” để bắt tay với cựu thù Mỹ, tổ chức đối thoại nhân quyền hằng năm với Mỹ thì càng cần thiết và cấp bách hơn nữa là tổ chức đối thoại với các nhân sĩ, trí thức độc lập, những người dân chủ ở trong nước.

Dù có chính kiến khác biệt nhưng lãnh đạo đảng cộng sản và những người dân chủ đều là người Việt Nam máu đỏ da vàng. Tại sao lại không thể trở thành bạn của nhau được như đảng cộng sản đối với chính phủ Mỹ? Vì như Jefferson đã nói: “Tôi không bao giờ cho rằng sự khác biệt ý kiến trong chính trị, tôn giáo, triết học, là lý do để không còn là bạn bè.”

Với mọi người dân Việt Nam, tôi lại nghĩ lời khuyên này của Jefferson là phù hợp. Đó là “Nếu bạn muốn điều gì mà bạn chưa bao giờ có, bạn phải dám làm những điều bạn chưa bao giờ làm.”

Nếu chúng ta muốn nhân dân làm chủ qua nhà nước cộng hòa chính danh, nếu chúng ta muốn tạo dựng một xã hội công bằng qua luật pháp chuẩn mực, nếu chúng ta tin vào đạo lý bình đẳng giữa người với người, chúng ta cần sẵn sàng vượt thắng sợ hãi để cùng nhau lên tiếng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, của dân tộc mình.

Hoạt động cho những giá trị phổ quát về quyền con người, cụ thể thông qua pháp luật chuẩn mực là những hoạt động cho nền tảng chính trị của quốc gia, không phải cạnh tranh chính trị, không phải đối lập với ai, mà giúp tạo lập cho Việt Nam đích thực là nhà nước cộng hòa, nhân dân làm chủ, và ai cũng có nghĩa vụ tham gia làm hậu thuẫn.

Bởi vì “Tất cả những gì mà nền chuyên chính cần để thắng thế là sự im lặng của những người có lương tâm tốt” (Thomas Jefferson).
.
___
.
.
___
.
Chuyến đi Mỹ của ông Trọng và trục quan hệ Việt-Mỹ-Trung http://www.voatiengviet.com/content/chuyen-di-my-cua-ong-trong-va-truc-quan-he-viet-my-trung/2852429.html
    Trà Mi-VOA | 2015-07-08
Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam tuần này thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ giữa bối cảnh quan hệ giữa hai nước cựu thù đang thăng tiến trước mối đe dọa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.  

Họp báo sau cuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc trưa 7/7, Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết trọng tâm thảo luận ngoài việc bàn về việc nâng cao mối quan hệ và tăng cường hợp tác  giữa hai nước,  đôi bên cũng bàn về việc duy trì an ninh Biển Đông.

Việt Nam có thể kỳ vọng gì từ chuyến đi của ông Trọng? Liệu sự kiện bước ngoặt này có thể thu hẹp những bất đồng và tăng cường lòng tin giữa hai nước Việt-Mỹ? Trục quan hệ Việt-Mỹ-Trung sẽ như thế nào sau chuyến công du?

Mời quý vị theo dõi cuộc hội luận giữa Trà Mi VOA Việt ngữ với 3 nhà quan sát và phân tích chính trị được nhiều người biết là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng từ Việt Nam, và luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada.

TS Nguyễn Quang A: Tôi không hy vọng quá nhiều vào chuyến đi này, nhưng dẫu sao chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng cũng làm cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiến lên một bước mới.

TS Dũng: Chắc chắn chuyến đi này nhằm dựa vào người Mỹ để trở thành một đối trọng ít nhất về mặt quân sự đối với người Trung Quốc. Tôi kỳ vọng chuyến đi của ông Trọng kỳ này có thể tạo ra một độ mở khoảng 20% về một thỏa ước liên minh quân sự, một độ bền tương đối về vấn đề TPP, và kéo theo một kết quả không đến nỗi quá tệ về nhân quyền Việt Nam. Riêng về nhân quyền, tôi cho rằng độ mở chỉ khoảng 10% mà thôi.

LS Khanh: Chúng ta nên xét bối cảnh chuyến đi, ai mời, mời trong điều kiện nào. Chúng ta biết gần 2 năm nay, Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ mời phía đảng cộng sản Việt Nam sang Mỹ. Tới giờ phút chót, chính phủ Việt Nam vẫn nói chính phủ Mỹ mời ông Trọng, nhưng tất cả các văn kiện từ phía Mỹ chỉ nói đây là chuyến thăm của ông Trọng tới Hoa Kỳ mà thôi. Cách Hoa Kỳ tiếp đón ông Trọng cũng như cách tiếp đón ông Trương Tấn Sang năm 2013 cho thấy mối quan hệ Việt-Mỹ vẫn chưa đạt được mức mà hai bên mong muốn. Thông điệp mà Mỹ muốn nói với thế giới là Việt Nam và Hoa Kỳ đã đi từ thù đến bạn và mối quan hệ này sẽ là nền tảng cho chiến lược tái cân cân bằng của Mỹ ở Châu Á.

VOA: Ngoài chuyến đi của ông Trọng, Mỹ còn để Việt Nam vào nhóm thương lượng TPP và nới lỏng một phần cấm vận võ khí giữa tình hình Biển Đông. Các động thái này chứng tỏ Hoa Kỳ đã sẵn sàng tiến sâu trong mối quan hệ với Việt Nam hay mới chỉ ở mức ‘ve vãn’ tùy tình hình Biển Đông và quyền lợi của Washington được mở rộng ra sao?

TS Nguyễn Quang A: Thời gian gần đây, quan hệ Việt-Mỹ đã trở nên nồng ấm một cách rất đặc biệt. Tôi nghĩ ở đây không phải là sự ve vãn mà là lợi ích của hai nước gặp nhau nên mối quan hệ này nồng ấm lên.

VOA: Cách đây 20 năm, hai nước xích lại gần nhau vì lợi ích kinh tế. Thời điểm này, đôi bên tiến tới nhau vì lợi ích an ninh và quân sự. Với những lợi ích thay đổi như thế, liệu có thể kỳ vọng bang giao song phương có thể tiến xa lên mức thắm thiết hơn?

TS Nguyễn Quang A: Mối quan hệ đối tác toàn diện theo cách gọi bây giờ, nếu dấn lên một bước nữa về an ninh và quân sự thì có thể nói sẽ có mối quan hệ ‘chiến lược’ tuy người ta không dùng từ đó. Và như thế khá là thắm thiết, không còn ở mức thăm dò.

VOA: Người ta vẫn còn tránh dùng từ ‘chiến lược’ vì giữa đôi bên còn nhiều bất đồng và thiếu tin tưởng lẫn nhau. Bản thân ông Trọng trước chuyến đi cho biết kỳ vọng sẽ thu hẹp được những bất đồng đó. Giữa lúc Mỹ còn e ngại với một quốc gia cộng sản  như Việt Nam và Hà Nội còn e ngại Washington ‘diễn biến hòa bình’, liệu việc ‘thu hẹp bất đồng’ có diễn ra sau chuyến đi này chăng?

TS Dũng: Thời điểm này quan trọng nhất là cân bằng lợi ích giữa Việt Nam với Hoa Kỳ ở Biển Đông: đảm bảo an ninh hàng hải cho Mỹ và bảo đảm chủ quyền  của Việt Nam trước mối xâm lăng, đe dọa thường xuyên và lộ liễu của Trung Quốc. Đó là ưu tiên hàng đầu trong nghị trình làm việc giữa ông Trọng và ông Obama. Tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã thốt lên rằng chủ quyền Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng, chứng tỏ Bộ Chính trị Việt Nam có lẽ đã có sự xoay chuyển về nhận thức đối với Trung Quốc để sau đó thỏa ước liên minh quân sự Việt-Mỹ được ký giữa hai Bộ Quốc phòng nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Ashton. Điều đó mở đường cho kết luận về cuộc gặp giữa Nguyễn Phú Trọng với Obama rằng giữa hai nước có một thỏa ước liên minh quân sự được cụ thể hóa. Tiếp theo mới nói tới chuyện TPP và một số cam kết nhân quyền của Việt Nam sẽ một phần nào được thực hiện, không loại trừ khả năng về công đoàn độc lập.

VOA: Theo luật sư Khanh, chuyến đi này đóng vai trò thế nào trong việc ‘củng cố lòng tin’ Việt-Mỹ?

LS Khanh: Tôi tin chắc ông Trọng sẽ mang về Hà Nội một thông điệp rất vui về TPP vì nếu Mỹ không muốn Việt Nam có mặt trong TPP thì ngay từ đầu đã không mời. Tới nay, gần như Việt Nam được đặc cách vào với một số điều kiện phải chấp nhận thay đổi. Mỹ muốn dùng TPP để chuyển đổi thể chế chính trị ở Việt Nam bằng các điều khoản liên quan tới quyền lập hội. Một vấn đề quan trọng nữa mà tôi nghĩ ông Trọng sẽ đạt được là hợp tác quốc phòng giữa Việt-Mỹ. Hoa Kỳ sẽ nới lỏng hơn nữa cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và có những hợp tác lớn với Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là sự tiếp cận của hải quân Mỹ ở Vịnh Cam Ranh. Nhân quyền là điều kiện tiên quyết trong mối quan hệ Việt-Mỹ, mọi sự tiến triển tốt đẹp hay nồng ấm thế nào tùy vào thái độ của chính phủ Việt Nam . Tôi kỳ vọng TPP và sự hợp tác quân sự, chính trị, ngoại giao Việt-Mỹ sẽ thúc đẩy được một lực lượng dân chủ ngày càng lớn mạnh tại Việt Nam.

VOA: Giữa những liên hệ kinh tế-quân sự lâu nay với Trung Quốc và các lợi ích về kinh tế và bảo đảm an ninh từ Hoa Kỳ, Việt Nam có thể cân bằng được hay không hoặc họ phải chọn một trong hai?

TS Nguyễn Quang A: Việt Nam sẽ không ngã theo một bên nào cả mà sẽ phải tự lực của mình là chính, tìm các lợi ích tương đồng với các bên. Việt Nam vẫn phải có một mối quan hệ tốt với Trung Quốc, khó có thể khác được.

VOA: Phải cân bằng, nhưng có cân bằng được hay không? Việt Nam với Mỹ không đủ gần để được Mỹ ‘bảo kê’ và với Trung Quốc thì không đủ xa để tránh sự khống chế của Bắc Kinh. Làm thế nào để cân bằng?

TS Nguyễn Quang A: Các mối quan hệ tay 3, 4, 5 có thể thành một cái mạng lại với nhau, kìm chế lẫn nhau và lúc đó Việt Nam có thể tạo được một không gian cho mình cân bằng trong một tổng thể. Như thế Việt Nam mới tồn tại được, chứ thiêng về bên nào sẽ rất khó. Tôi không lạc quan lắm và cũng không nghĩ chuyến đi của ông Trọng sẽ mang lại sự đột phá gì, nhưng tôi nghĩ quan hệ Việt-Mỹ chắc chắn được cải thiện qua chuyến đi này.

VOA: Trục quan hệ Việt-Mỹ-Trung có sự dịch chuyển nào đang trông thấy hay không và đang theo xu hướng nào?

TS Dũng: Có hai vấn đề: cân bằng và ngã theo ai. Theo tôi, khái niệm cân bằng là một khái niệm hết sức xa xỉ đối với giới chính khách Việt Nam. Đó chỉ là khái niệm thời thượng về mặt chính trị mà thôi. Việt Nam chưa đủ lực để có thể cân bằng với bất kỳ ai. Vì thế, trong mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam chỉ đóng vai trò một con tốt nhỏ nhoi, tội nghiệp trên bàn cờ chính trị thế giới. Cho nên, tôi muốn phủ nhận khái niệm cân bằng. Đã bắt đầu có xu thế dịch chuyển từ tháng 7/2013 khi ông Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Obama, tức là ngã dần về phía Hoa Kỳ và phương Tây vì mối đe dọa từ Trung Quốc hiển hiện mồn một. Đó là nỗi sợ đau đáu của Bộ Chính trị Hà Nội mà tới nay, họ đã quyết định phải tìm một bàn tay cứu vớt. Xu thế này có hai giai đoạn. Thứ nhất từ đây tới đại hội 12 khi ê-kíp của ông Trọng còn tại vị. Giai đoạn hai là những người nối tiếp. Cùng với mối nguy ngày càng tăng từ Trung Quốc, thế hệ chính trị sau ông Trọng sẽ phải tự biết quyết định làm gì.  

VOA: Sự ‘từ từ dịch chuyển’ về phía Mỹ đó có thể hiểu là Việt Nam đang cố gắng tiếp cận với Hoa Kỳ để mở rộng sự lựa chọn cho mình?

TS Dũng: Việt Nam luôn tuyên bố không liên minh với nước nào chống lại nước nào, tất nhiên đó chỉ là một khẩu ngữ mà thôi. Tôi cho rằng tới lúc nào đó, Việt Nam không có quyền lựa chọn nữa. Ngay thời điểm này Việt Nam cũng không có quyền lựa chọn nữa, khi mà Bộ Chính trị  đã phải quyết định mang 2 ủy viên trong Bộ Chính trị đi Mỹ. Mọi chuyện sắp tới có thể diễn tiến nhanh hơn, nhưng tùy thái độ-hành động của Trung Quốc và tương quan thế-lực giữa các lực lượng trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam.

VOA: Những bước tiến dần dần tới gần Hoa Kỳ có an toàn cho Việt Nam tại thời điểm này trước sức mạnh nguy hiểm của Trung Quốc? Trung Quốc đối với Mỹ cũng có vai trò rất quan trọng, nhất là về mặt thương mại, và cũng không có chuyện Mỹ sẽ can thiệp nếu xảy ra tình huống đối đầu Việt-Trung trên Biển Đông.

TS Dũng: Việc ông Trọng đi phương Tây phải chấp nhận mức độ rủi ro vì đây là một thách thức trực tiếp đối với Tập Cận Bình. Nếu chính khách Việt Nam quá lo sợ rủi ro thì không có gì bảo đảm cho dân tộc, đảng , và cá nhân họ.

VOA: Việt Nam với vị trí địa lý chiến lược quan trọng đã trở thành tâm điểm cạnh tranh giữa các cường quốc. Làm thế nào để tránh biến thành một quân cờ của các cường quốc, ý kiến luật sư Khanh ra sao?

LS Khanh: Việt Nam và Mỹ không phải ở mức chạm ngõ . Sự hiện diện của ông Trọng ở Tòa Bạch Ốc hôm nay coi như là sự kiện chính thức long trọng cho cuộc hôn nhân Việt-Mỹ. Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng. Chúng ta không thể chọn láng giềng, mà  cần phải sống chung với láng giềng. Nhưng bạn thì chúng ta có quyền chọn. Để cân bằng với Trung Quốc hay Hoa Kỳ được, Việt Nam chỉ có con đường đa phương hóa. Việt Nam phải liên kết với Nhật, Úc, Tân Tây Lan. Nếu có một cuộc chiến trong khu vực mà Nhật ủng hộ Việt Nam thì Mỹ không thể nào đứng một bên. Giữa hai nước Việt-Mỹ, tôi không nghĩ có thể có một liên minh trong tương lai gần. Vấn đề đó đòi hỏi những sự cải cách sâu rộng, mở rộng không gian chính trị và nhân quyền tại Việt Nam.

VOA: Là công dân Việt Nam, Tiến sĩ Dũng kỳ vọng nhìn thấy gì từ sách lược ngoại giao của Hà Nội trong mối quan hệ Việt-Mỹ-Trung?

TS Dũng: Tôi mong muốn Bộ Chính trị Hà Nội hiểu được là họ đang ở thế cực kỳ khó khăn rằng họ đang đứng giữa hai dòng nước. Như triết lý, không ai có thể đứng được giữa hai dòng nước. Chế độ chính trị Việt Nam sẽ phải lựa chọn một trong hai. Không thể bắt cá hai tay. Về kinh tế, Việt Nam mỗi năm xuất siêu sang Mỹ 24 tỷ đô la, nhập siêu từ Trung Quốc gần 30 tỷ đô la. Điều đó cho thấy đi theo mối quan hệ với Mỹ, Việt Nam có lợi. Trong mối quan hệ về mặt quân sự, rõ ràng có lợi hơn hẳn so với quan hệ với Trung Quốc. Như vậy thì Việt Nam nên chọn ai, đó chính là câu trả lời mà tôi muốn nêu ra.

VOA: Xin chân thành cảm ơn  Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng từ Việt Nam, và luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada về thời gian dành cho cuộc trao đổi này.
.
___
.

'Đừng nghe những gì Mỹ nói' http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/07/150708_ngo_ky_iv_california     BBC  | 2015-07-08
Đã có cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng trăm người Mỹ gốc Việt trước Tòa Bạch Ốc vào ngày 07/07 khi Tổng thống Obama tiếp Tổng bí thư Trọng.

Tuy nhiên một người từng nổi danh với các hoạt động được mô tả là "chống Cộng" lại không tham gia biểu tình lần này.

Từ California ông Ngô Kỷ nói rằng ông cảm kích những người Việt tị nạn đã bỏ công sức để đi biểu tình chống Cộng sản mặc dù ông có chủ trương khác.

“Tới tận Tòa Bạch Ốc để lên án về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam thì tôi nghĩ không cần thiết.

‘’Tòa Đại sứ Mỹ, lãnh sự Mỹ ở Việt Nam và Bộ Ngoại giao Mỹ họ biết hết rồi, nên nhiều khi nó thành dư thừa, thậm chí là vô ích.

''Hãy dồn nỗ lực để yểm trợ trong nước.’’

Khi được hỏi về thông điệp của mình muốn gửi tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Ngô Kỷ nói:

“Tôi muốn kêu gọi ông giải tán Đảng Cộng Sản để cho dân tộc tự quyết thì lúc đó đất nước mới giàu sang và có dân chủ.

“Đừng có tin tưởng gì Mỹ. Chính phủ Mỹ đã bỏ hàng trăm tỉ đôla và hàng chục ngàn mạng lính rồi cuối cùng cũng bỏ miền Nam Việt Nam, bỏ rơi chính phủ Việt Nam Cộng hòa thì họ thương tiếc gì các ông.

“Mỹ làm là vì quyền lợi thôi. Ngày nào họ còn thấy quyền lợi thì họ làm, mà họ thấy Cộng sản không còn cần thiết thì họ cũng dẹp các ông đi.

“Ông Thiệu nói đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn những gì Cộng sản làm. Tôi muốn nhắn nhủ ông đừng nghe những gì Mỹ nói, hãy nhìn kỹ những gì Mỹ làm.

“Đó là điều tôi muốn nhắn nhủ tới ông Nguyễn Phú Trọng nói riêng và Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung”, ông Ngô Kỷ nói.
.
___
.
 Hoa Kỳ, Việt Nam thông qua Tuyên bố về Tầm nhìn chung
    VOA | 2015-07-08
Hoa Kỳ và Việt Nam đã thông qua Tuyên bố về Tầm nhìn chung trong cuộc gặp lịch sử giữa Tổng Thống Mỹ và Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Chiều ngày 7/7, Tòa Bạch Ốc ra thông cáo về văn kiện này, ghi nhận những phát triển tích cực và có thực chất trên nhiều lĩnh vực hợp tác trong 20 năm qua, đơn cử một số thành quả trong đó có việc Hà Nội thông qua Sáng kiến An ninh chống Phổ biến vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt; Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương, việc ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng..

Hướng tới tương lai, hai nước khẳng định sẽ xây dựng hơn nữa Quan hệ Đối tác Toàn diện mà Tổng Thống Obama đã ký với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013, giữa lúc hai nước tái khẳng định sẽ tiếp tục thắt chặt và đào sâu mối quan hệ bền vững, có thực chất, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Hai bên cam kết thúc đẩy lợi ích chung và tăng cường hợp tác song phương và đa phương, vì lợi ích nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của khu vực Á Châu-Thái Bình Dương và thế giới.

Về vấn đề nhân quyền, Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đồng thời duy trì đối thoại nhằm thu hẹp những khác biệt quan điểm trong lĩnh vực này.

Những lĩnh vực hợp tác khác được đề cập tới gồm hợp tác giáo dục thông qua các tổ chức như Trường Đại học Fulbright Việt Nam, và các quan hệ đối tác với các đại học khác, cũng như sự giao lưu giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam.

Về các vấn đề khu vực và toàn cầu, 2 nước cam kết thúc đẩy hợp tác hướng tới phát triển bền vững, giải quyết các mối đe dọa an ninh, kể cả thiên tai, các hoạt động buôn bán động vật hoang dã, và các trận đại dịch. Về vấn đề Biển Đông. Việt Nam và Hoa Kỳ nhấn mạnh nhu cầu cần bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không, kiềm chế các hành động làm tăng căng thẳng, bảo đảm luật pháp quốc tế phải được tôn trọng, đồng thời phản đối các hành vi trấn áp, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Hai nước tái khẳng định các tranh chấp biển đảo phải được giải quyết một cách hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thừa nhận tầm quan trọng của việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và cùng lúc đẩy mạnh các nỗ lực nhằm đạt được một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Hãng tin Reuters hôm 8/7 tường thuật, chuyến đi Mỹ của ông Trọng diễn ra sau khi Hoa Kỳ tăng cường các nỗ lực ngoại giao, ve vãn Hà Nội trong năm qua, tiếp theo sau vụ bùng nổ cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc vào tháng Năm năm 2014.

Thừa nhận quan tâm của Việt Nam về cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, nhà lãnh đạo Mỹ nói cuộc tranh chấp tại Biển Đông cần được giải quyết bằng luật pháp quốc tế. Ông Obama nói “mục đích là để đảm bảo sự thịnh vượng và quyền tự do hàng hải, là yếu tố mà cho tới nay đã giúp đem lại bước tiến khổng lồ trong phát triển kinh tế, vẫn sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho khu vực trong nhiều thập niên tới”.
 
Theo White House Press Office, Reuters, AP.
.
___
.
Kinh tế thị trường và sứ mạng của Tổng Bí thư
    Nam Nguyên, phóng viên RFA } 2015-07-08
Bên lề chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phía Việt Nam mong muốn sớm được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường.

Gần 40 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong đó có Nhật Bản và Úc. Tuy nhiên cho đến nay các nước EU và Hoa Kỳ vẫn cho là Việt Nam chưa đáp ứng các điều kiện để được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Kinh tế quốc doanh không thể là kinh tế thị trường

Tháp tùng phái đoàn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ, ông Hoàng Bình Quân Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương có bài phổ biến trên Washington Post với lời kêu gọi Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Tiếng nói đối ngoại của Trung ương Đảng biện luận rằng, nền kinh tế Việt Nam cởi mở không kém một số quốc gia Âu Châu và đối với những lĩnh vực gọi là còn vấn đề, Việt Nam vẫn đang nỗ lực để có được những cải cách cần thiết.

TS Vũ Quang Việt, chuyên gia kinh tế từng nhiều năm làm việc cho  Liên Hiệp Quốc từ New York nhấn mạnh tới điểm cốt lõi mà theo ông đã khiến nền kinh tế Việt Nam không thể xem là kinh tế thị trường.

“ Việt Nam ngay cả trong Hiến pháp và các văn bản quyết định khác đều coi kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Nếu quốc doanh chủ đạo thì có nghĩa là nó được hưởng rất nhiều ưu tiên. Cái đó là một trong 5 lý do mà người ta không chấp nhận kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường. Với chế độ cộng sản và với nền kinh tế họ coi là quốc doanh chủ đạo thì như vậy họ sẽ làm lợi nhất cho những người ở trong Đảng và những người cầm quyền, đặc biệt việc sử dụng đất đai…họ sẽ tạo ra những cơ sở để cho đảng viên những người liện quan đến Đảng, liên quan đến chính quyền được hưởng lợi ích và giới tư nhân khó lòng mà cạnh tranh lại những người đang nắm quyền…  ”

Thông thường, 5 điều kiện để các quốc gia được công nhận là nền kinh tế thị trường bao gồm sự minh bạch trong môi trường đầu tư kinh doanh, tuân thủ pháp luật đề ra, tiền tệ ổn định, đối xử công bằng giữa các khu vực doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài và sau cùng là trong hoạt động kinh tế không có các khoản chi không chính thức.

Trả lời chúng tôi từ Hà Nội, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận xét về việc các nước EU và Hoa Kỳ vẫn còn chưa nhìn nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trên thực tế. Theo ông, tiêu chuẩn về kinh tế thị trường của các nước EU và Hoa Kỳ tuy có khác biệt nhưng có thể tóm tắt:

“Tinh thần chung nó liên quan đến hoạt động phản ánh qua giá cả thị trường như thị trường đất đai, thị trường lao động, các vấn đề tỷ giá. Ngoài ra còn có câu chuyện doanh nghiệp nhà nước…Nếu nhìn tổng thể tôi cho rằng tính chất thị trường của kinh tế Việt Nam ngày một rõ hơn, rõ nhất nó thể hiện qua việc hội nhập của Việt Nam gắn với các hiệp định thương mại tự do và sắp tới có thể là Hiệp đinh thương mại tự do Việt Nam – EU và TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Bởi vì bản chất những hiệp định này gắn với tự do hóa rất là kinh tế thị trường. Cho nên tôi nghĩ rằng nếu EU và Hoa Kỳ nhìn nhận kinh tế thị trường Việt Nam thì nó cũng phản ánh cái giá trị cải cách ở Việt Nam và đặc biệt như tôi nói là hội nhập. Thế còn gọi là bắt bẻ trong ngoặc kép 100% kinh tế thị trường hoàn hảo thì tất nhiên người ta cũng có điều này điều kia chưa thỏa mãn. Nhưng cũng phải nói luôn là những nền kinh tế gọi là thị trường thì cũng không phải là 100% thị trường tất cả.”

Được công nhận là nền kinh tế thị trường là điều kiện thuận lợi để các quốc gia phát triển kinh tế, tham gia các hiệp định thương mại tự do, gia tăng buôn bán và tránh bị xử ép khi có tranh chấp thương mại hay tranh tụng về chống bán phá giá.

Thể chế chính trị và kinh tế thị trường

Theo TS Vũ Quang Việt, sự kiện Việt Nam xác định theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không có nghĩa là Việt Nam không thể trở thành một nền kinh tế thị trường được quốc tế nhìn nhận. Điều quan trọng theo TS Việt, nền kinh tế Việt Nam cần được cải tổ đáp ứng các tiêu chuẩn chung về kinh tế thị trường. TS Vũ Quang Việt tiếp lời:

“Tôi nghĩ là câu chữ nó vô nghĩa, vì nước nào cũng vậy họ có chính sách đối với việc bảo vệ thành lập nghiệp đoàn, bảo vệ lương tối thiểu đối với tiền hưu trí ... cho đến trợ cấp xã hội, ngay những nước tư bản đều có vấn đề như vậy hết, nếu Việt Nam có làm như vậy cũng là chuyện bình thường. Nếu Việt Nam cấm nghiệp đoàn, đây là điểm tôi chưa rõ TPP có đòi hỏi là Việt Nam mở rộng cạnh tranh các nghiệp đoàn, người ta muốn vào nghiệp đoàn nào cũng được hay người ta chỉ được vào nghiệp đoàn của nhà nước. Vấn đề Việt Nam chỉ cho phép một loại nghiệp đoàn thôi thì cũng là hình thức không kinh tế thị trường.”

Nếu như Việt nam cải cách tích cực và nghiêm chỉnh để được phương tây công nhận là nền kinh tế thị trường thì có ảnh hưởng hay dẫn đến thay đổi thể chế chính trị và đây có phải là một mối quan ngại hay không. TS Võ Trí Thành giải đáp câu hỏi này:

“ Việc công nhận kinh tế thị trường Việt Nam nó không hoàn toàn, không nhắm tới việc phải thay đổi về chế độ chính trị. Nhưng điều này rất rõ, Việt Nam thẳng thắn nói rằng Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Ví dụ sự sửa đổi Hiến pháp, ví dụ cách thức đẩy mạnh vai trò và tiếng nói của Quốc hội Việt Nam…thì đấy cũng là quá trình cải cách chính trị của Việt Nam. Mặc dù có thể chế độ chính trị vẫn là ổn định và giữ tư cách gọi là chế độ một đảng.”

Theo TS Võ Trí Thành, kinh tế thị trường đem lại ý nghĩa rất là cụ thể nhưng cũng có ý nghĩa hình tượng tích cực. Thí dụ việc công nhận kinh tế thị trường Việt Nam có thể làm giảm thiệt hại trong những vụ kiện chống bán phá giá, bởi vì nếu là nền kinh tế phi thị trường thì người ta có thế áp đặt một nước thứ ba để lấy giá so sánh mà có thể không công bằng, việc này đã nhiều lần xảy ra. Ngoài ra nếu được công nhận là nền kinh tế thị trường thì cũng là điều thuận lợi cho Việt Nam trong vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong câu chuyện với chúng tôi, TS Vũ Quang Việt người từng là chuyên gia Liên Hiệp Quốc về tài khoản thống kê nói rằng, nếu như Việt Nam hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP với Hoa Kỳ và với các nước thành viên khác thì sẽ rất gần với việc được công nhận là nền kinh tế thị trường. Nhưng điều này còn tùy thuộc vào các điều kiện mà TPP đặt ra và kết cục là Việt Nam có đáp ứng các điều kiện đó để được hưởng lợi về ưu đãi thuế quan xuất nhập khẩu hay không.
.
___
.
Mỹ đã gửi một thông điệp sai lầm cho Việt Nam
    Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn | 2015-07-08
Tuần này Tổng thống Obama sẽ có một cuộc gặp với người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, ngay tại Nhà Trắng. Cuộc họp này là một sự kiện kỳ ​​lạ - một phần vì ông Trọng không phải là một người đứng đầu nhà nước, nhưng lại thay mặt cho người có vị trí cầm quyền cao nhất, theo hiến pháp của Việt Nam hiện nay - mà phần kỳ lạ khác do Việt Nam đã nỗ lực rất ít trong thời gian gần đây để xứng đáng được phần thưởng là một cuộc họp trong phòng Bầu dục (Oval Office) của Nhà trắng. Việt Nam vẫn còn là một nhà nước độc tài và phi dân chủ triệt để, cai trị bởi một đảng duy nhất, đứng đầu đảng đó hiện nay là ông Trọng, và việc sách nhiễu, tra tấn, và đàn áp tôn giáo là quy tắc hành động.

Tổng thống Obama hy vọng đạt được gì?
Trong khả năng của mình, Chính phủ Mỹ không bao giờ e ngại bộc lộ việc nâng cao mối quan tâm về quyền con người với Hà Nội. Tổng thống Obama đã từng công khai vinh danh các tù nhân chính trị trong các diễn văn. Các đại sứ và các đặc phái viên của ông cũng được chỉ thị để làm sao nhấn mạnh được mối quan tâm về quyền con người trong tất cả các trao đổi ngoại giao.

Vấn đề là các thông điệp đó rõ ràng là không nhận được tiếp nhận.
Cáh đây vài tuần, Tony Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, và hiện là thứ trưởng Ngoại giao, theo chỉ thị của Tổng thống Obama đã đến Hà Nội. Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Blinken đã nhấn mạnh với chính phủ Việt Nam về các vấn đề nhân quyền và bày tỏ quan ngại về việc bỏ tù hoặc sách nhiễu những người bất đồng chính kiến. Ông Blinken cũng kêu gọi Hà Nội chứng minh tốt hơn việc cam kết cải cách. Nhưng rồi, ông trở về Mỹ mà không nhận được một cam kết nào về nhân quyền, không có hứa hẹn nào, và cũng không có chuyện phóng thích tù nhân chính trị.

Chuyến đi của Blinken chỉ cách một tuần, sau chuyến đi của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Tom Malinowski, người chịu trách nhiệm chính về các vấn đề nhân quyền, đến Việt Nam để tổ chức một cuộc đối thoại nhân quyền. Malinowski và phái đoàn của ông đã gặp gỡ với chính phủ và các quan chức cấp cao an ninh, bày tỏ sự quan tâm về vấn đề tù nhân chính trị. Nhóm của ông Malinowski cũng đến thăm các địa điểm giam giữ, gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo. Malinowski cũng nói với chính phủ Việt Nam điều rất xưa cũ mà các đời đại sứ Mỹ cũng đã làm trong nhiều năm qua: đó là cải cách nhân quyền là  phần cần thiết của việc xiết chặt ngoại giao với chính phủ Mỹ.

Những chuyến đi đó không thể gọi là thành công - tuy vậy, chính quyền Obama vẫn đang trải thảm đỏ vào thứ ba.

Hà Nội không chỉ từ chối đưa ra các lới hứa hoặc cam kết nào trong quá trình đối thoại, mà trong chuyến thăm của ông Malinowski, các nhân viên an ninh mật vụ còn sách nhiễu các nhân vật bất đồng chính kiến ​​và một blogger nổi tiếng, Nguyễn Chí Tuyến (được gọi là Anh Chi). Ông Tuyến đã bị tấn công dã man bởi những tên côn đồ - là những công an viên mặc thường phục. Hình ảnh của blogger đó bị đập vào đầu cùng với khuôn mặt đẫm máu đã nhanh chóng được chia sẻ bởi giới bất đồng chính kiến trên internet. (On May 19, another activist, Dinh Quang Tuyen, was assaulted in Ho Chi Minh City / bản tin quốc tế về sự kiện này, có thể tìm thấy bằng từ khoá tiếng Anh trên).

Quốc hội Mỹ đã đánh giá Hà Nội quá cao. Một phái đoàn lưỡng đảng của các thành viên của Quốc hội Mỹ, thuộc Uỷ Ban Các vấn đề Đối ngoại (House Foreign Affairs Committee - HFAC) đã được cử đến thăm Việt Nam trong khoảng thời gian tương tự như Malinowski, trong đó những nhân vật tầm cỡ như Eliot Engel, đảng Dân chủ và Matt Salmon, đảng Cộng hoà, thuộc tiểu ban về Á châu của HFAC. Phái đoàn này cũng đã nêu lên những lo ngại của mình về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và những ngôn ngữ này cũng được nhắc lại thêm từ một phái đoàn khác tới Hà Nội, dẫn đầu bởi các nghị sĩ, bà Nancy Pelosi và ông Sandy Levin. Họ cũng nói về vấn đề Việt Nam không đưa ra được một hứa hẹn cải cách nào, rồi sẽ làm tổn hại mối bang giao Việt-Mỹ.

Nhưng điều đáng nói là các cuộc đối thoại này dường như cũng không giúp Việt Nam tạo được bất kỳ hành động có ý nghĩa nào để thật sự cải thiện nhân quyền.

Các quan chức Bộ Ngoại giao vẫn nhấn mạnh rằng, áp lực, và những nỗ lực ngoại giao, vẫn trong tiến trình. Họ nói rằng các vụ truy tố người bất đồng chính kiến đã ít đi, và Hà Nội cũng đã phê chuẩn hai hiệp ước về quyền con người. Trong một bài bình luận trên tờ Politico vào ngày 8 tháng 6 (*), ông Malinowski nói rằng "Dưới ánh đèn sân khấu của các cuộc đàm phán TPP, Việt Nam đã trả tự do cho các tù nhân lương tâm, từ con số 160 người cách đây hai năm, xuống còn khoảng 110". Ông cũng so sánh số người bất đồng chính kiến lên tiếng phản ứng một cách ôn hoà vào năm 2013 là đến 61, và chỉ có "một trường hợp" trong năm 2015.

Đúng là có những bước tiến nhỏ. Vâng, số lượng tù nhân chính trị ở Việt Nam quả đã giảm đi khoảng 50 người kể từ năm 2013, nhưng không phải ai trong số họ cũng may mắn nhận được từ thành quả của cải cách. Nhiều trường hợp, người được trả tự do chỉ đơn giản là hoàn thành thời gian thụ án của họ và ra ngoài, bị quản chế, buộc phải im lặng. Bất kỳ hoạt động chính trị hay thái độ bất đồng chính kiến nào cũng ​có thể đưa họ trở lại nhà tù. Trong mọi trường hợp, danh sách Bộ Ngoại giao đưa ra vẫn không đầy đủ: Human Rights Watch phân tích cho thấy có hơn 200 người bị đưa vào tù trở lại trong năm 2013, và tổng số tù nhân chính trị ở Việt Nam hiện nay có ít nhất là 135 người. Và trong khi bề ngoài, có vẻ như giới bất đồng chính kiến có bị kết án ít hơn, vẫn còn nhiều trường hợp mà chính phủ Việt Nam sử dụng như một phương thức mới, được chứng minh qua các đánh đập ông Nguyễn Chí Tuyến. Giới bất đồng chính kiến ​​Việt Nam hiện nay nói rằng việc bị hành hung bởi những tên côn đồ, thật ra là công an mặc thường phục, đang là một kiểu thông dụng.

Tóm lại, việc chỉ trích chính phủ tại Việt Nam tức phải đối mặt với mối nguy nan khôn lường; sự nguy hiểm chỉ đơn giản thay đổi hình thức mà thôi.
Tổng thống Obama lẽ ra không nên tưởng thưởng cho sự áp bức nhân quyền bằng cách gặp gỡ với Tổng Bí thư Trọng. Nhưng nếu phải làm, thì ông Obama cần phải đẩy mạnh hơn nữa trên các mối quan tâm về quyền con người - đặc biệt là nếu hai nước đang có kế hoạch công bố một cấp độ mới trong quan hệ ngoại giao.
Nếu không, thông điệp sẽ là: "Chúng tôi muốn bạn cải cách, nhưng chúng tôi cũng sẽ tưởng thưởng cho bạn ngay cả khi bạn không cải cách gì."
John Sifton
(giám đốc bộ phận Châu Á của Human Rights Watch)
-------------------------------------------------------
(*) Nguyên văn: Op-ed: tức cách dùng chữ tắt của báo chí Mỹ, nguyên cụm là “opposite the editorial page”, tức nhận định, bình luận về một sự kiện vừa qua.
Tựa gốc: Wrong messages to Vietnam
Nguồn: Huffington Post
.
___
.
Những bước đầu cho việc nâng cao quan hệ song phương Mỹ-Việt
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok | 2015-07-08
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tiếp tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng vào ngày hôm qua 7 tháng 7. Phát biểu của hai ông cũng được công khai.

Sau cuộc gặp được cho là lịch sử giữa một vị tổng thống quốc gia dân chủ và một tổng bí thư đảng cộng sản từng là cựu thù với nhau, những gì cần phải được thực hiện trong thời gian tới?

Gia Minh phỏng vấn giáo sư Jonathan London giảng dạy tại Đại Học Hong Kong về nhận định của ông đối với chuyến làm việc của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Trước hết giáo sư Jonathan London cho biết:

Giáo sư Jonathan London: Dù còn sớm nhưng ít nhất cuộc gặp gỡ này với việc hai lãnh đạo gặp nhau là một bước đi lịch sử trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Tôi đặc biệt mừng về phần nội dung của tuyên bố hai bên vì có rất nhiều nội dung liên quan đến vấn đề cải cách ở Việt Nam.

Gia Minh: Có người cho rằng đây là bước khởi đầu thôi và cũng vì quyền lợi của hai phía mà phải xích lại gần nhau, nhưng sắp đến Việt Nam cần phải làm gì nữa như từ ‘cải cách’ mà giáo sư đề cập đến?

Giáo sư Jonathan London: Rõ ràng Việt Nam cần một số bước đi mà chưa thấy.

Chính vì thế mà khi được Nguyễn Phú Trọng mời sang Việt Nam, thì ông Obama nói hy vọng sẽ sang Việt Nam trong tương lai chứ không nói chắc chắn sẽ sang. Bởi vì phía Mỹ vẫn thấy ở Việt Nam một số điều hết sức cơ bản và quan trọng. Trong đó hai điều lớn nhất: thứ nhất là vấn đề cải cách trong lĩnh vực kinh tế mà cốt yếu phải đó để thực sự được xem là một nền kinh tế thị trường, dù đã có một số tiến bộ đối với hồ sơ này.

Thứ hai vấn đề lớn là nhân quyền ở Việt Nam. Như tôi nói trước là rất vui mừng vì phía Hoa Kỳ đã đặt vấn đề này ở vị trí trung tâm; và tôi cũng có ấn tượng là phía Việt Nam cũng thấy rõ vấn đề đó vì ngay cả Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc đến vấn đề đó.

Có một nghịch lý là Mỹ có rất nhiều quan hệ song phương với những nước mà có nhân quyền không tốt; nhưng riêng đối với Việt Nam họ yêu cầu có một số bước đi nhất định. Và điều đó theo tôi nghĩ là quan trọng.

Và tôi nghĩ Việt Nam càng tiến bộ về vấn đề nhân quyền thì quan hệ song phương giữa hai nước sẽ gần nhau hơn. Chẳng hạn nếu Việt Nam là một số điều quan trọng như thả những người nên thả và chấm dứt hành vi sách nhiễu… thì tôi có thể tưởng tượng Obama sẽ sang thăm Việt Nam trong năm nay.

Thế nhưng vẫn cần có một số tiến bộ!

Gia Minh: Người ta nói đến việc phải có niềm tin với nhau, vậy làm sao Việt nam xây dựng cho được niềm tin với Hoa Kỳ?

Giáo sư Jonathan London: Niềm tin là làm những gì nói. Nói đến nhân quyền mãi mà không làm thì không tin được.

Tôi nghĩ phía Mỹ muốn thấy Việt Nam thực hiện một số bước đi nhất định để chứng minh rằng khác so với trước đây Việt Nam nói có tôn trọng nhân quyền, thì thực sự có làm.

Điều đó sẽ mở rộng tiềm năng quan hệ song phương.

Gia Minh: Cũng có ý kiến nói rằng có sự thay đổi trong đảng cộng sản Việt Nam, giáo sư có thấy đúng là đến nay có thay đổi gì đó nơi người cộng sản Việt Nam?

Giáo sư Jonathan London: Chắc chắn đã có rồi; nhưng hơi buồn, hơi tiếc một chút lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ: làm sao lãnh đạo một đảng chính trị như đảng cộng sản lại nói là đại diện cho toàn dân Việt Nam; có ít kinh nghiệm quốc tế như thế là một hạn chế!

Việc Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ có thể nói, kể cả phái bảo thủ nhất trong đảng cộng sản Việt Nam, cho thấy sự cần thiết của mối quan hệ mạnh mẽ đối với Mỹ. Dù vẫn còn có những quan điểm khác nhau trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam nhưng rất khó tưởng tượng họ vẫn cứ nói đến diễn biến hòa bình…, hoặc nói xấu Mỹ liên tục.

Trên thực tế vì những quyền lợi chiến lược của Việt Nam, dù có quan điểm chính trị nào, đều vẫn phải có quan hệ tốt với Mỹ.

Gia Minh: Theo giáo sư thì Trung Quốc có để yên cho Việt Nam bắt tay với Mỹ và có mối quan hệ tốt như thế không?

Giáo sư Jonathan London: Theo tôi nghĩ phải bỏ qua ý kiến của Trung Quốc; không quan trọng! Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản họ sang Mỹ, họ có sợ gì (đâu)!

Việt Nam là nước độc lập không nên để ý đến quan điểm của Trung Quốc, đó là việc của Trung Quốc. Việt Nam chỉ nên lo những chiến lược, quyền lợi chính đáng của nước Việt Nam mà thôi. Đừng lo về Trung Quốc mà chỉ lo đến những việc Trung Quốc đang làm.

Tôi nghĩ thời mà lãnh đạo Việt Nam lo liên tục về khuynh hướng của Trung Quốc đã lỗi thời rồi, đã quá khứ rồi. Nên hy vọng đây là sự bắt đầu cũa một thời đại mới trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam.

Gia Minh: Chỉ còn nửa năm nữa là đến đại hội 12 của đảng cộng sản Việt nam, GS có nghĩ sẽ có thay đổi trước hết là thành phần lãnh đạo có tư tưởng độc lập như giáo sư mới bày tỏ đó không?

Giáo sư Jonathan London: … rõ ràng vẫn còn nhưng người bảo thủ nhưng có vẻ ít nhất có một thế hệ mới đang lên. Họ sẽ thoáng hơn, cởi mở hơn. Đó cũng là một lý do để chúng ta, chưa thể nói lạc quan, nhưng không loại trừ khả năng sẽ có những thay đổi nhất định trong quan điểm, tư tưởng của đảng cộng sản Việt Nam.

Vấn đề tôi thấy quan trọng nhất dù vẫn là một chế độ theo chủ nghĩa Mác- Lê nin, nhưng tôi tin rằng, hy vọng rằng đảng cộng sản Việt Nam cần có tinh thần đa nguyên dù vẫn trong khuôn khổ một đảng. Điều này sẽ thuận lợi, sẽ tốt hơn, sẽ giúp cho chính trị của Việt Nam minh bạch, văn minh hơn và hiệu quả hơn.

Hy vọng trong năm tới Việt Nam sẽ có những thay đổi nhất định vì chúng ta biết thời điểm của nền chính trị bảo thủ đã qua rồi, bây giờ là thời đại mới phải có chính trị mới.

Gia Minh: Cám ơn giáo sư về những nhận định sau chuyến công du (của ông Nguyễn Phú Trọng) mà mọi người bàn tán nhiều vừa qua.
.
___
.
Quan hệ Mỹ Việt sẽ « sâu sắc, lâu bền » hơn
    Thanh Phương-RFI  | 2015-07-08
Sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà trắng ngày 07/07/2015, hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra « Tuyên bố Tầm nhìn chung », khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi một mối quan hệ « sâu sắc, lâu bền và thực chất », nhưng trên cơ sở « tôn trọng hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau ».

Trong bản tuyên bố nói trên, Washington và Hà Nội khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác song phương về quốc phòng và an ninh. Hai nước cũng nhấn mạnh cam kết hợp tác trong các lĩnh vực như về an ninh hàng hải, giám sát mặt biển, tìm kiếm cứu nạn...

Về thương mại, hai nước cam kết sẽ cùng với các bên đàm phán khác nhanh chóng hoàn tất hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Đặc biệt, cùng với Mỹ, Việt Nam cam kết « thực hiện bất kỳ cải cách nào cần thiết » để đạt tiêu chuẩn cao của hiệp định TPP, trong đó có cam kết về các quyền của người lao động. Đây vẫn là một trong những bất đồng giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, quốc gia cho tới nay vẫn chưa có công đoàn độc lập.

Có thể nói TPP, vũ khí làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á, là hồ sơ mà ông Obama quan tâm nhất khi tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Nhà trắng, sau khi Tổng thống Mỹ vừa được Quốc hội trao quyền đàm phán nhanh ( fast-track ) các hiệp định tự do mậu dịch. Tổng thống Obama hy vọng hiệp định TPP sẽ được ký kết trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.

Một bất đồng khác giữa hai nước đó là nhân quyền, nhất là Hoa Kỳ vẫn thường xuyên bày tỏ mối quan ngại về các vụ bắt bớ, đàn áp những blogger, nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng trong bản tuyên bố đưa ra hôm qua, Washington và Hà Nội chỉ khẳng định sẽ tiếp tục đối thoại « tích cực, thẳng thắn và có tính xây dựng » về nhân quyền để « cải thiện hiểu biết lẫn nhau và giảm bớt sự khác biệt ».

Nếu có hồ sơ nào mà hai nước dễ đi đến đồng thuận nhất thì đó chính là Biển Đông, vì cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều rất lo ngại về những hành động của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền của họ trên vùng biển này, đặc biệt là các công trình xây đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Trong bản tuyên bố Tầm nhìn chung, Việt Nam và Hoa Kỳ cho rằng những hành động nói trên của Bắc Kinh « đã làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, và đe doạ phá hoại hoà bình, an ninh và ổn định ». Hai nước công nhận « sự cấp bách » của việc duy trì các quyền tự do hàng hải và hàng không bên trên vùng biển được quốc tế công nhận, yêu cầu là mọi hành động và hoạt động trên Biển Đông phải được tiến hành « tuân thủ luật pháp quốc tế ». Washington và Hà Nội bác bỏ « sự cưỡng ép, đe doạ, và sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực ». Cả hai nước ủng hộ giải quyết hoà bình các tranh chấp phù hợp với luật quốc tế, như Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), và công nhận tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông DOC, cũng như các nỗ lực hoàn tất Bộ quy tắc Ứng xử của Các bên ở Biển Đông COC.

Tuy chưa thể nói rằng sau cuộc gặp gỡ Obama-Nguyễn Phú Trọng, một liên minh Mỹ-Việt để chống Trung Quốc đang hình thành, nhưng rõ ràng sự kiện hôm qua tại Nhà trắng cho thấy chính căng thẳng Biển Đông đã thúc đẩy Hà Nội và Washington xích lại gần nhau hơn.
.
___
.
Tại Nhà trắng, Obama và Nguyễn Phú Trọng bày tỏ quan ngại về Biển Đông
    Thanh Phương-RFI  | 2015-07-08
Bốn mươi năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, ngày 07/07/2015, Tổng thống Mỹ Barach Obama đã tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục của Nhà trắng, một hình ảnh đánh dấu một bước mới trong tiến trình xích lại gần nhau giữa hai quốc gia cựu thù.

Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ tiếp một vị khách nước ngoài không phải là nguyên thủ quốc gia tại Phòng Bầu dục, phòng làm việc chính thức của Tổng thống Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam viếng thăm Hoa Kỳ và đặt chân vào Nhà trắng.

Sau cuộc gặp gỡ có tính chất biểu tượng rất cao này, tươi cười và khá thoải mái, hai lãnh đạo Việt Mỹ, ngồi kế bên nhau trong Phòng Bầu dục, đã nhấn mạnh đến những tiến bộ đạt được kể từ khi Washington và Hà Nội bình thường hóa bang giao cách đây 20 năm.

Theo lời ông Nguyễn Phú Trọng, cuộc hội đàm với Tổng thống Obama đã rất là « thân thiện, mang tính xây dựng và thẳng thắn ». Ông Trọng cho biết đã thảo luận và đồng ý với ông Obama về những hướng lớn để thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt Nam trở nên « có thực chất hơn, tích cực », để xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác giữa hai nước.

Tuy không nêu tên Trung Quốc, nhưng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ mối quan ngại về tình hình Biển Đông, đặc biệt là về những hoạt động gần đây, mà theo ông, « không đúng với luật pháp quốc tế và làm phức tạp thêm tình hình »

Về phần tổng thống Obama thì cho biết đã thảo luận với ông Trọng về tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo thịnh vượng và tự do lưu thông hàng hải ở khu vực này.

Ông Obama đặc biệt đề cập đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, mà theo ông sẽ « nâng cao các chuẩn mực về lao động, môi trường và có thể tạo nhiều công ăn việc làm và mang lại thịnh vượng cho người dân của cả hai nước Mỹ Việt ».

Tổng thống Obama khẳng định Việt Nam là đối tác « mang tính xây dựng rất cao » trong các lĩnh vực hợp tác như chống biến đổi khí hậu, duy trì hòa bình, ngăn chận đại dịch...

Nhưng ông Obama cho biết cũng đã thảo luận với ông Nguyễn Phú Trọng một cách « thẳng thắn » về những bất đồng giữa hai nước trên vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo.

Tổng thống Mỹ nhân dịp này cho biết ông sẽ viếng thăm Việt Nam, nhưng không nói rõ thời điểm.

Trong lúc Tổng thống Obama tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì bên ngoài Nhà trắng, nhiều người Việt Nam biểu tình với các khẩu hiệu phản đối chế độ Hà Nội đàn áp các blogger và các nhà đấu tranh nhân quyền, đòi chính quyền Việt Nam trả tự do cho toàn bộ tù chính trị.

Sau khi hội kiến Tổng thống Obama, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã dự buổi tiệc trưa do phó Tổng thống Mỹ Joe Biden khoản đãi.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng nói về chủ đề quan hệ Việt Mỹ tại CSIS
    RFA | 2015-07-08
Ngày 8/7/2015 là ngày thứ ba trong chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Theo chương trình dự kiến ông Nguyễn Phú Trọng có bài nói chuyện tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS tại Thủ đô Hoa Kỳ Washington DC về chủ đề “quan hệ Việt Mỹ trong một thế giới đang thay đổi”. Phóng viên đài RFA sẽ tường trình về sự kiện vừa nêu trên trang web ở địa chỉ RFA tieng viet. Net mời quí khán thính giả đón theo dõi.

Nhắc lại, sáng 7/7/2015 ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc thảo luận với Tổng thống Barack Obama tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng và sau đó dự tiệc trưa tại Bộ Ngoại giao do Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden khoản đãi.

Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ được Nhà Trắng phổ biến sau cuộc họp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy hai nước đã đạt được một số hiệp định và thỏa thuận. Trong đó có Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng trao đổi với TT Obama về những vấn đề ‘vướng mắc’
    Khánh An-VOA | 2015-07-08
TOÀ BẠCH ỐC—Thông cáo Tòa Bạch Ốc gửi ra trước buổi gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm 7/7 cho biết vấn đề TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), vấn đề nhân quyền và hợp tác quốc phòng song phương sẽ là những chủ đề được bàn đến bên cạnh vấn đề hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Đây cũng được xem là những vấn đề còn nhiều ‘vướng mắc’ trong việc đào sâu mối quan hệ giữa hai nước Việt–Mỹ.

Việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ và có cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama hôm 7/7 được xem là một sự kiện nổi bật trong bối cảnh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt–Mỹ. Bên cạnh những vấn đề hợp tác thương mại, kinh tế, giáo dục…, những vấn đề nóng được nhiều người quan tâm theo dõi qua sự kiện này là việc thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề Biển Đông và nhân quyền.

Tổng thống Obama ngay từ đầu khẳng định đây là một cơ hội tốt để trao đổi nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước Việt–Mỹ. Ông cho biết về những vấn đề đã được thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo:

“Đây là một cơ hội tuyệt vời cho chúng tôi làm sâu sắc thêm các cuộc thảo luận của hai nước quanh viễn kiến của chúng tôi cho một mối quan hệ đối tác toàn diện. Chúng tôi đã thảo luận về TPP và tiềm năng to lớn của một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao mà sẽ nâng cao những tiêu chuẩn lao động, những tiêu chuẩn về môi trường và có tiềm năng tạo nên tăng trưởng việc làm và sự thịnh vượng to lớn cho cả người Việt Nam và người Mỹ.”

"Chúng tôi đã thảo luận về tầm quan trọng của việc giải quyết những tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và khắp châu Á-Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế để đảm bảo sự thịnh vượng và tự do hàng hải, vốn đã tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế to lớn diễn ra trong khu vực, tiếp tục trong nhiều thập kỷ tới.”

‘Xoay trục’ hướng về nhau

Một số nhà bình luận cho rằng chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ là một chỉ dấu cho thấy sự thay đổi chiến lược, mà một số người gọi là “xoay trục chiến lược” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các hành động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm khu vực mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, truyền thông quốc tế nhận định sự kiện này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, khi Hoa Kỳ với chiến lược “xoay trục về châu Á” đang cần có sự hiện diện nhiều hơn trong khu vực Biển Đông mà Hoa Kỳ cũng đang có lợi ích trong đó.

Phó Tổng thống Joe Biden trong buổi tiếp đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trưa ngày 7/7 cũng khẳng định:

“Khi chúng tôi tiếp tục chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương thì những đối tác như Việt Nam chưa bao giờ quan trọng hơn lúc này. Chúng ta chia sẻ lợi ích về hòa bình và ổn định trong khu vực, chia sẻ lợi ích trong khối ASEAN thịnh vượng và tăng cường quan hệ giữa hai nước chúng ta.”

Chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu hút khá nhiều sự chú ý của dư luận tại hai nước và quốc tế. Báo chí quốc tế gọi đây là chuyến đi “lịch sử” và cho rằng Mỹ đang cố gắng lôi kéo Việt Nam về phía mình trong khi Việt Nam sử dụng Mỹ như là một lực lượng đối trọng để đối phó với Trung Quốc.

Những ‘vướng mắc’

Tuy cả hai phía đều có những lợi ích chung cho việc xích lại gần nhau hơn, nhưng những vấn đề nổi cộm khác về nhân quyền như việc giam giữ tù nhân lương tâm, đàn áp những tiếng nói đối lập hay tự do tôn giáo… vẫn còn là những cản trở cho việc phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương.

Trong buổi tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, Phó Tổng thống Biden cũng nhắc đến những sự khác biệt, trong đó có những tiếng nói của cộng đồng Việt Nam tại Mỹ.

“Mối quan hệ đối tác thừa nhận chúng ta có những sự khác biệt về hệ thống, có rất nhiều điều chúng ta có thể cùng nhau thực hiện. Và mối quan hệ đối tác hoan nghênh sự tham gia của tất cả những tiếng nói khác biệt, bao gồm những người Mỹ gốc Việt mà rất nhiều người trong số họ đang có mặt ở đây hôm nay. Chúng ta sẽ tiếp tục có những đàm phán đầy khó khăn mà cần phải có sự tôn trọng về quan điểm và hệ thống của nhau, nhưng đó là cách mà chúng ta đã đạt được những gì đang có hôm nay.”

Trong khi các nhà lãnh đạo hai nước hội đàm bên trong Tòa Bạch Ốc thì bên ngoài có khoảng hơn 1.000 người Việt biểu tình với nhiều biểu ngữ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tôn trọng những tiếng nói đối lập, tự do tôn giáo và chống lại hành động xâm lấn lãnh hải của Trung Quốc.

Ông Đoàn Hữu Định, Chủ tịch Ủy ban tổ chức biểu tình, cho biết những kỳ vọng của cộng đồng người Việt tại Mỹ trong dịp này.

“Ban tổ chức và ban điều hợp cuộc biểu tình ngày hôm nay có những kỳ vọng, đó là chính quyền Hoa Kỳ nghe và thấy được những ý muốn, khát vọng và đòi hỏi của cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Chúng ta đòi hỏi người Mỹ khi nói chuyện với Cộng sản, lúc nào cũng phải đặt vấn đề nhân quyền lên trên hết.”

Cũng có một số gương mặt thanh niên gốc Việt tham gia trong đoàn biểu tình. Nhật Phó là một trong số đó. Cô nói cô muốn trở thành một phần của thông điệp gửi đến chính phủ Mỹ và thế giới:

“Tôi muốn tự mình đến đây. Ba mẹ tôi đang ở nước ngoài. Tôi nghĩ rằng là một người Mỹ gốc Việt, việc tìm hiểu để biết hơn về cội nguồn của mình là rất quan trọng. Tôi thấy rằng điều quan trọng đối với tất cả người Mỹ gốc Việt là đến đây để biểu tình chống lại chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng. Tôi muốn được tham gia. Tôi muốn được là một phần của thông điệp. Chúng tôi đến thủ đô của Hoa Kỳ để cho thấy là cộng đồng Việt Nam rất mạnh. Chúng ta không thể chỉ ngồi đó và chờ. Có hàng trăm người đi biểu tình hôm nay. Tôi hy vọng rằng có thể Tổng thống Obama có thể thấy là có một nhóm người luôn sẵn sàng biểu tình và chuyển đi thông điệp mà họ cho là đúng đắn.”

‘Khúc xương khó nuốt’

Trước đó một ngày, 9 vị dân biểu Mỹ đã gửi thư yêu cầu Tổng thống Obama đề cập đến vấn đề tù nhân chính trị và tôn giáo tại Việt Nam và đòi Việt Nam phóng thích các nhà hoạt động hiện đang bị giam giữ, đồng thời tôn trọng xã hội dân sự, các nhóm tôn giáo và quyền tự do chính trị tại Việt Nam.

Trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng trên có thể được giải quyết song phương và đa phương.

Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”

“Trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng, chúng tôi cũng trao đổi về những vấn đề hiện nay còn vướng mắc như phải tiếp tục làm sao sớm đàm phán kết thúc và ký kết được Hiệp định TPP, vấn đề nhân quyền, vấn đề trên Biển Đông có những việc làm trái với pháp luật quốc tế, với thỏa thuận của các nước ở trong khu vực, và cũng bày tỏ quan điểm quan ngại về tình hình các diễn tiến mới trên Biển Đông.”

Một số nhà phân tích quốc tế nhận định mặc dù nhân quyền vẫn còn là “khúc xương khó nuốt” trong việc phát triển hơn nữa mối quan hệ Việt–Mỹ, nhưng vì những lợi ích chiến lược chung cốt lõi khác, có thể hai bên sẽ nhượng bộ nhau để đạt được mục tiêu chung. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định điều này khi cả hai bên đều sẽ có những thay đổi về lãnh đạo trong thời gian sắp tới.
.
___
.
Toàn văn họp báo của ông Trọng ở Hoa Kỳ http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/07/150708_nguyenphutrong_obama_whitehouse_press     BBC | 2015-07-08
Xin giới thiệu cuộc họp báo kéo dài 16 phút giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama tại phòng Bầu dục hôm 07/07.

Trong cuộc họp báo, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói Hoa Kỳ và Việt Nam đã trải qua "một chương khó khăn trong lịch sử".

"Nhưng chúng ta có thể gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai để xây dựng mối quan hệ đối tác toàn diện mà chúng ta có ngày nay," ông nói.

"Như tôi đề cập với Tổng thống trong cuộc gặp giữa chúng tôi rằng, quá khứ không thể thay đổi, nhưng tương lai phụ thuộc vào hành động của chúng ta, và trách nhiệm của chúng ta là đảm bảo một tương lai tươi sáng."

Tổng thống Obama thừa nhận "rõ ràng là đã có những giai đoạn khó khăn trong lịch sử giữa hai nước vào thế kỷ 20 và tiếp tục có những khác biệt về triết lý và hệ thống chính trị giữa hai nước".

"Tuy nhiên, nhờ có sự lãnh đạo của cả hai đảng tại Hoa Kỳ cũng như sự lãnh đạo tại Việt Nam trong những năm qua, chúng ta thấy sự hình thành về hợp tác một cách xây dựng dựa trên tôn trọng đôi bên và điều đó mang lại lợi ích cho nhân dân của cả hai nước," ông nói.

"Chỉ trong vòng có hai năm vừa qua với sự hợp tác chúng ta đã đạt được những tiến bộ về giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ, y tế công cộng và an ninh."

BBC tiếng Việt cảm ơn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho phép sử dụng lại video này.
.
___
.
TT Obama, TBT Nguyễn Phú Trọng thảo luận về nhân quyền, thương mại
    Aru Pande-VOA | 2015-07-08
Trong một cuộc gặp gỡ chưa từng có tiền lệ, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nghênh tiếp người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, tại Tòa Bạch Ốc hôm qua, thứ Ba. Hai nhà lãnh đạo đều ca tụng các quan hệ mạnh mẽ hơn trong khi mở các cuộc thảo luận cởi mở về vấn đề thương mại và nhân quyền. Thông tín viên Aru Pande của Đài VOA tường trình từ Tòa Bạch Ốc.

40 năm sau khi kết thức Chiến tranh Việt Nam và chỉ 2 thập niên sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hoá bang giao, hai nước cựu thù cam kết siết chặt các quan hệ, giữa lúc Tổng Thống Obama chào mừng Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục. Tổng Thống Obama phát biểu:

“Đây là chỉ dấu của sự tiến bộ đáng kể đã diễn ra trong mối quan hệ giữa hai nước chúng ta trong 20 năm qua.”

Trong khi ông Trọng ghi nhận sự biến chuyển từ thù sang bạn, không phải chỉ có thiện chí không mà thôi đã đưa hai nhà lãnh đạo lại với nhau.

Chuyến đi đầu tiên của nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ diễn ra giữa lúc hai bên chia sẻ những quan ngại về những tuyên bố chủ quyền và cách ứng xử của Trung Quốc tại Biển Đông. Nhưng cả hai ông, không ai  nhắc tới tên Trung Quốc.

Tổng Thống Obama nói:

“Chúng tôi thảo luận về tầm quan trọng phải giải quyết những cuộc tranh chấp trên biển ở Biển Đông và trên khắp khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, phù hợp với luật quốc tế.”

Nhưng Bắc Kinh là một yếu tố giữa lúc ông Obama và ông Nguyễn Phú Trọng bàn thảo về Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, một hiệp định thương mại tự do bao gồm Hoa Kỳ và Việt Nam trong số hàng chục quốc gia tham gia, trong đó không có Trung Quốc.

Trong khi đó bên ngoài Tòa Bạch Ốcc hôm qua, nhiều người Mỹ gốc Việt biểu tình để phản đối hiệp định TPP, nếu hiệp định này không bao gồm thêm những yêu cầu của phía Mỹ, đòi phải có thêm các biện pháp tốt hơn để bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Ông Võ Hữu Định là một trong những người biểu tình. Ông nói:

“Bất cứ quan hệ thương mại nào cũng phải được đặt trên căn bản cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, nếu không thì quan hệ thương mại chỉ có lợi cho giới lãnh đạo hàng đầu trong Đảng Cộng sản mà thôi, chứ có lợi ích gì cho nhân dân Việt Nam.”

Giữa lúc những người biểu tình kêu gọi phóng thích các nhà báo bị cầm tù ở Việt Nam, thì bên trong Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Obama cho hay ông và ông Trọng đã có những cuộc thảo luận thẳng thắn về những khác biệt quan điểm về nhân quyền, trong đó có cả quyền tự do tôn giáo.

Tổng Thống Obama nói ông tự tin là qua đối thoại, “những căng thẳng ấy có thể được giải quyết một cách hiệu quả".
.
___
.
Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt – Mỹ
    RFA | 2015-07-08
Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được một số Hiệp định và Thỏa thuận trong chuyến viếng thăm chính thức của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trong đó nổi bật là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Việt Nam thỏa thuận cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright.

Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ được Nhà Trắng phổ biến ngày 7/7/2015 sau khi Tổng thống Barack Obama hội đàm chính thức với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục.

Hiệp định và Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ gồm các vấn đề: tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và Nghị định thư của Hiệp định; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về Chương trình các mối đe dọa đại dịch mới nổi và Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu; Thỏa thuận Tài trợ giữa Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam;

Việt Nam cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam mới.

Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ có đoạn nói rằng, hai nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe dọa làm phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định.

Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không hạn chế, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế những hành động làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm dọa, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và ủng hộ việc duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt.

Hai nước khuyến khích sự hợp tác hơn nữa nhằm bảo đảm rằng mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới, chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng giới tính, và bao gồm cả người tàn tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người.

Liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Tuyên bố về Tầm nhìn chung cho thấy là  Việt-Mỹ sẽ còn tiếp tục đàm phán, đặc biệt về các cam kết liên quan tới Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc.

Ngoài ra Nhà Trắng ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam trong việc mong muốn đạt được qui chế kinh tế thị trường.
.
___
.
Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết nhiều Hiệp định và Thỏa thuận
    RFA | 2015-07-08
Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được một số Hiệp định và Thỏa thuận trong chuyến viếng thăm chính thức của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trong đó nổi bật là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Việt Nam thỏa thuận cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright.

Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ được Nhà Trắng phổ biến ngày 7/7/2015 sau khi Tổng thống Barack Obama hội đàm chính thức với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục.

Hiệp định và Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ gồm các vấn đề: tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và Nghị định thư của Hiệp định; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về Chương trình các mối đe dọa đại dịch mới nổi và Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu; Thỏa thuận Tài trợ giữa Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam;

Việt Nam cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam mới.

Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ có đoạn nói rằng, hai nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe dọa làm phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định.

Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không hạn chế, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế những hành động làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm dọa, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và ủng hộ việc duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt.

Hai nước khuyến khích sự hợp tác hơn nữa nhằm bảo đảm rằng mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới, chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng giới tính, và bao gồm cả người tàn tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người.

Liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Tuyên bố về Tầm nhìn chung cho thấy là  Việt-Mỹ sẽ còn tiếp tục đàm phán, đặc biệt về các cam kết liên quan tới Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc.

Ngoài ra Nhà Trắng ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam trong việc mong muốn đạt được qui chế kinh tế thị trường.
.
___
.
.
___
.
Biểu tình trước Nhà Trắng phản đối TBT Nguyễn Phú Trọng
    Thanh Trúc, phóng viên RFA | 2015-07-07
Sáng thứ Ba ngày 7 tháng 7, vào khi Nhà Trắng ở Washington sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Barack Obama với tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng theo lịch trình, thì bên ngoài hơn 500 người Mỹ gốc Việt các tiểu bang xa cũng như vùng thủ đô và kể cả phái đoàn Canada gốc Việt, đã biểu tình trước Nhà Trắng để phản đối chuyến thăm viếng được đánh gía là lịch sử trong mối bang giao Hoa Kỳ Việt Nam 20 năm qua.

Nhân quyền, tự do tôn giáo, phóng thích tù nhân lương tâm đang bị giam giữ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải, là nội dung cuộc biểu tình của các cộng đồng Mỹ gốc Việt khắp nơi trên nước Mỹ cũng như Canada, nhân khi ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam được tổng thống Hoa Kỳ tiếp kiến ngày thứ Ba 7 tháng Bảy giờ địa phương ở DC.

Cuộc biểu tình sáng thứ Ba trước Nhà Trắng, như những lần tập hợp phản đối quan chức Việt Nam qua Hoa Kỳ trước đây, diễn ra trong vòng trật tự và ôn hòa. Với những biểu ngữ đưa cao có hình ảnh và nội dung đòi hỏi nhân quyền, dân chủ, trả tự do cho tù nhân lương tâm, Hoàng Sa Trường Sa, cộng đồng tiểu bang nào đứng theo đoàn của tiểu bang, trong lúc những cơ quan truyền thông Việt ngữ về từ khắp nơi cũng bận rộn không kém khi thu hình và phỏng vấn.

Phát biểu với đài Á Châu Tự Do, một người biểu tình đến từ thành phố Houston tiểu bang Texas:

Tôi là Nguyễn Ngọc Phách từ Houston, tới đây để phản đối Nguyễn Phú Trọng vì vấn đề đảng cộng sản Việt Nam, họ tới đây chẳng qua họ muốn ru ngủ cộng đồng người Việt ở đây. Họ hy vọng rằng tổng thống Obama sẽ cho họ được mua vũ khí sát thương. Đó là điều mà tôi phản đối.

Tên tôi là Danny Lê, từ Florida đến. Lý do tôi xuống đây là nói cho người cộng sản  biết phải có tự do, phải có dân chủ và nhân quyền cho người Việt Nam.

Đến từ Boston, Massachusetts, một thành viên nhóm Phụ Nữ Cờ Vàng:

Tôi tên Kim Chi đến từ Boston, ngày hôm nay cũng rất là vui vì đồng bào Việt Nam mình đến từ 50 tiểu bang đến rất đông đủ, để đóng góp một phần nhỏ bé của mình, phản đối sự hiện diện của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của một đảng cộng sản phản dân hại nước. Cho nên chúng tôi đến đây để có tiếng nói.

Người đến từ Canada:

Tôi là Đinh Văn Cận, đến từ Toronto, Canada. Đi từ đêm hôm qua, sáng nay chúng tôi đến đây lúc 6 giờ sáng, cùng tham gia với tất cả đồng bào các nơi về đây để chống đối Nguyễn Phú Trọng . Tôi nghĩ không phải  riêng Canada mà tất cả trên toàn thế giới, chúng ta  muốn đảng cộng sản Việt Nam  hãy nhìn thấy sự tiến bộ của tất cả các nước trên thế giới mà đổi hướng, làm sao cho đất nước càng ngày càng phát triển, làm sao có vinh dự ngước mắt với cha ông chúng ta và bảo vệ đất nước, toàn vẹn lãnh thổ.

Là một trong những người phát biểu trong cuộc biểu tình sáng thứ Ba, ông Lưu Văn Tươi, chủ tịch cộng đồng Florida:

Vượt 16 giờ đồng hồ từ Orlando đến đây cùng hai người chủ tịch khác là chủ tịch Trung Tâm Florida và chủ tịch Cộng Đồng Tampa. Chúng tôi có mặt thứ nhất là để nói lên tinh thần cương quyết không chấp nhận chế độ cộng sản, đồng thời đề nghị với tổng thống Obama là bất cứ một sự điều đình  nào  đều phải đặt lên quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam, đồng thời ủng hộ 90 triệu dân trong nước, quyết tâm đấu tranh đến lúc nào Việt Nam có tự do.

Cùng với đoàn biểu tình vùng Washington DC, Virginia và Maryland, nhạc sĩ  Nguyệt Ánh:

Hôm nay tới đây cùng với hơn 500 đồng bào Nguyệt Ánh thấy trong lòng được an ủi lắm là bởi vì không chỉ cá nhân mình mà còn biết bao nhiêu người khác cùng có chung tiếng nói và một tâm nguyện tranh đấu cho đồng bào thân yêu của chúng ta ở tại quê nhà.

Đến từ một tiểu bang cách DC vùng Đông Bắc 6 tiếng đường chim  bay:

Chúng tôi là Phạm Kim Long, nguyên ủy viên Hội Đồng Giáo Dục Orange County, California. Ngày hôm nay chúng tôi đến  đây biểu tình phản đối, đồng thời cũng cho chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ biết chúng ta không những phản đối Nguyễn Phú Trọng mà chúng ta phản đối  của đảng cộng sản Việt Nam  đang chà đạp lên tự do tôn giáo và nhân quyền của đồng bào chúng ta trong nước. Hiện đang có rất nhiều đồng hương tiếp tục tới và tôi nghĩ với sự hiện điện của số đồng hương ngay bây giờ thì có thể nói trên dưới 1.000 đang ở đây.

Và  sau  cùng, một đại diện của đoàn biểu tình thuộc cộng đồng Atlanta, Georgia:

Tôi Nguyễn Mậu Hiệp, cảm ơn quí vị đã cho tôi một phút để trình bày nguyên nhân chúng tôi đến từ Georgia cũng như tất cả phái đoàn đến từ liên bang Hoa Kỳ cũng như ngoài Hoa Kỳ.

Chúng tôi đến đây đòi hỏi đảng cộng sản Việt Nam phải cải thiện nhân quyền cũng như nước Mỹ phải chú ý đến vấn  đề nhân quyền cho Việt Nam. Không thể lầm tưởng chế độ cộng sản Việt Nam đến  đây vì dân  tộc Việt Nam, không hề có điều đó. Cộng sản đến  đây chỉ vì quyền lợi của cộng sản mà thôi. Chúng tôi hy vọng người Mỹ nhìn được điều đó. Đó là điểm nhấn cần trong cuộc đấu tranh của chúng tôi.

Cuộc biểu tình chống đối sự hiện diện của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam ở Nhà Trắng , ông Nguyễn Phú Trọng, chấm dứt vào buổi trưa cùng ngày.

Được biết sau cuộc hội kiến tại phòng bầu dục của Nhà Trắng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đến dự buổi cơm trưa tại Bộ Ngoại Giao do phó tổng thống Joe Biden và ngoại trưởng John Kerry khoản đãi.

Thanh Trúc tường trình từ White House, Washington DC.
.
___
.
Chuyến đi muộn 20 năm?
    TS. Đoàn Xuân Lộc Gửi cho BBC từ Anh quốc | 2015-07-07
Với cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 7/7, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được nhắc đến như là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đầu tiên thăm Mỹ và được lãnh đạo nước này tiếp đón tại phòng Bầu Dục.

Nhưng điều dư luận chờ đợi là cuộc gặp lịch sử này có tạo nên một bước đột phá trong quan hệ Việt-Mỹ và đường lối đối ngoại của Việt Nam nói chung.

Cụ thể một trong những điều người dân quan tâm, chờ đợi là với chuyến đi Mỹ và cuộc tiếp xúc đặc biệt này, ông Trọng và giới lãnh đạo Việt Nam cuối cùng có biết gạt bỏ ý thức hệ (cộng sản, xã hội chủ nghĩa) và lấy lợi ích quốc gia làm tâm điểm cho chính sách ngoại giao của mình.

Đặt quyền lợi quốc gia lên trên

Trong một lá thư gửi Bộ Chính trị đề ngày 09/08/1995, ông Võ Văn Kiệt viết: ‘khác với trước, ngày nay lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực […] đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc phát triển những mâu thuẫn cũng như trong việc tạo ra những tập hợp lực lượng mới trên thế giới’.

Về quan hệ Việt-Trung, trong thư mật nhưng sau đó được tiết lộ ấy, cố Thủ tướng Việt Nam – người có công lớn trong việc giúp Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN – nhận định ‘tính chất quốc gia lấn át (nếu chưa muốn nói là loại bỏ) tính chất xã hội chủ nghĩa’ trong quan hệ giữa hai nước.

Có thể ông Kiệt đưa ra những nhận định, cảnh báo như vậy vì trong những năm cuối 1980 và đầu 1990, một số nhân vật chóp bu trong Đảng Cộng sản Việt Nam – như tập hồi ký của cựu Thứ trưởng Trần Quang Cơ, người mới qua đời hôm 25/06/2015 tiết lộ, đánh giá – vì muốn bằng mọi giá ‘bảo vệ CNXH chống đế quốc Mỹ’ đã ‘nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung’, gây nên những ‘sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại’ như Hội nghị Thành Đô.

Nhưng tiếng nói của ông Kiệt không được lắng nghe vì nhiều năm sau đó, dù chủ trương đa dạng hóa quan hệ ngoại giao, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn ưu tiên mối bang giao với Trung Quốc trong khi đó nghi kỵ, dè dặt với Mỹ.

Xem ra giờ mọi chuyện đã khác. Nhiều diễn biến gần đây cho thấy Việt Nam và Mỹ trở nên thân thiện, gần gũi trong khi đó quan giữa Hà Nội và Bắc Kinh không mấy nồng ấm, thậm chí càng ngày càng trở nên căng thẳng.

Dù vẫn còn có bất đồng về một số vấn đề, như nhân quyền, có rất nhiều dấu hiệu, sự kiện – như chuyện ông Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ và được Tổng thống Barack Obama tiếp đón tại phòng Bầu Dục, dù ông không phải là nguyên thủ quốc gia hay nắm giữ một chức vụ nào trong chính phủ – cho thấy quan hệ Việt-Mỹ đã được cải thiện rất nhiều và hai bên cũng đang mong muốn nâng cấp quan hệ trong thời gian tới.

Và có thể nói nguyên nhân chính khiến Hà Nội và Washington làm vậy là cả hai đều lo ngại về những động thái mạnh bạo, hung hăng ở Biển Đông của Trung Quốc gần đây.

Chính quyền Mỹ mời ông Trọng sang Mỹ lúc này và Tổng thống Obama phá lệ dành một sự tiếp đó như vậy cho lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam dù Washington hoàn toàn đối lập với Hà Nội về ý thức hệ vì giới lãnh đạo nước này muốn có thêm sự ủng hộ của các nước trong khu vực khi Trung Quốc đang có những hành động đe dọa đến quyền lợi, vị thế của Mỹ trong vùng.

Hà Nội tìm cách xích lại gần Washington cùng chỉ vì lo ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc và tham vọng của nước này tại Biển Đông.

Có thể nói ngoại trừ những thành phần quá bảo thủ, vẫn ôm mộng tưởng về một chủ nghĩa xã hội xa xôi, không thực nào đó giờ nhiều người trong giới lãnh đạo ở Hà Nội đã nhận ra rằng trong quan hệ với Việt Nam, ‘mặt bành trướng, bá quyền’ của Trung Quốc luôn lấn át ‘mặt xã hội chủ nghĩa’.

Cụ thể, với những động thái hung hăng của của Bắc Kinh ở Biển Đông gần đây, chắc họ hiểu chung ‘ý thức hệ cộng sản’, cùng ‘xã hội chủ nghĩa’ không thể ngăn Trung Quốc lấn chiếm biển đảo, đe dọa chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Và chắc họ cũng thấy quốc gia đứng về phía Việt Nam, ủng hộ lập trường và ít nhiều lên tiếng bảo vệ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông trong thời gian qua không ai khác là Mỹ - một quốc gia không cùng ý thức hệ nhưng chung lập trường với Việt Nam về nhiều vấn đề khu vực trong đó có vấn đề Biển Đông.

Nói cách khác, phải chăng cuối cùng họ hiểu được – đúng như những gì mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận định cách đây 20 năm – trong thế giới ngày hôm nay lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực, chứ không phải một thứ chủ nghĩa, ý thức hệ nào đó, là lý do chính khiến các quốc gia xung đột hay hợp tác với nhau?

‘Tạo dấu ấn cho mình’

Bằng việc đến Mỹ lần này, có thể ông Trọng cũng đang có những thay đổi về tư duy, cách hành xử. Thay vì cứ mãi coi trọng chuyện bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giờ ông biết đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc, nhân dân lên trên hết và có một đường hướng đối ngoại thích hợp, rất thực tiễn để đạt được điều đó.

Đây cũng là lý do dư luận Việt Nam nói chung có không ít kỳ vọng vào chuyến thăm Mỹ được coi là lịch sử này của ông, dù một số người trong giới quan sát cho rằng chuyến đi của ông khó tạo ra được một bước đột phá nào trong quan hệ Việt-Mỹ cũng như đường hướng đối ngoại của Việt Nam nói chung.

Đâu đó có người không hy vọng gì về chuyến đi Mỹ của ông Trọng vì cho rằng trong các lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam thành phần bảo thủ, kiên định xã hội chủ nghĩa, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn mạnh, nhiều và vì vậy họ luôn hướng Việt Nam gần gũi với Bắc Kinh, trong khi có thái độ nghi kỵ, cảnh giác với Mỹ. Ông Trọng được coi là một người trong nhóm bảo thủ, giáo điều và thân Bắc Kinh này.

Dựa trên những phát ngôn, cách hành xử của ông kể từ khi ông lên làm Tổng Bí thư và đặc biệt trong thời gian Trung Quốc đưa và đặt giàn khoan HD 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam năm ngoái, có thể nói một nhận định như vậy không phải là không có cơ sở.

Nhưng không phải ai trong giới lãnh đạo chóp bu hiện tại của Việt Nam cũng giữ lập trường như thế.

Những phát ngôn như ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghĩ viễn vông’ hay ‘vừa hợp tác, vừa đấu tranh’ khi nói về quan hệ với Trung Quốc chứng tỏ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã biết đặt quyền lợi dân tộc, đất nước lên trên hết.

Có thể nói đây cũng là lý do tại sao ông Dũng – như kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng Cộng sản năm ngoái cho thấy – nhận được nhiều sự ủng hộ, tín nhiệm hơn từ Ban Chấp hành Trung ương và người dân nói chung cũng có cảm tình với ông hơn dù ông Dũng được coi là có nhiều yếu kém, sai phạm trong điều hành kinh tế cũng như khía cạnh khác.

Vì vậy, nếu qua chuyến đi Mỹ của mình, ông Trọng tạo được bước đột phá trong quan hệ Việt-Mỹ cũng như những thay đổi tích cực khác trong chính sách đối ngoại của Việt Nam ông không chỉ củng cố được vị thế, ảnh hưởng của mình và phe nhóm của mình trong Đảng Cộng sản, trước và trong đại hội XII sắp tới mà còn chiếm được cảm tình của người dân.

Lý do quan trọng khác mà nhiều người không kỳ vọng lắm về chuyến đi này là ông Trọng được coi là một lãnh đạo thiếu bản lĩnh, thiếu tầm.

Vì điều đó – hay vì không có chủ trương ‘tạo dấu ấn cho mình’ như ông nói khi tiếp xúc báo chí sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư vào tháng 1 năm 2011 – trong hơn bốn năm nắm giữ chức vụ lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam, ông chưa tạo được một dấu ấn gì đặc biệt, tốt đẹp.

Sau đại hội XII vào năm tới, chắc chắn ông sẽ không còn nắm giữ chức vụ quan trọng nào. Vì vậy, có thể nói chuyến đi Mỹ này – một chuyến thăm được coi rất ý nghĩa đối với Việt Nam và cũng là chuyến công du quan trọng nhất của ông Trọng – là cơ hội hiếm có để ông cải thiện hình ảnh của mình trong mắt người dân.

Bỏ ‘tư duy chính trị xơ cứng’

Ông Trọng chỉ làm được đó, nếu ông dám mạnh dạn từ bỏ ‘tư duy xơ cứng’, quá giáo điều – một lối tư duy đã từng kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Một sai lầm gây thiệt hại lớn về đối ngoại, an ninh-quốc phòng, phát triển kinh tế của giới lãnh đạo chóp bu ở Hà Nội trong giai đoạn 1975-1993 được ông Trần Quang Cơ nhắc đến trong tập ký ‘Ký ức và suy nghĩ’ của mình là ‘tư duy chính trị xơ cứng’ của giới lãnh đạo chóp bu của Việt Nam giai đoạn ấy, đặc biệt là những năm sau khi đất nước thống nhất.

Thay vì ‘phải mạnh dạn sớm đổi mới tư duy về đối ngoại để có một đường lối phù hợp thực tiễn’ nhằm đưa đất nước ‘hòa nhập với đà phát triển chung của khu vực và thế giới’, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn duy trì lối tư duy cứng nhắc và điều đó ‘đã giam giữ nước ta trong cảnh khó khăn một thời gian dài’.

Một ví dụ cụ thể được ông đưa ra là vào ngày 12/6/1975, tức chỉ chưa đây hai tháng sau khi Việt Nam thống nhất, Mỹ đã gửi Hà Nội một thông điệp, trong đó đề nghị ‘tiến hành bất cứ quan hệ nào’ với Việt Nam. Khoảng gần hai năm sau đó, tại vòng đàm phán giữa hai bên vào ngày 3/4 tháng 5 năm 1977, Mỹ đề nghị ‘hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay và vô điều kiện’. Nhưng các lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam đã từ chối đề nghị đó.

Là người trực tiếp tham gia các cuộc đàm phán giữa hai bên trong thời gian ấy, ông Trần Quang Cơ đã cảm thấy đau xót về việc Việt Nam từ chối đề nghị của Mỹ vì nó ‘đã đưa lại những hệ quả vô cùng tai hại cho nhân dân và đất nước’ – như cảnh đất nước rơi vào tụt hậu vì ‘bỏ lỡ mất cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực’ hay cảnh Việt Nam ‘đơn độc trước một Trung Quốc đầy tham vọng’.

Phải mất 20 năm – một thời gian quá dài – Việt Nam mới có thể chật vật bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Nhắc lại chi tiết này để thấy nếu giới lãnh đạo Việt Nam thực tế, thức thời, nhạy bén, năng động hơn, chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam đã có diễn ra từ lâu và vị thế, mực độ phát triển của Việt Nam giờ cũng đã tốt hơn nhiều.

Với tất cả những ai muốn đất nước hướng tới phồn thịnh, giàu mạnh, dân chủ, chắc ai cũng không muốn ông Trọng và giới lãnh đạo Việt Nam bỏ lỡ cơ hội một lần nữa.
.
___
.
Đảng tìm tính chính danh khi thăm Hoa Kỳ
    Võ Tấn Huân Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ | 2015-07-07
Trong những ngày qua, giới quan sát chính trị Việt Nam và dư luận quốc tế chú ý theo dõi tin tức liên quan đến chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng, người được xem là thành phần bảo thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đây có lẽ là buổi gặp gỡ ‘khác thường’ đối với Tổng thống Obama, vì ông Trọng không đảm nhiệm vai trò nào trong chính quyền.

Theo báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì ông đang lãnh đạo ‘một đảng duy nhất’ độc quyền chính trị ở ‘một nước độc tài’.

Tuy nhiên, trọng tâm của chuyến thăm là thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam; đồng thời Đảng Cộng sản Việt Nam mưu tìm tính chính danh của chế độ cũng như tính chính danh của chính quyền thông qua các mối quan hệ quốc tế giữa lúc niềm tin của người dân trong nước đối với đảng cầm quyền đang ngày càng sụt giảm.

Trong buổi gặp gỡ với Hội động An ninh Quốc gia ngày 01 tháng Bảy vừa qua, các cố vấn Nhà Trắng xem chuyến thăm là nỗ lực đáng khích lệ trong việc thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước, đặc biệt lần này đến từ người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam vốn xem Hoa Kỳ là “thù địch”, “diễn biến hòa bình”, v.v...

Hơn nữa, việc ông Trọng thăm Hoa Kỳ ở thời điểm cận kề trước khi ông bàn giao chức vụ tổng bí thư cũng như Tổng thống Obama kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2016 cho thấy đây không phải là chủ đề được ưu tiên hàng đầu. Về mặt hình thức, ông Trọng dù sao vẫn còn ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản Việt Nam nên cuộc gặp gỡ và tiếp đón ông sẽ ít nhiều làm dịu đi quan hệ trong tương lai giữa hai nước.

Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng gặp cựu Tổng thống Bush tại Nhà Trắng vào mùa hè năm 2008 nhằm đa phương hóa các quan hệ quốc tế, bao gồm cả các mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ. Tiếp đó, Trương Tấn Sang cũng chính thức thăm Hoa Kỳ năm 2013 và ký kết “Quan hệ Đối tác Toàn diện” với Hoa Kỳ.

Lần lượt, những nhân vật lãnh đạo cộng sản tiếp tục thăm Hoa Kỳ dù chính thức hay không chính thức như Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang, v.v.. Các chuyến thăm ít nhiều cho thấy Việt Nam cởi mở và thoải mái hơn trong mối quan hệ Việt–Mỹ dù rằng vẫn còn nhiều điểm khác biệt. Ngược lại, nhiều lãnh đạo cấp cao quân sự lẫn chính trị của Hoa Kỳ đã liên tiếp thăm Việt Nam và cụ thể hóa những điểm đồng thuận mà hai nước đã đạt được.

Chủ đề gai góc nhất

Một trong những chủ đề gai góc nhất trong quan Việt–Mỹ vẫn là nhân quyền. Đảng Cộng sản Việt Nam hiểu rõ và xử lý các vấn đề liên quan đến nhân quyền như một cách thức chiến lược nhằm duy trì sự độc quyền chính trị của họ.

Trong khi đối với Hoa Kỳ, quyền lợi quốc gia luôn là mục đích cốt lõi thì đối với Việt Nam – các lãnh đạo cộng sản vẫn cứng nhắc và tranh thủ giành riêng quyền lợi cho phe nhóm của mình. Chuyến thăm Hoa kỳ của ông Trọng cũng không ngoài mục đích tìm kiếm sự công nhận của quốc tế đối với tính chính danh của đảng mà ông đang lãnh đạo. Thông qua những cuộc họp và trao đổi với các lãnh đạo quốc tế, giới lãnh đạo cộng sản muốn được khẳng định thể chế chính trị và vai trò độc quyền nhà nước của mình.

Tương tự, về kinh tế, một mặt giới lãnh đạo cộng sản chủ trương nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng lại muốn thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Những mâu thuẫn – dù được cân nhắc và tính toán – cho thấy lãnh đạo cộng sản không có lập trường và tầm nhìn chiến lược sâu rộng về quyền lợi cốt lõi của quốc gia.

Hợp tác song phương Việt–Mỹ hoặc Việt Nam gia nhập TPP đều là những chủ trương đúng đắn trong chiến lược ngắn hạn. Tuy nhiên, về khía cạnh chính trị và ổn định xã hội lâu dài thì đất nước cần một chính quyền chính danh để đại diện cho nhân dân Việt Nam nhằm đặt nền tảng bền vững trong các mối ban giao quốc tế.

Tính chính danh

Hoa Kỳ hay các chính phủ phương Tây không thể đơn phương làm cho chính quyền cộng sản tại Việt Nam được chính danh, mà chỉ có nhân dân Việt Nam qua lá phiếu trung thực và hiến pháp dân chủ mới tạo thế chính danh cho chính quyền.

Một chính quyền chính danh không những tạo dựng được sự tôn trọng của nhân dân trong và ngoài nước mà còn xây dựng niềm tin đối với các đối tác chính trị quốc tế.

Việc để người dân Việt Nam sinh hoạt trong môi trường chính trị không bị hạn chế cũng như tham gia các công đoàn độc lập không chỉ cho giúp đất nước và xã hội được ổn định và mạnh mẽ hơn, mà còn tăng cường tính chính danh và trách nhiệm của chính quyền.

Các bước đầu tiên hướng tới mục tiêu này là một cuộc bầu cử công bằng và hiến pháp dân chủ được nhân dân chuẩn thuận. Đó cũng là những đòi hỏi thiết yếu của một chính quyền của dân và là mục tiêu mà chính Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao.

Một đất nước Việt Nam thực sự được người dân làm chủ, nơi các quyền cơ bản được chính quyền tôn trọng, là cơ sở quan trọng cho mối quan hệ Việt–Mỹ và ổn định lâu dài trong khu vực. Đó cũng là lợi ích cốt lõi cùa đất nước.

Gốc rễ của sự nghi kỵ phần lớn do phía lãnh đạo cộng sản Việt Nam tạo dựng ra vì ý thức hệ và tư duy chiến tranh lạnh vốn đã không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Phá bỏ những rào cản nghi kỵ và ‘thảo luận cởi mở và thẳng thắn’ đòi hỏi tính chính trực và tính chính danh từ giới lãnh đạo cộng sản. Tự tôn trọng mình lẽ đương nhiên người khác sẽ tôn trọng mình.

Đó đồng thời là nền tảng ‘xây dựng niềm tin để tăng thêm thực chất và hiệu quả cho quan hệ lâu dài giữa hai nước’ và nhân dân Việt Nam.

Chuyến đi có lẽ làm nhiều người lạc quan rằng nó sẽ tạo mối quan hệ gần gũi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và thúc đẩy cơ hội cho Việt Nam thực hiện những thay đổi dân chủ rất cần thiết cũng như rút ngắn khoảng cách khác biệt giữa hai nước.

Võ Tấn Huân là bác sĩ dược khoa và Trưởng Ban Thường vụ Trung ương Đảng Dân chủ, một tổ chức hiện vẫn chưa được đảng cộng sản Việt Nam công nhận.
.
___
.
Đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, Mỹ tìm đồng minh chống Trung Quốc
    Tú Anh | 2015-07-07
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam được tổng thống Mỹ đón tiếp một cách vinh dự trong Phòng Bầu dục. Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa lãnh đạo một siêu cường tự do và lãnh đạo một chế độ độc tài, không được chính giới và công luận Mỹ đồng tình. Nhưng tình hình địa chính trị tại châu Á Thái Bình dương buộc Washington và Hà Nội phải gạt qua những dị biệt để đương đầu với nguy hiểm chung.

Theo phân tích của AFP từ Washington, 40 năm sau ngày « Sài-gòn thất thủ » và 20 năm sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Tổng thống Mỹ sẽ nhân cuộc gặp gỡ với lãnh đạo đảng Cộng sản Việt nam để thông báo chuyến công du sắp tới tại Việt Nam. Năm 2000, tổng thống Bill Clinton, sau khi thiết lập bang giao với Hà Nội, đã đến Việt Nam trong động thái hòa giải lịch sử và tổng thống Obama sẽ tiếp nối chiến lược này.

Chính quyền Obama xem châu Á Thái Bình dương là mục tiêu chiến lược trong chính sách đối ngoại, không che dấu quyết tâm cải thiện và tăng cường quan hệ với Việt Nam. Hà Nội cũng muốn phát triển hợp tác kinh tế lẫn quân sự với Mỹ trong bối cảnh các nước Đông Nam Á đứng trước tham vọng biển đảo càng ngày càng lộ rõ và thái độ hung hăng lộ liễu của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, bản chất độc tài của Hà Nội đã gây phản ứng không thuận lợi trong công luận Mỹ. Trong một bức thư ngõ gửi tổng thống Obama, khoảng một chục đại biểu của Lưỡng viện Quốc hội Mỹ chỉ trích tổng thống mời ông Nguyễn Phú Trọng vào Nhà Trắng, trong khi ông không phải là nguyên thủ quốc gia, cũng không phải là đại diện một chính phủ do dân bầu. Các nhà dân cử Mỹ lên án « chế độ độc đảng là cội nguồn gây thảm họa cho nhân quyền tại Việt Nam » và họ kêu gọi tổng thống « yêu cầu Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị, chỉ vì phát biểu ôn hòa mà đã bị tù giam ».

Phía hành pháp Mỹ cũng công nhận là nghi thức đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng không theo thủ tục « truyền thống ». Tuy nhiên, một viên chức cao cấp, được AFP trích dẫn, lưu ý : lãnh đạo đảng Cộng sản là người nắm thực quyền tại Việt Nam. Cuộc gặp gỡ này là cơ hội để hai bên thắt chặc quan hệ.

Quan điểm của hành pháp không được giới bảo vệ nhân quyền chia sẻ. Ông John Sifton, thuộc Tổ chức Human Rights Watch, nhận định là Hà Nội không có tiến bộ nhiều « để có thể được tưởng thưởng đón tiếp trong Phòng Bầu dục ». Human Rights Watch nhìn nhận tổng thống Obama đã nhiều lần lên tiếng bênh vực cho các nhà tranh đấu tại Việt Nam, nhưng các thông điệp này ít được Hà Nội đáp ứng.

Theo AFP, trong quan hệ Mỹ-Việt, có hai hồ sơ quan trong sẽ được lãnh đạo Mỹ và Việt Nam bàn thảo: cấm vận vũ khí và hiệp định thương mại xuyên Thái bình dương TPP.

Cả hai hồ sơ này đều gắn liền với tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Tháng 10 năm 2014, Hoa Kỳ đã bãi bỏ một phần cấm vận vũ khí và đã cho phép bán cho Việt Nam trang thiết bị phòng thủ biến đảo như tàu tuần tra có võ trang. Tuy nhiên, một viên chức của bộ Ngoại giao cảnh báo: mọi biện pháp cung cấp vũ khí cho chế độ cộng sản Việt Nam cho đến bây giờ vẫn còn bị cấm và Hoa kỳ đã lưu ý Hà Nội là mọi quyết định mới tùy thuộc vào tình trạng nhân quyền.

Kế hoạch thiết lập vùng trao đổi mậu dịch tự do xuyên Thái Bình dương TPP đang thương thuyết cũng có điều kiện tôn trọng quyền tự do thành lập công đoàn độc lập mà Hà Nội rất e ngại.

Trong 6 năm qua, tổng thống Obama đã không ngừng tiến hành một chính sách ngoại giao mới, bắt tay hòa giải với kẻ thù cũ, chứng tỏ siêu cường số một thay đổi để các chính quyền độc tài tin cậy và noi gương. Ông đã chứng minh, lời nói đi đôi với việc làm, qua chính sách Miến Điện và Cuba, được công luận quốc tế, dân chúng và chính quyền hai quốc gia này hoan nghênh.

Liệu Việt Nam sẽ nắm lấy bàn tay thân thiện của Mỹ hay tự cho mình là một trường hợp ngoại lệ ?

Nhật báo Washington Post nhận định thẳng thừng : Barack Obama nỗ lực lôi kéo Việt Nam làm đồng minh chống Trung Quốc. Một viên chức Mỹ xin ẩn danh phân tích : Ông Nguyễn Phú Trọng là đại diện của phe bảo thủ, nhưng tổng thống Mỹ có « bùa ». Cuộc gặp gỡ này là tín hiệu « chốt chận cứng cõi cuối cùng » bên trong ban lãnh đạo Việt Nam đã được bứng đi .
.
___
.
Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết tăng cường các quan hệ song phương
    RFA | 2015-07-07
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay thứ Ba 7 tháng 7/2015 đã tiếp đón và hội đàm với Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc.

Theo tường thuật của hãng thông tấn AFP, tại cuộc gặp Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cam kết hai bên sẽ tăng cường hơn nữa các quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ, thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước, đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Biển Đông, Nhân quyền

Vấn đề Biển Đông cũng được 2 nhà lãnh đạo đề cập đến trong cuộc gặp lần này.  Tại cuộc gặp với Tổng thống Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ sự quan ngại của Việt Nam trước những diễn tiến về tình hình Biển Đông.

Đáp lại, Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế.

Tường thuật của AFP và AP cũng cho biết,  tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng đã được Tổng thống Obama nêu ra với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh hội nhập quốc tế là chủ trương nhất quán của Việt Nam. Đồng thời cho rằng Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất nên cũng gặp nhiều thách thức và phải sửa đổi nhiều quy định pháp luật trong quá trình hội nhập.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam cũng cho biết là ông rất vui mừng khi Tổng thống Obama đã nhận lời mời sang thăm Việt Nam trong thời gian tới.

Biểu tình phản đối

Trong lúc Tổng thống Obama tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng, hàng trăm người Việt hải ngoại đã tập trung biểu tình ở công viên Lafayess phía trước Tòa Bạch Ốc, phản đối sự hiện diện của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời yêu cầu Hà Nội hãy trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tôn trọng các quyền tự do dân chủ và nhân quyền của người dân trong nước.

Được biết, sau cuộc gặp với Tổng thống Obama ở Nhà Trắng, ông Nguyễn Phú Trọng đã được đưa sang Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tahm dự buổi ăn trưa do Phó tổng thống Joe Biden khoản đãi.

Phát biểu trước các quan khách, cả hai ông Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đều đánh giá cao những bước tiến trong quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù trong vòng 20 năm qua, kế từ khi bình thường hóa bang giao.

Nhân dịp này, một lần nữa, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi hai nước hãy cùng nhau thúc đẩy phát triển các mối quan hệ “lên một tầm cao mới”.
.
___
.
Học giả bình về chuyến đi Mỹ của TBT Trọng
    BBC | 2015-07-07
Nhân chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ, BBC Việt Ngữ đã hỏi ý kiến đánh giá của một số học giả nước ngoài về ý nghĩa của chuyến đi này trên phương diện quan hệ song phương Việt-Mỹ, tam giác Mỹ-Trung-Việt và đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông.

James Bellacqua, nhà phân tích châu Á của CNA, Virginia, Hoa Kỳ

Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tiềm năng là một tiến triển rất quan trọng trong mối quan hệ song phương. Trong hai thập niên qua, quan hệ hai nước đã đạt được nhiều nhưng vẫn còn có thể làm nhiều hơn nữa.

Đây là lần đầu tiên một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mỹ, lại trùng với dịp kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ giữa Washington và Hà Nội. Mặc dù tính biểu tượng này dĩ nhiên quan trọng, hai chính phủ sẽ hy vọng thành tựu cụ thể từ chuyến thăm cũng lớn không kém. Có nhiều vấn đề mà hai bên có thể đạt được tiến bộ có ý nghĩa.

Đầu tiên là thương mại. Việc Hạ viện Mỹ thông qua quyền đàm phán nhanh đã bỏ qua trở ngại lớn trong quá trình đàm phán bế tắc vì TPP. Nếu không có quyền này, viễn cảnh cho TPP ở Mỹ bị xem là đen tối.

Hà Nội từ lâu là một trong những nước ủng hộ TPP mạnh nhất. Chính phủ ông Obama hy vọng sẽ hoàn tất đàm phán TPP với 12 đối tác vào cuối năm, và có lý do để lạc quan rằng Mỹ và Việt Nam sẽ loan báo đã kết thúc thành công thương lượng về TPP trong chuyến thăm này của ông Trọng.

Một vấn đề khác có thể được thảo luận là an ninh, đặc biệt là lệnh cấm lâu nay của Mỹ không cho bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tháng 10 năm ngoái, Bộ ngoại giao Mỹ loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm để tăng cường khả năng bảo vệ an ninh trên biển của Hà Nội.

Nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ đã tới Hà Nội thảo luận các đơn đặt hàng có thể có với quân đội Việt Nam. Tuy vậy, hồ sơ nhân quyền kém cỏi của Hà Nội lâu nay vẫn là cản trở chính cho việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm. Dù chưa rõ việc này sẽ diễn ra thế nào tại cuộc gặp, chắc chắc hai bên sẽ thảo luận và việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm không phải là bất khả.

Một loan báo có khả năng sẽ diễn ra hơn là chuyến thăm đáp lễ của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam vào cuối 2015. Hai người tiền nhiệm của ông Obama đều đã thăm Hà Nội trong hai năm cuối nhiệm kỳ.

Chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam năm 2015 sẽ gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam là đối tác khu vực quan trọng của họ trong khi tiếp tục nỗ lực tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương.

Thẩm Đinh Lập, Giáo sư Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Phục Đán, Thượng Hải.

Đáng mừng khi Việt Nam và Mỹ tiếp tục cải thiện quan hệ. Từng là cựu thù, hai nước sẽ tiếp tục biến quan hệ từng đối địch chuyển sang bình thường.

Có nhiều lĩnh vực hai nước có thể hợp tác - thương mại và đầu tư, giáo dục, trao đổi con người…

Ngay cả trong lĩnh vực quốc phòng, có thể Hà Nội và Washington sẽ tìm cách hợp tác, cả về thực chất lẫn biểu tượng.

Vào lúc Mỹ đang “tái cân bằng” ở châu Á, Mỹ cần Việt Nam là đối tác. Căng thẳng trên Nam Hải có thể là lý do nữa để hai nước tìm kiếm quan hệ đối tác. Yếu tố Trung Quốc có thể được tính đến trong chuyến thăm này.

Sẽ lý tưởng khi Trung Quốc và Việt Nam tăng cường đối thoại và hợp tác bằng việc tự kiềm chế. Nếu làm tốt việc này, rõ ràng Việt Nam sẽ bớt nhu cầu tìm kiếm giúp đỡ từ bên ngoài.

Thời Ân Hoằng, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh

Địa chính trị rất quan trọng và gần như có tính vĩnh cửu. Do nhiều nguyên nhân, mà nổi bật nhất hiện nay và trong tương lai có thể tiên đoán được chính là tranh chấp tại Nam Hải (chủ yếu quanh quần đảo Nam Sa), dĩ nhiên Việt Nam sẽ nhờ đến các đối thủ của Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh trên biển của Mỹ.

Nhưng mặt khác, động cơ kinh tế và ý thức hệ cũng quan trọng, mặc dù không sâu đậm bằng địa chính trị.

Lo ngại về “sự lật đổ” của phương Tây về ý thức hệ, ít nhất là trong lòng giới đảng viên lớn tuổi và đồ đệ của họ, và nhu cầu có quan hệ kinh tế không thể thiếu với Trung Quốc, điều mà hầu như tất cả trong đảng và chính phủ Việt Nam đều thừa nhận, sẽ hạn chế mức độ hợp tác với Mỹ trong cân bằng quan hệ với Trung Quốc.

Hà Nội phải chơi một trò chơi, và nói chung trong mấy năm qua, Hà Nội đã chơi tốt trò chơi này.

Collin Koh Swee Lean, Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore

Trong những năm gần đây, khi có căng thẳng tại Biển Đông, chúng ta chứng kiến Việt Nam không chỉ tăng cường quan hệ với các thành viên ASEAN mà cả với Mỹ, đồng thời duy trì và tăng cường quan hệ với các đối tác truyền thống, chủ yếu là Nga.

Ngay cả với Trung Quốc, cũng có nhiều trao đổi giữa quan chức cao cấp hai nước. Điều này cho thấy Việt Nam có chủ ý không làm hỏng bức tranh quan hệ rộng lớn hơn với các nước láng giềng, kể cả Trung Quốc.

Trong khung cảnh chính sách đối ngoại “cân bằng” này của Việt Nam, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Mỹ và gặp Tổng thống Obama.

Tôi tin rằng đây là một phần cố gắng của Hà Nội nhằm duy trì cân bằng giữa các cường quốc khác nhau. Không ai lại đặt trứng vào một rổ.

Tôi tin Hà Nội biết những gì cần làm để có lợi nhất. Mặc dù Hà Nội muốn duy trì quan hệ nồng ấm tuy khó khăn với Trung Quốc, họ cũng cần tạo lập thêm lối đi mới.

Với Nga, đây là quan hệ an ninh và quốc phòng lâu năm. Nhưng Việt Nam cũng muốn giảm bớt phụ thuộc vào Nga về quốc phòng.

Chúng ta cũng cần nhớ từ khi có khủng hoảng Ukraine, Nga và Trung Quốc đã có quan hệ gần gũi hơn. Hà Nội hẳn cũng đã để ý thấy điều đó. Vì thế quan hệ với Mỹ nay trở nên quan trọng hơn trước đây.

Chuyến thăm của ông Trọng là để duy trì đà đã có nhờ những diễn biến tích cực vừa qua: dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí, Mỹ đề nghị mở rộng trợ giúp an ninh và quốc phòng sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter.

Chuyến thăm của ông Trọng cũng nhằm mở rộng quan hệ song phương đã được tăng cường gần đây, và sẽ nhấn mạnh khía cạnh quốc phòng, an ninh. Có thể Việt Nam sẽ kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí và bình thường hóa thêm nữa quan hệ quốc phòng và an ninh.
.
___
.
Phản ứng chính giới Mỹ về chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng. http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150707-chinh-gioi-hoa-ky-phan-ung-khac-nhau-ve-chuyen-tham-cua-nguyen-phu-trong/     Phạm Trần | 2015-07-07
Việc Tông thống Barack Obama tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục, Nhà trắng ngày 07/07/2015 đã một số dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ chỉ trích do chế độ Hà Nội còn vi phạm nhân quyền trầm trọng, trong khi các dân biểu khác thì đồng tình, vì cho rằng Mỹ cần phải tính đến những lợi ích chiến lược trong việc thắt chặt quan hệ với Viêt Nam. Từ Washington, nhà báo Phạm Trần trả lời RFI Việt ngữ:
        Nhà báo Phạm Trần, Washington.
.
___
.
    Phó TT Hoa Kỳ Biden phát biểu tại buổi tiếp đãi TBT Nguyễn Phú Trọng - RFA https://www.youtube.com/watch?v=DAvXmPuJ3_w     TBT Nguyễn Phú Trọng gặp TT Obama tại Nhà Trắng - RFA https://www.youtube.com/watch?v=3skW7_F0I1I     TBT Nguyễn Phú Trong hội đàm với TT Obama tại Nhà Trắng - RFA https://www.youtube.com/watch?v=pbj041MGX2g     TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi tiếp đãi ở Bộ Ngoại giao Mỹ - VOA  https://www.youtube.com/watch?v=UcIL_qNxuN8     TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Obama ra tuyên bố chung về quan hệ song phương - VOA https://www.youtube.com/watch?v=1nLoOWAw6-I   
.
___
.
Tổng thống Mỹ tiếp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà Trắng
    Tú Anh | 2015-07-07
Hôm nay 07/07/ 2015, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hội kiến tổng thống Mỹ Barack Obama tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng. Nghi lễ tiếp đón mang ý nghĩa biểu tượng và trọng thị, cho dù khách mời không phải là nguyên thủ quốc gia.

Theo thông cáo của phủ Tổng thống Mỹ, sáng nay, vào lúc 11 giờ 10 , tổng thống Barack Obama và Phó tổng thống Joe Biden tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng.

Trước đó, thông cáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong cuộc gặp gỡ này, Tổng thống Obama thảo luận với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng những phương thức thắt chặt quan hệ toàn diện với Việt Nam, 20 năm sau khi bình thường hóa bang giao với Hà Nội. Phía Hoa Kỳ xem đây là dịp để thảo luận các hồ sơ khác từ Hiệp định Tự do Thương mại xuyên Thái Bình dương TPP, nhân quyền tại Việt Nam và hợp tác an ninh quốc phòng.

Theo Washington Post, chính quyền Obama cho biết Hà Nội bài tỏ nguyện vọng tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự với Hoa Kỳ và tổng thống Obama đã đáp ứng lại mong đợi này.

Sự kiện bất thường gây chú ý là ông Nguyễn Phú Trọng được đón tiếp trong Phòng Bầu dục, một vinh dự hiếm khi dành cho khách mời không phải là nguyên thủ quốc gia.

Giới bảo vệ nhân quyền và nhiều dân biểu Mỹ chỉ trích tổng thống Mỹ tiếp ông Nguyễn Phú Trọng một cách trọng thị, trong khi tại Việt Nam còn hơn 100 tù nhân chính trị.

Theo dân biểu Zoe Lofgren, bang California, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam hồi tháng 3, bà đã trao cho ông Nguyễn Phú Trọng danh sách các tù nhân chính trị và đòi Hà Nội phải trả tự do cho những tù nhân này.
.
___
.
Tổng thống Obama tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu dục ở Nhà trắng
    RFA | 2015-07-07
Sáng ngày hôm nay, 7 tháng 7, theo giờ Washington, Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng có cuộc gặp với tổng thống Barack Obama và phó tổng thống Joe Biden tại phòng Bầu dục của Nhà trắng, chính thức mở đầu chuyến công du Hoa Kỳ kéo dài 6 ngày.

Theo nguồn tin từ AP, tổng thống Barack Obama sẽ có cuộc nói chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam về vấn đề nhân quyền, an ninh quốc phòng và hiệp định đối tác thương mại xuyên thái bình dương TPP.

Và buổi trưa cùng ngày, phó tổng thống Joe Biden sẽ dự bữa ăn trưa cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Bộ ngoại giao. sau đó, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có cuộc gặp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ.

Truyền thông trong nước lên tiếng cho đây là chuyến viếng thăm mang tính chất lịch sử của 2 nước cựu thù sau 40 năm Sài Gòn về tay Đảng CS và 20 năm bình thường hoá quan hệ. Lý do vì đây là lần đầu tiên người có vị trí cao nhất của Đảng cầm quyền VN được tổng thống Hoa Kỳ đón tiếp tại phòng Bầu dục, Nhà Trắng, là nơi theo nguyên tắc chỉ để đón tiếp các nguyên thủ quốc gia.

Nguồn tin AFP cho biết chính quyền  của ông Obama đã có chính sách tăng cường đối ngoại vào Châu Á, và cam kết thắt chặt bang giao với Hà Nội.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn đẩy mạnh quan hệ kinh tế và quân sự với Hoa Kỳ, đặc biệt trong thời điểm Trung Quốc đang tìm mọi cách để thực hiện kế hoạch bành trướng, thể hiện sức mạnh ở khu vực biên giới.

Cũng theo AFP, chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng bị những người bảo vệ nhân quyền và 1 số dân biểu lên tiếng chỉ trích.

Trong một lá thư gửi đến ông Obama, một số thành viên Quốc hội từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa lên tiếng rằng chuyến viếng thăm  của ông Trọng là một thông điệp sai lầm vì Việt Nam vẫn chưa thực hiện đúng vấn đề nhân quyền.

Ông John Sifton, chuyên gia Châu Á của tổ chức Human rights Watch phát biểu rằng ông không nghĩ là việc ông NPT được đón tiếp ở phòng Bầu dục sẽ không đưa đến được kết quả gì. Vì theo ông Sifton, tổng thống Obama đã nhiều lần lên tiếng về việc bắt giữ trái phép những tù nhân chính trịc ở Việt Nam nhưng có vẻ như vấn đề này không được cải thiện.
.
___
.
Từ Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ‘lấy lại uy tín’?
    VOA | 2015-07-07
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Phó tổng thống Joe Biden trưa nay (giờ Washington) sẽ tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục.

Theo các nhà phân tích, việc Tổng thống Mỹ gặp người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là điều chưa có tiền lệ, vì trên danh nghĩa, tổng bí thư không phải là nguyên thủ quốc gia, nhưng trong thể chế độc đảng của Việt Nam hiện nay, trên thực tế, ông Trọng là người có quyền hạn lớn nhất.

Tiến sỹ Jonathan London, một chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ từ Hong Kong, nhận định với VOA Việt Ngữ về chuyến thăm mang tính biểu tượng này:

“Chuyến đi này mang một tầm quan trọng thực tiễn. Đó là một dịp, một cơ hội để cho hai lãnh đạo hai nhà nước và tất nhiên là Tổng bí thư của Việt Nam, hiểu lẫn nhau nhiều hơn, sâu hơn. Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là động thái của Trung Quốc ở biển Đông là một và thứ hai là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, thì quyền lợi giữa hai nước Việt Nam và Mỹ đang dần dần gần nhau hơn bao giờ hết. Và vì thế, dù có những trở ngại nhất định, trong đó có nhân quyền, nhưng chúng ta đang chứng kiến hai nước Mỹ và Việt Nam đã cùng nhau đến một nơi có quyền lợi của cả hai bên. Với sự có mặt của ông Bill Clinton vừa rồi ở Việt Nam, và việc ông Nguyễn Phú Trọng gặp tổng thống và phó tổng thống Mỹ sẽ là một cơ hội rất tốt và thực sự có ý nghĩa cho đất nước Việt Nam, đặc biệt là việc giao thương giữa Việt Nam với Mỹ.

Tin cho hay, Tổng thống Obama sẽ thảo luận với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cách thức củng cố thêm nữa mối quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ, với nền tảng là những thành quả đã đạt được kể từ khi hai nước cựu thù bình thường hóa quan hệ song phương 20 năm trước.

Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận một số các vấn đề khác như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhân quyền và hợp tác quốc phòng.

Dù biển Đông không được đề cập tới trong thông cáo chính thức về chuyến công du của ông Trọng tới Mỹ, các nhà quan sát cho rằng vấn đề hiện gây căng thẳng trong khu vực này không thể không nằm trong nghị trình thảo luận.

Nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước cho rằng chuyến thăm mang tính lịch sử tới Mỹ sẽ giúp ông Trọng “lấy lại uy tín đã đánh mất trong lòng dân chúng” vì mối quan hệ với Trung Quốc.

Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên nhóm tư vấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhận định với VOA Việt Ngữ.

“Mỹ bất chấp các nghi lễ ngoại giao và Tổng thống Obama sẵn sàng tiếp ông Nguyễn Phú Trọng. Đó là một cử chỉ hết sức là thiện chí để thúc đẩy Việt Nam nhanh chóng nắm lấy cơ hội này nhằm thoát khỏi vòng kìm tỏa của Trung Quốc, đáp ứng nguyện vọng sâu xa và mãnh liệt của cả dân tộc. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng làm được điều đó, thì chính ông ta sẽ phần nào lấy lại được những uy tín mà ông đã bị đánh mất do thái độ nhu nhược và hèn nhát trước Trung Quốc từ xưa tới nay”.

Giáo sư Tương Lai nói thêm rằng nếu ông Trọng “bắt tay với những ai giúp Việt Nam chống lại áp lực của Trung Quốc thì sẽ được nhân dân ủng hộ, và sẽ trở thành một nhân vật thúc đẩy lịch sử”.

“Còn nếu làm ngược lại, cố tình làm chậm quá trình vào TPP, cố tình hòa hoãn, đu dây để mà ‘móc’ vào những cam kết nào đó có thể có với Trung Quốc trong những chuyến đi vừa qua, thì kẻ đó sẽ trở thành tội đồ của lịch sử”, ông Tương Lai nói thêm.

Trước khi đi Mỹ, hồi tháng Tư vừa qua, nhà lãnh đạo đảng 71 tuổi của Việt Nam đã sang Trung Quốc, và đã nhấn mạnh tới “chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc”.

Các nhà quan sát nhận định với VOA Việt Ngữ rằng việc Trung Quốc năm ngoái đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình, cộng với các hoạt động lấp đất, lấn biển và xây đảo rầm rộ đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam chịu nhiều áp lực phải ngả về Mỹ để làm đối trọng trong mối quan hệ với Bắc Kinh.

Blogger Lê Anh Hùng, người từng nhiều lần xuống đường phản đối Trung Quốc thời gian qua, bày tỏ kỳ vọng rằng chuyến thăm Mỹ của ông Trọng sẽ giúp Hà Nội dần thoát khỏi cái bóng của nước láng giềng phương Bắc. Anh Hùng nói:

“Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, Trung Quốc không thèm che giấu tham vọng của họ ở trên biển Đông, và Việt Nam không có đồng minh nào khả dĩ để có thể dựa vào để đối đầu với những tham vọng và những cuồng vọng của Trung Quốc thì không chỉ tôi mà rất nhiều người Việt Nam đặt rất nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm này, đem lại hy vọng cho người Việt Nam là có thể thoát khỏi ảnh hưởng về chính trị, mà còn thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt kinh tế. Đây là một bước đột phá mang tính chất biểu tượng và chúng ta có quyền kỳ vọng nhiều vào quan hệ Việt – Mỹ nhân chuyến thăm lần này của ông Nguyễn Phú Trọng”.

Trong một bài bình luận đăng trên tờ The Diplomat, nhà phân tích Vũ Hồng Lâm từ Trung Tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương viết rằng chuyến thăm của ông Trọng sẽ làm “tăng tính chính danh của chính quyền cộng sản”, và sẽ “gây nên chia rẽ về chính trị và chiến lược”.

Nhà nghiên cứu này cho rằng cán cân quyền lực sẽ “nghiêng về phe cải cách” và “phe bảo thủ đang bị lấn át”.

Hai nhà nghiên cứu Ernest Bower và Phương Nguyễn từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cũng có cùng quan điểm với ông Lâm.

Viết trên trang web của viện nghiên cứu có uy tín ở thủ đô Washington DC, hai nhà phân tích này cho rằng “một chuyến công du tốt đẹp tới Washington sẽ củng cố lập trường của giới đảng viên có tư tưởng thực tiễn muốn tăng cường an ninh quốc gia cho Việt Nam”.

Trong khi đó, khác với nhiều người, anh Lã Việt Dũng, một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam, cho biết anh không kỳ vọng nhiều vào chuyến đi của ông Trọng. Anh nói:

“Ông Nguyễn Phú Trọng là người rất là bảo thủ ở Việt Nam. Ông ấy cũng ở cuối nhiệm kỳ của đảng rồi nên tôi nghĩ ông ấy không tạo được quá nhiều sự thay đổi. Chuyến đi Mỹ của ông ấy thì đánh bóng, tạo ra tính chính danh của Đảng Cộng sản nhiều hơn, ở chỗ có vẻ như nước Mỹ sẽ chấp nhận chế độ Cộng sản ở Việt Nam. Thú thật là tôi không kỳ vọng gì ở chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ cả. Nhiều người nói rằng là sẽ có hy vọng về TPP hay là có hợp tác chiến lược lâu dài giữa Việt Nam và Mỹ được trao đổi trong chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng tôi nghĩ rằng chuyến đi này mang tính hình thức nhiều hơn, chứ không mang tính thực tế”.

Trả lời các phóng viên nước ngoài trước khi sang Mỹ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Obama sẽ là “cơ hội để cho hai bên có một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành về những điểm khác biệt”.

Một ngày trước cuộc gặp, hôm 6/7, 9 các dân biểu Hoa Kỳ đã gửi thư tới ông Obama trong đó, đề nghị ông đề cập tới vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp với ông Trọng cũng như yêu Hà Nội trả tự do cho 10 tù nhân lương tâm.  

Chưa rõ là ông Obama sẽ thảo luận ra sao về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhưng bấy lâu nay, các quan chức Mỹ đều nhấn mạnh rằng đây là vấn đề còn gây trở ngại cho mối quan hệ giữa hai nước.

Ông Trọng sẽ kết thúc chuyến công du lịch sử tới Mỹ vào ngày 10/7 sau khi có các cuộc gặp với quan chức nước chủ nhà cũng như trao đổi với giới doanh nhân nước này.
.
___
.
Việt Nam đang tái cân bằng chiến lược, xoay sang Hoa Kỳ?
    Hoài Hương-VOA | 2015-07-07
Một chuyên gia về Việt Nam đã đặt câu hỏi “Có phải Việt Nam đang tái cân bằng chiến lược, xoay trục sang Hoa Kỳ?” trong một bài viết đăng trên báo The Diplomat hôm 6/7, giữa lúc Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khởi sự chuyến công du chính thức tới thăm Washington.

Giáo sư Carl Thayer trích các nguồn tin ngoại giao nói rằng Việt Nam đã dồn nỗ lực vận động để vượt qua được một số khó khăn về nghi thức, Hà Nội kiên trì vận động để dược Tổng Thống Barack Obama đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Tòa Bạch Ốc, trong khi với tư cách Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trọng không có người “tương nhiệm” trong hệ thống chính trị Mỹ.

Theo các nguồn tin ngoại giao, Tổng Bí thư Trọng sẽ được Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc, sau đó Tổng thống Obama sẽ tham gia các cuộc thảo luận. Có tin cho biết ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ gặp bà Hillary Clinton, nhân vật có triển vọng nhất có thể được đề cử làm ứng viên của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới.

Giáo sư Thayer nhận định rằng cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư Trọng và Tổng thống Obama có ý nghĩa đặc biệt, và bất cứ sự đồng thuận nào mà hai ông đạt được trong lần gặp gỡ này sẽ đặt nền móng cho quan hệ Mỹ-Việt giữa lúc hai nước trải qua một giai đoạn chuyển tiếp chính trị, với thay đổi nhân sự ở cấp lãnh đạo cao nhất.

Năm 2013, Tổng thống Obama và vị tương nhiệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Hiệp định Đối tác Toàn diện. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng. Đây sẽ là văn kiện chủ yếu làm khung cho các quan hệ song phương, trong bối cảnh Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm 2016, thông qua chiến lược trong 5 năm tới.

Trong khi đó Việt Nam coi cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một động thái công nhận vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị Việt Nam, và chuyến đi sẽ dọn đường cho các chuyến công du của các nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trong tương lai.

Báo Washington Post hôm 3 tháng 7 đăng bài góp ý của Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Hoàng Bình Quân, nói rằng chuyến công du Mỹ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “là tín hiệu cho thấy sự tôn trọng của Mỹ đối với lựa chọn về thể chế chính trị của Việt Nam."

Về vấn đề này, một nhà đấu tranh để dân chủ hoá Việt Nam đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, nhận định:

“Chúng ta không nên quên rằng trong hai lần Tổng thống Mỹ tiếp nhân vật cao cấp nhất Việt Nam, lần Tổng thống Bush tiếp ông Nguyễn Minh Triết, và lần này Tổng thống Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, thì chúng ta đều thấy là chính quyền Mỹ đã tiếp các nhà hoạt động chính trị bất đồng chính kiến. Lần này thì Hội đồng An ninh Quốc gia đã tiếp đại diện của ba tổ chức chính trị, trong đó có một tổ chức chính trị mà người sáng lập và lãnh đạo hiện có mặt tại Sài Gòn (Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập Tập họp vì nền Dân chủ ở Việt Nam). Thành ra Mỹ đã gửi đi một thông điệp có hai nội dung. Một nội dung là công nhận Đảng Cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam, và một nội dung thứ hai là ủng hộ những tiếng nói đối lập. Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới đây thì chắc chắn Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện việc ủng hộ này, và tôi nghĩ rằng đây là một cánh cửa mở ra cho lực lượng đối lập chính trị hoạt động trong thời gian tới ở Việt Nam.”

Hãng tin AP tường thuật rằng vấn đề nhân quyền vẫn là một khó khăn chủ yếu, giữa lúc chiến dịch đàn áp giới bất đồng ở Việt Nam tác động tới sự ủng hộ chính trị tại quốc hội Hoa Kỳ cho tiến trình thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, mà các chuyên gia cho là không những mang lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam, mà còn phục vụ các lợi ích an ninh của Việt Nam, trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt:

“Việt Nam chắc cũng đã thấy được cái điều này và chắc chắn là họ cũng sẽ tìm cách để mà thay đổi cái chính sách để có thể hoà nhập vào cái chính sách chung của vùng Thái Bình Dương về mặt kinh tế là TPP và về mặt an ninh quốc phòng mà tôi nghĩ sau Đại Hội 12 chúng ta có thể thấy nó hiện ra rõ hơn.”

AP dẫn lời ông John Sifton, đại diện của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ở Washington, nói rằng Tổng thống Obama nên được hoan nghênh vì đã tiếp tục gây sức ép với Hà Nội, đòi phóng thích tù chính trị, tôn trọng quyền người lao động và tự do tôn giáo, nhưng ông nói vấn đề nằm ở chỗ những đòi hỏi đó đã không được đáp ứng đúng mức.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris, và là một nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo và Phật giáo Việt Nam, nói ông đồng ý với quan điểm đó. Ông nói Hoa Kỳ muốn giúp thì nên nghĩ tới 90 triệu dân hơn là chỉ nghĩ tới chế độ đương quyền hiện nay. Ông nói tiếp:

“Ngoại giao thì dĩ nhiên bao giờ nó cũng xảy ra giữa các nhà lãnh đạo, nhưng mà dưới các nhà lãnh đạo thì các tầng lớp nhân dân rất là lớn, tự do thì hoàn toàn không có… Thành ra có thể nói rằng nhân quyền chỉ là một cái mộng ước thôi, chứ còn trong thực tại Việt Nam thì tuyệt đối không hề có sự tôn trọng nhân quyền, chẳng những thế mà còn đàn áp một cách khốc liệt các tôn giáo ở Việt Nam.”

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa từng bị cầm tù vì những hoạt động đấu tranh đòi dân chủ trong nước, nhận định là muốn có dân chủ bền vững, Việt Nam phải thay đổi thể chế chính trị:

“Phải mở rộng tự do dân chủ cho nhân dân, công nhận những cái quyền căn bản của người dân, và sau cùng là phải công nhận cái hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng thì đất nước Việt Nam mới thực sự có dân chủ vững bền.”

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng tình hình trên thế giới đã thay đổi với các yếu tố địa chính trị mới, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục chính sách bành trướng đi kèm với những hành động gây hấn ở Biển Đông, thì có những lợi ích của hai bên đang hội tụ về môt điểm. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt:

“Tôi nghĩ rằng cái tình hình Việt Nam đã bước sang một cái giai đoạn mới và quan hệ Việt-Mỹ cũng bước sang một giai đoạn mới. Chúng ta hy vọng rằng Việt Nam sẽ phải thực hiện cái đổi mới mà quốc tế gọi là đổi mới Hai, tức là đổi mới về văn hoá và chính trị, sau cái đổi mới Một về kinh tế.”

Giáo sư Thayer nói trong bối cảnh hệ thống làm quyết định tại Việt Nam luôn bị che lấp dưới màn bí mật. Giới phân tích quốc tế cho rằng có hai phe cánh trong Bộ Chính trị, một bên có lập trường bảo thủ, trong đó có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và phe cải cách, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật được tin là đang tìm cách thắt chặt các quan hệ kinh tế và có thể cả quan hệ an ninh với Hoa Kỳ.

Theo Giáo sư Thayer thì sự khác biệt quan điểm trong các phe phái trong nội bộ Bộ Chính trị phức tạp hơn thế, vì không chia rõ rệt thành hai phe, phe thân Trung Quốc và phe thân Mỹ, mà khác biệt chủ yếu dựa trên sự đánh giá và quan hệ với các cường quốc phải như thế nào để đừng phương hại tới các lợi ích của quốc gia.

Nguồn: The Diplomat, The Washington Post, VOA Interview
.
___
.
.
___
.
Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ
    Lê Hồng Hiệp Gửi tới BBC từ Singapore | 2015-07-06
Ngày mai, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ. Chuyến thăm sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương vì ông Trọng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng thăm chính thức Washington.

Một số nhà bình luận có thể cho rằng vì ông Trọng là lãnh đạo Đảng chứ không phải nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ nên chuyến thăm chỉ mang ý nghĩa biểu tượng là chính. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn có thể giúp xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và mở đường cho các hợp tác có ý nghĩa hơn giữa hai cựu thù trong tương lai.

Chuyến thăm của ông Trọng sẽ được phía Mỹ đáp lại bởi chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội dự kiến vào cuối năm nay. Đây là một trong số những sự kiện đáng chú ý nhằm đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương.

'Đối tác toàn diện'

Sự phát triển quan hệ giữa hai cựu thù thời Chiến tranh Lạnh đã khiến nhiều người ngạc nhiên.

Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2014, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 28,66 tỉ đô la, chiếm khoảng một phần năm tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tới năm 2014, Mỹ cũng đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 10 tỉ đô la.

Về quan hệ chính trị và chiến lược, hai nước đã thiết lập một mối quan hệ “đối tác toàn diện” vào năm 2013.

Một xu hướng đáng chú ý trong quan hệ song phương là tầm quan trọng ngày càng tăng của các động lực địa chiến lược. Chắc chắn là sự phát triển quan hệ giữa hai bên kể từ sau bình thường hóa năm 1995 đã luôn được định hình một phần bởi các tính toán chiến lược của hai bên.

Tuy nhiên, trước khoảng năm 2010, sự phát triển đó chủ yếu được thúc đẩy bởi các động lực kinh tế và chính trị, đặc biệt là mong muốn của Việt Nam trong việc tận dụng thị trường, vốn và công nghệ của Hoa Kỳ để hiện đại hóa đất nước, cũng như ý định ngầm của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy một nước Việt Nam tự do và dân chủ hơn.

Kể từ năm 2010, mặc dù các động lực này vẫn còn phù hợp, nhưng các lý do chiến lược dường như ngày càng chiếm ưu thế.

Lý do đơn giản là vì hai bên ngày càng nhận thức rõ mối đe dọa gia tăng mà một Trung Quốc đang trỗi dậy đang đặt ra cho các lợi ích chiến lược của hai bên, nhất là tại Biển Đông.

Cũng cần nhớ rằng các động lực chiến lược đã từng đẩy hai bên rời xa nhau.

Thời kỳ 1945-46, Chủ tịch Hồ Chí Minh của một nước Việt Nam mới giành được độc lập đã nhiều lần gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman nhằm tìm kiếm sự hẫu thuẫn của Washington khi ông nhìn thấy sự xung đột giữa nước cộng hòa non trẻ với các lực lượng thực dân Pháp đang quay trở lại là điều không thể tránh khỏi.

“Dân tộc Việt Nam chúng tôi […] chỉ mới bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước. Chúng tôi cần an ninh và tự do […]. Sự an ninh và tự do này chỉ có thể được đảm bảo bởi nền độc lập của chúng tôi khỏi bất kỳ cường quốc thực dân nào, và sự tự do trong hợp tác với tất cả các cường quốc khác. Chính vì niềm tin vững chắc này mà chúng tôi đề nghị Hoa Kỳ, trong tư cách là người bảo vệ và ủng hộ Công lý Thế giới, có một bước đi vững chắc nhằm ủng hộ sự độc lập của chúng tôi”. Ông Hồ đã viết như vậy trong một bức thư gửi Tổng thống Truman đề ngày 16/02/1946.

Tuy nhiên, lời kêu gọi của ông Hồ đã không được Mỹ hồi đáp.

Trong những năm tháng định hình Chiến tranh Lạnh đó, áp lực của Pháp cũng như nỗi sợ về sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản vào Đông Nam Á dường như là những nhân tố chính lý giải cho sự thờ ơ của Mỹ đối với các đề nghị của ông Hồ.

Hơn nữa, xét về mặt chiến lược, việc Trung Quốc vẫn đang chìm trong nội chiến và chưa vươn lên thành một mối đe dọa an ninh rõ ràng đối với các lợi ích của Mỹ đã càng làm giảm tầm quan trọng địa chiến lược của một nước Việt Nam độc lập.

Hệ quả là hai nước đã bị các cơn sóng dồn dập của căng thẳng Chiến tranh Lạnh kéo xa nhau ra và cuối cùng vướng vào một cuộc xung đột vũ trang kéo dài và đẫm máu.

Thế nhưng 70 năm sau, quang cảnh địa chính trị khu vực đã thay đổi sâu sắc và hai cựu thù giờ đây đang rất muốn củng cố quan hệ song phương để đối phó với các thách thức an ninh mới.

Mối lo trước Trung Quốc?

Sự thay đổi quan trọng nhất chắc chắn là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Những năm 1940, một Trung Quốc suy yếu và bị chia rẽ hầu như không phải là một mối đe dọa đối với Việt Nam, và càng không phải là một mối đe dọa đối với các lợi ích của Hoa Kỳ ở Viễn Đông.

Nhưng giờ đây, trong khi một Trung Quốc hùng mạnh và hung hãn hơn trên Biển Đông đang là một mối quan ngại chính ở Hà Nội thì Washington cũng đang cảm thấy bất an trước việc Bắc Kinh theo đuổi quyết liệt một vị thế toàn cầu áp đảo hơn, điều theo thời gian chắc chắn sẽ lật đổ vị thế cường quốc dẫn đầu của Hoa Kỳ.

Do đó, hợp tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam đã được củng cố trong những năm gần đây, với bước đi lớn đầu tiên là bản Ghi nhớ về quan hệ quốc phòng ký năm 2011.

Các chỉ dấu khác của sự xích lại gần nhau giữa hai bên về mặt chiến lược còn có việc Mỹ cam kết năm 2013 sẽ cung cấp cho Việt Nam 18 triệu đô la để tăng cường năng lực hàng hải và mua các tàu tuần tra, cũng như quyết định của Mỹ vào tháng 10 năm 2014 nhằm dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Đầu tháng này, hai nước cũng đã công bố một bản “Tuyên bố tầm nhìn chung” nhằm củng cố quan hệ quốc phòng và làm cho mối quan hệ “đối tác toàn diện” thêm phần thực chất. Bất chấp những bước tiến này, hợp tác chiến lược song phương hiện tại vẫn còn khiêm tốn, và vẫn còn nhiều dư địa để nâng cấp trong tương lai.

Do đó, có thể nói, các động lực trong tam giác chiến lược Mỹ - Trung – Việt đã bước vào giai đoạn thứ ba trong một chu kỳ vòng tròn. Những năm 1950 và 1960, Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác để chống lại Mỹ.

Đến thời kỳ 1970 và 1980, Trung Quốc chuyển sang cộng tác với Mỹ để kiềm chế Việt Nam. Giờ đây, sóng đã đổi chiều khi Mỹ và Việt Nam đang tăng cường quan hệ chiến lược với Trung Quốc là đối thủ chung trong tâm trí của mình.

Như Lord Palmerston đã từng nói một câu nổi tiếng: “Chúng ta không có đồng minh vĩnh viễn, chúng ta cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chúng ta chỉ có các lợi ích vĩnh viễn”, Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như Trung Quốc, đang theo đuổi các lợi ích của mình, và khi lợi ích thay đổi, các “đồng minh” và “kẻ thù” cũng thay đổi.

Trung Quốc không nên oán trách các quốc gia khác vì những gì mà Bắc Kinh cảm nhận như là những diễn tiến chiến lược “thù địch” hay “chống Trung Quốc” trong khu vực.

Như việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên Trường Sa cho thấy, chính Trung Quốc đã kích hoạt các diễn tiến địa chính trị này, và vì thế cũng chỉ có Trung Quốc mới có thể đảo ngược lại những diễn tiến đó theo hướng có lợi cho mình.

Trong bối cảnh việc Trung Quốc tiếp tục hung hăng theo đuổi lợi ích của mình, nhất là trên Biển Đông, chưa có dấu hiệu thuyên giảm, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu sự xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington vẫn tiếp tục tiếp diễn bất chấp sự khó chịu từ Bắc Kinh.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp là nghiên cứu viên khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, và là giảng viên của Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM..
___
.
HD-981 và ba mũi giáp công của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam
    Trọng Nghĩa  | 2015-07-06
Ngày 25/06/2015, Bắc Kinh bất ngờ sử dụng trở lại biểu tượng của thái độ quyết đoán của Trung Quốc đối với Việt Nam tại Biển Đông : Giàn khoan nước sâu HD-981. Giàn khoan mà Trung Quốc đã cho hạ đặt trong vùng thềm lục địa của Việt Nam vào tháng Năm năm 2014, lần này cũng được đưa xuống Biển Đông, hướng về phía Việt Nam, nhưng nằm sát khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Đối với giới phân tích, mục tiêu hù dọa Việt Nam của Trung Quốc quả thật đã rõ ràng, vì hành động di chuyển giàn khoan được tiến hành và loan báo đúng vào thời điểm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị đi Mỹ, trong một chuyến đi được đánh giá là lịch sử, có khả năng đưa quan hệ Hà Nội - Washington chuyển sang một giai đoạn mới, điều mà Bắc Kinh không hề mặn mà.

Ý nghĩa gây sức ép lại càng mạnh hơn trong bối cảnh Trung Quốc, bất chấp những lời phản đối của quốc tế, vẫn tiếp tục xúc tiến các công trình xây cất trên các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp lên từ những bãi ngầm hay rạn san hô ở vùng quần đảo Trường Sa, những thực thể mà họ đã đánh chiếm từ tay Việt Nam và Philippines hàng chục năm trước đây. Điểm hệ trọng là Bắc Kinh đang cho xây dựng những cơ sở có thể dùng vào mục tiêu quân sự trên các đảo nhân tạo đó.

Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long (Đại học Maine Hoa Kỳ) đã ghi nhận ý đồ của Trung Quốc muốn hù dọa Việt Nam khi cho di chuyển giàn khoan HD-981 xuống gần Việt Nam, bên cạnh hai mục tiêu khác là : (1) thăm dò phản ứng của Việt Nam ; (2) đánh lạc hướng dư luận thế giới đang chú mục vào việc Trung Quốc xây căn cứ quân sự tại Trường Sa.

Hù dọa để Việt Nam không xích lại gần Mỹ

Điều khiến Bắc Kinh quan ngại là Việt Nam có thể thắt chặt thêm quan hệ với Mỹ nhân chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, và theo Giáo sư Long, mục tiêu hù dọa đó sẽ thất bại. Thậm chí, như nhận xét của hãng tin Anh Reuters, việc Trung Quốc viện đến giàn khoan HD-981 còn có tác dụng củng cố thêm ý muốn siết chặt quan hệ với Mỹ của Việt Nam.

Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, sự chuyển dịch của giàn khoan HD-981 đã nêu bật tình trạng Việt Nam đang phải chịu đến ba « mũi giáp công của Trung Quốc ; hai mũi trên Biển Đông là các cứ điểm quân sự đã và đang hoàn thành của Trung Quốc trên Biển Đông đặt ở hai vị trí yết hầu là Hoàng Sa và Trường Sa, và mũi thứ ba trên bộ là từ vùng biên giới với Cam Bốt ở phía Tây nam Việt Nam.

Chiến lược chung của Trung Quốc, tuy nhiên, theo giáo sư Long, lại là « giương đông kích tây », gây huyên náo tại vùng biên giới Việt Nam-Cam Bốt, đưa giàn khoan xuống gần Vịnh Bắc Bộ để thu hút sự chú ý của mọi người, trong lúc vẫn im lìm tiến hành xây dựng căn cứ quân sự tại vùng Trường Sa, đặt khu vực và thế giới vào tình thế sự đã rồi khi Trung Quốc hoàn tất công việc của mình.

Để đối phó với mưu toan áp đặt sự đã rồi của Trung Quốc trên Biển Đông, ngoài việc phải vận động công luận trong và ngoài nước, Giáo sư Long cho rằng Việt Nam cần mạnh dạn tham gia các cuộc tuần tra chung trên Biển Đông, cùng với các nước khác như Mỹ, Nhật, Úc ...

HD-981 hiện gần Việt Nam hơn năm 2014

Ngô Vĩnh Long : Theo một số bài báo, tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2015 thì giàn khoan Hải Dương 981 đã được neo ở cách đường ranh giới phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc khoảng 1 hải lý. Nếu đúng, thì vị trí của giàn khoan kỳ này gần đất liền Việt Nam hơn rất nhiều so với điểm Trung Quốc đã đặt giàn khoan này vào tháng 5 năm 2014.

Tôi nghĩ Trung Quốc họ muốn trêu chọc Việt Nam. Nếu chia từ Hải Nam đến Việt Nam, thì trong vùng Vịnh Bắc Bộ, nó nằm 1 hải lý về phía bên Trung Quốc chứ chưa nằm bên phía Việt Nam.

Ba mục đích : Gài bẫy, đánh lạc hướng, hù dọa

Ngô Vĩnh Long : Theo tôi, Trung Quốc để giàn khoan ở đó để nhử, nếu Việt Nam phản ứng thì họ sẽ nói : « Thấy không ? Mình đang neo cái giàn khoan này ở trong vị trí của đất mình, mà bọn Việt Nam lại la lối um xùm ! ».

Rồi nếu các nước khác ủng hộ Việt Nam, thì Trung Quốc cũng nói là mọi người đều xúm lại bắt nạt Trung Quốc, Trung Quốc là một nạn nhân, Trung Quốc không thể để cho bị bắt nạt mãi, cho nên Trung Quốc phải cứng rắn hơn !

Tôi nghĩ đó cũng là lý do vì sao Trung Quốc mới ra cái đạo luật bảo vệ an ninh quốc gia, nói rằng Trung Quốc không thể bị bắt nạt mãi, nếu ai bắt nạt họ thì họ sẽ phải cứng rắn hơn, sẽ dùng võ lực đánh các nước khác để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc... Vấn đề đưa giàn khoan vào sát gần Việt Nam là một cái cớ để đưa ra luật đó, và dùng luật đó như là một bước mới để lấn chiếm Biển Đông.

Mục đích thứ hai là đánh lạc hướng dư luận thế giới để Trung Quốc có thể tiếp tục hoàn tất các cơ sở quân sự trên các đạo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp ở Trường Sa.

Và mục đích thứ ba, mà tôi cho là mục đích chính, là để hù dọa Việt Nam trước chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, ngỏ hầu Việt Nam sẽ không dám siết chặt thêm quan hệ với Mỹ.

Quan hệ Việt Mỹ vẫn sẽ được siết chặt thêm

Ngô Vĩnh Long : Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ siết chặt thêm một mức mối quan hệ với Mỹ.

(1) Ông ấy là nhân vật chóp bu của đảng cầm quyền ở Việt Nam, cho nên cuộc viếng thăm Mỹ có tính cách biểu tượng rất quan trọng trong thời điểm hiện tại. Mỹ và Việt Nam muốn chứng minh rằng quan hệ giữa hai nước đang được củng cố chủ yếu là vì lợi ích của hai nước và an ninh chung của khu vực.

Đối với Mỹ, việc này gởi thông điệp đến nhiều người “chống Cộng” ở Mỹ là ý thức hệ không còn là rào cản đối với nỗ lực phát triển quan hệ giữa hai nước.

(2) Chuyến đi, dù chỉ có hai ngày, nhưng khẳng định bản Tuyên bố chung về Tầm nhìn Chiến lược mà Bô trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã ký đầu tháng Sáu năm nay (2015) và như thế sẽ giúp đưa quan hệ Việt-Mỹ tiến đến mục tiêu “đối tác chiến lược toàn diện.”

(3) Chuyến đi cũng sẽ giúp cho việc vận động dư luận Mỹ ủng hộ hiệp định “Đối tác Xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Partnership, TPP)... Nếu được thông qua, hiệp định này sẽ có lợi cho Việt Nam và Mỹ trên nhiều mặt, trong đó có việc phát triển kinh tế và củng cố an ninh cho toàn khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam đang bị 3 gọng kềm : Hoàng Sa, Trường Sa, biên giới Cam Bốt  

Ngô Vĩnh Long : Nếu chỉ tính Biển Đông, Việt Nam đang nằm giữa hai gọng kềm. Giàn khoan HD-981 chỉ là công cụ Trung Quốc xê dịch để thách thức, chứ quan trọng nhất là việc Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa, đã xây dựng cơ sở quân sự trên đó, thành lập thành phố Tam Sa trên đó để từ đó chỉ huy toàn bộ khu vực Biển Đông.

Cho nên, dù không có giàn khoan HD-981 được đẩy tới, đẩy lui, thì trên thực tế, Hoàng Sa với những cơ sở quân sự đó, đã là một cái gọng kềm gần Việt Nam nhất. Trong mấy năm qua, chúng ta đã nói nhiều lần là phải chú ý đến Hoàng Sa, một cái yết hầu của toàn Biển Đông...

Hiện nay, ngoài Hoàng Sa, Trung Quốc lại lập cơ sở quân sự trên 7 đảo ở Trường Sa, và tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ không ngừng ở đó, mà sẽ tiếp tục.

Để có thể tiếp tục, Trung Quốc đã mở một mũi (tấn công) khác : Thúc đẩy gây rối ở vùng biên giới phía Tây nam của Việt Nam, tức là vùng biên giới với Cam Bốt.

Đúng là Việt Nam đang bị “3 mũi giáp công” của Trung Quốc, hai mũi từ biển (Hoàng Sa, Trường Sa) và một mũi từ đất liền, (biên giới Tây nam với Cam Bốt). Đây là chiến lược “giương đông kích tây” của Trung Quốc.

Báo chí gần đây có nói đến sự cố ở cột mốc 203 ở biên giới Tây Nam... Tôi nghĩ đây không phải là vấn đề ngẫu nhiên. Những nhà nghiên cứu vấn đề dọc biên giới Việt Nam đã thấy là trong mấy tháng gần đây căng thẳng đã có ở hầu như gần hết tuyến biên giới giữa Cam Bốt và Việt Nam trong khi Trung Quốc đang bồi đắp các bãi chìm ở Trường Sa và xây dựng các căn cứ quân sự.

Chiến lược giương đông kích tây

Thành ra Trung Quốc rõ ràng là có chiến lược giương đông kích tây, làm cho nhiều người không hiểu là mục đích chính của Trung Quốc là gì. Theo tôi, đó là tiếp tục xây căn cứ ở Trường Sa,

Các căn cứ này có cảng nước sâu có thể giấu tàu ngầm ở đó, có ăng ten liên lạc vệ tinh, có tháp radar, v.v.

Việc quân sự hóa các đảo nhân tạo này không những là đe dọa đối với Việt Nam và các nước nhỏ khác trong khu vực mà còn là thách thức đối với những nước ngoài khu vực, đặc biệt là đối với Mỹ.

Từ bốn, năm năm nay, Trung Quốc đã cố ý thách thức Mỹ, chĩa mũi dùi vào Mỹ, bởi vì nếu Mỹ im lặng hay nhẹ tay thì Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn lướt. Cho nên, tôi thấy phản ứng (cứng rắn) của Mỹ mấy tháng gần đây là đúng hướng, vì nếu không thì Trung Quốc sẽ cứ tiếp tục khiêu khích, cứ tiếp tục xâm chiếm.

Trung Quốc sẽ tiếp tục "tằm ăn dâu" để áp đặt "sự đã rồi"

Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ sắp tới đây Trung Quốc sẽ tiếp tục những động thái “tầm ngặm dâu” (salami slicing). Họ nghĩ rằng nếu cứ hai bước tiến, một bước lùi nhẹ nhàng, không thách thức mạnh lắm, thì họ sẽ dần dần chiếm được Biển Đông, dần dần tạo ra được tình trạng « sự đã rồi » (fait accompli).

Theo tôi, Mỹ và các đồng minh phải vận động các nước trong khu vực cùng nhau tuần tra trên Biển Đông cũng như xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang xây các căn cứ quân sự. Nếu không thì Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới coi như là Việt Nam, Mỹ, hay là các nước khác đã chấp nhận « sự đã rồi ».

Trong trường hợp đó thì Trung Quốc càng làm tới và Mỹ sẽ mất rất nhiều uy tín. Nếu Mỹ mất uy tín, Trung Quốc sẽ cứ tấn công tới. Thành ra những động thái của Mỹ như trong vài tháng nay, đặc biệt là nâng cấp hợp tác quân sự với Việt Nam, đã đi đúng hướng, và tỏ ra là Mỹ đã có thái độ rõ ràng và cương quyết.

Khi mà Mỹ đã làm việc đó rồi thì Mỹ không thể lùi được, vì lùi sẽ bị xem là con hổ giấy, khiến cho các nước khác trong khu vực, kể cả Việt Nam, nói rằng Mỹ không đáng tin cậy. Và như vậy thì Mỹ, vốn đã tốn rất nhiều công, sẽ không được gì.

Cho nên tôi nghĩ rằng quan hệ Mỹ-Việt sẽ càng ngày càng được siết chặt, việc mời ông Nguyễn Phú Trọng là một biểu tượng, để cho thấy rằng hai bên sẵn sàng bỏ qua vấn đề ý thức hệ, hay tạm gác những vấn đề chưa đồng ý, để có thể cùng nhau bảo vệ lợi ích của nhau, cũng như của những nước khác trong khu vực.

Việt Nam đã bắt đầu có tiếng nói rõ ràng và kiên quyết hơn

Ngô Vĩnh Long : Ba tờ báo Việt Nam như Vnexpress, Vietnamnet, Giáo Dục Việt Nam, dường như mỗi tuần đều có bài nói về vấn đề Biển Đông. Ngoài ra ; vừa qua có một bộ phim 5 tập, được chiếu ở Việt Nam rồi được đưa lên Youtube và một vài chỗ khác. Rõ ràng là Chính phủ Việt Nam nghĩ rằng bây giờ phải tích cực vận động quần chúng trong nước. Và dư luận thế giới, vì bây giờ cũng có nhiều bài của một số người trong nước, viết bằng tiếng Anh, gởi đăng trên các báo nước ngoài.

Tôi thấy rằng Việt Nam đang có tiếng nói rõ ràng và cương quyết, và điều đó rất quan trọng vì Việt Nam có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực Biển Đông, nếu Việt Nam không lên tiếng thì khó có thể giúp các nước như Mỹ vận động quần chúng họ để ủng hộ Việt Nam, để bảo vệ quyền lợi các nước xung quanh Biển Đông.

Nên tuần tra chung với Mỹ, Nhật, Philippines ....

Trước mắt, Việt Nam nên tham gia các hoạt động tuần tra chung với Mỹ, Nhật, Úc, Phillippines, Ấn độ, Hàn Quốc, trên Biển Đông. Nếu một mình Việt Nam thì khó có thể bảo vệ lợi ích của Việt Nam, mà Việt Nam tuần tra một mình, thì Trung Quốc có thể tạo các sự cố, rồi lại bắt nạt Việt Nam.

Nhưng nếu Việt Nam tham gia các hoạt động tuần tra chung với các nước như tôi vừa kể, thì tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ phải e dè. Họ có thể đánh một nước như Việt Nam hay Philippines được, nhưng khó có thể đánh những nước lớn khác mà không bị thiệt thòi.
.
___
.
Kỳ vọng gì ở chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok | 2015-07-06
Dư luận tiếp tục chú ý đến hiệu quả thực sự của chuyến công du của tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam- Nguyễn Phú Trọng, sang Hoa Kỳ trong những ngày này.

Ngoài một số ý kiến nêu ra các tiến triển đạt được trong quan hệ Việt- Mỹ sau 20 năm bình thường hóa; nhiều người khác vẫn cho rằng còn quá sớm để nói đến kết quả của chuyến đi. Thậm chí có ý kiến còn thẳng thừng cho là không đánh giá cao về chuyến đi này.

Hồi hộp chờ đợi!

Trước khi lên đường sang Hoa Kỳ, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Mỹ ngay tại trụ sở Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vào chiều ngày 3 tháng 7 vừa qua.

Theo nhiều người thì dù trong bài trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Phú Trọng có thừa nhận vai trò của Hoa Kỳ trong tình hình hiện nay ở khu vực Biển Đông nhưng nhiều vấn đề quan trọng khác cũng mang tính chung chung như lâu nay.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một trí thức gần đây có nhiều bài viết phản biện về chủ thuyết Mác- Lê Nin và đường lối của đảng cộng sản Việt Nam, nói về quan tâm đối với chuyến công du Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng cũng như đánh giá về khả năng có thay đổi gì nơi nhân vật này:

“Nói chung chuyện này cả nước đang hồi hộp theo dõi thôi, cũng chưa biết thế nào! Tại vì ông Trọng trong một thời gian dài vừa rồi tỏ ra là con người gắn kết với Trung Quốc, ông tỏ ra kiên trì (với) chủ nghĩa Mác- Lê Nin, ông tỏ ra là con người như ở đây người ta xếp vào loại ‘bảo thủ’. Không biết có gì xui đẩy ông để như thế nào!? Thành ra hiện nay người ta cũng đang còn theo dõi thôi, chứ còn những lời phát biểu của ông mà tôi nghe được cũng chỉ nói chung chung thôi; chưa có gì để chứng tỏ ông ta trở cờ cả. Vì ‘cờ’ và ngọn gió của ông Trọng thì từ trước đến nay trong nước đều cho ông thuộc nhóm bảo thủ. Nhất là trong vụ 100 năm ngày sinh ông Nguyễn Văn Linh vừa rồi. Tôi theo dõi thì thấy ông Trọng ca ngợi ông Linh hết điều về những điều mà người ta cho rằng ông Linh là người bảo thủ ví dụ như kiên trì đường lối Mác- Lê nin, không bao giờ chấp nhận tam quyền phân lập, không thể chấp nhận đa nguyên- đa đảng; và vấn đề nhân quyền chẳng hạn thì mấy hôm nay cũng chưa thấy có chuyển biến gì cả. Thành ra trong nước cũng phập phồng theo dõi thôi, chưa dám đánh giá gì cả.”

Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang cũng bày tỏ một tâm trạng hồi hộp tương tự của giáo sư Nguyễn Đình Cống; đồng thời cũng có những nhận định về tình thế hiện nay của Việt Nam:

“ Hiện nay tình hình Biển Đông sôi sục; trước tình thế như vậy ban lãnh đạo Việt Nam không thể nào giữ nguyên lập trường mà người dân mỉa mai là ‘lập trường Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc’ được. Và phải có cái gì đó để thể hiện để còn giữ được chút gì trong cái gọi là ‘niềm tin’ của nhân dân. Họ cố tình giữ cho được cái đó, chứ nếu không giữ được thì sẽ bùng phát những chuyện rất lớn và có thể đổ ngay trong ngày một ngày hai. Do đó họ phải có chính sách chìa bàn tay ra nắm lấy bàn tay của Mỹ và của một số các quốc gia khác đã chìa ra để hợp tác trong vấn đề Biển Đông, khống chế tham vọng ngông cuồng và nguy hiểm của Trung Quốc.”

Phó giáo sư Vũ Tường thuộc Đại học Oregon, Hoa Kỳ trong bài viết tựa đề ‘Chính trị Việt Nam qua chuyến đi Mỹ của ông Trọng” đăng trên BBC nêu rõ “Xin phép được tiết lộ trước kết luận của bài viết: Nói chung chúng tôi không đánh giá cao chuyến đi của ông Trọng”.

Hy vọng nơi thế hệ lãnh đạo mới!

Một luật sư hiện sống tại Canada, ông Vũ Đức Khanh thì nói rõ nếu có gì thay đổi ở Việt Nam thì chỉ có thể xảy ra vào năm tới sau khi đại hội đảng 12 kết thúc với thành phần lãnh đạo mới mà thôi.

“Thế hệ lãnh đạo mới ví dụ như thế hệ của ông phó thủ tướng Vũ Đức Đam, hay ông Phạm Bình Minh, ông Nguyễn Thiện Nhân. Những người đó được đào tạo khá cơ bản và bài bản ở các quốc gia Phương Tây. Họ đang ở trong giai đoạn bước vào Bộ Chính Trị hay đã ở trong Bộ Chính Trị như ông Nguyễn Thiện Nhân rồi. Thế hệ đó ở thời điểm mấu chốt của Việt Nam mà theo tôi nghĩ sẽ có những thay đổi rất quan trọng từ năm 2016 trở đi.”

Vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc

Trong thời gian tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang thăm Mỹ thì tại Tòa án Trọng tài thường trực ( PCA) ở La Haye, Hà Lan diễn ra phiên điều trần đầu tiên về vụ kiện do Philippines đứng đơn về đường lưỡi bò của Trung Quốc tại Biển Đông.

Nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sinh sống tại Pháp, ông Trương Nhân Tuấn, nói về diễn tiến của vụ kiện này và ý nghĩa của nó:

“Theo lịch trình, ở phiên họp đầu tiên này, Tòa sẽ làm hai việc: thứ nhứt là tuyên bố về thẩm quyền của Tòa đối với vụ kiện. Thứ hai là về sự hợp lệ của hồ sơ Phi. Dĩ nhiên là vụ kiện này có quan hệ mật thiết đối với với VN.

TQ đã tuyên bố không tham gia vụ kiện. Lập luận đáng ghi nhận của TQ qua bản tuyên bố nhằm trả lời vụ kiện :thứ nhất Tòa không có thẩm quyền vì cốt lõi của vụ kiện liên quan đến “chủ quyền lãnh thổ” mà điều này không thuộc phạm trù của Công ước Quốc tế về Biển 1982. Thứ hai vụ kiện liên quan đến vấn đề “phân chia ranh giới biển” mà điều này TQ đã bảo lưu năm 2006 ( loại trừ mọi biện pháp trọng tài có mục đích phân chia ranh giới biển).

Theo tôi, rất có thể Tòa sẽ không có thẩm quyền để phân xử ở một số điều trong hồ sơ của Phi vì các điều này liên quan đến chủ quyền cũng như một số việc phân định biển mà TQ đã bảo lưu. Nhưng ở các điều như về hiệu lực pháp lý của đường chữ U, hay một số điều liên quan các bãi đá chìm, nổi mà TQ đã chiếm và mới xây dựng, thì tuyên bố của Tòa liên quan trực tiếp đến VN. Đường chữ U chín đoạn, cũng như hành vi của TQ ở các đảo TS, là nhưng quan ngại hàng đầu của VN hiện nay.

Về mối liên quan giữa việc xây dựng một cách gấp rút các bãi đá và vụ kiện của Phi, tôi cho rằng nó có quan hệ với nhau. Hành vi xây dựng và mở rộng các bãi đá của TQ đã đặt Tòa vào việc đã rồi. Việc xây dựng của TQ có một không hai trong lịch sử thế giới.

Hành vi xây dựng đảo của TQ đã xóa hết những vềt tích, những bằng chứng, chắc chắn sẽ đưa Tòa vào thế khó xử. Theo tôi đây là hành vi cố ý của TQ. Họ muốn đặt quốc tế vào việc đã rồi. Dầu thế nào thì mọi sự mập mờ về pháp lý đều có lợi cho TQ.”

Tin cho biết đích thân ngoại trưởng Philippines, ông Albert Del Rosario dần đầu phái đoàn nước ông đến để trình bày tại phiên tòa.

Việt Nam là quốc gia bị đe dọa trực tiếp bởi tuyên bố chủ quyền gần như trọn Biển Đông của Trung Quốc; thế nhưng cho đến nay chính quyền Hà Nội vẫn chưa có những biện pháp quyết liệt như Philippines là kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế.

Ngoài những tuyên bố phản đối của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, gần đây thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị cấp cao Mê Kong- Nhật Bản tại Tokyo có phát biểu về việc Trung Quốc cải tạo, xây dựng quy mô những đảo nhân tạo ở Trường Sa. Theo ông Dũng đó là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông DOC.
.
___
.
Quan hệ Mỹ - Việt và chuyến thăm của ông Trọng
    Tiến sỹ Zachary Abuza Nhà nghiên cứu từ Southeast Asia Analytics | 2015-07-06
Vào ngày 7/7, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chưa từng có tới Hoa Kỳ.

Mặc dù ông Trọng không trực tiếp kiểm soát chính quyền, khả năng đưa ra đường lối của Đảng Cộng sản (ĐCS) là rất lớn.

Ông Trọng là người bị giằng xé giữa quá khứ và tương lai.

Hai mươi năm sau khi quan hệ ngoại giao được tái lập, nhiều người trong ĐCS vẫn nghi ngờ ý định của Hoa Kỳ trong lúc người dân Việt Nam coi quan hệ với Hoa Kỳ là quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và an ninh.

Dù Chủ tịch Trương Tấn Sang đã gặp Tổng thống Obama ở Nhà Trắng hồi tháng Bảy năm 2013, đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư ĐCS gặp Tổng thống Hoa Kỳ.

Trong nhiều năm qua, trở ngại là vấn đề nghi thức: ông Trọng là lãnh đạo đảng, không phải nguyên thủ quốc gia khiến người ta kêu gọi thống nhất hai vị trí giống như ở Trung Quốc. Nhưng Việt Nam tự hào về lãnh đạo tập thể và đã không thay đổi.

Nhưng hai nước hiểu rằng thắt chặt quan hệ là quá quan trọng và không thể để vấn đề nghi thức cản trở.

'Không đình đám'

Chuyến đi của ông Trọng được xem là không đình đám và ít lễ nghi. Nhưng một loạt ủy viên cao cấp của Bộ Chính trị đã có những chuyến thăm thầm lặng nhưng rất xây dựng tới Washington.

Mối quan hệ đang được vun đắp tại những cấp cao nhất và trong mọi lĩnh vực bao gồm quốc phòng, thực thi luật pháp, thương mại và đầu tư.

Việt Nam bước đi thận trọng với Biên bản Ghi nhớ hồi năm 2011 về hợp tác quốc phòng và Hoa Kỳ đã có sự kiên nhẫn hiếm thấy do ý thức được thực tế chiến lược của Hà Nội. Hai bên đã có được sự tin cậy và giờ đang thắt chặt quan hệ an ninh.

Việc bỏ một phần cấm vận vũ khí hồi năm 2014 là bước phát triển quan trọng dù chủ yếu mang tính biểu tượng.

Ông Trọng sẽ kêu gọi bỏ toàn bộ cấm vận nhưng chuyện bỏ toàn bộ cấm vận cũng sẽ không làm thay đổi căn bản quan hệ hai bên.

Nga và Ấn Độ sẽ vẫn là những nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam ngay cả khi Việt Nam sản xuất nhiều vũ khí theo giấy phép hơn.

Hoa Kỳ có thể lấp đi những lỗ hổng, chẳng hạn các vũ khí chống tàu ngầm.

Hoa Kỳ muốn có thêm những chuyến cập cảng [cho tàu quân sự], nhiều hơn so với mức một năm một lần hai bên đã đồng ý hồi năm 2011.

Hai bên cũng đã có những cách để hợp tác nhiều hơn nhưng ít có khả năng Việt Nam cho phép Hoa Kỳ vào Cảng Cam Ranh.

Hoa Kỳ còn muốn triển khai trước các trang thiết bị cứu trợ, cứu nạn như họ đã làm ở Thái Lan.

Ngoài ra Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy để có thêm tập trận hải quân song phương và đa phương với Việt Nam và đây cũng là điều quan trọng với Việt Nam vốn tăng cường đáng kể hải quân nhưng kinh nghiệm, học thuyết và đào tạo còn hạn chế.

Yếu tố Trung Quốc

Hai bên xích lại gần nhau hơn do sự táo bạo của Trung Quốc ở Biển Đông.

Dù Hoa Kỳ không có quan điểm chính thức về chủ quyền biển đảo, Washington chia sẻ sự hoảng hốt của Việt Nam trước tốc độ và quy mô xây dựng bảy đảo mới của Trung Quốc.

Nhưng hai bên lại có khác biệt liên quan tới ý nghĩa chiến lược.

Hoa Kỳ quan tâm tới tự do hàng hải, không chỉ chuyện hàng hóa trị giá 5.000 tỷ đi qua vùng biển đó, mà còn quyền ra vào hải phận của hải quân.

Hoa Kỳ coi việc xây dựng phi trường ở Hoàng Sa và Đá Chữ Thập là nhằm để có khả năng thiết lập vùng nhận dạng phòng không.

Cuối cùng, Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc toan cản Hoa Kỳ vào Biển Đông để triển khai tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.

Hà Nội có quan ngại cấp bách hơn: Họ cho rằng Trung Quốc đang tăng cường khả năng để ngăn chặn họ khai thác tài nguyên tự nhiên cũng như chặn đường tới 28 đảo và rặng đá.

Nếu Trung Quốc ngăn chặn Việt Nam tiếp tế cho các cơ sở [trên biển] của họ thì liệu Hoa Kỳ có coi đó là vi phạm tự do hàng hải và như vậy là đe dọa tới lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ?

Dù quan hệ song phương đã được cải thiện nhiều so với hồi năm 2014 khi Trung Quốc đặt giàn khoan lớn nhất của họ HY981 trong thềm lục địa của Việt Nam một cách khiêu khích, Hà Nội ý thức được rằng Trung Quốc vẫn còn nhiều công cụ để sử dụng nếu như họ muốn đẩy căng thẳng lên cao hoặc thực thi tuyên bố chủ quyền.

Những công cụ này bao gồm sức mạnh quân sự, lực lượng tuần duyên lớn nhất trong vùng, các đội tàu đánh cá và các tàu khai thác dầu.

Việc Trung Quốc đặt giàn khoan HY981 gần với biên giới biển của Việt Nam hồi tháng Sáu năm 2015 là nhằm để gửi tín hiệu tới Hà Nội rằng quan hệ được nâng cao giữa Hà Nội và Washington không thể cản được Trung Quốc theo đuổi các quyền lợi quốc gia.

'Xoay trục chiến lược'

Cả chính quyền và người dân Việt Nam đều xem Hoa Kỳ như lực cân bằng quan trọng đối với Trung Quốc. Nhưng Hà Nội muốn có đảm bảo rằng sự xoay trục chiến lược không chỉ là chính sách nhất thời của một tổng thống sắp hết nhiệm kỳ mà là chính sách sẽ được các chính quyền tương lai theo đuổi.

Và Hà Nội cũng nhấn mạnh lại rằng cốt lõi của chính sách an ninh của họ vẫn là đa phương với quan hệ gần gũi với Ấn Độ, Nga, ASEAN, Nhật Bản, cũng như Hoa Kỳ.

Về mặt kinh tế, có rất nhiều liên hệ quan trọng. Việt Nam đã trở thành nước ASEAn xuất khẩu nhiều nhất vào Hoa Kỳ và có thặng dư thương mại.

Dù thương mại song phương với Hoa Kỳ vẫn ở dưới mức 50 tỷ kim ngạch thương mại Việt - Trung, nó có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều với nền kinh tế Việt Nam.

Trung Quốc có thâm hụt thương mại đáng kể với Việt Nam và hàng hóa rẻ của họ tràn ngập thị trường trong khi họ nhập khẩu các nguyên liệu thô như bauxite khiến dư luận bất bình vì lo ngại ảnh hưởng tới môi trường.

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam cũng mang tính chính trị và gây lo ngại về an toàn, chất lượng cũng như số lượng lớn công nhân Trung Quốc vào Việt Nam.

Việt Nam thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và các công ty phương Tây.

Trong một khảo sát gần đây của Pew, 69% người Việt Nam được hỏi nói có quan hệ thương mại với Mỹ quan trọng hơn trong khi chỉ có 18% nói quan hệ thương mại với Trung Quốc quan trọng hơn.

Không nước nào phải thay đổi nhiều để tham gia Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP như Việt Nam, bao gồm giảm các lợi thế đối với doanh nghiệp nhà nước.

Điều này cũng cho phép các nhà cải cách Việt Nam thúc đẩy những cải cách cần thiết, chấm dứt những bảo hộ thiếu hiệu quả vốn ngăn cản sự phát triển.

Theo khảo sát của Pew, 89% người Việt Nam nói tư cách thành viên TPP là điều tốt, mức ủng hộ cao nhất trên thế giới.Tuy nhiên cảm trở lớn nhất đối với cải cách doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hóa vẫn là các quan chức chính quyền vốn lo ngại rằng cải cách thị trường sẽ giảm khả năng kiếm lợi của họ.

Vấn đề nhân quyền và di sản cuộc chiến

Nhân quyền vẫn là vấn đề gai góc nhất trong quan hệ song phương.

Những người bảo thủ trong ĐCS tin rằng Hoa Kỳ dùng vấn đề nhân quyền để làm phương hại sự độc quyền quyền lực của ĐCS.

Hoa Kỳ xem chính quyền Việt Nam như đối tác chính trong vùng nhưng cũng kiên quyết đề nghị Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền, nhất là tôn trọng luật pháp, quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và tự do hội họp.

Hoa Kỳ hài lòng rằng trong năm 2015, chính quyền Việt Nam chỉ bắt một nhà bất đồng chính kiến dù nhiều người khác đã bị đánh đập, sách nhiễu và trấn áp.

Dù Hà Nội đã trả tự do cho luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân, việc họ sử dụng cáo buộc "trốn thuế" cho thấy đây là công cụ mới để tấn công các blogger và những người khác quan điểm.

Mặc dù còn nhiều vấn đề nhân quyền, Hoa Kỳ cần để ý tới những cải cách từ từ nhưng có ý nghĩa về quyền con người.

Điều này bao gồm kêu gọi của Chủ tịch Sang về chấm dứt bức cung và ép cung của cảnh sát, điều khiến cho một số cảnh sát và quan tòa bị truy tố.

Chính quyền cũng đã thôi trấn áp mạng xã hội và vô hình chung chấp nhận nó và mạng xã hội giờ là nguồn tin chủ yếu của nhiều người. Đây cũng là điểm quan trọng nữa.

Không gian cho bất đồng chính kiến và chia sẻ thông tin vẫn còn rất hạn chế nhưng nó cũng chưa bao giờ tự do như hiện nay.

Các nhà lãnh đạo dần nhận ra rằng kiểm soát internet đe dọa ngành công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin.

Cũng vậy, chuyện công nhân đã đòi lại được quyền lợi sau biểu tình chưa từng có hồi tháng Ba, tháng Tư năm 2015 sẽ càng làm cho đình công thêm nhiều.

Hoa Kỳ phải nhận thấy rằng dù Việt Nam vẫn là quốc gia độc đảng vốn không chấp nhận bất đồng, giới lãnh đạo đang ngày càng thích ứng với người dân hơn.

Điều này càng đúng với sự chuyển đổi lãnh đạo quan trọng dự kiến diễn ra ở Đại hội Đảng lần thứ 12 vào năm 2016 khi các quan chức trẻ hơn, được đào tạo tốt hơn, hiểu truyền thông và internet hơn bước vào các vị trí lãnh đạo.

Việt Nam đang thay đổi cho dù họ vẫn có những đợt trấn áp khi này khi khác và điều này cho thấy còn có nhiều thứ cần thay đổi.

Việt Nam vẫn là một trong các quốc gia hàng đầu về bỏ tù nhà báo và blogger.

Chuyện đóng cửa cả một tờ báo vì quá hăng hái đưa tin về tham nhũng của chính quyền đi ngược lại cam kết diệt trừ tham nhũng của chính phủ cho dù tham nhũng được xem là đe dọa sự tồn vong của ĐCS.

Quan hệ song phương thể hiện mạnh mẽ nhất trong giao lưu giữa nhân dân hai nước. Trong năm 2013-2014 có hơn 16.500 sinh viên Việt Nam học tại các đại học Hoa Kỳ, chiếm 35% tổng sinh viên từ ASEAN và bằng tổng số sinh viên từ Philippines, Thái Lan và Malaysia cộng lại.

Sự trở lại của Việt kiều trong vai các doanh gia, nhà đầu tư và những người quản lý có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.

Và cuối cùng là các vấn đề tồn tại từ cuộc chiến. Tới nay Hoa Kỳ đã cung cấp 130 triệu đô la để tẩy rửa Tác nhân Cam.

Nhưng vẫn chưa có ngân sách dành riêng hay đủ để tẩy rửa các khu khác ngoài sân bay Đà Nẵng như sân bay Biên Hòa hay [trợ giúp] 4,5 triệu người bị phơi nhiễm.

Hoa Kỳ nhất mực coi đây là vấn đề nhân đạo, không phải là bồi thường chiến tranh.

Nhưng nếu Hoa Kỳ muốn đẩy mạnh quan hệ, họ phải đối mặt với trách nhiệm bằng cách giải quyết quá khứ.
.
___
.
Quan hệ Việt - Mỹ sẽ về đâu? http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/07/150706_fred_brown_iv     BBC | 2015-07-06
Mặc dù đa số người dân Việt Nam mong muốn Hà Nội và Washington xích lại gần nhau hơn nhiều nữa, một chuyên gia quan sát quan hệ Việt Mỹ nói hai bên khó có thể là đồng minh thân thiết.

Ông Fred Brown, cựu Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng hồi trước năm 1975 nói Trung Quốc vẫn luôn quan trọng đối với Hoa Kỳ.

Ông nói trong phỏng vấn với Nguyễn Hùng ở Washington DC cách đây vài tuần rằng ông không thấy triển vọng Việt Nam và Hoa Kỳ là đồng minh ký hiệp ước trong tương lai trước mắt.

Về lâu dài, ông Brown nói các nhà lãnh đạo Việt Nam cần hiểu lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ nằm ở đâu và ứng xử hợp lý với những lợi ích quốc gia đó.

Quý vị cũng có thể theo dõi toàn bộ phỏng vấn trên kênh YouTube của BBC Tiếng Việt.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng đến Nhà Trắng: Những câu hỏi đặt ra?
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA | 2015-07-06
Vào lúc 8 giờ sáng hôm qua thứ Hai 6/7/2015, giờ Washington DC, TBT Nguyễn Phú Trọng đã cùng với phái đoàn Việt Nam đáp xuống phi trường quân sự Andrews để bắt đầu chuyến thăm Hoa Kỳ, và trưa nay ông sẽ có cộc gặp với Tổng thống Barack Obama tại Nhà trắng.

Nhân dịp này Đài Á Châu Tự Do tổng hợp câu trả lời nội dung: Bạn muốn Tổng thống Barack Obama nói gì với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng? Và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nên nói gì với Tổng thống Obama?

Ích nước, Lợi dân, Rũ bỏ giáo điều

Ước mong của người Việt trong và ngoài nước thật đơn giản về chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ qua lời mời của Tổng thống Obama, tất cả chừng như tập trung vào điều mà ông Tổng bí thư có thể thực hiện được trong chuyến đi này nếu ông đại diện cho chế độ Cộng sản làm việc với tổng thống một cường quốc lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ với tâm nguyện ích nước lợi dân, rũ bỏ mọi thành kiến giáo điều và nhất là mạnh dạn thực hiện chính sách ngoại giao cởi mở, thông minh nhằm tìm chỗ dựa vững chắc cho công cuộc chống trả sức ép của cường quyền Trung Quốc.

Từ Hà Nội, PGS TS Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban biên giới chính phủ cho biết nguyện vọng lớn nhất mà ông mong TBT sẽ đặt ra với Nhà Trắng:

“Tôi rất mong muốn chuyến đi này của TBT đáp ứng được nguyện vọng khẳng định mối quan hệ hợp tác đối tác toàn diện với Hoa Kỳ trên các lãnh vực và tạo được sự tin cậy trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đấy là điều quan trọng nhất. Cái mong muốn phát triển quan hệ giữa hai nước theo đúng với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là liên minh liên kết với Hoa Kỳ để cùng bảo vệ hòa bình ở Biển Đông cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Nếu như TBT đưa một thông điệp rõ ràng như vậy thì tôi nghĩ rằng điều này quan trọng nhất.”

Trong khi đó từ tiểu bang Virginia Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, bào huynh của nhà tranh đấu cho dân chủ nhân quyền là BS Nguyễn Đan Quế cho biết những gì mà ông cho rằng Tổng thống Obama có thể đặt ra cho TBT Nguyễn Phú Trọng qua kinh nghiệm giao tiếp với các chính trị gia Hoa Kỳ cũng như lần trực tiếp gặp gỡ Hội đồng An Ninh Quốc gia trong Nhà Trắng vừa qua:

“Điều mà chúng tôi muốn đề nghị Tổng thống mà chúng tôi cũng chắc ông sẽ nói. Có hai điều rất quan trọng trước khi ông ấy nói đến việc cộng tác với Việt Nam trên lĩnh vực như kinh tế, tài chánh, chính trị, quân sự…cũng như cho Việt Nam gia nhập TPP trước tiên ông sẽ nói hai điều theo tôi nghĩ. Thứ nhất nhà cầm quyền cộng  sản Việt Nam phải dành nhiều thời giờ hơn nữa để lo đời sống, phúc lợi cho dân chúng Việt Nam và đồng thời cũng phải tôn trọng các giá trị nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam. Phải đối xử công bằng với tất cả mọi công dân và điều thứ hai tôi thấy ông cần phải nói là làm như vậy không có nghĩa làm yếu tư thế của Việt Nam mà sẽ làm cho Việt Nam giàu mạnh hơn, có uy tín hơn. Tôi nghĩ cái điều này là điều chúng tôi mong muốn ông tổng thống nói với ông Nguyễn Phú Trọng.”

Từ Hà Nội TS Nguyễn Thanh Giang cho rằng Tổng thống Obama đã có động thái hòa giải với Việt Nam qua việc mời một TBT đảng Cộng sản thì ông cũng nên nhân nhượng thêm một chút vì lợi ích chung của hai nước, nhất là Việt Nam:

“Việc ông Obama mời ông TBT và lại chịu khó tiếp một ông TBT đảng Cộng sản thì tôi cho rằng ông ấy đã có một sự nhân nhượng và chiếu cố. Thế thì tôi mong rằng ông ấy dẽ làm sao chiều thêm một bước nào đó để anh Nguyễn Phú Trọng anh ấy có đụng với thực tế có thể làm cho anh ấy chuyển hóa một phần tư tưởng nào đó để trở nên mạnh mẽ quyết tâm hơn giũ bỏ tư tưởng Mác Lênin, những liên quan chặt chẽ với Trung Quốc để ngã một phần sang Hoa Kỳ.”

Dân chủ, Nhân quyền, thượng tôn Luật pháp

Từ Washington DC, TS Nguyễn Đình Thắng chia sẻ những điều mà ông muốn Tổng thống Obama đặt ra với TBT Nguyễn Phú Trọng:

“Điều mà Tổng thống Obama cần nêu lên với Ông Nguyễn Phú Trọng là Việt Nam chỉ có thể là một quốc gia, chế độ liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ về các đối tác mậu dịch, an ninh quốc phòng, thương mại, đối ngoại khi Việt Nam trở thành một quốc gia tôn trọng quyền con người. Thứ hai luật pháp Việt Nam phải minh bạch và thứ ba là Việt Nam phải bắt đầu một tiến trình để dân chủ hóa và hội nhập bền chặt vào khối ASEAN hiện nay.”

Trên mục lấy ý kiến thính giả, độc giả của Đài Á Châu Tự Do về hai câu hỏi: “Bạn muốn Tổng thống Barack Obama nói gì với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng? Và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nên nói gì với Tổng thống Obama?” Độc giả Bùi Thị Ngọc Hương gửi từ Huyện Châu thành Tiền Giang cho biết:

“Bỏ điều 4 hiến pháp - Bầu cử tự do. Công đoàn lao động độc lập.Tự do hành đạo.Thả tất cả tù nhân chính trị. Chấm dứt tình trạng công an giả dạng côn đồ.”

Chị Ngọc Hương cũng gửi từ Tiền giang cho biết:

“Nguyễn phú Trọng cần nói với TT Obama "Đảng Cộng sản Việt nam chọn chủ nghĩa Cộng sản để làm tay sai cho Liên xô và Trung cộng là một sai lầm lớn, Việt nam đang bị Tàu cộng đô hộ. Cần nhân dân, chính phủ và Tổng thống Obama của Hoa kỳ yễm trợ nhân dân Việt nam chống lại Tàu cộng để lấy lại chủ quyền đất đai và biển đảo đã bị mất.”

Một người tên KIM gửi từ Sài Gòn:

“Yêu cầu VN thay đổi hiến pháp phù hợp với những cam kết quốc tế mà VN đã tham gia : Nhân quyền , tự do lập hội , tự do báo chí , tự do biểu tình.”

Hỏi gì? Nói gì?

Đặc biệt một độc giả tên Tám Nông dân gửi từ Cần Thơ cho biết những câu hỏi khá hóc búa của ông:

“Tôi muốn Tổng thống Mỹ hỏi ông Trọng: Ngài có yêu tổ quốc, yêu dân tộc ngài không mà ngài dẫn dắt họ đi trên con đường mà đến cuối thế kỹ này còn không biết tới đâu. Ngài có nhìn thấy các nước đồng minh của Mỹ ở Châu Á có nước nào nghèo đói không? còn các nước đồng minh của Trung Quốc có giàu có được không? Ngài có thấy Chủ nghĩa Cộng sản ở tại cái nôi của nó người ta còn vứt bỏ từ năm 90 rồi không? Ngài có thấy các nước Châu á như Nhật, Hàn, Đài Loan, Philippine... Chơi với Mỹ có bị mất 1cm2 đất nào không? Chơi với Trung Quốc thì sao ngài biết rõ rồi. Ngài có muốn dân tộc ngài ấm no, hạnh phúc không? Ngài có muốn Tổ quốc ngài được bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ như các nước đồng minh của Mỹ ở Châu Á không? Nếu Ngài muốn những điều trên thì Obama này luôn mở rộng vòng tay chào đón và cưu mang ông.

Ông Trọng hỏi Ông Obama: Trước nay tôi vay tiền Trung Quốc quá nhiều để đánh nước của ngài theo chỉ đạo của Trung Quốc và Liên Xô, đó là bước đi lỡ dại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam tôi. Nếu ngài không thù dai để bụng thì ngài có thể cho tôi vay số tiền trả phứt cho TQ cho rồi? Nước tôi đang bị TQ ăn hiếp mà không ai thèm tiếp vì cái nhãn ý thức hệ sai lầm của chúng tôi; Tôi van ngài giúp tôi giữ nước thì ngài có hết lòng giúp tôi không? Tôi có đọc quyển "Chiến thắng không cần chiến tranh" của cố TT Nixon, tôi cũng biết chế độ cộng sản chỉ còn cái xác không hồn mà thôi. Nếu ngài không chấp nhất thì tôi xin chơi với Mỹ để dân nước tôi được ăn ngon mặc đẹp như Đài Loan, Hàn Quốc. Ngài có chấp nhận không? Chúc cho quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ đời đời bền vững.”

Còn anh Nguyễn Chiến Thắng đặt câu hỏi như sau:

“Tôi muốn tổng thống Mỹ nên hỏi ông Tổng bí thư ĐCSVN rằng ông có phải là một người VN yêu nước không? Và nếu như ông là người yêu nước VN vậy tại sao lại để VN bị TQ lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải mà không dám phản kháng?

Còn với ông Tổng bí thư ĐCSVN thì tôi muốn ông hỏi tổng thống Mỹ rằng, nếu như giữa VN và TQ xảy ra chiến tranh thì quân đội Hoa kỳ sẽ bênh vực nước nào? Liệu có tái diễn tình hình hồi năm 1974 khi Hoa kỳ để mặc cho TQ chiếm Hoàng sa từ tay đồng minh của mình là chính thể VNCH hay không?”

Vừa rồi là các câu hỏi mà người Việt trong và ngoài nước mong muốn hai vị lãnh đạo quốc gia nói với nhau nhằm tiến tới kết quả tốt lành cho Việt Nam. Đài Á châu Tự do thành thật cảm ơn quý vị đã vui lòng tham gia cuộc thăm dò này.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng tạo dấu ấn nào tại Hoa Kỳ?
    Nam Nguyên, phóng viên RFA | 2015-07-06
Chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6 đến 10/7/2015 của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có ý nghĩa gì khác biệt với 4 cuộc viếng thăm nước Mỹ trong 20 năm qua của các Thủ tướng và Chủ tịch Nước Việt Nam.

Tiếp tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nhà Trắng?

Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón ở Nhà Trắng ở Thủ đô Washington vào ngày 7/7/2105, thì rõ ràng ông là người đầu tiên trong vai trò nhà lãnh đạo thể chế độc đảng toàn trị Việt Nam thực hiện việc này. Đây có thể là điểm khác biệt cốt lõi, theo nhận định của Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân trên truyền thông nhà nước, chuyến đi của Tổng Bí thư cho thấy Washington đã có sự tôn trọng đối với thể chế chính trị của Việt Nam. Hoặc như một số ý kiến khác cho rằng Hoa kỳ không còn đặt nặng vấn đề ý thức hệ.

Cách đây 20 năm vào ngày 11/7/1995 hai nước cựu thù Việt Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Từ xuất phát điểm trao đổi thương mại hai chiều trị giá chỉ 451 triệu USD năm 1995 đã tăng lên mức 35 tỷ USD năm 2014.

Trong 20 năm quan hệ Việt Mỹ, đã có hai vị Tổng thống Hoa kỳ chính thức viếng thăm Việt Nam, đó là Tổng thống Bill Clinton cuối năm 2000 và Tổng thống George W Bush năm 2006. Ngược lại các nhà lãnh đạo Việt Nam được chính thức đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc bao gồm Thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2008, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013.

Được đón tiếp tại Nhà Trắng cách đây hai năm, tháng 7/2013 ông Trương Tấn Sang để lại dấu ấn quan trọng khi Việt Nam và Hoa Kỳ xác lập quan hệ Đối tác toàn diện.

Theo quan niệm Việt Nam, vị thế của một Tổng bí thư Đảng Cộng sản lớn hơn các Chủ tịch nước hay Thủ tướng, nhưng liệu ông Nguyễn Phú Trọng sẽ để lại được dấu ấn đặc biệt quan trọng hơn hẳn các ông Khải, Dũng, Triết, Sang khi chính thức viếng thăm Hoa Kỳ hay không? Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang một nhà phản biện độc lập từ Hà Nội nhận định:

“ Những chuyến đi trước của ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng đã đầy lên được một quan hệ hợp tác toàn diện. Đáng lẽ chuyến này đi phải đẩy lên một bước tiến mới là hợp tác chiến lược toàn diện, nhưng tôi không tin là ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm được. Hơn nữa, trong tình hình này thì phải thiết lập được liên minh toàn diện trong đó có liên minh toàn diện về quân sự và có việc đàm phán mở cửa cho Hoa Kỳ vào Cam Ranh. Nhưng tôi không tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm được những việc cần phải làm đó. Tôi hy vọng từ đây sẽ đặt ra thông lệ để mà sau Đại hội Đảng XII Hoa Kỳ sẽ lại mời ông Tổng Bí thư mới sang Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ may ra mới có được một cái gì tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn với lòng mong đợi của nhân dân Việt Nam về mối liên minh giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.”

Hy vọng gì ở cuộc gặp gỡ

Đáp câu hỏi của chúng tôi là kỳ vọng gì vào chuyến thăm chính thức nước Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, một cơ quan tham mưu của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Hà Nội đưa ra nhận định:

“Những nội dung cụ thể thế nào thì tùy thuộc chương trinh nghị sự và bao giờ cũng vậy về mặt ngoại giao thì không phải tất cả mọi người đều được biết. Riêng cá nhân tôi có hy vọng sau chuyến đi này quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ phát triển thêm một bước mới, đặc biệt là chuyến đi thăm của người đứng đầu đảng Cộng sản chứ không phải là một người đứng đầu Nhà nước như Chủ tịch nước hay Thủ tướng. Việc Tổng thống Barack Obama cũng như chính phủ Hoa Kỳ nhìn nhận vai trò của đảng Cộng sản qua việc đón tiếp trọng thị ông Tổng Bí thư cũng là một chuyển biến mới trong mối quan hệ hai nước. Ở đây nhìn vào sự đặc thù chính trị của hai nước chứ không phải đem những cái suy đoán tiên quyết của mình để chiếu vào các quan hệ ngoại giao, tôi nghĩ rằng ở góc độ Hoa Kỳ như vậy thì nó có tác động tích cực đến mối quan hệ của hai nước trong tương lai.”

Cô Phạm Đoan Trang, một nhà báo tự do người đã trở về Việt Nam hồi đầu năm nay, dù có thể ở lại Hoa Kỳ sau khóa học về Chính sách công ở Đại học Nam California, từ Hà Nội blogger Đoan Trang nêu ý kiến:

“ Quan tâm nhất là chuyện agenda chương trình nghị sự của ông Trọng ở Mỹ. Tóm lại là họ sẽ làm gì họ sẽ nói gì với nhau…Obama có đề nghị gì, có gây sức ép gì với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay có lời khuyên gì hay không… Mục đích của chuyến đi là do ai khởi xướng, Mỹ mời hay Việt Nam đề nghị và mục đích của lời mời hay đề nghị ấy là gì. Cách đón của Mỹ với ông Trọng là nguyên thủ hay người bình thường không đúng cấp nguyên thủ…nếu vậy tại sao họ lại có cách tiếp đón đó…”

Trong tất cả các chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của các nhà lãnh đạo Việt Nam vừa qua như Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, phía Việt Nam đều cam kết thúc đẩy và đảm bảo đảm nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của con người, mặc dù tình hình trên thực tế lại thể hiện trái ngược với những sự vi phạm về tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Chính quyền Việt Nam có thói quen phóng thích một số tù chính trị, tù nhân lương tâm để đổi lấy các Hiệp định kinh tế thương mại với phương Tây.

Nghị trình gặp gỡ Barack Obama – Nguyễn Phú Trọng được báo chí cho là có thể có đột phá về đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên để hoàn tất đàm phán thì Việt Nam phải vượt qua nhiều điều kiện liên quan tới nhân quyền, chẳng hạn như vấn đề công đoàn độc lập, người lao động có quyền thành lập nghiệp đoàn và tham gia quá trình thương lượng với giới chủ.

Như lời TS Nguyễn Thành Giang nhà phản biện độc lập ở Hà Nội thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không tạo được những dấu ấn đặc biệt quan trọng trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của mình. Nhưng điều chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng là vị Tổng Bí thư đầu tiên của đảng Cộng sản Việt Nam được vinh dự đàm luận với Tổng thống Hoa Kỳ tại Tòa Bạch ốc.
.
___
.
TBT Trọng đi Mỹ: Chuyến đi mở cục diện mới
    Alexander L. Vuving Phó Giáo sư, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương, Honolulu  | 2015-07-06
Nếu như chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 đã mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Xô-Trung-Mỹ thì chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những ngày này cũng sẽ mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ.

Và nếu như cái bắt tay của Tổng thống Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông năm đó đã đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng trong nội địa Trung Quốc cả mấy chục năm về sau thì cái bắt tay giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama mùa hè này cũng sẽ đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng sẽ diễn ra ở Việt Nam trong nhiều năm tới.

Ý nghĩa lịch sử

Ta sẽ nhìn thấy ý nghĩa lịch sử của sự kiện này khi đặt nó trong tầm nhìn lịch sử.

Người ta thường nói đây là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam được tiếp đón như quốc khách ở Nhà Trắng. Chính phủ Mỹ đã vượt qua các thông lệ lễ tân để đón một vị lãnh đạo đảng (lại còn là Đảng Cộng sản) nhưng không mang chức vụ gì trong chính quyền quốc gia.

Điều này nói lên tính chất quan trọng của chuyến đi và của mối quan hệ Việt-Mỹ. Nhưng nó không phải là ý nghĩa lịch sử chủ yếu của sự kiện này.

Ý nghĩa lịch sử lớn hơn của sự kiện này là vai trò của nó trong dòng lịch sử hiện đại Việt Nam cũng như trong mối quan hệ tay ba giữa Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc.

Từ nhiều thập kỷ nay, chính trị Việt Nam không nằm ngoài mối quan hệ tay ba Việt-Trung-Mỹ. Nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam bị lệ thuộc vào hai nước lớn dù rằng Việt Nam phải chịu ảnh hưởng ít nhiều từ hai nước này.

Là một “đỉnh” trong “tam giác” (cũng như Mỹ và Trung Quốc), Việt Nam sẽ có cơ hội thể hiện được tính chủ động, độc lập của mình trong việc xử lý mối quan hệ với hai nước còn lại.

Cách đây 25 năm, lãnh đạo Việt Nam đứng trước một hoàn cảnh lịch sử hết sức khó khăn khi khối đồng minh Đông Âu tan vỡ, “anh cả” Liên Xô xuống dốc và rút dần cam kết, trong khi thực lực Việt Nam chỉ trông chờ chủ yếu vào ý chí và tay không.

Xử lý mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc trở nên một vấn đề sống còn hơn bao giờ hết.

Tháng 9 năm 1990, sau khi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cùng Thủ tướng Đỗ Mười bí mật đi Thành Đô gặp lãnh đạo Trung Quốc thì Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cũng đi Washington gặp ngoại trưởng Mỹ không chính thức.

Ở Thành Đô, Trung Quốc đặt điều kiện bình thường hoá quan hệ, ông Linh ông Mười đồng ý hết. Ở Washington, Mỹ không chịu bỏ cấm vận, cũng chưa tính chuyện sớm bình thường hoá quan hệ, ông Thạch đành về tay không.

Những gì sau đó là lịch sử. Việt Nam đặt mình vào quỹ đạo Trung Quốc với hy vọng có “ông anh đỏ” chống lưng sẽ giữ được chế độ.

Ông Thạch, người đã có cuộc cãi vã với phái viên Trung Quốc Từ Đôn Tín tháng 6 năm 1990 và có “nickname” là “Mr. America”, bị “thí tốt” phải về hưu, coi như món quà cống nạp “thiên triều”. (Bạn đọc có thể tham khảo cuốn “Hồi ức và Suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ vừa mới từ trần để hiểu thêm về giai đoạn này).

Trong suốt hơn chục năm sau, dù Việt Nam vẫn ra sức tăng cường quan hệ với Mỹ, nhưng những sự “ra sức” này bị giới hạn nặng nề. Năm 1999, Thủ tướng Phan Văn Khải đã chuẩn bị ký Hiệp định Thương mại với Mỹ ở Auckland rồi lại phải hoãn, vì có sự ngăn chặn của một lãnh đạo còn cao hơn.

Cách nhìn mới

Lên cầm quyền năm 2001, chính quyền mới ở Mỹ của Tổng thống George W. Bush có cách nhìn mới về Việt Nam, muốn nói chuyện chiến lược với Việt Nam nhưng phía Việt Nam từ chối.

Mỹ có cách nhìn mới về Việt Nam vì họ có cách nhìn mới về Trung Quốc, coi nước này là “đối thủ chiến lược” chứ không phải là “đối tác chiến lược”. Trong 8 năm tại vị, chính quyền Bush đã có nhiều nỗ lực lôi kéo Việt Nam về phía mình và đưa quan hệ với Việt Nam lên tầm chiến lược. Một ví dụ là năm 2008, Mỹ đã chủ động mời Việt Nam gia nhập khối Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Thái độ này của chính quyền Bush (con) khác hẳn với thái độ của chính quyền Bush (cha) trước đây và kể cả của chính quyền Clinton. Chủ trương của cả hai chính quyền Bush (cha) và Clinton là nhường Trung Quốc đi trước một bước trong tiếp cận với Việt Nam. Ngược lại, chính quyền Bush 2001-2008 mong muốn biến Việt Nam thành một đối tác chiến lược của Mỹ.

Trong bối cảnh thay đổi ấy, đi thăm Trung Quốc tháng 12 năm 2001 sau khi lên Tổng bí thư, ông Nông Đức Mạnh đồng ý đưa câu “chống chủ nghĩa bá quyền”, câu “mật khẩu” của Trung Quốc để tập hợp lực lượng chống Mỹ, vào Tuyên bố chung. Đây là lần đầu tiên, và cũng là lần cuối cùng, câu này có trong Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Đó là lần cuối cùng bởi vào tháng 7 năm 2003, sau khi Mỹ tấn công đánh chiếm Iraq chỉ trong vài tuần, Hội nghị Trung ương 8 khoá 9 ra nghị quyết lịch sử về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” với định nghĩa mới về đối tượng và đối tác, không gắn vấn đề bạn thù với ý thức hệ nữa.

Tuy Nghị quyết 13 Bộ Chính trị năm 1988 (tác phẩm của ông Nguyễn Cơ Thạch) đã đề ra chủ trương mở sang phương Tây, phải với Nghị quyết Trung ương 8 năm 2003, cửa thông sang Mỹ và phương Tây mới thực sự mở rộng.

Chỉ trong vòng 5 tháng sau Hội nghị Trung ương 8, một loạt quan chức cao cấp của Việt Nam đồng loạt đi Mỹ, trong đó có cả Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà và Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

Nghị quyết 8 cũng bỏ rào cản về ý thức hệ để Việt Nam thực sự muốn gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Quá trình Việt Nam xin gia nhập WTO đã khởi động từ giữa thập niên 1990 nhưng vẫn ì ạch cầm chừng, sau Nghị quyết 8 mới được đẩy nhanh.

Nếu như những năm 1990-2003 Việt Nam không thể lại gần vị trí có khoảng cách đều nhau giữa Mỹ và Trung Quốc chứ chưa nói đến đứng ở đó, thì sau năm 2003, vị trí đó trở nên có thể về lý thuyết tuy vẫn chưa thể trong thực tiễn.

Thế cân bằng

Chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa Việt Nam tới một vị trí có khoảng cách đồng đều giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời mở ra khả năng Việt Nam vượt qua “làn phân thuỷ” để bước sang khu vực gần Mỹ hơn.

Ông Trọng và ông Obama sẽ nâng cấp mối quan hệ “đối tác toàn diện” giữa hai nước lên “đối tác toàn diện sâu rộng” với một “tuyên bố tầm nhìn chung”, thể hiện tính chiến lược trường kỳ của mối quan hệ.

Việc đoàn ông Trọng có thêm 2 Uỷ viên Bộ Chính trị nữa đi cùng cho thấy Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Mỹ như thế nào. Tuy đoàn ông Trọng đi Trung Quốc tháng 4 vừa qua có tới 4 Uỷ viên Bộ Chính trị đi cùng Tổng bí thư, nhưng khi ông đi thăm các nước bạn bè thân thiết nhất của Việt Nam như Lào, Cuba, Nga, mỗi đoàn cũng chỉ có thêm 1 Uỷ viên Bộ Chính trị đi cùng.

Tuy đoàn đi Trung Quốc hùng hậu như thế, quan hệ với Trung Quốc trên danh nghĩa còn là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” với “16 chữ vàng” và phương châm “4 tốt”, nhưng thực chất, như chính hai Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình nhìn nhận tại cuộc hội đàm tháng 4, độ tin cậy chính trị giữa hai nước vẫn chưa cao, hai nước cần thể hiện tinh thần “nói đi đôi với làm”. ( Xem thêm)

Trong khi đó, như Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh “bật mí” trong cuộc phỏng vấn tuần rồi với VnExpress, hai nước Việt, Mỹ “đã đạt được sự thống nhất không còn muốn là kẻ thù của nhau, không xâm phạm, xâm hại những lợi ích chiến lược của nhau và đặc biệt là cam kết không bao giờ đem chiến tranh đến cho nhau”.( Xem thêm)

Nếu như Hội nghị Thành Đô 1990 để lại di sản trong chính trị Việt Nam là xu hướng “chống phương Tây” giành ngôi trưởng, xu hướng “hiện đại hoá” chỉ ở ngôi thứ, thì chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có tác động ngược lại.

Nó báo hiệu rằng xu hướng “hiện đại hoá” đang đi lên và xu hướng “chống phương Tây” đang đi xuống. Sự kiện này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả Đại hội 12 của Đảng Cộng sản, dự trù nhóm họp vào cuối năm nay hoặc đầu sang năm.

Người ta thường cho rằng ông Trọng là người bảo thủ và thân Trung Quốc. Nhận định này quá giản đơn mà không thấy hết được sự phức tạp và tế nhị của chính trị và quan hệ quốc tế.

Trước kia, ông Trường Chinh cũng thường được coi là bảo thủ và thân Trung Quốc. Nhưng chính ông là người có dũng khí viết lại Báo cáo Chính trị để đề ra chính sách “đổi mới” ở Đại hội 6 năm 1986. Chính ông cũng là người vào những năm đầu thập kỷ 1960 đã có lúc ngả theo quan điểm Liên Xô về chung sống hoà bình, một quan điểm bị Trung Quốc kịch liệt chống đối.

Hồi đó người ta cũng nghĩ ông Lê Duẩn thân Liên Xô nhưng chính ông đã đồng chủ trương (cùng ông Lê Đức Thọ) đàn áp những người ủng hộ quan điểm Liên Xô mà ông và các đồng chí gọi là “nhóm xét lại”.

Đổi mới để sống còn

Một chỉ dấu cho thấy ông Trọng đã quyết định phải thúc đẩy quan hệ với Mỹ để cân bằng Trung Quốc và cũng để hiện đại hoá đất nước là ông cử ông Phạm Quang Nghị, người mà ông từng đề cử “quy hoạch” làm Tổng bí thư khoá tới, đi Mỹ tiền trạm cho ông chỉ mấy ngày sau khi Trung Quốc rút giàn khoan vào tháng 7 năm ngoái.

Ngay trong năm 2014, người ta đã ngầm hiểu rằng quan hệ với Mỹ tuy danh nghĩa là đối tác toàn diện nhưng thực chất đã là đối tác chiến lược.

Điều này khác hẳn với cách đây chỉ khoảng hơn chục năm, quan hệ với Trung Quốc trên danh nghĩa còn chưa gọi là đối tác chiến lược, nhưng phía Việt Nam đã ngầm hiểu là đồng minh chiến lược.

Với những sự ngầm hiểu mới (Trung Quốc là mối đe doạ chiến lược, Mỹ tiến tới là đồng minh chiến lược không chính thức), chính trị trong nước của Việt Nam sẽ có những đổi thay mới. Có thể khẳng định ngay từ bây giờ là Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ không bầu một nhân vật bảo thủ, chống phương Tây lên làm Tổng bí thư.

Tuy nhiên, liệu Đại hội có bầu một nhân vật đổi mới, hiện đại hoá lên hay không thì vẫn còn là câu hỏi. Các nhóm chiếm số đông trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện nay không phải là “bảo thủ”, cũng không phải là “đổi mới”, mà là “trung dung” và “trục lợi”. Tuỳ theo diễn biến trong những tháng sắp tới mà Đại hội 12 có thể sẽ bầu một nhân vật hoặc “trung dung” hoặc “trục lợi” hoặc cũng có thể “đổi mới” lên làm Tổng bí thư.

Mặc dầu vậy, với xu thế dài hạn là Việt Nam sẽ phải đương đầu với mối đe doạ chiến lược của một Trung Quốc nhiều tiền lắm mẹo, Việt Nam sẽ không có con đường nào khác là phải đổi mới để sống còn.
.
___
.
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam đến Hoa Kỳ
    RFA  | 2015-07-06
Ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam đã đến Mỹ vào ngày hôm qua để bắt đầu chuyến viếng thăm Hoa kỳ kéo dài đến này 10/7.

Cùng đi với ông là một đoàn quan chức cao cấp của đảng cộng sản và nhà nước Việt nam, trong đó có hai ủy viên bộ chính trị là bà Tòng Thị Phóng và ông Lê Thanh Hải. Ngoài ra còn có ông Phạm Bình Minh Bộ trưởng ngoại giao, ông Nguyễn Chí Vịnh thứ trưởng Bộ quốc phòng, ông Tô Lâm thứ trưởng Bộ công an.

Theo chương trình làm việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được Tổng thống Obama đón tiếp vào ngày hôm nay, theo giờ Washington tại Nhà trắng. Tiếp theo ông sẽ có buổi gặp gỡ với một số nhân vật của chính trị Mỹ là Thượng nghị sĩ John McCain, vợ chồng cựu Tổng thống Clinton, và ông Ban Ki Moon Tổng thứ ký Liên Hiệp quốc.

Đây là lần đầu tiên một người đứng đầu đảng cộng sản Việt nam nhưng không giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước viếng thăm chính thức nước Mỹ.

Ông Carl Thayer, một chuyên gia về Đông Nam Á tại học viện quốc phòng Australia đánh giá rằng đây là chuyến đi quan trọng vì nước Mỹ công nhận vai trò của Tổng bí thư Đảng trong hệ thống chính trị tại Việt nam.

Còn Tiến sĩ Vũ Tường giảng dạy khoa chính trị học tại Đại học Oregon thì trả lời hãng tin BBC rằng nguyên do của chuyến thăm nước Mỹ của người đứng đầu đảng là do áp lực từ Trung quốc và sự tranh chấp nội bộ của đảng cộng sản Việt nam.
.
___
.
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam thăm Hoa Kỳ
    RFA  | 2015-07-06
Còn vài tiếng đồng hồ nữa ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam và đoàn tùy tùng sẽ đáp xuống thủ đô Washington, nước Mỹ, mở đầu chuyến công du Hoa Kỳ kéo dài cho đến ngày 10/7.

Cùng đi với ông Trọng là một đoàn quan chức cấp cao của nhà nước cũng như đảng cộng sản Việt nam, trong đó có hai Ủy viên Bộ chính trị là bà Tòng Thị Phóng, và ông Lê Thanh Hải, Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có ông Phạm Bình Minh, thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Chí Vịnh thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Lịch trình làm việc của ông Trọng tại Mỹ được truyền thông trong nước đăng tải, theo đó ông sẽ được Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đón tiếp tại Nhà trắng. Ngoài ra ông còn gặp gỡ ông Thượng nghị sĩ McCain, vợ chồng cựu Tổng thống Clinton, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon.

Trong những hoạt động của ông Trọng người ta còn thấy là ông sẽ dự lễ trao giấp phép xây dựng Đại học Fulbright tại Việt nam, tham dự buổi trao đổi tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại thủ đô Washington.

Đây là chuyến thăm chính thức nước Mỹ lần đầu tiên của một người đứng đầu đảng cộng sản Việt nam.

Trước đó trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài tại Việt nam vào hôm thứ sáu vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng chuyến thăm của ông tới nước Mỹ có tính chất lịch sử.

Đồng thời ông cũng nêu cao vai trò của Hoa Kỳ trong việc giữ gìn hòa bình và ổn định trên thế giới cũng như châu Á Thái Bình Dương. Ông nói thêm là ông hy vọng Hoa Kỳ sẽ góp phần lên tiếng nói cũng như hành động để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông.

Ông Carl Thayer một chuyên gia về Đông Nam Á thuộc học viện Quốc phòng Australia được báo chí Việt nam trích lời cho rằng đây là một chuyến thăm quan trọng vì nó đánh dấu việc nước Mỹ công nhận vị trí Tổng bí thư đảng cộng sản trong hệ thống chính trị Việt nam hiện nay.
.
___
.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ
    BBC  | 2015-07-06
Báo chí Việt Nam đưa tin Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã rời Hà Nội 'lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ'.

Thông tấn xã Việt Nam cho hay: "Nhận lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, đêm 5/7, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm chính thức Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ".

Tháp tùng ông tổng bí thư là một đoàn quan chức cao cấp trong đó có hai ủy viên Bộ Chính trị - bà Tòng Thị Phóng và ông Lê Thanh Hải, cùng nhiều ủy viên Trung ương Đảng CSVN.

Đại diện cho hai Bộ Quốc phòng và Công an là hai thượng tướng thứ trưởng, ông Nguyễn Chí Vịnh và ông Tô Lâm.

Ngoài ra, theo Thông tấn xã Việt Nam, còn có một số đại diện cựu chiến binh, chức sắc tôn giáo, nhân sỹ, trí thức, kiều bào và doanh nghiệp.

Nghi lễ đặc biệt?

Ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư đầu tiên của Đảng CSVN thăm Hoa Kỳ và Nhà Trắng.

Ông và Tổng thống Obama sẽ có hội đàm hôm thứ Ba 7/7 để thảo luận cách thức đẩy mạnh quan hệ hai bên, theo một thông cáo của Nhà Trắng.

Quan chức Mỹ nói ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng cầm quyền ở Việt Nam nhưng không có chức vụ trong chính phủ, sẽ được tiếp đón tại Phòng Bầu dục.

Đây là vinh dự đặc biệt dành cho người không phải nguyên thủ quốc gia.

Thông cáo của chính phủ Mỹ nói thêm rằng "ông tổng thống hoan nghênh cơ hội thảo luận các chủ đề khác, như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, nhân quyền và hợp tác quốc phòng song phương" với ông Trọng.

Bình luận về việc ông Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón đặc biệt cho dù không có vai trò trong chính phủ, hãng Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ nói: "Ông Trọng là nhân vật quan trọng của dàn lãnh đạo Việt Nam và nói chung có một sự thống nhất rằng nên nhìn nhận chuyến thăm này như là chuyến thăm của lãnh đạo cao nhất của một nước".

"Tất nhiên đây không phải cuộc gặp bình thường của ông tổng thống."

Được tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có cuộc gặp với cựu Tổng thống Bill Clinton cùng phu nhân và có bài diễn văn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho sự chuyển giao lãnh đạo tại Đại hội năm 2016.

Giới quan sát tin rằng ông Trọng sẽ nghỉ hưu vào năm sau.

Tuy vậy, ông Trọng là Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XII.

Chuyến thăm Mỹ có thể là cơ hội tạo thêm sức mạnh cho ông trong công tác chuẩn bị nhân sự cho giai đoạn 2016-2021.
.
___
.
TPP và dân chủ hóa Việt Nam
    Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ | 2015-07-06
Vào ngày 7 tháng 7 này, nếu không có bất ngờ vào phút chót, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ đặt chân vào Nhà Trắng theo lời mời của chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama.

Chắc chắn đây sẽ là sự kiện lịch sử không chỉ vì lần đầu tiên một tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam thăm Mỹ mà còn vì lần đầu tiên tổng thống Mỹ tiếp người đứng đầu một đảng cộng sản không kiêm bất cứ chức vụ Nhà nước nào. Sự “phá lệ” này của chính quyền quán quân thế giới về chống cộng cho thấy Việt Nam quan trọng đến nhường nào trên bàn cờ chiến lược của Mỹ ở thế kỷ 21 mệnh danh “Xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương”.

Chặn đứng Trung Quốc ở Biển Đông

Trung Quốc là đối thủ lớn nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ thứ 21 ở Châu Á – Thái Bình Dương về quân sự và chính trị. Chiến lược xoay trục về châu Á – Thái Bình Dương để gấp rút ngăn chặn bành trướng lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc ở biển Đông được Tổng thống Mỹ Obama phát động vào đầu năm 2011 là hoàn toàn đúng đắn, tuy có chậm.

Thế nhưng sự thành công của chiến lược quân sự thế kỷ 21 nói trên của Mỹ lại phụ thuộc vào Việt Nam.

Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị xâm lược phần còn lại của quần đảo Trường Sa và chắc chắn sẽ thành công trong kế hoạch xâm lược này vì Việt Nam yếu hơn hẳn Trung Quốc, nhất là về phương tiện chiến tranh trên biển. Nói cách khác, học thuyết “chiến tranh nhân dân” của Việt Nam dựa trên phát huy sức người và địa hình trên đất liền mặc nhiên mất hiệu lực trong cuộc chiến trên biển.

Có ý kiến cho rằng bằng cách bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Mỹ có thể giúp nước này bảo vệ được lãnh thổ của mình ở biển Đông trước xâm lược Trung Quốc. Thế nhưng điều này không thực tế không chỉ vì Việt Nam không chạy đua vũ trang nổi với Trung Quốc hiện là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới trong khi Việt Nam lại đang cạn tiền, mà nhất là vì Việt Nam do Đảng Cộng sản kiểm soát chắc chắn không dám đánh trả Trung Quốc được coi là chỗ chống lưng duy nhất của chế độ độc tài của Đảng.

Chính vì vậy người viết bài này luôn khẳng định Mỹ cho, chứ đừng nói là bán, Việt Nam vũ khí thì Việt Nam cũng chẳng bao giờ dám dùng vũ khí ấy để đánh lại Trung Quốc. Để nói, việc chính quyền Việt Nam kêu gào Mỹ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là không thực chất, chẳng qua lấy Mỹ để hù dọa Trung Quốc, hòng làm nước này chùn bước trong kế hoạch đánh chiếm nốt quần đảo Trường Sa để chính quyền Hà Nội yên ổn được ngày nào hay ngày ấy.

Về phía Trung Quốc, nước bành trướng này đủ thông minh và thực tế để hiểu rằng kế hoạch của họ đánh chiếm nốt quần đảo Trường Sa nhằm hoàn tất độc chiếm biển Đông sẽ chỉ bị chặn lại nếu Mỹ tham chiến.

Do đó, chắc chắn Trung Quốc sẽ không bắn một phát đạn nào vào các lực lượng quân sự của Mỹ đang được rầm rộ triển khai tại vùng biển chiến lược này và thay vào đó sẽ đánh Mỹ bằng mồm rất hăng.

Như vậy, cách duy nhất để Mỹ có thể trực tiếp chặn đứng xâm lược của Trung Quốc là Mỹ phải được Việt Nam chính thức yêu cầu giúp tự vệ. Nói cách khác, chỉ khi nào Việt Nam ký kết liên minh quân sự với Mỹ thì Mỹ mới có cơ sở pháp lý để tham chiến.

Kịch bản Việt Nam trở thành đồng minh quân sự của Mỹ nếu diễn ra thì rất tuyệt bởi Việt Nam lúc đó không những bảo vệ được phần còn lại của quần đảo Trường Sa mà còn có thể giành lại các đảo thuộc quần đảo này cũng như toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay Trung Quốc.

Trong tình huống sau, một cuộc chiến kéo dài với liên quân Việt – Mỹ hoàn toàn có thể dẫn đến một sự rối loạn chính trị ở đại lục Trung Quốc, điều này đến lượt nó sẽ đe dọa trực tiếp sự sống còn của chế độ cộng sản tại đây.

Thế nhưng, chính quyền Việt Nam luôn khẳng định Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào vì hiểu rõ rằng cái giá để Việt Nam trở thành đồng minh quân sự của Mỹ chỉ có thể là từ bỏ chế độ cộng sản.

Để nói, không có Việt Nam với tư cách đồng minh quân sự thì dù Mỹ có đưa tàu chiến và máy bay chiến đấu vào biển Đông bao nhiêu đi chăng nữa thì Mỹ cũng sẽ chỉ là người ngoài cuộc, là khán giả bất đắc dĩ chứng kiến Trung Quốc hoàn tất xâm lăng quần đảo Trường Sa, đồng nhất với thất bại của chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

TPP: Mục tiêu chính trị cho Mỹ

Do đó, dân chủ hóa Việt Nam hay giải thể một cách hòa bình chế độ độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam để Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ rõ ràng là yêu cầu cấp bách của cả hai nước.

Theo hướng này Mỹ bằng mọi cách phải gây sức ép buộc chính quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp nhân quyền để tạo điều kiện thiết yếu cho phong trào dân chủ phát triển kể cả trong nội bộ Đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam. Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ sẽ đóng vai trò chủ chốt và Việt Nam đang đàm phán tham gia vì vậy nổi lên như một cơ hội gây sức ép hiếm có mà Mỹ tuyệt đối không thể bỏ qua.

Điều cần lưu ý là một khi chế độ cộng sản bị giải thể ở Việt Nam, thì điều này không những cùng lúc chấm dứt chế độ cộng sản ở Lào (Đảng nhân dân cách mạng cầm quyền ở Lào thoát thai từ Đảng lao động Việt Nam, nay là Đảng cộng sản Việt Nam) mà còn tác động quan trọng đến sự sụp đổ của Trung Quốc cộng sản, điều này kéo theo sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên.

Tóm lại, dân chủ hóa Việt Nam một khi thành công sẽ tạo ra “hiệu ứng domino”, dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của các nước cộng sản cuối cùng trên thế giới và đây chắc chắn là mục tiêu quan trọng nhất mà Mỹ ngắm tới với xoay trục về châu Á – Thái Bình Dương.

Cũng có thể nói Mỹ giúp dân chủ hóa Việt Nam là một công được nhiều việc vậy!

TPP: Cửa thoát hiểm cho chính quyền Việt Nam

Như vậy, trong trường hợp Việt Nam, TPP giúp Mỹ đạt mục tiêu chính trị và tiếp đó quân sự là chính chứ không phải lợi ích kinh tế. Vấn đề là liệu TPP có thành công với tư cách là công cụ gây sức ép của Mỹ?

Không nghi ngờ gì nữa, kinh tế Việt Nam đang bên bờ sụp đổ vì được thiết kế trên nền tảng các doanh nghiệp Nhà nước mà các doanh nghiệp này hoạt động vô cùng yếu kém, luôn trong tình trạng phá sản.

Ngân sách quốc gia cạn kiệt đến mức từ tháng 8/2014 chính phủ Việt Nam đã tính chuyện vay nước ngoài 1 tỷ USD để đảo nợ nước ngoài và mới đây chính phủ còn buộc Ngân hàng Nhà nước cho chính phủ vay tiền từ dự trữ ngoại hối để chi thường xuyên. Trong khi đó dầu lửa đóng góp tới 1/3 ngân sách Nhà nước lại rớt giá thảm hại, đó là chưa kể nguồn thu từ dầu lửa chắc chắn bị đe dọa nghiêm trọng một khi Trung Quốc gây chiến với Việt Nam ở biển Đông.

Kinh tế quốc gia một khi sụp đổ tất kích hoạt sự nổi dậy của người dân, vốn đã có nhiều bất bình trong xã hội.

Để đối phó với những cuộc nổi dậy tiềm phát của người dân, chính quyền cộng sản hiện phải duy trì một đội quân đông tới 800 nghìn người gồm cả công an lẫn quân đội, không kể dân quân các loại. Thực vậy, lực lượng vũ trang được Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam quy định “tuyệt đối trung thành với Đảng”, đặt bảo vệ chế độ cộng sản trên cả bảo vệ Tổ Quốc. Vậy nên, nếu không có TPP được dự kiến mang về cho Việt Nam số tiền đạt tới 36 tỷ USD vào năm 2025, chính quyền Việt Nam sẽ khó mà duy trì bộ máy đàn áp đông đảo nói trên.

Tóm lại, với TPP chính quyền cộng sản Việt Nam hy vọng tránh khỏi sụp đổ đã cận kề.
Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ: "Chiến lược xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ chỉ có tiền đồ rõ ràng khi Tổng thống Obama cùng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tạo nên một bước ngoặt cho dân chủ hóa Việt Nam"

TPP là công cụ dân chủ hóa

Mỹ cho Việt Nam hưởng Quy chế mậu dịch bình thường vĩnh viễn (PNTR) cũng như đưa Việt Nam ra khỏi danh sách "những quốc gia đặc biệt quan tâm" (CPC) về tôn giáo để Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) nhằm khích lệ Việt Nam cải thiện nhân quyền. Thế nhưng, đã 8 năm trôi qua kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nhân quyền ở Việt Nam không những không được cải thiện mà còn bị vi phạm trầm trọng hơn rất nhiều.

Để không lặp lại sai lầm của PNTR và WTO, chính phủ Mỹ phải kiên quyết yêu cầu chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp nhân quyền bằng việc loại bỏ các điều 79, 88 và 258 Bộ Luật hình sự, trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm, cải cách Bộ luật Tố tụng Hình sự nhằm chấm dứt tra tấn… cũng như thực hiện đầy đủ quyền tự do ngôn luận và các quyền con người cơ bản khác được quy định tại Điều 25 Hiến pháp Việt Nam) để chính phủ Mỹ có thể ký TPP với chính phủ Việt Nam. Một khi chính phủ Việt Nam cam kết chấm dứt đàn áp nhân quyền thì cam kết này phải được ghi ngay trong Hiệp định.

Mặc dầu vậy cũng có thể tính tới kịch bản phía Việt Nam không chịu điều kiện về nhân quyền mà Mỹ đưa ra, đồng nhất với Việt Nam không tham gia TPP nữa. Tất nhiên trong trường hợp đó chính quyền Việt Nam sẽ phải quay sang Trung Quốc để tìm sự cứu rỗi về tài chính với cái giá mặc cho Trung Quốc đánh chiếm nốt quần đảo Trường Sa cũng như mặc cho nước này muốn làm gì thì làm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Một khi Trung Quốc chiếm nốt quần đảo Trường Sa với sự đồng lõa của chính quyền cộng sản Việt Nam, thì đó sẽ là lúc các lực lượng yêu nước nhất tề nổi dậy nhằm thiết lập một chính quyền dân chủ nhằm liên minh quân sự với Mỹ, bảo vệ thành công lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

Kết luận lại, chiến lược xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ chỉ có tiền đồ rõ ràng khi Tổng thống Obama cùng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tạo nên một bước ngoặt cho dân chủ hóa Việt Nam.

Tác giả là một nhà bất đồng chính kiến và tù nhân chính trị Việt Nam, hiện là học giả tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ.
.
___
.
Việt Nam đang tái cân bằng chiến lược, xoay sang Hoa Kỳ?
    VOA  | 2015-07-06
Một chuyên gia về Việt Nam đã đặt câu hỏi đó trong một bài viết đăng trên báo The Diplomat hôm nay 6/7, giữa lúc Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến công du chính thức tới Washington.

Giáo sư Carl Thayer trích các nguồn tin ngoại giao nói rằng Việt Nam đã dồn nỗ lực vận động để vượt qua được một số khó khăn về mặt nghi thức, Hà Nội kiên trì vận động để Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nghênh tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Tòa Bạch Ốc, trong khi trong tư cách là Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trọng không có người “tương nhiệm” trong hệ thống chính trị Mỹ.

Theo các nguồn tin ngoại giao thì Tổng Bí Thư Trọng sẽ được Phó Tổng Thống Mỹ Joe Biden đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc, sau đó Tổng Thống Obama sẽ tham gia các cuộc thảo luận. Có tin nói rằng ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ gặp bà Hillary Clinton, nhân vật có triển vọng nhất có thể được đề cử làm ứng viên của Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.

Giáo sư Thayer nhận định rằng cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí Thư Trọng và Tổng Thống Obama có ý nghĩa đặc biệt bởi vì cả hai nhà lãnh đạo đều sẽ rời chức vụ trong năm tới. Ông Thayer nói bất cứ sự đồng thuận nào mà hai ông đạt được trong lần gặp gỡ này sẽ đặt nền móng cho quan hệ Mỹ-Việt giữa lúc hai nước trải qua một giai đoạn chuyển tiếp chính trị, với thay đổi nhân sự ở cấp lãnh đạo cao nhất.

Năm 2013, Tổng Thống Obama và vị tương nhiệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Hiệp định Đối tác Toàn diện, và đây sẽ là văn kiện chủ yếu làm khung cho các quan hệ song phương.  

Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm 2016, đại hội này sẽ thông qua chiến lược 5 năm tới.

Theo dự kiến Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ ghé thăm Washington sau khi đến dự phiên họp thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Chủ tịch Ban Thường Vụ Quốc hội Việt Nam cũng sẽ tới thăm thủ đô Washington.

Giáo sư Thayer nói trong bối cảnh hệ thống làm quyết định của Việt Nam luôn bị che giấu dưới màn bí mật, giới phân tích quốc tế bình luận về sự hiện diện của hai phe cánh trong Bộ Chính Trị, với một bên là phe bảo thủ, trong đó có Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, và phe cải cách, trong đó có Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, là nhân vật được tin là đang tìm cách thắt chặt các quan hệ kinh tế và có thể quan hệ an ninh với Hoa Kỳ. Giáo sư Thayer nói có tin rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đang vận động chức Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong đại hội dảng sắp tới.

Theo Giáo sư Thayer thì sự khác biệt quan diểm trong các phe phái trong nội bộ Bộ Chính trị phức tạp hơn, không chia rõ rệt thành phe thân Trung Quốc hay phe thân Mỹ, mà sự khác biệt chủ yếu là trên sự đánh giá về cách xử lý các quan hệ với các cường quốc như thế nào để đừng phương hại tới các lợi ích của quốc gia.

Trong khi đó Việt Nam coi cuộc gặp giữa Tổng Thống Barack Obama và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng như là một hành động công nhận vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị Việt Nam, và sẽ dọn đường cho những chuyến công du tương tự trong tương lai.

Báo Washington Post hôm nay đăng bài viết của ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nói rằng chuyến công du Mỹ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “là tín hiệu cho thấy sự tôn trọng của Mỹ đối với lựa chọn về thể chế chính trị của Việt Nam”.

Ông Quân thừa nhận là có sự khác biệt giữa hai hệ thống chính trị, nhưng điều quan trọng là hai nước đã “tìm cách để tiến bước theo cùng hướng, đó là một nền kinh tế thị trường, bảo vệ mạnh mẽ hơn các nhà đầu tư, hòa bình và ổn định trong các vấn đề quốc tế”.

Hãng tin AP tường thuật rằng vấn đề nhân quyền vẫn là một khó khăn chủ yếu, giữa lúc chiến dịch đàn áp giới bất đồng ở Việt Nam tác động tới sự ủng hộ chính trị tại quốc hội Hoa Kỳ cho tiến trình thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, mà các chuyên gia cho là không những mang lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam, mà còn phục vụ các lợi ích an ninh của Việt Nam, trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông.

AP dẫn lời ông John Sifton, đại diện của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ở Washington, nói rằng Tổng Thống Obama nên được hoan nghênh vì đã tiếp tục gây sức ép với Hà Nội, đòi phóng thích tù chính trị, tôn trọng quyền người lao động và tự do tôn giáo, nhưng ông nói vấn đề nằm ở chỗ những đòi hỏi đó đã không được đáp ứng đúng mức.

Ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận có những khác biệt quan điểm với Washington về vấn đề dân chủ, nhân quyền và thương mại, nhưng ông nói nên duy trì các cuộc đối thoại một cách cởi mở và xây dựng, để không cản trở các quan hệ song phương.

Theo The Diplomat, The Washington Post
.
___
.
Việt Nam xoay trục sang Mỹ ?
    RFI  | 2015-07-06
Trong một động thái chưa từng thấy, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng công du Mỹ. Nhân dịp này, trang web The Diplomat, hôm nay 06/07/2015, đăng bài phân tích của giáo sư Carl Thayer « Việt Nam xoay trục sang Mỹ ? ». RFI xin giới thiệu

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ đến thăm Washington từ ngày 06 đến 09/07 để đánh dấu kỷ niệm hai mươi năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Chuyến thăm của ông Trọng là chưa từng có, bởi vì đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thăm Hoa Kỳ với tư cách chính thức.

Nguồn tin ngoại giao cho biết Việt Nam đã vận động cho chuyến thăm này và có một điểm khó khăn là vấn đề lễ tân. Phía Việt Nam muốn Tổng Bí thư Trọng sẽ được Tổng thống Barack Obama tiếp tại Nhà Trắng. Điều này tạo ra một vấn đề lễ tân vì Tổng Bí thư Trọng không có đồng cấp tương đương trong hệ thống chính trị Mỹ.

Theo các nguồn tin truyền thông, Tổng Bí thư Trọng sẽ được tiếp bởi Phó Tổng thống Joe Biden trong Nhà Trắng và sau đó Tổng thống Barack Obama sẽ tới tham gia các cuộc thảo luận. Có tin đồn rằng ông Trọng có thể gặp bà Hillary Clinton.

Năm 2013 Tổng thống Obama và đồng nhiệm Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký Thỏa thuận Quan hệ Đối tác Toàn diện. Đây là tài liệu khung quan trọng đối với quan hệ song phương. Đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã ký tuyên bố Tầm nhìn chung tại Hà Nội với Đại tướng Phùng Quang Thanh, văn bản này đề ra 12 lĩnh vực hợp tác quốc phòng trong tương lai.

Cuộc gặp giữa ông Obama và ông Trọng là quan trọng bởi vì cả hai nhà lãnh đạo sẽ hết nhiệm kỳ vào năm tới. Mọi hiểu biết đạt được trong chuyến thăm của ông Trọng sẽ đặt nền móng cho quan hệ Mỹ-Việt Nam vào lúc quá trình chuyển đổi lãnh đạo diễn ra ở cả hai nước.

Việt Nam dự kiến tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm 2016. Đại hội này sẽ thông qua các văn kiện chính sách chiến lược quan trọng cho 5 năm tiếp theo. Chuyến thăm này là quan trọng vì kể từ khi xẩy ra cuộc khủng hoảng giàn khoan HY-981 từ tháng Năm đến tháng Bẩy năm ngoái, một số ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam đã đi thăm Hoa Kỳ, bao gồm ông Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội) và ông Trần Đại Quang (Bộ trưởng Công an).

Dự kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có một chuyến thăm Washington sau khi ông tới dự cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Theo các tin đồn, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, cũng có thể đi thăm Mỹ.

Các nhà phân tích nước ngoài, trong nỗ lực giải thích cơ chế ra quyết định vốn mờ mịt của Việt Nam, đã nêu ra sự tồn tại của cánh bảo thủ và cánh cải cách trong Bộ Chính trị. Tổng Bí thư Trọng thường được mô tả như là một nhân vật có tư tưởng bảo thủ, ủng hộ thắt chặt quan hệ với Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được xem như là một nhà cải cách, đang tìm cách thắt chặt quan hệ kinh tế và có thể cả an ninh với Hoa Kỳ. Ông Dũng được đồn là đang nhóm ngó chức Tổng Bí thư Đảng tại Đại hội toàn quốc năm 2016.

Dường như sự sắp xếp phân định giữa các phe phái trong Bộ Chính trị không rõ nét như vậy và phức tạp hơn. Tính cách cá nhân cũng đóng một vai trò. Ví dụ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một đối thủ của ông Dũng, được cho là đứng về phía ông Trọng. Ông Sang thường được xếp vào phe thân Trung Quốc. Nhưng giới ngoại giao phương Tây, những người tuyên bố rất biết rõ ông Sang, thì lại nói rằng có thể ông rất chống Trung Quốc.

Dường như sự sắp xếp phân định giữa các phe phái không rõ nét như vậy và phức tạp hơn. Thật đáng ngờ vực trong việc phân định ai trong Bộ Chính trị thân Trung Quốc hoặc thân Mỹ. Có nhiều khả năng là họ khác nhau trong việc đánh giá làm thế nào xử lý các mối quan hệ với các cường quốc mà không làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Việt Nam không thể chọn các nước láng giềng và một tiên đề (hiển nhiên, không cần chứng minh) bền vững trong chính sách an ninh quốc gia của Việt Nam là tránh có những căng thẳng thường trực trong quan hệ với Trung Quốc. Việt Nam theo đuổi cách tiếp cận đa phương trong quan hệ với các nước lớn, không chỉ trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, mà cả với Nga, Ấn Độ và Nhật Bản.

Trên cơ sở này, ít nhất có hai câu hỏi chính liên quan đến việc phát triển quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ : Phản ứng của Trung Quốc sẽ ra sao ? Và Mỹ có đáng tin cậy hay không trong việc thực hiện hết các cam kết của mình? Giới phân tích an ninh quốc gia Việt Nam nêu ra mối lo ngại lớn nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể xích lại gần nhau hơn, gây bất lợi cho Việt Nam.

Làm thế nào thực hiện điều này trong quan hệ với Hoa Kỳ? Việt Nam cần tiếp cận với thị trường Mỹ, nơi mà Việt Nam có thặng dư thương mại lớn. Điều này bù đắp cho việc Việt Nam bị thâm hụt thương mại ồ ạt trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng những người lập luận rằng Việt Nam nên tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh với Hoa Kỳ lại bị phê phán bởi những người cho rằng Hoa Kỳ tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, qua việc khai thác vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo như là đòn bẩy thúc đẩy « diễn biến hòa bình », biến đổi chế độ độc đảng tại Việt Nam thành một nền dân chủ đa đảng.

Các đảng viên lo sợ phản ứng của Trung Quốc trước việc cải thiện quan hệ Mỹ-Việt đã hùng hồn chất vấn các đồng chí trong Đảng vốn ủng hộ thắt chặt quan hệ với Mỹ là Hoa Kỳ đã làm gì cho Việt Nam ? Rồi họ tự trả lời câu hỏi của mình bằng cách nêu ra việc Mỹ phân biệt đối xử trong việc bán vũ khí và cảm nhận của họ về việc không giải quyết được « di sản của chiến tranh » - Chất độc màu da cam (dioxin) và xử lý vật liệu nổ. Hai vấn đề này đã được đề cập nhiều lần trong Tuyên bố Tầm nhìn chung Mỹ-Việt.

Nói cách khác, Hoa Kỳ phải chứng minh các thiện ý của mình bằng cách loại bỏ tất cả các hạn chế trong Quy định về buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) trong việc bán vũ khí cho Việt Nam. Chính sách của Mỹ hiện nay là bán vũ khí có tính chất phòng thủ cho Việt Nam - chủ yếu liên quan đến an ninh hàng hải và xây dựng năng lực của Cảnh sát biển Việt Nam - trên cơ sở từng trường hợp. Trong khi Mỹ đang giải quyết những vấn đề nóng bỏng trong hồ sơ chất độc màu da cam và hỗ trợ xử lý các vật liệu chưa nổ, một số người thuộc phe này muốn thấy những nỗ lực này được đẩy mạnh hơn và được tài trợ tốt hơn.

Những vấn đề này đã được nêu lên trong chuyến thăm Hà Nội của Bộ trưởng Quốc phòng Carter. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam kêu gọi chấm dứt tất cả các hạn chế trong việc bán vũ khí và tách việc bán vũ khí ra khỏi các vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, Việt Nam đã thả ông Lê Thanh Tùng, một nhà ly khai có tên tuổi, ngay trước khi diễn ra chuyến viếng thăm của Tổng Bí thư Trọng, như làm một cử chỉ xoa dịu Hoa Kỳ.

Ở Việt Nam, chuyến viếng thăm Washington của Tổng Bí thư Trọng và cuộc gặp của ông với Tổng thống Obama sẽ được diễn giải như là một sự công nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam. Chuyến viếng thăm của ông Trọng sẽ tạo tiền lệ cho các chuyến viếng thăm sau này của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một chừng mực nhất định, chuyến thăm của ông sẽ xoa dịu các nhân vật bảo thủ trong Đảng - nếu Mỹ Hoa Kỳ đang tìm cách lật đổ chế độ độc đảng của Việt Nam bằng « diễn biến hòa bình » thì tại sao Tổng thống Obama lại tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam?

Chuyến đi của Tổng Bí thư Trọng và các ủy viên Bộ Chính trị khác đến Hoa Kỳ sẽ giúp họ trong các đánh giá về xu hướng tương lai của mối quan hệ song phương và quan trọng hơn cả là đánh giá của họ về việc phải chăng có thể coi Hoa Kỳ như là một đối tác đáng tin cậy. Những đánh giá này sẽ được đưa vào trong các văn kiện chính sách chiến lược quan trọng được soạn thảo và sẽ được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 thông qua.

Hai kết quả chính trong cuộc gặp của Tổng Bí thư Trọng với ông Obama có thể định hướng tương lai quan hệ song phương : sự dấn thân của Việt Nam vào Hiệp định Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương và thỏa thuận từng bước tiến tới việc thúc đẩy mua bán vũ khí (với việc loại bỏ tất cả các hạn chế còn lại của ITAR). Việt Nam cũng sẽ hài lòng nếu Tổng thống Obama tuyên bố rằng ông sẽ thực hiện cam kết trước đây là làm hết sức mình để có thể tới thăm Hà Nội trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
.
___
.
.
___
.
Chính trị VN qua chuyến đi Mỹ của ông Trọng
    Vũ Tường Phó Giáo sư, Đại học Oregon | 2015-07-05
Chuyến đi làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng, và trước đó của các ông Phạm Quang Nghị và Trần Đại Quang là những chuyến đi lần đầu tiên của một Tổng Bí thư, Bí thư Thành ủy Hà nội, và Bộ trưởng Bộ Công An đến Mỹ.

Rõ ràng đây là những sự kiện quan trọng, nhưng quan trọng đến mức nào thì cần phải bàn. Phân tích chính trị Việt Nam khó vì thiếu thông tin xác thực. Nhưng điều này không ngăn cản chúng tôi đưa ra một số nhận xét dưới đây, dựa trên năm yếu tố hay xu hướng căn bản trong chính trị và quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong những năm gần đây.

Xin phép được tiết lộ trước kết luận của bài viết: Nói chung chúng tôi không đánh giá cao chuyến đi của ông Trọng.

Năm yếu tố hay xu hướng căn bản trong chính trị và quan hệ đối ngoại của Việt Nam là:

    Dĩ nhiên những người ủng hộ Việt Nam ở Mỹ, kể cả ông McCain, không đủ quyền tự ý quyết định quan hệ Mỹ-Việt, vì có nhiều chính khách khác muốn bắt Việt Nam phải trả giá cho những vi phạm nhân quyền
    PGS. TS. Vũ Tường

Thứ nhất, đấu đá tranh giành đặc quyền đặc lợi giữa các phe nhóm và cá nhân lãnh đạo các cấp ở Việt Nam ngày càng lớn về quy mô và mức độ. Trong thời điểm chuẩn bị Đại Hội Đảng như hiện nay, với cơ cấu nhân sự nhiệm kỳ tới là mục tiêu, việc đấu đá còn gay gắt hơn.

Thứ hai, trong chóp bu Đảng Cộng sản có nhiều người còn trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê nin, xem Trung Cộng về căn bản là đồng minh chiến lược trong khi cảnh giác cao đối với Mỹ. Ông Trọng rõ ràng là một người trong nhóm này.

Thứ ba, tiền và mafia ngày càng lũng đoạn chính trị Việt Nam, chi phối hầu hết những vấn đề quan trọng từ việc bổ nhiệm nhân sự cho đến quyết sách ngoại giao. Các thế lực có tiền gồm chính phủ nước ngoài, các công ty ngoại quốc lớn, và giới tư bản đỏ cấu kết với các lãnh đạo Đảng.

Thứ tư, chính sách quân sự của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên chính trị Việt Nam. Áp lực từ dưới lên và từ trong ra đòi hỏi Đảng Cộng sản có lập trường cứng rắn hơn về vấn đề biển đảo. Áp lực này đang tạo ra phân hóa sâu sắc trong nội bộ Đảng này.

Và thứ năm, về quan hệ Mỹ-Việt, một số chính khách lớn của Mỹ như Thượng Nghị Sĩ John McCain xem Việt Nam là một đối tượng hợp tác quan trọng trong việc ngăn cản Trung Quốc bành trướng thế lực ở Á châu.
Đại tướng Trần Đại Quang, vừa thăm Mỹ trong đầu năm 2015, trong chuyến thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Công an Việt Nam tới Mỹ.

Dĩ nhiên những người ủng hộ Việt Nam ở Mỹ, kể cả ông McCain, không đủ quyền tự ý quyết định quan hệ Mỹ-Việt, vì có nhiều chính khách khác muốn bắt Việt Nam phải trả giá cho những vi phạm nhân quyền. Về mặt quyền lợi quốc gia, Mỹ cũng có nhiều đồng minh lâu năm khác ở Á châu, nên Việt Nam không phải là lá bài chủ yếu hay duy nhất.
Lý do có chuyến thăm

Trên đây là những xu hướng căn bản của nền chính trị và quan hệ đối ngoại của Việt Nam hiện nay mà chúng ta có thể ít nhiều chứng thực từ các nguồn thông tin khác nhau.

Những xu hướng này giúp trả lời hai câu hỏi sau đây.

Thứ nhất, tại sao Washington mời ông Trọng?

Tổng thống Barack Obama, lãnh đạo Đảng Cộng Hòa, giới chức quốc phòng, và các nhóm lợi ích đại diện cho một số đại công ty của Mỹ muốn Quốc Hội Mỹ thông qua Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Hai trong những trở ngại chính liên quan đến Việt Nam là việc Hà Nội không cho công nhân quyền tự do lập công đoàn và thành tích vi phạm nhân quyền cao của Việt Nam.

Mời ông Trọng và ông Quang sang Mỹ là có ý định cho thấy Mỹ công nhận quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản và không có mưu đồ chuyển hóa Việt Nam như họ lo sợ.

Qua việc bày tỏ thiện chí, chính quyền Obama có thể thuyết phục Bộ Chính trị chấp nhận viết vào Hiệp định TPP một vài câu mơ hồ về cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để Quốc Hội Mỹ dễ chấp thuận hơn.

Washington cũng có thể hy vọng công an Việt Nam thả một vài nhân vật đối kháng và giảm bớt việc bắt bớ đàn áp trong một giai đoạn nào đó.

Có thể tiên đoán Washington sẽ đạt được những mục tiêu khiêm tốn trên.

Thứ hai, vì sao Việt Nam nhận lời?

Tại sao ông Trọng (và trước đó là Nghị và Quang) nhận lời đi Washington?

Áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ là những lý do chủ yếu.

Vụ Trung Quốc đặt giàn khoan năm ngoái đã làm yếu thế phe thân Trung Quốc ở Việt Nam.
Chuyến đi của ông Trọng chỉ là một chiến thuật 'be bờ', 'cố thủ', theo tác giả.

Nhiều nhà quan sát cho rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đối thủ của ông Trọng và có nhiều khả năng sẽ thắng thế trong cuộc tranh giành chức vụ tổng bí thư nhiệm kỳ sắp tới, dù ông Trọng muốn dành chức này cho ông Nghị.
Còn sớm để nhận định

Chúng tôi cho rằng còn hơi sớm để nhận định.

Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản vẫn còn thế lực rất lớn so với Ban Chấp hành Trung ương, đặc biệt là trong vấn đề cơ cấu nhân sự trong mỗi nhiệm kỳ Đại Hội Đảng.

Ông Trọng và Nghị vẫn còn ưu thế, mặc dù phải dè dặt hơn.

Chuyến đi Mỹ của hai ông vì vậy có tác dụng giảm bớt áp lực chính trị đối nội và đối ngoại, lấy lại thế chủ động trong vấn đề quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ vị thế của phe nhóm trong kỳ Đại Hội tới.

Là cán bộ tuyên huấn chuyên nghiệp trong bộ máy công chức với tầm nhìn và năng lực hạn chế, ông Trọng không thể và thực sự chưa bao giờ tạo ra đột phá.

Chuyến đi của ông chỉ là một chiến thuật be bờ cố thủ cho qua Đại Hội.

Ông Trọng có thể hài lòng với chuyến đi, như ông từng tuyên bố sau khi đi Vatican về: “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”

Nhưng áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ rõ ràng sẽ không giảm, đòi hỏi ông phải tiếp tục cố gắng hơn.

Nhìn xa hơn chuyến đi, những xu hướng căn bản của chính trị Việt Nam cho phép chúng tôi tiên đoán ba điều sau đây:

Thứ nhất, Hiệp định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được thông qua, nhưng kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc nhiều hơn;

Thứ hai, chiến tranh Việt-Trung sẽ không xảy ra dù Trung Quốc ngày càng lấn lướt;

Và thứ ba, lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ sẽ được giỡ bỏ phần lớn, nhưng quan hệ đồng minh thực sự giữa Việt Nam và Mỹ vẫn xa vời.

Nếu những tiên đoán trên chứa đựng nghịch lý, điều đó không phải ngẫu nhiên, mà do chúng phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc và sự bế tắc của nền chính trị Việt Nam.

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu từ Khoa Chính trị, Đại học Oregon, Hoa Kỳ.
..
___
.
GS Ngô Vĩnh Long : TPP còn là một bảo đảm an ninh cho Việt Nam
    Trọng Nghĩa | 2015-07-05
Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ bắt đầu từ ngày mai 06/07/2015 của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Hiệp định tự do thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đang trong tiến trình đúc kết là một chủ đề thảo luận quan trọng. Chính ông Nguyễn Phú Trọng đã xác nhận với giới báo chí rằng hiệp định gọi tắt là TPP này là một trong những điểm ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông tại Mỹ.

Phải nói là quan hệ thương mại Việt Mỹ là một yếu tố rất quan trọng trong quan hệ song phương, với trị giá trao đổi từ vỏn vẹn 500 triệu đô la năm 1995, tăng vọt lên thành 35 tỉ đô la vào năm ngoái. Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Thái Lan trong danh sách các nước xuất khẩu hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á qua Hoa Kỳ. Trả lời hãng tin Mỹ Bloomberg, ông Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh đến sự kiện Việt Nam đang rất nỗ lực để đúc kết vòng đàm phán TPP trong thời hạn sớm nhất.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Hoa Kỳ: 05/07/2015
nghe

Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, trường Đại học Maine, Hoa Kỳ, ưu tiên mà ông Nguyễn Phú Trọng dành cho TPP trong chuyến công du lần này là một điều rất tích cực, vì ngoài ý nghĩa kinh tế, hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương còn là một bảo đảm an ninh cho Việt Nam. Trả lời Ban Việt ngữ RFI, giáo sư Long giải thích :

« Ông Nguyễn Phú Trọng đặc biệt thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Đây mới chính là vấn đề quan trọng. Bởi vì nếu hiệp định này được thông qua, mà Mỹ là nước quan trọng nhất và mạnh nhất trong 12 quốc gia tham gia, thì Việt Nam sẽ được lợi rất nhiều. Các nước khác cũng sẽ cùng với Mỹ ủng hộ Việt Nam.

Hiệp định này không chỉ bao hàm vấn đề đối tác kinh tế, mà gần như là toàn diện, bởi vì vấn đề bảo vệ an ninh chung cho toàn khu vực và cho 12 nước thành viên an ninh trong hiệp định rất quan trọng. Ngoài vấn đề an ninh, (còn có) các vấn đề khác như bảo vệ quyền con người, bảo vệ công nhân….

Do đó, nếu hiệp định này được thông qua, nó sẽ giúp thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt, cũng như quan hệ của Việt Nam với các nước khác. Tôi nghĩ tuyên bố của ông Trọng với báo chí (về TPP) trước khi ông đi là rất đúng hướng ».
.
___
.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam : Mỹ nên tiếp tục can dự vào Biển Đông
    Trọng Nghĩa | 2015-07-05
Theo tin chính thức từ phía Việt Nam, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ công du Hoa Kỳ từ ngày mai, 06/07/2015 cho đến ngày 10/07/2015. Trong các bài trả lời phỏng vấn của báo chí, nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được cho là đã gởi nhiều thông điệp về phía Mỹ, trong đó có yêu cầu Hoa Kỳ tiếp tục dấn thân vào hồ sơ Biển Đông.

Theo hãng tin Mỹ AP, ông Nguyễn Phú Trọng đã không ngần ngại gọi chuyến thăm Mỹ của ông là « lịch sử ». Về phía Hoa Kỳ, nhiều quan chức cao cấp, theo AP, cũng rất mong muốn đưa quan hệ với Việt Nam lên một cấp độ mới. Lý do là vì Việt Nam có thể trở thành một trụ cột trong chinh sách « xoay trục » qua Châu Á của Tổng thống Obama, đóng một vai trò mạnh mẽ về mặt địa chính trị và kinh tế.

Cũng theo AP, là một quốc gia tuyến đầu đang rất lo ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam cũng sẽ không phiền lòng nếu Mỹ có lời lẽ cứng rắn hơn một chút đối với Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ hôm 03/07 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng với tư cách là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới và là thành viên của (Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc), Mỹ có " trách nhiệm và lợi ích to lớn trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ".

Theo AP, trong bài trả lời phỏng vấn bằng văn bản, với ngôn từ đầy tính ngoại giao thận trọng, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết là ông hy vọng rằng Mỹ « sẽ tiếp tục có tiếng nói và hành động phù hợp để góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp ở (Biển Đông) sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế, để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới. ».

Đối với hãng AP, tuyên bố trên đây của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đáng chú ý vì lẽ cho dù người dân Việt Nam nhìn chung đều căm ghét các yêu sách biển đảo hung hăng của Trung Quốc, nhưng giới lãnh đạo thường rất miễn cưỡng trong việc đối kháng với láng giềng khổng lồ của mình. Nguyên do một phần là vì Việt Nam nằm sát cạnh Trung Quốc, nhưng một phần cũng vì những người cộng sản giáo điều như ông Trọng không thấy thoải mái lắm khi nghiêng về phía phương Tây dân chủ thay vì thân thiện với đồng chí cộng sản của mình tại Bắc Kinh.
.
___
.
Lãnh đạo VN 'không dại gì' chờ Mỹ cứu
    BBC  | 2015-07-05
Năm 2015 đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai cựu thù Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như 40 năm chấm dứt Cuộc chiến Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra trước chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đầu tiên thăm Hoa Kỳ, là liệu quan hệ giữa Hà Nội và Washington rồi sẽ đi về đâu.

Theo cách nhìn của một cựu quan chức Hoa Kỳ và nhà quan sát quan hệ Việt - Mỹ từ nhiều năm nay, khó có chuyện hai bên là đối tác ký hiệp ước liên minh trong tương lai trước mắt.

Học giả và cựu quan chức Hoa Kỳ Fred Brown nói chuyện với Nguyễn Hùng của BBC Tiếng Việt tại Washington DC hồi cuối tháng Tư năm 2015.

Chính sách 'sáng suốt'

Fred Brown: Tôi là Fred Brown, quan chức ngoại giao Hoa Kỳ đã nghỉ hưu. Tôi đã phục vụ ở Việt Nam từ năm 1968-1970 và từ 1971-1973 với chức vụ lãnh sự và tổng lãnh sự ở Đà Nẵng, Vùng I chiến thuật. Cuộc trò chuyện của chúng ta hôm nay diễn ra tại nơi phải nói là nổi tiếng ở Washington, nó vừa là nhà hàng, vừa là quán cà phê, vừa là hiệu sách với tên gọi Busboys and Poets. Đây cũng là nơi diễn ra các sự kiện âm nhạc và đủ loai sự kiện ở Washington.

BBC:Vâng, cảm ơn ông nhiều về những lời giới thiệu. Trước hết ông có thể phát biểu ngắn gọn nhân kỷ niệm 40 năm kết thúc Cuộc chiến Việt Nam và cũng là 150 năm kết thúc Nội chiến Hoa Kỳ. Ông nghĩ sao về cách người Mỹ hòa giải với nhau và cách người Việt Nam đang hòa giải?

Fred Brown: Tôi không thấy có nhiều liên quan giữa nội chiến đã kết thúc ở Hoa Kỳ với những gì diễn ra ở Việt Nam trong mấy thế hệ gần đây. Theo quan điểm của tôi Nội chiến Hoa Kỳ đã không kết thúc êm thấm mà còn kéo dài thêm nữa.

    Tôi nghĩ một trong những điểm nổi bật và đáng chú ý trong quan hệ mới của chúng tôi với Việt Nam là cả hai phía đều hết sức cố gắng để hiểu quan điểm của nhau.
    Fred Brown

BBC:Thêm bao lâu nữa?

Fred Brown: Phải mất thêm 100 năm nữa người Mỹ da đen mới có quyền bỏ phiếu một cách có hệ thống và được bảo vệ trong nền dân chủ của chúng tôi. Mất 100 năm đấy. Còn đối với Việt Nam, nó cũng có thể phải mất chừng đó thời gian. Nhưng đó là hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau và tôi thấy rất khó để so sánh cho rõ ràng. Nhưng cả hai nước đều phải trải qua giai đoạn điều chỉnh vô cùng khó khăn và đau thương.

BBC:Và hôm nay khi ông quan sát chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, Trung Quốc và khu vực, ông có nghĩ rằng đó là các chính sách đúng?

Fred Brown: Tôi nghĩ chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong 10-15 năm qua là rất sáng suốt và cẩn trọng, cẩn trọng từ cả hai phía. Tôi nghĩ một trong những điểm nổi bật và đáng chú ý trong quan hệ mới của chúng tôi với Việt Nam là cả hai phía đều hết sức cố gắng để hiểu quan điểm của nhau. Tôi không nói rằng quan hệ ở mức hoàn hảo nhưng đó là mối quan hệ tốt nếu đem so sánh với các mối quan hệ khác trên thế giới. Hiện giờ tôi chỉ có thể bình luận thế thôi.
Tương lai quan hệ

BBC:Liệu trong 10 năm hay 20 năm nữa ông nghĩ quan hệ Mỹ Việt sẽ đi tới đâu vì năm nay đã là 20 năm tái lập quan hệ?

Fred Brown: Tôi khó có thể đoán được mối quan hệ trong 20 năm nữa. Nếu hai bên tiếp tục đối thoại, tiếp tục hiểu tầm quan trọng của Trung Quốc, hiển nhiên Trung Quốc là yếu tố quan trọng nhất đối với cả hai bên và theo cách mà Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng hiện đang xử lý mọi việc thì triển vọng cho những năm tới là rất tốt. Tôi không có lý do gì để tin rằng Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ hay Nhà Trắng sắp tới sẽ thay đổi cách tiếp cận thận trọng hiện nay đối với mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đó là những mối quan hệ có liên quan tới nhau và theo tôi quan điểm của Việt Nam và Hoa Kỳ là giữ sự thận trọng, có chừng mực và sự thích ứng.

BBC:Ông có nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ cứu Việt Nam nếu không may Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa hay thậm chí tấn công?

Fred Brown: Để tôi trả lời câu hỏi này sau đi.

BBC:Trong quá khứ khi Trung Quốc chiếm toàn bộ đảo Hoàng Sa và sau đó khi Trung Quốc tấn công Việt Nam hồi năm 1979 và rồi năm 1988 khi họ chiếm một đảo ở Trường Sa, tôi nghĩ đương nhiên Việt Nam trông đợi nhiều hơn từ phía Hoa Kỳ và từ cả Liên Xô vốn giờ không còn nữa. Tôi chỉ muốn hỏi Việt Nam có thể trông đợi gì từ Washington trong tình huống xấu nhất khi họ cần một người bạn thì Hoa Kỳ có bao giờ là người bạn đó không?
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm phần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa hồi năm 1974

Fred Brown: Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo Việt Nam không dại gì mà đề nghị Mỹ giúp Việt Nam trong những tình huống như thế. Tôi không nghĩ là có chuyện như thế xảy ra. Tôi nghĩ lãnh đạo Việt Nam cần hiểu rõ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ nằm ở đâu. Chúng tôi không phải là đồng minh ký hiệp ước với Việt Nam và tôi không nghĩ điều này có thể xảy ra trong tương lai gần hoặc là về sau nữa. Còn Trung Quốc luôn là yếu tố quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và Việt Nam hiểu điều đó. Thế nên theo tôi vấn đề anh nói sẽ không xảy ra.
Có phải Mỹ thua?

BBC:Liệu đó có phải là điều ngạc nhiên đối với ông không khi Bắc Việt Nam, một nước rất nghèo trước 1975 và vũ trang không được hiện đại như quân đội Hoa Kỳ hay quân lực Việt Nam Cộng hòa lúc bấy giờ nhưng cuối cùng họ vẫn thắng trong cuộc chiến?

Fred Brown: Về mặt hành chính có hai nước Việt Nam khác nhau cho tới trước 1975. Tôi thấy khó có thể bì được sự trợ giúp mà Bắc Việt Nam, Việt Nam cộng sản có được không chỉ từ Trung Quốc mà còn cả Liên Xô vốn đã giúp củng cố hệ thống phòng không hiệu quả cho Bắc Việt Nam. Tôi chỉ bình luận thế thôi vì tôi nghĩ khó mà so sánh hai hoàn cảnh về mặt quân sự vì còn có những vấn đề chính trị ở Hoa Kỳ vốn đã quyết định những gì diễn ra từ sau năm 1968.

BBC:Năm nay là kỷ niệm 40 năm và họ có lễ kỷ niệm lớn ở Sài Gòn trước đây, giờ là thành phố Hồ Chí Minh, và họ nói rằng một nước nhỏ và nghèo như Việt Nam đã thắng siêu cường trên thế giới. Nói vậy có đúng không? Có đúng Việt Nam đã thắng không hay Mỹ đã không muốn có thêm mất mát và rời đi?

Fred Brown: Tôi không chấp nhận cách nhìn nhận này. Có hai nước Việt Nam cho tới 1975, một do những người Cộng sản kiểm soát ở miền Bắc và một ở miền Nam, Việt Nam Cộng hòa mà Hoa Kỳ ủng hộ. Lý do cho cái gọi là thua đối với Hoa Kỳ trong cuộc chiến đó rất phức tạp, khó mà có thể gói lại trong một câu.

BBC:Ông có nghĩ rằng Việt Nam đã học được cách là bạn tốt hay có quan hệ tốt với Hoa Kỳ?

Fred Brown: Vâng tôi nghĩ rằng Việt Nam đã cải thiện nhiều, Bắc Việt Nam, Cộng sản Việt Nam đã tiến một bước dài trong chuyện hiểu được Hoa Kỳ, hiểu những gì Hoa Kỳ có thể làm và có thể không làm. Đây là điểm tích cực. Về phía Mỹ cũng thế.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã hiểu nhau hơn nhiều sau 20 năm bình thường hóa quan hệ

Chúng tôi không có mong đợi quá mức trong quan hệ với Việt Nam. Anh nói rằng đó là nước nhỏ nhưng họ cũng là nước thứ 11 hay 12 về dân số và tôi nghĩ nếu Việt Nam có những chính sách sáng suốt về kinh tế và chính trị trong một thế hệ tới thì Việt Nam có cơ hội trở thành nước lãnh đạo quan trọng ở Đông Nam Á.

Tôi nghĩ đây là điều tốt và hợp lý. Nhưng nó cũng đòi hỏi sự hợp tác ở mức cao không chỉ với ASEAN, Hiệp hội các nước Đông Nam Á mà còn với Hàn Quốc, Nhật Bản và hiển nhiên là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Tôi nghĩ chính sách đa phương của chính phủ Việt Nam hiện nay là sáng suốt thể hiện sự hiểu biết và cần phải tiếp tục.
Vấn đề nhân quyền

BBC:Tôi muốn hỏi hai câu nữa thôi. Thứ nhất là ông nghĩ sao về cách Việt Nam phản hồi đối với các yêu cầu từ Hoa Kỳ về chuyện cải thiện nhân quyền. Gần đây họ thả hai nhà bất đồng chính kiến và một người hiện ở California, một người ở Virginia. Liệu Việt Nam có thể làm gì trong lĩnh vực này để cải thiện quan hệ?

    Tôi cho rằng đó là vì lợi ích của Việt Nam khi họ tận dụng được dân số thông minh, tài năng, được đào tạo tốt ở một số cấp độ. Đó là dân số cần tận dụng và sử dụng theo cách tích cực. Chính quyền cần làm như vậy thay vì ngăn cản họ có thông tin chẳng hạn.

Fred Brown: Tôi nghĩ cái gọi là nhân quyền sẽ vẫn luôn là một phần trong quan hệ của chúng tôi với Việt Nam. Tất cả các vấn đề khác cũng thế. Cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với người dân của chính họ sẽ luôn là chuyện quan trọng không chỉ của chính quyền mà cả Quốc hội Hoa Kỳ. Tôi cho rằng đó là vì lợi ích của Việt Nam khi họ tận dụng được dân số thông minh, tài năng, được đào tạo tốt ở một số cấp độ. Đó là dân số cần tận dụng và sử dụng theo cách tích cực. Chính quyền cần làm như vậy thay vì ngăn cản họ có thông tin chẳng hạn.

BBC:Và cuối cùng nhiều người từ Nam Việt Nam trước đây cho tới tận hôm nay họ vẫn thấy cay đắng vị bị Hoa Kỳ bỏ lại, bị bỏ rơi hồi năm 1975 và họ nói không bao giờ có thể tin được người Mỹ. Vậy Hoa Kỳ đã làm những gì để vỗ về, để họ hài lòng hơn?

Fred Brown: Ý anh muốn nói về người Mỹ gốc Việt, hiện khoảng 1,2 triệu người?

BBC:Vâng, đúng vậy.

Fred Brown: Đó không phải là chuyện vỗ về họ mà chính họ tận dụng mọi cơ hội có ở Hoa Kỳ. Họ đã khá thành công. Tôi có nhiều bạn người Mỹ gốc Việt mà nhiều người khá hơn tôi về tài chính và nhiều người được đào tạo tốt hơn tôi, hay vợ tôi hay con tôi. Người Mỹ gốc Việt đã thành công hơn người Mỹ gốc Campuchia hay gốc Lào chẳng hạn. Người Mỹ gốc Việt rất khấm khá và họ không cần ai vỗ về vì họ tận dụng mọi cơ hội họ có thể có và cần có từ hệ thống.

BBC:Vâng và có thể tôi hỏi thêm một câu về những cựu binh Hoa Kỳ giờ đang ở trong chính trường như Thượng Nghị sỹ
.
___
.
Mục đích và hệ quả chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng là gì?
    Thiện Ý | 2015-07-05
Sau nhiều lần đình hoãn, chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được thực hiện trong tuần lễ tiếp ngay sau ngày Quốc khánh Hoa Kỳ 4 Tháng 7.

Câu hỏi được nhiều người quan tâm đặt ra là: Mục đích và hệ quả của chuyến đi này là gì? Câu trả lời chính xác chỉ có thể là những người trong cuộc. Là người ngoại cuộc, chúng tôi cũng thử đưa ra một số nhận định về mục đích và hệ quả của chuyến đi này.

I/- Mục đích chuyến đi Mỹ

Theo chúng tôi, chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có mục đích chủ yếu là đưa mối quan hệ Việt-Mỹ đi vào thực chất, tạo bước ngoặc quan trọng trong quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ với một số hệ quả rõ nét hơn là các chuyến đi trước đây của Thủ tướng Phan Văn Khải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước Nguyễn Tấn Sang.

Các chuyến đi Hoa Kỳ trước đây của những người đứng đầu bộ máy nhà nước chỉ có ý nghĩa ngoại giao, với mục đích nâng quan hệ Việt- Mỹ lên một bước trong chính sách đi giây giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng của đảng CSVN. Nhưng nay, mặc dầu đảng Cộng Sản Việt Nam đã hết sức nhún nhường, nhượng bộ đủ điều, Trung cộng vẫn lấn lướt, đẩy Hà Nội vào thế phải có sự chọn lựa dứt khoát khi có cơ hội.

Nhưng trước khi có sự chọn lựa dứt khoát, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi Trung Quốc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình 3 tháng trước khi đi Hoa Kỳ và dường như trên đường đến Hoa Kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng còn ghé qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình một lần nữa như để tái khẳng định rằng Hà Nội vẫn trung thành với Bắc Kinh nếu được Trung Quốc đối xử khác hơn trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Sự nhún nhường này được thể hiện trong Thông cáo Chung Việt-Trung sau chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng, theo đó Hà Nội vẫn trước sau như một bày tỏ lòng trung thành với Trung Quốc.

Theo chúng tôi, ai cũng hiểu sự trong chuyến đi này Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chọn Hoa Kỳ để có đối trọng, không phải để đối đầu với Trung Quốc mà để được sức mạnh của Hoa Kỳ che chở, ngăn chặn, đẩy lùi tham vọng bành trướng, độc chiếm Biển Đông, xâm lăng các nước nhỏ yếu trong vùng của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Hành động thực tế thấy được là, Hoa Kỳ đã công khai lên án các hành vi xâm lấn biển đảo mới đây của Trung Quốc, điều động hải lục, không quân về Biển Đông, tăng cường các hoạt động quân sự liên kết với các đồng minh trong vùng, để chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ sẵn sàng ngăn chặn tham vọng của Trung Cộng. Đồng thời, nhiều nhân vật cao cấp chính trị, quân sự, ngoại giao của Hoa Kỳ đã liên tục đến Việt Nam trong thời gian gần đây, gần nhất là chuyến đi Việt Nam lần thứ 5 của cựu Tổng thống Bill Clinton vào những ngày đầu tháng 7 này, để sau đó cùng chung chuyến bay với phái đoàn Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trở về Mỹ. Chuyến đi này của ông Clinton, tuy bề ngoài nói là để tham dự lễ kỷ niệm 20 năm Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, song bề trong mang ý nghĩa đặc biệt, có tác dụng thúc đầy Hà Nội theo chiều hướng dứt khoát chọn Hoa Kỳ là đồng minh tốt bụng, xa lánh người “đồng chí” láng giềng Trung Quốc xấu bụng và đầy tham vọng xâm lăng, bá quyền.

Trước những lời nói và các hành động khả tín, có lợi cho Việt Nam của Hoa Kỳ, trong khi Trung Quốc tiếp tục có những hành đồng tiếp tục lấn lướt Việt Nam (tấn công táu đánh cá trong hải phận Việt Nam, kéo giàn khoan HD-981 vào gần sát hải phận Việt Nam…), dường như các nhà lãnh đạo của đảng CSVN đã tỉnh ngộ và có thêm can đảm trong việc dứt khoát chọn lựa trong chính sách đi dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã được theo đuổi bao lâu nay. Một số dấu hiệu trong nước trước chuyến đi Hoa kỳ của Tổng Bí thư đảng CSVN chứng tỏ sự giác ngộ theo dự đoán này. Báo chí chính dòng đã công khai gọi Trung Quốc là kẻ xâm lược, tố cáo đích danh tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam… mà trước đây chí dám nói là “tầu lạ” và không dám gọi Trung Quốc là xâm lược. Đồng thời có những dấu hiệu không thấy được, như những lời đồn đoán là nội bộ đảng CSVN đang có sự chuyển biến về nhận thức trong giới lãnh đạo có khuynh hướng thân Trung Quốc trước đây, khuynh hướng thân Mỹ đã thắng thế, sẽ hậu thuẫn cho sự chọn lựa một chính sách ngoại giao thực dụng và hữu hiệu hơn. Người ta hy vọng rằng, những điều này sẽ giúp ông Nguyễn Phú Trọng cùng tập đoàn lãnh đạo của Đảng CSVN “phản tỉnh tập thể”.

II/- Hệ quả của chuyến đi Mỹ

Người ta có thể tin rằng hệ quả tổng quát là Hà Nội sẽ chủ động khởi sự một tiến trình dân chủ hóa Việt Nam theo một tiến trình và tốc độ thích hợp. Nghĩa là một sự chuyển đổi hòa bình, ổn định, vừa có lợi cho đất nước, vừa có lợi cho chính đảng CSVN, theo kinh nghiệm chuyển đổi của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, và gần nhất là kinh nghiệm chuyển đổi của Miến Điện đã và đang diễn ra đã có hiệu quả thực tiễn.

Hệ quả thực tiễn tại Việt Nam có thể là nội bộ đảng CSVN và chính quyền sẽ có nhiều thay đổi về nhân sự, với những người có khuynh hướng thân Mỹ chia nhau nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng và nhà nước. Đồng thời về chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại cũng thay đổi cho phù hợp với chiều hướng mới.Tất cả những thay đổi nhân sự và chính sách sẽ diễn ra trước, trong và sau Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 sắp diễn ra vào đầu năm tới 2016 tới đây. Sẽ không có những cuộc thanh trừng khốc liệt theo kiểu Stalin hay Mao Trạch Đông. Một khi phe thân Mỹ thắng thế, do có thêm một số đông những đảng viên hàng đầu của đảng thân Trung Quốc nay “phản tỉnh” và sự hậu thuẫn của số đông đảng viên CS các cấp, thì sự sắp xếp lại nhân sự chỉ cần dùng các biện pháp loại trừ nhẹ nhàng đối với các đảng viên cấp cao thân Bắc Kinh còn “ngoan cố”. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ trường hợp phe thân Trung Quốc phản kháng quyết liệt, thì có thể phe thân Mỹ sẽ phải sử dụng các biện pháp loại trừ mạnh bạo, âm thầm và kín đáo, nhưng chắc sẽ không tàn bạo như kiểu thanh trừng của Stalin và Mao.

Tất nhiên, để thực hiện sự thay đổi toàn diện về nhân sự và chính sách cai trị theo chiều hướng trên, nội dung nghị trình và nghị quyết của Đại hội 12 sẽ phải thay đổi theo chiều hướng “chuyển đổi”. Căn cứ trên “Nghị quyết của Đại hội Chuyển đổi” này, Quốc hội và các cơ quan dân cử các cấp đương nhiệm sẽ tu chính Hiến pháp, điều chỉnh luật lệ cho phù hợp… Chính quyền các cấp sẽ làm nhiệm vụ chuyển đổi trên bình diện thực tế theo một tiến trình và tốc độ thích hợp. Theo dự kiến của chúng tôi, tiến trình “chuyển đổi” này có thể diễn ra và hoàn tất trong vòng 5 năm tới (2016- 2020).

III/- Kết luận

Trước hiểm họa xâm lăng trắng trợn lãnh thổ, lãnh hải và các hải đảo của Việt Nam của Trung Quốc, mặc dầu Hà Nội đã hết sức quỵ lụy, nhún nhường, nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước trông đợi chuyến đi Hoa Kỳ lần này của người đứng đầu đảng CS cầm quyền sẽ là cơ hội thuận lợi tạo bước ngoặt có tính đột phá trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, có lợi cho đất nước cũng như cho chính đảng CSVN, vì lợi ích chung cũng như riêng của nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam. Ước mong Tổng Bí thư đảng CSVN đừng đề mất cơ hội thuận lợi trong chuyên đi Hoa Kỳ lần này.
John McCain hay cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, ông John Kerry, những người lính trước đây ở Việt Nam, khi họ rời chính trường ông có nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ thay đổi chính sách của họ đối với Việt Nam?

Fred Brown: Hiển nhiên là thế hệ đó, thế hệ của tôi, đang mờ dần đi. Các ông Hagel, Kerry và McCain đều đã có tuổi, nhất là ông McCain. Nó sẽ gây ra thay đổi vì thế hệ mới sẽ phải học cách hiểu Việt Nam từ đầu. Có thể đây là lợi thế. Nhưng những lợi thế và hạn chế giống nhau là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ có nhiều điểm chung với lợi ích quốc gia của Việt Nam dù không phải là tất cả.

Phỏng vấn với ông Fred Brown được Nguyễn Hùng thực hiện tại Washington DC hồi cuối tháng Tư năm 2015. Quý vị có thể theo dõi toàn bộ phỏng vấn video trên kênh YouTube của BBC Tiếng Việt.
.
___
.
Nghĩ gì về chuyến công du Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng
    Thanh Trúc, phóng viên RFA | 2015-07-05
Chuyến công du Hoa Kỳ lần đầu tiên của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sẽ được đánh dấu bằng cuộc gặp gỡ với tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 7 tới đây. Người Việt hải ngoại tiếp tục bàn đến sự kiện sắp xảy ra này với những ý kiến khá đa dạng mà Thanh Trúc ghi nhận trong bài sau:

Mỹ cần Việt Nam, Việt Nam cần Mỹ

Chuyến công du Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, là trường hợp đặc biệt chứng tỏ Mỹ cần đến Việt Nam hơn và Việt Nam cũng cần đến Mỹ hơn.

Từ Thụy Sĩ, ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã ly khai và đang tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ, nhận định như vậy:

Việc chấp nhận đón tổng bí thư của một đảng cộng sản thì phải nói là Mỹ đã cần Việt Nam nhiều hơn. Một trong những nước phải nghĩ ngay đến là Việt Nam trong chiến lược quay lại Châu Á Thái Bình Dương của người Mỹ. Đấy là nhìn từ người Mỹ, bởi vì cũng phải thấy rằng chính sách của Mỹ đối với Việt Nam đã thay đổi rất nhiều trong thời gian gần đây, thí dụ việc Mỹ mở ra hướng để Việt Nam có thể tham gia vào TPP, rồi tổng tham mưu trưởng liên quân của Mỹ cũng đi đến Việt Nam, rồi rất nhiều quan chức của Mỹ đã đến Việt Nam trong thời gian gần đây. Chúng ta có thể thấy việc duy trì một đất nước Việt Nam yếu để khỏi đe dọa các nước láng giềng sang một chính sách vực Việt Nam dậy để khỏi rơi vào vòng tay Bắc Kinh.

C.òn đứng về phia Việt Nam thì phải nói Việt Nam cũng hết sức lúng túng và Việt Nam cũng cần đến Mỹ , thể hiện ở cái là bằng mọi cách thu xếp cho ông tổng bí thư đi Mỹ để có thể đối chọi lại trong quan hệ đối với Trung Quốc. Tình hình sơ bộ là nếu chuyến đi này thực hiện trên cơ sở của một sự thay đổi về nhận thức thì sẽ có những tiến bộ, tức là nhìn nhận một bước ngoặt mới trong quan hệ với Mỹ, dẫn tới mối quan hệ thực chất hơn chứ không phải là hình thức đánh đu để cân bằng quan hệ với Trung Quốc mà không được cái gì cả.

Từ Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, suy luận có phần giống ông Đặng Xương Hùng, tuy nhiên:

Không nên cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là con người mờ nhạt, ít ý kiến và đang bị yếu thế trong cuộc tranh dành quyền lực với ông Nguyễn Tấn Dũng và cho rằng chuyến đi này không quan trọng. Vấn đề ông Nguyễn Phú Trọng tới thăm nước Mỹ, phải hiểu theo Hiến Pháp của Việt Nam hiện nay thì ông ấy là người quyền lực nhất, là người chính thức chứ không phải bán chính thức. Theo Hiến Pháp thì đảng cộng sản là đảng cầm quyền tại Việt Nam ,cho nên trên nguyên tắc ông Nguyễn Phú Trọng là người có quyền lực nhất, vậy thì ông phải tới nước Mỹ để làm cái gì đó đánh dấu một biến cố chính thức về mọi mặt. Biến cố đó là gì thì tôi nghĩ nó là điều mà tôi gần như chắc chắn là sự xáp lại của chế độ Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Chọn lựa chẳng đặng đừng của đảng cộng sản Việt nam, một chọn lựa có lợi cho đất nước là thiết lập quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Xáp lại với Hoa Kỳ có nghĩa là trên nguyên tắc chấp nhận từ bỏ chính sách đốc tài đảng trị trong một tương lai tương đối gần.

Không có gì thay đổi?

Trong khi đó, nhà báo Nguyễn Minh Cần, người từng bỉ đảng và sinh sống mấy chục năm qua ở Nga, nói rằng ông không tin Việt Nam sẽ bắt tay với Mỹ để tạo thế đối trọng lại với Trung Quốc:

Trước khi ông Nguyễn Phú Trọng đi sang Hoa Kỳ thì cũng phải nhớ ông đã đi qua Bắc Kinh, đã gặp tổng bí thư và chủ tịch nước Trung Quốc, thì ta thấy đường lối của Việt Nam thể hiện qua ông Nguyễn Phú Trọng và cả đoàn đại biểu là một đường lối khuất phục rõ ràng trước những bước tiến công của Trung Quốc.

Thêm vào đó, hôm 17 và 19 tháng Sáu vừa qua , phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh, đồng thời là ủy viên Bộ Chính Trị, cũng đã dẫn một đoàn sang Bắc Kinh. Ông phó thủ tướng đã ký một bản cam kết sẽ không có hành đông làm phức tạp tranh chấp, duy trì quan hệ giựa hai nước và hòa bình ổn định ở phương Đông. Từ chỗ đó, chuyến đi tháng Bảy này của ông Nguyễn Phú Trọng tôi nghĩ không thể có một hy vọng rằng ông sẽ bắt tay với Hoa Kỳ để làm bạn để mà đối trọng lại với Trung Quốc.

Đối với ông Lê Hữu Đào, chủ tịch cộng đồng Việt Nam tại Liege, Vương Quốc Bỉ, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là tổng bí thư một đảng cộng sản Việt Nam chú không phải đại diện của tất cả 90 triệu người dân trong nước, vì thế:

Trong bàn cờ quốc tế có những quốc gia một lúc nào đó kình chống nhau và một lúc nào đó nói chuyện với nhau. Ngày hôm nay ông Nguyễn Phú Trọng đi qua mà được tổng thống Obama tiếp thì nó cũng nằm trong hoàn cảnh hai bên nghĩ rằng có thể có lợi chung nào đó. Khi họ gặp nhau như vậy mình không cản nhưng mình có bổn phận phải nói rõ cho người mà mình có thể nói được là ông Obama. Phải nói rõ cho ông Obama biết ông Nguyễn Phú Trọng không đại diện cho dân tộc Việt Nam. Mong đồng bào mình ở bên Mỹ vận động tất cả bà con cô bác ngày hôm đó đến biểu tình thật lớn, nói lên nguyện vọng của dân tộc Việt Nam là không cộng sản và chống lại Trung Quốc.

Một thành viên trong Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam ở Bắc California, ông Trần Phong Vũ, cho rằng chuyến đi Mỹ sắp tới đặt ông Nguyễn Phú Trọng vào một tình huống tế nhị liên quan đến vấn đề vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam:
 
Việt Nam trước hết phải đáp ứng những đòi hỏi chung của Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền và những vấn đề khác nữa. Trong vấn đề nhân quyền thì nó cũng có liên hệ tới TPP mà họ rất muốn Việt Nam sẽ cùng có mặt. Thành ra tôi nghĩ chuyến đi này đặt ra cho ông Nguyễn Phú Trọng rất nhiều vấn đề mà cá nhân ông cũng khó thể quyết định được bởi vì vai trò tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ yếu như thế này.

Không thay đổi được gì hết, là ý kiến của ông Nguyễn Mạnh hùng, nguyên giáo sư kinh tế đại học Laval, Quebec, Canada:

Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng là một sự cực chẳng đã cho ông, không còn biết dựa dẫm vào chỗ nào nên gặp được cái gì dựa dẫm được thì ông dựa ngay, thế thôi.

Thế còn đi mà nếu chuyện TPP được giải quyết tốt đẹp và nhanh chóng thì đó là một sức trợ giúp cho nên kinh tế Việt Nam , là cái cần để ông giữ được cái thể chế của ông, cái thể chế một đảng cộng sản độc trị như hiện thời thì không có một chút tương lai nào cho dân tộc hết.

Dưới mắt tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu nhân viên Liên Hiệp Quốc, hiện là tư vấn cho một số nước về vấn đề thống kê kinh tế, mục đích cuộc hội kiến giữa tổng thống thống Obama và tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thể hiện điều quan trọng mà cả hai phía cùng nhắm tới:
..
An ninh ở biển Đông là chuyện quan trọng đối với nước Mỹ. Không những Việt Nam muốn vào TPP mà bản thân Mỹ cũng muốn Việt Nam vào TPP, là vì liên quan đến vấn đề ổn định khu vực Châu Á Thái Bình. Chứ còn coi như điều kiện vào TPP thì Việt Nam không phải là một nền kinh tế thị trường, do đó Mỹ khi mời Việt Nam vào TPP là họ đã chiếu cố đặc biệt đến tình hình của Việt Nam mà sự chiếu cố đó liên quan đến chính trị chứ không phải liên quan vấn đề kinh tế.

Đó là suy nghĩ của một số người Việt hải ngoại về chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ tuần tới. Tất cả những ý kiến khác nhau này đểu được tôn trọng song không nhất thiết phản ảnh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
.
___
.
Ông Trọng sẽ thảo luận gì với ông Obama?
    Luật sư Vũ Đức Khanh Gửi cho BBC từ Ottawa, Canada  | 2015-07-05
Tòa Bạch Ốc hôm 3/7 vừa ra thông cáo cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tại Phủ Tổng thống vào ngày 7/7 sắp tới.

Đây sẽ là một cuộc gặp lịch sử, sau 20 năm ngày hai quốc gia cựu thù bình thường hóa bang giao, sau 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, và là lần đầu tiên một Tổng bí thư ĐCSVN đến Hoa Kỳ.

Thông cáo trên cho biết Tổng thống Obama trông đợi thảo luận với nhà lãnh đạo ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng về các phương cách củng cố thêm Quan hệ Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt cùng các vấn đề khác như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hợp tác quốc phòng song phương, và nhân quyền Việt Nam.

Trong khi đó truyền thông quốc tế tại Hà Nội cũng cho biết ông Trọng mong muốn trong chuyến công du này sẽ có “thảo luận cởi mở và thẳng thắn với phía Hoa Kỳ để giúp hiểu biết lẫn nhau, xây dựng sự tin cậy giữa hai nước, cũng như để thảo luận về những phương cách thắt chặt quan hệ song phương”.

Đã 20 năm có quan hệ song phương ở cấp Đại sứ, với biết bao nhiêu cuộc thăm viếng của bao thế hệ lãnh đạo các cấp của hai chính quyền mà vẫn chưa hiểu biết lẫn nhau, chưa thu hẹp được khoảng cách khác biệt, chưa xây dựng được niềm tin giữa hai quốc gia, đó chẳng phải là một thất bại sao? Chẳng nhẽ từ trước giờ hai bên chưa bao giờ nói chuyện “thẳng thắn” với nhau sao?

Điều gì đã cản trở quan hệ Việt-Mỹ? Hoa Kỳ thực sự muốn gì ở Việt Nam? Và, Việt Nam cần gì ở Hoa Kỳ? Đâu là những vấn đề song phương còn tồn đọng chưa giải quyết được?

Nhân quyền, cái gai trong quan hệ Mỹ – Việt

Đương kim Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius từng khẳng định rằng, “Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: Chúng tôi muốn Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”.

Ông cũng chia sẻ rằng “Hoa Kỳ sẵn sàng chấp cánh cho Việt Nam bay cao và xa” hơn nữa nhưng bay cao và xa tới đâu thì tùy thuộc vào Việt Nam và theo ông nhận định thì nhân quyền là chủ đề mà ông gọi là “hóc búa nhất”, là rào cản trở chính trong quan hệ Mỹ-Việt hiện nay.

Nhân dân Việt Nam hơn bất cứ người dân nào khác trong khu vực hiểu rõ sự hưng vong của Việt Nam cũng như hòa bình, an ninh, thịnh vượng của khu vực Á Châu - Thái Bình Dương sẽ tùy thuộc rất nhiều vào sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng chung của toàn khu vực, trong đó vai trò đặc biệt của Hoa Kỳ như là một tác nhân chính sẽ là một trong các yếu tố quyết định.

Với bề dày quan hệ với một nước láng giềng như Trung Quốc, người dân Việt Nam chắc chắn sẽ hoan nghênh sự hiện diện tích cực của Hoa Kỳ trong khu vực như một đối tác quan trọng có trách nhiệm.

Họ thừa biết rằng liên minh với Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời giúp phát triển kinh tế Việt Nam thịnh vượng, kiến tạo đời sống sung túc, ấm no, hạnh phúc cho người dân Việt Nam.

Nhưng vấn đề ở đây không phải là người dân Việt Nam mà là lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chính họ đang là rào cản cho tiến trình “liên minh” đó. Họ thà chấp nhận mất nước hơn là mất Đảng chỉ vì họ sợ rằng một liên minh với Hoa Kỳ tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền sẽ khai tử chế độ cộng sản của họ.

Đó cũng chính là lý do mà Tổng thống Obama quyết định lịch sử mời ông Trọng đến Tòa Bạch Ốc để cam kết rằng “một Việt Nam tôn trọng nhân quyền” sẽ là một quốc gia độc lập, tự do, dân chủ, vững mạnh và thịnh vượng; sẽ là một đồng minh đáng tin cậy của Hoa Kỳ, một đối tác khả tín của cộng đồng quốc tế và khu vực.

Hợp tác kinh tế, an ninh và quốc phòng

Như thông cáo của Tòa Bạch Ốc có đề cập, trọng tâm thảo luận giữa ông Obama và ông Trọng ngày 7/7 sắp tới sẽ là: (1) Tăng cường hợp tác kinh tế sâu rộng, đặc biệt với việc sớm kết thúc đàm phán TPP; (2) mở rộng khuôn khổ sự tiếp cận cảng Cam Ranh của Hải quân Mỹ; và (3) năng cấp hợp tác quốc phòng thông qua việc tiến tới hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Cả ba chủ đề trên, ông Trọng chắc chắn sẽ có cơ hội “thảo luận cởi mở và thẳng thắn” với ông chủ Tòa Bạch Ốc nhưng ông Trọng cũng cần hiểu rằng người Mỹ rất quý trọng thời gian và họ sẽ không đủ kiên nhẫn để chỉ nói mà không có hành động thực tiễn đi kèm mặc dù họ sẵn sàng chấp nhận cho Việt Nam hưởng một số quy chế đặc biệt để có thể theo kịp 11 quốc gia còn lại trong khối TPP.

Với đạo luật “Quyền đàm phán nhanh” (TPA), Tổng thống Obama sẽ cam kết để Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng ông Trọng cũng cần phải cam kết tuân thủ triệt để các điều khoản của TPP, đặc biệt về sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng như các điều khoản về quyền lập hội, tự do tổ chức nghiệp đoàn độc lập, quyền đàm phán chung của người lao động, những quy định như cấm sử dụng mọi hình thức lao động cưỡng bức, cấm khai thác lao động trẻ em, cấm không phân biệt đối xử trong lực lượng lao động.

Tham gia TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều kinh tế nhưng Việt Nam phải chấp nhận hy sinh «đổi mới chính trị».

Về vấn đề quân cảng Cam Ranh, phía Mỹ từng khẳng định rằng họ không có nhu cầu xây dựng căn cứ quân sự ở đây. Cái mà Hoa Kỳ mong muốn hợp tác với Việt Nam là quyền tiếp cận bến cảng này.

Việt Nam có quyền tự do giao lưu với tất cả các nước và cho phép các quốc gia có nhu cầu sử dụng quân cảng Cam Ranh được quyền tiếp cận. Tuy nhiên, điều Hoa Kỳ quan ngại là sự tiếp cận của bên thứ ba có thể làm tổn hại đến quyền lợi của Hoa Kỳ, thí dụ như trường hợp gần đây, Hoa Kỳ đã chính thức gửi công điện tới chính phủ Việt Nam phản đối việc Nga đã dùng quyền tiếp cận căn cứ Cam Ranh để thực hiện các hoạt động quân sự có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực.

Chắc chắn, Tổng thống Obama sẽ nhân cơ hội này làm ông Trọng hiểu rõ rằng «Việt Nam không thể kết bạn với những kẻ thù của Hoa Kỳ».

Về vấn đề hiện đại hóa quốc phòng Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ tái cam kết sớm xem xét việc bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ lưu ý Việt Nam cần nghiêm túc hơn nữa về tình trạng nhân quyền. Mọi tiến bộ về nhân quyền sẽ là tiến bộ tỷ lệ thuận với việc hủy bỏ lệnh cấm vận này. Đó là điều mà ông Obama sẽ không ngần ngại tái khẳng định với ông Trọng.

Tự do hàng hải, hàng không và an ninh Biển Đông

Một vấn đề khác quan trọng cũng nằm trong chương trình nghị sự của hai ông Obama và Nguyễn Phú Trọng hôm 7/7 là Biển Đông.

Bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông không chỉ có tầm quan trọng đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực mà còn vì lợi ích của toàn thế giới, nơi mà hàng năm có trên 40% tổng lưu lượng hàng hóa trên thế giới được di chuyển qua khu vực này. Đây cũng là nơi điểm xuất phát của hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới (Trung Quốc và Nhật Bản).

Hoa Kỳ luôn khẳng định có quyền lợi quốc gia trong việc bảo vệ an ninh, hoà bình và sự tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Biển Đông.

T.uy không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nhưng vì quyền lợi quốc gia, Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tìm kiếm giải pháp hòa bình, thông qua đàm phán ngoại giao, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực luật pháp quốc tế.

Tổng thống Barack Obama hồi đầu tháng 6 vừa qua cũng đã lên tiếng kêu gọi các bên trong khu vực tôn trọng luật pháp và ngừng những hành động gây hấn như cải tạo đất trên Biển Đông, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục điều máy bay và tàu quân sự đến khu vực căng thẳng để bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không.

Chắc hẳn chúng ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi đọc một đoạn văn tương tự như trên trong Tuyên bố chung Mỹ – Việt sau buổi hội đàm Obama – Nguyễn Phú Trọng (nếu có).

Tương lai Việt Nam

Ở một chừng mực nào đó, cuộc viếng thăm Tòa Bạch Ốc của TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ được ghi nhận như một sự kiện lịch sử vì đây là lần đầu tiên một lãnh đạo CSVN, một thể chế thù nghịch với Mỹ bước vào Tòa Bạch Ốc, cơ quan quyền lực bậc nhất của Hoa Kỳ và thế giới.

Tuy nhiên, nếu dừng tại đây thì nó chỉ có giá trị mang tính biểu tượng và sẽ chóng bị lãng quên. Nhưng nó sẽ có giá trị nhiều hơn nếu như chuyến công du này thực sự mang lại một luồng sinh khí mới cho Việt Nam thông qua những cam kết cụ thể của hai nhà lãnh đạo của hai quốc gia.

Hoa Kỳ với cam kết giúp đỡ “Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”. Và TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ nhân danh ĐCSVN cam kết “đổi mới chính trị, tôn trọng nhân quyền” để có thể sát cánh cùng Hoa Kỳ trong công cuộc kiến tạo hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho khu vực Á Châu – Thái Bình Dương.

Từ khi Thủ tướng Phan Văn Khải lần đầu tiên bước vào Tòa Bạch Ốc năm 2005 cho đến nay, hễ mỗi lần có một lãnh đạo cấp cao CSVN đến thăm nơi này thì truyền thông độc quyền nhà nước Việt Nam thường có những bài viết hoài niệm về một nỗi niềm nuối tiếc nào đó cho những cơ hội vàng đã bỏ lỡ trong quan hệ của hai nước kể từ năm 1945.

ĐCSVN có thể quy đổ trách nhiệm đó cho người Mỹ và cho rằng Hoa Kỳ không hiểu người CSVN nhưng lần này thì người CSVN không thể trách là người Mỹ không hiểu họ.

Với tất cả những gì người Mỹ đã làm từ 20 năm qua và đặc biệt trong chuyến bay đưa ông Trọng từ Hà Nội đến Washington để vào Tòa Bạch Ốc, có một cựu Tổng thống Mỹ, Bill Clinton, người của 20 năm trước đã can đảm mở đường bang giao với Hà Nội giữa muôn vàn khó khăn, đi tháp tùng. Đó không thể là một thông điệp không rõ ràng hơn được về sự quan tâm trân trọng của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam.

Liệu ông Trọng sẽ mang thông điệp gì đến Washington và quan trọng nhất vẫn là sau khi rời Tòa Bạch Ốc, ông Trọng và những người đồng chí của ông sẽ làm gì để “Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”?
.
___
.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: chuyến đi thăm lịch sử
    RFA | 2015-07-05
Người đứng đầu đảng cộng sản Việt nam là ông Nguyễn Phú Trọng nói với báo chí nước ngoài rằng chuyến thăm Hoa Kỳ vào hôm thứ ba tới đây là một chuyến thăm lịch sử.

Ngoài ra ông cũng trả lời cho hãng tin AP của Mỹ rằng Hoa Kỳ, với tư cách thành viên Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc, có quyền lợi và trách nhiệm trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định trên thế giới, đặc biệt là trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Ông cũng hy vọng rằng nước Mỹ sẽ tiếp tục có tiếng nói và hành động góp phần vào việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông.

Không thấy ông Trọng lên tiếng với báo chí trong nước về chuyến đi Mỹ gần kề của ông, nhưng giới truyền thông Việt nam cũng trích dẫn những nội dung mà ông Trọng trả lời cho các hãng thông tấn nước ngoài như vừa nêu.

Bình luận về chuyến đi của ông Trọng, ông Walter Lohman giám đốc của Trung tâm nghiên cứu châu Á tại thủ đô Washington nói rằng người Việt nam muốn chơi với Mỹ lẫn Trung quốc trong những bước đi chiến lược của họ.

Một Cựu thành viên ủy ban đối ngoại của Thượng viện Hoa kỳ là ông Frank Jannuzi thì nói rằng chuyến đi của ông Trọng là một phần của những tranh cãi trong hàng ngũ những người lãnh đạo tại Hà nội là nên cân bằng quan hệ của Việt nam giữa Mỹ và Trung quốc như thế nào.

Ông Jannuzi cũng thận trọng nói là vẫn chưa rõ sẽ có những mối lợi trong quan hệ kinh tế với Mỹ cũng như những hứa hẹn về an ninh của Washington dành cho biển Đông hay không, hay là Việt nam sẽ noi gương các đồng chí Trung quốc của mình theo một mô hình độc đoán hơn.

Về phần các tổ chức nhân quyền thì ông John Sifton đại diện cho Human Right Watch tại châu Á nói là chính phủ Mỹ đã làm áp lực nhiều lên Hà nội trong những vấn đề về nhân quyền, nhưng theo ông thì chưa có kết quả. Ông nói là đúng là có những tù nhân chính trị được thả ra trong thời gian gần đây, nhưng đó là do họ mãn hạn tù đày chứ không phải một sự tiến bộ có thực tâm về nhân quyền.
.
___
.
Việt Nam đổi mới lần hai?
    Trần Tiến Dũng Gửi cho BBC từ Sài Gòn | 2015-07-05
Dư luận Việt nam trong thời điểm hiện nay đều hướng về một chủ đề: Phải chăng Việt Nam đang bước vào cánh cửa đổi mới lần thứ hai.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, người có vai trò quyết định trong chính sách mở cửa năm 1986, dư luận không quan tâm nhiều đến bài diễn văn đề cao lịch sử mở cánh cửa sống còn của chế độ, mà toàn bộ sự quan tâm hướng về chuyến đi thăm chính thức Hoa Kỳ của đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

26 năm trước, ông Nguyễn Văn Linh và những lãnh tụ chủ chốt của công cuộc đổi mới sang Trung Quốc.

Tuy còn nhiều điều chưa rõ trong các mục đích không công khai của chuyến đi này nhưng hẳn nhiên mô hình đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị theo kiểu Trung Quốc là trọng tâm chọn lựa xuyên suốt.

Bây giờ, 26 năm sau, lần đầu tiên, nước Mỹ tự do - dân chủ phá lệ đón ông Nguyễn Phú Trọng, lãnh tụ thực quyền của độc đảng cầm quyền nhưng không có chính danh quan chức nhà nước; qua đó, dư luận người Việt trong và ngoài nước đang đặt câu hỏi.

Phải chăng, các mục tiêu về kinh tế và các mục tiêu khác, trong chuyến đi này của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là bước đệm để hướng đến nội dung mở cửa về chính trị, đổi mới Việt nam lần thứ hai?

Biển Đông tạo thời cơ

Nếu tin rằng việc Tổng thống Barack Obama tiếp Tổng bí thư cộng sản Nguyễn Phú Trọng ở Nhà Trắng nhằm phát ra tín hiệu Việt Nam sẽ đổi mới chính trị thì yếu tố biển Đông phải được coi là hàng đầu.

Mỹ chủ động chiến lược xoay trục về Châu Á, Việt Nam xoay trục về phía Mỹ cũng là chủ động chiến lược.

Đừng đặt ra lúc này là Việt Nam xoay trục toàn diện hay chỉ là từng bước. Sự bức bách tham vọng phi pháp của Trung Quốc chiếm trọn biển Đông dồn Việt Nam vào cận cảnh mất hết chủ quyền biển; và điều đáng phẫn nộ có thể thấy qua phát ngôn điển hình từ một tướng Trung Quốc rằng: Mỹ có thể tuần tra biển Đông nhưng Nhật thì không.

Người ta thấy trong tầm nhìn hướng ra biển của Trung Quốc không hề có Việt Nam cũng như các nước trong khu vực có tranh chấp chủ quyền vùng biển Đông.

Có thể, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng và sẽ quân sự hóa trái pháp luật quốc tế là hướng về đại cục tranh giành vị thế cường quốc Thái Bình Dương với Mỹ và nhằm trọng tâm vào Nhật Bản, quốc gia lệ thuộc sinh tử vào tuyến hàng hải quốc tế này.

Sau nhiều năm thụ động yếu ớt phản đối và trước sức ép ngày càng quyết liệt của dư luận, chính thể Hà Nội chọn xoay trục về phía Mỹ không chỉ chứng minh với Trung Quốc là vẫn có tư thế quyết định tương quan cán cân bàn cờ của cả vùng Thái Bình Dương, mà còn cứu lấy sinh mạng chính trị của mình trước phán quyết lòng dân.

Dù Trung Quốc hứa hẹn Thái Bình Dương đủ rộng cho cả hai siêu cường và Mỹ có lợi ích không phải là hạng hai nếu chia đôi với Trung Quốc, nhưng hẳn là người MỸ vốn đang bá chủ đại dương đã nghĩ. Sao tôi phải ăn chia với anh trên cái thuộc về tôi.

Điều trớ trêu là hơn 40 năm trước, Mỹ ngó lơ cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và bỏ rơi đồng minh VNCH trong tay chế độ cộng sản, thì hôm nay Hoa Kỳ đặt cặp đôi cơ hội giữ chủ quyền biển Đông và đổi mới chính trị vào tay chế độ Hà Nội.

Bị chọn hay được chọn

Những ngày đầu tháng 7/2015, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh các nước sông Mê Kông- Nhật Bản, diễn ra ở Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày và nhấn mạnh việc tái cấu trúc nền kinh tế VN nhằm đáp ứng đúng tiêu chuẩn quốc tế về kinh tế thị trường.

Trước thềm là một thành viên của Khối kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, thì tiêu chuẩn về một nền kinh tế thị trường thật sự không thể tách rời những chuẩn mực về một nền chính trị dân chủ đa nguyên.

Thế thì những nỗ lực ngoại giao của chính quyền Hà Nội để Việt Nam được là thành viên chính thức của TTP là sự tự nguyện chọn lựa không chỉ về lợi ích kinh tế mà nội hàm nhằm cả nội dung đổi mới về chính trị.

Đổi mới các nguyên tắc chính trị cốt lõi nào? Minh bạch các giá trị dân chủ và dân quyền ra sao? Hẳn nhiên là điều mà chính thể Hà Nội không thể gật đầu để được việc rồi lại làm theo kiểu được chim quên ná vì họ được quyền chọn và đã chọn.

Dư luận từ các giới quan sát thời cuộc có khuynh hướng thân nhà nước đã cho rằng. Việt Nam đã và đang nắm bắt được thời cơ. Theo họ, công cuộc đổi mới chính trị sẽ là cơ may cứu đảng cầm quyền và họ tin, nếu đảng chấp nhận lộ trình đổi mới thì đảng sẽ tiếp tục cầm quyền nhiều thập niên nữa.

Phía số đông đối lập thì hoài nghi việc chế độ nghiêm túc thực hiện các cam kết, nhưng vẫn hình dung việc ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ lần này cũng do yếu tố đảng cộng sản cầm quyền bị dồn vào thế phải chọn đổi mới để cứu sinh mệnh chính trị của đảng.

Nếu có tâm điểm chung nào đó giữa hai luồn dư luận lúc ông nguyễn Phú Trọng đặt chân lên đất Mỹ thì điều đó là: Cột mốc đầu tiên, khả tín của con đường đổi mới chính trị đã hiện hữu.

Đổi mới chính trị sẽ có đủ cơ hội cho tất cả khuynh hướng chính trị nổi và ngầm, trong và ngoài Việt Nam, trong đó trước mắt là đảng cầm quyền giữ được quyền chủ động chính trị cho tương lai của chính họ.
.
___
.
.
___
.
Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng :Quan trọng nhất là giải tỏa sự nghi kỵ
    Thanh Phương | 2015-07-04
Hôm qua, 03/07/2015, Hoa Kỳ đã chính thức thông báo là Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào ngày 07/07 tới tại Nhà trắng. Đây sẽ là một sự kiện lịch sử vì chưa bao giờ có một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ và đặt chân vào Nhà trắng.

Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng, kéo dài từ ngày 06/07 đến 10/07, diễn ra đúng 20 năm sau khi Washington và Hà Nội bình thường hóa bang giao và 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Tuy là nhân vật lãnh đạo số một của Việt Nam, nhưng đối với Hoa Kỳ, ông Trọng chỉ là lãnh đạo của một đảng cầm quyền, tương tự như đảng Dân chủ, nên chuyến đi này đặt ra nhiều rắc rối về nghi thức. Tuy vậy, theo lời một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính quyền Obama sẽ tiếp Tổng bí thư Đảng CS như một lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam.

Có thể nói việc Tổng thống Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật bị xem là bảo thủ, thân Trung Quốc, tại Nhà trắng là bước phát triển đương nhiên của cả một tiến trình Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chiến lược “xoay trục” sang Châu Á, ra sức lôi kéo Việt Nam về phía mình.

Tiến trình này có thể nói là đã bắt đầu kể từ khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 tháng 5 năm ngoái, khiến quan hệ Việt-Trung trở nên cực kỳ căng thẳng. Tuy quan hệ giữa hai nước nay đã bớt căng thẳng, nhưng Hà Nội nay thấy rõ là Bắc Kinh ngày càng dứt khoát độc chiếm Biển Đông, thậm chí không loại trừ khả năng Trung Quốc dùng vũ lực để đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa.

Điều quan trọng nhất mà Hoa Kỳ trông chờ từ chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, đó là bồi đắp thêm sự tin cậy giữa hai quốc gia cựu thù và nếu hay hơn nữa thì xóa tan hoàn toàn sự nghi kỵ giữa hai bên. Nếu như những thành phần cấp tiến trong giới lãnh đạo Việt Nam chủ trương thắt chặt quan hệ với Mỹ, thì trong phe bảo thủ, nhiều người vẫn nghi ngờ thực tâm của Washington.

Có lẽ nhằm xóa tan những nghi ngại đó, trong thời gian qua, nhiều lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ đã liên tiếp đến thăm Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain, lãnh đạo khối nghị sĩ Dân chủ Nancy Pelosi, Bộ trưởng Nội vụ Sally Jewell. Ấy là chưa kể cựu Tổng thống Bill Clinton đang có mặt ở Việt Nam nhân ngày Lễ Độc lập của Hoa Kỳ.

Tiến trình mà tiếng Anh gọi là “charm offensive” ( tung đòn quyến rũ ) có lẽ đã gặt hái kết quả, vì ngay chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trả lời hãng tin Bloomberg ngày 03/07 đã tuyên bố rằng : “ Mỹ là một trong những đối tác quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại giao của chúng tôi ”.

Như nhận định của ông Ernest Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, chuyến đi của ông Trọng chính là nhắm phá bỏ những hàng rào cản trở sự tin cậy. Theo ông Bower, hai nước cần phát triển một mức độ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

Trong bối cảnh mối đe dọa Trung Quốc ngày càng lớn, một trong những hồ sơ chính mà ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đề cập với Tổng thống Obama đó là dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam. Lệnh cấm vận này chỉ mới được dỡ bỏ một phần vào tháng 10 năm ngoái.

Nhưng việc bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí này lại tùy thuộc vào những tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam. Một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết là phía Mỹ sẽ không quên chủ đề nhân quyền trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama. Khi tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào mùa hè năm 2013 tại Nhà trắng, ông Obama đã nhấn mạnh đến việc tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do biểu tình ở Việt Nam.

Hai lãnh đạo Việt Mỹ dĩ nhiên cũng sẽ bàn về hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương, do Hoa Kỳ chủ xướng và Việt Nam cũng là một trong những nước sẽ tham gia.
.
___
.
Những chủ đề 'nóng' trong chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng đến Tòa Bạch Ốc
    VOA | 2015-07-04
Tổng thống Barack Obama sẽ gặp lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Ba tới cho các cuộc đàm phán về thương mại và các vấn đề khác, các giới chức Mỹ cho biết hôm thứ Sáu.

Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng không giữ vị trí trong chính phủ. Một thông báo của Tòa Bạch Ôc cho biết tổng thống Obama mong muốn thảo luận với ông Nguyễn Phú Trọng “các phương cách để tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ”.

Ông Nguyễn Phú Trọng, là lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ, sẽ đến Mỹ ngay sau dịp kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai quốc gia cựu thù đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước đây và đã tiến gần với nhau hơn trong năm vừa qua, khi những căng thẳng khu vực có liên quan đến Trung Quốc ngày càng tăng lên trong khu vực xung quanh Biển Đông.

Các giới chức Mỹ cho biết các cuộc họp của ông Obama với ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ tập trung vào vấn đề Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề nhân quyền và hợp tác quốc phòng song phương.
.
___
.
.
___
.
Nguyễn Phú Trọng : Mỹ là một đối tác quan trọng nhất của Việt Nam
    Trọng Nghĩa | 2015-07-03
Trước ngày lên đường công du Hoa Kỳ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ Bloomberg hôm nay, 03/07/2015. Một trong những nhận xét nổi bật là việc ông Trọng khẳng định Việt Nam sẽ dành ưu tiên cho quan hệ với Mỹ.

Trả lời bài phỏng vấn bằng văn bản, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhận xét rằng Hoa Kỳ « là một trong những đối tác quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của chúng tôi ». Theo hãng Bloomberg, các quan hệ về kinh tế và an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển trong thời gian qua, cho dù Mỹ vẫn tiếp tục gây sức ép trên Việt Nam trong địa hạt nhân quyền.

Trên vấn đề này, ông Nguyễn Phú Trọng hy vọng rằng chuyến công du Hoa Kỳ của ông sẽ là « cơ hội để hai bên thảo luận một cách cởi mở và thẳng thắn về những vấn đề bất đồng giữa hai bên ». Đối với ông Trọng, đối thoại sẽ cho phép tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp sự khác biệt và dần dần xây dựng lòng tin giữa hai bên, góp phần thúc đẩy thêm quan hệ lâu dài giữa hai nước. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng xác nhận ba chủ đề chính sẽ được ông đề cập đến trong chuyến công du, cụ thể là Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, hợp tác an ninh và biến đổi khí hậu.

Về Biển Đông, điều được giới quan sát chờ đợi, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết Việt Nam « đánh giá cao » việc Mỹ hỗ trợ một phương pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia tranh chấp yêu sách Biển Đông. Ông cho rằng cả Mỹ lẫn Việt Nam đều nhận thức rõ vị trí chiến lược của Biển Đông, và ông hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục có tiếng nói và hành động thích hợp để góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế.
.
___
.
Tổng thống Obama sẽ tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng
    Thanh Phương | 2015-07-03
Hôm nay, 03/07/2015, Phủ tổng thống Hoa Kỳ vừa ra thông cáo cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà Trắng ngày 07/07/2015. Đây sẽ là một cuộc gặp gỡ lịch sử, 20 năm sau khi hai nước cựu thù bình thường hóa bang giao, cũng như 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Ông Nguyễn Phú Trọng như vậy là sẽ là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên thăm Hoa Kỳ và đặt chân vào Nhà Trắng. Trong thông cáo, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ sẽ nhân cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam « nhấn mạnh đến những tiến bộ đã đạt được từ 20 năm qua », cũng như thảo luận về phương cách cải thiện hơn nữa quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam.

Trước đó, theo hãng tin AP, tại Hà Nội, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, khi tiếp một nhóm phóng viên phương Tây hôm nay, cũng đã thông báo ông sẽ viếng thăm nước Mỹ lần đầu tiên vào tuần tới. Ông Trọng cho biết là chuyến đi của ông nhằm « giúp xây dựng sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước, cũng như để thảo luận về những phương cách thắt chặt quan hệ song phương ».

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cũng dự kiến là Tổng thống Obama sẽ đến thăm Việt Nam trong năm nay. Trên nguyên tắc, Tổng thống Mỹ sẽ dự hội nghị thượng đỉnh diễn đàn APEC tại Philippines trong tháng 11 và như vậy là nếu có thăm Việt Nam thì có lẽ ông Obama sẽ đi vào dịp này.
.
___
.
TBT Việt Nam ‘muốn nói chuyện thẳng thắn với Mỹ’
    BBC | 2015-07-03
Ông Nguyễn Phú Trọng nói muốn có "thảo luận cởi mở, thẳng thắn” khi gặp Tổng thống Obama tại Nhà Trắng.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có phần trả lời bằng văn bản với một số cơ quan truyền thông Mỹ hôm thứ Sáu.

Trả lời Bloomberg qua văn bản, ông Trọng nói: "Tôi hy vọng đây là cơ hội để hai phía thảo luận cởi mở và thẳng thắn về những vấn đề còn khác biệt.”

"Điều này sẽ tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt và dần dần xây dựng niềm tin giữa chúng ta để tăng thêm thực chất và hiệu quả cho quan hệ lâu dài giữa hai nước.”

Còn khi trả lời báo Wall Street Journal bằng văn bản, ông Trọng mô tả Hoa Kỳ là lực đẩy giúp ổn định trong vùng.

Ông cũng hoan nghênh các động thái của Mỹ nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình.

Bình luận với Wall Street Journal, tiến sĩ Jonathan London, từ Đại học Thành thị Hong Kong, nói: "Việc ông Trọng, người nắm giữ ý thức hệ của đảng, đi Mỹ cho thấy Việt Nam đang có sự tái cân bằng chiến lược.”

Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt.

Ông Trọng sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng.

Trong phần trả lời được Bloomberg trích dẫn, ông Trọng nói: “Đây là cơ hội tốt để nhìn lại quá khứ, trao đổi quan điểm về tương lai và cùng nỗ lực vì tình bạn và sự hợp tác lâu dài dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng chính thể của nhau.”

Ông cũng nói trong chuyến thăm Mỹ, ông sẽ thảo luận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), hợp tác an ninh và thay đổi khí hậu.

Ban Đối ngoại TƯ Đảng Cộng sản nói ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ từ 6 đến 10/7.

Tháp tùng Tổng Bí thư là đoàn gồm 2 ủy viên Bộ Chính trị: Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng và Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải; Chánh văn phòng TƯ Đảng Trần Quốc Vượng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Đối ngoại TƯ Hoàng Bình Quân; các Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh, Công thương Vũ Huy Hoàng; Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình; Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Công an Tô Lâm; trợ lý Tổng bí thư Hồ Mẫu Ngoạt, Đại sứ tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh.
.
___
.
Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng trước chuyến đi Mỹ
    Trần Phan | 2015-07-03
Hà Nội, ngày 01/7/2015

Kính gởi ông Nguyễn Phú Trọng,

Những ngày này, đảng CSVN đang tổ chức trọng thể lễ mừng 100 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Ông Linh được ca tụng là người kiên định, linh hoạt, gần dân…  

Thưa ông, nếu chịu khó cải trang vi hành, ông sẽ nghe và thấy được trong quán cà-phê, trong phòng khách gia đình, người dân ca tụng ông Trần Quang Cơ, Nguyễn Cơ Thạch như thế nào, và chê bai, oán trách ông Linh như thế nào. Không chỉ thường dân, cả những đảng viên đảng CSVN, họ nói năng thận trọng hơn dân thường, nhưng với người thân, với bạn thân… họ cũng chê trách ông Linh. Lòng dân căm ghét và phẫn uất hội nghị Thành Đô, và cái dấu ấn Thành Đô đã đóng sâu trên khuôn mặt lịch sử của ông Nguyễn Văn Linh rồi, không làm sao xóa được!

Hai mươi lăm năm trôi qua, hậu quả tai hại của hội nghị Thành Đô ngày càng nặng nề hơn trên vận mệnh dân tộc. Dân chúng vẫn nằm trong một xã hội thiếu rất nhiều Tự do Dân chủ so với tiêu chuẩn chung của thời đại, đất nước ngày càng thua xa hơn so với mặt bằng phát triển chung của Thái Lan, Malaysia, Indonesia… lãnh thổ từng ngày bị gặm nhấm, và nền chính trị quốc gia bị khống chế bởi Trung Hoa bành trướng bá quyền… Cái hậu quả đó hiện đang đè nặng trên vai ông.

Hiện nay, ông đang chuẩn bị đi Mỹ gặp Tổng thống Barack Obama và các nhân vật cao cấp của chính giới Mỹ. Tầm quan trọng của chuyến đi này không thua kém hội nghị Thành Đô xưa kia. Nó sẽ lại là một dấu ấn nữa.

a) Nếu Việt Nam vẫn xem Mỹ là người khác ý thức hệ, trong khi lợi dụng vẫn cần giữ khoảng cách so với Trung Quốc, nước láng giềng, dù bành trướng vẫn là bạn chung chiến hào xã hội chủ nghĩa, thì chuyến đi sẽ làm đậm thêm dấu ấn Thành Đô, đẩy nước Việt Nam vào thế lệ thuộc không lối thoát vào Trung Quốc.

b) Nếu thực tâm hợp tác với Mỹ, tìm trong mối quan hệ hợp tác đặc biệt này các quyền lợi về kinh tế, an ninh, chính trị, khoa học, kĩ thuật, quản lí, cách tổ chức xã hội hiệu quả… thì chuyến đi sẽ góp phần hóa giải tác hại Thành Đô, đưa Việt Nam dần dần lên con đường độc lập và tự chủ hơn trong cái thế giới hiện đại đan xen giữa cạnh tranh, hợp tác, hội nhập lẫn nhau. Bước chân lên con đường đó, Việt Nam sẽ vững vàng phát triển trên nền vững chắc của một xã hội tự do khai phóng và tri thức, toàn dân đồng lòng hợp lực…

Con đường hợp tác thật lòng với Mỹ dẫn tới tương lai tốt đẹp hơn biết bao nhiêu so với hoàn cảnh của đất nước hiện nay cứ mãi loay hoay trong vòng độc tài, chia rẽ, chậm tiến và do đó phải lệ thuộc, sợ hãi một Trung Hoa đang hung hăng hiếp đáp và lấn chiếm. Chuyển được Việt Nam từ hiện trạng bí lối sang tương lai tươi đẹp là công trạng lớn với tổ quốc, lòng dân sẽ mãi ghi nhớ.

Kính thưa ông Nguyễn Phú Trọng, xin ông đừng cho rằng đây là lời mê hoặc của kẻ địch, kẻ xấu. Bỏ nếp suy nghĩ thắng thua đảng phái, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa thực sự của hai chữ nhân dân rộng lớn và bao dung dường nào.

Trước vận nước nguy nan, dân chúng muốn góp sức, muốn hiến kế, muốn thực thi cái quyền và cái bổn phận của người dân Việt đối với quốc gia. Tạo nền dân chủ, tự do để khai phóng và tập hợp nguồn lực đó, đất nước sẽ có sức mạnh vô địch bảo vệ nền tự chủ. Lịch sử đã chẳng nhiều lần chứng minh sức mạnh đó của dân Việt trước sự xâm lấn của Trung Quốc hay sao? Hơn nữa, trong thời đại hiện nay, sức mạnh của dân chủ giúp bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh từ xa.

Kính thưa ông Nguyễn Phú Trọng, những dòng trên đây là tất cả tâm sự và hi vọng tôi xin gởi tới ông trước chuyến đi quan trọng này.

Tuổi tác ngoài đời, tôi và ông nếu thân nhau có thể gọi anh em, xưng chú bác. Mong sao trong năm ba năm tới, khi xong việc lớn về hưu, các người dân thường như tôi có thể ghé nhà thăm ông, biếu anh Trọng gói trà thơm thảo của lòng cám ơn và yêu kính.
.
___
.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ - Một tuần một chuyện 03.07.2015  https://www.youtube.com/watch?v=aaLN7zltpro
RFA phỏng vấn Gíao sư Nguyễn Mạnh Hùng về mục đích chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, và liệu vấn đề Biển Đông có được lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam đưa ra bàn thảo vào dịp này hay không?

Theo dõi YouTube: http://bit.ly/11PGb33
.
___
.
.
___
.
Biển Đông và chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA | 2015-07-02
Chuyên mục Câu chuyện trong tuần với chủ đề tuần này: Biển Đông và chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng. Xin trân trọng giới thiệu GS Nguyễn Mạnh Hùng, từng giảng dạy bộ môn Quan hệ quốc tế của đại học George Mason là khách mời của chương trình hôm nay. Câu hỏi đầu tiên được Mặc Lâm đặt ra cho GS:

Mặc Lâm: Trung Quốc tỏ ra không ngán ngại việc Mỹ mạnh mẽ lên tiếng trước chuyện họ bồi đắp các đảo một cách bất hợp pháp và mới đây lại mang giàn khoan HD 981 trở lại biển Đông. Theo ông thì những động thái này nói lên điều gì?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nó nói lên chính sách lấn biển uyển chuyển, thiên hình vạn trạng của TQ. Năm ngoái vụ dàn khoan HD 981 tạo phản ứng rất mạnh từ nhiều nước, nhất là từ Việt Nam và Mỹ. Một phần vì thế, TQ rút dàn khoan đi. Chỉ sau đó vài tháng họ bắt đầu đào cát đắp đảo, biến các đá ngầm thành đảo nổi, lúc đầu chậm, rồi tăng rất nhanh. Khi người ta phát hiện ra các đảo nhân tạo và phản ứng mạnh thì nó đã thành “sự đã rồi,” không đảo ngược được. Động thái này gây ra phản ứng rất mạnh của Mỹ. Do đó, ngày 16/6. TQ tuyên bố đã làm xong việc và sẽ chấm dứt việc xây cất trong vài ngày tới, để xoa dịu dư luận. Mỗi lần như thế TQ lại tiến thêm một bước nhỏ nhưng vững chắc cho đến khi họ kiểm soát trên thực tế (de facto) được toàn thể vùng biển trong khu vực đường lưỡi bò mà họ vạch ra.

Mặc Lâm: Trong tuần lễ vừa qua Hoa Kỳ không có phản ứng gì chính thức trước các tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị cũng như giàn khoan HD 981. Phải chăng đã có một biến chuyển nào đó khiến tình hình trở nên im ắng một cách bất thường?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Có 2 lý do: thứ nhất Mỹ chú trọng nhất đên việc TQ lấy cát xây đảo vì nó vừa tạo ra “sự đã rồi,” vừa làm thay đổi thế cân bằng chiên lược có lợi cho TQ ở Biển Đông. Sau khi gặp sự phản đối của Mỹ và trước cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-TQ, ngày 16 tháng 6, TQ tuyên bố gần hoàn tất việc xây cất và sẽ chấm dứt việc xây cất trong vài ngày tới.

Thứ hai Lần trước giàn khoan HD 981 được đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và gần bờ biển VN. Lần này, nó cũng được đặt trong vùng chồng lấn giữa khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam và khu vực đặc quyền kinh tế của TQ, nhưng nó chỉ cách đảo Hải Nam của TQ 75 dặm trong khi cách bờ biển Việt Nam 104 dặm, nghĩa là gần TQ hơn.

Mặc Lâm: Thưa GS việc TBT Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ vào đầu tháng 7 này được xem là một diễn tiến có tính lịch sử, tuy nhiên đối với nước Mỹ, giới quan sát chính trị không đánh giá cao việc này. Giáo sư có nghĩ rằng ông Trọng sẽ mở đầu một tư thế mới cho Việt Nam trước vấn đề Biển Đông đối với Mỹ hay không?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Lúc đầu người ta nghi ngờ sự thành công của chuyến đi và sự khó khăn trong việc sắp xếp thủ tục tiếp đón một nhà lãnh đạo đảng chứ không phải một nhà lãnh đạo nước.

Bây giờ hai bên đã thương lượng kỹ trước, và đã đạt được những thỏa thuận căn bản về kết quả của chuyến thăm Mỹ của TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, giúp tăng cường rõ rệt quan hệ quốc phòng giữa hai nước, cho nên mơi trù liệu có cuộc gặp gỡ “lịch sử” giữa TT Obama và TBT Trọng tại Nhà Trắng và ra “Tuyên bố chung về Tầm nhìn của quan hệ Đối tác toàn diện và sâu rộng giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” cùng với “Tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng, định hướng hợp tác quốc phòng thời gian tới.”

Nếu hai bên đồng ý thêm về việc gia tăng các chuyến thăm viếng Việt Nam của hải quân Mỹ, nhất là cảng Cam Ranh, thì cuộc công du của ông Trọng sẽ đánh dấu một thỏa thuận quan trọng về phương diện chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Quan trọng hơn vì người ta thường cho rằng Đảng CSVN mà ông Trọng là người lãnh đạo tối cao có khuynh hương thân TQ, chống đi với Mỹ. Nếu ông Trọng làm được việc này, nó là chỉ dấu cho thấy có sự đồng thuận quan trọng trong nội bộ Việt Nam giữa Đảng và Nhà nươc về chính sách đối với Mỹ trong thế cân bằng quyền lực với TQ. Sự đồng thuận này sẽ làm căn bản cho chính sách của các nhà lãnh đạo VN tương lai, sau Đại Hội Đảng năm 2016.

Mặc Lâm: Một lần nữa xin cám ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng.
.
___
.
Dư luận trước chuyến công du Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng
    Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA | 2015-07-02
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, vào tuần tới sẽ đến Hoa Kỳ trong chuyến công du đầu tiên của một người đứng đầu đảng cầm quyền tại Việt Nam đến Hoa Kỳ.

Chuyến đi này được giới chuyên gia đánh giá ra sao?

Mỹ chìa tay cho VN?

Nhiều chuyên gia về Việt Nam, nhất là mối quan hệ Hà Nội- Washington, trong những ngày qua lên tiếng cho rằng chuyến công du của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ lần này mang tính ‘biểu tượng’. Chính phủ Mỹ hiểu rõ hệ thống chính trị của Việt Nam là đảng cộng sản nắm toàn quyền cai trị, dù rằng Việt Nam cũng có chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia và thủ tướng là người đứng đầu chính phủ.

Hoa kỳ từng tiếp thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005, chủ tịch Nguyển Minh Triết năm 2007, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  năm 2008 và chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013 tại Nhà Trắng. Tuy nhiên lần này thông tin nói ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ được tổng thống Barack Obama tiếp tại Nhà Trắng khiến nhiều người quan tâm.

Luật sư Vũ Đức Khanh, từ Canada, có bình luận về tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được gặp người đứng đầu chính phủ Mỹ tại chính nơi làm việc của nguyên thủ Hoa Kỳ như sau:

“Tôi nghĩ rằng vì chiến lược chuyển trục sang Á Châu-Thái Bình Dương của tổng thống Hoa Kỳ Obama, cho nên Nhà Trắng sẽ làm một ngoại lệ là tiếp ông tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Thật sự ra có nhiều người từng vào Nhà Trắng, trong đó có những nhà lãnh đạo cộng đồng như Đức Dalai Lama, hoặc gần đây chúng ta có thấy tổng thống Obama tiếp anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trong Nhà Trắng. Vì vậy vấn đề ông Trọng vào  Nhà Trắng cũng không phải là vấn đề gì quá to tát. “

Vai trò cá nhân lãnh đạo

Đối với những người trong nước thì vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng không giống những vị nguyên thủ quốc gia khác có thể có những quyết định cá nhân. Trong trường hợp Việt Nam với cơ chế tập thể làm chủ, Bộ Chính Trị đưa qua quyết định và ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là người được chọn để mgang đi thông điệp đã được thống nhất.

Luật sư Vũ Đức Khanh nói về điều này:

“Việt Nam không phải là một trục quan trọng trong chiến lược chuyển trục sang Á châu- Thái Binh Dương của Hoa Kỳ; tuy nhiên Việt Nam sẽ là một trong những tiền đồn quan trọng cua liên minh Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương vì Việt Nam có đường biên giới sát với Trung Quốc và có cùng ý thức hệ với Trung Quốc. Nếu như Việt Nam nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc thì bắt buộc Hoa Kỳ phải mở một vòng tuyến Đông Nam Á, phải sử dụng trục của Eo biển Malacca, trong đó có Singapore, Mả Lai và Indo. Vì không muốn trục Đông Nam Á đó phải dời xuống tận cùng của khu vực Biển Đông, bằng mọi giá Hoa Kỳ muốn giữ được một thế cân bằng ở Việt Nam. Mục đích của Hoa Kỳ là muốn sử dụng Việt Nam như một vùng ‘trái độn’ nếu như Hà Nội ngả về phía Trung Quốc thì ít nhất Hoa Kỳ còn kiểm soát được một vùng nào đó. Tôi không muốn trở lại cuộc chiến tranh trước đây ở vùng vĩ tuyến thứ 17; nhưng Hoa Kỳ phải bằng mọi giá với cách nào đó giữ được vùng nào đó ở phía nam Việt Nam, dùng Việt Nam như vùng ‘trái độn’.

Nếu Việt Nam không ngả hẳn về phía Trung Quốc hay Hoa Kỳ thì Mỹ thành công ở mức độ vô hiệu hóa Việt Nam và Trung Quốc.”
Kỳ vọng giới hạn và lực cản Trung Quốc!

Một người theo dõi sát tình hình Việt Nam hiện nay, nhà báo Phạm Chí Dũng, từ Sài Gòn thừa nhận quyết định cử ông tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ trong thời điểm hiện nay cũng khiến những người như ông có một số kỳ vọng. Nhà báo Phạm Chí Dũng phát biểu:

“Tôi có kỳ vọng ngay trong ngắn hạn là sau chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đến Washington gặp tổng thống Obama phía Việt Nam có thể chấp nhận một số cam kết, thực hiện một số cam kết về nhân quyền: thả tù nhân lương tâm, chấp nhận hoạt động đương nhiên của các tổ chức xã hội dân sự.

Về dài hạn thì còn tùy thuộc vào Trung Quốc mà Trung Quốc thì đang muốn chiếm lấy Biển Đông. Trong những ngày này chúng ta thấy xuất hiện giàn khoan Hải Dương 981 như những gì mà nó đã ‘vươn vòi’ vào tháng 5, tháng 6 năm 2014. Nếu như Trung Quốc vẫn cố tình gây hấn với Việt Nam; điều đó sẽ trở thành sức cản đáng ngại đối với vấn đề thay đổi thể chế và sự phát triển dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.”

Về sức cản của Trung Quốc, thì nhà nghiên cứu Biển Đông Trương Nhân Tuấn từ Pháp nêu ra việc Bắc Kinh vừa cho di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng chồng lấn tại Vịnh Bắc Bộ như hiện nay là có tính toán đối với chuyến công du Hoa Kỳ của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam. Ông này nhận định:

“Tôi nghĩ trong vài ngày tới giàn khoan này có thể di dịch về phía bờ biển Việt Nam, ở một vị trí gây tranh cãi như hồi năm ngoái để làm áp lực với ông Trọng nếu ông này biểu lộ những ý tưởng thân Mỹ.”

Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang cũng có ý kiến về chuyến công du Mỹ của ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau:

“Việc người Mỹ có mời ban lãnh đạo Việt Nam mà năm ngoái có ông Phạm Quang Nghị sang thăm với tư cách thành viên Bộ Chính Trị và  bí thư thành ủy Hà Nội, và năm nay ông Nguyễn Phú Trọng. Nhưng tôi không đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng vì chắc chắn Đại hội 12 ông Trọng cũng sẽ nghỉ. Thứ hai theo tôi nghĩ ông Trọng không phải là con người quyết đoán, có tư duy táo bạo, không có năng lực thực sự. Do đó tôi không hy vọng lắm về chuyến đi của ông Trọng.

Mặc dù các diễn biến ở khu vực với tình hình như ở Myanmar, tôi biết người Mỹ có vai trò rất lớn trong việc thuyết phục chế độ độc tài quân sự của thống chế Thein Sein theo xu hướng dân chủ hóa ở mức độ nào đó. Myanmar có thể được như thế nhưng còn Việt Nam tôi cho rằng khả năng đó rất hiếm có. Ai cũng muốn nó xảy ra, nhưng theo tôi nghĩ khó, rất khó, mà tôi cho tỷ lệ hầu như chỉ là 1 hoặc 2% thôi.”

Trong tuần qua, có tù nhân lương tâm luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân mãn án tù 30 tháng và được trả về nhà. Trường hợp này khác hẳn trước đây người khởi xướng CLB Nhà báo Tự Do và chống Trung Quốc Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, sau khi mãn án tù với lý do trốn thuế bị giam lại ngay với cáo buộc chính trị.

Một tù nhân chính trị khác là ông Lê Thanh Tùng ở Sóc Sơn Hà Nội được tha về sớm 5 tháng. Điều này được một số người cho rằng đó là món quà mà ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mang theo sang Mỹ lần này.

Tuy nhiên, luật sư Vũ Đức Khanh trích dẫn phát biểu của đại sứ Mỹ ở Việt Nam, Ted Osius, rằng Hà Nội không thể dùng tù chính trị để đổi chác, mà mối quan hệ song phương Việt- Mỹ phải được xây dựng trên nền tảng những giá trị mà hai phía cùng chia xẻ. Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường, thịnh vượng, trong đó có tôn trọng những quyền cơ bản của người Việt Nam.
.
___
.
Món quà nào để chạm ngõ Tòa Bạch Ốc?
    Bùi Tín  | 2015-07-02
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp lên đường thăm Mỹ. Dự định đầu tiên là tháng 5, hoãn sang tháng 6, lại hoãn sang tháng 7, nay đã ấn định vào ngày 7 đến ngày 9 tháng 7. Ông Trọng sẽ được tiếp trong Tòa Bạch Ốc, nhưng không có đại yến tiệc Nhà nước, chỉ có mời ăn của Bộ Ngoại giao, tiếp xã giao của một số Thượng nghị sỹ và Dân biểu, của đại diện Đảng CS Mỹ - một đảng lu mờ trong nền chính trị Hoa Kỳ. Phía Hoa Kỳ cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp ông Trọng với nghi thức cao, trong Tòa Bạch Ốc, nhưng không nói sẽ có duyệt đoàn quân danh dự, cũng không nói có 21 phát đại bác hay không. Ai cũng biết chính giới Hoa Kỳ không mặn mà gì với các chế độ toàn trị.

Ban Đối ngoại Trung Ương Đảng CS cùng Bộ Ngoại giao chắc đang chuẩn bị tặng phẩm để ông Trọng đưa sang Mỹ. Sẽ là cảnh đẹp Hồ Hoàn Kiếm, Ba cô gái Bắc Trung Nam trong áo dài truyền thống, hay Ngôi chùa Hương Tích cổ kính? Đều tốt cả. Chỉ xin đừng có dại dột như ông Phạm Quang Nghị từng vác sang Mỹ 2 bức ảnh lớn chụp cảnh Thiếu tá McCain bị tên lửa (do một chuyên gia Nga bấm nút) bắn rơi, nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch, để tặng cho chính Thượng Nghị sỹ McCain. Còn hơn là lăng nhục người ta, vì đó chính là cái cảnh mà ông ta muốn quên đi nhất trong đời mình. Chửi xéo như thế không gì thâm, ngu, dại bằng. Thử hỏi 2 bức ảnh ấy, ông McCain lưu giữ ở đâu? Mới đây khi qua Hà Nội, ông McCain chẳng buồn hỏi thăm ông Nghị lấy một câu! Khéo mà ông Trọng lại học theo ông Nghị vác sang một mảnh máy bay B52 đồ sộ, thì hay đáo để, sẽ không gì «lú» bằng.

Thật ra, không có món quà nào quý hơn là ông Trọng trao tay cho Tổng thống Obama danh sách kha khá dài các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị đã hay sắp được trả tự do ngay, trong đó đại thể, không thể thiếu cô Tạ Phong Tần, gầy ốm sau 5 tuần nhịn ăn ; cô Hồ Thị Bích Khương, ốm nặng do bị tra tấn và đối xử tàn tệ; cô Bùi Minh Hằng, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Đoàn Huy Chương, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, anh Đặng Xuân Diệu, anh Hồ Đức Hòa, 2 nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, nhà báo Nguyễn Ngọc Già - Nguyễn Đình Ngọc, nhà báo Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh…

Đây là 13 nhà đấu tranh chống bành trướng TQ và dành tự do dân chủ cho toàn dân, không hề phạm một tội hình sự nào, đều đã được công luận Hoa Kỳ, chính giới Hoa Kỳ hiểu rõ từng người, được nhiều Thượng nghị sỹ, Dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu, yểm trợ tích cực nhất.

Không có lý do gì khi chính quyền quân sự Miến Điện đã trả tự do cho hơn 200 tù chính trị, khi chính quyền CS Cuba trả tự do một lúc cho 53 tù chính trị để bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ mà chính quyền CS Việt Nam không trả tự do ngay lúc này cho tối thiểu là 13 nhân vật trên đây theo yêu cầu của phía Hoa Kỳ. Đây là món quà tối thiểu, không thể thiếu, không thể nhỏ hơn, mà Tòa Bạch Ốc mong chờ, vì «có qua có lại» như thế mới thật «toại lòng nhau».

Tổng thống Obama đã nói rõ nhân quyền là yêu cầu hàng đầu trong cải thiện, nâng cao quan hệ với VN. Ý này được tô đậm thêm khi ông nhà lãnh đạo Mỹ tiếp đặc biệt thân mật và cởi mở nhà báo kiên cường Điếu Cày trong Tòa Bạch Ốc. Mong rằng ông Trọng hiểu cho thật rõ điều này.

Phía Hoa Kỳ rất quan tâm đến chuyến đi của ông Trọng sang Hoa Kỳ. Chưa bao giờ nhiều khách quý từ Hoa Kỳ sang VN dồn dập như vừa qua, đủ các loại quan chức ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, giáo dục, thượng nghị sỹ, dân biểu, cùng với thái độ đi đôi với hành động mạnh mẽ lên án phía Trung Quốc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo họ lấn chiếm và bồi đắp rộng thêm ở biển Đông. Lời nhắn quan trọng nhất của phía Hoa Kỳ với Hà Nội trước khi ông Trọng lên đường là «Việt Nam cần Hoa Kỳ hơn là Hoa Kỳ cần Việt Nam». Thật vậy, đây dù sao chỉ một vấn đề ở xa, bên lề của nước Mỹ, còn đây là vấn đề sinh tử của VN, cũng là vấn đề sinh tử của Đảng CS trong quan hệ với nhân dân VN, với dân tộc Việt Nam.

Ông Trọng đã quá tuổi để hy vọng làm Tổng Bí thư thêm 5 năm nữa. Đây là chuyến đi lịch sử, chuyến đi dối già của ông, chuyến đi hệ trọng nhất trong đời ông. Ông hãy theo đúng nguyện vọng sâu sắc của đại đa số nhân dân, được thể hiện trong nhiều tuyên ngôn, kiến nghị tâm huyết của đông đảo trí thức dân tôc, trong không ít là đảng viên CS lâu năm, là phải biết cầm lái, bẻ lái, lựa chọn bạn tốt đáng tin cậy để kết thân, thậm chí để liên minh toàn diện.

Ông hãy có sáng kiến mạnh mẽ triệu tập một phiên họp đặc biệt của Bộ Chính trị, rồi một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Quốc phòng trước khi lên đường để chuyến đi của ông có trọng lượng ngoại giao đáng tin cậy, một chuyến đi có thể gọi là lịch sử, xoay chuyển tình thế có lợi cho quê hương, đất nước, một chuyến đi làm cho kẻ bành trướng phương Bắc phải vì nể và co vòi xâm lược vì thấy rõ cái thế mới của Việt Nam, cả nước chung một lòng, quân và dân chung một ý chí, được thế giới dân chủ tận lực ủng hộ, trong một mối quan hệ chiến lược toàn diện và thân thiết nhất. Tất cả đều trong tầm tay lúc này.

Xin chớ để cho nhân dân phải thất vọng cay đắng do Bộ Chính trị ù lỳ, chia rẽ, để mất một thời cơ quý hơn vàng, khiến dân ta lại lỡ một chuyến tàu lịch sử không bao giờ trở lại, đất nước ta đắm chìm trong bóng đen của phụ thuộc và lạc hậu, của bất công và chia rẽ, khó lòng ngóc đầu lên nổi trong một tương lai mờ mịt. Nhân dân ta không đáng chịu và không thể chịu nổi một nỗi bất hạnh vô lý như thế.
.
___
.
'Mỹ muốn nghe về tình hình Việt Nam'
    BBC | 2015-07-02
Nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam ở hải ngoại, bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, thuật lại nội dung chính cuộc tiếp của Nhà trắng với các nhà hoạt động và đại diện tổ chức, đảng phái Việt Nam tại Hoa Kỳ hôm 01/7/2015.

Theo nhà hoạt động, giới ngoại giao Mỹ muốn qua dịp này lắng nghe các nhà hoạt động của Việt Nam trình bày quan điểm và chia sẻ thông tin về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, cũng như lắng nghe các 'đề đạt, kiến nghị' nhằm cải thiện hồ sơ dân chủ nhân quyền ở Việt Nam.

Hai bên cũng trao đổi thông tin liên quan chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, tới Hoa Kỳ, dự kiến vào đầu tuần sau (7/2015).
.
___
.
Mỹ tiếp các nhà hoạt động VN ở hải ngoại
    BBC | 2015-07-02
Một cuộc tiếp xúc giữa chính quyền Mỹ với một số đại diện giới hoạt động người Việt Nam tại hải ngoại đã diễn ra ở Nhà trắng hôm thứ Tư, theo nguồn tin BBC được biết.

Hôm 01/7/2015, các thành viên của cộng đồng hoạt động dân chủ, nhân quyền của Việt Nam tại Mỹ, các ông Cù Huy Hà Vũ, cựu tù nhân chính trị, bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, đại diện Cao trào Nhân bản, đại diện các tổ chức và đảng phái như BP SOS, Đảng dân chủ Việt Nam, Việt Tân đã được các quan chức Bộ ngoại giao Mỹ tiếp ở Nhà Trắng.

Về phía Mỹ, những người tiếp là Giám đốc cấp cao Vụ Châu Á, Dan Kritenbrink, Giám đốc cấp cao Vụ đa phương và Nhân quyền, Stephen Pomper, ngoài ra còn có các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ như Phó Trợ lý Ngoại trưởng Scott Busby.

Các nguồn tin cho BBC hay Nhà Trắng "muốn chia sẻ với chúng tôi kế hoạch của họ và lắng nghe các ý kiến, thông tin về cuộc gặp tới đây với ông Nguyễn Phú Trọng".

'Tham vấn ý kiến'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo dự kiến sẽ thăm Mỹ vào đầu tuần sau, trong một chuyến thăm lần đầu tiên của một Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Hoa Kỳ.

"Họ (phía Mỹ) không muốn thông báo chính thức ngày giờ chuyến thăm nhưng nhấn mạnh chuyến thăm sẽ diễn ra vào đầu tuần tới...

"Về cơ bản, họ nói là đã tiếp Chủ tịch nước, Thủ tướng Việt Nam và bây giờ họ muốn gặp nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản... và mục đích của cuộc gặp là để đặt ra các bước đi cho việc thực hiện quan hệ đối tác toàn diện," vẫn nguồn tin này cho BBC hay.
.
___
.
.
___
.
Người Việt Nam sẽ làm "đệm thịt“ bảo vệ Trung Quốc?
    Võ Thỉ Hảo | 2015-07-01
*Trung Quốc đã sẵn sàng đưa Việt Nam ra trận?

Đến nay, theo nhận  định của nhiều chuyên gia có uy tín, chiến tranh Trung – Mỹ có nhiều khả năng xẩy ra trên biển Đông.

Cuộc xung đột trong khu vực này xuất phát từ việc TQ chiếm cứ và xây dựng các đảo trên quần đảo Trường Sa của VN để mở rộng thêm căn cứ không quân, hải quân về phía Nam, tiến tới giành quyền kiểm soát tất cả các vùng nước của biển Đông, nhằm hạn chế tự do hàng hải và hàng không của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ.

Đương nhiên là Mỹ và khối đồng minh sẽ không chấp nhận sự ngang ngược đó. Nếu TQ không lùi bước, chiến tranh sẽ xẩy ra.

Phạm vi tàn hại của cuộc chiến sẽ rộng lớn, nhưng là điểm chốt của chiến địa, tổn thất trước hết là VN. Không chỉ trên biển, ngay trên đất liền VN, TQ cũng đã khéo léo chiếm dụng những vùng hiểm yếu có thể sử dụng làm căn cứ địa cho chiến tranh biển Đông. Những đường cao tốc nối từ TQ tới VN ngoài nhiệm vụ cho một cuộc chiến tranh kinh tế triệt hạ VN, cướp công ăn việc làm của người VN, còn một chức năng vô cùng quan trọng là để chuyển quân, lương thực vũ khí để chỉ trong vài giờ đã có thể san phẳng VN và tiến ra biển Đông đọ sức với phe Mỹ.

* Địa ngục trần gian

Chiến tranh của thế kỷ 21 khác xưa. Đã kết thúc từ lâu cái thời VN có thể tự hào dùng hầm chông, lối đánh du kích, súng bắn tỉa và hầm bí mật để đánh giặc.

Chiến tranh Trung - Mỹ sẽ là cuộc đối đầu giữa hai cường quốc quân sự với những vũ khí siêu tối tân với khả năng hủy diệt rộng lớn. Và cũng không loại trừ chiến tranh hạt nhân.

Phó Viện trưởng về nghiên cứu toàn cầu của Viện Công nghệ Hoàng gia Melbuorne(Úc) khẳng định: Mỹ và TQ đang chực chờ xông vào một cuộc chiến, bất kể giữa hai nước đang tồn tại một sợ dây quan hệ kinh tế không thể tách rời. Biển Đông trở thành ngòi nổ chiến sự.

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, hiện nhiều nước đang gấp rút nâng cấp kho vũ khí hạt nhân.

“Nói trắng ra, một cuộc chiến Mỹ - Trung sẽ là địa ngục trần gian. Nhiều khả năng thế chiến thứ 3 sẽ bắt đầu trong thời gian tới đây. Sẽ có hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người chết bởi vũ khí hạt nhân. Những người may mắn sống sót sẽ phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế toàn cầu sụp đổ. Đó là tất cả những gì mà thế giới sẽ phải chứng kiến khi giữa hai cường quốc của thế giới xẩy ra xung đột vũ trang“(theo nguoivietaz.com.us).

Mọi người đều biết rằng, nếu VN đứng về phía TQ, giống một nước chư hầu cong tấm lưng còng bọc lấy đất TQ trước biển Đông như hiện nay, thì sẽ không tránh khỏi số phận phải làm „chiếc đệm thịt“ đầu tiên trên chiến trường và tan nát trước khi Mỹ tiến đánh Trung quốc lục địa.

Do vị trí địa chính trị, sự lựa chọn của VN hiện nay có thể gớp phần cùng thế giới ngăn chặn thảm họa đó hoặc nhập khẩu thảm họa đó vào VN nếu cuộc chiến tranh  Trung - Mỹ xẩy ra.

        VN với truyền thống nhập khẩu chiến tranh

Với sự tham lam và thiển cận của nhà cầm quyền VN, họ đã tạo điều kiện tốt chưa từng có để TQ dễ dàng chiếm cứ VN trên mọi mặt và sử dụng người VN đi đánh nhau với Mỹ để bảo vệ TQ khi cần.

VN lựa chọn lệ thuộc TQ và thực hiện mọi mệnh lệnh của TQ là tự sát  nếu chiến tranh Trung - Mỹ xẩy ra.

Nhập khẩu chiến tranh vào nước của mình và hớn hở đi chết cho kẻ khác trong khi giết dân mình, đó là năng khiếu của nhiều thế hệ cầm quyền VN.

Trong cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn miền Nam miền Bắc, bên Nam đánh nhau với sự viện trợ và vũ khí của Mỹ, bên Bắc đánh nhau để thực hiện  nhiêm vụ „tiền đồn cho phe xã hội chủ nghĩa“ với vũ khí và lương thực của Nga và TQ. Nga và TQ không hề hấn gì, VN chỉ còn lại hoang tàn và hàng triệu người chết.

Nếu nhà cầm quyền VN tiếp tục tăm tối như vậy, lịch sử đớn đau sẽ lặp lại. Khi chiến tranh Trung- Mỹ xẩy ra, dân VN sẽ có được một hân hạnh cũ: làm cái „đệm thịt người“ đi chết cho quyền lợi của TQ, để TQ được yên ổn xây dựng chủ nghĩa xã hội.  Người TQ sẽ giẫm lên những xác chết của người VN mà tiến ra biển Đông. Người VN sẽ lại bị ép buộc mà chết hoặc ngu muội mà chết hoặc bị lừa đảo mà chết nhưng vẫn tự hào rằng chúng ta sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ thành trì của đất nước và chủ nghĩa xã hội.

Nghe thế tưởng như chuyện đùa, nhưng không đùa một chút nào, nếu chúng ta nghe phát biểu của các vị lãnh đạo cao cấp VN và xem hành xử của họ.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến năm 2009 còn tuyên bố: „Việt Nam Cu ba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cu ba thức thì VN ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ“( phát biểu trong chuyến thăm Cuba năm 2009).

Nay thì Cuba đã ngủ theo Mỹ, bỏ nhiệm vụ cùng VN thức canh hòa bình thế giới. Vậy còn VN lẻ loi thì thức canh hòa bình cho TQ vậy! Việc đó đã có Đảng CS VN trước sau kiên định lập trường lo liệu chu toàn.

Một dải đất sạch bóng người VN sau chiến tranh Trung - Mỹ là điều người TQ thấy vô cùng quyến rũ. Đặc biệt là cái chết ấy lại do chiến tranh  và do Mỹ chịu trách nhiệm..

Xuất khẩu chiến tranh ra ngoài lục địa Trung hoa để thực hiện những mưu đồ khác là điều mà nhà cầm quyền TQ khôn ngoan chí ít cũng đã làm cho dân của họ. Còn VN thì lại chỉ có khả năng nhập khẩu chiến tranh về tàn hại đồng bào của mình.

        Thời cơ cứu nước và chặn chiến tranh

Để bảo vệ mạng sống, người dân VN cần tỉnh táo chống lại khuynh hướng „nhập khẩu chiến tranh“. Đấu tranh bảo vệ đất nước bằng cách chống lại việc bán nước cho TQ của một số kẻ cầm quyền tham lam và đớn hèn chính là cách để ngăn chặn hữu hiệu.

Vì sao Hồng kông - một thành phố nhỏ, dù đã bị trao trả cho TQ nhưng chính quyền nơi này đã không chấp nhận sự áp đặt chính trị của TQ, TQ dù hận tận xương tủy vẫn không dám giở trò đàn áp?

Vì sao Đài loan cũng là lãnh thổ đã bị trao trả cho TQ nhưng Đài loan vẫn ngang nhiên thách thức TQ mỗi khi TQ định làm điều gì đó ảnh hưởng đến sự độc lập và quyền lợi đảo này?

Vì sao Hàn quốc sống ngay bên cạnh Triều tiên hung hãn luôn muốn triệt phá Hàn quốc bằng chiến tranh hạt nhân nhưng Hàn quốc vẫn phát triển lớn mạnh?

Vì sao nước Nhật yên ổn  có một nền chính trị tiên tiến, ổn định và văn minh,  mức sống cao gấp khoảng 30 lần so với người VN?

Là vì họ đã không nhập khẩu chiến tranh, đã kiên quyết nói không với  cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Họ không cần đầu tư nhiều tiền vào quân sự vì được bảo vệ bởi những lực lượng quân sự đứng đầu thế giới như Mỹ và khối NATO. Khối này chưa bao giờ phản bội họ.

Người VN hoàn toàn có thể làm được một việc lớn là ngăn chiến tranh Trung - Mỹ xẩy ra.

Thời cơ cứu nước càng đến gần với VN khi vào ngày 24/6/2015, Thượng viện Mỹ đã chính thức thông qua Dự luật HR1314 trong đó có  Dự luật trao quyền đàm phán thương mại cho Tổng thống Mỹ và Dự luật hỗ trợ tổn thất cho những người Mỹ bị ảnh hưởng bởi các hiệp định tự do thương mại quốc tế.

Không nghi ngờ gì nữa, nước Mỹ đã rất linh hoạt trong việc giao cho Tổng thống Obama một đặc cách để quyết định đẩy nhanh đàm phán Thỏa thuận quan hệ đối tác  thương mại T-Tip và đầu tư Xuyên Đại Tây Dương cũng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)và đặc biệt phục vụ cho quyền lợi của Mỹ ở biển Đông trong đó có liên quan đến việc liên kết chặt chẽ với VN.

VN cần phải nắm lấy bàn tay mà tổng thống Mỹ đưa ra để trở  thành đồng minh thực sự của Mỹ và khối NATO. Đây là khoảnh khắc mà Mỹ mở rộng vòng tay hơn bao giờ hết, bởi chính quyền lợi của Mỹ ở biển Đông. Lúc đó Mỹ và khối NATO sẽ tự động bảo vệ VN theo hiệp định tương hỗ quân sự.

Trong tình thế đó,  TQ bị buộc phải thay đổi cách hành xử, từ bỏ ảo vọng chiếm VN và  và độc chiếm biển Đông. Chỉ có như thế, chiến tranh mới không xẩy ra.

Như thế, người VN mới thoát được ách nô lệ ngàn năm của TQ và  ách nô lệ cộng sản.Và trước hết, gần nhất, là thoát được cuộc chiến tranh mà người VN không nhũng chịu mất nước về tay TQ mà còn phải chết cho TQ. Cuộc chiến đó không đưa VN trở về thời kỳ đồ đá vì ngay cả đá cũng nát và chỉ còn tro xương của người VN cọ vào nhau trong gió của những cánh đồng chết.
.
___
.
Nhà Trắng gặp gỡ các nhà hoạt động người Việt trước chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng
    Thanh Trúc, phóng viên RFA | 2015-07-01
Thể theo lời mời của NSC tức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia  Hoa Kỳ, một nhóm các nhà hoạt động Mỹ gốc Việt đã vào Nhà Trắng chiều thứ Tư 1 tháng Bảy để thảo luận về quan hệ Mỹ Việt với các viên chức cấp cao trong NSC.

Vi phạm nhân quyền ở Việt Nam

Sau buổi gặp gỡ, một trong những người được mời là bác sĩ Nguyễn Quốc Quân thuộc tổ chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ Việt Nam, đã dành cho Thanh Trúc bài phỏng vấn sau đây:

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Chúng tôi nhận được lời mời của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia cách đây hai ngày, họ có nói khoảng 2 giờ  chiều họ muốn mời mình đến họp tại Eisenhower Executive Office Building thuộc White House để bàn về vấn đề liên hệ chủ yếu là bang giao Việt Mỹ.

Thanh Trúc: Xin ông cho biết những người được mời, ngoài ông ra thì còn ai nữa?

BS Nguyễn Quốc Quân: Chúng tôi thấy có sự hiện diện của tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS, ông tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cựu tù nhân chính trị, anh Hoàng Tứ Duy và cô Huỳnh Trang thuộc Việt Tân, tôi và bác sĩ Nguyễn Thể Bình và một thanh niên trẻ nữa là anh Đức thuộc đảng Dân Chủ ở trên Boston, Massachusetts.

Thanh Trúc: Theo nội dung cuộc nói chuyện hôm nay thì điều gì bác sĩ có thể trình bày?

BS Nguyễn Quốc Quân: Chúng tôi trình bày cái chính là những vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và những biện pháp làm sao có thể cải thiện vấn đề một cách gốc rễ chứ không phải chỉ trong một giai đoạn ngắn rồi sau đó khi nhà cầm quyền cộng sản đã được vào TPP lại thay đổi.

Cái thứ hai, chúng tôi nhấn mạnh đến nhu cầu dân chủ hóa Việt Nam để Mỹ có một đồng minh thực sự ở Việt Nam. Chúng tôi cũng nói nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nổi tiếng hay nuốt lời, không thi hành các lời hứa, vì thế cần phải có những biện pháp bảo đảm rằng thỏa hiệp kinh tế đó sẽ phải được thi hành một cách đàng hoàng, phải có những biện pháp trừng phạt nếu nhà cầm quyền cộng sản vi phạm.

Đó là những điểm chính, sau đó thì chúng tôi cũng nói đây là một dịp tốt, một cơ hội bằng vàng để chính phủ Mỹ có thể một mặt thực hiện được một chính sách ở Á Châu thành công, đồng thời cũng giúp đỡ nhân dân Việt Nam có một đời sống tự do hơn, dân chủ hơn.

Thanh Trúc: Thưa bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông có nhận thấy ông giám đốc Á Châu Sự Vụ Dan Kritebrink và cả ông Stephen Pomper giám đốc quan hệ đa phương và nhân quyền trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia có xoáy vào vấn đề tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ hoặc là cải tổ chính trị ở Việt Nam hay không?

BS Nguyễn Quốc Quân: Hiện diện thì tôi cũng nói thêm là có bà Elizabeth Phú cũng thuộc hàng giám đốc về Á Châu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Chúng tôi thấy tất cả 3 người đều ghi nhận và nói rằng những điều trình bày của chúng tôi sẽ được nêu lên trong cuộc gặp gỡ giữa tổng thống và ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự trù sắp sang đấy tuần tới.

Dân chủ hóa Việt Nam

Thanh Trúc: Theo như ông nói thì có phải cuộc gặp gỡ hôm nay với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia có mục đích tìm hiểu sâu hơn, có mục đích vận động dư luận thế nào đó trước chuyến viếng thăm của tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam?

BS Nguyễn Quốc Quân: Cũng rất là khó nói, nhưng họ có nêu vấn đề ông Nguyễn Phu Trọng sang đây, và họ có nói rằng thường xuyên chúng tôi có những cuộc thảo luận với Bộ Ngoại Giao, với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, hoặc các nhân vật ở Quốc Hội vẫn có những ý kiến hoặc điều trần. Thành ra nói rằng vì chuyện ông Nguyễn Phú Trọng không thôi thì tôi không dám quả quyết nhưng tôi nghĩ đó cũng là một phần .

Thanh Trúc: Những người được mời vào White House hôm nay kỳ vọng kết quả như thế nào?

BS Nguyễn Quốc Quân: Tất cả mọi người đều trình bày những khía cạnh khác nhau như vi phạm về tôn giáo, vi phạm về quyền tự do thành lập nghiệp đoàn của người lao động rồi những quyền tự do khác. Chúng tôi cũng nói những khó khăn trong vấn đề cải thiện tình hình bang giao Việt Mỹ đi kèm với nhân quyền, nhấn mạnh nước Mỹ chỉ có thể tìm được một đồng minh thực sự và trung thành và có thể giúp cho kế hoạch trở lại Á Châu của Mỹ ở một nước Việt Nam tự do dân chủ mà thôi. Dân chủ hóa Việt Nam là yếu tố cần thiết trong vấn đề thành công của Mỹ.

Nói tóm lại chúng tôi xoay quanh nhiều vấn đề, đi sâu vào nhiều vấn đề làm sao cải thiện nhân quyền ở Việt Nam một cách lâu dài, đặt nền tảng bền vững cho một nền dân chủ ở Việt Nam. Chúng tôi cũng nhấn mạnh đó là nhu cầu cần thiết mà nước Mỹ cần phải thực hiện tại nó là phần lớn sự thành công hay thất bại của chính phủ Mỹ.

Thanh Trúc: Sau cùng họ có đưa ra một lời cam kết gì không hay chỉ ghi nhận mà thôi?

BS Nguyễn Quốc Quân: Họ có nói tất cả những gì quí vị trình bày hôm nay đề được ghi nhận và chúng tôi sẽ cố gắng trình bày và xin cam đoan với quí vị là vấn đề nhân quyền sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc gặp gỡ đó.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn bác sĩ Nguyễn Quốc Quân.
.
___
.
Biển Đông lại dậy sóng?
    Nguyễn Bảo Châu Gửi cho BBC từ Đại học East Anglia, Anh quốc  | 2015-06-30
Trong một động thái mới, Trung Quốc vừa đưa giàn khoan 981 trở lại Biển Đông vào ngày 24 tháng 6 năm 2015.

Điều này thể hiện sự không nhất quán giữa luận điệu với thực tiễn chính sách Biển Đông của nước này. Cùng với việc bồi đắp đảo nhân tạo, hành động của Trung Quốc minh họa cho hình thức ngoại giao ép buộc tại Biển Đông. Một lần nữa, tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc được khẳng định tại vùng biển chiến lược này. Tuy nhiên, động thái này khó có thể leo thang thành xung đột khu vực.

Biển Đông lại dậy sóng?

Trung Quốc đã đưa Giàn khoan Hải Dương 981 trở lại Biển Đông, tại vùng biển tranh chấp với Việt Nam. Hành động lần này lặp lại sự kiện cách đây một năm, bên cạnh đó trùng với dịp Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị có chuyến thăm Mỹ vào tuần tới. Cơ quan chức trách về Hàng hải của Trung Quốc thông báo về việc đặt lại giàn khoan gần với thời điểm Trung Quốc tuyên bố hoàn tất sơ bộ hoạt động cải tạo bổi đắp đảo nhân tạo tại biển Đông. Theo các báo cáo, vị trí hiện tại của giàn khoan là 17°03'75’' vĩ Bắc và 109°59’05’’ kinh Đông.

Tranh chấp tại Biển Đông xoay quanh tranh chấp chủ quyền tại một lọat đảo nhỏ và đá ngầm giữa sáu quốc gia và lãnh thổ: Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Bruinei, Philippines và Đài Loan. Các hòn đảo tranh chấp tại quần đảo Trường Sa trải dài trên vùng biển có diện tích gần bằng Iraq. Đây cũng là một trong những tuyến đường giao thông biển huyết mạch nhôn nhịp nhất trên thế giới. Ngoài ra, trữ lượng dầu khí tiềm năng và tài nguyên sinh vật biển phong phú đa dạng cũng làm cho tranh chấp này thêm phức tạp.

Mặc dù ví trí đặt giàn khoan lần này không gần lãnh thổ Việt Nam như năm ngoái, song mục đích của Trung Quốc khá rõ ràng. Trung Quốc muốn khẳng định lại tham vọng trở thành một cường quốc hàng hải toàn cầu, bắt đầu từ việc thực thi chủ quyền và dành thế áp đảo chiến lược tại vùng biển được cho là ‘ao nhà’ của Trung Quốc. Ngoài ra, việc kiểm soát biển Đông còn hỗ trợ khả năng đáp trả hạt nhân lần hai nếu giả sử có tấn công hạt nhân từ Mỹ. Bởi vì vùng biển này gần với đảo Hải Nam là nơi có các tàu ngầm có trang bị đâu đạn hạt nhân của Trung Quốc (theo ông Howard French, Tờ Chính sách đối ngoại, 05/06/2015).

Tuy nhiên, phía Việt Nam sẽ không có phản ứng thái quá vì họ hiểu đây là hành động khiêu khích và khuyếch trương sức mạnh của Trung Quốc. Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi phương thức tiếp cận thận trọng giữa việc cân bằng và cam kết với các quốc gia liên quan trong khu vực.

Tiền hậu bất nhất

Shannon Tiezzi của Tờ Nhà Ngoại giao ngày 23/01/15 nhìn nhận động thái rút giàn khoan năm ngoái của Trung Quốc không phải là nhương bộ theo yêu cầu của Việt Nam. Tuy nhiên có thể nhận thấy thay đổi và điều chỉnh trong luận điệu của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Một mặt Trung Quốc vẫn giữ vững lập trường chủ quyền “không thể tranh chấp” tại khu vực đường 9 đoạn (hiện đã được in chính thức trên tất cả hộ chiếu mới cấp của Trung Quốc). Mặt khác, Trung Quốc muốn cải thiện hình ảnh tại khu vực như một cường quốc “có trách nhiệm” đang thực thi viêc “duy trì sự ổn định”. Trung Quốc khẳng định việc bồi đắp đảo là quyền và trách nhiệm, không hề phục vụ mục đích tấn công quân sự. Ngoài ra Trung Quốc nhấn mạnh vào việc cung cấp đền hải đăng, mạng viễn thông không dây, cứu hộ cứu nạn cũng như nghiên cứu khoa học hàng hải.

Luận điệu trên là do Trung Quốc đã thấm thía bài học từ Mỹ tại Iraq hay Afghanistan, rằng xung đột vũ trang là một cuộc phiêu lưu đắt đỏ. Mặt khác, Trung Quốc cũng đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề trong nước như tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm và thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại cũng như hệ lụy của cuộc chiến với tham nhũng.

Mặc dù vậy, luận điệu của Trung Quốc khác hẳn với những gì diễn ra trên thực tế. Ảnh vệ tinh với độ phân giải cao cho thấy tốc độ và cường độ chóng mặt của việc bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc. Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 1 năm 2015, Trung Quốc đã bồi đắp thêm 500 hecta đất tại khu vực này. Đến tháng 6 năm 2015, tổng diện tích Trung Quốc bồi đắp là 2000 hecta, nhiều hơn tổng cộng diện tích của tất cả các nước còn lại.

Theo nhà nghiên cứu Carl Thayer trên tờ Nhà Ngoại giao ngày 21/6/2015, hành động của Trung Quốc không thể được gọi là “tự kiềm chế” như tinh thần Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC). Việc bồi đắp đảo có thể là nền tảng cho việc mở rộng hiện đại hóa quân sự sau này. Điều này càng rõ ràng khi Trung Quốc liên tục xua đuổi tàu thuyền của Philipine và chiến hạm của Mỹ cũng như phá huỷ các cọc thép đánh dấu lãnh thổ của Malaysia.

Hành động bồi đắp đảo tại Biển Đông của Trung Quốc thực ra không phải là chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc có thể sẽ “gậy ông đập lưng ông” vì nó tổn hại đến những mục tiêu chính sách đối ngoại xa hơn, đơn cử như Sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường (OBOR). Đây là dự án lớn tầm quốc gia của Trung Quốc nhằm hợp tác kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng với các nước Á Âu trong đó các quốc gia ASEAN là đối tác quan trọng. Việc gia tăng cẳng thẳng tại khu vực biển Đông sẽ chỉ khiến khối ASEAN đoàn kết lại với sự đồng thuận tuy còn hạn chế nhưng cũng đủ để gây khó khăn cho Trung Quốc.

Ngoài ra, về mặt địa chính trị, Trung Quốc vẫn đang bị bao quanh bởi một hệ thống các căn cứu quân sự song phương của Mỹ tại Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore và gần nhất là Úc. Khi nhiệm kỳ Tổng Thống Obama sắp hết hạn, có nhiều tín hiệu Mỹ sẽ củng cố chính sách “xoay trục Châu Á” trong đó bao gồm gìn giữ an ninh khu vực và đảm bảo tự do hàng hải.
Lời kết

Như vậy, việc giữ nguyên trạng tại Biển Đông sẽ có lợi cho Trung Quốc hơn là gia tăng căng thẳng. Quan trọng hơn, Trung Quốc chưa đủ tiềm lực cũng như mong muốn thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ trong thế cờ quân sự hàng hải. Ít nhất là thời điểm hiện tại do chi phí cơ hội và rủi ro là quá lớn. Trung Quốc cần hoạch định được chính sách ngoại giao thực tế và nhạy bén hơn nếu muốn trở thành siêu cường toàn cầu mới.

Nói cho cùng, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông vẫn dừng lại ở bài toán hóc búa là quốc gia nào sẽ đứng ra gìn giữ trạng thái nguyên trạng. Mọi thương lượng sẽ bế tắc nếu các bên liên quan vẫn giữ lập trường “được ăn cả, ngã về không”. Tất cả sẽ phụ thuộc vào thiện chí của các nước láng giềng tại vùng biển sóng gió này.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, giảng viên Học viện Ngoại giao Việt Nam, hiện đang là nghiên cứu sinh Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học East Anglia, Vương Quốc Anh.
.
___
.
Trước chuyến đi Mỹ của ông Trọng: Nhà báo Phạm Chí Dũng bị công an đàn áp như thế nào?
    Minh Nguyệt | 2015-06-30
Loại trừ Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Từ đầu tháng 6/2015, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) - Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã 3 lần liên tiếp gửi giấy triệu tập đối với Nhà báo Phạm Chí Dũng - Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) về “làm rõ nội dung các bài viết đăng lên Internet liên quan Nguyễn Quang Lập”.

Sau khi nhà báo Phạm Chí Dũng từ chối đến Cơ quan ANĐT cả 3 lần vì lý do sức khỏe, ngày 25/6/2015, khoảng 20 nhân viên an ninh đã ập vào trường Tuổi Thơ 7, quận 3, TP HCM - là nơi gửi con của nhà báo Phạm Chí Dũng - để bắt giữ và cưỡng chế thô bạo ông về Cơ quan ANĐT tại số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, giữ người đến cuối giờ chiều mới thả ra.

Ngày 26/6, nhà báo Phạm Chí Dũng lại một lần nữa bị các nhân viên an ninh ép xe trên đường, cưỡng bức đưa về Cơ quan ANĐT, giữ người đến cuối giờ chiều mới thả ra.

Mặc dù lý do làm việc của Cơ quan ANĐT là về vụ án Nguyễn Quang Lập, nhưng hầu hết các câu hỏi thẩm vấn đều xoáy vào IJAVN, trang web của hội này là Việt Nam Thời Báo và các bài viết trên báo nước ngoài của tác giả Phạm Chí Dũng. Cơ quan ANĐT đòi hỏi trang web Việt Nam Thời Báo phải ngừng hoạt động.

Ngày 25 và 26 tháng 6 năm 2015, Cơ quan ANĐT lại tiếp tục phát giấy triệu tập đối với Nhà báo Phạm Chí Dũng để “hỏi rõ nội dung một số bài viết ông Dũng đăng lên mạng Internet”. Có thể hiểu là đến lúc này, mục đích của chính quyền và công an không chỉ muốn ngăn chặn và loại bỏ hoạt động của IJAVN mà còn nhắm tới việc ngăn chặn và loại bỏ vai trò chủ tịch hội của nhà báo Phạm Chí Dũng.

Triệu tập trái pháp luật

Với 2 giấy triệu tập ngày 25 và 26 tháng 6 năm 2015 do Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn ký tên, Cơ quan ANĐT đã lạm quyền khi sử dụng giấy triệu tập không đúng với qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Bộ Công An về việc chỉ “Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự” mới có quyền hạn “triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”. Tức chỉ sau khi khởi tố vụ án, phân công điều tra viên, những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới được điều tra viên triệu tập.

Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) cũng qui định: nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v… làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Mặc dù được yêu cầu là “người làm chứng”, nhưng nhà báo Phạm Chí Dũng luôn bị Cơ quan ANĐT đe dọa là “từ nay trở đi sẽ cưỡng chế triệu tập bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu”. Sỹ quan an ninh thẩm vấn trực tiếp còn có hành vi ép buộc nhà báo Phạm Chí Dũng phải ký tên vào biên bản ghi lời khai cùng cản trở quyền đón con nhỏ của ông.

Món quà nhân quyền ông Trọng mang đến Mỹ?

Từ cuối năm 2013 sau khi tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam và thành lập IJAVN đến nay, Nhà báo Phạm Chí Dũng liên tục bị cơ quan công an tổ chức theo dõi, tịch thu hộ chiếu cấm xuất cảnh, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà, gần 20 lần bị triệu tập, một số lần bị bắt giữ trái phép.

Những động tác triệu tập, đối xử thô bạo, nội dung thẩm vấn và hành vi sách nhiễu khác của Cơ quan ANĐT trong thời gian qua khó có thể được hiểu khác hơn là nhằm mục đích muốn loại trừ IJAVN và vai trò chủ tịch IJAVN của Nhà báo Phạm Chí Dũng, bất chấp thiện chí của IJAVN là phản biện ôn hòa với nhà cầm quyền về chính sách và việc thực hiện chính sách để cùng hỗ trợ người dân, đặc biệt là người nghèo trong xã hội.

Những hành động trên của Công an TP.HCM là một bằng chứng rõ ràng về việc Nhà nước Việt Nam đã rất thiếu tôn trọng những cam kết của họ trong vai trò một thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.

Những hành động trên lại chỉ xảy ra ít ngày trước chuyến công du Hoa Kỳ dự kiến vào ngày 7/7/2015 của người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam - ông Nguyễn Phú Trọng, một chuyến đi mang ý nghĩa rất quan trọng về quân sự, kinh tế, nhưng cũng có thể không tránh được các chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và người Việt hải ngoại về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ Việt Nam.

Trước nguy cơ bị nhà cầm quyền đe dọa và có thể dẫn tới đàn áp nhằm xóa sổ IJAVN - một tổ chức xã hội dân sự mặc nhiên được hiến định trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và 2013, các nhà báo độc lập của IJAVN đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động sách nhiễu, đối xử thô bạo và có thể tiến tới bắt giam của Công an TP HCM đối với không chỉ Chủ tịch IJAVN Phạm Chí Dũng trong thời gian qua mà còn có thể xảy ra với một số thành viên IJAVN trong thời gian tới.
.
___
.
Vì sao TQ lại 'xê dịch' giàn khoan HD981? http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/06/150627_duongdanhdy_hd981_hoangsa     BBC | 2015-06-28
Theo một nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, nguyên chuyên viên cao cấp về Trung Quốc của Bộ ngoại giao Việt Nam, Trung Quốc muốn 'gây áp lực' với Việt Nam trước chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, tới Hoa Kỳ.

Bình luận với BBC hôm 27/6/2015 từ Hà Nội về việc vì sao Trung Quốc lại chọn thời điểm này để 'xê dịch' vị trí của giàn khoan HD-981 ở khu vực gần Hoàng Sa trên Biển Đông, ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, nói:

"Trung Quốc muốn có chuyện với (Việt Nam), một là Trung Quốc không muốn, không thích thú gì việc Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ và có những bước tiến trong quan hệ giữa hai nước.

"Phải nói thẳng Trung Quốc không bao giờ muốn cái đó cả, hoặc thậm chí phải nói thẳng họ rất sợ Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, đẩy mạnh quan hệ lên.

    Đây là lần đầu tiên một người đứng đầu Đảng cộng sản VN đi thăm Mỹ, Mỹ đón tiếp một cách chính thức như vậy, khắc có ý nghĩa rất lớn trong quan hệ Việt - Mỹ... TQ không thích thú trong chuyện này, cho nên họ tìm mọi cách làm giảm nhẹ ý nghĩa của chuyến đi
    Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy

"Cho nên chuyện ông Trọng sắp tới đi Mỹ là Trung Quốc không thích đâu và sở dĩ họ phải kéo ông Trọng sang trước, trước khi ông Trọng đi Mỹ, cũng là mục đích giảm bớt (tầm quan trọng, ý nghĩa) chuyến thăm của ông Trọng đi.

"Vì ông Trọng đi Mỹ... đây là lần đầu tiên một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đi thăm Mỹ, Mỹ đón tiếp một cách chính thức như vậy, khắc có ý nghĩa rất lớn trong quan hệ Việt - Mỹ...

"Trung Quốc không thích thú trong chuyện này, cho nên họ tìm mọi cách làm giảm nhẹ ý nghĩa của chuyến đi.

"Đứng về phương diện cá nhân, tôi xin nói thẳng là Việt Nam với Mỹ không phải là kẻ thù truyền kiếp, không phải là có những tranh chấp gì về lãnh thổ, lãnh hải, cho nên Việt Nam với Mỹ sắp tới sẽ bước vào giai đoạn mới, mà theo tôi là quan hệ chỉ có càng ngày càng tốt lên thôi."

Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy phản bác quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuần này, khi ông Vương Nghị, tuyên bố rằng Trung Quốc là 'nạn nhân lớn nhất' của việc 'các nước khác dần xâm lấn' trên Biển Đông, mặc dù không chỉ ra ai là 'thủ phạm' nếu có, của việc biến cường quốc đang trỗi dậy này vào thế trở thành 'nạn nhân' như vậy.

"Một nghìn năm trước, Trung Quốc là một quốc gia đi biển lớn. Do đó, Trung Quốc tất nhiên là nước đầu tiên phát hiện, khai thác và quản lý quần đảo (Trường Sa)", ông Vương được hãng tin Reuters dẫn lời, nói thêm.
.
___
.
TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ: Trong va li có một con rắn Trung hoa?
    Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội  | 2015-06-23
VN vừa ký thêm một „văn tự bán nước“?

Theo tin từ VN thì Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Mỹ từ 7-9/7/2015.

Nghe nói chính quyền Obama đã chuẩn bị một lễ đón tiếp trọng thể dành cho vị Tổng bí thư(TBT) lãnh đạo một trong những chính thể được xếp hạng tham nhũng và đồi bại nhất thế giới.

Không cần quan tâm đến nguyện vọng của dân và xu thế thời đại, ông dùng bộ máy đàn áp trói chặt người VN với đường lối và thể chế cộng sản. Khốn thay cho dân VN, chủ thuyết ấy và chính thể cộng sản độc tài lại là cái nôi đã ấp và nở ra những „ma cà rồng“  kếch xù gây tội ác lớn nhất chống lại loài người như Stalin, Lê nin, Mao Trạch Đông...

Những người lạc quan cho rằng đây là một cơ hội lớn để ông Tổng Bí thư rửa tiếng nhơ „ bán nước cho TQ“ để giữ quyền lực - điều mà nhiều người vẫn nhận định về ông lâu nay.

Vì thế, nếu  ông TBT không nhân dịp này mà lập công chuộc tội với nhân dân VN, liên minh thực sự với Mỹ để bảo vệ và phát triển đất nước, giải tán Đảng cộng sản VN, thiết lập thể chế dân chủ tự do đa nguyên; chuyến đi của ông cũng theo khuynh hướng „chiến tích ngoại giao đen“ kiểu ông Phạm Quang Nghị trước đây thì tai tiếng „cõng rắn về cắn gà nhà“ của ông và giới cầm quyền tham nhũng VN thật ngàn năm khôn rửa.

Cánh cửa đẹp luôn để ngỏ. Những ai dù đã có sai lầm, gây hại cho dân nhưng nếu biết sám hối, nhân thời cơ mà lật ngược tình thế, đưa cộng đồng thoát khỏi ách cộng sản độc tài, xóa bỏ gần trăm năm nô lệ thì vẫn được nhân dân tha thứ và ghi nhận như một anh hùng cứu nước.

Bất kỳ ai trong „tứ trụ triều đình“ VN cũng có thể làm được điều đó, trong đó có Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng cho đến giờ này, hy vọng ấy chỉ là hoang tưởng nếu căn cứ quá khứ và hiện trạng những hành vi mà ông đã và đang làm.

Nước Mỹ có biết „Truyện Nỏ thần“?

Việc Nguyễn Phú Trọng sắp đi Mỹ khiến nhiều người liên tưởng đến „truyện Nỏ thần“-

Đó là một truyền thuyết rất nổi tiếng của VN, kể về loại vũ khí cực mạnh(nỏ thần) làm từ móng chân của một vị thần. Thần này thương tình trao nó vào tay vua An Dương vương của VN(thời đó gọi là nước Âu Lạc) để chống quân xâm lược người TQ. TQ bẫy vị vua này bằng mối quan hệ vờ như gắn bó ruột thịt để trộm lấy nỏ thần, rồi đem nỏ thần tàn sát quân VN. Nước mất,  bị truy đuổi, vua bất lực trước giặc, quay lại trút căm hờn vào người nhà, chém chết con gái rồi lao xuống biển tự sát.

Thời đại nay đã khác xưa.

Xưa kia vua với nước là một. Nước mất thì vua chết.

Vua VN bây giờ không phải một người, mà là „một bầy sâu“ tham nhũng. Do thời thế cũng như thể chế, quyền lợi của „bầy sâu“ này không gắn chặt với đất nước VN mà lại gắn chặt với nhà cầm quyền TQ - tức là giặc của người VN.

Chính bởi thế, nhà cầm quyền VN thỏa hiệp với sự xâm lấn của TQ. Dư luận chứng minh rằng hết người này đến người khác, hết lần này đến lần khác, nhà cầm quyền VN đã liên tục ký „văn tự bán nước“ cho TQ.

Một động thái gần đây nhất đã làm chồng chất thêm sự phẫn nộ của người VN. TQ liên tục đe dọa, tấn công, đánh đắm, cấm đoán các phương tiện thủy vận, bồi đắp đảo nhân tạo, đưa chiến hạm đến chiếm cứ lãnh hải, hoàn tất đường lưỡi bò chiếm đoạt hầu hết lãnh hải VN rồi vu cáo và nhục mạ VN. Nhưng thay vì phải đấu tranh với TQ trên mọi phương diện để bảo vệ đất nước  thì ngày 17- 19/6/2015, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đã mau mắn dẫn một đoàn quan chức sang Bắc Kinh để dự cái gọi là „phiên họp lần thứ 8 ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương VN-TQ“.

Đoàn quan chức này đã làm gì cho đất nước VN?

Ông Phó Thủ tướng đã   ký ngay bản Cam kết „không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, duy trì quan hệ hai nước và hòa bình, ổn định ở biển Đông“, „thỏa thuận những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển VN – TQ, đàm phán và tìm kiếm giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được, cùng kiểm soát bất đồng trên biển“…(„Việt Trung nhất trí kiểm soát bất đồng trên biển Đông“- theo VnExpress - 18/6/2015)!

Thật ngược đời! Bên có hành động phức tạp, bên mở rộng tranh chấp, bên gây mất hòa bình, ổn định ở biển Đông chính là TQ. VN là nạn nhân. Ký cam kết như trên là chấp nhận không phản đối, là đồng thuận việc TQ xâm lấn VN.

Sự kiện này khiến người ta cực kỳ thất vọng với ông Phạm Bình Minh – con trai của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch trước đây đã phản đối Hội nghị Thành Đô bán nước cho TQ và não nề thốt lên tiếng nói của lương tâm:“thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự…“. Hóa ra ông Phạm Bình Minh chẳng nối được chí cha. Ông đã tự tha hóa khi đứng vào bộ máy quyền lực và quyền lợi?!

Đa phần những chuyến thăm TQ dày đặc của quan chức VN chỉ để ký kết các bản cam kết có hại cho VN theo lệnh của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương mà thực chất là VN thực hiện gần như vô điều kiện mọi yêu cầu của TQ.

Chiếc và li và con rắn

Người ta ngờ rằng việc ông Nguyễn Phú Trọng dám nhận lời thăm Mỹ sau khi thăm TQ cũng là do đã được lệnh của nhà cầm quyền Bắc Kinh, sau khi họ Tập đã tính toán kỹ kịch bản, đường đi nước bước để và biến họ Nguyễn thành một con bài lợi hại trong cuộc tuyệt giao với Mỹ để dễ bề thôn tính VN.

Ngay trước chuyến đi Mỹ của Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị năm 2014, nhiều người cũng đã khấp khởi hy vọng rằng việc lạ này sẽ mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ Mỹ - Việt, cho thấy khuynh hướng phe bảo thủ trong Đảng đã xích lại gần hơn với quyền lợi của dân VN.

Món quà ngoại giao mà ông Nghị tặng ông John McCain – người đại diện cho chính phủ Mỹ đứng ra mời ông sang thăm đã đi vào lịch sử đen tối của những món quà ngoại giao lố bịch nhất trên thế giới. Đó là ảnh chụp tấm bia dựng bên hồ Trúc Bạch sau khi ông John McCain bị bắt và giơ tay hàng với dòng chữ không thể nổi bật hơn: „Ngày 26/10/1967 tại hồ Trúc Bạch quân và dân Thủ đô Hà Nội bắt sống tên John Sney Ma Can thiếu tá không quân Mỹ…“.(lại càng thêm nổi bật vì ghi sai tên người, ghi sai binh chủng!)

Đó là một trong những món quà khả ố nhất được khách đem tặng để làm nhục chủ nhà mà theo nhận định của giới thạo tin thì đó là thành tựu ngoại giao của sự kết hợp hai Đảng cộng sản nhằm vô hiệu hóa mọi nỗ lực của phe cấp tiến VN muốn xích lại gần  hơn với Mỹ và thế giới văn minh để  thoát khỏi vòng trói của TQ.

Có vô số bình luận thể hiện bất bình về hành động trên. Hãy xem một trong những ý kiến được nhiều người cho là chuẩn xác, dù là của một blogger giấu tên để tránh sự truy bức : 11:22 Ngày 02 tháng 08 năm 2014„Nặc danh“ đã viết: „Được mời vào nhà làm khách lại có hành vi tiểu nhân, giấu dao đâm sau lưng, rồi cho đây là thắng lợi ư?

Dầu cho ĐCSVN có thần phục TQ, cũng không nên có hành động tiểu nhân như thế này, đây quả là một việc làm đầy nhục nhã, ngu muội.

Mỹ dại vì dây với ĐCSVN hay ĐCSVN trơ trẽn phơi bày bộ mặt chống Mỹ tới cùng và sẵn sàng ôm chân Tàu cộng.

Phải chăng đây là bằng chứng để ĐCSVN kể công với Tập Cận Bình.

Nói cho cùng, trước hành động này, là người Việt, mình cảm thấy rất nhục nhã“.

Để biết khuynh hướng và hiệu quả chuyến thăm Mỹ sắp tới của Nguyễn Phú Trọng, hãy xem hành trang của ông ta còn gì cho Mỹ và cho dân VN.

Dường như đó là một chiếc va li rỗng, trong đó cuộn tròn một con rắn Trung hoa?

Dường như vì quyền lợi của mình ở biển Đông, Mỹ vẫn muốn tạm thời hy sinh những đòi hỏi về nhân quyền, về thể chế chính trị với VN để trao cho VN một lệnh bỏ cấm vận vũ khí và đặc cách vào TPP - mạnh tương tự „nỏ thần“ cho VN tự vệ trước TQ?

Tốt thôi. Nước Mỹ thường khôn ngoan và chỉ đôi khi  khờ khạo. Nhưng những ông Mỹ mắt xanh quen suy bụng ta ra bụng người theo lối suy nghĩ logic của loài người, nhiều khi lại thua „trắng bụng“ trước thói quen tráo trở của cộng sản VN và TQ vốn coi danh dự chỉ là thứ để giẫm dưới gót giày.

Vậy, kinh nghiệm cho hay rằng, trước khi muốn trao vũ khí cho VN, nước Mỹ cần đọc „truyện Nỏ thần“. Cần đề phòng trường hợp „nỏ thần“ Mỹ từ tay VN sẽ quay lại bắn thẳng vào Mỹ và người bật lẫy nỏ TQ. Nếu thế thì VN và thế giới, không loại trừ Mỹ, sẽ thêm một lần "chết dưới tay TQ“.
.
___
.
Giá như ông cha ta đừng 'cứng đầu’
    Kỹ sư Đoàn Xuân Tuấn Gửi cho BBC từ Portsmouth, Anh quốc | 2015-06-20
Mới đây Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong một bài diễn văn gần bốn ngàn từ được truyền thông nhà nước Việt Nam loan tải, nói: “Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam”.

Tôi không tin rằng có lẽ vì ban thư ký của ông phải chuẩn bị một văn bản dài dòng đã bỏ sót ba từ quan trọng như trong câu sau: Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất về độ 'thiếu dũng khí' trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Thực thế, tôi cho rằng đọc lại sử Việt qua suốt các đời Ngô, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… ai là người Việt Nam mà lại không thấy xúc động, không tự hào cho cái tinh thần bất khuất của cha ông tổ tiên chúng ta?

Ừ thì cho rằng “không thể chọn láng giềng”. Cha ông chúng ta cũng cho như thế. Ừ thì cho rằng “Trung quốc quá lớn, quá mạnh”. Thời cha ông chúng ta cũng như thế. Ừ thì cho rằng “hoà hiếu là điều nên làm, chiến tranh chỉ khổ dân”, Cha ông chúng ta cũng biết rằng vậy.
Không chịu tin

Thế nhưng, bài diễn văn và quan điểm của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải chăng muốn để người dân Việt Nam tin tưởng và liên hệ tới những điều sau đây.

Rằng nhờ bài viết của ông, ta mới thấy ‘tiếc làm sao’ cho cái thời xa xưa, bởi vì giá như Ngô Quyền đừng làm khổ dân, đánh trận Bạch Đằng chống nhà Hán. Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt đừng đánh bại nhà Tống, Trần Hưng Đạo đừng 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, Lê Lợi đừng khởi nghĩa chống lại nhà Minh… thì bây giờ đất nước chúng ta đã chẳng trải dài 'từ mũi Cà mau lên đến Hắc Long Giang' giáp giới với nước Nga? Ta sẽ sánh vai cùng Tây tạng, Tân cương, Đài Loan... chung một mái nhà?

Hay nhờ quan điểm của ông Trọng mà ta ‘vỡ ra rằng’ ôi ‘giá như ông cha ta đừng cứng đầu’ thì 'hay' biết bao? Rồi giá gì ‘đừng có’ một Trần Quốc Tuấn với câu “Bệ hạ muốn hàng thì xin hãy chém đầu tôi trước đã ", hoặc ‘đừng có’ một Trần Bình Trọng “ta thà làm ma nước Nam, còn hơn làm Vương đất Bắc” thì nay có lẽ dân tộc ta cùng đứng chung hàng với quốc gia “tàu lạ” thứ hai thế giới, đang ganh đua với Mỹ?

Song ai nói gì thì nói, chứ có thể ‘tôi nhất quyết’ bưng mắt, bịt tai không nghe theo những dư luận khi họ nói rằng: “Thời đại Hồ Chí Minh đã để lại một di sản, đã sản sinh ra một giai cấp thống trị thiếu dũng khí trước kẻ cường quyền Bắc Triều, một sự ‘hèn yếu, sợ sệt’ đến độ không tả nổi.

“Rằng khi người anh em cùng trứng cùng bọc trước đây (Việt Nam Cộng Hòa) bị kẻ thù ấy cướp mất Hoàng Sa trong tay, thì chế độ ấy lại viết văn tự như thể muốn bàn giao, hợp thức hoá cho kẻ cướp. Rồi thì hiện nay, khi ngư dân liên tiếp bị đánh đắm, đâm thủng tàu, cầm tù… thì nhà nước ấy, đảng ấy, quân đội ấy, truyền thông nhà nước xứ ấy lại không dám gọi mặt chỉ tên, chỉ thỏ thẻ “tàu lạ”.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, tướng Phùng Quang Thanh nhận 'bình gốm' từ tay đồng nhiệm, tướng Thường Vạn Toàn bên phía Trung Quốc.

“Rằng khi nước “lạ” đưa giàn khoan vào nhà mình, thay vì hưởng ứng cái tinh thần Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng của người dân để chống lại, để tạo thái độ với kẻ xâm lấn, chế độ này lại bắt bớ, đánh đập, tù đày chính người dân mình, ra sức bịt miệng họ.”
Đại tướng quân

Không! Tôi cũng sẽ ‘nhất quyết chưa nghe’ những lời phê phán ấy trong quần chúng, dư luận Việt Nam trong và ngoài nước đâu, nhất là khi có những luồng quan điểm trên dư luận tiếp tục chỉ ra như sau rằng:

"Ông Trọng đã thiếu dũng khí, khi vào những lúc đất nước gặp nguy nan, kẻ thù kéo dàn khoan vào lãnh hải, dương đông, kích tây, chiếm đảo, xây căn cứ, chèn ép ngư dân Việt Nam, thì chính ông Tổng bí thư, người đại diện cao nhất của ‘thời đại rực rỡ, hoàng kim’ nhất của dân tộc lại khăn gói sang nước “bạn” để tiếp tục nâng niu 16 chữ vàng, "duy trì đại cục".

“Hay khi ông bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh năm nay ôm bình quý từ người đồng nhiệm Trung Quốc, kẻ đang cử các lực lượng hung hăng, lấn lướt hiếp đáp dân ta trên Biển.

"Phải chăng nhận cái bình ấy vì chính ông từ lâu đã nhất trí rằng sẽ không ném ‘chuột’ vì sợ vỡ bình?

"Mà hình như cái bình ấy có cả vị thế quyền lực, chức quyền, kinh tài của chính những nhóm lợi ích nào đó đang theo đóm (Trung Quốc) ăn tàn?”

"Làm sao mà một Đại tướng quân thống lãnh thiên binh, vạn mã của cả quốc gia mà lại coi kẻ thù xâm chiếm, đe nẹt đất nước, bức hại dân mình với 'dã tâm không suy suyển' như thế làm người ‘anh em, hàng xóm’ tốt và 'môi hở răng lạnh' được? Mà 'đại cục vẫn tốt' như ông Thanh tuyên bố ở Shangri-La năm ngoái tại Singpore là đại cục nào, vẫn những dòng dư luận đặt câu hỏi."

Thế nhưng ai nói gì, chê bai ông Phùng Quang Thanh tới đâu, tôi cũng 'nhất mực không tin đâu nhé'.
Tể tướng đầu triều

Khi Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Bồ Đào Nha mới đây, ông cũng ‘ra lời kêu gọi’ cộng đồng quốc tế chống lại (ai đó) trên biển Đông? Đọc toàn văn bài báo tường thuật lời kêu gọi của ông, ta không tìm thấy tên của Trung quốc dù chỉ một lần:

Như ông nói: “Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục có tiếng nói công lý mạnh mẽ yêu cầu chấm dứt ngay các hoạt động phi pháp… (ba chấm lửng)” Ta đặt câu hỏi ở đây “yêu cầu là yêu cầu ai chấm dứt? Yêu cầu... (lại ba chấm lửng nữa) biển Đông là thế nào?

Sao Tể tướng đầu Triều mà lại không dám gọi thẳng tên kẻ thù mà người dân thường, từ phụ lão đầu bạc, tới trẻ lên ba ở trong nước cũng biết rõ mồn một ra?

Và ta có thể liên hệ lập trường này để nhìn sang Phi-luật-tân, sang Mã Lai xem họ ứng xử, nói năng thế nào? Hóa ra họ rất thẳng thắn, mạnh mẽ. Họ không chỉ chỉ mặt, gọi tên kẻ thù, mà còn dám kiện chúng nữa.

Mà họ có vẻ cũng là ‘những nước nhỏ’, thậm chí, nếu không nhầm, thì chưa hề một lần đánh thắng Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử, làm sao như cha ông chúng ta (Việt Nam).
Dư luận đặt nhiều dấu hỏi về thái độ, ứng xử của giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trước các hành vi của Trung Quốc trên Biển đông, theo tác giả.

Và dư luận đặt vấn đề vậy mà họ (Philippines) dám đưa Trung quốc ra tòa án quốc tế bất chấp mọi phản đối, đe dọa từ Bắc Kinh. Họ không ngần ngại chỉ thẳng tên cường quốc bá quyền này mỗi khi tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải hay đe dọa biển đảo của họ.

Nhưng kể cả khi ấy, khi dư luận có chê trách ông Thủ tướng như thế đi nữa, thì tôi cũng 'chưa chắc đã thông', làm sao mà một Thủ tướng quyền cao, chức trọng, đường đường là một trong các lãnh đạo hàng đầu quốc gia lại vừa 'sợ giặc’, mà lại vẫn có thể được ‘toàn đảng, toàn dân’ ủng hộ, tín nhiệm cho ngồi trên ghế Tể tướng lâu đến thế được?
Giao lưu, kinh nghiệm?

Lại nữa, khi ông Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đi sứ ở Bắc Kinh trong tháng Sáu này, cũng vẫn diễn ra cái màn 'đấu dịu':

“Hai bên nhất trí duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2016 – 2020; tổ chức tốt một số hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân và Thanh niên hai nước trong năm 2015”.

Sao ông Minh không gợi ý với Trung Quốc là nên chăng có cuộc 'giao hữu' về 'bóng đá nước hay đua thuyền' giữa ngư dân Việt Nam và lực lượng hải giám Trung quốc cho nó thêm phần đặc sắc?

Rồi khi lãnh đạo bộ Công an Việt Nam họp với đại diện Ban An Ninh Trung quốc tại Việt Nam cũng trong tháng này, báo chí Việt Nam loan tin nói:

“Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Trung Quốc cần phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được; tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực hợp tác an ninh, chia sẻ kinh nghiệm công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trên lĩnh vực an ninh quốc gia như phòng, chống khủng bố, an ninh mạng, an ninh tôn giáo, dân tộc”.

‘Kinh nghiệm gì’ nếu không là trao đổi kinh nghiệm ‘đàn áp và khống chế’ sự ‘phản kháng’ của người dân? Hay là để báo cáo với người anh cả về chiến thuật mới dùng ‘công an giả dạng côn đồ’ tấn công thường dân để dập tắt những người đối lập, mà lâu nay ‘đảng em’ đã học được từ ‘đảng anh’?

Và khi ông Đinh Thế Huynh, trưởng ban Tuyên Giáo tuần này đi Thượng Hải dự “Hội thảo Lý luận lần thứ 11 giữa Đảng CSVN và Đảng CS Trung Quốc với chủ đề “Quản lý, phát triển xã hội - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc" và "giao lưu giữa hai ban Tuyên giáo và Tuyên truyền Trung ương hai Đảng”, dư luận đặt thêm dấu hỏi.

Họ hỏi rằng hai đảng này bàn bạc cái gì nếu không phải là hợp tác tuyên truyền ‘kinh nghiệm của dư luận viên’, của ‘trói tay báo chí, truyền thông’, của ‘đàn áp, bắt bớ, cầm tù’ những ngòi bút, tiếng nói vì dân, vì nước và phản kháng chống lại ‘cường hào, ác bá, gian tế’?
‘Trách cứ Tổ tiên’
Hình ảnh từ truyền thông quốc tế phản ánh việc Trung Quốc mở rộng, bê tông hóa và kiên cố hóa các khu vực lấn chiếm được tại biển Đông.

Dư luận tháng này cũng theo dõi kỹ khi Quốc hội Việt Nam, cơ quan lập pháp của một nước, dù có người bảo là Quốc hội ‘bù nhìn’, muốn thảo luận, chất vấn chính phủ về tình hình Biển Đông thì người ta đã phải họp kín, không dám công khai cho toàn dân hay.

Thực thế, khi Đại biểu Quốc hội Lê Nam hỏi, tại sao hiện nay Trung quốc xâm hại biển Đông còn nguy hiểm hơn vụ giàn khoan 981, mà báo cáo của Phó thủ tướng trước Quốc hội lại không đề cập?

Thì ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đáp: “Về biển Đông, Chính phủ đã có báo cáo đầy đủ với Quốc hội, tôi xin không nêu lại vấn đề này.”

Rồi vừa đây, tỉnh như Vĩnh Phúc đã dựa vào ‘tiền cứu đói’ của chính phủ vì 'tỉnh còn nhiều hộ dân nghèo', lại không ngần ngại bỏ hàng trăm tỷ xây đền thờ Khổng tử, quảng bá văn hóa Trung hoa trong lúc nhiều trường học, bệnh viện, mọi dịch vụ công cộng đều thiếu, trẻ em có nơi phải đu dây qua suối... như chính truyền thông trong nước nói.

Rồi khi sự tồn vong của cả một dân tộc được đem ra đánh đổi cho sự tồn vong của một chế độ, của một đảng phái, khi sự 'hèn nhát, luồn cúi' đã được thể hiện từ ngay những cấp cao nhất, từ những người đứng đầu guồng máy cai trị, thì chúng ta, những hậu sinh của cha ông, tổ tiên Lạc Hồng, không chịu khuất phục ngoại bang xưa kia trong suốt hơn ngàn năm chống đối kẻ xâm lâm phương Bắc, phải đặt câu hỏi "sự hy sinh của các người có ý nghĩa gì?”

Trở lại với bài phát biểu bốn nghìn từ của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chắc ông muốn người dân đọc xong, nghe xong thì sẽ ‘quay mặt lại với tiền nhân’ để chê trách tổ tiên anh hùng của chúng ta rằng: “Nếu không có các vị, chúng tôi bây giờ hẳn đã hãnh diện làm công dân TQ và sẽ tự hào ra sao về những mẫu hạm Liêu Ninh, về tên lửa Đông Phong, về bác Mao, bác Đặng, bác Tập bất diệt?"

“Ôi dào, giá như ông cha ta đừng cứng đầu!”

Nhưng, lại nhưng, dù ai, dù dư luận có những bình phẩm như thế nào đi chăng nữa về các vị lãnh đạo sáng suốt của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, thì tôi vẫn sẽ 'một mực, nhất quyết' không nghe, không tin' đâu nhé!
.
___
.
Việt - Mỹ sẽ thành đối tác chiến lược?
    Lê Thành Lâm Gửi tới BBC từ London | 2015-06-20
Đối tác chiến lược thể hiện mức độ tin cậy cao hơn về chính trị, hợp tác sâu rộng hơn về kinh tế thương mại, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.

Đối tác chiến lược bao hàm cả quan hệ về an ninh, quốc phòng sâu sắc, vẫn theo ông Phạm Bình Minh.

Quan hệ đối tác chiến lược nhắm đưa quan hệ với những quốc gia có vai trò quan trọng hàng đầu thế giới đi vào thực chất, sâu, bao trùm hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng.

Còn theo Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia bang giao quốc tế và Việt Nam học từ Học viện Quốc phòng Australia, cụm từ 'đối tác chiến lược' được dùng để chỉ các nước mà Việt Nam cho là ‘tối quan trọng’ cho quyền lợi quốc gia của mình.

Ông cũng cho biết Mỹ đặt trọng tâm nhiều hơn vào hợp tác an ninh và quốc phòng trong ý nghĩa của một đối tác chiến lược. Theo đó, Việt Nam lần đầu tiên được nhìn nhận như một đối tác chiến lược tiềm năng của Mỹ trong bản Tổng kết Quốc phòng Quý IV năm 2010.

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Pháp, Ý , Đức, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.

Thành tựu đã đạt

Thành tựu lớn nhất phải kể đến trong quan hệ hai nước kể từ sau chiến tranh là việc bình thường hóa quan hệ vào ngày 12/07/1995. Sự kiện này đã mở ra một bước phát triển mới trong quan hệ hai nước.

Tháng 7/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Hà Nội, gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và mời ông đến thăm Mỹ. Chuyến viếng thăm này cho thấy Mỹ đã gạt bỏ sự khác biệt về ý thức hệ và coi Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam là một đối tác.

Việt Nam đã thể hiện sự chấp thuận mối quan hệ đối tác này bằng chuyến viếng thăm Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 7/2013. Kết quả của chuyến thăm này là tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Trong khuôn khổ hợp tác này, Washington và Hà Nội cam kết tôn trọng ‘hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.’

Ngày 2/10/2014, tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa đương kim Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington, được đánh giá là nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện an ninh hàng hải.

Một trở ngại khác từ phía Việt Nam đã được dỡ bỏ, theo Alexander L. Vuving, trong bài viết ‘A Breakthrough in US-Vietnam Relations’ trên The Diplomat ngày 10/04/2015 (tạm dịch: ‘Một đột phá trong bang giao Mỹ - Việt’, chính là thách thức về ý thức hệ của chế độ cộng sản ở Việt Nam.

Điều này được thể hiện qua hai điểm trong chuyến công du đến Washington của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang vào tháng 03/2015:

Đây là chuyến thăm Mỹ chính thức đầu tiên của một Bộ trưởng Công an Việt Nam, một trong hai Bộ quan trọng nhất của Việt Nam (Bộ Công an và Bộ Quốc phòng), và ông Quang cũng là chỉ huy của lực lượng an ninh có trách nhiệm bảo vệ chế độ.

Trong cuộc gặp với các đối tác Mỹ, ông Quang khẳng định rằng Hà Nội sẵn sàng cho phép Đội Hòa bình của Mỹ (US Peace Corps) – trước đó vẫn bị coi là một ‘thế lực thù địch’ và là một tổ chức tuyên truyền và có các hoạt động chống phá chế độ cộng sản- được hoạt động ở Việt Nam.

Ngày 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Mỹ đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Việt – Mỹ nhằm đưa quan hệ hai nước lên một cấp độ cao hơn và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Chặng đường phía trước

Về lợi ích tương đồng, một số nhà nghiên cứu nhận định chung rằng sự bành trướng quyền lực trên Biển Đông của Trung Quốc những năm gần đây chính là chất xúc tác trong tiến trình xích lại gần nhau ổn định hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Từ năm 2010, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lần đầu tiên tuyên bố tự do hàng hải, cũng như sự ổn định và an ninh trong khu vực là lợi ích quốc gia của Mỹ. Điều đó cho thấy Biển Đông đã trở thành một mối quan tâm của Washington. Đây cũng là điều Hà Nội mong muốn đạt được trong việc ‘quốc tế hóa’ tranh chấp trên Biển Đông.

Dù Mỹ không tuyên bố ủng hộ hoặc đứng về bất kỳ bên nào trong tranh chấp Biển Đông, việc Hoa Kỳ ủng hộ biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều Việt Nam luôn kêu gọi, và những chỉ trích gần đây của Washington đối với việc bồi đắp đảo và xây dựng các công trình nhân tạo trên các đảo và đưa thiết bị quân sự đến các khu vực bồi đắp đã nhắm trực tiếp vào Trung Quốc.

Mỹ coi Việt Nam là một ‘quân cờ’ quan trọng trong chiến lược Xoay trục ở Châu Á-Thái Bình Dương; trong khi Việt Nam cũng mong muốn sự hiện diện và đóng góp của Mỹ ở khu vực như một đối trọng với một Trung Quốc đang ngày một bành trướng và thể hiện tham vọng bá quyền khu vực.

Việc nâng tầm mức quan hệ lên đối tác chiến lược với Mỹ sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội trong quan hệ kinh tế với nền kinh tế lớn nhất thế giới này, trong đó việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang là một trong những mục tiêu cơ bản của Việt Nam.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam – ông Ted Osius trong cuộc gặp với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 06/03/ 2015 cho hay Mỹ muốn trở thành nhà đầu tư số một ở Việt Nam; cho thấy Mỹ cũng đang hướng đến Việt Nam như một thị trường tiềm năng.

Trở ngại chính

Về trở ngại chính nếu có trong quan hệ hai nước, thì việc dỡ bỏ một phần lệnh bán vũ khí cho thấy vẫn còn những trở ngại từ phía Mỹ trong việc thắt chặt quan hệ Mỹ - Việt.

Về phía Việt Nam, việc mong muốn bảo vệ chế độ cùng với tư tưởng chống phương Tây và coi họ như những thế lực thù địch vẫn còn tồn tại trong một số lãnh đạo Việt Nam đã biến nó thành trở ngại trong quan hệ Việt – Mỹ.

Ngoài ra, nhân quyền ở Việt Nam luôn là một thách thức chính và bị ràng buộc trong các quan hệ với Mỹ, đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải có những chính sách cái thiện hơn nữa vấn đề này.

Tuy vậy, dù vẫn tồn tại những thách thức trong quan hệ hai nước, sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông đã khiến Mỹ và Việt Nam bớt coi trọng những bất đồng để đạt được những lợi ích chiến lược chung.

Như cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Pete Peterson, đánh giá ‘thời điểm này Việt Nam và Mỹ đang ở rất gần mức quan hệ chiến lược, khi hai bên đang thúc đẩy hợp tác nhiểu lĩnh vực trong tầm nhìn hướng tới mối quan hệ này”.

Tại đối thoại Shangri-La 2013, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng Việt Nam sẽ xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Như vậy, liệu Hoa Kỳ sẽ là ưu tiên của Việt Nam? Và rất có thể chuyến thăm Mỹ dự kiến sắp tới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn nữa với Hoa Kỳ để hai nước có thể trở thành đối tác chiến lược của nhau trong tương lai gần.
.
___
.
Muốn chống lại Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm gì?
    Nguyễn Hưng Quốc  | 2015-06-16
Trong bài “Ba kịch bản trên Biển Đông”, tôi nêu lên ba tình huống chính có thể xảy ra trong những năm sắp tới: Một, chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ; hai, chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam; và ba, Trung Quốc bất chiến tự nhiên thành, nghĩa là, họ cứ tiếp tục theo đuổi chính sách tằm ăn dâu trên Biển Đông và Việt Nam cứ tiếp tục nhịn nhục, cho đến một lúc nào đó, họ có được tất cả những gì họ muốn mà không cần gây chiến tranh với ai cả.

Cả ba tình huống ấy đều là những bi kịch, đặc biệt đối với phận một nước nhỏ và yếu như Việt Nam.

Vậy, có cách gì Việt Nam thoát khỏi những bi kịch ấy?

Theo tôi, có. Có nhiều biện pháp. Nhưng biện pháp đầu tiên sẽ phải là: dân chủ hoá.

Chính quyền Việt Nam lúc nào cũng cố tìm cách trì hoãn quá trình dân chủ hoá với ba lý do chính: Một là do dân trí còn thấp, dân chúng không biết cách hành xử thích hợp khi được tự do; hai là cần giữ sự ổn định về chính trị để kinh tế được phát triển; và ba, chính trị trong nước cần ổn định và mạnh mẽ để đối phó với hiểm hoạ xâm lược từ Trung Quốc.

Ở đây, tôi chỉ tập trung vào lý do thứ ba vừa kể. Theo tôi, đó chỉ là một nguỵ biện. Sự thật không phải độc tài mà chính dân chủ mới bảo đảm độc lập và chủ quyền của Việt Nam trong thế trận đối đầu với Trung Quốc.

Khẳng định như thế, tôi có bốn lý do chính:

Thứ nhất, chỉ có dân chủ và cùng với nó, sự minh bạch của chính phủ cũng như sự tự do, trước hết là tự do ngôn luận, của dân chúng, mới bảo đảm tránh được những chính sách sai lầm của nhà cầm quyền. Chúng ta dễ dàng thấy rõ điều này trong các chính sách kinh tế, xã hội, môi trường và giáo dục tại Việt Nam: Nhà nước cứ lẳng lặng làm, đến khi dân chúng phản đối, mới thú nhận là…sai sót. Trong lãnh vực quốc phòng cũng vậy. Hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng như các cam kết khác của Việt Nam và Trung Quốc mà biểu hiện cụ thể nhất là các phương châm “4 tốt” và “16 chữ vàng” là những sai lầm tai hại, nhầm thù là bạn và gây nên sự mất cảnh giác không những của dân chúng mà còn của cán bộ các cấp trước những âm mưu xâm lấn hiểm độc của Trung Quốc. Ngay chính sách “ba không” (không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự; không tham gia liên minh; không liên minh với nước này để chống lại hay phá hoại nước khác) cũng là một chính sách dại dột bởi vì trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay không có nước nào thực sự cô lập, một nước nhỏ và yếu đang bị uy hiếp bởi một quốc gia giàu, lớn và mạnh hơn mình cả mấy chục lần lại càng không thể nào chọn thái độ tự cô lập, không liên minh với các quốc gia khác. Tuyên bố như thế chả khác gì đầu hàng hay tự trói tay mình trước trận đấu. Nếu Việt Nam có dân chủ và dân chúng có quyền góp ý, những sai lầm dại dột và tai hại ấy sẽ dễ dàng tránh khỏi.

Thứ hai, có dân chủ mới thực sự có sự thống nhất thực sự giữa chính quyền và nhân dân. Những sự thống nhất dưới một chế độ độc tài khi mọi người dân đều bị bịt miệng chỉ là một sự thống nhất giả. Cách đây mấy tháng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thấy dân chúng ai cũng ghét Trung Quốc, ông “lo quá”. Cái “lo” ấy rõ ràng phản ánh sự khác biệt to lớn giữa lãnh đạo và quần chúng. Sự khác biệt ấy cho thấy hai điều: Một, về phía giới lãnh đạo, họ không hiểu dân hoặc hiểu, nhưng làm ngơ và tiếp tục hô những khẩu hiệu hoang đường về mối quan hệ môi hở răng lạnh với Trung Quốc; và hai, về phía dân chúng, họ nhìn giới lãnh đạo như những kẻ nhu nhược, bất lực, thậm chí, bán nước, và hậu quả là, người ta đồng loạt quay lưng lại chính quyền. Đến lúc chiến tranh bùng nổ thật, sự quay lưng ấy là một tai hoạ. Ngày xưa, đối diện với nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly hỏi ý kiến con trai về phương sách đánh giặc. Con trai ông, Hồ Nguyên Trừng, đáp: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”. Khi dân không theo chính quyền, cái gọi là thống nhất trong những vấn đề liên quan đến Trung Quốc chỉ là một ảo tưởng. Mà không chỉ có tình cảm của dân chúng đối với Trung Quốc. Trong vô số các vấn đề khác, kể cả vấn để then chốt nhất là sự lãnh đạo mặc nhiên và độc tôn của đảng Cộng sản, dân chúng cũng bất đồng với giới lãnh đạo. Chỉ có dân chủ mới cho phép dân chúng nói lên sự thật và cũng buộc giới lãnh đạo nói sự thật: Trên căn bản của những sự thật như thế, người ta mới có thể nói đến sự đồng tâm và thống nhất.

Thứ ba, chỉ có dân chủ mới giúp Việt Nam tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới. Ai cũng biết một sự thật đơn giản: trong trận đối đầu với một nước lớn và mạnh như Trung Quốc, Việt Nam cần phải nhận được sự hỗ trợ của càng nhiều quốc gia trên thế giới bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng trong thời đại ngày nay, không có một quốc gia dân chủ nào lại muốn hỗ trợ một chế độ độc tài. Không ai có thể phủ nhận được thực tế là hình ảnh của Việt Nam trên thế giới rất xấu với những vụ đàn áp nhân quyền thường xuyên xuất hiện trên các cơ quan truyền thông quốc tế.

Thứ tư, còn độc tài, Việt Nam càng không thể tạo thành liên minh với các quốc gia Tây phương, đứng đầu là Mỹ. Muốn liên minh, người ta phải có những điểm chung. Cái chung về các quyền lợi trên Biển Đông chỉ là một. Người ta cần một điểm chung sâu sắc và căn bản hơn: điểm chung của các bảng giá trị. Đó chính là quyền làm người. Trước đây, Lý Quang Diệu từng biện minh cho các chính sách độc tài của ông tại Singapore bằng cách đề cao những bảng “giá trị Á châu” vốn được xem là khác biệt hẳn với các bảng giá trị ở Tây phương. Càng ngày người ta càng thấy đó chỉ là một sự nguỵ biện. Hiện nay, người ta xem nhân quyền và việc tôn trọng nhân quyền là những giá trị phổ quát của nhân loại. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi trong các cuộc đối thoại với Việt Nam, Mỹ cũng như các quốc gia Tây phương luôn luôn đề cập đến vấn đề nhân quyền. Họ xem việc tôn trọng nhân quyền là một điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại. Đối với việc liên minh về quốc phòng, điều kiện ấy lại càng cần thiết hơn.

Có thể khẳng định: Sẽ không có nước nào sẵn sàng chung vai sát cánh với Việt Nam để đương đầu với Trung Quốc nếu Việt Nam cứ độc tài mãi.
.
___
.
Ba kịch bản trên Biển Đông
    Nguyễn Hưng Quốc | 2015-06-12
Mấy tuần vừa qua, Mỹ liên tục lên án gay gắt việc Trung Quốc bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa và kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay tức khắc những hành động mà họ cho là phi pháp, khiêu khích và nguy hiểm ấy. Mặc kệ, Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng, thậm chí còn đặt cả mấy khẩu pháo trên những hòn đảo nhân tạo ấy. Chuyện gì sẽ xảy ra trên Biển Đông?

Theo tôi, sẽ có một trong ba kịch bản sau đây:

Thứ nhất, Biển Đông sẽ châm ngòi cho cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ.

Điều này, thật ra, đã có nhiều người nói đến từ lâu. Một số học giả đưa ra các lý do khiến Trung Quốc sẵn sàng mở một cuộc chiến tranh với Mỹ, trong đó, có ba lý do chính: Một, là một nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc cần khẳng định vị thế siêu cường của mình, ít nhất là trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và sự khẳng định ấy chỉ có thể thực hiện được qua chiến tranh. Hai, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc hiện nay đã bắt đầu khựng lại, sự phân hoá giàu nghèo càng ngày càng trở nên to lớn, sự bất mãn của dân chúng càng ngày càng sâu sắc, xu hướng đòi hỏi dân chủ càng ngày càng mạnh mẽ, Trung Quốc cần một cuộc chiến tranh để nâng cao chủ nghĩa quốc gia, thống nhất lòng dân và dập tắt mọi ngọn lửa phản kháng, từ đó, duy trì sự thống trị của đảng Cộng sản. Ba, để tiếp tục phát triển, Trung Quốc rất cần nhiên liệu mà Biển Đông, theo họ, là nguồn chứa dầu khí thuộc loại lớn nhất thế giới, do đó, họ xem việc chiếm cứ Biển Đông là một “lợi ích cốt lõi”, không thể nhân nhượng, ngay cả khi họ phải trực tiếp đối đầu với Mỹ.

Về phía Mỹ, có nhiều lý do để họ ngại một cuộc đối đầu quân sự như vậy. Chiến tranh ở Afghanistan và Iraq chưa chấm dứt. Tình hình chính sự ở Trung Đông vẫn còn ngổn ngang. Dân chúng Mỹ đã bắt đầu mệt mỏi với việc can thiệp ở nước ngoài. Tổng thống Barack Obama chỉ còn một năm rưỡi nữa là hết nhiệm kỳ, chắc chắn ông không muốn tham dự vào một cuộc phiêu lưu mới đầy bất trắc. Tổng thống kế tiếp cũng chắc không muốn mở đầu một nhiệm kỳ bằng chiến tranh. Đó là chưa kể kinh tế Mỹ, một mặt, vẫn chưa hồi phục hẳn; mặt khác, có quan hệ chặt chẽ với kinh tế Trung Quốc. Chỉ có hai lý do có thể khiến Mỹ vượt qua tất cả những sự khó khăn và trở ngại ấy: Một, Trung Quốc quyết định khống chế hoàn toàn con đường hàng hải đi ngang qua Biển Đông; và hai, Trung Quốc nổ súng trước vào máy bay hay chiến hạm của Mỹ.

Chuyện Trung Quốc nổ súng trước không phải không có khả năng xảy ra. Nó có thể xảy ra một cách cố ý với một sự tính toán rõ rệt từ nhà cầm quyền Trung Quốc nhưng cũng có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên và bất ngờ, hay nói theo giáo sư Michael Auslin, như “một tai nạn” khi máy bay hoặc chiến hạm hai bên đụng vào nhau gây ra thương vong, từ đó, dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ từ cả hai phía và hậu quả là chiến tranh sẽ bùng nổ.

Một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ vô cùng khốc liệt và rất dễ dẫn đến nguy cơ lan rộng thành chiến tranh thế giới, và đặc biệt, chiến tranh hạt nhân. Viễn cảnh ấy chắc chắn sẽ làm chột dạ mọi người. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể khẳng định vị thế siêu cường trong khu vực của mình bằng một cuộc chiến tranh khác, ví dụ, chiến tranh với một nước đang tranh chấp nào đó. Đó là những nước nào? Có ba nước tranh chấp biển và đảo quyết liệt nhất với Trung Quốc: Nhật Bản, Philippines và Việt Nam. Trong ba nước ấy, mạnh nhất là Nhật Bản. Về quân sự, trừ vũ khí hạt nhân, có khi Nhật Bản còn mạnh hơn cả Trung Quốc. Hơn nữa, sau Nhật Bản là Mỹ. Có lẽ Trung Quốc sẽ không phiêu lưu vào cái nơi nguy hiểm và không nắm chắc phần thắng ấy. Nước yếu nhất là Philippines. Nhưng Philippines lại có liên minh về quốc phòng với Mỹ. Nếu Trung Quốc muốn tránh đương đầu với Mỹ, họ cũng sẽ không gây chiến với Philippines. Chỉ còn lại Việt Nam là vừa yếu vừa thân cô thế cô, dễ đánh nhất. Bởi vậy, chúng ta có kịch bản thứ hai: Chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trong bài “Why A War Between China And Vietnam Is Inevitable” đăng trên tờ Business Insider vào tháng 7 năm 2011, Dee Woo cho chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam là chuyện không thể tránh khỏi. Ông cho cuộc chiến tranh ấy phục vụ lợi ích của chính quyền ở cả hai nước: Trung Quốc thì muốn chiếm trọn Trường Sa và, từ đó, Biển Đông, còn Việt Nam thì muốn làm lệch hướng sự quan tâm của dân chúng để không ai còn lên án những thất bại thảm hại về phương diện kinh tế và xã hội của nhà cầm quyền. Nhưng Dee Woo lại vẽ nên một viễn cảnh thê thảm của Việt Nam: sau khi tấn công cả trên biển lẫn trên đất liền, Trung Quốc sẽ phá huỷ toàn bộ các cơ sở hạ tầng của Việt Nam rồi rút về, để lại ở Việt Nam một cảnh tan hoang và thậm chí, nội chiến triền miên cả nửa thế kỷ sau cũng chưa chắc đã hồi phục được.

Viễn cảnh ấy, tuy bi quan, nhưng không có gì quá đáng. Tương quan lực lượng của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay khác xa với thời chiến tranh biên giới vào năm 1979. Trung Quốc không những giàu hơn về kinh tế mà còn có kho vũ khí, khi tài cũng như các phương tiện phục vụ chiến tranh dồi dào và tối tân hơn Việt Nam cả mấy chục lần.  Việt Nam có đổ thêm bao nhiêu tiền để mua sắm vũ khí thì cũng không thể nào bắt kịp được Trung Quốc. Hơn nữa, cần lưu ý: Đánh nhau trên bộ người ta còn có thể sử dụng chiến thuật du kích và huy động chiến tranh nhân dân nhưng trên mặt biển, yếu tố quyết định nhất vẫn là vũ khí và kỹ thuật. Thua vũ khí và thua kỹ thuật là thua hẳn cuộc chiến. Chắc chắn chính quyền Việt Nam biết rõ điều đó nên họ vẫn tiếp tục chịu đựng và nhân nhượng. Nếu sách lược này kéo dài mãi, chúng ta sẽ có kịch bản thứ ba: Trung Quốc bất chiến tự nhiên thành.

Nên nhớ một trong những sách lược chính của Trung Quốc ở Biển Đông là sách lược tằm ăn dâu (salami slicing). Họ cứ lấn dần dần. Lấn đến cỡ nào Việt Nam cũng nhịn, đến một lúc nào đó, tất cả những gì họ muốn đều biến thành hiện thực. Họ tuyên bố về đường lưỡi bò bao trùm lên 80% diện tích Biển Đông của Việt Nam: Việt Nam nhịn. Họ đem giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam: Việt Nam nhịn. Họ tái tạo bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo: Việt Nam nhịn. Một lúc nào đó, họ tuyên bố thành lập vùng nhận dạng hàng không: Việt Nam lại nhịn. Thậm chí, họ có thể chiếm nốt các hòn đảo khác ở Trường Sa: Việt Nam cũng vẫn tiếp tục nhịn. Đến lúc đó, thực tình họ chả cần đánh nhau với Việt Nam làm gì: Họ đã có tất cả những gì họ muốn. Và đến lúc ấy, mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn nữa. Chỉ còn mâu thuẫn trong nội bộ Việt Nam: giữa nhân dân và một chính quyền bất lực, nhu nhược và đớn hèn.
.
___
.
Hãy 'cám ơn' Trung Quốc
    Nguyễn Hưng Quốc | 2015-06-10
Từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc ra sức bồi đắp và tái tạo các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa mà họ chiếm của Việt Nam vào năm 1988 thành những hòn đảo nhân tạo đủ lớn để làm căn cứ quân sự với hải cảng và phi trường cho các loại máy bay, kể cả máy bay phản lực. Báo chí Tây phương xem những hòn đảo nhân tạo này như một vạn lý trường thành bằng cát Trung Quốc sẽ sử dụng như những căn cứ quân sự nhằm chiếm cứ các hòn đảo còn lại ở Trường Sa và khống chế toàn bộ Biển Đông. Hầu như ai cũng nhận định giống nhau: đó là những việc làm nguy hiểm có thể đẩy các tranh chấp trong khu vực thành những xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và các quốc gia liên hệ gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cũng như, sau các quốc gia ấy, là Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Những nguy hiểm ấy dĩ nhiên là có thật. Tuy nhiên, một mặt, tôi không mong chiến tranh sẽ bùng nổ, mặt khác, tôi lại cho những việc xây dựng ấy là điều may mắn cho Việt Nam.

May mắn thứ nhất là chúng thu hút sự quan tâm của quốc tế trước các âm mưu bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trước, ai cũng biết Trung Quốc có tham vọng chiếm gần trọn Biển Đông. Họ không hề giấu giếm tham vọng ấy. Nó được công khai hoá qua con đường 9 đoạn hoặc con đường lưỡi bò mà họ công bố trước thế giới. Tuy nhiên, người ta vẫn xem lời tuyên bố ấy như những dự định và với dự định, cuộc chiến chỉ dừng lại phạm vi ngôn ngữ, hay nói cách khác, những cuộc khẩu chiến. Bây giờ, với việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, người ta nhận ra dự định ấy không phải chỉ là một ước mơ. Nó đang được Trung Quốc biến thành hiện thực và hiện thực ấy khiến cho thế giới không khỏi lo lắng. Hệ quả đầu tiên là phần lớn các quốc gia thuộc khối ASEAN (trừ Lào và Campuchia) cảm nhận rõ hơn nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc và từ đó, đoàn kết hơn trong nỗ lực chống lại dã tâm xâm lấn ấy.

May mắn thứ hai là chúng thúc đẩy Mỹ phải chính thức nhảy vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Trong mấy tháng vừa qua Mỹ thường xuyên theo dõi sát sao mọi chuyển biến trong quá trình xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa. Trong cuộc hội nghị thượng đỉnh về an ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Shangri-la, Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phê phán một cách thẳng thắn và gay gắt các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông. Sự phê phán của Mỹ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của hai quốc gia đồng minh là Nhật và Úc. Trong chuyến đi thăm Việt Nam ngay sau đó, Bộ trưởng Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh đã ký bản “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng” nhằm định hướng cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước trong tình hình mới. Liên quan đến quốc phòng, có hai sự kiện mới đáng chú ý trong quan hệ song phương ấy: Một là Mỹ sẽ viện trợ cho Việt Nam 18 triệu Mỹ kim để mua tàu tuần tra cao tốc của Mỹ; và hai là, cả Bộ trưởng Carter lẫn thượng nghị sĩ John McCain đều hứa hẹn Mỹ có thể sẽ nới lỏng hơn nữa việc bán vũ khí cho Việt Nam để Việt Nam có thể tự vệ trong các cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

May mắn thứ ba là việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo tại Trường Sa sẽ làm thức tỉnh giới lãnh đạo Việt Nam. Lâu nay, bất chấp các âm mưu xâm lấn của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam vẫn khăng khăng lặp đi lặp lại mấy khẩu hiệu dối trá và cũ rích về “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) và 16 chữ vàng (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai). Năm ngoái, khi Trung Quốc cho giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam, có lẽ chính quyền Việt Nam phần nào đã thức tỉnh. Từ đó, việc lặp lại các khẩu hiệu trên có chiều hướng giảm dần. Nhưng dù sao việc mang giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam cũng ít nguy hiểm hơn việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo và quân sự hoá chúng: từ các căn cứ ấy, việc đánh chiếm các hòn đảo khác ở Trường Sa do Việt Nam làm chủ sẽ trở thành dễ dàng hơn rất nhiều. Đó là chưa kể đến việc, trên cơ sở sự hiện hữu của các hòn đảo nhân tạo ấy, Trung Quốc sẽ tuyên bố thành lập vùng nhận diện hàng không trên toàn bộ Biển Đông.

Khi cho việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa sẽ “thức tỉnh” giới lãnh đạo Việt Nam, tôi có hai hàm ý: Một, trước đó, họ chưa biết; và hai, họ quan tâm và tha thiết đến việc bảo vệ chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Với hàm ý thứ hai, có thể sẽ có một số người cho là tôi nhẹ dạ: theo họ, trên thực tế, giới cầm quyền Việt Nam đã đầu hàng hoặc thậm chí, bán đứng Biển Đông cho Trung Quốc. Tôi cố không tin như vậy. Một số người thì có thể, nhưng rất khó tin cả một tập thể đông đảo đến gần 200 người trong Ban chấp hành Trung ương đảng đều đang tâm làm việc đó. Tôi nghĩ, sẽ thuyết phục hơn, nếu chúng ta cho: Một, họ biết nhưng mức độ biết còn hạn chế, chưa thấy hết toàn cảnh những hiểm hoạ đến từ phương Bắc; hai, họ biết nhưng có ảo tưởng là cùng chia sẻ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc sẽ nhẹ tay, không đẩy họ vào thế đường cùng; ba, họ biết nhưng họ theo đuổi sách lược kềm chế và nhân nhượng với hy vọng có đủ thời gian để tìm liên minh cũng như trang bị thêm khí giới chuẩn bị cho những chiến tranh mà theo một số quan sát viên quốc tế, “không thể tránh khỏi”.  Thôi thì, rộng lượng, chúng ta thiên về khả năng thứ ba.

Tuy nhiên, sách lược kềm chế và nhân nhượng cũng phải có giới hạn của chúng: kềm chế và nhân nhượng đến mức nào? Trước, vào năm 2011, tôi đã đặt ra vấn đề ấy trong bài “Nhịn đến chừng nào?”.

Gần đây, trong bài “Phải ấn định một lằn ranh cho Trung Cộng”, nhà báo Ngô Nhân Dụng cũng đặt ra vấn đề tương tự. Ông viết: “người Việt Nam phải xác định một lằn ranh, nếu Trung Cộng bước qua thì sẽ phản ứng quyết liệt. Một chính phủ Việt Nam biết bảo vệ danh dự và chủ quyền dân tộc không thể để cho Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục lấn lướt. Phải xác định trước cả thế giới “lằn ranh” của lòng kiên nhẫn. Nêu rõ những hành động nào của Trung Cộng sẽ được coi là bước qua lằn ranh đó, công bố cho cả vùng Ðông Nam Á và các cường quốc có quyền lợi trong vùng biết rõ. Lằn ranh này được xác định là “bước đường cùng,” tới đó thì nước Việt Nam không thể chịu đựng với lòng nhẫn nhục. Phải báo trước nếu Bắc Kinh bước qua lằn ranh đó thì sẽ sinh chuyện lớn.”

Lâu nay, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn lần khân trong việc công bố những giới hạn của sự kềm chế và nhân nhượng của họ. Sự kiện Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo buộc họ phải suy nghĩ đến những điều đó. Hoặc, nếu họ vẫn có ảo tưởng về lòng tốt của người bạn láng giềng cùng theo chủ nghĩa xã hội thì họ sẽ thức tỉnh và quay lại lo toan cho chủ quyền và tương lai của đất nước.

Tôi cho những sự kiện vừa xảy ra là một điều “may mắn” và chúng ta cần “cám ơn” Trung Quốc là vì thế.
.
___
.
Bàn về chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay
    Kami RFA | 2015-06-05
Tình hình căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian qua, đã thúc đẩy các mối quan hệ của Việt Nam với các nước lớn thay đổi nhanh chóng đến mức kinh ngạc. Truyền thông báo chí hai nhà nước Việt Nam - Trung Quốc trong những ngày này, đã không ngần ngại trong việc kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc hơn bao giờ hết. Dư luận cho rằng, đó là hệ quả đồng thời là biểu hiện của việc Việt Nam đang dần dần thay đổi chính sách đối ngoại của họ cho phù hợp với tình hình biến động.

Tình hình khu vực Biển Đông

Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam, hay Biển Tây theo cách gọi của Philippines, hoặc Biển Nam Hải theo cách gọi của Trung Quốc v.v...  mà tên chung lâu nay ta thường thấy xuất hiện trên các bản đồ thế giới nói chung là Biển Nam Trung Hoa (South China Sea). Đây là một biển ven lục địa có diện tích khoảng 3triệu 500 ngàn km², trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan.

Vùng biển này và các đảo, quần đảo trên khu vực Biển Đông không thuộc về chủ quyền của một quốc gia cụ thể nào đó, mà hiện nay đang là đối tượng tranh chấp về chủ quyền giữa 07 quốc gia trong vùng như Trung Quốc, Đài loan, Philippines, Việt Nam, Malayxia, Brunei  và Indonesia. Vì quyền lợi và lợi ích quốc gia của mình, nên hầu như các quốc gia kể trên đều tự khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định toàn bộ, hay phần lớn cũng như một số khu vực nhất định nào đó là chủ quyền bất khả xâm phạm của họ.

Trong cục diện ở Biển Đông hiện nay cho thấy, Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng và hiếu chiến trong việc hoàn tất giấc mộng làm bá chủ ở Biển Đông thông qua cái gọi là đường Lưỡi Bò chủ quyền 9 đoạn. Với giấc mộng ấy, Trung Quốc hy vọng sẽ chiếm tới 90% diện tích của Biển Đông, điều mà họ đã từng khẳng định đó là sân sau của họ. Việc gần đây, Trung Quốc gấp rút gia tăng việc đảo hóa các bãi đá ngầm, để trở thành các đảo nhân tạo, tạo cơ sở thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) nhằm khống chế không chỉ vùng biển mà kể cả vùng trời tại một phần lớn khu vực Biển Đông. Điều đó cho thấy phía Trung Quốc đã không chỉ vi pháp luật pháp quốc tế mà sẽ gây cản trở quyền tự do hàng hải, hàng không của các quốc gia khác.

Đó chính là lý do khiến các quốc gia như Hoa kỳ, Nhật bản, Australia... và kể cả Liên minh Châu Âu (EU) đã lớn tiếng cảnh báo chính sách bành trướng của Trung Quốc. Không chỉ thế, các quốc gia đó cũng khẳng định việc sẽ tăng cường sự hiện diện về mặt quân sự của họ ở vùng biển này, để tuần tra nhằm đảm bảo an ninh hàng hải trên Biển Đông. Dư luận cho rằng, đã đến lúc Hoa kỳ và các nước Phương Tây sẽ không ngồi yên để Trung Quốc mặc sức lộng hành, nhằm bắt nạt các nước nhỏ ở khu vực và nếu Trung Quốc không thay đổi về lập trường của họ đối với việc bồi đắp các đảo nhân tạo thì việc xung đột quân sự sẽ là điều khó có thể tránh khỏi.

Hiện nay, tham vọng của Trung Quốc đã vấp phải phản ứng dữ dội của các nước nhỏ trong khu vực có liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông. Trước hết là Philippines một quốc gia đã chịu nhiều ảnh hưởng của chính sách bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc. Và gần đây nhất là Việt Nam, một quốc gia cùng ý thức hệ cộng sản với Trung Quốc, cũng đã đến lúc cho thấy họ đã gần mất hết kiên nhẫn với người đồng chí tốt của họ. Việt Nam đã có những biểu hiện cho thấy ngày một xích lại gần Hoa kỳ hơn, mới nhất là chuyến thăm Việt Nam của ông Ashton Carter Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và sắp tới là chuyến thăm Hoa kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng, một người trên danh nghĩa là người đứng đầu hệ thống chính quyền ở Việt Nam.

Nếu chiến tranh trên Biển Đông xảy ra?

Việc nổ ra xung đột Trung -Mỹ trên Biển Đông là khó có thể xảy ra, hai bên sẽ hết sức kiềm chế. Đặc biệt là phía Trung Quốc, một khi xung đột trên Biển Đông nếu xảy ra thì con đường vận chuyển hàng hóa quan trọng bậc nhất của Trung Quốc sẽ tê liệt thì nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc sẽ ngắc ngoải. Chính vì thế có thể thấy rằng, chính quyền Trung Quốc chỉ già mồm, chứ không dám đánh. Đó là chưa kể đến tiềm lực quân sự của Trung Quốc chưa thể địch lại riêng Hoa kỳ, chứ đâu cần đến các quốc gia khác vốn là đồng minh chiến lược của Hoa kỳ trong khu vực.

Mới đây, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn đã có bài viết "Tam anh chiến Lữ Bố?", khi đề cập đến câu hỏi "Chiến tranh có thể xảy ra khi nào ?", tác giả đã có bình luận và đánh giá đáng chú ý như sau:

"Chiến tranh sẽ không xảy ra giữa Mỹ và đồng minh với TQ nếu TQ chiếm các đảo hiện do VN nắm giữ, trong trường hợp TQ cam kết bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không trên khu vực Biển Đông. Đối với VN, có thể xảy ra vài đụng chạm, nhưng mọi việc sẽ ổn thỏa vì VN quá lệ thuộc vào TQ, về chính trị cũng như về kinh tế. Một tình huống ‘Malouines’, chiến tranh giữa Anh và Argentine, về chủ quyền đảo Malouines, có thể xảy ra tương tự. Mỹ có thể sẽ cung cấp cho VN một số vũ khí ‘đặc biệt’ để VN có thể hạ một số chiến hạm, tàu ngầm và máy bay của TQ, như trường hợp Pháp cung cấp cho Argentine máy bay Mirage và hỏa tiễn Exocet. Cuộc chiến Malouines Anh dành chiến thắng nhưng thiệt hại nặng vì các chiến hạm của Anh bị vũ khí của Pháp bắn chìm.

Chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra giữa Mỹ (và đồng minh) với TQ, nếu nước này cương quyết chiếm trọn Biển Đông và ngăn chặn việc tự do hàng hải (và hàng không). Không phải như trường hợp khi Nga chiếm Crimé và miền Đông Ukraine, việc này không đe dọa Tây phương. Biển Đông là đường huyết mạch cho kinh tế của Mỹ, Nhật, Đại Hàn và nhiều nước khác. Biển Đông vì vậy thuộc về phạm vi ‘không gian sinh tồn’ của Mỹ, Nhật, Đại Hàn và các nước.

Nếu chiến tranh xảy ra trong tình huống này, nếu VN đứng về phía Mỹ, thì TQ có nhiều sác xuất thua trận. VN sẽ phụ trách cuộc chiến trên bộ, được Mỹ trợ giúp quân sự, sẽ đánh chiếm Nam Ninh, Khâm Châu, tiến qua phong tỏa eo biển Quỳnh Châu, cùng với Mỹ và Nhật chiếm đảo Hải Nam. Hải quân và không quân của TQ sẽ bị tiêu diệt. Chiến tranh sẽ sớm kết thúc. VN sẽ lấy lại HS và TS. Đây có thể gọi là thế ‘tam anh chiến Lữ Bố’. Lữ Bố là TQ. Nhị anh là Nhật và Mỹ. Còn lại là VN.

Nếu VN không đứng về phía nào, (theo như lập trường hiện nay), thì cuộc chiến sẽ hạn chế trên biển và trên không. Cuối cùng thì Mỹ và Nhật cũng thắng. Trường hợp này, các đảo HS và TS sẽ thuộc về phe chiến thắng (như là chiến lợi phẩm)."

Qua phân tích trên cho thấy, Việt Nam cần khẩn trương chuẩn bị cho một lựa chọn phù hợp khi tình hình Biển Đông nổi sóng.

Sự lựa chọn của Việt Nam

Chính sách đối ngoại của nhà nước Việt Nam hiện nay, với lập trường và quan điểm dứt khoát là, Việt Nam không liên minh hay liên kết với bất kỳ nước nào để chống lại bên thứ 3. Đó chính là lập trường "ba không" của nhà nước Việt Nam trong công tác đối ngoại. Nội dung của chính sách "ba không" cụ thể là, Việt Nam cam kết "không tham gia các liên minh quân sự và không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không dựa vào nước nào để chống nước khác". Đây là điều mà những người không ủng hộ chủ trương này cho là "chính sách ngoại giao du dây".

Những người này, là những người có xu hướng ủng hộ các giá trị tự do, dân chủ theo kiểu Mỹ, mà ở Việt Nam người ta gọi là những người có chủ trương ủng hộ phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi hỏi cải cách chính trị để đưa Việt Nam thoát khỏi chế độ cai trị độc đảng toàn trị theo đường lối cộng sản. Theo họ, Việt Nam cần phải ngả hẳn, thậm chí là dựa hẳn vào Mỹ và cần thiết còn phải là một đồng minh chiến lược thông qua việc tham gia một liên minh quân sự trong đó có Mỹ để bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông.

Tuy vậy, tác giả bài viết tin rằng đa số những người có quan điểm nói trên, chưa nghĩ tới tình huống "Nếu như trước đây hay hiện nay Việt Nam ngả hẳn hay dựa vào Hoa kỳ để chống lại Trung Quốc, khi chưa xảy ra xung đột Biển Đông thì điều gì sẽ xảy ra?" Câu trả lời là, với một vị trí biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đã nắm chắc trong tay con bài Campuchia và đang dần thôn tính Lào, thì liệu Việt Nam khi đó có đứng vững với nạn phỉ hay sự bất mã của các sắc tộc ít người ở vùng biên giới của mình hay không? Đó là chưa kể đến các chính sách trả đũa về kinh tế và trên nhiều lĩnh vực khác, trong lúc nền kinh tế Việt Nam phần lớn là dựa vào Trung Quốc như hiện nay.

Chắc hẳn, bài học về chính sách đối đầu với Trung Quốc giai đoạn lịch sử 1975-1990, trước và sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 xảy ra. Từ đó dẫn tới những hậu quả về việc mất ổn định về mọi mặt kinh tế- xã hội chúng ta chưa thể nào quên. Hay bài học xung đột giữa chính quyền Myanmar với sắc tộc thiểu số ở biên giới Trung Quốc - Myanmar gần đây, đang có nguy cơ chuyển thành xung đột giữa quân đội hai nước. Đừng quên Trung Quốc là "vua" kích động các sắc tộc thiểu số để gây bất ổn và với sức mạnh kinh tế có trong tay, thì họ có thể hành xử với Việt Nam các kiểu, nếu như họ muốn.

Tuy nhiên, người ta thường nói mọi lý thuyết về chính trị, an ninh nhiều khi cũng là màu xám và cái đó không phải là bất biến. Một khi môi trường an ninh thay đổi thì khi đó chính sách đối ngoại của Việt Nam chắc chắn sẽ phải thay đổi, nghĩa là lúc đó chính sách "ba không" của Việt Nam sẽ không đáp ứng được đòi hỏi nếu như khi tình hình Biển Đông xảy ra xung đột giữa các bên Trung - Nga và một bên là các nước lớn còn lại đứng đầu là Mỹ. Lúc đó, Việt Nam không có bất kể lựa chọn lừng khừng nào khác, mà dứt khoát phải lựa chọn chỗ đứng một bên cho mình.

Tuy điều đó còn đang ở phía trước, song cái cần là sự chuẩn bị và tính toán trước của lực lượng đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, để khi tình huống xảy ra sẽ không phải bất ngờ và ở thế bị động. Trường hợp vào thời điểm đó, nếu chính quyền Việt Nam hiện tại cố ngả theo Trung Quốc, thì đó là hồng phúc cho dân tộc, vì chính quyền ấy sẽ không thể tồn tại và tát yếu sẽ sụp đổ. Thay vào đó là một chính quyền thân Phương Tây. Đây là lý do giải thích vì sao những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay tự nhiên lại tỏ ra thân thiện và nhân nhượng hơn với Hoa kỳ về một số điểm vào thời điểm này.

Kết

Được biết, bên lề Hội nghị Shangri-La lần thứ 14 vừa kết thúc tại Singapore, ông Ashton Carter Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có nói với báo chí nói rằng “Tại Châu Á, vẫn có môt số nước nghiêng về phía Trung Quốc, một số khác thì nghiêng về phía Hoa Kỳ, nhưng hầu hết thì không muốn phải có một sự lựa chọn dứt khoát nào, và tôi nghĩ rằng điều này cần thiết để giữ sự đa dạng trong quan hệ ngoại giao ngay tại khu vực, trong thời gian tới”. Đây là một phát biểu đáng chú ý. Điều này cho thấy, tại thời điểm này chính sách ngoại giao "ba không" của Việt Nam dưới con mắt của một chính khách Hoa kỳ là phù hợp và có thể chấp nhận được. Có ý kiến cho rằng, chính sách "ba không" này của Việt Nam mang hơi hướng của chính sách ngoại giao cây tre của Thái Lan (!?), với ý nghĩa cái đó có thể ngả ngiêng theo chiều gió, nhưng không bao giờ đổ, để giữ gìn lợi ích quốc gia là trên hết.

Trong thế kỷ XX vừa qua, người Việt Nam ở cả hai phía, Cộng hòa và cả Cộng sản đã nhiều lần đã phải trả giá đắt cho chính sách ngoại giao dựa vào một bên để chống một bên trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Đặc biệt là những người sống dưới chế độ VNCH, đã nhiều lần chứng kiến người Mỹ phản bội, thậm chí là bỏ rơi họ. Như trong vụ đảo chính và hạ sát Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11/1963 và Hiệp định Paris về lập lại hòa bình ở Việt Nam và những người cộng sản miền Bắc cũng bị Nga, Tàu đối xử không kém.

Và có lẽ đấy là những bài học về chính sách ngoại giao mà những người quan tâm đến chính trị cần phải ghi nhớ, chứ xin đừng suy nghĩ theo cảm tính và ý thích của cá nhân mình.
.
___
.
Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ để làm gì?
    Nguyễn Hưng Quốc | 2015-06-03
Tin tức từ trong nước cho biết Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sắp đi Mỹ với lời hứa hẹn là sẽ được Tổng thống Barack Obama đón tiếp theo “nghi thức cao nhất” dành cho các nguyên thủ. Nếu dự định ấy được thực hiện, ông Trọng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên của Việt Nam sang Mỹ. Chúng ta không thể không thắc mắc: ông Trọng sang Mỹ để làm gì?

Chưa có chi tiết nào về chuyến đi được công bố, tuy nhiên, điều đầu tiên có thể khẳng định một
cách chắc chắn là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không thể ký kết bất cứ một hiệp ước quan trọng nào với Mỹ. Đó là nguyên tắc hành chánh. Trong cấu trúc chính trị của Việt Nam, với tư cách tổng bí thư, ông Trọng là người có quyền lực cao nhất nước, nhưng dưới mắt Tây phương, ông lại chỉ là lãnh tụ của một đảng chứ không phải lãnh tụ của quốc gia (như trường hợp của chủ tịch nước hay thủ tướng), do đó, về phương diện ngoại giao, ông không phải là đối tác thích ứng của tổng thống Mỹ.

Huống gì ông Nguyễn Phú Trọng lại có hai thế yếu để có thể hoạch định chiến lược chung với Mỹ. Thứ nhất, ai cũng biết ông Trọng không phải là một tổng bí thư mạnh và có ảnh hưởng quyết định về chính sách trong đảng. Qua những sự thất bại của ông trong nỗ lực kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng cũng như đưa Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị trước đây, ai cũng thấy rõ tầm ảnh hưởng của Nguyễn Phú Trọng trong Ban Chấp hành Trung ương đảng rất yếu. Thứ hai, sinh năm 1944, trong kỳ đại hội đảng vào đầu năm 2016 sắp tới, ông đã 71 tuổi, lứa tuổi bị buộc phải về hưu. Như vậy, ông chỉ còn tại vị được chưa tới một năm nữa thôi. Đó là một thời khoảng ngắn ngủi không thích hợp cho bất cứ một cam kết hoặc một chính sách nào lâu dài. Mỹ chắc chắn biết rõ điều đó: Trong tiếng Anh, người ta hay gọi những lãnh tụ sắp hết nhiệm kỳ như vậy là “vịt què” (lame duck).

Không có một hiệp ước hay một cam kết dài hạn nào, chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, theo tôi, chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Hoàn toàn có tính chất tượng trưng.

Tượng trưng, về phía Việt Nam, nằm ở chỗ: họ muốn khẳng định thiện chí và nhiệt tình thắt chặt bang giao với Mỹ để cân bằng cán cân quyền lực với Trung Quốc. Điều ai cũng biết là lâu nay Trung Quốc tìm mọi cách để lấn hiếp Việt Nam. Với con đường lưỡi bò của Trung Quốc, nếu thành hiện thực, nước bị thiệt thòi lớn nhất là Việt Nam. Với việc bồi đắp các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Trung Quốc, khi hoàn tất, nước bị đe doạ nhiều nhất cũng là Việt Nam. Với cả hai, Việt Nam đều bị bất lực. Nhỏ và yếu, Việt Nam không có cách gì để phòng vệ một cách hiệu quả cả. Dù muốn hay không, Việt Nam cũng phải tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài. Trong mấy năm vừa rồi, Việt Nam chạy đôn chạy đáo để tìm kiếm đồng minh. Nhưng đồng minh duy nhất có thể giúp được Việt Nam chính là Mỹ. Không thể có ai khác. Qua chuyến đi Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ muốn gửi một thông điệp: cả đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam đều cần Mỹ và đều đặt hy vọng vào quan hệ đồng minh ấy.

Về phía Mỹ, việc tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng cũng có tính chất tượng trưng: Họ muốn gửi một thông điệp là họ muốn và sẵn sàng liên kết với Việt Nam để bảo vệ an ninh trên Biển Đông. Họ không chấp nhận những hành vi xâm chiếm cũng như những thái độ gây hấn của Trung Quốc. Với họ, Biển Đông là một con đường hàng hải tối quan trọng không thể để mặc cho Trung Quốc tự tung tự tác. Nhưng nói đến Biển Đông là nói đến Việt Nam, nước có chủ quyền trên nhiều hòn đảo ở Trường Sa nhất và cũng là nước có lãnh hải chung với con đường lưỡi bò của Trung Quốc nhiều nhất. Có thể nói tất cả các nỗ lực bảo vệ nguyên trạng trên Biển Đông của Mỹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu Mỹ không lôi cuốn được sự tham dự của Việt Nam, quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng nhất trên Biển Đông.

Tuy nhiên, việc đón tiếp Nguyễn Phú Trọng với những “nghi thức cao nhất” dành cho các nguyên thủ quốc gia của Mỹ lại mang một ý nghĩa khác nữa: Mỹ thừa nhận tư cách nguyên thủ của ông Trọng, và qua đó, thừa nhận vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản tại Việt Nam. Thật ra, điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Lâu nay, Mỹ vẫn chủ trương, một mặt, đòi hỏi các quốc gia phải tôn trọng nhân quyền, nhưng mặt khác, vẫn tôn trọng các cơ cấu quyền lực ở các quốc gia khác. Riêng với Việt Nam, Mỹ vẫn thường xuyên lên án các hành động trấn áp dân chúng của cộng sản nhưng chưa bao giờ kêu gọi lật đổ chính quyền cộng sản để xây dựng một chế độ khác. Với họ, việc thay đổi chế độ là công việc trong nội bộ nước ấy.

Không đáng ngạc nhiên, nhưng hai sự thừa nhận nêu trên cũng là một món quà lớn đối với đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam: Nó làm tăng thêm tính chính đáng của đảng cầm quyền.

Dĩ nhiên, trong quan hệ quốc tế, không có món quà nào là trọn vẹn. Chắc chắn chính phủ Mỹ sẽ đặt ra một số điều kiện cụ thể cho hành động “ban phước lành” của họ. Những điều kiện ấy chắc chắn thuộc hai loại: Một, Việt Nam phải có lập trường rõ ràng và dứt khoát trong việc bảo vệ Trường Sa cũng như Biển Đông trước các hành động xâm lấn của Trung Quốc; và hai, Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và chấp nhận dần dần con đường dân chủ hoá.

Chưa biết Việt Nam sẽ đáp ứng thế nào trước hai loại điều kiện ấy. Chờ xem.
.
___
.
Source "VSA Vietnamese Student Association" and Google Search:
27 năm sự kiện Trung Quốc tấn chiếm Gạc Ma"  http://bit.ly/1Ag9kzv
Bauxite mining in Vietnam - http://boxitvn.net/index_.html
China–Vietnam relations - http://thediplomat.com/tag/china-vietnam-relations Cù Huy Hà Vũ - http://www.ned.org/fellowships/current-past-fellows/dr-cu-huy-ha-vu-1
Đặng Chí Bình - THÉP ĐEN https://thepden.wordpress.com/
Đặng Chí Hùng - Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 1 -19) http://dangchihung.blogspot.com/2012/10/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-1-2-3_23.html
Đặng Chí Hùng - Những sự thật cần phải biết (1 - 20) http://dangchihung.blogspot.com/2012/10/nhung-su-that-can-phai-biet-1-su-that_22.html
Lê Anh Hùng - http://www.leanhhung.com/
Nguyễn Vũ Sơn - Nah's letter to the communists and the Vietnamese people - Thư gửi Đảng Cộng Sản và tất cả người Việt (từ Nah rapper) http://www.triethocduongpho.com/2015/01/13/thu-gui-dang-cong-san-va-tat-ca-nguoi-viet-tu-nah-rapper/
Rapper Nah Nguyen’s “Địt Mẹ Cộng Sản” (DMCS) or “Fuck Communism,” Part 1, 2, 3 http://diacritics.org/2015/rapper-nah-nguyens-dit-cong-san-dmcs-fuck-communism-part-1
http://diacritics.org/2015/rapper-nah-nguyens-dit-cong-san-dmcs-fuck-communism-part-2
http://diacritics.org/2015/rapper-nah-nguyens-dit-cong-san-dmcs-fuck-communism-part-3  Nine-Dashed Line - http://thediplomat.com/tag/nine-dashed-line/
Secret Summit in Chengdu  (HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ) - http://en.wikipedia.org/wiki/China%E2%80%93Vietnam_relations
Senator Thanh Hai Ngo  http://senatorngo.ca/bill-s-219eng/
South China Sea - http://thediplomat.com/tag/south-china-sea/

YouTube is one of the largest platforms for sharing videos and music worldwide, offering a vast catalog of content ranging from music videos to live recordings of famous artists. This is where the need to download music from YouTube in formats like MP3 or MP4 comes in. In this article, we will explore how you can do this quickly, easily, and for free using online tools.

Why Download Music from YouTube?

There are several reasons why someone might want to download music from YouTube:

  1. Offline access: Downloading music from YouTube allows you to listen to your favorite tracks even when you are not connected to the internet, which is useful when traveling or in areas with limited connectivity.
  2. Customized quality: You can choose the audio or video quality when downloading, ensuring the best possible experience based on your preferences.
  3. Create personalized playlists: Downloading music from YouTube allows you to create your own music playlists by combining multiple tracks into a single file or separating them as desired.
  4. Easier sharing: With downloaded music and videos, you can share your favorite content with friends and family without relying on a stable internet connection.

Online Tool for Downloading Music from YouTube

Discover a convenient and free way to download music and videos from YouTube in high quality. Explore options to convert YouTube videos into MP3 audio files directly on your device. With our online tool, you can extract audio from YouTube videos quickly and easily, ensuring an exceptional listening experience. Try it now and enjoy your favorite music wherever you are.

How to Download Music from YouTube Using an Online Tool

Here are the general steps to download music from YouTube using an online tool:

  1. Find the video on YouTube: Go to YouTube and find the video or music you want to download.
  2. Copy the video URL: Right-click on the video URL in the browser address bar and select "Copy" (or press "Ctrl+C" on the keyboard).
  3. Access our online tool: Open the website of your chosen online tool in another tab or browser window.
  4. Paste the URL: Paste the video URL into the search box of the online tool, usually labeled "Paste the URL here".
  5. Choose the output format: Select the desired output format (MP3, MP4, etc.) and, if necessary, adjust other settings such as quality.
  6. Start the conversion: Click the "Convert" or "Download" button to start the conversion process.
  7. Download the file: After conversion, the online tool will provide a link to download the file. Click on it to start the download.

Remember to respect copyright when downloading and using content from YouTube. It is important to use these tools for personal or non-commercial purposes and not to illegally share or distribute copyrighted content.

Conclusion

Downloading music from YouTube in MP3 or MP4 formats is a convenient way to access your favorite content offline and customize your music experience. With the help of free online tools, this process becomes simple and accessible to anyone. Always remember to respect copyright and use these tools ethically and legally.

Download and convert YouTube videos to MP3 with our fast and easy audio converter. Our service is free and no account is needed.

Privacy Policy - Terms of use - FAQ - Contact

TIKTOK Downloader

© 2017/ 2025 Tube MP3 - All rights reserved.